Xu Hướng 12/2023 # Chó Alaska Ăn Gì? Tìm Hiểu Cách Nuôi Chó Alaska Ở Việt Nam # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chó Alaska Ăn Gì? Tìm Hiểu Cách Nuôi Chó Alaska Ở Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Alaska là một giống chó kéo xe nổi tiếng và thường sinh sống tại các vùng lạnh giá. Khi về Việt Nam, để thích nghi với khí hậu của nước ta chúng đã phải thay đổi khá nhiều về sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng.

Lượng thức ăn của chó Alaska thay đổi theo từng giai đoạn và độ tuổi. Vì vậy, bạn cần cân đối và sắp xếp khẩu phần ăn sao cho phù hợp. Cụ thể:

– Dưới 2 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, thức ăn chủ yếu là sữa của chó mẹ. Do đó, bạn hãy chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng cho chó mẹ trong thời gian nuôi con. Từ 1 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho chó ăn thêm các loại cháo thịt băm mềm. Hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp bổ sung dinh dưỡng và tập thói quen tiêu hóa thức ăn cho dạ dày của chó con. Đây là cách nuôi chó Alaska con mà bạn cần lưu ý.

– Từ 2 đến dưới 6 tháng tuổi: Thức ăn chủ yếu của chó trong giai đoạn này là các loại cơm trộn thịt mềm, trứng gà và đồ khô mềm. Đồng thời, bạn cũng nên tăng dần độ cứng của thức ăn trong thực đơn để giúp chó con phát triển về răng và cơ nhai. Ví dụ: Thay vì sử dụng thịt băm để trộn, bạn có thể cho thịt miếng to kèm các loại đồ khô có độ cứng vừa phải. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, chó con rất dễ mắc các chứng bệnh đường ruột nên bạn có thể bổ sung men tiêu hóa vào thực đơn để phòng tránh để hỗ trợ.

– Từ 6 tháng tuổi trở lên: Chó Alaska ở giai đoạn này đã sắp trưởng thành, bạn có thể giảm bớt lượng bữa ăn hàng ngày xuống. Thay vào đó bạn hãy tăng cường các chất dinh dưỡng có trong thực đơn như canxi, một số loại rau củ, xương động vật và thịt miếng to. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung trứng vịt lộn trong thực đơn để chó Alaska có bộ lông dày, mềm mượt và đẹp hơn.

2. Những loại thực phẩm kiêng kị với chó Alaska

Bên cạnh những lưu ý về chó Alaska ăn gì, bạn cũng cần phải biết những loại thức ăn không nên cho chúng ăn để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng. Cụ thể:

– Chất kích thích: Loại thực phẩm này cực kỳ nguy hiểm đối với những chú chó do khả năng gây nghiện. Chất kích thích sẽ khiến chúng ngất xỉu hoặc thậm chí đột tử đối với bất kỳ chú chó ở độ tuổi nào.

– Thức ăn chứa nhiều chất béo: Khi cho chó ăn quá nhiều thức ăn chứa chất béo sẽ khiến chúng bị béo phì và mắc bệnh đường ruột. Vì vậy, bạn không nên cho chó ALaska ăn bất cứ loại mỡ gì.

– Các loại xương: Những thức ăn này có thể gây hóc, nhất là xương cá. Nếu muốn cho chó Alaska ăn những thức ăn này thì bạn cần nghiền nhỏ hoặc xay nát để chúng ăn dễ hơn và không bị hóc cũng như tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Đồ ăn chua đã lên men: Bạn không nên cho những loại thực phẩm này vào khẩu phần thức ăn của chó Alaska. Bởi chúng sẽ gây ra những rối loạn về đường tiết niệu và hệ tiêu hóa.

– Đồ ăn mốc, ôi thiu: Thức ăn đã bị hư hỏng sẽ chứa các vi khuẩn và nấm gây hại. Vì vậy, khi cho chó Alaska ăn gì, bạn hãy kiểm tra thức ăn của chúng thật kỹ để loại bỏ những thức ăn không còn đảm bảo.

– Sữa hoặc các sản phẩm từ sữa: Bạn nên hạn chế đưa loại thực phẩm này vào thực đơn của chó Alaska, bởi có thể gây dị ứng và các bệnh tiêu chảy khác.

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của chó Alaska mà bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khác nhau cho chúng. Không nên cung cấp lượng thức ăn quá nhiều hay quá ít vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.

Thịt là thức ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của chúng, đặc biệt là thịt bò. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các chất dinh dưỡng bằng những loại thực phẩm khác như rau củ hay các loại hải sản.

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, với khí hậu ấm áp quanh năm. Tuy nhiên, đây chính là vấn đề khó khăn đầu tiên khi nuôi chó Alaska. Với bộ lông dày 2 lớp của chúng có tác dụng chống lại sự lạnh giá của băng tuyết. Thế nhưng, khi ở nước ta, bộ lông này lại gây nên hiện tượng sốc nhiệt cho chúng.

Để giải nhiệt cho chó Alaska, bạn hãy tỉa bớt lông của chúng mỏng đi và nên tắm cho chúng mỗi ngày. Bên cạnh đó, vào những ngày thời tiết nắng nóng, bạn hãy cho chúng ở trong phòng có điều hòa.

Bạn nên để chuồng nuôi ở nơi thoáng mát và vệ sinh sạch sẽ khay ăn mỗi ngày để tránh vi khuẩn sinh sôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Khi tắm nên để ý vệ sinh các vùng khó nhìn như kẽ nách, kẽ chân, lỗ tai để tránh các loại ký sinh như ve chó, bọ chét, rận…

Sau khi tắm nên sấy khô và tránh để lông ẩm gây mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên tắm thường xuyên mà chỉ tắm chó chúng 1 – 2 lần/ tuần. Nếu lông chỉ bị bẩn nhẹ thì chỉ nên dùng khăn ướt để lau, không cần tắm.

Tiêm phòng chính là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm cho chó Alaska. Bạn có thể mang chó Alaska đến các bệnh viện thú y để đăng ký và nhận lịch tiêm phòng định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho chúng.

Tìm Hiểu Về Chó Alaska, Giống Chó Cảnh Được Yêu Thích Nhất Việt Nam

Nguồn gốc

Chó Alaska có nguồn gốc từ Bắc Cực, được người dân vùng vịnh Kotzebue phát hiện và dùng nó để kéo xe. Sau đó giống chó này được người dân lai tạo, cải thiện sức bền và hình dáng cơ thể. Năm 1935, Mỹ công nhận Alaska là giống chó của họ khi Kotzebue trở thành một tiểu bang của Mỹ.

Tính cách của chó Alaska

Giống chó Alaska là giống chó được mệnh danh là giống chó thông minh nhất thế giới. Alaska có tính cách gần gũi, hiền lành mặc dù ngoại hình của nó có phần hung dữ. Nhưng bạn đừng để ngoại hình của em ấy đánh lừa thật ra em ấy rất hiền đó.

Có tính trung thành cao

Alaska rất trung thành với chủ, là một chú chó có tình cảm đặc biệt với con người.

Yêu quý trẻ em

Chó Alaska thuần chủng rất thích nô đùa và yêu quý trẻ em. Vì thế nếu bạn muốn nuôi một thú cưng trong nhà thì em ấy là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Nhanh nhẹn, hoạt bát

Do đặc điểm là loại chó lao động và làm việc theo bầy đàn nên Alaska rất thích chạy nhảy, khám phá thế giới xung quanh. Chúng thích nhất là được làm việc nên khi bạn giao việc cho Alaska làm nó sẽ rất thích thú.

Có trí nhớ tốt Đặc điểm về ngoại hình của giống chó Alaska

Alaska là loại chó cảnh đang được giới trẻ Việt Nam vô cùng yêu thích. Vậy giống chó này có đặc điểm ngoại hình như thế nào?

Chiều cao và cân nặng

Vốn là giống chó có nguồn gốc đến từ Bắc Cực và được dùng chủ yếu để kéo xe nên Alaska có khung xương lớn, chắc khỏe. Đặc biệt là phần xương và các khớp chân của Alaska rất phát triển. Chiều cao trung bình của chó Alaska vào khoảng từ 56-66 cm. Cân nặng trung bình của giống chó này cũng rơi vào khoảng tầm 36-43kg. Chó Alaska có tuổi thọ trung bình từ 10-14 năm tuổi.

Đối với bất kỳ một giống chó cảnh nào cũng thế, bộ lông là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó vừa là đặc điểm nhận dạng vừa là điểm thu hút của mỗi giống chó. Chó Alaska có bộ lông dày chia thành hai lớp. Lớp lông bên ngoài bóng không thấm nước. Còn lớp lông bên trong mềm, mịn như lông cừu để giữ ấm.

Màu lông của loại chó này rất đa dạng gồm các màu như: xám trắng, xám lông chồn, đen trắng hoặc có thể là một màu trắng như tuyết. Nhưng điểm bất di bất dịch ở chó Alaska chính là phần mõm và phần chân lông sẽ luôn là màu trắng. Đây là điểm đặc biệt nhận dạng giống chó cảnh này bạn có thể lưu ý.

Khuôn mặt và mắt Giống chó Alaska có những loại nào?

Alaska là giống chó cảnh nổi tiếng trên thế giới. Giống chó này được AKC (Hiệp hội chó Hoa Kỳ) chia ra làm ba loại chính: Standard, Large Standard, Giant.

Giống chó Giant Alaska

Giống chó này ra đời cách đây 500 năm và có kích thước lớn nhất trên thế giới. Theo tiêu chuẩn của AKC thì Giant Alaska có chiều cao tiêu chuẩn trên 73cm và cân nặng trên 45 kg. Một số trường hợp đặc biệt giống chó này có thể cao đến 1m và nặng 80kg. Với kích thước cơ thể lớn như vậy Giant Alaska đã ghi tên mình trở thành giống chó khổng lồ lớn nhất hành tinh.

Giống chó Alaska Standard

Alaska Standard có chiều cao và cân nặng khiêm tốn hơn so với Giant Alaska. Cân nặng trung bình của nó chỉ vào khoảng từ 32-43kg. Giống chó này rất phổ biến tại Việt Nam và được người Việt vô cùng yêu thích đặc biệt là các bạn trẻ.

Giống chó Alaska Large Standard

Dòng chó Alaska Large Standard này có kích thước cơ thể lớn hơn Alaska Standard và nhỏ hơn Giant Alaska.

Giống chó Alaska ăn gì? Cách chọn thức ăn như thế nào?

Để chó Alaska được khỏe mạnh bạn nên cho em ấy một chế độ ăn uống hợp lý. Vậy giống cho này ăn thức ăn gì? Cách chọn thức ăn cho nó như thế nào?

Thức ăn đóng gói

Khi bạn nuôi chó Alaska để tiện và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì bạn nên lựa chọn thức ăn đóng gói sẵn. Loại thức ăn này sẽ giúp bạn đỡ tốn thời gian chăm sóc và rất sạch sẽ. Thức ăn cho chó Alaska có hai dạng chính là dạng khô và dạng ướt. Nhưng khuyên bạn nên chọn thức ăn khô vì chúng giúp giữ răng miệng sạch và đầy đủ dinh dưỡng hơn. Bạn có thể dùng dạng ướt để đổi bữa cho đỡ nhàm chán cũng được.

Thức ăn tự nấu

Tuy nhiên để bữa ăn của em ấy thêm phần phong phú và đa dạng thì bạn có thể chuẩn bị thức ăn tự nấu từ thịt và nội tạng.

Khi cho chó ăn bạn nên lưu ý là không được cho chó ăn đồ ăn sống, nên cho ăn theo bữa và giữ một chế độ ăn uống hợp lý.

Tìm Hiểu Cách Nuôi Chó Bully, Mua Chó Bully Giá Bao Nhiêu Ở Việt Nam ?

Sự ra đời của “giống chó” American Bully

Bully được tin là xuất hiện trong khoảng từ năm 1995 – 2000, là kết quả của sự lai tạo giữa chó Pitbull vs Staffordshire Terrier (2 giống chó họ Pitbull), và có thể có sự đóng gop gen từ English Bulldog, tuy nhiên nguồn gen chủ yếu là từ Pitbull. Mục đích của việc lai tạo này là tạo ra giống chó mang các đặc điểm ngầu và dữ tợn của pitbull nhưng lại hiền lành hơn, an toàn hơn để nuôi trong khu dân cư đông đúc. Kết quả vượt hơn cả mong đợi khi Bully ra đời với vẻ ngoài hung dữ hơn, ngầu hơn nhưng lại hiền lành hơn khá nhiều so với tổ tiên của mình.

Tuy nhiên hiện nay, hệ gen của Bully được coi là chưa ổn định, tình trạng chó Bully con sinh ra (có bố mẹ đều là Bully chuẩn) mang các đặc điểm chủ yếu của Pitbull vẫn khá phổ biến nên hầu hết các tổ chức chó giống lớn trên thế giới chưa công nhận Bully là một giống chó đầy đủ, mà chỉ coi là chó lai của Pitbull. Một vài tổ chức tại Mỹ đã đưa ra những tiêu chuẩn đầu tiên về Bully nhưng chưa phải là chính thống. Sẽ cần mất thêm nhiều thời gian nữa để chọn lọc và tinh chỉnh hệ gen trước khi Bully được công nhận là một giống chó độc lập.

Hiện Bully đang được nuôi phổ biến nhất tại Mỹ, nhiều trại chó Bully được lập lên, các trại chó Pitbull lớn cũng bắt đã nhân giống Bully để thỏa mãn cơn sốt Bully tại nước này. Bully bắt đầu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam vào khoảng năm 2012, hiện đang được nhiều trại chó nhập về (từ Thái hoặc Mỹ) để nhân giống.

Chó Bully giá bao nhiêu ở Việt Nam

So với năm 2012 – 2013, hiện giá chó Bully ở Việt Nam đã bắt đầu hạ nhiệt và trở dần trở về với giá trị thật của chúng, những chú chó đẻ tại nhà, không giấy tờ đã có giá từ 7.5 – 9 triệu. Những em nào đẹp từ bé, ngực sát đất, chân ngắn, cơ bắp giá sẽ cao hơn nhiều, tùy đặc điểm từng em mà định giá. Những chú chó Bully có nguồn gốc rõ ràng, giấy tờ đầy đủ, bố mẹ được nhập trực tiếp từ Thái Lan thì giá sẽ cao hơn, thường trên 15 triệu / em. Những bé có bố mẹ được nhập từ Mỹ giá sẽ còn cao nữa, phải tới 20 – 25 triệu / em.

Giá trên là những em Bully con tầm 2.5 – 4 tháng tuổi, còn những chú chó Bully trưởng thành để làm giống nhập từ Thái thường có giá trên 30 triệu, còn nhập từ Mỹ thì thường không dưới 2500$. Những em này thì có giấy tờ và gia phả đầy đủ, tuy nhiên với chó Bully thì giấy tờ không hoàn toàn phản ánh chất lượng do Bully hiện chỉ được công nhận bởi các hiệp hội chó không chính thống, các tiêu chuẩn về chó Bully thuần chủng cũng chưa rõ ràng.

Thường thì Bully cái sẽ đắt hơn đực 1 triệu. Những em nào chân càng ngắn, đầu càng to, khung càng rộng, ngực căng và sát đất sẽ có giá càng cao. Giá cụ thể sẽ được định tùy vào đặc điểm của từng em.

Tìm Hiểu Thông Tin Và Cách Nuôi Giống Chó Labrador Thuần Chủng Ở Việt Nam

Lịch sử giống chó Labrador Retriever

Giống chó Labrador Retriver có tổ tiên là Greater Newfoundland, cũng là tổ tiên của giống chó Newfoundland của Canada ngày nay. Greater Newfoundland có một dòng nhỏ hơn gọi là Lesser Newfoundland, hay còn gọi là chó St. John (St. John’s dog) – tổ tiên trực tiếp của chó Labrador hiện đại. St. Johb’s là tổ tiên của 4 giống chó họ Retriever ngày nay là Flat-Coated Retriever, Chesapeake Bay Retriever, Golden Retriever và Labrador Retriever. Trong đó, chó Labrador được cho là gần như nguyên bản và giữ lại được nhiều đặc điểm của chó cổ St. John nhất.

Những chú chó Labrador đầu tiên được nhập khẩu từ Newfoundland vào châu Âu vào năm 1830. Giới quý tộc nhanh chóng phát hiện ra giống chó này rất giỏi trong việc tìm kiếm phát hiện con mồi và tha những con mồi lớn về cho chủ, nhất là các con mồi ở những vùng ngập nước, nên được nhân giống rộng rãi làm chó săn cho giới quý tộc. Chúng cũng thường được sử dụng trên các tàu cá ở châu Âu, nhất là trong các đoàn tàu cá của ngư dân Bồ Đào Nha.

Trong suốt thế kỷ 18 và 19, chó Labrador rất được các thủy thủ trên các tàu cá ưa chuộng do chúng mạnh mẽ, chăm chỉ, rất đáng tin cậy và dễ huấn luyện. Chúng có thể phụ giúp việc kéo lưới trên thuyền, thậm chí có thể nhảy xuống nước biển lạnh để lùa cá vào lưới và gỡ lưới, sau khi cập bến, chúng còn giúp các thủy thủ kéo lưới và cá về nhà. Đặc điểm của chó Labrador cũng thích nghi hoàn hảo với khí hậu lạnh ở biển Đại Tây Dương và việc lênh đênh trên các tàu cá nhiều ngày trời.

Đến gần cuối thế kỷ 19, vào những năm 1880, chính quyền Newfoundland (Canada) ra đời và chú trọng phát triển ngành chăn cừu. Những chú Labrador Retriever là mối đe dọa lớn nhất với các đàn cừu nên đã ra luật mỗi gia đình chỉ được sở hữu 1 chú chó Lab, và phải đóng thuế cho chó Lab cái. Thêm vào đó, chính phủ Anh thời kỳ này ra luật rất khắt khe với những chú chó ngoại nhập như phải có giấy phép nhập chó, phải đóng thuế cao và phải giữ lại ít nhất nửa năm để theo dõi trước khi được về nhà do lo sợ các bệnh ngoại lai lây nhiễm trên chó bản địa.

Chính vì những đạo luật khắt khe này nên chó Labrador gần như đã tuyệt chủng ở Newfoundland và cũng rất hiếm xuất hiện ở Anh cũng như các nước châu Âu khác vào cuối thế kỷ 19 và đầu 20. Để bảo tồn giống, những chú chó Lab còn lại buộc phải cho lai với các giống chó khác ở châu Âu như Setter, Spaniel,… Vì vậy chó Labrador Retriever ngày nay khác nhiều so với tổ tiên của chúng. Những cuộc tình ngang trái giữa Lab nguyên thủy và các giống chó châu Âu cũng cho ra đời những giống chó Retriever khác, trong đó có người anh em rất gần gũi Golden Retriever.

Trong những năm 20 và 30, chó Labrador được nhập khẩu rất nhiều vào Mỹ và bắt đầu thời kỳ “bùng nổ dân số” của chó Lab. Với những đặc điểm tính cách đặc biệt thích hợp để làm chó nuôi bầu bạn trong gia đình, chó Lab nhanh chóng trở nên rất phổ biến tại Mỹ và hiện là giống chó được nuôi nhiều nhất trong các gia đình Mỹ. Ngoài làm thú cưng, chó Lab cũng được huấn luyện nghiệp vụ để đánh hơi chất nổ, ma túy, tìm kiếm đồ vật, canh gác và giúp đỡ người mù.

Đặc điểm chó Labrador Retriever thuần chủng

Giống chó Labrador Retriever có 2 giống là Lab Anh và Lab Mỹ. Trên thế giới thì Lab Mỹ phổ biến và có số lượng vượt trội hơn cả. Labrador cả 2 giống đều có thân hình dài, chắc khỏe và cơ bắp. Chiều cao phổ biến từ 50 – 60cm, cân nặng từ 25 – 35kg. Đầu chúng rộng, mõm dài dài vuông vức, răng sắc nhọn và hàm rất khỏe, có khả năng tha những con mồi lớn. Mũi chúng rất lớn, có màu đen hoặc màu socola và cực kỳ nhạy mùi, có thể phát hiện ra mùi con mồi từ hàng trăm mét, đây là đặc điểm chung của hầu hết giống chó Retriever.

Tai Lab dài và luôn cụp ở 2 bên đầu. Mắt chúng màu nâu đen hoặc màu hạt dẻ. Cổ chúng dày, gân guốc và rất mạnh mẽ. Cơ bắp ở đùi, hông và ngực rất phát triển, thêm vào đó cấu trúc xương các chi rất chắc chắn giúp chúng có khả năng bứt phá về tốc độ. Giữa các ngón chân có một lớp màng mỏng nên chúng có thể bơi lội dễ dàng, đây là đặc điểm được những người đi biển rất yêu thích ở giống chó này. Ở châu Âu hiện nay, chó Lab vẫn phục vụ trên các chuyến tàu cá cho những chuyến đi biển dài ngày.

Lông lab ngắn, bó sát da và cứng. Lông có 3 màu phổ biến nhất là socola, đen và vàng, màu vàng là phổ biến hơn cả. Ngoài ra còn có màu lông rất hiếm gặp khác là màu bạc và xám, tuy nhiên không được công nhận là Lab thuần chủng. Lông Lab có 2 lớp, lớp ngoài thô cứng, lớp bên trong rất dày, mềm và hoàn toàn không thấm nước, vừa giúp chúng giữ nhiệt tốt, vừa giúp chúng bơi lội hoàn hảo trong môi trường lạnh giá. Chó Lab không cẩn phải chăm sóc lông nhiều, tuy nhiên chúng rụng lông vào mùa xuân và hè nên việc dọn dẹp khá vất vả vào thời gian này.

Labrador cũng nổi tiếng là giống chó khỏe mạnh, chúng hầu như không gặp phải các bệnh di truyền đặc trưng do trước khi được phát hiện ở Newfoundland, giống chó này đã trải qua nhiều thế hệ trọn lọc tự nhiên giúp loại bỏ các gen lỗi, chỉ để lại các cá thể khỏe mạnh nhất, thích nghi tốt nhất với môi trường khí hậu khắc nhiệt của Newfoundland. Nếu được chăm sóc tốt, Labrador có thể sống tới 12 năm.

Tính cách chó Labrador

Labrador nổi tiếng là giống chó thông minh, nhanh nhẹn và đặc biệt trung thành. Một chú Labrador thường chỉ trung thành với một người chủ duy nhất (thường là người nuôi chúng lớn). Đây là giống chó rất tình cảm, chúng có thể phải trải qua một khoảng thời gian bị sốc và rất khó khăn nếu phải đổi chủ khi đã trưởng thành. Chúng cũng là giống chó rất chăm chỉ và tận tụy trong công việc (từ “Labrador” xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “người giúp việc chăm chỉ”).

Labrador thất thân thiện và gần gũi với con người, số vụ Lab tấn công người vô cớ trên thế giới được ghi nhận trong 10 năm qua chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các vụ tấn công chủ yếu là do bị khiêu khích, xâm phạm tài sản cá nhân hoặc tấn công chủ của chúng. Lab là giống chó cực kỳ đáng tin cậy khi cho chơi cùng trẻ nhỏ và các vật nuôi khác, chúng chung sống hòa thuận và hiếm khi xảy ra đánh nhau. Vì những phẩm chất tuyệt vời này mà trong suốt nhiều thập kỷ, Labrador Retriever luôn là giống chó được nuôi nhiều nhất trên thế giới, ( vị trí thứ 2 thuộc về người anh em họ thân thiết nhất của chúng, chó Golden Retriever).

Nuôi chó Labrador nên để chúng được vận động thường xuyên, do đây là giống chó lao động mạnh mẽ, chúng luôn thừa năng lượng, thích được làm việc và chạy nhảy. Nên dành thời gian ít nhất nửa tiếng mỗi ngày để cho chúng đi dạo, chạy hoặc chơi các môn thể thao như bắt bóng, bắt gậy, bắt đĩa trên không hoặc bơi. Lab rất ngoan nên nếu không được chơi đùa thường xuyên, chúng cũng không có biểu hiện phá phách, sủa dai dẳng hay cắn xé như nhiều giống chó lao động khác.

Chó Labrador là họ hàng gần nhất của chó Golden Retriever nên cách nuôi 2 giống này gần như giống nhau

Tìm Hiểu Về Giống Chó Alaska

(hay Alaskan Malamute) là giống chó kéo xe được đặt tên theo bộ tộc Mahlemut là Malamute. Người Eskimo du mục ở Alaska đã khám phá ra chúng có khả năng di chuyển và kéo xe trên tuyết một khoảng cách rất lớn và liên tục. Từ đó, họ cho lai tạo với một số giống chó khác như chó Newfoundland hoặc St Bernard để có được giống chó ngày càng to hơn, khỏe hơn, bền bỉ hơn, và chịu được thời tiết khắc nghiệt của vùng Bắc Cực. Khi những người Nga khám phá ra vùng đất bắc cực lạnh giá này thì họ cũng có nhắc đến giống chó với những đặc điểm mà giống với những gì mà giống chó alaska đang có. Sau này vùng đất Alaska trở thành 1 bang của Mỹ thì ngẫu nhiên, giống chó này trở thành một giống chó của Mỹ. Và chính vì thế, đến năm 1935 American Kennel Club đã công nhận điều ấy. Từ năm 1940-1945 được coi là thời kì đen tối của cảnh khuyển Alaska. Khi chiến tranh Thế Giới thứ hai xảy ra, tất cả những chú chó khỏe mạnh khi ấy đều được mang đi tham chiến cùng quân đội Mỹ. Chiến tranh Thế Giới thứ 2 kết thúc, số lượng Alaska bị suy giảm rất nhiều. Người Mỹ khi ấy nhận ra điều đó và đã nhanh chóng cho nhân giống những chú chó Alaska còn sống để bảo tồn loài cảnh khuyển quý này.

Bộ lông của chúng được phân ra thành 2 lớp. Lớp lông dài bên ngoài đặc biệt không thấm nước, lớp lông trong ngắn hơn nhưng rất dày, có cấu trúc như lông cừu. Chó đẹp nhất là nhờ vào bộ lông của chúng, một bộ lông dày, mượt, khỏe, và có cái đuôi cong dài những sợi lông dài, xõa đều trên lưng.

là giống chó thông minh, hiền hòa, luôn biết nghe lời dù là chó cái hay đực và luôn nổi bật trong công việc. Thích trẻ nhỏ và luôn hòa thuận với nhũng vật nuôi khác. Tuy nhiên thường thì Malamute không có thói quen nhặt bóng hay tha đồ vật như một số giống chó săn khác vì mục đích nuôi từ cổ xưa của người Eskimo không vì mục đích săn bắn mà chỉ để kéo xe nên bản tính săn mồi trong nó rất ít. Đặc biệt là không bao giờ tấn công mèo, điều rất khác với đa số các con chó khác. là giống chó thông minh, chúng có khả năng học tập nhanh và rất biết vâng lời. Loài chó này cực kì thích lao động và ưa được tập luyện hàng ngày. Ngoài ra, chúng còn có khả năng tìm được đường về nhà dù cho đi rất xa. Do tập tục sống bầy đàn nên khi nuôi trong gia đình thì chúng rất nghe lời chủ bởi coi chủ như con đầu đàn, luôn phục tùng và có khuynh hướng luôn sẵn sàng bảo vệ đàn của mình khi có kẻ muốn tấn công hay xâm phạm. Malamute có khả năng học và dễ tuân lệnh,chúng vui tính và phá phách,chúng rất thích ở bầy đàn để hưởng ứng được sức mạnh của đàn chó,những con cô lập sẽ cố gắng tìm một con chó khác để làm bạn đồng hành. Chúng rất thích thú khi được kéo vật gì đó trên những đoạn đường dài cùng bầy đàn của nó

Chia sẻ bài viết:

Tìm Hiểu Những Bệnh Hay Gặp Ở Chó Alaska Và Cách Chữa Trị

Bệnh sốc nhiệt ở chó Alaska

Là một loại chó có nguồn gốc từ chó sói Bắc Cực nên bộ lông của chó Alaska được cấu tạo cực đặc biệt. Lông của Alaska có tận 2 lớp với một lớp lông dài ở bên ngoài để bao phủ và che chắn cho cơ thể. Lớp lông ở trong thì ngắn, mục đích để giữ ấm và chống nước. Do có bộ lông dày 2 lớp này nên khả năng giữ nhiệt của chó sói Alaska rất tốt.

Điều này chính là bất lợi lớn nhất của các chú chó Alaska khi ở Việt Nam. Với khí hậu nóng ẩm, Alaska dễ bị sốc nhiệt khi sống ở Việt Nam. Và bệnh sốc nhiệt là một trong những bệnh hay gặp ở chó Alaska.

Do cấu tạo bộ lông vốn đã dày hơn các giống chó cảnh bình thường nên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh sốc nhiệt ở Alaska. Tuy nhiên một số lý do phổ biến nhất có thể được kể tới như:

Alaska chạy nhảy và chơi đùa ở ngoài trời nóng 38 – 40 độ vào mùa hè. Khi đó lớp lông bít nhiệt sẽ khiến cơ thể nóng nhanh hơn. Đây là nguyên nhân hàng đầu của bệnh sốc nhiệt ở chó Alaska.

Alaska ở phòng điều hòa đi ra ngoài trời. Nguyên nhân này rất dễ gặp ở người nuôi có thói quen nuông chiều Alaska. Tuy nhiên người nuôi lại không để ý khi vô tình cho cún chạy ra ngoài khi đang ở trong phòng lạnh.

Ngoài những nguyên nhân về ngoại cảnh thì cũng có thể là do Alaska bị bệnh béo phì hoặc tim mạnh. Khi Alaska bị những bệnh này thì sốc nhiệt sẽ là một triệu chứng phụ.

Triệu chứng của bệnh sốc nhiệt

Sốc nhiệt là một trong những bệnh hay gặp ở chó Alaska, chính vì vậy bạn nên nắm rõ triệu chứng. Để khi Alaska của bạn bị sốc nhiệt thì bạn có thể cấp cứu kịp thời. Những đặc điểm ở một chú Alaska bị bệnh sốc nhiệt là:

Khi nóng thì các bạn Alaska sẽ thở dốc bằng mồm và thè lưỡi ra. Nhịp thở cũng rất hổn hển, nhịp tim tăng lên cao.

Alaska khi đó sẽ trông cực kỳ mệt mỏi, thường nằm ủ rũ xuống sàn hoặc cố gắng đi lại nhưng hết sức loạng choạng. Lúc này, chú chó Alaska còn có thể bị nôn mật xanh mật vàng khi bị bệnh sốc nhiệt nữa.

Khi thở thè lưỡi ra, các bạn có thể thấy lưỡi của Alaska chuyển màu tím tái và không có sức sống.

Ngoài ra nếu bạn để bé bị bệnh sốc nhiệt trong thời gian dài bé sẽ bắt đầu chảy máu mũi. Thậm chí là rơi vào trạng thái mê man bất tỉnh. Lúc này, bệnh đã chuyển biến rất xấu và nguy hiểm.

Cách chữa trị bệnh cho Alaska

Cách hiệu quả nhất để chữa bệnh sốc nhiệt là tìm mọi cách an toàn để hạ nhiệt cho Alaska. Bạn có thể áp dụng những cách sau để hạ nhiệt cho chú chó Alaska của mình.

Đưa Alaska vào nơi râm mát và thoáng mát. Tuy nhiên cần tránh đưa vào phòng điều hòa vì điều đó có thể làm Alaska sốc nhiệt lạnh.

Cho Alaska bổ sung thật nhiều nước bằng đường uống. Ngoài ra bạn có thể xịt phun sương nước mát lên cơ thể để giúp Alaska hạ nhiệt nhanh.

Chườm khăn có nước mát lên khắp người Alaska. Tuy nhiên bạn nên chú ý nhiệt độ nước không quá lạnh để tránh bệnh sốc nhiệt ngược.

Chườm khăn lên những miếng đệm chân của Alaska liên tục để hạ nhiệt.

Tuy nhiên nếu Alaska đã bị benh soc nhiet thì bạn nên đưa Alaska của mình đến thú y sau khi sơ cứu. Đi thú y sẽ giúp Alaska tránh những hệ quả nghiêm trọng của bệnh sốc nhiệt.

Cách phòng bệnh cho Alaska

Để phòng tránh một trong những bệnh hay gặp ở chó Alaska là sốc nhiệt thì bạn nên đảm bảo:

Không đưa Alaska đi dạo hay để Alaska vui chơi ngoài nắng vào tầm trưa và đầu giờ chiều. Bạn chỉ nên đưa Alaska đi dạo vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều tối đã tắt nắng.

Cắt tỉa bớt lông cho chó Alaska ở những cửa hàng chăm sóc thú cảnh. Bạn có thể tìm đến địa chỉ mua chó Alaska để tỉa lông vì những cửa hàng đó hay đi kèm dịch vụ chăm sóc Alaska

Tránh để bé chạy ra chạy vào phòng điều hòa để không bị sốc nhiệt.

Bệnh viêm ruột

Đây là một căn bệnh phổ biến đối với tất cả những giống chó cảnh. Vì vậy việc bệnh viêm ruột lọt top những bệnh hay gặp ở chó Alaska Malamute cũng không hề khó hiểu. Khi Alaska được tầm 1-3 tháng tuổi, các bạn ấy sẽ rất dễ mắc căn bệnh này. Bởi khi đó hệ tiêu hóa chưa phát triển hết khiến cho các bạn ấy khó phòng bệnh hơn.

Ngoài virut ra thì vi khuẩn cũng là những nhân tố gây bệnh phổ biến. Những cái tên thường thấy như Coli, Leptospira, Salmonella đã khiến cho bao chủ nuôi Alaska phải đau đầu. Và thức ăn bẩn hay nước ô nhiễm cũng có thể là tác nhân gây chứng viêm ruột ở Alaska

Dấu hiệu khi Alaska bị viêm ruột

Những dấu hiệu của bệnh viêm ruột rất dễ nhất biết. Một số triệu chứng cơ bản có thể kể tới:

Khi Alaska bị viêm ở phần ruột non, dấu hiệu đầu tiên sẽ là chứng tiêu chảy và nôn mửa.

Alaska thường bị đau bụng, quặn thắt phần bụng khiến cho em ấy rên ư ử hoặc sủa nhiều. Khi đó bụng chú Alaska sẽ phình to bất thường.

Khi bị bệnh viêm ruột nặng thì Alaska có thể đi ngoài ra máu với mùi tanh khó chịu. Ngoài ra thì phân cũng chuyển màu xanh đậm hoặc đen. Đây là dấu hiệu của việc Alaska đã bị xuất huyết ruột nghiêm trọng.

Alaska bỏ mứa không ăn uống gì suốt nhiều bữa ăn liên tiếp.

Cách điều trị bệnh cho Alaska

Khi Alaska bị bệnh viêm ruột thì cách tốt nhất là bạn nên cho chúng ngừng ăn trong vòng 24h để theo dõi. Nếu Alaska vẫn tiếp tục bị bệnh thì chắc chắn không phải là do thức ăn. Còn nếu em Alaska của bạn có nhiều tiến triển thì bạn nên dừng loại thức ăn đó. Tiếp theo đó bạn cần đưa bé đến cơ sở thú y ngay lập tức.

Đây là một trong những bệnh hay gặp ở chó Alaska cực kì nguy hiểm. Bạn không thể tự điều trị dứt điểm ở nhà. Mà thay vào đó bạ cần đưa Alaska đến cơ sở thú y để chẩn bệnh. Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh cực kì quan trọng. Bởi chỉ khi biết nguyên nhân ta mới có thể điều trị bệnh dứt điểm.

Bạn tuyệt đối không nên sử dụng thuốc bừa bãi mà cần có sư hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ. Một số loại thuốc bác sĩ có thể khuyên dùng cho Alaska bị bệnh:

Bạn có thể dùng Anticholinergic như thuốc giảm triệu chứng nôn mửa ở Alaska. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn Chlopromazin hoặc Metoclopramid để làm thuốc an thần cho chúng ngủ cho đỡ mệt.

Meperidine sẽ là liều thuốc giảm đau hiệu quả khi Alaska bị đau bụng do bệnh viêm ruột.

Bạn có thể sử dụng kết hợp Kaolin và Pectin, hoặc Bismuth Subcarbonate để giảm việc Alaska đi ngoài không kiểm soát.

Việc sử dụng những loại kháng sinh như Kanamycin, Têtramixin sẽ đem lại hiệu quả tốt nếu Alaska bị viêm ruột do tác nhân vi khuẩn. Ngoài ra bị nấm tấn công cũng nên sử dụng kháng sinh.

Những loại thuốc bổ và vitamin cũng đem lại nhiều công hiệu khi chữa bệnh viêm ruột.

Để phòng bệnh cho Alaska, bạn nên tránh cho chúng ăn thức ăn lạ và không đảm bảo nguồn gốc. Đặc biệt không cho chó Alaska ăn đồ ăn bị ôi thiu hoặc mốc. Nước uống cũng nên cố đun sôi để đảm bảo cún không bị vi khuẩn tấn công.

Khi dắt chó đi dạo bạn nên rọ mõm để Alaska không ăn thức ăn hay đồ bị vứt trên phố hoặc công viên. Bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống của Alaska là ăn chín uống sôi. Và chú ý không cho chó Alaska con ăn xương vì hệ tiêu hóa của bé chưa đủ phát triển.

Dụng cụ hay bộ bát ăn của Alaska cần được dọn rửa và vệ sinh đều đặn. Tránh tình trạng cáu bẩn khiến mầm bệnh sinh sôi phát triển. Ngoài ra bạn cũng có thể cho Alaska đi tiêm phòng vacxin để phòng bệnh do virut gây ra.

Bệnh rận kí sinh trên lông

Đây là một căn bệnh không lấy gì làm xa lạ đối với những bạn Alaska có bộ lông rậm rạp. Bộ lông này là điều kiện lý tưởng cho loài rận sinh sôi và phát triển. Đối với giống chó Alaska, có hai loại rận mu phổ biến nhất thường gây bệnh:

Rận ăn lông: Đây là một loại rận mu chuyên ăn và xén lông Alaska gây ra những mảng trụi lông mất thẩm mỹ. Tuy nhiên chúng chỉ tác động đến phần lông nên cũng gây nguy hiểm cho Alaska

Rận hút máu: Loài rận này sống ký sinh trên da của Alaska. Chúng lấy việc hút máu từ cơ thể Alaska làm nguồn dinh dưỡng chính. Do đó khi chú chó Alaska của bạn bị rận hút máu ký sinh sẽ trở nên ốm yếu và gầy gò.

Những triệu chứng đặc trưng của bệnh rận kí sinh trên lông chính là:

Alaska thường xuyên bị rận cắn nên sẽ ngứa ngáy và cực khó chịu. Alaska sẽ thường lấy chân gãi, dùng lưỡi liếm và thậm chí là dùng răng cắn lên các vết rận đốt.

Alaska ngứa ngáy khó chịu và thường rên ư ử. Những địa điểm tấn công ưa thích của rận là vùng cổ với lớp lông dày hay mỏng hoặc vành sau tai của Alaska.

Lông Alaska bị khuyết lỗ chỗ nếu rận lông hoành hành.

Alaska gầy và xanh sao khi bị rận hút máu kí sinh.

Cách trị bệnh

Là một trong những bệnh hay gặp ở chó Alaska nên cách chữa trị cho bệnh rận ký sinh cũng được lưu truyền rộng rãi. Bạn có thể tự mua thuốc về trị bệnh cho Alaska vì bệnh rận kí sinh thật ra không quá khó chữa.

Bạn có thể tìm mua loại thuốc có tên là Bayticol (flumethrin 6%). Sau đó bạn chỉ cần lấy thuốc tầm 1 ml rồi hòa với 2 lít nước.

Hỗn hợp này bạn đem cho vào bình có vòi xịt hơi sương. Sau đó xịt trực tiếp lên khắp người chú Alaska của bạn. Xịt đặc biệt nhiều vào vùng bị rận cắn gây ngứa ngáy. Hoặc bạn có thể pha nhiều hơn theo đúng tỉ lệ để cho Alaska tắm.

Việc trị rận cần ở chủ nuôi sự kiên trì. Bạn cần xịt thuốc và tắm Alaska trong 15 ngày liên tục để đảm bảo hết sạch rận. Ngoài ra sau 2 – 3 tháng bạn nên cho Alaska tắm lại với hỗn hợp thuốc và nước để tránh bị bệnh trở lại.

Một các khá thú vị khác là cho Alaska đeo vòng cổ Preventef được làm từ diazenon. Loại vòng đặc biệt này có khả năng phòng trừ bọ chét, ve, rận cho Alaska trong 3 – 4 tháng. Vừa tiện lợi lại không quá đắt đỏ.

Giữ khu vực sinh hoạt của Alaska sạch sẽ và gọn gàng. Xịt thuốc phòng rận và các loài bọ chét ở khu vực chó Alaska ngủ.

Thường xuyên thu dọn, thay đệm và ga cho Alaska

Tắm rửa cho các bạn Alaska thường xuyên

Cắt tỉa lông cho Alaska gọn gàng

Xịt thuốc diệt bọ chét, ve, rận định kỳ cho Alaska

Bệnh Care

Chỉ cần nói đến bệnh Care thì người nuôi chó nào cũng phải e dè. Đây là một căn bệnh do virus Care gây ra. Bệnh cực kỳ nguy hiểm khi chúng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh,hô hấp và tiêu hóa của Alaska. Chính vì vậy những chủ nuôi Alaska cần đặc biệt chú ý tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này. Bởi virus care có thể tấn công Alaska ở mọi lứa tuổi và gây ra tỷ lệ tử vong cao.

Virus Care thuộc nhóm Paramyxovirus chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này ở các giống chó cảnh như Alaska. Chúng sẽ theo nhiều con đường khác nhau xâm nhập và ủ bệnh trong cơ thể Alaska. Khi điều kiện thích hợp đến chúng sẽ sinh sôi và tấn công hệ hô hấp, thần kinh và tiêu hóa của Alaska. Chúng sẽ phát triển và đi theo hệ bạch huyết để lây lan và gây hại cho toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể Alaska.

Loại virus care lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là các loại dịch của Alaska. Ví dụ như nước mũi, nước tiểu, phân,… Do đó khi một chú Alaska bị care thì việc lây lan cho cả đàn là rất dễ dàng.

Biểu hiện của Alaska khi mắc bệnh Care

Trong những bệnh hay gặp ở chó Alaska thì Care là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Chính vì thế, bạn cần nắm rõ những biểu hiện của Alaska khi bị bệnh này để có thể sớm điều trị:

Alaska từ 2 – 12 tháng tuổi là đối tượng dễ bị virus care tấn công nhất

Khi virus care bắt đầu tấn công vào hệ hô hấp thì chú chó Alaska của bạn sẽ sốt cao hơn 40. Cơn sốt khá dai dẳng và có thể kéo dài đến 2 ngày. Sau đó Alaska cắt cơn sốt 1 vài ngày rồi lại tiếp tục sốt không kiểm soát trong thời gian dài hơn.

Alaska liên tục bỏ bữa và nôn mửa. Có thể nôn mật xanh mật vàng và bị đi ngoài cộng với phân có máu cùng một lúc. Đây chính là báo hiệu của việc virus care đã tấn công vào hệ tiêu hóa của cún.

Khi virus tấn công vào hệ thần kinh thì Alaska co giật, chân tay run, hoảng loạn và không kiểm soát được hành vi

Đối với một số bạn Alaska có thể xuất hiện những nốt ban như mụn ở toàn thân. Mụn ban đầu khá bé nhưng sau này phát triển thành mụn nước và vỡ rộp gây đau rát và ngứa ngáy.

Da ở đệm chân khô, thô ráp và nhám hơn nhiều.

Cách trị bệnh Care ở Alaska

Với bệnh care thì việc điều trị càng diễn ra sớm càng có hiệu quả cao. Một khi virus đã tấn công hệ thần kinh thì chắc chắn sẽ để lại biến chứng. Bạn nên đưa Alaska đến ngay cơ sở thú y để được điều trị. Trước đó bạn có thể sơ cứu bằng cách:

Cho Alaska dùng thuốc giảm đau và hạ sốt để cắt cơn sốt tạm thời

Sử dụng Atropin như biện pháp phòng virus tấn công hệ tiêu hóa của Alaska.

Nếu Alaska bị mụn rộp nên dùng kháng sinh.

Tiêm Streptomycine 5­10 mg/kg mỗi ngày 2 lần

Cho Alaska uống ngày bốn lần thuốc Kanamycin theo liều lượng 10­20 mg/kg

Đưa Alaska đến thú y truyền dịch để bù nước hạ sốt

Cách phòng bệnh care cho Alaska

Cách duy nhất hiện nay có thể giúp Alaska không mắc bệnh là tiêm phòng vacxin đầy đủ. Khi đủ 6 tuần tuổi là bạn có thể đưa Alaska đi tiêm. Cách 3-4 tuần thì đưa Alaska đến thú y tiêm nhắc lại. Bạn cần kiên trì đưa cún đi tiêm đến khi Alaska được 18 tuần tuổi thì vacxin bệnh care mới có tác dụng.

Sau đó thì lịch tiêm nhắc lại sẽ là 1 năm/lần. Bạn nên đưa Alaska của mình đi tiêm phòng hoặc mua ở nơi bán chó Alaska uy tín có tiêm phòng. Bởi 90% các em Alaska sẽ mắc bệnh care nếu không tiêm phòng đó.

Nếu muốn được chọn mua, tư vấn trực tiếp. Chân thành cảm ơn vì đã bỏ thời gian đọc bài viết này. Mong rằng bài viết bổ ích cho các bạn.

Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/cho-canh/benh-thuong-gap-o-cho-alaska/ khi chia sẻ nha.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Alaska Ăn Gì? Tìm Hiểu Cách Nuôi Chó Alaska Ở Việt Nam trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!