Bạn đang xem bài viết Chó Bị Hạ Bàn Chân Sau, Chân Trước được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó bị hạ bàn chân sau, chân trước là căn bệnh phổ biến. Bệnh này khiến cún cưng đi lại khó khăn và làm mất đi vẻ bề ngoài dễ thương của chúng. Vậy nguyên nhân do đâu?Hạ bàn là một bệnh lý về xương khớp thường gặp nhất ở chó trong giai đoạn trưởng thành. Khi mắc chứng bệnh này, bạn phải tốn khá nhiều công sức để chữa trị và giúp chó hồi phục hoàn toàn. Bệnh chỉ khiến cún đi lại khó khăn không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Mặc dù vậy, hạ bàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ cũng như khả năng vận động của cún.
Dấu hiệu của chó bị hạ bàn chân sau, chân trướcThông thường, loài chó đi bằng đệm dưới bàn chân, khi chó bị hạ bàn, chân của chúng bị gập xuống, gấp khúc. Nhiều trường hợp, cổ chân của cún gần như sát đất khiến việc vận động và đi lại vô cùng khó khăn. Khi nhìn từ bên ngoài, đôi chân của cún nhìn rất thương và tội. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chó bị hạ bàn.
Nguyên nhân khiến chó bị hạ bànHầu hết những chú chó bị hạ bàn chân sau, chân trước đều do 2 nguyên nhân chính: do chế độ ăn uống và chế độ vận động của chó.
Chế độ ăn uống của chó chưa hợp lý và khoa học, chủ yếu những người chủ cho ăn quá nhiều đồ ăn giàu chất béo và đạm mà quên đi khoáng chất, Canxi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hệ cơ xương khiến chó bị hạ bàn.
Nguyên nhân thứ 2 cũng phổ biến chính là chế độ vận động của cún. Việc chủ nhân bận rộn, ít chăm sóc, quan tâm khiến chó có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Việc nhốt lồng quá lâu, và ít vận động khiến hệ cơ xương của cún kém phát triển từ đó gây ra những tật ở chân trong đó có hạ bàn.
Một số nguyên nhân cụ thể:
– Nhốt chó trong nhà quá lâu vì điều kiện thời tiết và lo lắng cho cún mắc bệnh.
– Nhốt trong chuồng vì sợ mối đe dọa từ những kẻ trộm chó.
– Che chắn cho cún quá kỹ, và không để cho chó tắm nắng gây ra tình trạng không thể hấp thụ được vitamin từ mặt trời.
– Lựa chọn giống chó để chăm sóc chưa chính xác. Chó lớn thường có nhu cầu hoạt động nhiều hơn nhưng bạn lại nuôi dưỡng chúng trong môi trường căn hộ, khiến chúng không được vận động và chạy nhảy để phát triển hệ cơ xương.
– Ngoài ra việc cho chó vận động quá độ cũng khiến chó bị hạ bàn. Ai cũng nghĩ rằng việc chạy nhảy sẽ khiến chó khỏe mạnh hơn rất nhiều vì được vận động và hấp thu vitamin từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, việc vận động nhiều và quá sức dần dần sẽ trở thành quá tải. Hệ cơ xương không thể đáp ứng được nhu cầu của việc vận động này dẫn tới việc 2 chân bị yếu. Nhưng nếu chó bị hạ bàn do nguyên nhân này thì lại rất dễ chữa, chỉ cần nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh trong một khoảng thời gian, cún sẽ hồi phục.
Cách điều trị tình trạng chó bị hạ bàn Điều trị chó bị hạ bàn như thế nào?
Vào khoảng thời gian đầu giờ sáng từ 5-7h là lúc mặt trời không quá gắt, ánh nắng dịu nhẹ lúc này sẽ giúp cún có thể hấp thụ vitamin D tốt cho hệ cơ xương. Hãy chio chúng tắm nắng vào thời điểm này.
Hạn chế xích và nhốt cún quá lâu trong lồng hoặc một vị trí ngược lại cũng hạn chế việc bắt chó hoạt động quá nhiều và mạnh khiến chúng quá tải.
Nếu chó thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu canxi, bạn cần bổ sung canxi cho cún ngay lập tức bằng đường uống, hoặc truyền trực tiếp. Tốt nhất là bạn nên kết hợp sử dụng nhiều thực phẩm giàu canxi như xương, phô-mai.
Nếu chó bỏ ăn. mệt mỏi, bạn cần tìm hiểu xem nguyên nhân. Có thể chế độ và khẩu phần ăn chưa hợp hoặc do thói quen xấu khi nuôi dưỡng hoặc cũng có thể là 1 căn bệnh đi kèm. Bạn nên điều chỉnh lại khẩu phần ăn hoặc chế độ dinh dưỡng để cún có được một thể trạng tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh.
Điều quan trọng nhất như đã nói ở trên là bạn cần phải kiên trì để bám sát lộ trình được đặt ra. Bạn nên tham khảo các bác sỹ thú ý trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho chó bị hạ bàn.
Chó Bị Hạ Bàn Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Đơn Giản
Hạ bàn (chó bị hạ bàn chân trước, hạ bàn chân sau) là một căn bệnh khá phổ biến và thường gặp ở chó trưởng thành. Chó mắc phải căn bệnh này sẽ đi lại khó khăn, đồng thời ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ về ngoại hình của chó. Vì vậy, người nuôi cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về căn bệnh này để có thể nhanh chóng phát hiện và chữa trị kịp thời nếu nhận thấy chó bị hạ bàn chân.
Kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho chó cưng:
1. Hạ bàn chân ở chó là gì?Hạ bàn ở chó là bệnh lý thường gặp ở chó khi xương bàn chân trước hoặc chân sau của chúng không còn giữ được độ chắc khỏe vốn có. Điều này khiến một phần của chân bị gập xuống, tiếp xúc với mặt đất khi chó đứng hoặc di chuyển. Một con chó khỏe mạnh sẽ đứng bằng đệm thịt phía dưới bàn chân của chúng.
Khi chó bị hạ bàn, hai chân trước hoặc hai chân sau của chó sẽ bị gập xuống, khiến phần tiếp xúc dưới đất có diện tích lớn hơn bình thường. Chó bị hạ bàn sẽ hạn chế đi lại và hay bị run chân, lúc di chuyển bốn chân không thăng bằng, chó đi khập khiễng. Thậm chí chó bị liệt 2 chân sau (chó bị hạ bàn chân sau) hoặc 2 chân trước (chó bị hạ bàn chân trước). Trong trường hợp chó bị bệnh nặng, phần tiếp xúc với mặt đất sẽ nhiều hơn vì chó sẽ gập hẳn phần cổ chân của chúng xuống mặt đất khi di chuyển hoặc đứng.
2. Nguyên nhân chó bị hạ bàn
Chủ nuôi để chó ở trong nhà, phòng kín (hoặc những nơi không có ánh sáng mặt trời) trong thời gian dài.
Người nuôi che chắn quá kỹ cho chó khi đi ra ngoài, chó ít tắm nắng nên không hấp thụ đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa canxi trong cơ thể và khiến xương khớp không chắc khỏe.
Chế độ vận động của chó không hợp lý (chạy nhảy quá nhiều, vận động nặng,…) dẫn đến hệ xương khớp bị “quá tải”, chân của chó bị yếu đi và dẫn đến hạ bàn.
Chó ăn quá no, hay nằm một chỗ và lười vận động. Lâu ngày dẫn đến hệ xương khớp không hoạt động linh hoạt như bình thường và nguy cơ mắc bệnh cao.
Chế độ ăn của chó không cân bằng giữa các yếu tố dinh dưỡng, quá nhiều chất béo và ít chất xơ. Điều này dễ khiến chó bị thừa cân và béo phì. Khi trọng lượng cơ thể quá lớn so với mức chịu đựng của khớp xương bàn chân, chó dễ bị bệnh hạ bàn.
Khẩu phần ăn hàng ngày của chó không cân bằng, đặc biệt là thiếu canxi, khoáng chất và các vitamin khiến hệ xương khớp không chắc khỏe.
Nếu bạn nuôi chó trong chuồng, có thể chuồng hoặc khu vực nuôi nhốt chó không phù hợp với kích thước của chó (chiều cao quá thấp hoặc chuồng quá hẹp) khiến chó phải khom người khi đứng hoặc di chuyển. Thời gian dài sẽ tạo nhiều áp lực lên xương bàn chân chó và khiến chó bị hạ bàn.
Cách chăm sóc của chủ nuôi chưa phù hợp với giống chó. Vd: giống chó lớn có nhu cầu chạy nhảy, vận động nhiều thì thường xuyên bị nhốt trong nhà trong khi giống chó nhỏ, sức đề kháng yếu lại bị cho ra ngoài quá nhiều. Điều này cũng có thể là lý do khiến chó bị bệnh.
3. Cách điều trị chó bị hạ bàn chânNhiều người nuôi chó hay băn khoăn là liệu bệnh hạ bàn có thể chữa được không? Chó bị hạ bàn có thể chữa trị được. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và chăm sóc kỹ càng của người chủ. Để điều trị bệnh hạ bàn cho chó hiệu quả, người nuôi cần chú ý phối hợp đầy đủ các yếu tố về dinh dưỡng, cách chăm sóc và cho chó uống các loại thuốc cần thiết theo chỉ định của bác sĩ thú y.
Bạn nên cho chó tắm nắng mỗi ngày vào khung giờ từ 5 – 7h sáng. Đây là lúc nắng không quá gắt nên cho chó tắm nắng trong thời gian này vừa tránh nguy cơ mắc các bệnh về da vừa giúp cơ thể chó hấp thụ ánh nắng mặt trời, tự tổng hợp vitamin D. Đây là yếu tố quan trọng đóng vai trò vận chuyển canxi vào xương, giúp hệ xương khớp của chó chắc khỏe và dẻo dai hơn.
Bổ sung thêm canxi cho chó thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày bằng cách cho chó ăn xương, phô mai, uống sữa,… Ngoài ra cho chó uống viên uống bổ sung canxi, tiêm truyền trực tiếp cũng là phương pháp bổ sung canxi tương đối hiệu quả.
Chủ nuôi không nên nuôi nhốt chó trong lồng, chuồng hẹp mà nên dắt chó đi dạo để chó vận động nhẹ nhàng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
Tóm lại, hạ bàn là bệnh lý thường gặp ở chó, khiến chúng đi lại khó khăn và ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể chữa trị được và đòi hỏi sự kiên trì của chủ nuôi trong cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chó. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức để giúp chó phòng tránh nguy cơ mắc bệnh hạ bàn.
Ung Thư Bàn Chân/Ngón Chân Ở Chó
Chó có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại u da, thậm chí trên bàn chân và ngón chân của chúng. Loại khối u phổ biến nhất ảnh hưởng đến ngón chân là ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) có thể được mô tả như một khối u ác tính xâm lấn đặc biệt, phát triển trong lớp vảy như các tế bào biểu mô – mô bao phủ cơ thể hoặc lót các khoang của cơ thể. Những tế bào mô giống vảy này được gọi là vảy.
Ung thư biểu mô, theo định nghĩa, là một dạng ung thư cực kỳ ác tính và dai dẳng, thường tái phát sau khi đã được cắt bỏ khỏi cơ thể và di căn đến các cơ quan và vị trí khác trên cơ thể.
Ung thư biểu mô tế bào vảy thường xuất phát từ da xung quanh móng. Bệnh thường ảnh hưởng đến xương và mô xung quanh, lan truyền đủ chậm để nó có thể bị phát hiện trước khi có thể lan ra các vùng khác của cơ thể. Ở chó, ung thư biểu mô tế bào vảy thường chỉ ảnh hưởng đến duy nhất một ngón chân. Khối u có thể xuất hiện dưới dạng một nốt nhỏ, một mảng da màu đỏ nhạt, hoặc như một nốt sần – trông nhỏ và phồng giộp, nhưng khác biệt bởi tình trạng thiếu chất lỏng. SCC không giữ nguyên hình dạng của nó là một khối rắn. Dần dần nó sẽ phát triển, các mô bên trong khối u sẽ chết (hoại tử), và khối u sẽ bị loét.
Các giống chó lớn và chó màu đen có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi những khối u này. Chó Labrador retriever và chó standard poodle thường dễ bị bệnh hơn các giống khác. Như với hầu hết các loại ung thư biểu mô, ung thư biểu mô tế bào vảy thường được thấy ở chó già, khoảng mười tuổi, mặc dù bệnh cũng được chẩn đoán ở chó nhỏ.
Triệu chứng và phân loại
Sưng ngón chân hoặc bàn chân
Tập tễnh, đi lại khó khăn
Loét (lở) ở ngón chân
Loét có chảy máu ở ngón chân
Gãy móng ở ngón chân bị lở loét
Khối da cứng, nhô lên trên ngón chân (tức là, nốt, sần)
Thường chỉ có một ngón chân bị ảnh hưởng
Có thể không có các triệu chứng khác
Nguyên nhânKhông rõ nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào vảy ở ngón chân của chó.
Chẩn đoánBạn sẽ cần phải cung cấp một bệnh sử toàn diện dẫn đến sự khởi phát các triệu chứng của chó. Hãy chắc chắn mô tả bất kỳ vết lở loét nào đã hiện diện rõ ràng trên các bộ phận khác của cơ thể, ngay cả khi bạn nghi ngờ chúng là do chấn thương từ các hoạt động ngoài trời, hoặc do cào gãi ở da. Khi kiểm tra, bác sĩ thú y sẽ xem xét cẩn thận các vết lở loét hoặc các khối u khác trên cơ thể chó. Các hạch bạch huyết sẽ được cảm nhận cẩn thận để xác định xem chúng có bị phì đại hay không, đây là dấu hiệu cho biết cơ thể đang phản ứng với nhiễm trùng hoặc xâm lấn. Một mẫu dịch bạch huyết có thể được lấy để xét nghiệm cho các tế bào ung thư. Bác sĩ thú y sẽ yêu cầu công thức máu đầy đủ và xét nghiệm hóa sinh để chắc chắn rằng các cơ quan khác của chó hoạt động bình thường và để xác định xem số lượng bạch cầu có cao hơn bình thường hay không; ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chiến đấu với một bệnh xâm lấn hoặc nhiễm trùng.
Hình ảnh X quang ngực của chó sẽ cho bác sĩ thú y kiểm tra trực quan phổi để phát hiện các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các khối u. Chụp X-quang chân chó cũng sẽ được yêu cầu để xác định khối u trong mô ăn sâu bao nhiêu và liệu khối u ở ngón chân có lan tới xương ở chân hay không. Sinh thiết sẽ được lấy từ khối u để bác sĩ có thể chẩn đoán loại phát triển cụ thể, để xem đây là ung thư biểu mô hay khối mô lành tính. Nếu chó có vết lở loét hoặc khối u ở các khu vực khác, bác sĩ thú y cũng sẽ yêu cầu sinh thiết chúng để phân tích.
Điều trịViệc điều trị sẽ tùy thuộc vào số lượng khối u hoặc vết lở loét của chó và liệu chúng có lây lan sang các khu vực khác của cơ thể hay không. Nếu chó chỉ có một khối u ở một ngón chân, nó rất có thể được sẽ điều trị bằng phẫu thuật. Để chắc chắn rằng tất cả các ung thư biểu mô đều được loại bỏ, ngón chân có u sẽ được cắt bỏ hoàn toàn (cắt cụt). Hầu hết chó hồi phục rất tốt sau phẫu thuật và có thể đi lại bình thường sau đó.
Nếu khối u đã lan sang các khu vực khác, chỉ tiến hành phẫu thuật có thể sẽ không đủ để điều trị cho chó của bạn. Phẫu thuật, kết hợp với hóa trị hoặc các loại liệu pháp khác có thể được khuyến cáo. Nếu bác sĩ không chuyên về lĩnh vực thú y này, họ có thể đề nghị một chuyên gia về bệnh ung thư thú y để bạn có thể xác định liệu có những lựa chọn điều trị khả thi nào khác để điều trị cho chó hay không. Trong khoảng thời gian đó, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc giảm đau cho chó.
Chăm sócNếu chó đã được phẫu thuật cắt bỏ một ngón chân thì sau đó nó có thể đi tập tễnh một chút và sẽ bị đau ở chân . Thuốc giảm đau sẽ giúp chó di chuyển trong quá trình hồi phục và hoạt động của nó cần phải được giới hạn cho đến khi nó đã hoàn toàn hồi phục sau phẫu thuật. Mặt khác, khi chó đã hồi phục, nó sẽ không có bất kỳ khó khăn trong việc thích nghi nhanh chóng với việc mất ngón chân. Nếu khối u bị giới hạn ở một chỗ và không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, thì có thể sẽ đạt được sự hồi phục hoàn toàn. Mặc dù loại ung thư này có khả năng cao sẽ không tái phát, nhưng như với bất kỳ bệnh ung thư nào khác, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y thường xuyên để kiểm tra sự tiến triển. Ngay cả khi không thể loại bỏ toàn bộ khối u, hầu hết các chú chó đều hoạt động bình thường trong ít nhất một năm sau phẫu thuật.
Mèo Bị Yếu 2 Chân Sau. Cách Chữa Trị Bệnh Yếu Chân Chân Sau Cho Mèo
Chú mèo cưng của bạn thường ngày vốn dĩ rất nhanh nhẹn, hoạt bát, năng nổ nhưng đến 1 ngày chú ta gặp khó khăn trong việc đi lại, thường nằm im 1 chỗ do 2 chân sau bị yếu. Vậy nguyên nhân vì đâu mèo bị yếu 2 chân sau cũng như cách chữa trị như thế nào?
Để xác định chính xác nguyên nhân mèo bị yếu 2 chân sau, bạn nên đưa mèo tới cơ sở khám chữa bệnh thú y để chuẩn đoán. Bởi nguyên nhân khiến mèo yếu chân rất nhiều và cần bác sĩ thú y có chuyên môn kết hợp với chiếu chụp, xét nghiệm mới đưa ra chuẩn đoán chính xác từ đó có hướng điều trị. Khi nhận thấy mèo bị yếu chân, bạn nên can thiệp càng sớm càng tốt bởi nếu bạn để đến khi mèo bị liệt mới chữa trị sẽ rất khó giúp mèo phục hồi khả năng di chuyển như trước. Vậy mèo có thể bị yếu chân do những lý do nào?
+ Do tai tạn: Liệu rằng chú mèo của bạn có bị vật nặng nào đè vào 2 chân sau hay bị ngã từ trên cao xuống hay không?
+ Do bệnh lý: Một số bệnh lý cũng khiến cho việc hoạt động 2 chân sau của mèo trở nên khó khăn như tắc động mạch chủ, do viêm cột sống, viêm đa thần kinh, do trượt đĩa đệm, do khối u…
Cách chữa trị mèo bị yếu 2 chân sauNhư đã nói ở trên, việc đầu tiên bạn cần chính là đưa mèo cưng đến bệnh viện thú y để thăm khám, xác định nguyên nhân. Nếu cần thiết, bạn còn phải để mèo cưng lưu trú lại bệnh viện thú y để được sự chăm sóc có chuyên môn tốt nhất từ bác sĩ thú y. Ngoài ra, khi chăm sóc tại nhà cho mèo bị yếu chân bạn nên chú ý:
+ Cho mèo uống thuốc đầy đủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
+ Thực hiện 1 chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất đặc biệt bổ sung nhiều canxi cho mèo
+ Tránh để mèo hoạt động mạnh ảnh hưởng đến 2 chân
+ Có thể mua xe lăn để hỗ trợ mèo trong việc di chuyển
+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho mèo
+ Nếu mèo bị nứt xương, gãy xương phải tiến hành bó bột
Chắc chắn với sự cố gắng của cả bạn và mèo cưng, tình hình sức khỏe của mèo sẽ sớm ổn định trở lại và chú ta sẽ lại chạy nhảy tung tăng khắp nhà thôi!
Mèo Bị Liệt 2 Chân Sau. Cách Chữa Trị Bệnh Liệt Chân Sau Cho Mèo
Trong quá trình nuôi mèo, rất nhiều người gặp phải tình trạng mèo bị liệt 2 chân sau. Nếu nhận biết sớm nguyên nhân khiến mèo bị liệt cũng như tìm được cách chữa trị phù hợp sẽ giúp mèo cải thiện tình hình sức khỏe và có thể vận động trở lại bình thường.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo bị liệt 2 chân sau. Để có được phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả, bạn cần phải biết được vì sao mèo cưng của mình gặp phải tình trạng đó. Mèo bị liệt 2 chân sau có thể do 1 trong những lý do sau:
+ Do tai nạn: Không ít trường hợp mèo bị liệt do ra đường bị xe cộ chèn vào chân.
+ Nhiễm trùng xương cột sống
+ Trượt đĩa đệm ở lưng
+ Viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo
+ Viêm đa thần kinh
+ Tắc mạch máu đến cột sống
+ Thiếu can xi
+ Liệt do bọ ve cắn
+ Bị ngộ độc thịt
+ Do khối u ở cột sống hoặc ở não
+ Do bệnh toxoplasmosis
Cách điều trị mèo bị liệt 2 chânSau khi thăm khám và biết được nguyên nhân khiến mèo bị liệt, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên điều trị mèo như thế nào. Rất nhiều trường hợp không nên đem mèo về nhà tự điều trị mà phải để mèo ở lại được sự chăm sóc chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh vật nuôi. Bác sĩ thú y sẽ theo dõi, quan sát sự tiến triển, phục hồi của mèo mỗi ngày. Đặc biệt với những chú mèo bị liệt 2 chân và không thể tự đi tiểu tiện, đại tiện được.
Khi đem mèo về nhà để chăm sóc, hãy thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Từ việc cho mèo uống thuốc đúng giờ, đủ liều, cách cho mèo ăn, cho mèo đi vệ sinh như thế nào cũng như những bài tập để mèo cải thiện tình hình 2 chi sau của mình.
Một chú mèo bị liệt 2 chân sau cần cả sự cố gắng của chủ lẫn mèo. Chỉ cần kiên trì và nhẫn lại, chắc chắn chú mèo của bạn sẽ sớm đi lại bình thường được thôi. Chúc chú mèo của bạn sớm bình phục.
Chứng Loét Gan Bàn Chân Ở Chó
Một số bệnh có hiện tượng loét gan bàn chân đáng lưu ý:
Bệnh hoại tử biểu bì do rối loạn trao đổi chất: bệnh da phổ biến ở chó trưởng thành. Thường là hauuj quả của một số bệnh như gan, đái tháo đường và khối u tuyến tụy. Biểu hiên thường thấy là đỏ và thường loét ở vùng không có lông, gan bàn chân có thể dày lên và bong tróc. Bệnh này tiên lượng xấu.
Lupus ban đỏ: là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể bao gồm khớp, thận, cơ, hệ thần kinh… Da tổn thương dày hoặc loét gan bàn chân, chúng có thể lan rộng và gây nhiễm trùng, biểu hiện bởi các mụn mủ. Điều trị thường là sử dụng Prednisone, thuốc ức chế miễn dịch khác và điều trị nhiễm trùng cơ bản…
Pemphigus foliaceus (bệnh pemfigut) là loại phổ biến nhất của bệnh pemfigut ở chó, đây cũng là một bệnh tự miễn. Thông thường ảnh hưởng đến chân và đầu, thường bắt đầu với mụn mủ và tiến triển đến loét, bệnh có thể gây ngứa, con vật có thể què nếu móng bị ảnh hưởng. Bệnh thường làm chó sốt, chán ăn và suy yếu dần. Chẩn đoán: khám lâm sàng, làm tiêu bản (chọn một bọng nước mới, dịch còn trong, dùng dao vô trùng chọc cho vỡ ra hết dịch, nạo nhẹ nền tổn thương, phết chất nạo lên lam kính, cố định bằng cồn và nhuộm giemsa. Ta sẽ thấy các tế bào gai chương to đứt các cầu nối liên gai). Điều trị thường sử dụng Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch khác và điều trị nhiễm trùng cơ bản…
Bệnh hăm da có mủ: viêm da tiếp xúc, âm hộ, đuôi, kẽ -gang bàn chân. Thường thấy ở chó béo phì. Màu đỏ, rỉ máu; thường bị nhiễm trùng và có thể gây mùi hôi. Bệnh này dễ điều trị, đôi khi tự khỏi.
Bệnh độc hoại tử biểu bì: do một phản ứng miễn dịch nặng, thuốc, có thể gây ra bởi ung thư hoặc các bệnh khác. Lở loét trên diện rộng của cơ thể, đặc biệt là miệng và bàn chân. Chẩn đoán: lâm sàng và sinh thiết da. Bệnh này tiên lượng xấu. Tuy nhiên có thể điều trị triệu chứng, chăm sóc tốt và dùng Corticosteroid cũng có thể có hiệu quả.
Bệnh loét do viêm da không rõ nguyên nhân: thường thấy nhất là ở chó Collies, chó chăn cừu Shetland… Độ tuổi thường gặp là chó trưởng thành và chó già. Loét háng, mí mắt, tai, bộ phận sinh dục, hậu môn, và gang bàn chân làm con vật đau đớn. Chẩn đoán: xem xét giống, khám lâm sàng và sinh thiết. Điều trị: tránh chấn thương, dùng kháng sinh nếu nhiễm trùng thứ cấp, vitamine E, acid béo, khoáng…
Ngoài ra còn có thể loét chân vì “Bỏng nước tiểu”. Xảy ra khi da tiếp xúc lâu dài với nước tiểu. Bệnh này dễ lành.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Bị Hạ Bàn Chân Sau, Chân Trước trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!