Xu Hướng 9/2023 # Chó Ăn Không Tiêu Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị # Top 11 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chó Ăn Không Tiêu Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Ăn Không Tiêu Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó ăn không tiêu do những nguyên nhân nào và làm sao để chữa trị khi chó ăn không tiêu và bị nôn mửa? Đây là vấn đề khá nhức đầu với các “sen” trong quá trình chăm sóc cho các “boss” nhà mình.

Cũng như ở người nếu như chó của bạn ăn quá nhiều hoặc quá ít cũng sẽ gây ra một số vấn đề cho đường ruột và dạ dày. Đặc biệt khi ăn quá nhiều thì quá trình co bóp của dạ dày diễn ra nhiều và mạnh hơn, làm cho chúng cảm thấy khó chịu. Lúc này hiện tượng nôn mửa có thể xuất hiện.

Chó ăn không tiêu cũng có thể là do chúng bị loét dạ dày. Nhiều trường hợp cún bị nôn ra thức ăn có lẫn màu vàng và xanh thì có thể là bị nôn ra dịch mật. Tình trạng này xảy ra khiến cún khó tiêu hoá được thức ăn khi ăn vào.

Khi thời tiết nóng bức và ẩm ướt cũng là lúc căn bệnh viêm dạ dày ở chó hoành hành. Bệnh xảy ra là do các loại vi khuẩn virus Parvo, Care,… xâm nhập vào hệ thống tiêu hoá và phát triển, sau đó phá hoại niêm mạc và dạ dày của chó cưng. Bên cạnh đó, khi ăn phải các loại thức ăn không hợp vệ sinh, độc hại, ôi thiu đều tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và những chỗ bị tổn thương trong dạ dày gây ra bệnh viêm ruột cấp tính.

Khi chó bị ăn không tiêu, việc đầu tiên bạn cần làm là không tiếp tục cho chó ăn để dạ dày của chúng được nghỉ ngơi. Bởi lẽ khi dạ dày hoạt động sẽ phải tiết ra dịch để giúp tiêu hoá thức ăn, dịch tiêu hoá này sẽ làm cho chó của bạn càng thêm đau nhức và khiến tình trạng trở nên xấu hơn.

Chó ăn không tiêu sẽ làm cơ thể mệt mỏi và mất nước, vì vậy cần cung cấp đủ nước sạch cho chó liên tục trong 24 giờ. Tuy nhiên lưu ý nên chia nhỏ phần nước cho mỗi lần uống vì nếu uống quá nhiều trong một lần có thể khiến chúng bị nôn ra.

Khi ăn không tiêu, chó sẽ có cảm giác đau bụng và một số con có thể sẽ cảm thấy khoẻ hơn nếu được chăm sóc bằng liệu pháp giữ nhiệt. Do đso bạn có thể dùng bình nước ấm quấn lại bằng khăn và lăn kên cơ thể của nó. Cần đảm bảo nhiệt độ không quá nóng để cún không từ chối sự chăm sóc của bạn.

Đưa chó cưng đến thăm khám thú y

Bạn cần liên tục theo dõi tình trạng của cún trong 24 giờ liền, nếu vẫn không có dấu hiệu hồi phục mà ngược lại xuất hiện các dấu hiệu như:

Nếu thấy có những dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y và đưa cún cưng đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Không cho chó ăn những thực phẩm hỏng, thực phẩm không phù hợp

Thực phẩm hư hỏng không chỉ làm chó ăn không tiêu mà còn gây ra những tình trạng nguy hiểm hơn nên bạn cần phải lưu ý. Giấu kín hoặc loại bỏ ngay các thực phẩm bị hỏng để chó không thể ăn khi bạn không để ý. Bên cạnh đó vệ sinh nhà cửa và sân vườn thường xuyên để loại bỏ hết xác sâu bọ, động vật chết,…

Không cho chó ăn quá nhiều

Nhiều người cứ nghĩ cho chó ăn càng nhiều càng nhanh lớn nhưng đây là một sai lầm lớn. Cho chó ăn quá nhiều dễ gây ra bệnh béo phì và một số căn bệnh khác như đau bụng, bội thực,… Bạn nên cho chó ăn với lượng thức ăn và chế độ ăn khoa học, hợp lý. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về chế độ ăn cho cún cưng và có những hướng dẫn cụ thể.

Khám sức khoẻ định kỳ và tiêm phòng Sử dụng thực phẩm chất lượng cao

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm dành cho chó cưng với nhiều loại khác nhau. Các loại thực phẩm rẻ tiền thường có chất lượng kém và rất khó tiêu, vì vậy bạn cần lựa chọn những loại thức ăn hảo hạng dành cho chó để đảm bảo sức khoẻ cho chúng. Ngoài ra, trước khi mua, bạn cũng nên đọc kỹ về các thành phần, hạn sử dụng và các hàm lượng có ghi trên bao bì. Thực phẩm tốt cho chó sẽ là những loại có bổ sung nhiều protein từ thịt và cá.

Bà Bầu Ăn Không Tiêu Phải Làm Sao, Cách Trị Ăn Không Tiêu Cho Mẹ Bầu

Bà bầu ăn không tiêu phải làm sao – Phụ nữ mang thai có rất nhiều vấn đề sức khoẻ phát sinh gây nên những ảnh hưởng khó chịu đến sinh hoạt hằng ngày. Trong đó có các triệu chứng bệnh về dạ dày như ăn không tiêu, đau bụng đầy bụng ợ hơi rất khó chịu. Vậy các triệu chứng bệnh này làm sao chữa khỏi.

I. Bà bầu ăn không tiêu phải làm sao để chữa khỏi – Chứng ăn không tiêu ở mẹ bầu Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn không tiêu ở mẹ bầu

Bởi vì trong suốt giai đoạn mang thai, bà bầu sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ khác nhau, nên việc xác định nguyên nhân là vô cùng quan trọng để có thể tìm được giải pháp cho vấn đề bà bầu ăn không tiêu phải làm sao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở các bà bầu, chủ yếu là những nguyên nhân sau:

– Sự thay đổi hormone: khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone có thể làm mềm, làm dãn các cơ trong hệ tiêu hoả, bao gồm van thực quản. Chính vì thế tạo điều kiện thuận lợi để axit dạ dày trào ngược lên thực quản, đặc biệt là lúc nằm. Bên cạnh đó còn khiến quá trình tiêu hoá thức ăn bị chậm đi, xuất hiện tình trạng dư axit, gây ra chứng khó tiêu, ợ nóng.

– Tác dụng phụ của việc bổ sung sắt: cơ thể các thai phụ cần một lượng nước lớn để có thế hấp thụ được những khoáng chất có trong các loại viên sắt. Nhưng không phải bà bầu nào cũng uống đủ và cũng do các khoáng chất này không được cơ thể hấp thụ và đào thải ra ngoài gây gánh nặng cho hệ tiêu hoá, dẫn đến tình trạng khó tiêu hoặc táo bón.

– Sự phát triển của thai nhi: tình trạng khó tiêu ở các bà bầu cũng có thể là kết quả khi thai nhi phát triển, chiếm những khoảng trống của đại tràng và đường ruột. Khi đó các chất thải sẽ khó đi qua đường ruột để thải ra ngoài gây chướng bụng, đầy hơi ở bà bầu.

– Chế độ ăn uống không hợp lý và sự thay đổi tâm lý: các mẹ bầu nếu thường ăn khá nhiều hoặc ăn nhanh hay ăn uống những loại thức ăn, đồ uống ít chất xơ khó tiêu hoặc căng thẳng, lo âu cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu hoặc táo bón.

II. Bà bầu ăn không tiêu phải làm sao? Những cách chữa trị hiệu quả 1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Đối với các bà bầu thì việc ăn uống hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên thời gian mang thai, các bà bầu cũng phải kiêng cử nhiều thứ đôi khi khiến việc cung cấp dinh dưỡng ko đều gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá. Vì thế các chị em có thể kiêng cử trong khoảng 3 tháng đầu, đến các tháng sau thì có thể ăn uống thoải mái hơn, không cần quá khắc khe.

Tốt nhất bạn hãy chia nhỏ những bữa ăn thành 6 bữa phụ, không nên ăn quá nhiều cùng lúc. Trong khẩu phần ăn nên bổ sung đầy đủ đạm từ thịt, cá, trứng, sữa cùng các vitamin, khoáng chất từ trái cây, rau. Đặc biệt hãy dùng các thực phẩm nhiều chất xơ để giúp đường ruột tiêu hoá tốt hơn, tránh khó tiêu, táo bón.

Thêm vào đó các bà bầu hãy ăn đúng cách, ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế việc nuốt nhiều không khí vào dạ dày gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Hạn chế dùng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, các thức ăn khó tiêu, đồ uống có gas, có cồn như cà phê, rượu, bia, trà đặc…

2. Khi bà bầu ăn không tiêu phải làm sao? Các mẹo chữa tại nhà

Đây là một thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hoá giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu do bị đầy bụng, khó tiêu. Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị khó tiêu bạn nên ăn đu đủ bởi nó rất lợi tiểu do đó có thể bài tiết nước ra khỏi cơ thể, nhanh chóng xoá đi cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Tuy nhiên hãy chọn đu đủ chín, bà bầu tuyệt đối không được ăn đu đủ xanh sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Một cốc nước ép cà rốt dùng khi đầy bụng sẽ giúp bạn thoải mái hơn, không còn cảm giác chán ăn nữa. Bởi trong cà rốt có các tinh chất kháng viêm giúp hoạt động của hệ tiêu hoá tốt hơn, ngoài ra cũng kích thích sự tiết dịch vị đẩy nhanh quá trình tiêu hoá cho bà bầu. Nếu không thích nước ép bạn có thể nấu cháo loãng với cà rốt và ăn nhẹ để giải quyết hiện tượng này. Cách này cũng giúp bạn bồi bổ cho cơ thể hiệu quả đấy.

Nếu bạn đang thắc mắc bà bầu ăn không tiêu phải làm sao thì nước chanh nóng cũng là một giải pháp mà bạn nên thử để khắc phục chứng khó tiêu. Bạn hãy dùng 1 muỗng nước cốt chanh pha loãng với nước ấm rồi uống trước bữa ăn, có thể cho thêm 1 ít muối. Cách này sẽ giúp giải quyết chứng khó tiêu nhanh chóng, thậm chí còn có tác dụng chống lại các vi khuẩn có hại trong thực phẩm khi nấu ăn.

Chứng khó tiêu đầy bụng ở bà bầu nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi. Vì thế hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn không tiêu phải làm sao.

Ăn Không Tiêu Phải Làm Sao

Ăn không tiêu phải làm sao

Ăn không tiêu phải làm sao? Ăn không tiêu là hiện tượng rối loạn tiêu hóa với các cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên. Ăn không tiêu khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu với các triệu chứng điển hình như chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, trào ngược, đầy bụng, nóng bụng… do thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa.

Ăn không tiêu là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu

Nguyên nhân do thói quan sinh hoạt

Thói quen ăn uống: Ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh… cùng một lúc, ăn nhanh, nhai không kỹ tạo gánh nặng lên dạ dày, thói quen xem phim làm mất tập trung, vừa ăn vừa nói chuyện nuốt quá nhiều không khí gây đầy hơi chướng bụng.

Ngoài ra ăn nhiều thành phần chứa nhiều chất béo khiến dạ dày bị quá tải , phải hoạt động với công suất lớn hơn, khó khăn trong quá trình tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa làm việc chậm chạp hơn bình thường, từ đó gây tình trạng khó tiêu.

Ăn không tiêu phải làm sao?

Ảnh hưởng tâm lý: Thường xuyên stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài rất dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, làm việc không hiệu quả gây nên tình trạng ăn không tiêu đầy hơi.

Lạm dụng thuốc tây: Sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh liều cao, thuốc giảm đau… có thể gây tác dụng phụ khiến người bệnh ăn không tiêu khó thở, đầy hơi, khó chịu.

Thói quen xấu: Thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, hút thuốc là nhiều… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ăn không tiêu đầy hơi.

Nguyên nhân do bệnh lý

Sỏi mật: Sỏi là vật rắn hình thành trong túi mật, khiến cơ quan này không có khả năng tiết ra các chất tiêu hóa thức ăn trong ruột non. Ăn không tiêu, khó tiêu hóa chính là một trong những dấu hiệu bệnh.

Đại tràng co thắt: Tình trạng rối loạn chức năng đại tràng có thể khiến người bệnh đối mặt với triệu chứng ăn không tiêu, đầy hơi, táo bón, chướng bụng, tiêu chảy, thường xuyên đau bụng….

Trào ngược dạ dày: Cơ thực quản mở ra và đóng lại khi thức ăn di chuyển vào dạ dày. Nếu ăn quá nhiều mà chiếc “nắp” này lại hoạt động quá yếu thì sẽ khiến thức ăn, acid, pepsin, dịch vị dạ dày trào ngược trở lại gây hiện tượng ợ chua, ợ hơi, đắng miệng, ăn không tiêu.

Những bệnh lý có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn không tiêu

Viêm loét dạ dày: Triệu chứng ăn không tiêu là một trong những dấu hiệu phổ biến của người bị viêm loét dạ dày, kèm theo các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, chán ăn…

Ung thư dạ dày: Ung thư là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người. Khi gặp các triệu chứng như đầy đụng, căng bụng, đau bụng, ăn không tiêu, sụt cân, chán ăn, đi ngoài phân đen… thì lúc này tế bào ung thư có thể đã xâm nhập vào lớp niêm mạc dạ dày.

Ăn không tiêu nên làm gì

Điều trị ăn không tiêu

Sử dụng thuốc: Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ cơ đơn các thuốc như thuốc tiêu hóa, chống đầy hơi hoặc điều hòa co bóp dạ dày.

Ăn uống, sinh hoạt điều độ để cải thiện ăn không tiêu Phòng ngừa ăn không tiêu

Uống ít nhất mỗi ngày 2 lít nước

Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và chất xơ như trái cây, rau xanh tốt cho tiêu hóa

Ăn chậm, nhai kỹ, chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ

Tránh các loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa

Hạn chế đồ uống có gas hoặc có cồn

Không nên ăn trước khi đi ngủ vì có thể khiến hệ tiêu hóa quá tải

Ngủ đủ giấc, tăng cường vận động.

Chó Poodle Kén Ăn Phải Làm Sao Và Nguyên Nhân

Chó Poodle kén ăn do thay đổi môi trường sống đột ngột

Thay đổi môi trường sống đột ngột là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng kén ăn ở chó Poodle. Chẳng hạn như chủ nhân vừa mua chú chó từ cửa hàng thú cưng về nhà để chăm sóc hoặc gửi Poodle cho người lạ một thời gian. Lúc này chúng sẽ có xu hướng ăn ít thậm chí là bỏ bữa.

Thay đổi môi trường sống, cách dạy dỗ hay thay đổi chủ nhân tác động lớn đến tâm lý của thú cưng Poodle. Chúng sẽ có cảm giác sợ sệt, buồn bã và lạ lẫm ở một môi trường mới. Tình trạng này sẽ diễn ra tạm thời và dần dần chuyển biến tích cực hơn sau khi Poodle thích nghi và hòa nhập được với những cái mới.

Chó Poodle kén ăn do tâm lý hoặc thói quen

Poodle là một giống chó thông minh nên chúng biết phân biệt thức ăn ngon hay dở. Nếu như một chú chó đã quen được nuông chiều với nhiều bữa ăn ngon và những món đặc biệt thì khi thay đổi khẩu phần ăn khác đi chúng sẽ kén ăn ngay.

Cũng có nhiều chú chó ngay từ đầu đã có thói quen biếng ăn, kén chọn đồ ăn thì sẽ rất khó thay đổi. Điều này phụ thuộc nhiều vào thói quen và tính cách của chúng.

Chó Poodle bỏ ăn do mắc bệnh lý

Bị bệnh giun: Giun khiến cơ thể của chúng mệt mỏi, nặng bụng và có cảm giác không thèm ăn. Bị bệnh giun thường dễ gặp phải ở những chú Poodle dưới 2 tháng tuổi.

Bị đau răng: Đau răng khiến Poodle khó nhai thức ăn, chảy nước dãi và trở nên kén ăn. Đau răng có thể do mọc răng, gãy răng, đau lợi, hóc xương…

Bị căng thẳng: Căng thẳng khiến cho chú chó bị mất ngủ, tính tình thất thường và trở nên chán ăn.

Bị bệnh đường tiêu hóa: Poodle rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như viêm ruột, đầy hơi, khó tiêu… nên kén ăn cũng là điều dễ hiểu.

Chó Poodle kén ăn do thức ăn không hợp

Thức ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kén ăn ở chó Poodle. Có thể là thực đơn hằng ngày cứ lặp đi lặp lại khiến chú chó cưng cảm thấy nhàm chán và bỏ bữa. Ngoài ra, khứu giác nhạy bén giúp Poodle nhận ra thức ăn bị ôi thiu, bị biến chất, hết hạn… và chúng sẽ không dám ăn những món ăn này.

Nhiều khi bạn chuyển sang thức ăn khô đột ngột quá làm chó Poodle chưa thích nghi kịp dẫn đến việc chó kén ăn hơn.

Chó Poodle kén ăn phải làm sao? Cách xử lí tại nhà khi chó Poodle kén ăn

Nếu như bạn mua chó Poodle từ cửa hàng hay nhận nuôi từ chủ cũ thì đừng quên hỏi kỹ về sở thích, thói quen sinh hoạt, chỗ nằm, ăn uống… của nó. Điều này giúp tạo cảm giác thân quen cho Poodle để nó dễ dàng thích nghi.

Tạo thói quen ăn uống tích cực cho Poodle bằng việc cố định thời gian bữa ăn hợp lý, không nên nuông chiều kéo dài thời gian ăn uống.

Không nên cho Poodle ăn vặt lung tung trước các bữa ăn chính bởi sẽ khiến chúng no, buồn miệng không muốn ăn tiếp.

Sắp xếp cho Poodle một chỗ ở yên tĩnh, thoải mái và tránh bị làm phiền.

Tránh thay đổi đột ngột các loại thức ăn của Poodle (từ loại này sang loại khác, từ đồ khô sang đồ ướt, mặn sang ngọt… ). Thay vào đó hãy thay đổi dần dần cho đến khi nó hoàn toàn thích nghi được.

Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho chó cưng Poodle bằng việc chơi đùa, đi dạo mỗi ngày.

Đưa chó Poodle đến gặp bác sĩ thú y

Chó Poodle kén ăn phải làm sao? Nếu như chó Poodle nhà bạn có dấu hiệu kén ăn do bệnh lý thì bạn không nên giải quyết tại nhà mà nên đưa đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ có đơn thuốc, tiêm kèm theo tư vấn chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý.

Tuy nhiên bạn cũng nên lựa chọn đơn vị thú y uy tín và chất lượng để đảm bảo chú chó Poodle nhà bạn được kiểm tra và chăm sóc tốt nhất. Nếu như quý khách đang phân vân tìm kiếm thì IU Pets là địa chỉ bạn nên ưu tiên. IU Pets cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc hàng đầu cho thú cưng.

Nguyên Nhân Và Chữa Trị Chó Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

1. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở chó

Các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó có thể bao gồm các biểu hiện như: chảy nước dãi, tiêu chảy, táo bón, nôn hoặc ói mửa có thể ra máu hoặc không, bỏ ăn, đi ngoài chảy máu, đau bụng và đầy bụng, sốc và mất nước.

Ngoài ra chó bị tiêu chảy có thể do một số vi-rút gây ra (ví dụ như canine parvovirus, coronavirus, rotavirus).

VD như trường hợp: Trẻ sơ sinh có thể bị tiêu chảy trong khi chúng được cho bú sữa mẹ nhưng vẫn bị bệnh tiêu chảy vì không thể tiêu hóa lactose. Để biết chó có bị rối loạn tiêu hóa hay không các bạn có thể theo dõi qua màu phân, số lượng phân, tần suất đi ngoài của chó.

+ Nếu chó đi ngoài phân màu đen nghĩa là có thể chó bị chảy máu trong dạ dày hoặc ruột non

+ Bụng chó bị cương cứng, phồng to lên so với bình thường có thể chó bị đầy hơi do tụ khí, tụ nước của thực phẩm nào đó khi chó vô tình ăn vào và gây lên.

+ Chó chó ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa

+ Chó bị đau bụng là một biểu hiện của việc rối loạn tiêu hóa cách phát hiện tốt nhất là chó có các biểu hiện như rên rỉ, tư thế nằm không bình thường. Những nguyên nhân khiến chó, mèo bị rối loạn tiêu hóa đó là:

+ Chó bị rối loạn tiêu hóa thường do thức ăn đi vào đường ruột không đảm bảo như chó ăn phải: rác thải, phế liệu, dị ứng thực phẩm, thức ăn ôi thiu hết hạn sử dụng.

+ Chó bị nhiễm Virus như parvovirus hoặc coronavirus , thường lây lan qua tiếp xúc với phân từ một con chó khác bị nhiễm bệnh.

+ Nhiễm vi khuẩn như Campylobacter, Salmonella, E. coli, Clostridia, có thể bị nhiễm bệnh qua ngộ độc thực phẩm và có thể lây truyền từ động vật sang người.

+ Ký sinh trùng và giun trong đường ruột gây lên

+ Chó bị viêm tụy do một đường tiêu hoá bị viêm, bởi thuốc men hoặc do chó được bổ sung quá nhiều chất béo trong các bữa ăn.

Chó bị rối loạn tiêu hóa khi đến khám ở bác sĩ thu ý sẽ thường bị các bệnh sau:

+ Viêm dạ dày – ruột cấp: Viêm hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa chủ yếu là dạ dày và ruột. Viêm dạ dày ruột cấp thường gây ra bởi ăn thức ăn hư hỏng hoặc ôi, thức ăn có chất béo cao , nuốt vật lạ, ăn thực vật độc hại, ký sinh trùng bên trong, căng thẳng, dị ứng thực phẩm hoặc các chất không dùng làm thực phẩm cho chó..

+ Viêm đại tràng: Viêm đại tràng là một chứng viêm cấp tính hoặc mãn tính của màng đệm đại tràng. Thường xảy ra do giun sán (một ký sinh trùng), khối u hoặc polyps, sự thay đổi thức ăn, dị ứng (kể cả thức ăn), nuốt phải vật lạ và một số bệnh khác. Viêm đại tràng phổ biến hơn ở những con chó dưới 5 tuổi và gây ra chứng viêm ruột thừa, dẫn đến chó bị tiêu chảy có thể chứa chất nhầy và máu.

+ Táo bón: Nguyên nhân chính như chó không được tập thể thao thường xuyên, chó bị mất nước và ăn những vật liệu không hấp thụ được như xương hoặc các vật lạ khác, hoặc thực phẩm có chất xơ rất thấp.

Tiêu chảy: Nguyên nhân do chó bị nhiễm trùng, ký sinh trùng bên trong ruột, căng thẳng, thay đổi thức ăn cho chó, phế phẩm hoặc đồ ăn nhẹ phong phú, ăn thức ăn hư hỏng từ rác thải và rối loạn chức năng cơ thể.

Viêm tụy: Viêm hoặc nhiễm trùng tụy (một đờm thon dài, nằm phía sau dạ dày). Nguồn gốc thường không được biết. Các nguyên nhân tiềm ẩn là cho ăn thức ăn giàu chất béo hoặc thực phẩm giàu chất béo, nhiễm trùng, bệnh tật hoặc chấn thương.

Thiếu tụy ngoại trú: Nguyên nhân này được cho là do bạn cho chó đưa vào chế độ giảm cân làm tăng sự thèm ăn của chó do bị thiếu chất và nhịn đói.

Ruột non bị giảm khả năng hấp thụ chất: Viêm ruột non làm suy yếu sự hấp thu chất dinh dưỡng và dẫn đến tiêu chảy liên tục, khiến chó giảm cân và ăn không ngon.

2. Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở chó

Từ lúc chó bị rối loạn tiêu hóa đến các biểu hiện xuất hiện ra ngoài thường diễn ra trong vòng vài ngày nên rất khó phát hiện chính vì thế mà người nuôi chó nên để ý đến hệ tiêu hóa của chó và các biểu hiện của chó thường xuyên hơn.

Để phòng ngừa chó bị tiêu hóa các bạn nên chó chó ăn đúng bữa, đủ chất, ăn thực phẩm sạch sẽ và được nấu chín, cho chó tập thể dục thường xuyên. Khi thả chó nên chú ý không để chó ăn các đồ vật linh tinh và vui đùa cùng các chú chó đang nhiễm bệnh.

Đồng thời tẩy giun chó chó thường xuyên hơn. Nếu bạn phát hiện chó bị rối loạn tiêu hóa nặng có các biểu hiện tiêu chảy ra máu thì nên đưa đến bác sĩ thu ý thăm khám và chữa trị.

Lưu ý: không nên cho chó ăn: Kẹo, socola, kem …

Chó Kén Ăn Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Chó “Kén Ăn”

I. Nguyên nhân khiến chó “kén ăn”

Kén ăn khác hẳn hoàn toàn với bỏ ăn. Khi chó bỏ ăn, bất cứ thức ăn gì chúng cũng không ăn, kể cả món khoái khẩu của mình. Còn với việc kén ăn, có nghĩa là chó đang đòi hỏi giữa các loại thức ăn, nếu không phải món chúng muốn chúng sẽ không ăn.

Có hai nguyên nhân chủ yếu khiến chó kén ăn:

1. Nguyên nhân thứ nhất: do bệnh lí:

chó có thể kén ăn hơn khi cơ thể chúng không khỏe, đặc biệt khi chúng bị nhiễm giun sán hoặc bị tiêu chảy. Khi gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như thiếu các các loại men trong ruột, khiến chó không tiêu hóa được một số chất trong thức ăn, cơ thể chó sẽ phát sinh phản ứng lựa chọn, chúng sẽ không ăn các loại thức ăn mà khiến chúng khó tiêu.

2. Nguyên nhân thứ hai: do tâm lí

Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên phản ứng kén chọn trong thức ăn của chó. Thông thường, tình trạng này xảy ra phổ biến hơn với những chú chó được chủ yêu chiều, cưng nựng và sống trong điều kiện đầy đủ nhất.

Dù cho cơm có thịt, cá đầy đủ hay thức ăn khô cao cấp chúng vẫn bỏ lơ, không thèm đả động. Nhất là khi hằng ngày chúng được ăn những thức ăn ngon, đến khi bạn hạ chất lượng bữa ăn xuống một tí là chúng sẽ phản ứng có điều kiện: bỏ ăn.

Như vậy, để giải quyết việc chó kén ăn cần dựa vào nguyên nhân cụ thể. Nếu chó kén ăn do bệnh lí mà chưa xác định được thì bạn nên đưa chúng đến phòng khám để được tư vấn cụ thể hơn. Còn với những chú chó kén ăn do đang trong quá trình hồi phục sức khỏe sau chấn thương hoặc vết mổ,…thì bạn nên động viên chúng ăn dần dần, không nên ép chúng ăn.

Riêng với những chú chó kén do tâm lí thì chỉ có duy nhất một cách đó là xiết mạnh kỉ luật. Cụ thể:

Bữa 1: Bạn cho chó ăn thức ăn với khẩu phần như bình thường, chỉ cho ăn những món đơn giản, bình dân (hoặc thức ăn khô tầm trung). Nếu trong 10 phút chó không ăn thì bạn mang bỏ đồ ăn đi.

Bữa 2: Giảm 50% lượng thức ăn so với bữa 1. Nếu chó vẫn không ăn thì tiếp tục mang bỏ đi. Còn nếu chó bắt đầu ăn thì cần chú ý đến mức độ ăn của chúng xem ăn ít hay nhiều.

Nếu chó ăn nhiều, ăn hết, thì bữa 3 vẫn giữ nguyên khẩu phần này để chó biết cảm giác đói.

Nếu chó ăn ít, ăn nhưng không ngon, giữ nguyên khẩu phần như vậy ở bữa 3 để đánh giá tiếp.

Nếu chó không ăn, thì bữa 3 giảm tiếp 50% lượng thức ăn so với bữa 2. Làm tương tự.

Khi chó chịu đựng đến giới hạn, chúng sẽ biết cảm giác đói và tự khắc hết kén chọn thức ăn.

Ngoài ra, nếu muốn quá trình đơn giản và nhanh chóng hơn, bạn có thể đưa chúng đến nhờ bác sĩ thú y cho thuốc kích thích thèm ăn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Ăn Không Tiêu Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!