Xu Hướng 9/2023 # Chó Bị Nổi Mẩn Đỏ Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào? # Top 16 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chó Bị Nổi Mẩn Đỏ Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào? # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Bị Nổi Mẩn Đỏ Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó bị nổi mẩn đỏ là một tình trạng phổ biến về mặt da liễu ở những loài cún. Nổi mẩn đỏ thực ra không phải là một loại bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên, nếu chúng ta cứ để mọi chuyện tiếp diễn thì hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng đến sức khỏe chó cũng như con người chúng ta.

Vì vậy, để bảo vệ cho “nét đẹp khả ái và ngây ngất lòng người” của các bạn chó, là một chủ nuôi, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nguồn gốc căn bệnh và cách chữa trị cho những chú chó bị nổi mẩn đỏ. Một tương lai tươi sáng đang chờ đợi chúng ta.

Chó bị nổi mẩn đỏ nên sử dụng thức ăn gì? Có rất nhiều lý do khiến cún cưng bị nổi mẫn đỏ. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính nằm ở việc da của bé có sức đề kháng yếu, khiến các virus dễ xâm nhập và gây bệnh trên da và lông. Ngoài việc điều trị từ bên ngoài, bạn cũng có thể hỗ trợ bé bằng các loại thức ăn giúp khỏe da từ bên trong. Trải qua nhiều nghiên cứu, Dermacomfort của được kiểm chứng là phù hợp với các bé cún có làn da yếu, dễ dị ứng, dễ mẫn cảm. Thức ăn sẽ giúp cho da của bé khỏe mạnh hơn, đi kèm với đó là tăng sức đề kháng cho da và giúp cơ thể bé tự chống lại các loại khuẩn gây viêm da hay mẩn đỏ.

Nguyên nhân chung khiến chó bị nổi mẩn đỏ trên cơ thể

Thông thường chúng ta vẫn hay nghĩ da là một bộ phận rất khỏe khoắn, như một hàng rào vững chãi có thể bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường.

Nhưng không, sự thật hoàn toàn ngược lại, da của chúng ta và nhất là da ở các bạn thú cưng, đặc biệt rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như các nội tiết tố bên trong. Sự nhạy cảm được thể hiện khi chúng ta thấy chó bị nổi mẩn đỏ ngay bụng, ở tai hay trên da, và chúng thường do những tác nhân gây bệnh sau đây:

Ngoài việc làm chó bị nổi mẩn đỏ, chúng còn có thể dẫn đến việc nhiễm trùng da, nấm men hay nấm nếu chịu sự kích ứng từ nước bọt của các loài ve ký sinh quá mạnh. Các loại ký sinh này thường là nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng chó bị nổi mẩn đỏ ngay bụng.

Trong trường hợp chó bị nổi mẩn đỏ ngay bụng, bạn cần nhanh chóng mang bé đến các trung tâm thú y để được hỗ trợ chữa trị kịp thời; tránh tình trạng chó bị nổi mẩn đỏ ngay bụng nặng hơn và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Hơn thế nữa, đa số chúng ta đều biết đến chứng bệnh xà mâu ở chó, một loại bệnh viêm da nguy hiểm có thể gây tử vong. Đây là một tình trạng viêm da dị ứng do một loại vi khuẩn tên là Demodex Canis gây nên.

Demodex là một loại côn trùng sống trên nang lông và tuyến bã nhờn trên da của chó. Khi loài côn trùng này sinh sôi và phát triển, chúng có thể khiến hệ miễn dịch của chó suy giảm đáng kể.

Viêm da Demodex gây rụng lông nhiều vùng trên cơ thể, nhưng vùng lông rụng đầu tiên và biểu hiện rõ nhất là thường ở phần mắt.

Khi lông xung quanh vùng mắt bắt đầu rụng và lớn dần, những vết đỏ tấy lên do da dần bị yếu đi trông có vẻ như là chó bị nổi mẩn đỏ ở mắt thì đó chính là lúc báo hiệu cho ta biết da các bạn ấy đang trong tình trạng nguy cấp, cần được khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài viêm da Demodex, chó bị nổi mẩn đỏ cũng thường là do bị rận ghẻ Sarcoptes cắn. Đối với loại côn trùng này, da và lông của cún cưng nhà bạn chính là một môi trường sống lý tưởng để chúng có thể sinh trưởng, có một gia đình hạnh phúc rồi sinh con đẻ cái ở đấy. Rận ghẻ đi qua, độc tố để lại.

Trên làn da chó sẽ xuất hiện những vết cắn gây đau đớn cùng những nốt mẩn đỏ phản ứng của sự nhiễm trùng. Những mảng da khi bị trầy xước hay chảy máu khi khô lại sẽ đóng thành vảy, gây mất thẩm mỹ cho chó của bạn.

Không những thế, khi đến mùa sinh nở, rận cái sẽ đào hang trên da của cún và đẻ trứng vào đó. Việc này sẽ làm da tổn thương mạnh mẽ, ngoài mẩn đỏ còn có thể gây sưng mủ trên da.

Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó bị nổi mẩn đỏ .

Khi chúng vui đùa trên mặt đất, da chúng có thể vô tình đã tiếp xúc với một số chế phẩm hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa hay các loài cây có chứa độc tố như cây thường xuân. Chính những hoạt chất độc hại ấy gây kích ứng trên da chó gây ngứa và đôi khi còn là nhiễm trùng.

Dị ứng thực phẩm cũng là một trong các nguyên nhân khiến da của chúng phát ban đỏ. Các nguồn thực phẩm gây dị ứng cho chó thường là các nguồn đạm thịt: bò, gà, sữa hay lúa mì với sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch về các phân tử đạm ấy với những mối đe dọa tiềm tàng có hại cho cơ thể.

Tuy nhiên, dị ứng thực phẩm ở thú cưng không thể hiện ngay sau khi ăn mà có một số loại cần thời gian mới biểu hiện. Vì vậy, khi chó phát ban đỏ, chủ nuôi nên để ý hơn một chút đến chế độ dinh dưỡng thường ngày của vật nuôi.

Ví dụ, Golden Retrievers dễ bị mắc bệnh ichthyosis bẩm sinh tác động đến sự hình thành những vết rạn nứt da ở bụng.

Những giống chó Bắc Cực như Samoyed rất dễ bị mắc bệnh da liễu vì cơ thể của chúng rất nhạy cảm với kẽm. Còn, Cocker Spaniels thì có xu hướng tuyến bã nhờn trên da chúng thường gặp vấn đề, dễ tạo ra gàu trên lông và da gây ngứa.

Suy giáp trạng hay còn gọi là hypothyroidism là một tình trạng lâm sàng do việc sản xuất không đủ hormon tuyến giáp ở chó.

Những con chó mắc bệnh suy giáp thường sẽ bị tăng cân, ít hoạt động, lông xỉn màu đi và đặc biệt là da ở các vùng dần mỏng đi, lông thưa hơn, đặc biệt là ở vùng bụng, lông gần như trụi hoàn toàn. Bệnh này dễ làm cho chó bị nhiễm trùng da tái phát và nhiễm trùng tai mãn tính do làm rối loạn các cơ quan khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là da liễu.

Hội chứng Cushing biểu hiện rõ qua sự thay đổi trong hành động thường ngày của chó. Suốt cả ngày, chó thường sẽ uống rất nhiều nước và luôn luôn thèm ăn. Lông bắt đầu mỏng hơn, ít lông con hơn và lông bụng sẽ trụi dần đi.

Bạn nên chú ý chó của mình khi bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành (4-10 tuổi) về chất lượng lông, độ dày mỏng của lông, thói quen uống nước và đi tiểu cũng như là các biểu hiện thay đổi của da: da ẩm hay khô, chó bị nổi mẩn đỏ hay không để có thể phát hiện bệnh kịp thời.

Tai bình thường ở chó có khả năng kháng các loại sinh vật này gây hại, tuy nhiên khi môi trường tai thay đổi, ẩm ướt hơn cùng nội tiết tố thay đổi tạo thành một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và men độc Malassezia pachydermatis hoạt động gây nhiễm trùng ở tai.

Chó bị nổi mẩn đỏ ở tai nhiều nhất là những giống chó có tai rũ như Cocker Spaniels do tai không thông thoáng, độ ẩm trong tai có thể tăng cao, gây bệnh. Đối với các sinh vật ký sinh, thì ve tai Otodectes cynotis cũng là một loại chuyên biệt hoạt động ở tai, gây ngứa rất nhiều cho chó khi chúng quá nhạy cảm với loại ve này.

Chó bị nổi mẩn đỏ ở tai sẽ gây khó chịu cho bé trong thời gian dài; nhiều trường hợp khiến bé gãi gây chảy máu bên trong tai. Vì thế, bạn nên dẫn bé đi kiểm tra tai định kỳ 6 tháng/lần tại những cơ sở y tế uy tín.

Tình trạng viêm bờ mi ở cún cưng thường xảy ra ở hai mi ngoài của chúng. Bên cạnh lớp ngoài cùng từ da và nang lông, thì lớp thứ hai được cấu tạo bởi các mô liên kết mang tên tuyến meibomius có tác dụng bôi trơn đôi mắt của chó. Khi bị viêm mi, các tuyến này sẽ sưng tấy lên và gây đau nhức cho thú cưng.

Theo phản xạ tự nhiên, chó thường sẽ dùng chân và vuốt để gãi ngứa; tuy nhiên điều này có thể làm rách da gây nhiễm trùng cũng như là có thể tổn thương đến lớp giác mạc bên trong rất nguy hiểm.

Hình dạng khuôn mặt của một chú chó thường có thể ảnh hưởng đến mi mắt. Theo một nghiên cứu cho thấy, các chú chó có khuôn mặt phẳng và ngắn hay những loại có nhiều nếp nhăn như Bulldogs thường dễ bị viêm mi mắt hơn những loài chó khác.

Các giống chó có thể mắc bệnh viêm bờ mi bẩm sinh thường là các giống chó ngoại nhập như Golden Retrievers, Labrador Retrievers, Pugs, chó Bắc Kinh, Bulldogs, Collies,… Thêm vào đó, bệnh viêm mi mắt bẩm sinh còn do cấu tạo mắt của chó từ khi mới sinh ra, các cạnh mi mắt quặm vào trong, lông mi mọc ngược vào nhãn cầu gây khó chịu cho cún cưng.

Ngoài ra, viêm bờ mi mắt còn có thể bị gây ra bởi vi khuẩn hoặc bị côn trùng cắn gây ra những tụ vi khuẩn ở mô mềm như ở mi mắt gọi là áp xe gây nhiễm trùng mắt. Không những thế, những khối u ở mắt thường hình thành do sự tắc nghẽn và sưng lên ở một số tuyến dầu hay tuyến bã nhờn ở mắt, tiêu biểu là tuyến meibomius.

Tuy nhiên, nếu khối u đó là một khối u ác tính, kết hợp với nhiễm khuẩn nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ở thú cưng của chúng ta.

Quan trọng hơn hết, một môi trường khói thuốc lá là một môi trường tiềm tàng và đầy tiềm năng gây ra các bệnh viêm ở cún cưng chúng ta.

Khu vực khoang miệng, có thể là nơi chó tiếp xúc với nhiều nguồn gây kích ứng nhất. Nhìn chung, đây cũng là một vùng da nhạy cảm trên cơ thể chó ngoài bụng và mắt đáng được quan tâm vì chó bị nổi mẩn đỏ ở miệng cũng thường do các tác nhân gây bệnh ngoài da như ký sinh, ve rận hay dị ứng thức ăn như đã nêu trên.

Ở chuyên mục riêng này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân khác khiến chó bị nổi mẩn đỏ ở miệng.

Thứ nhất, cho bị nổi mẩn đỏ ở miệng do các nguyên nhân về nha khoa.

Bệnh nha chu, đau răng hay áp xe đều gây ra khó chịu cho răng miệng cho chó của bạn. Chúng thường sẽ cố gắng gãi và nghiến răng gây sưng tấy đỏ khu vực quanh mõm. Và điều này đôi khi dễ gây nhầm lẫn với việc dị ứng thức ăn hay các vấn đề viêm da khác.

Bệnh nha khoa ở chó có thể nhận ra bằng sự thay đổi trong thói quen ăn uống của chúng, và hay chảy nước dãi.

Virus này lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa các loài chó với nhau khi chúng chào hỏi nhau bằng miệng hay cùng thể hiện tình đồng chí “ăn cùng ăn, uống cùng uống, chơi cùng chơi”.

Papillomas thường phát triển dưới hình dạng như một cây súp lơ hoặc một cụm san hô trên môi, lưỡi, cổ họng hoặc nướu của chó.

Nhiễm trùng u nhú ở miệng có thể gây đau sưng và hôi miệng. Tuy đây thường là u lành tính, tuy nhiên chúng vẫn có thể phát triển thành ung thư nên rất nguy hiểm cho thú cưng của bạn.

Làm thế nào để giảm ngứa cho chó bị nổi mẩn đỏ?

Khi chó gặp các vấn đề về da liễu, điều đầu tiên trước hết nên làm chính là tham khảo ý kiến và tư vấn của các bác sĩ thú y đặc biệt chuyên về bệnh da liễu để có những phương pháp, liệu pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc mới, nhưng phổ biến nhất vẫn là thuốc steroid và thuốc kháng .

Thuốc steroid Prednisone: là loại thuốc có công dụng giảm ngứa tạm thời cho những về kích ứng, dị ứng vừa và nặng, giúp chó dễ chịu hơn và tạo điều kiện cho da chó mau lành. Lưu ý, steroid rất dễ gây tác dụng phụ lên tuyến thượng thận cũng như tuyến gan của chó nếu sử dụng một thời gian dài, cho nên, chủ nuôi không nên quá lạm dụng loại thuốc này.

Thuốc kháng histamin: thường được dùng để giảm kích ứng do dị ứng như steroids; tuy nhiên các loại kháng histamin không có tác dụng giảm các chứng ngứa dữ dội ở chó. Thông thường, thuốc này thường được sử dụng để chế ngự dị ứng tiếp diễn sau khi chó được cho sử dụng thuốc steroids để chữa trị căn bản kích ứng ban đầu.

Thuốc kháng sinh: Giúp điều trị tạm thời đối những vết nhiễm trùng thứ cấp phát sinh trên da bị tổn thương do chó gãi quá mạnh vào khu vực bị ngứa. Thuốc kháng sinh thường được kê toa kèm theo hai loại thuốc chống ngứa phía trên.

Bên cạnh đó, các bác sĩ còn có thể kê thêm thuốc, tiêm phòng hay các sữa tắm diệt bọ đi kèm theo toa thuốc để có thể giúp diệt lũ ký sinh ấy nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, khi bạn sử dụng dầu tắm cho chó cần phải lưu ý những vấn đề sau trước khi khiến tình trạng da chó trở nên tệ hơn:

Không sử dụng dầu tắm cho người trên da chó. Thay vào đó, nên chọn các loại chuyên biệt.

Không sử dụng bất kì loại dầu tắm nào để diệt ve và bọ chét nếu như chó có bất kỳ vết thương hở nào vì các loại thuốc có thể gây kích ứng thêm nếu vết hở tiếp xúc với các chất hóa học trong đó.

Chó không nên được tắm quá nhiều lần vì có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da chó đồng thời gây khô da. Các bác sĩ khuyên rằng các chú chó khỏe mạnh chỉ nên tắm mỗi tháng một lần hoặc tùy vào điều kiện cơ thể của chó mà số lần tắm được bác sĩ khuyên dùng có thể nhiều hoặc ít.

Ứng với mỗi loại ký sinh trùng, chúng ta sẽ có cách điều trị riêng biệt. Tất cả đều phải qua một khoảng thời gian xác định mẫu thử để tìm ra được loại ký sinh trùng trên da chó và thử nghiệm các loại thuốc và liệu trình chữa trị phù hợp trong vài tuần thậm chí là vài tháng.

Đối với bệnh ghẻ Demodex, quá trình điều trị có thể kéo dài từ 4-6 tháng. Với những trường hợp loạt thuốc đầu tiên không hiệu quả, khả năng thành công của loạt thuốc thứ 2 và tiếp theo giảm còn 70%.

Thay đổi chế độ ăn uống của chó

Trước khi bắt đầu, thay đổi khẩu phần ăn của chó, bạn nên tham vấn bác sĩ thú y về việc thử nghiệm loại trừ thực phẩm kiểm tra dị ứng thức ăn khiến chó bị nổi mẩn đỏ.

Các loại thực phẩm được khuyến khích nên có trong phần ăn của chúng bao gồm protein và các loại axit béo thiết yếu cho da (dầu cá, dầu hạt lanh hay dầu dừa) sẽ rất hữu ích trong trường hợp chó bị dị ứng.

Dầu nên được ăn ở dạng nguyên chất: tươi sống, có thể đóng hộp hoặc dưới dạng các viên nhộng chứa tinh chất (sử dụng liều lượng theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ).

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Bạn nên giặt giũ đệm lót ngủ cho thú nuôi thường xuyên. Kèm theo đó, bạn có thể đến tiệm thú y và trang bị thuốc xịt ve rận để xịt vào những nơi chó thường nghỉ ngơi để đảm bảo chỗ ở của chúng sạch sẽ.

Thường xuyên kiểm tra cơ thể chó định kỳ để có thể phát hiện ve rận hay ký sinh trùng gây bệnh kịp thời.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho lông của chó, tắm chó theo định kỳ.

Đối với tai chó, hãy chắc chắn rằng bạn sau mỗi lần tắm và kiểm tra tai sau mỗi lần đi dạo về. Cặn bẩn có thể rơi vào lỗ tai của chúng bất kỳ lúc nào. Hãy dùng dung dịch vệ sinh tai, có tính axit nhẹ nhỏ vào tai chó, mát xa nhẹ nhàng trong 20-30 giây để làm mềm các cặn bẩn, sau đó dùng bông ráy tai để lấy đi các chất bẩn ấy.

Chó bị nổi mẩn đỏ là một trong những bệnh da liễu thường gặp ở chó. Tuy không phải là một bệnh nguy hiểm cấp tốc đến tính mạng của chúng, biểu hiện ngay nguy cơ tử vong, nhưng những hệ lụy thứ cấp gây tổn thương da có thể dẫn đến nhiễm trùng da đe dọa đến sự sống của vật nuôi. Vì vậy, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về những trường hợp có thể xảy ra để có thể chẩn đoán bệnh và đưa các em đến bác sĩ thú y chữa trị kịp thời.

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Chó Bị Nổi Mẩn Đỏ, Rụng Lông Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

1. Nguyên nhân khiến chó bị nổi mẩn đỏ rụng lông trên cơ thể

Chó bị mẩn đỏ do các loại bọ chét cắn

Lý do phổ biến nhất khiến chó nổi mẩn đỏ trên da và rụng lông thường là do dị ứng (môi trường, không khí), bọ chét, ve chó, viêm nang lông do vi khuẩn và ký sinh trùng ở ăn da ở dưới nang lông gây lên. Một vài loài bọ chét cắn vào da chó khiến chúng bị dị ứng với nước bọt của bọ chét gây nổi mẩn đỏ trên da và rụng lông làm cho các khu vực nổi nốt đỏ bị ngứa, đau, gãi nhiều. Dị ứng gây nổi mẩn đỏ và rụng lông trên da chó còn được gọi là viêm da dị ứng do ve chó, bọ chét.

Nguyên nhân chó bị mẩn đỏ

Các loại thực phẩm gây dị ứng trên da chó thường là thịt bò, sữa, gà, ngô, lúa mì, đậu nành, men. Một chú chó bị nổi mẩn đỏ trên da và rụng lông do dị ứng thực phẩm có thể là phản ứng với chất bảo quản, thuốc nhuộm.

Các loại ký sinh trùng không chỉ khiến chó bị rụng lông và nổi mẩn đỏ trên da mà chúng còn cướp đi chất dinh dưỡng trên cơ thể chó. Chó bị nhiễm ve chó, bọ chét, cái ghẻ trên cơ thể sẽ dẫn tới thiếu máu.

2. Các triệu chứng thường gặp khi chó bị nổi mẩn đỏ trên da và rụng lông

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh nổi mẩn đỏ ở chó

Mọc mụn mủ trên da

Rụng lông

Loét da

Chảy nước trên da

Da nổi mẩn đỏ, viêm da

Ngứa

Da nổi vảy gầu có mùi hôi

Chó mệt mỏi, gầy gò

3. Cách điều trị tình trạng da chó bị nổi mẩn đỏ và rụng lông

Nếu nguyên nhân là do bọ chét, ve chó hoặc các loại ký sinh trùng nào trên da gây nên thì bạn nên áp dụng các biện pháp sử dụng thuốc bôi, thuốc xịt ngoài da để trực tiếp tiêu diệt bọ chét bên ngoài cơ thể. Ngoài ra có thể sử dụng thêm một số loại thuốc uống, tiêm, sữa tắm diệt bọ chét, ve chó đi kèm.

Nếu như chó của bạn được chuẩn đoán nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ trên da và rụng lông là do ký sinh trùng thì bạn cần làm sạch thêm khu vực ở của chó và toàn bộ nhà để loại bỏ sạch ký sinh trùng cũng như trứng của ve chó, bọ chét còn tồn tại ở trong nhà.

Điều trị bệnh mẩn đỏ ở chó

Nếu nghi ngờ chó bị dị ứng do thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày thì sẽ cần có thêm một thử nghiệm nào đó để loại bỏ đồ ăn gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của chó. Khi chó bị dị ứng trên da do thực phẩm gây nên bạn có thể sử dụng thuốc mỡ kẽm oxy để bôi lên các phần da để làm dịu vết mẩn đỏ.

Ngoài ra khi chó bị nổi mẩn đỏ trên da bạn có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm cho chó.

Khi phát hiện chó bị viêm da do bọ chét, ve chó ký sinh chúng các bạn nên mua một trong số các dòng thuốc sau:

Sử dụng các loại thuốc trị nổi mẩn đỏ, viêm da, ký sinh trùng, ve chó, bọ chét là biện pháp tốt nhất khắc phục tình trạng da nổi mẩn đỏ và rụng lông

Thuốc tiêm: pharmectin, ivermectin, demodex. (Các loại thuốc tiêm có tác dụng tiêu diệt ve chó, bọ chét, vi khuẩn trong cơ thể chó mèo)

Thuốc bôi: Mỡ kẽm oxy, mitecyn, fungikur (Tác dụng diệt vi khuẩn, làm dịu da trên cơ thể chó mèo)

Sữa tắm: Hantox, Bio, SOS (Tác dụng làm sạch, loại bỏ bớt ve chó, trứng ve, sát trùng)

Thuốc uống: Nexgard, bravecto (Trị viêm da rụng lông do vi khuẩn, bọ chét, ký sinh trùng trong cơ thể gây lên)

Chó Bị Ong Đốt Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Triệu trứng khi chó bị ong đốt

Chó thường rất năng động, tò mò và ưa thích khám phá môi trường xung quanh nên không tránh khỏi việc chúng bị ong đốt. Biểu hiện của chó bị ong đốt rất rõ nét và nếu bạn không kịp thời điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Đa phần chó thường bị ong đốt ở phần đầu, nhất là ở mõm, chân hoặc ngực. Vị trí bị ong đốt sẽ sưng to. Nếu chó bị đốt ở phần mặt, không những bị sưng mà cơ mặt của chúng sẽ bị co giật, mắt híp lại và kêu rên đau đớn. Chó sẽ có hành động dùng chân cào vào nơi bị ong đốt nên dễ dẫn tới hiện tượng trầy xước, nhiễm trùng gây nguy hiểm.

Nếu chó bị ong đốt vào phần ngực, vết thương sưng to có thể chèn vào tim phổi khiến chó bị ngạt thở. Chó sẽ có triệu trứng thở khò khè, kêu rên và dùng chân gãi ngực liên tục. Chó bị ong đốt vào chân sẽ di chuyển khó khăn hoặc không thể đi lại được. Chó bị đốt vào chân rất dễ bị nhầm lẫn với việc chó bị thương do trầy xước ở chân.

Chó bị ong đốt phải làm sao?

Quan sát bộ phận chó bị ong đốt và tìm đúng vị trí ngòi châm của ong. Dùng một vật dụng mảnh bằng nhựa đặt nghiêng và gạt ngòi ong ra khỏi da của chó. Để chắc chắn và an toàn, bạn nên nhờ người trợ giúp để giữ chó.

Khi lấy ngòi ong phải thao tác thật nhanh, dứt khoát để tránh cho nọc độc lây lan. Tuyệt đối không nặn nọc ong bằng tay vì sẽ làm chó đau và có thể tấn công lại bạn, hơn nữa việc nặn bằng tay có thể tác động khiến nọc độc phán tán nhiều hơn.

Khi đã lấy được nọc ong, bạn nên sử dụng các loại thuốc sát trùng cùng chất có tính mát phù hợp để bôi vào vết thương cho chó. Nếu bạn xác định được chó bị ong mật đốt thì không nên lo lắng vì nọc độc của chúng không quá nguy hại, có thể tự hết. Tuy nhiên, vẫn cần bôi bột nở hoặc nước vôi để hỗ trợ giúp giảm đau và giảm sưng tấy.

Lưu ý, nếu chó cưng của bạn bị ong vò vẽ đốt thì hết sức nguy hiểm vì loài ong này rất độc. Khi đó, bạn dùng dấm hoặc nước măng chua xoa đều nên vị trí ong đốt trên người chó. Kết hợp sử dụng đá lạnh chườm trong khoảng 10 phút giúp vết thương bớt sưng.

Nếu những cách điều trị trên không có hiệu quả, vùng bị đốt vẫn sưng và chó có nhiều biểu hiện khác biệt như sốt, rên rỉ, sủa liên tục thì cần liên hệ và mang chó tới bác sĩ thú y để thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng tránh để chó không bị ong đốt

Mùa xuân và mùa hè là thời gian các loài hoa khoe sắc, cây cối đâm trồi nẩy lộc. Lúc này cũng là thời điểm hoạt động mạnh nhất của ong và các loài côn trùng khác. Thời điểm này, chúng ta cần có những biện pháp can thiệp để phòng tránh giúp chó không bị ong và côn trùng đốt.

Khi dắt cho đi chơi, bạn nên chọn thời điểm sáng sớm hoặc những ngày thời tiết mát mẻ. Điều này vừa giúp chó vận động, rèn luyện cơ bắp mà lại tránh được thời điểm hoạt động mạnh của ong và côn trùng vì ong thường đi kiếm mật vào những lúc trời nóng.

Khi dắt cho đi dạo tại các công viên, tránh để chó chạy nhảy, xục mõm vào những bụi rậm, khóm hoa vì rất có thể đó là nơi đàn ong đang trú ngụ và hoạt động. Nếu thấy có ong xuất hiện phải tránh xa khu vực đó để phòng tránh bản thân và chó không bị ong tấn công.

Nước hoa cho chó được khá nhiều bạn trẻ sử dụng để tạo hương thơm cho thú cưng của mình. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện kích thích đàn ong tìm tới và tấn công chó cưng của bạn. Vì vậy, khi dắt cho ra ngoài không nên xịt nước hoa cho chó.

Chó Bị Viêm Tai Có Nguy Hiểm Không? Chữa Trị Như Thế Nào Để Hiệu Quả?

Chó bị viêm tai cũng là một trong những loại bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây hoang mang cho chủ nhân. Bài viết này HappyVet sẽ giải đáp cho bạn về cách điều trị cũng như phòng bệnh sao cho hiệu quả.

– Chó bị dị ứng

Nếu cún cưng ăn hay sờ phải vào những thực phẩm, đồ vật mà chúng bị dị ứng thì khả năng rất cao gây ra bệnh viêm tai giữa.

– Bị động vật kí sinh

Nếu như chú chó nhà bạn bị các loài ve tai hay rận… xâm nhập vào trong tai và tấn công sẽ khiến chó bị ngứa ngáy, khó chịu, nếu nặng sẽ dẫn đến viêm tai. Vì rất khó chịu, theo phản xạ tự nhiên chúng sẽ đưa chân lên để cào, gãi nên hành động này càng làm cho bệnh nghiêm trọng hơn rất nhiều.

– Chó bị nhiễm trùng tai

Việc chó bị những loại vi khuẩn xâm nhập vào tai chó cũng sẽ khiến chúng rất dễ bị nhiễm trùng ở tai. Nếu nhưng những chú cún có sức đề kháng cao, cơ thể khỏe mạnh sẽ dễ dàng chống lại các loại vi khuẩn này. Còn những chú cún có sức đề kháng yếu thì sẽ bị các loại vi khuẩn xâm nhập và sản sinh vô cùng mạnh mẽ, tình trạng viêm tai sẽ rất nghiêm trọng.

– Chó bị các ngoại vật tác động

Những tác nhân bên ngoài phải kể đến như: bụi bẩn, râu, lông… ở trên tai chó lâu ngày mà không được vệ sinh, làm sạch cũng là nguyên do chính khiến chó bị viêm tai, ngứa ngáy và vô cùng khó chịu.

– Do chính hormone gây ra

Vấn đề ăn uống không khoa học, ăn tạp cũng khiến cơ thể chó bị thiếu hụt hoặc dư thừa hormone gây nên bệnh về da và viêm tai. Vì thế cần lưu ý chế độ ăn uống thật hợp lý để tránh tình trạng chó bị nhiễm trùng.

Cần xác định rõ nguyên nhân chó bị viêm tai để chữa kịp thời.

Nếu gặp những dấu hiệu sau bạn cần ngay lập tức chữa trị cho chó kịp thời vì đây chính là biểu hiện của chó đã bị viêm tai.

– Chó bị ngứa tai, chúng liên tục gãi hay thậm chí cào cấu không dừng ở tai và vùng đầu.

– Ở phần tai của chó có mùi hôi, tanh rất khó chịu.

– Bạn kiểm tra bằng mắt nếu thấy tai chó chảy dịch mủ và máu thì rất có thể chúng đã bị viêm tai rồi.

– Trường hợp khác như vành tai, ống tai của chó xuất hiện những vết sưng tấy, đỏ rát.

Trường hợp chó bị viêm tai chảy mủ sẽ khiến chúng rất khó chịu, hung dữ hơn mọi ngày. Nhiều chú chó thì rất mệt mỏi, chỉ một mình một góc mà thôi mà không chịu vận động hay tiếp xúc xung quanh.

Tai chó chảy dịch mủ và máu là biểu hiện của bị viêm tai.

Các cách chữa chó bị viêm tai hiệu quả dễ thực hiện

– Cho chó đi gặp bác sỹ thú y: Để kiểm tra tình trạng dị ứng dẫn đến viêm tai, hoặc bổ sung thuốc để giúp chó cân bằng lượng hormone. Và có những điều trị, liệu pháp cần thiết khác để có thể miễn dịch cho chó giảm nhanh chóng tình trạng viêm tai xuống.

– Vệ sinh cho chó sạch sẽ: Vấn đề này cũng vô cùng quan trọng để giúp chó loại bỏ dịch mủ, hay máu ở lỗ tai. Nếu bạn tự thực hiện tại nhà nên dùng nước oxy già để làm sạch vi khuẩn ở tai chó, hoặc cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai chuyên dụng dành riêng cho chó để an toàn và hiệu quả nhanh chóng.

Đến gặp bác sỹ thú y nhanh chóng để điều trị chó bị viêm tai kịp thời.

Những lưu ý để phòng bệnh chó bị viêm tai

Việc chó bị viêm tai tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe của cún cưng và mất thời gian cho chính chủ nhân. Phòng bệnh nhanh chóng còn hơn phải chữa bệnh, vì vậy bạn cần lưu lại những lưu ý sau để có thể giúp cún cưng nhà mình tránh khỏi bệnh này.

– Thường xuyên kiểm tra cơ thể chó, nhất là vùng tai xem có vấn đề gì hay không. Vệ sinh tai chó thật sạch sẽ, tắm rửa đều đặn và cho chúng nằm ngủ, sinh hoạt ở những nơi thoáng mát và hợp vệ sinh.

– Để hạn chế tối đa vi khuẩn cũng như các dị vật khác xâm nhập vào tai chó, bạn nên cắt tỉa bớt lông thừa ở vành tai chó.

– Nên cho chó đi khám bác sỹ thú y định kỳ để phòng các loại bệnh. Ngoài bệnh viêm tai mà còn rất nhiều bệnh khác chó hay gặp phải sẽ được phát hiện và điều trị kịp thời.

– Cung cấp cho cún cưng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Lúc này chó có thể tăng khả năng chống chọi nhiều bệnh tốt hơn.

– Hạn chế tối đa cho chó tiếp xúc với những con vật khác bị bệnh xung quanh, vì lúc này các loại vi khuẩn sẽ rất dễ lây lan vào tai của chó sẽ khiến chúng bị bệnh nhanh.

Cần trang bị những kiến thức toàn diện về chó bị viêm tai để có thể chữa trị nhanh chóng và hiệu quả. Trong quá trình nuôi và chăm sóc, bạn cần phòng tránh ngay từ đầu để tránh đến các cơ sở y tế vừa phức tạp lại tốn kém nhiều chi phí. Hy vọng HappyVet sẽ là điểm đến thường xuyên để bạn cập nhật những thông tin hữu ích chăm sóc thú cưng.

Bị Ve Chó Cắn Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Những con ve chó nhỏ bé sống ký sinh trên người thú nuôi của bạn tưởng chừng như tầm thường nhưng nếu chẳng may bị chúng cắn thì bạn có thể bị tê liệt.

Vừa qua, tại Oregon, Mỹ, một bé gái đã bị ve chó cắn và không thể đứng lên được. Bố mẹ của cô bé đã rất lo lắng và đưa con đến bác sĩ để khám. Sau khi kiểm tra xong, các bác sĩ đã tìm thấy một con ve chó bám trên da đầu, ẩn dưới tóc và cắn cô bé làm cô bé bị tê liệt tạm thời cũng như không tự chủ được hành vi.

Ve chó là một loại côn trùng nhỏ bé và sống ký sinh trên người các vật nuôi trong nhà nên chúng thường có nhiều cơ hội tiếp xúc và bám vào cơ thể con người. Khi bị chúng bám lên da, bạn không những có thể bị chúng hút máu mà còn có nguy cơ mắc phải một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của ve chó còn có thể gây tê liệt tạm thời, rối loạn thần kinh hoặc gây bệnh Lyme.

Bệnh Lyme thường gây ra những tổn thương ở da, khớp, tim và hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng của bệnh Lyme đó là sau khi bị ve chó cắn khoảng 3 – 30 ngày, chỗ da bị cắn sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ hoặc có thể gặp phải một số triệu chứng như: mệt mỏi, đau đầu, sốt và đau cơ hoặc đau khớp. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh Lyme sẽ làm cho cơ bắp bị đau và tê liệt trong vài tháng hoặc vài năm.

Ve chó là một loại côn trùng khá nguy hiểm tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có một loại vắc – xin nào phòng chống loại côn trùng này. Chính vì vậy các bạn cần phải tránh xa chúng và đồng thời vệ sinh, chăm sóc cho những thú nuôi của mình thật sạch sẽ.

Chó Bị Ốm Không Chịu Ăn Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?

Nguyên nhân chó bỏ ăn, ốm yếu

Mọi loài chó đều có thể mắc chứng biếng ăn và chó biếng ăn có nhiều nguyên nhan khác nhau. Nhưng có 2 nguyên nhân chính mà chó thường hay mắc phải đó là:

Chó biến ăn do thói quen xấu

Chó là một loài vật thông minh và trung thành. Chúng trở nên nhạy cảm hơn với đồ ăn hàng ngày được ăn. Với nhiều chó dễ tính không kén ăn dù có ăn được với đồ ăn ngon hay thậm chí thiếu dinh dưỡng thì nó vẫn ngon lành. Nhưng với một số con chó lại khác, chúng rất kén ăn. Nhiều khi đồ ăn chúng rất ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng lại tỏ vẻ hờ hững. Hay thậm chí là bỏ ăn. Đó là một điều rất bình thường và lí do là bạn quá chiều nó.

Nếu bạn quá cưng chiều, yêu thương hay không kỷ luật chúng. Bạn thường cho chúng ăn đồ ăn ngon hay đôi khi chỉ cho ăn thức ăn rồi sau đó cho đồ ăn không ngon như trước. Dần dần nó sẽ không thèm ăn và sẽ mắc chứng biếng ăn. Chính vì vậy bạn không nên nuông chiều nó. Điều đó không phải tốt cho chó mà chính là hại chó cưng bạn trở nên hư hỏng.

Chó biếng ăn do bị ốm

Khi chó đột nhiên có biểu hiện biếng ăn thì rất có thể nó đã bị ốm. Khi chó biếng ăn thì bạn thường nghĩ nó bị giun. Nhưng thực ra không phải! Chó bị bệnh giun thường gặp ở những con chó dưới 2 tháng tuổi, còn chó lớn thì ít hơn. Hoặc chó có thể bị đau răng. Khi đó bạn bên cho chó ăn thức ăn mềm hơn dể giúp nó nhai dễ dàng hơn. Nếu không bị bệnh giun hoặc đau răng thì trường hợp cao chó bạn đã bị ốm. Khi đó bạn cần nên đưa chó đến ngay với bác sĩ thăm khám và chăm nó đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết chó bị ốm không chịu ăn

Chó bỏ ăn, ủ rũ cũng có thể là triệu chứng cả nhiều căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của chó như viêm đường ruột, bệnh Care, bệnh Pravo,…Đây là những biểu hiện bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của cún nếu không chữa trị kịp thời.

Chó bị ốm không chịu ăn có nguy hiểm không?

Chó bị ốm không chịu ăn nếu đi kèm với nôn ra bọt, tiêu chảy bạn hãy đưa ngay cún tới gặp bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc chó bị ốm không chịu ăn

Khi chó bị ốm nhẹ thì ta nên đưa nó đến bác sĩ khám rồi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc. Sau đó bạn sẽ chăm sóc nó tại nhà. Còn trường hợp nếu ốm quá nặng thì nó sẽ ở lại trạm thú y để nhận điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không cho chó ăn khi thấy những biểu hiện bất thường

Những chú chó đang khỏe mạnh nhưng tự nhiên có các triệu chứng nôn mửa hay tiêu chảy. Bạn không nên cho chó ăn. Vì nếu cho chó ăn thì nó sẽ nôn mửa nhiều hơn. Không nên cho chó ăn những thức ăn yêu thích của nó khi bị tiêu chảy. Hoặc không để chó gặm đồ chơi, gặm xương vì có thể nhiễm vi khuẩn trong đường ruột.

Đảm bảo lượng nước đầy đủ

Khi chó bị ốm thì cơ thể nó rất dễ mất nước. Vì vậy bạn luôn cần bổ sung lượng nước cho chó. Ngoài trị khi bị tiêu chảy thì không nên cho nó uống nước.

Cho chó ăn thức ăn nhạt

Sau khi chó khỏe dần hơn bạn nên cho chó ăn nhẹ. Bạn có thể cho nó ăn nhạt trong một đến 2 ngày. Khẩu phần ăn nhạt nhưng cũng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Ví dụ như một phần đạm và một phần tinh bột, lưu ý thức ăn phải dễ tiêu hóa.

Phần tinh bột được chọn tốt nhất cho chó là cơm trắng. Phần đạm thường được dùng có thể là phomat, thịt gà hay thịt xé nhỏ. Chia thành nhiều bữa nhỏ cho chó ăn để nó dễ tiêu hóa hơn. Với chó biếng ăn có thể cho nó ăn thức ăn khô để dễ ăn hơn.

Hạn chế chó tập luyện, chạy nhảy

Khi chó bị ốm thì chúng cần nghỉ ngơi nhiều. Vì vậy nên hạn chế thời gian tập luyện cho chó so với ngày thường. Nên dắt chó đi dạo một lúc cho nó thoải mái hơn. Nhưng không nên để nó chạy nhảy nhiều vì sẽ mất sức, cơ thể còn chưa khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.

Thường xuyên quan sát phân, nước tiểu

Khi chó bị ốm ta nên chú ý lượng phân và nước tiểu của chó. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bệnh của nó. Nếu thường xuyên để chó tự đi vệ sinh khi khi bị ốm, bạn nên dắt chó đi. Khi đó bạn sẽ quan sát được phân hay nước tiểu của nó để xem tình trạng bệnh. Khi chó bị ốm sẽ không thể kiểm soát được cơ thể. Nên có thể nó sẽ đi vệ sinh không đúng chỗ. Khi đó nên mắng hay phạt nó vì nó sẽ lẩn tránh bạn.

Đưa chó đến trạm thú y

Nếu chó ốm mà không biết cách chữa trị bạn nên đưa nó đến trạm thú y. Bạn nên báo cáo các dấu hiệu triệu chứng bệnh. Rồi bác sĩ sẽ khám và điều trị cho chó. Nếu bạn bận rộn không chăm sóc được cho chó khi nó ốm. Hãy để nó ở trạm thú y, ở đó sẽ được chăm sóc và theo dõi thường xuyên. Đến khi nó khỏi bệnh thì hãy đưa nó về nhà.

Xây dựng không gian sống thoải mái

Khi chó bị ốm thì cơ thể chúng rất yếu vì thế bạn nên để nó ở ngoài. Chó của bạn sẽ mất kiểm soát thân nhiệt và bạn sẽ không theo dõi chúng kỹ lưỡng được khi có triệu chứng thay đổi.

Bạn nên tạo cho chó một ổ ngủ khi chúng bị ốm. Không nên để nó ngủ trên nền nhà vì dễ nhiễm lạnh. Khi nó ngủ trên ổ thì bạn cũng rất tiện theo dõi và chăm sóc nó. Có thể kèm theo chăn để đắp cho chó và chỗ ngủ phải sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây bệnh cho chó. Nên đặt ổ ngủ cho chó ở chỗ có sàn nhà dễ cọ rửa. Bởi nếu chó nôn mửa hay đi vệ sinh thì bạn cũng có thể dọn dẹp dễ dàng và sạch sẽ.

Chó cũng giống như người bị ốm khi bị ốm cũng rất ghét tiếng ồn, chó cũng vậy. Bạn nên hạn ché tiếng ồn và ánh đèn để ngôi nhà luôn yên tĩnh. Nó sẽ giúp chó nhanh khỏi bệnh hơn. Khi đó nó sẽ được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Khi chó bị ốm rất dễ lây truyền bệnh. Vì vậy nên cách li với những chú chó khác để tránh truyền nhiễm bệnh. Đồng thời cũng tránh thêm vi khuẩn gây bệnh cho chó. Điều này vừa tốt cho những con có khác vừa tốt cho chó của bạn, chó bạn sẽ đươc yên tĩnh nghỉ ngơi dưỡng bệnh.

Chó bị ốm cần cho ăn gì?

Muốn chó nhanh khỏi bệnh thì ta cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của nó. Có thể cho chó ăn ít hơn bình thường nhưng dinh dưỡng cần cao hơn. Thức ăn nên mềm vì chó ốm không thích nhai nhiều, khó nuốt. Tùy từng bệnh lý của chó mà cho nó khẩu phần ăn phù hợp.

Chó còi xương

Khi chó còi xương tức là cơ thể nó đang thiếu canxi. Vì vậy cần thay đổi cách chăm sóc chó của bạn. Khẩu phần ăn của nó nên có các vitamin cần thiết như A, B, D, E… Nên cho chó ăn nhiều thịt bò hay thịt lợn nạc. Có thể cho nó uống thêm thuốc bổ sung canxi để nó khỏi bệnh còi xương.

Chó bị tiêu chảy

Chó bị tiêu chảy có thể do bạn thay đổi chế độ ăn đột ngột. Hoặc trong quá trình chó đi dạo đã ăn phải những đồ ăn bẩn hoặc gặm nhấm chai nhựa. Hoặc cũng có thể do bạn luôn cho nó ăn đồ ăn ôi thiu, chế biến nhiều lần. Nếu chó bị tiêu chảy nên cho chó ăn phô mai tươi, không nên cho nó uống sữa.

Nếu chó bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa thì không nên cho nó uống nước hay ăn thức ăn. Vì khi đó nó sẽ bị nặng hơn. Thay vào đó bạn nên cho nó ăn một ít táo vì trong táo có acid pickon. Chất này có tác dụng chữa bệnh đi ngoài đồng thời nên cho chó uống theo hướng dẫn bác sĩ để bệnh nhanh khỏi.

Chó bị táo bón

Nếu cho bị táo bón khi cho nó uống thuốc nên cho uống bằng nước ấm. Thời điểm này tốt nhất bạn nên cho chó ăn các thực phẩm chế biến từ sữa như bơ, phô mai. Trong khẩu phần ăn của nó nên cho ăn nhiều rau xanh hoặc có thể ăn thêm sữa chua để hệ tiêu hóa tốt hơn.

Chó bị bệnh giun sán

Nó chó bị giun sán nên cho nó ăn tỏi 3 lần/tuần hoặc có thể cho nó ăn bí đỏ. Nó rất tốt trong việc điều trị giun sán, khi đó chó sẽ khỏi bệnh. Một năm nên cho chó đi tẩy guan 2 lần để đảm bảo không bị bệnh. Đặc biệt, chó nhỏ sẽ dễ bị giun sán hơn chó lớn.

Chó bị cảm lạnh

Khi chó bị cảm lạnh thì nhiệt độ cơ thể của nó sẽ giảm rất nhanh. Vậy nên cần giữ ẩm cho chó và có khẩu phần ăn dinh dưỡng hợp lý. Nên cho chó uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm để giữ thân nhiệt cho chúng. Đồng thời kết hợp uống thuốc để chó nhanh khỏe mạnh.

Khi chó bị ốm mà có dấu hiệu lạ mà không biết cách nhận biết thì nên đưa chó đến trạm thú y để được khám. Từ đó bác sĩ thú y sẽ xác định rõ bệnh tình và đưa ra lời khuyên chăm sóc phù hợp.

Trong thời gian chó bị ốm thì bạn nên nấu thức ăn dinh dưỡng và giữ các món ăn ở mức nhiệt độ vừa phải. Nó sẽ giúp chó ăn ngon miệng hơn. Thức ăn cần được cân nhắc phù hợp. Không cho ăn bừa bãi để tránh thừa thức ăn và khiến chó bệnh nặng hơn.

Những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi chú cún cưng rơi vào tình trạng biếng ăn bị ốm. Bạn cũng nên chăm sóc chó cẩn thận và môi trường sống kỹ lưỡng để chúng khỏe mạnh. Đồng thời giúp chó kéo dài tuổi thọ để ở bên cạnh bạn lâu hơn

961 views

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Bị Nổi Mẩn Đỏ Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!