Bạn đang xem bài viết Chó Bị Nôn Mửa, Bỏ Ăn được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó bị nôn ra thức ăn, bỏ ăn có rất nhiều nguyên nhân có thể do thức ăn không hợp, môi trường không vệ sinh hoặc cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh gây ra cái chết hàng loạt.Việc phát hiện và chẩn đoán, sơ cứu kịp thời có thể cứu sống cún cưng của bạn khỏi những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy khi phát hiện ra những dấu hiệu này trên cún nhà, bạn cần xử lý nhanh chóng để có thể xử lý nhanh chóng.
Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng chó bị nôn bỏ ăn
Phản ứng sau khi tẩy giun
Phản ứng phụ của việc tẩy giun cho chó con theo lịch có thể là nguyên nhân dẫn tới việc chó nôn hoặc bỏ ăn. Thường thì đây là triệu chứng bình thường, chỉ cần để cún nghỉ ngơi và bù nước đầy đủ cho chúng.
Tuy nhiên nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục xảy ra trong 24h tiếp theo. Hãy mang cún ngay tới các bác sĩ thú y để được thăm khám.
Bạn có thể đem cún đi tẩy giun tại các phòng khám, hoặc mua thuốc để thực hiện tại nhà. Quá trình tẩy giun tại nhà cần được sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Bạn có thể tham khảo chi tiết về cách tẩy giun cho cún cưng tại nhà qua bài viết:
Nhiễm khuẩn, viêm đường ruột
Đây là chứng bệnh cún của bạn nhất định phải gặp ít nhất một lần trong đời. Với thói quen đánh hơi, tò mò với những thứ kỳ lạ trên đường. Chó liếm phải các thức ăn lạ. Đặc biệt là chó con – hệ tiêu hóa và sức đề kháng còn yếu.
Bạn cũng không cần phải quá lo lắng cho cún khi chó bị viêm ruột. Bạn chỉ cần tuân thủ nguyên tắc, dừng mọi thức ăn cho cún và bù nước lại cho chúng. Việc nôn quá nhiều khiến chó ủ rũ, mệt mỏi.
Thay đổi chế độ, khẩu phần ăn
Đây cũng được xem là vấn đề khá nhiều người khi nuôi chó gặp phải đặc biệt là các bạn khi đón cún về nhà mới. Việc thay đổi khẩu phần ăn từ nhà cũ sang nhà mới sẽ khiến cún chưa kịp thích nghi. Chúng sẽ có các dấu hiệu như chán ăn, bỏ ăn.
Vì vậy khi đón cún về nên thay đổi khẩu phần ăn từ từ, bằng cách trộn thức ăn quen thuộc với thức ăn cũ và thay đổi hoàn toàn thức ăn mới sau 1 – 2 tuần. Điều này sẽ khiến cún kịp thích nghi. Ngoài ra, mình cũng hạn chế cho cún ăn thức ăn sống, chủ yếu là hạt và ăn chín, thức ăn qua chế biến.
Nuốt phải dị vật
Trường hợp này cũng xảy ra khá nhiều, đặc biệt là khi bạn cho chó ăn xương quá lớn, một chút lơ đãng khiến dị vật mắc kẹt ở cổ. Chó khạc nhưng không được, chúng sẽ nôn khan, với trường hợp xương chắn ngang cổ họng, bạn đưa cún tới ngay phòng khám thú y nha.
Bạn muốn hiểu thêm về cách sơ cứu chó bị hóc xương hay mắc dị vật ở cổ có thể tham khảo bài viết.
Say xe, sốc nhiệt
Trường hợp tiếp theo có thể xảy ra là say xe và sốc nhiệt. Trường hợp say xe do chó chưa quen với việc ngồi trên xe lâu, chỉ cần để cún nghỉ ngơi.
Sốc nhiệt xảy ra và mùa nắng nóng, đối tượng chủ yếu là những chú chó hoạt động nhiều trong thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ môi trường tăng cao đột ngột. Một trong nhiều biểu hiện là chó bị ói, mửa…
Cách giải quyết
Đưa chúng vào bóng râm ngay lập tức, xịt phun sương hoặc cho chúng tự uống nước mát, tuyệt đối không dùng nước đá lạnh.
Những biểu hiện chó bị sốc nhiệt và cách sơ cứu đều được mình chia sẻ trong bài viết: Biểu hiện chó bị sốc nhiệt và cách sơ cứu ngay tại nhà.
Các nguyên nhân cực kỳ nguy hiểm khác
Viêm tụy, viêm mật.
Hậu quả sau phẫu thuật, ảnh hưởng của thuốc trong quá trình điều trị.
Do mắc phải các loại virus nguy hiểm đặc biệt là bệnh Care và Parvo ở chó. Đây là 2 nguyên nhân chính cực kỳ nguy hiểm với biểu hiện ban đầu là nôn ói, ủ rũ, bỏ ăn.
Một số chẩn đoán khi chó bị nôn bỏ ăn
Khi chó bị nôn ra thức ăn chưa tiêu, có thể chó đã bị ngộ độc hoặc do khẩu phần ăn quá nhiều gây ra khó tiêu.
Khi có máu tươi có thể là hiện tượng xuất huyết dạ dày.
Nôn kèm mật có thể chó đã bị viêm tụy hoặc viêm ruột.
Đây chỉ là chẩn đoán ban đầu, việc kết luận bệnh chính xác còn phải phụ thuộc vào các kết quả xét nghiệm trong quá trình thăm khám.
Cách xử lý trong trường hợp chó bị nôn ra thức ăn
Khi phát hiện chó bị nôn ra thức ăn bạn cần loại bỏ triệt để các loại thức ăn mà cún đã từng ăn trước đây. Những loại thức ăn này có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nôn mửa kéo dài.
Trường hợp cún nhà bạn dừng nôn thì không cần phải chuyển tới thú y. Tuy nhiên nếu cún có những dấu hiệu xấu đi thì bạn cần đưa cún tới ngay các bác sỹ để làm những xét nghiệm để xác định bệnh từ đó đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không cho chó ăn thêm bất cứ thức ăn nào trong thời gian này bởi cho ăn sẽ khiến tình trạng của cún ngày càng nghiêm trọng.
Những cơn nôn mửa thông thường, không kéo dài
Cho chó uống nước pha đường cát.
Khi thấy cún ổn định trở lại mới cho ăn nhẹ để đánh giá tình trạng nôn mửa. Sau đó có thể trở lại ăn bình thường vào ngày tiếp theo.
Ngoài những biện pháp sơ cứu đơn giản tại nhà. Chủ chó cũng có thể sử dụng các loại thuốc uống đặc trị như kháng sinh đường ruột, chống viêm theo sự chỉ định của bác sỹ
Biện pháp phòng ngừa chó bị nôn, bỏ ăn
Hạn chế và tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn một cách đột ngột cho cún.
Không để chó cắn hoặc ăn, nuốt những đồ chơi, dị vật gây nguy hiểm cho dạ dày và hệ tiêu hóa của chó, nhiều chủ cún cho rằng việc gặm xương sẽ tốt cho chúng tuy nhiên đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm.
Sử dụng dọ mõm và những đồ dùng ngăn cản việc cún ăn phải các thức ăn lạ ngoài đường.
Bình tĩnh và xử lý các tình huống nhanh chóng, kịp thời, đưa ngay tới bác sỹ trong các trường hợp nguy hiểm.
Tiêm phòng vacxin 7 bệnh cho chó để tạo ra sức đề kháng tốt hơn cho chúng.
Tất cả các hành động xử lý tình trạng nôn ói của chó tại nhà cần được đeo găng tay và sát trùng thật cẩn thận để tránh lây truyền các bệnh dịch truyền nhiễm như Care và Parvo – 2 căn bệnh khó điều trị và làm chó tử vong nhanh chóng.
Chó Bị Nôn Mửa: Hướng Dẫn Cách Xử Lý
Chó bị nôn mửa là hiện tượng các chất bị đẩy ra khỏi miệng một cách không mong muốn, dưới lực tác động và co bóp của các cơ dạ dày.
Chó bị nôn mửa chỉ đơn giản bởi vì có thể nó đã ăn phải một loại thức ăn không phù hợp, ăn quá nhiều hoặc quá nhanh trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nguyên nhân có thể phức tạp hơn – do chúng bị nhiễm độc hay gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nào đó.
Đa phần nếu ta hiểu và nắm rõ được tình hình cũng như kịp thời xử lý thì thì sẽ không sao nhưng ngược lại có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí là rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng
Trước khi chó bị nôn, nôn hoặc khi cảm thấy buồn nôn, chó thường chảy nước dãi, tự liếm môi và nuốt nước bọt liên tục. Đôi lúc chúng thậm chí còn ăn cỏ – để giải tỏa cảm giác khó chịu ngứa ngáy trong dạ dày, hay tự làm xao lãng cơn buồn nôn.
Cần phân biệt rõ nôn mửa với trào ngược – hiện tượng thức ăn quay ngược trở lại khỏi miệng khi chưa được tiêu hóa. Trào ngược xảy ra tự nhiên, không có sự tác động của các cơ dạ dày. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra trào ngược, hơn nữa nó lại khác hẳn với nôn mửa, vì thế không thể coi chúng là một.
Như vậy, để cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho việc chẩn đoán của bác sỹ thú y được chính xác hơn, bạn cần phải quan sát đầy đủ và cẩn thận tất cả các triệu chứng:
Tần suất nôn: Nếu con chó bị nôn một lần và vẫn ăn uống điều độ, đi tiểu bình thường thì đó có thể chỉ là một trường hợp riêng lẻ do 1 nguyên nhân cấp tính nào đó.
Có bị tiêu chảy không?
Chó có mất nước nhiều không?
Chó có lâm vào trạng thái hôn mê không?
Có nôn ra máu không?
Có giảm cân không?
Cún có thay đổi khẩu vị không?
Lượng nước uống vào và nước tiểu thải ra tăng hay giảm?
Xử lí khẩn cấp
Đối với những cơn nôn mửa nghiêm trọng, không dứt:
Loại bỏ tất cả thức ăn mà cún đã ăn gần nhất. Nếu cún cưng vẫn duy trì trạng thái tỉnh táo và chỉ nôn một lần duy nhất, không nhất thiết phải gọi bác sĩ thú y. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng sau xuất hiện, bạn cần đưa chúng đến phòng khám ngay lập tức:
Trong thành phần nôn có máu.
Cún bị sốc, mất nước, trướng bụng, sốt, tiêu chảy hay có biểu hiện mệt mỏi, chán nản.
Phần nướu răng của cún chuyển màu xanh xám hoặc vàng.
Bạn nghi ngờ cún bị ngộ độc thức ăn hay nuốt phải chất độc hại.
Chú cún của bạn là cún con, hoặc chưa từng được tiêm chủng đầy đủ.
Đối với những cơn nôn mửa gián đoạn, hoặc trong trường hợp cún không bị sốc hay mất nước:
Không cho cún ăn trong vòng 12 tiếng sau khi nôn. Cho chúng những viên nước đá để liếm, hoặc cho uống một ít nước, nửa tiếng một lần.
Sau khoảng 12 – 24 tiếng tính từ lần nôn đầu tiên, bắt đầu cho chúng ăn lại với thức ăn nhẹ. Tốt nhất là bạn nên trộn cơm với thịt ức gà, cho chúng ăn thử một vài muỗng xem chúng có tiếp tục nôn mửa không. Nếu không, cho chúng ăn một ít thức ăn nhẹ, 1 – 2 tiếng một lần.
Khi cơn nôn mửa hoàn toàn chấm dứt, bạn có thể cho cún quay lại chế độ ăn thông thường vào ngày tiếp theo.
Điều Trị Chó Bị Nôn Mửa Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
Việc chẩn đoán xác định nguyên nhân tại sao con chó của bạn bị nôn là công tác thực sự cần thiết từ đó các bác sĩ thú y có thể tìm ra phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất cho nguyên nhân vấn đề con chó của bạn đang gặp phải.
Chẩn đoán chó bị nôn mửa
Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra chất nôn của con chó nhà bạn như thế nào và đưa ra chẩn đoán lâm sàng:
Nếu trong chất nôn có nhiều chất nhầy, nguyên nhân gây nôn có thể do viêm ruột,.
Chất nôn có chứa thức ăn không tiêu hóa có thể là do ngộ độc thực phẩm không cần quá lo lắng trong trường hợp này vì con chó của bạn đơn giản là ăn quá nhiều thức ăn kích thích dạ dày gây nên nôn
Nếu phát hiện có máu đỏ tươi trong bãi nôn con chó của bạn có thể bị loét dạ dày. Tuy nhiên, nếu máu có màu nâu và trông giống như màu cà phê thì ruột có thể có vấn đề.
Bác sĩ thú y thường nhìn vào miệng thú cưng của bạn để kiểm tra xem thú cưng có ăn phải những vật lạ không.Việc đó giúp loại trừ một số nguyên nhân con vật ăn phải dị vật hoặc chất độc không mong muốn.
Điều trị chó bị nôn mửa
Việc điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân gây ra nôn một số phương pháp điều trị được đưa ra bao gồm:
Thay đổi chế độ ăn uống
Sử dụng thuốc để kiểm soát nôn mửa (ví dụ, cimetidin, chống nôn,…)
Kháng sinh, trong trường hợp loét dạ dày ruột do vi khuẩn
Corticosteroid điều trị bệnh viêm ruột
Phẫu thuật, trong trường hợp nôn do khối u gây ra
Thuốc đặc trị điều trị nôn mửa do hóa trị
Luôn làm theo kế hoạch điều trị được đề nghị từ bác sĩ thú y của bạn. Không thử hoặc cố gắng cho con chó thuốc men hoặc thức ăn khác ngoài chỉ định. Chú ý quan sát chăm sóc vật nuôi và nếu tình trạng của nó không được cải thiện, hãy gọi cho bác sĩ thú y để được tư vấn và thay đổi phác đồ điều trị.
Chó Bị Nôn, Mệt Mỏi, Bỏ Ăn, Sức Khoẻ Kém Phải Làm Sao?
Khi chó bị nôn là lúc chúng đang mắc bệnh và đây là một trong những biểu hiện của bệnh. Có rất nhiều loại bệnh đều có biểu hiện này làm cho cún khó chịu, bỏ ăn dẫn đến sức khoẻ suy yếu.
Nôn là hiện tượng đẩy chất, dịch (do sự tác động, co bóp của dạ dày) lên miệng.Nguyên nhân gây nôn:
Chó bị nôn mửa rất nhiều nguyên nhân:
Ăn phải thức ăn không phù hợp với cơ thể, ăn nhiều và nhanh trong thời gian ngắn.
Chó bị nhiễm độc, ngộ độc.
Do nhiễm bệnh khác.
Petcare24h sẽ nêu ra những bệnh có triệu chứng nôn và một số triệu chứng khác để bạn dễ phân biệt bệnh:
Rắn cắn: ngoài nôn ra chó còn bị suy nhước cơ thể, cơ thể mềm, liệt không đi lại được, đồng tử giãn, khó thở, thở gấp….
Nhạy cảm với thuốc: sau khi chích hoặc uống thuốc thì bị nôn.Ăn phải chất độc, trúng độc: bị nôn, suy nhược nặng và một số biểu hiện khác tuỳ theo chất độc trúng phải.
Bệnh do vận chuyển: Khi bạn đem chó đi xa chúng hay bị nôn, cảm nắng, sốc nhiệt do không thích nghi kịp với nhiệt độ, khí hậy thay đổi.
Viêm tử cung và một số bệnh đường sinh dục: nôn, suy nhược, âm hộ chảy dịch, sốt,…Viêm – suy thận: Nôn từng cơn, mệt lả, uống nước liên tục, co giật, ỉa chảy, đau vùng thắt lưng, răng màu vàng nâu,…Trúng chì độc: nôn, mắt mũi chảy ra chất dịch, liệt, run, sủa nhiều, miệng sùi bọt, động kinh, đau bụng, mù,…
Viêm gan: sốt cao, nôn tháo, viêm kết mạc, bụng và vùng gan đau, cổ trướng xuất huyết,…
Bệnh do xoắn khuẩn: thân nhiệt tăng giảm bất thường, mắt trũng, hơi thở hôi, miệng, lưỡi tróc, lợi loét, chảy nước bọt liên tục…Ăn phải chất kích thích, cỏ: chó thường có thói quen ăn cỏ nên dẫn đến bị nôn hoặc ăn phải chất gây nôn.Thiếu vitamin B1: nếu cún mắc bệnh này nên sửa đổi lại thói quen cho chó ăn uống của bạn, bổ sung thêm chất dinh dưỡng và vitamin B1 cho chó.
Nhiễm khuẩn: sốt cao, ho, ỉa chảy, mắt đỏ, bỏ ăn, co giật,…
Nấm phổi và các bệnh về phổi: ho, nôn nhiều, hốc hác, ỉa chảy, cổ trướng, khó thở,
Đó là một số bệnh gây nôn, vẫn còn rất nhiều trường hợp và bệnh khác làm cho cún bị nôn. Nên nhớ khi cún bị nôn thì theo dõi ngay các biểu hiện khác để phát hiện bệnh và nguyên nhân gây nôn để kịp thời chữa trị hoặc đem cún ra cơ sở thú y gần nhất để khám bệnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Bị Nôn Mửa, Bỏ Ăn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!