Xu Hướng 3/2023 # Chó Bị Bệnh Đường Ruột : Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Đúng Cách # Top 10 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chó Bị Bệnh Đường Ruột : Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Đúng Cách # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Chó Bị Bệnh Đường Ruột : Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Đúng Cách được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đối với loài chó nói chung, đặc biệt là với các em cún con, bệnh đường ruột rất phổ biến đồng thời cũng vô cùng nguy hiểm. Vậy lý do gì khiến chó bị bệnh đường ruột và bạn cần phải làm gì khi thú cưng của mình mắc bệnh? chúng tôi sẽ giúp bạn lý giải nguyên nhân và đưa phương pháp chữa trị tối ưu để đảm bảo sức khỏe của cún yêu.

Chó cưng bị xuất huyết đường ruột

Xuất huyết đường ruột là một căn bệnh khiến nhiều người lo lắng vì có thể khiến vật nuôi của họ tử vong. Nguyên nhân là do các bé đã ăn phải đồ ăn có độc tố hoặc đồ ăn không phù hợp. Cũng có thể do đột nhiên thay đổi thức ăn khiến các boss không kịp thích ứng. Cơ bản thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Các triệu chứng thường gặp

Đây là một căn bệnh thường thấy ở các bé cún còn nhỏ, khoảng dưới 6 tháng tuổi. Các bé thường mắc bệnh này sau khi sinh ra 10-15 ngày, còn có thể bị mắc sớm hơn. Trong trường hợp không được phát hiện kịp thời thì sức khỏe của cún sẽ suy giảm nhanh chóng, cún trở nên yếu dần và chết.

Đi ngoài ra phân dạng lỏng, có mùi chua và tanh nhưng vẫn có thể bú và đi lại được.

Bị táo bón lâu ngày.

Sau vài ngày sẽ có triệu chứng rõ rệt hơn như sốt cao toàn thân (40-41 độ).

Ăn ít hơn bình thường, nằm nhiều, ngủ mê mệt.

Bụng chướng to, thở gấp gáp, khi ngủ tim cũng đập nhanh.

Có trường hợp thú cưng bị hôn mê, nhiệt độ cơ thể hạ dần rồi chết.

Cách chữa chó bị xuất huyết đường ruột

Bạn chỉ được cho em ăn cháo loãng, nghiêm cấm bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Tương tự với căn bệnh tiêu chảy ở người, bạn nên bù nước cho em bằng cách cho em uống Oresol (nước điện giải). Pha 1 gói cùng với vitamin C vào 1 lít nước để tăng cường sức đề kháng cho em.

Tuy nhiên trong 2-3 ngày đầu bạn bắt buộc để cho bé nhịn đói. Cho bé uống nước sạch (có thể sử dụng nước chè đặc) để loại các tạp chất trong bụng ra ngoài. Nếu bé bị nôn thì cho bé uống nước muối khoáng.

Sau 4 đến 5 ngày điều trị, đã có thể cho em ăn thịt hầm hoặc cháo nhuyễn. Tiếp đó từ từ chuyển sang thịt xay và pha thêm 1g synthomycinum (hoặc tarazon) vào mỗi buổi sáng chiều.

Để cho cún nghỉ ngơi trong chuồng sạch sẽ, khô ráo và quấn bụng bằng chăn ấm. Lịch ăn và uống đều đặn 2 lần một ngày. Đặc biệt phải ghi nhớ đồ ăn và thức uống cần được đun nóng.

Bên cạnh đó cũng có một số phương pháp dân gian bạn có thể tham khảo, như sử dụng cây nhọ nồi và cây lược vàng. Theo Đông y, hai loại cây này đều được sử dụng để cầm máu, chữa kiết lỵ cũng như xuất huyết nội tạng. Bạn cũng có thể áp dụng phương thức này để chữa cho chó bị bệnh đường ruột.

Chọn cây nhọ nồi già, bỏ rễ, giã nát, vắt lấy nước. Ngày cho uống 2-3 lần, sau 2-3 ngày cún sẽ khỏi bệnh. Nếu không tìm được cây nhọ nồi, có thể thay thế bằng cây lược vàng. Lấy 2-3 lá (nên dùng lá bánh tẻ, không nên dùng lá non) giã nát vắt lấy nước, ngày uống 2-3 lần.

Biện pháp phòng tránh

Điều quan trọng nhất là đảm bảo không được cho thú cưng ăn thức ăn ôi thiu. Trong đó có nhiều vi khuẩn gây bệnh làm tăng khả năng bị xuất huyết đường ruột. Không được ăn đồ ăn đã bị mốc, hoặc đồ ăn quá nóng/lạnh/chua hoặc quá nhiều mỡ.

Là một người chủ có trách nhiệm, khi cún được 45 ngày tuổi, hãy đưa bé đi tiêm phòng, đặc biệt là các bệnh như Care hay Parvo. Mỗi tháng tiêm nhắc lại mũi một lần. Nếu có thể thì tốt nhất là cho bé tiêm 2 mũi 7 bệnh. Đây chính là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho các boss yêu của bạn.

Chó bị viêm đường ruột

Viêm đường ruột là một bệnh lý cũng rất phổ biến. Đây là một bệnh nguy hiểm ở chó, một khi đã mắc bệnh mà không được chữa kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm, cũng như có thể gây tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Cún có thể bị mắc bệnh vì một trong các lý do sau đây:

Virus: có một số loại virus gây bệnh như: Parvovirus, virus viêm gan truyền nhiễm hay virus bệnh Care,…

Vi trùng: các loại vi trùng bao gồm vi trùng Ecoli, Leptospira,…

Ký sinh trùng sản sinh, tấn công và dẫn đến bị bệnh.

Thức ăn của cún đã bị ôi thiu, nấm mốc, hoặc chứa các chất nguy hại.

Cún ăn quá nhiều nhưng không tiêu hóa được

Các triệu chứng viêm đường ruột

Độ tuổi mà các chú chó thường mắc bệnh là từ khoảng 2 đến 7 tháng tuổi. Ở độ tuổi này nếu bệnh chuyển nặng thì tỷ lệ sống sót khá thấp. Nếu cún của bạn có các dấu hiệu sau đây, có lẽ em đang phải đối mặt với căn bệnh này:

Cún có thể ăn ít hơn bình thường rất nhiều, thậm chí có thể bỏ ăn.

Cơ thể uể oải, mệt mỏi và uống rất nhiều nước

Tiêu chảy và nôn mửa. Một ngày đi vệ sinh nhiều lần, phân lỏng, có mùi tanh.

Bụng sẽ căng lên khi bị nhiễm trùng.

Tinh thần suy sụp, không vui vẻ, hoạt bát như bình thường. Lười di chuyển, đi đứng không vững.

Có thể sốt rất cao (39-40 độ) nhưng cơ thể run rẩy như bị rét. Đó là do cún đã bị virus thương hàn tấn công.

Khi thú cưng mắc phải bệnh này mà không được chăm sóc chu đáo cẩn thận sẽ rất dễ dẫn đến tử vong. Trong giai đoạn cuối của bệnh, phân sẽ có màu nâu sẫm do phần ruột bị chảy máu quá nhiều. Trước khi chết, thân nhiệt của cún sẽ giảm xuống thấp hơn thể nhiệt bình thường, thở gấp, tim đập nhanh. Cuối cùng cún sẽ không đi lại được và chết trong tình trạng kiệt sức.

Chó bị bệnh đường ruột có thể là do bị ủ mầm mống bệnh từ lâu trước đó. Đến khi phát bệnh mà chủ nhân không kịp thời phát hiện thì sẽ chết sau 2-4 ngày.

Một vài cách chữa viêm đường ruột cho chó

Nếu cún mới chớm mắc bệnh, khi mất nước nhẹ nhưng không nôn mửa, bạn có thể cung cấp nước bằng đường ống. Có thể sử dụng kim tiêm để bơm nước trực tiếp vào miệng cún. Ngừng ăn trong một ngày. Chỉ được uống nước trong thời gian này.

Nếu đã chuyển biến đến giai đoạn nôn mửa thì cần phải tiêm truyền. Người nuôi nên tham khảo bác sĩ thú y để có thể đưa ra lựa chọn chính xác nhất. Trong trường hợp không thể truyền dịch, nên cho cún uống nước điện giải.

Trong trường hợp bé bị đau quá nhiều có thể sử dụng thuốc giảm đau Perimidine. Sử dụng loại kháng sinh thông thường nếu đau do ký sinh trùng gây ra.

Cách phòng tránh bệnh an toàn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, bạn cần chú ý phòng ngừa căn bệnh này.

Một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc bị bệnh viêm đường ruột là chế độ dinh dưỡng. Bạn cần điều chỉnh và xem xét kỹ lưỡng vấn đề này, mỗi loài chó đều có chế độ khác nhau.

Tiêm phòng định kỳ các mũi phòng bệnh theo đúng lịch và lời khuyên của bác sĩ. Tẩy giun sán định kỳ (cún từ 2 tháng tuổi đã có thể tẩy giun được).

Cho cún tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Vệ sinh nơi ở, vật dụng ăn uống và đồ chơi sạch sẽ. Không cho cún tiếp cận các nơi có khả năng nhiễm bệnh, không cho em chơi cùng các bé bị nhiễm bệnh.

Thú cưng bị rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh những căn bệnh kể trên, rối loạn tiêu hóa cũng là một bệnh thường gặp. Bé yêu của bạn mắc bệnh này là do nuôi dưỡng không đúng cách. Có thể là do ăn quá no, chất lượng đồ ăn không được đảm bảo. Dụng cụ ăn uống không được vệ sinh thường xuyên, không được sạch sẽ, không được khử độc.

Biểu hiện của cún khi bị bệnh

Cún cưng bị rối loạn tiêu hóa có ba triệu chứng đi kèm như tiêu chảy, táo bón và nhỏ nước dãi. Nước tiểu và phân có lẫn tạp chất, đôi khi lẫn những vụn và máu. Chó bị đau bụng nhẹ, chướng hơi, cơ thể mất nước khá nhanh.

Các biểu hiện này cũng có thể không phải do boss của bạn bị rối loạn tiêu hóa, mà còn có thể của nhiều căn bệnh khác. Để có thể xác định được cún có bị rối loạn tiêu hóa hay không, cần quan sát màu phân, lượng phân và tần suất đi ngoài.

Thời gian phát bệnh từ 2 đến 5 ngày. Nếu được phát hiện kịp thời có thể điều trị chó cưng tại nhà, bệnh tình sẽ phức tạp nếu tình trạng kéo dài. Bạn có thể dựa vào các thói quen hàng ngày để phát hiện bệnh sớm hơn.

Các cách chữa rối loạn tiêu hóa cho chó bị bệnh đường ruột

Sẽ không khó để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa nếu phát hiện sớm. Ngày đầu tiên phải cho cún nhịn ăn. Sau 24 tiếng có thể cho cún ăn các món dễ tiêu như cháo loãng, có thể bổ sung uống thêm men tiêu hóa.

Nếu áp dụng cách trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì người nuôi nên dẫn các bé đến phòng khám để được kiểm tra kỹ hơn.

Phương pháp phòng bệnh

Phương pháp hữu hiệu nhất là áp dụng cách nuôi khoa học thích hợp. Nhớ cho các em ăn đúng giờ, đúng khẩu phần. Một lượng thức ăn vừa phải sẽ giảm thiểu khả năng bị rối loạn tiêu hóa. Thức ăn cần được đảm bảo vệ sinh, nấu chín, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Mỗi ngày cho các bé tập thể dục 30 phút. Cách ly với các bé đang bị nhiễm bệnh và tránh đến những khu vực không được đảm bảo vệ sinh. Tẩy giun định kỳ và đưa các bé đến phòng khám nếu phát hiện những dấu hiệu lạ.

Chó Bệnh Đường Ruột Nguyên Nhân

Chó bệnh đường ruột thì có biểu hiện như thế nào và bạn phải làm gì để phòng tránh, chữa trị kịp thời cho chú cún cưng của mình khi mắc phải căn bệnh này?

Bệnh đường ruột hay còn gọi khác viêm đường ruột ở chó là căn bệnh khá phổ biến xảy ra ở động vật, nhất là đối với các chú chó còn nhỏ trong khoảng 3 – 7 tháng. Bởi khi này hệ miễn dịch của chó còn quá yếu, khó có thể kháng được căn bệnh này. Chính vì vậy mà tỷ lệ các chú chó nhỏ bị mắc bệnh đường ruột khá cao, thậm chí nhiều trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Vậy chó bệnh bị bệnh đường ruột thì có biểu hiện như thế nào và bạn phải làm gì để phòng tránh, chữa trị kịp thời cho chú cún cưng của mình khi mắc phải căn bệnh này?

1. Nguyên nhân chính gây ra bệnh đường ruột ở chó

Với các căn bệnh gặp ở động vật có rất nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy mà chủ nhân của các chú chó cần phải nắm rõ các nguyên nhân gây ra căn bệnh này để có cách phòng tránh cũng như chữa kịp hợp lý nếu mắc phải.

Một số nguyên nhân thường gặp ở các chú chó khi mắc bệnh viêm đường ruột đầu tiên phải kể đến đó là từ nguồn thức ăn. Chó nạp thức ăn vào cơ thể hàng ngày vậy nên không khó hiểu khi đây là nguyên nhân gây ra các bệnh đường ruột ở chó. Các chú chó ăn phải thức ăn bị thiu, hỏng thường xuyên và các loại thức ăn này đã bị biến đổi chất trở thành chất độc khi ăn phải sẽ gây ra viêm đường ruột chó chó

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột ở chó không thể tránh khỏi đó là do các loại virus và ký sinh trùng ngoài môi trường gây ra. Các loại virus thường gặp ở chó gây ra bệnh đường ruột bao gồm các loại như Parvorirus, khuẩn Ecoli, Leptospira,… 

Trong trường hợp chú cún cưng nhà bạn bị mắc bệnh cần đến các cơ sở khám thú y để theo dõi và xác định nguyên nhân một cách chính xác nhất. 

2. Các dấu hiệu nhận biết chó bị bệnh đường ruột dễ nhất

Không giống như người, các chú chó khi mắc bệnh sẽ không thể lên tiếng vì vậy mà chủ nhân cần có sự quan sát tỉ mỉ hàng ngày, một số biểu hiện ra bên ngoài chính là dấu hiệu cho những căn bệnh tiềm ẩn bên trong. Còn đối với chó bị bệnh đường ruột các bác sĩ đã xác nhận và khẳng định sẽ có các dấu hiệu nhận biết như sau

Đầu tiên là hiện nôn mửa và tiêu chảy: Đây được xem là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở chó. Vậy nên khi xuất hiện hiện tượng này bạn cần cho cún của mình đi khám thú y ngay để xác định xem có phải viêm đường ruột không. Vì nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước dần và ngày càng yếu ớt hơn, thậm chí sẽ dẫn đến tử vong. 

Dấu hiệu thứ 2 mà chủ nhân của cún cần chú ý đó là màu phân bất thường của cún và khi bệnh đã phát triển nặng thì có thể kèm theo máu.

Triệu chứng bệnh viêm đường ruột ở chó mà chủ nhân cần quan sát kỹ cún cưng của mình đó là bị sốt. Trong thời gian bị bệnh chó sẽ trong tình trạng luôn mệt mỏi, ủ rũ, không có sức để chơi đùa và năng động.

Ngoài ra, một số chú cún còn có biểu hiện bụng đau dữ dội, bị căng phồng lên. Trong tư thế nằm sẽ thay đổi ví dụ như hai chân trước chổng lên rất kì. 

Lời khuyên cho chủ nhân của các chú chó đó là ngay sau khi gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng này của cún cưng thì cần đi khám ngay tại cơ sở thú y gần nhất để xác định được bệnh và kịp thời chữa trị.

3. Cách chữa trị chó bị đường ruột và phương pháp phòng tránh hiệu quả

Đối với bệnh đường ruột ở chó sẽ có các giai đoạn phát triển của bệnh khác nhau và kể cả lúc chưa bị bệnh thì cũng cần có cách phòng tránh cần thiết.

3.1 Cách phòng tránh chó bệnh đường ruột

Tuy là căn bệnh phổ biến ở chó nhưng không phải là không thể tránh khỏi bệnh đường ruột. Nhưng chỉ cần chủ nhân của những chú cún biết cách phòng tránh thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa và tiết kiệm tối đa viện phí để điều trị bệnh đường ruột.

Cách phòng bệnh đầu tiên phải kể đến đó là hãy đảm bảo cún cưng của bạn được ăn chín, uống sôi, các loại thức ăn sạch đảm bảo sẽ không có loại vi khuẩn nhiễm bẩn nào có thể xâm nhập vào cơ thể chúng. Một số gia đình thường cho chó ăn thịt bò sống hoặc trứng nhưng để phòng bệnh tốt nhất thì cũng không nên.

Bên cạnh đó, việc tẩy giun định kỳ cũng cần được chủ động thực hiện cho cún sau vài tháng. Điều này sẽ giúp tránh nguy cơ ủ bệnh đường ruột từ các loại ký sinh trùng. Các bác sĩ thú y khuyến cáo nên tiêm vacxin 5,6,7 bệnh ở chó ngăn ngừa bệnh đường ruột và một số bệnh khác. 

3.2 Cách chữa trị bệnh đường ruột ở chó

Căn bệnh đường ruột ở chó trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu tiên chó bị tiêu chảy, nôn mửa dẫn đến tình trạng mất nước nhẹ thì cách giải quyết nhanh nhất đó là cho cún uống dung dịch điện giải để bổ sung muối khoáng, nước cần thiết để cải thiện năng lượng. Ngoài ra, truyền các loại dung dịch như dung dịch sinh lý mặn, sinh lý ngọt, bổ sung đạm, khoáng chất và vitamin cần thiết. Nhưng vậy tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể

Tuy nhiên, sau khi tình trạng bệnh của chó đã thuyên giảm thì bạn cũng không nên quá chủ quan vì sau đó nếu để lâu rất có thể tình trạng sẽ ngày càng nặng thêm. Chính vì thế, hãy đến bác sĩ thú y để được khám chi tiết nhất và kê đơn thuốc đầy đủ. 

Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Bệnh Hen Khẹc Ở Gà

Bệnh hen khẹc ở gà là dấu hiệu trung của những bệnh sau đây:

Bệnh CRD hay còn gọi là viêm đường hô hấp mãn tĩnh: Trường hợp này gà hen khẹc liên tục. Ngoài ra gà còn bị chảy nước mắt, lúc đầu nước mắt lỏng chảy nhiều sau đó đặc và lâu ngày có thể gây ra mù mắt. Gà bị tiêu chảy phân xanh lẫn trắng hoặc có thể gà bị viêm khớp.

Trường hớp thứ 2 có thể gà bị IB hay còn gọi là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm cũng gây ra hiện tượng hen khẹc. Gà bỏ ăn, dấu hiệu mệt mỏi, ủ rũ, thận sưng to,… Trạng thái cơ thể gà giảm sút rất nhanh. Nếu không chữa trị kịp thời tỷ lệ gà chết rất cao

Trường hợp thứ 3 có thể gà bị viêm thanh phế quản truyền nhiễm: Bệnh này chủ yếu gà ở độ tuổi hậu bị, sinh sản mắc bệnh nhiều hơn. Gà cũng có biểu hiện hen khẹc nhưng kiểm tra ở mũi và miệng có dịch nhầy màu hồng, kiểm tra vách tường hay nền chuồng có vệt mầu thâm đen.

Trường hợp thứ 4 gà có thể mắc bệnh ORT hay gọi là bệnh viêm đa xoang: Biểu hiện gà bị hen khẹc, đớp ngáp khí.

Trường hợp thứ 5 gà bị bệnh Newcastle: Dấu hiện gà hen khẹc, vảy mỏ, hay kêu toác, diều thường chướng diều đầy hơi, khi dốc ngược gà lên thấy nước có màu xám và mùi hôi.

Nếu gà nhà bà con dấu hiệu bị hen khẹc thì tìm hiểu xem bị 1 trong năm trường hợp trên để có thể điều trị đúng bệnh và kịp thời.

Tiếp theo là dùng kháng thể GUM tiêm cho đàn gà trong 3 ngày liên tục. Liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.

Sau 3 ngày tiêm kháng thể GUM dùng vaxcin ND-IB Hòa với nước cho toàn đàn uống với liều lượng gấp 2 lần tiêm phòng.

Đồng thời dùng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm ví dụ như doxy 50 hoặc doxcy 75 hoặc tymycosin hoăc tetramycin. Một trong 3 loại thuốc trên kết hợp với Flor 30 hoặc thiamphenicol 20% hoặc enrocin 10% trộn vào khẩu phần ăn hằng ngày. Cho ăn liên tục 5-7 ngày và kết hợp với vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa giúp gà mau chóng hấp thụ và hồi phục.

Chó Sơ Sinh Bị Đầy Bụng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Chó sơ sinh bị đầy bụng thì phải làm sao? Chó sơ sinh còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa được phát triển toàn diện, chính vì vậy chúng thường hay bị đầy bụng, khó tiêu là điều vẫn hay thường thấy.

Nguyên nhân chó sơ sinh bị đầy bụng

Có nhiều nguyên nhân khiến cho chó sơ sinh bị đầy bụng. Tuy nhiên sẽ có 2 nguyên nhân chính mà chúng ta vẫn thường hay thấy đó chính là:

Chó sơ sinh dưới 8 tuần tuổi, hệ tiêu hóa của chúng chưa được phát triển toàn diện. Do đó, chó thường hay bị chứng đầy bụng, khó tiêu nếu ăn phải nguồn thức ăn không đảm bảo.

Bên cạnh đó, khi nhỏ thì chó con chưa nhận thức được cơ thể lúc nào sẽ là no.

Chính vì vậy, nếu bạn để thức ăn cho chúng được sử dụng thoải mái sẽ khiến chúng có thể ăn rất nhiều trong một bữa ăn, điều này có thể dẫn đến nguy cơ bụng căng và khó tiêu.

Ngưng cho hoặc sử dụng thức ăn: Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ ngừng không cho chúng sử dụng thức ăn, để theo dõi tình hình sức khỏe của chó (khoảng 12 tiếng).

Khi thấy cơ thể chúng đã dẫn tiêu hóa hết lượng thức ăn trong bụng thì lúc này hẳn cho chó ăn lại, tuy nhiên chỉ cho ăn với số lượng nhỏ, kèm theo đó là các loại thức ăn kích thích hệ tiêu hóa như rau củ, sữa chua…

Cho chó uống nhiều nước : Điều này sẽ giúp chó dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa thức ăn, nếu sau khoảng 12h không thấy có sự thay đổi gì thì bạn nên đưa chúng tới ngay bác sĩ thú y để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Một số con chó thường uống rất nhiều nước khi bị ốm, chính vì vậy bạn có thể tăng cường bổ sung nước cho chó. Trung bình cứ khoảng 30 phút đến 1h là bạn có thể cho chúng uống nước lại, tránh để trường hợp chúng bị khô nước.

Giữ ấm cho chó: Nếu chó bạn đầy bụng, kèm theo đó là các triệu chứng bị ốm như cảm lạnh, khó chịu thì hãy dỗ dành và dùng khăn giữ ấm cho chúng. Điều này sẽ giúp chó cảm thấy được dễ chịu, thoải mái hơn.

Đưa chó tới bác sĩ: Trong trường hợp bụng chó phình to mà không có dấu hiệu suy giảm (trên 1 ngày vẫn không thấy cải thiện), lúc này bạn cần đưa ngay chúng tới bác sĩ thú y để được thăm khám. Tốt hơn hết không nên chủ quan, điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng, nguy hiểm hơn là có thể gây mất mạng.

Ngăn ngừa tình trạng chó sơ sinh bị đầy bụng

Luôn cho chó ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh: Hệ miễn dịch của chó con rất kém, chưa được phát triển toàn diện. Chính vì vậy khi cho chó con ăn hãy chọn lọc nguồn thức ăn thật kỹ, tránh sử dụng thức ăn ôi thiu làm chức ăn cho chó con, điều này không những gây hại mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của chúng.

Cho chó ăn nhiều bữa, không cho ăn quá no: Chó con lúc còn nhỏ thì số lượng bữa ăn rất quan trọng, cần cho chúng ăn nhiều bữa để dễ dàng hấp thụ, tránh trường hợp cho chúng ăn một bữa ăn quá no sẽ khiến hệ tiêu hóa không thể tiêu thụ được thức ăn.

Bạn nên chú ý quan tâm và theo dõi chó nhiều hơn, hằng ngày bạn có thể xem sức ăn của chó được bao nhiêu, từ đó chia đều cho các bữa ăn trong ngày, tránh trường hợp chó ăn quá no, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Cho chó sử dụng các loại thức ăn dễ dàng tiêu hóa. Chó con cơ thể còn yếu, hệ tiêu hóa vẫn đang được thiết lập, chính vì vậy bạn nên sử dụng các loại thức ăn giúp chó dễ dàng tiêu hóa và hấp thu, tránh sử dụng các loại đồ ăn cứng, dai.

Sử dụng các loại sữa chuyên biệt dành cho chó sơ sinh. Nếu không tự tin về nguồn thức ăn mà mình có thể chủng bị cho chó thì bạn có thể mua các loại sữa có sẵn để sử dụng.

Những loại sữa này được thiết kế theo công thức đặc biệt, chứa đựng đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng mà chó cần ở mỗi giai đoạn, chính vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng cho các bữa ăn trong ngày của chó sơ sinh.

sơ sinh luôn cần được xay nhỏ. Mỗi loại thức ăn trước khi được đưa vào bụng chó cần được đảm bảo chúng đã được xé hoặc nghiền nhỏ, không nên để miếng to, bự sẽ khiến chó khó nhai, gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn.

Chó sơ sinh bị đầy bụng là một trong những trường hợp luôn thường thấy ở chó con. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên quan tâm, chú ý đến chúng nhiều hơn. Nếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì hãy đưa ngay chúng tới ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Bị Bệnh Đường Ruột : Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Đúng Cách trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!