Bạn đang xem bài viết Chẩn Đoán Bệnh Chính Xác Khi Chó Poodle Bị Ho Khạc được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó Poodle được coi là những chú khuyển cảnh thông minh và lanh lợi. Nhưng đôi khi Poodle lại rất dễ ốm, một trong số các vấn đề thường gặp là chó Poodle bị ho khạc. Nếu nhận thấy vật nuôi có dấu hiệu này, chúng ta không nên chủ quan, cần chẩn đoán sớm các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn để điều trị kịp thời.
+ Cảnh giác chó Poodle ăn phải xương – nguy hiểm khôn lường
+ Thực hư chó Poodle có chịu được nóng không?
1. Chó poodle bị ho khạc là dấu hiệu của bệnh gì?Ho khạc là biểu hiện rất thường gặp ở nhiều vấn đề sức khỏe và bệnh lý xảy ra ở vật nuôi, bao gồm cả Poodle. Không ngẫu nhiên mà vật nuôi có biểu hiện này, bởi thực tế là không có chú Poodle là được cho là có thói quen ho khạc thông thường.
Việc chó Poodle bị ho khạc có thể là dấu hiệu của một trong các vấn đề sau đây:
1.1 Do Poodle bị mắc dị vật:Nếu bỗng nhiên Poodle có dấu hiệu ho khạc đột ngột và dữ dội thì nhiều khả năng đó là biểu hiện của tình trạng vật nuôi bị mắc dị vật. Dị vật được nhắc đến ở đây có thể xương, vật cứng, có cạnh sắc. Những vật này sẽ gây đau và vướng víu cho phần cổ họng nên Poodle sẽ ho khạc khá dữ dội để cố gắng đẩy dị vật ra.
Việc làm này đôi khi có thể khiến cho vật nuôi vừa ho khạc, vừa nôn ói dưới ảnh hưởng của thao tác ho khạc.
Tình trạng ho khạc do mắc dị vật thường xảy ra sau khi vật nuôi ăn hoặc khi đang đùa nghịch các vật dụng cứng.
Bạn có thể theo dõi và xác thực xem có đúng vật nuôi bị vướng dị vật hay không bằng cách cho vật nuôi ăn món mà thường ngày chúng yêu thích. Nếu chúng bỏ ăn hoặc có cố gắng ăn nhưng nuốt rất khó khăn, thậm chí không thể nuốt được thức ăn. Khi đó, nhiều khả năng là Poodle đã bị mắc dị vật. Muốn xác định một cách chính xác hơn thì vật nuôi cần được thăm khám kỹ mới có thể khẳng định.
1.2 Do Poodle bị cảm lạnh:Ho khạc cũng là một trong những triệu chứng của bệnh cảm lạnh do thời tiết. Đi kèm với triệu chứng này là một số biểu hiện khác như chảy nước mũi, run rẩy, uể oải, đờ đẫn, mệt mỏi, lười vận động, ăn uống kém, tiêu chảy, buồn nôn. Tùy từng trường hợp mà các triệu chứng nhiều hay ít.
Khi Poodle bị cảm lạnh chuyển sang giai đoạn khó chữa hơn là lúc chúng có biểu hiện ho khạc, ho khan.
Bạn có thể quan sát việc ăn uống của vật nuôi để có thêm căn cứ về bệnh. Nếu chúng vẫn ăn uống và nuốt được không khó khăn nhưng lượng ăn giảm đi thì khả năng có thể là do bị cảm lạnh.
1.3 Do Poodle bị viêm đường ruột:Bệnh viêm đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho vật nuôi bị ho khạc. Đây chỉ là một trong những triệu chứng của bệnh, ngoài ra vật nuôi sẽ có nhiều triệu chứng khác nghiêm trọng hơn như tiêu chảy, nôn ói, mệt mỏi, bỏ ăn, đi ngoài ra máu hoặc có lẫn máu trong phân,…
Để chẩn đoán được chính xác bệnh lý này bạn cần đưa vật nuôi đi thăm khám tại cơ sở y tế phù hợp.
1.4 Do Poodle bị ngộ độc thực phẩm:Khi chẳng may ăn phải thức ăn ôi thiu, biến chất, quá hạn hoặc tệ hơn là thực phẩm có chứa hóa chất độc hại sẽ gặp phải tình trạng đau bụng, buồn nôn dữ dội. Đi kèm triệu chứng nôn chính là việc ho khạc do có vướng nhiều dịch nhầy trong cổ họng sau mỗi lần nôn.
Tất cả các triệu chứng này đều diễn ra khá dữ dội và cục bộ nên bạn có thể phát hiện ra ngay nếu nhận thấy chó Poodle bị ho khạc.
Để giải quyết được việc ho khạc của Poodle bạn cần khắc phục được triệt để tình trạng ngộ độc thực phẩm, cắt cơn nôn thì tự nhiên tình trạng ho khạc sẽ dứt hẳn.
1.5 Do Poodle bị chứng ho cũi:Bệnh ho cũi là bệnh rất dễ lây nhiễm ở giống chó. Riêng với chó Poodle, chúng dễ bị lây nhiễm bệnh này khi dưới 6 tháng tuổi và ở những chú Poodle ngoại nhập hoặc có sức đề kháng yếu.
Nguyên nhân gây ra bệnh này chủ yếu là do virus Canine parainfluenza đơn độc, hoặc là do virus Canine parainfluenza kết hợp một số vi khuẩn khác ở đường hô hấp như bordetella bronchiseptica, mycoplasma.
Khi mắc bệnh này, Poodle bị viêm đường hô hấp trên nên sẽ có triệu chứng ho khạc kéo dài trong khoảng 7 – 12 ngày. Bạn có thể quan sát, nếu vật nuôi vẫn ăn uống bình thường, nhanh nhẹn nhưng thường xuyên ho khạc, kèm theo chảy dịch xanh, hắt hơi, mắt có ghèn, mũi khô,… thì đó chính là các triệu chứng cho thấy vật nuôi đã mắc bệnh ho cũi.
2. Khi chó Poodle bị ho khạc nên xử lý thế nào?Việc xử lý khi chó Poodle bị ho khạc nên tiến hành dựa trên tình trạng chủ yếu của vật nuôi. Mức độ nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây ho khạc là gì, triệu chứng ra sao, bệnh lý vật nuôi mắc phải cụ thể là gì,… Chúng ta cần dựa trên tất cả những vấn đề này để xác định hướng xử lý.
Tuy nhiên, dù xử lý theo hướng nào bạn cũng cần lưu ý không tùy tiện chẩn bệnh cho vật nuôi khi chúng ta không có chuyên môn và kinh nghiệm. Bởi tất cả những nguyên nhân và bệnh lý gây ra ho khạc ở Poodle đều không đơn thuần và chúng ta nếu không có chuyên môn sẽ không thể giúp ích gì được cho vật nuôi.
Nếu bạn cố gắng tự chữa trị cho vật nuôi mà thực hiện không đúng cách và thiếu khoa học có thể gây nguy hiểm cho Poodle.
Do đó, ngay khi nhận thấy triệu chứng chó Poodle bị ho khạc có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân không đơn giản thì nên nhanh chóng đưa vật nuôi đi thăm khám. Trong thời gian chờ đợi bạn chỉ cần theo dõi, cách ly chúng và không có thêm bất cứ tác động nào tới vật nuôi.
+ Chó poodle có bị dại không
+ Chó poodle 1 năm đẻ mấy lứa
+ Chó poodle giá 4 triệu và những thông tin hữu ích dành cho bạn
Chẩn Đoán Bệnh Care Ở Chó 3 Cách Chẩn Đoán Bệnh Tại Pethealth
Chẩn đoán bệnh care ở chó thật sự không hề khó như bạn nghĩ. Có thể chỉ cần 1 vài triệu chứng lâm sàng, bạn đã có thể biết chó có bị nhiễm bệnh hay không.
Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh Care khá giống với 1 số bệnh khác và dễ gây nhầm lẫn. Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên.
3 cách chẩn đoán bệnh care ở chó Chẩn đoán theo triệu chứng lâm sàngGiống như bệnh ghẻ ở chó, bệnh Care có các biểu hiện rất đặc trưng như tiêu chảy, phân có màu cafe hoặc có máu tươi, sốt có quy luật, hung dữ hơn mọi ngày… Đặc biệt là trên người xuất hiện các nốt sài. Bạn có thể dựa vào các đặc điểm này để chẩn đoán bệnh.
Chẩn đoán bệnh care ở chó phân biệt
Bệnh cảm mạo: Đây là 1 loại bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi. Chó bị sốt, sổ mũi, mi và viền mắt hơi đỏ, ho khạc. Các biểu hiện thường rất giống với triệu chứng bệnh Care ở giai đoạn đầu.
Bệnh tiêu chảy: Do nhiễm khuẩn hay ăn thức ăn không vệ sinh. Chó có các biểu hiện như: có thể sốt (do nhiễm khuẩn) hoặc không sốt, tiêu chảy nhưng không có máu kèm theo. Chỉ cần điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu cùng bổ xung nước và các chất điện giải. Sau từ 7-10 ngày bệnh sẽ giảm rồi dần khỏi hẳn.
Bệnh viêm phổi: Bệnh thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết. Tất cả các giống chó đều có thể mắc bệnh này. Đặc điểm của bệnh là: chó sốt cao, khó thở hoặc thở khò khè. Bệnh được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu bệnh ở đường hô hấp. Sau 5-7 ngày bệnh giảm và khỏi, chó sẽ trở lại bình thường.
Các bệnh truyền nhiễm khác
Bệnh Parvo: Đây cũng là 1 bệnh rất nguy hiểm đối với chó con và có biểu hiện giống với bệnh Care. Nếu không quan sát kỹ, bạn sẽ bị nhầm lẫn. 2 bệnh này chó đều bị tiêu chảy, và phân có mùi tanh khắm khó chịu. Nhưng đặc điểm của bệnh Parvo là khi chó đi ngoài, phân loãng như nước. Mỗi lần đi ngoài đều với số lượng phân nhiều. Còn với bệnh Care thì phân trung bình, thường nát và có màu cafe.
Bệnh viêm gan ở chó: Cũng là 1 bệnh nguy hiểm của chó. Cũng có biểu hiện tiêu chảy và phân có mùi. Tuy nhiên, đối với bệnh viêm gan phân thành khuôn nhưng là phân sống. Bụng chướng to do gan sưng, báng nước. Niêm mạc mắt viêm nặng hơn Care, trong giống như cùi nhãn.
Bệnh dại ở chó và triệu chứng thần kinh của bệnh Care: Đối với bệnh dại thì bệnh có biểu hiện rõ ở từng giai đoạn. Còn đối với bệnh Care thì biểu hiện thần kinh chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối. Còn trong giai đoạn đầu thì biểu hiện không rõ ràng. Chính vì vậy nên chó khi khỏi bệnh thường có biểu hiện đần độn.
Chẩn đoán bệnh care ở chó dựa vào đặc điểm dịch tễ học
Virus Care ở chó thường xảy ra và có thể lây lay lan mạnh thành dịch khi thời tiết ẩm, mưa nhiều. Điển hình như mùa xuân của miền Bắc. Virus có dễ dàng sinh sôi khiến dịch bùng phát.
Bệnh thường xảy ra ở chó non có độ tuổi 3-4 tháng.
Các giống chó cảnh, chó nhập ngoại thường có tỷ lệ bị bệnh cao hơn các giống chó nội địa.
Chẩn đoán bằng các xét nghiệm, x-quang, CTPetHealth vừa đưa ra 3 cách chẩn đoán bệnh care ở chó mà bạn có thể làm tại nhà. Tuy nhiên, nếu chưa chắc chắn về kết quả, bạn có thể đưa chó đến các cơ sở thú y để chẩn đoán bằng các phương pháp cho độ chính xác cao hơn.
Chẩn đoán bằng xét nghiệm sinh hóa và phân tích nước tiểu. Qua đó có thể tiết lộ số lượng bạch cầu lympho giảm.
Kiểm tra huyết thanh có thể xác định kháng thể dương tính.
Chụp X-quang để xác định xem chó bị nhiễm bệnh có mắc bệnh viêm phổi hay không.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra não xem có bất ký tổn thương nào hay không.
Phải làm gì khi bị nhiễm virus Care ở chó1 lời khuyên mà chúng tôi muốn dành cho những người nuôi chó rằng: Hãy đưa chó đến ngay các cơ sở thú y khi thấy bất cứ biểu hiện nào của bệnh Care.
Tuyệt đối không tự chữa trị tại nhà. Nếu bạn không muốn thấy những hậu quả xấu từ việc này. Tuy vậy, bạn cần lưu ý chọn nhưng cơ sở uy tín và có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán bệnh care ở chó và cách điều trị bệnh Care.
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
Cách Nhanh Nhất Dể Chữa Trị Chó Bị Ho Khạc
Chó bị ho khạc bệnh khá nguy hiểm gây tử vong cho chó, nên cần quan sát thật chi tiết những triệu chứng của bệnh để điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.
Trong trường hợp chó bị ho khạc như hóc xương là bị làm sao? Cách chữa trị như thế nào để chó mau chóng hết bệnh.
Viêm phế quản chính là nguồn nguyên nhân gây ra cơn ho kéo dài ở cún, đặc biệt là đối với những chú chó già lớn tuổi thì tình trạng này càng dễ bắt gặp nhiều.
Biểu hiện của chúng thường bao gồm: Ho, sốt, rối loạn hô hấp, nước mũi chảy nhiều, thở khó.
Được biết đến như nhiễm streptococcus, viêm amidan khiến con vật lâm vào tình trạng sốt, nóng lạnh thất thường làm chúng cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
Ngoài ho căn bệnh này còn khiến chó bị ho và nôn mửa, trong dung dịch nôn có chất bọt trắng, hạch lympho ở vùng cổ bị sưng.
Những cơn ho này thường kéo dài và lâu dứt, cổ đau rát khiến việc nuốt thức ăn hay uống nước của cún cũng gặp nhiều khó khăn.
Giãn phế nang là căn bệnh thường ít gặp ở các giống chó, tuy nhiên việc cún nhà bạn cứ ho liên tục cũng không ngoại trừ trường hợp việc chúng đang mắc phải chứng giãn phế nang. Khi mắc bệnh này những cơn ho của cún khác thường hơn ở chỗ kéo dài và thở khó.
Để nhận định rõ rằng chó của bạn có đang bị chứng nhiễm phế nang thực sự hay không thì cần phải đi chụp X quang mới có kết quả chính xác.
Cầu khuẩn trong nội tiết cũng là một trong số nhiều nguyên nhân phổ biến gây nên những cơn ho của cún.
Vấn đề không chỉ dừng lại ở đó, cầu khuẩn khá độc và nguy hiểm còn khiến cún bị mất nước, hốc hác và trông cơ thể nhanh chóng bị suy kiệt.
Từ 8- 12 tuần tuổi là khoảng thời gian cún con rất suy yếu, đề kháng kém, cầu khuẩn xuất hiện trong giai đoạn này thường khiến cún tử vong nếu không có những biện pháp hữu hiệu để điều trị kịp thời.
Bên cạnh ho đôi khi triệu chứng của căn bệnh này lại là mắt và mũi thường xuyên chảy nước, sốt nhẹ, nếu dùng phiết kính kiểm tra sẽ thấy ấu trùng đang sinh sống.
Biểu hiện của căn bệnh viêm phổi là những triệu chứng: thân nhiệt tăng, khó thở, ho, từ mũi và mắt chảy ra chất dịch có mủ, nôn, nghe phổi có âm phổi bệnh lý.
Tiêm ngừa kết hợp với dùng thuốc là cách nhanh nhất điều trị dứt điểm những cơn ho. Nếu bị nhẹ thì cún chỉ cần uống thuốc là đủ, sau 2- 3 ngày mà vẫn không khỏi thì hãy kết hợp với tiêm.
Bromhexine: Bromhexine có nhãn dán là chai thuốc giảm ho, chúng có công dụng giảm tiết dịch nhày, giảm ho, long đàm, dãn phế quản.
Ngoài ho, Bromhexine còn có thể áp dụng trong các trường hợp như chó bị stress do áp lực, hen suyển hay dị ứng thời tiết.
Cứ 10kg của cún bạn tiêm cho chúng 1ml dung dịch thuốc vào bắp thịt, sử dụng liên tục từ 3- 5 ngày, bảo quản dưới nhiệt độ phù hợp, tránh ánh nắng cao.
Dexamethasone: là loại thuốc sử dụng kèm với thuốc kháng sinh. Tỉ lệ trên cơ thể của cún là 10kg/ 1ml dung dịch. Chống chỉ định dùng trong trường hợp chó đang mang thai hoặc chó đang cho con bú.
Doxycyclin: 5 viên, công dụng của Doxycyclin là thuốc kháng sinh.
Ambron: 5 viên. Ambron trị chứng chó bị ho khạc liên tục hiệu quả cả chứng viêm xoan và viêm thanh quản.
Theophylin: 2,5 viên. Khi chó bị khó thở, Theophylin giúp cún giảm bớt tình trạng này.
Nếu biểu hiện chó bị nặng, tốt nhất bạn nên cho chó khám và chữa bệnh trực tiếp ngay ở phòng khám để bác sĩ chăm sóc đúng cách nhất.
Không nên đưa chó về nhà sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc bạn cũng không biết cách cho chúng tiêm, uống như thế nào.
Triệu Chứng Bệnh Parvo Ở Chó Và Phương Pháp Chẩn Đoán
Như chúng ta đã biết, bệnh Parvo ở chó là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên chó, do virus gây ra. Biểu hiện của bệnh là hiện tượng viêm dạ dày – ruột xuất huyết. Đối tượng thường là chó con từ 1 – 12 tháng tuổi. Khi bệnh xảy ra thường lây lan nhanh và hàng loạt. Tỷ lệ chết rất cao khoảng 90 – 100%
Triệu chứng của bệnh Parvo ở chóBệnh thường xảy ra quanh năm nhưng thường thấy vào thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều…. Thời gian nung bệnh khoảng từ 5 – 7 ngày. Bệnh Paro ở chó thường biểu hiện ở các dạng sau:
1.Dạng đường ruộtLà dạng hay gặp và phổ biến nhất của bệnh Parvo ở chó, thường mắc ở chó nhỏ từ khoảng 5 – 10 tuần tuổi. ở dạng này thường có các biểu hiện sau:
Chó sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến khi có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh. ( có khi chó không sốt hoặc nhiệt độ hạ )
Con vật ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa
Chó đi ỉa chảy, phân có màu hồng hoặc có máu tươi, có lẫn cả niêm mạc ruột và chất keo nhầy. Mùi tanh khắm rất đặc trưng
Con vật mất nước và chất điện giải nhanh chóng: niêm mạc nhợt nhạt, hố mắt trũng sâu
Con vật dễ bị nhiễm trùng kế phát
2. Dạng viêm cơ timHay gặp ở chó con từ 4 – 8 tuần tuổi. chó bị suy tim cấp do virus tấn công gây hoại tử cơ tim. Ở dạng này con vật thường chết đột xuất khi chưa có triệu chứng của bệnh Parvo ở chó.
Một vài trường hợp có thể thấy chó biểu hiện thiếu máu nặng, niêm mạc ( mắt, miệng..) nhợt nhạt hay thâm tím, thở khó, nôn mửa, kêu la rồi lăn ra chết. Đây là dạng nguy hiểm nhất của bệnh Parvo ở chó
3. Dạng viêm ruột kết hợpỞ dạng này con vật chết nhanh sau 24h tính từ khi có triệu chứng đầu tiên, do ỉa chảy nặng, thiếu máu, mất cân bằng điện giải, sốc tim, phù phổi….
NẾU Cún CỦA BẠN BỊ MẮC BỆNH PARVO Ở Chó, HÃY ĐƯA ĐẾN BÁC SĨ THÚ Y NGAY LẬP TỨC ĐỂ TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT
Phương pháp chẩn đoán bệnh Parvo ở chó
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình kết hợp khám lâm sàng và phi lâm sàng để có kết quả chẩn đoán bệnh Parvo ở chó chính xác nhất.
Kiểm tra tổng thể thể trạng, dung thái con vật, hỏi tiểu sử bệnh qua chủ: tình trạng ăn uống, nôn mửa, lịch tiêm phòng, phân như thế nào, những dấu hiệu gì bất thường ( con vật đang nhanh nhẹn bỗng dưng buồn rầu ủ rũ…)
Kiểm tra thân nhiệt con vật, qua đó có thể biết được màu, mùi của phân… giúp có thể nắm được tính chất bệnh của con vật đang diễn ra.
Kiểm tra nhịp tim, nghe phổi xem có bất thường gì không.
Qua khám lâm sàng đã có kết luận tạm thời về căn bệnh của con vật để chẩn đoán khẳng định con vật có mắc bệnh Parvo ở chó hay không thì tiến hành làm test virus nhanh (5 – 10 phút).
Cách làm test xét nghiệm bệnh Parvo ở chó nhanh:Test có 2 vạch đó là 1 vạch hiển thị và 1 vạch đối chứng
Dùng que có đầu bông lấy mẫu phân của con vật ( trường hợp chủ bệnh xúc mang mẫu phân đến)
Dùng que có đầu bông lấy mẫu ở trực tràng của con vật sau đó cho vào lọ đựng dung môi để hòa tan mẫu. tiến hành lấy 3- 4 lần, khuấy đều mẫu với dung môi.
Dùng ống hút có sẵn trong bộ test hút mẫu đã hòa cùng dung môi nhỏ từ từ lên test. Đợi từ 5- 10 phút test cho kết quả hiển thị
Test lên 1 vạch kết luận âm tính với bệnh Parvo ở chó
Test lên 2 vạch: 1 vạch mờ 1 vạch rõ hoặc cả 2 vạch đều rõ thì kết luận dương tính với bệnh Parvo ở chó.
TEST NHANH LÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH PARVO Ở CHÓ HIỆU QUẢ VÀ CHÍNH XÁC NHẤT
Tại PetHealth, chúng tôi sử dụng test nhanh chất lượng cao, qua đó giúp việc chẩn đoán và khám chữa bệnh Parvo ở chó hiệu quả và chính xác nhất
Chẩn đoán phân biệt bệnh Parvo ở chóCác nguyên nhân khác của viêm ruột được xem xét bao gồm:
Canine distemper
Viêm gan siêu vi
Canine Coronavirus
Bệnh Salmonellosis
Nhiễm trùng Campylobacteriosis
Viêm dạ dày-ruột gây ra huyết khối
Ngộ độc
Các nguyên nhân khác của viêm cơ tim bao gồm:
Canine distemper
Viêm gan siêu vi
Canine herpesvirus
Nhiễm Streptococcus
Bất thường tim bẩm sinh
Bệnh Parvo ở chó là căn bệnh cực kì nguy hiểm. Mỗi chủ nuôi nên trang bị cho mình kiến thức trước khi nuôi dưỡng chăm sóc chó để ít nhất biết được tầm nguy hiểm của các bệnh gây ra cho con vật để có biện pháp tiêm phòng định kì, giảm bớt sự tổn thất kinh tế, và đặc biệt hơn cả là có chú cún cưng khỏe mạnh.
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:
Phòng chăm sóc khách hàng VPGD: 240 Âu Cơ – Quảng An – Tây Hồ – Hà Nội Tổng đài: 024.2242.8882 – 090.842.8882 Email: cskh@pethealth.vn Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ Website: https://pethealth.vn Rất hân hạnh được đón tiếp!
Bệnh Sán Chó: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Sán chó có tên khoa học là Toxocara canis, hình tròn, dài giống như giun đũa ở người. Ấu trùng sán chó khi vào cơ thể người có thể chui qua thành ruột non theo đường máu đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, mắt và gây tổn thương ở các cơ quan này làm ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong.
Sán chó là gì?Sán chó có tên khoa học là Toxocara canis, hình tròn, dài giống như giun đũa ở người. Ấu trùng sán chó khi vào cơ thể người có thể chui qua thành ruột non theo đường máu đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, mắt và gây tổn thương ở các cơ quan này làm ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong.
Bệnh Sán chó lây sang người như thế nào?Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo.
Giun đũa chó/mèo (sán chó) sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1 – 2 tuần các trứng này sẽ hoá phôi.
Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo.
Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô.
Tiếp xúc với chó mèo có thể bị bệnh sán chó không?Do đặc điểm chó, mèo là những động vật rất gần gũi với người, nên bệnh phân bố khắp thế giới và nhiều tác giả cho rằng đây là bệnh động vật ký sinh phổ biến nhất ở vùng ôn đới.
Một số khảo sát trên thế giới cho thấy, huyết thanh người tại một số nước phương Tây:
Có tỷ lệ dương tính với Toxocara spp: từ 2 – 5% ở vùng thành thị đến 14,2 – 37% ở vùng nông thôn. Ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ huyết thanh dương tính là 63,2% ở Bali, 86% ở đảo Saint-Lucia, 92,8% ở đảo La Réunion.
Huyết thanh Toxocara dương tính tại Sri Lanka là 43% ở vùng nông thôn (Iddawela et al., 2003) và 20% ở vùng thành thị.
Năm 1989, trong 6100 mẫu máu tại Trung tâm Truyền máu La Chaud-de-Fonds (Thụy Sĩ) có 601 (9,9%) trường hợp dương tính với Toxocara spp, và trong 501 mẫu máu trẻ em tại hai bệnh viện La Chaud-de-Fonds và Delémont (Thụy Sĩ) có 18 (3,6%) trường hợp dương tính.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ghi nhận có 68 bệnh nhân mắc mới bệnh giun đũa chó, mèo thể di chuyển ở mắt trong khoảng thời gian tháng 9/2009 đến tháng 9/2010 tại Hoa Kỳ.
Trước đó, một điều tra cắt ngang tại Hoa Kỳ trong các năm từ 1988 đến 1994 với trên 20000 người lớn hơn 6 tuổi cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính là 13,9%.
Tình hình bệnh sán chó tại Việt NamBệnh giun đũa chó, mèo tại Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, một phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, một phần vì việc xét nghiệm phân không áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và đẻ trứng trong ruột của người.
Những năm gần đây đã có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu với kỹ thuật ELISA nhưng chỉ giới hạn ở một số địa điểm cụ thể và số mẫu chưa nhiều nên các số liệu khó nói lên tình hình nhiễm chung trong cả nước.Tuy chưa có số liệu chính xác về tình hình bệnh, nhưng cơ hội lây nhiễm trứng giun đũa chó, mèo vào người tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp do việc nuôi chó, mèo trong nhà là phổ biến (để giữ nhà, làm thú cảnh, nguồn thực phẩm…).
Triệu chứng của bệnh sán chóỞ ký chủ vĩnh viễn (chó hay mèo nhà), giun trưởng thành sống trong lòng ruột non. Người mắc bệnh khi nuốt phải trứng giun đũa chó, mèo đã hoá phôi.
Nhưng các ấu trùng từ trứng nở ra sẽ không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và sẽ chu du trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm.
Các ấu trùng này sẽ gây tổn thương tại những nơi mà chúng đến, làm nên bệnh giun đũa chó, mèo ở người.
Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt… Các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo được mô tả như sau:
Thể ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans – VLM), chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não do sán chó ký sinh. Trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do toxocara di chuyển đến não.
Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans – OLM), gặp ở trẻ từ 5 - 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt với đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù loà.
Ngoài hai thể lâm sàng chính nói trên, hiện nay nhiều tác giả còn mô tả những thể khác, hoặc tách ra từ thể VLM hoặc là những thể riêng biệt với những triệu chứng mơ hồ hơn như:
Thể “che đậy” (covert toxocariasis), được mô tả ở trẻ em với các đặc điểm: hiệu giá kháng thể Toxocara qua kỹ thuật ELISA vừa phải (≥ 1/50), số lượng bạch cầu ái toan bình thường hay tăng nhẹ, đau bụng, nhức đầu, ho.
Thể “thông thường” (common toxocariasis), được các tác giả người Pháp mô tả ở người lớn với các triệu chứng: mệt mỏi, ngứa, nổi ban, thở khó và đau bụng. Có lẽ thể “che đậy” và thể “thông thường” chỉ là một, chỉ khác nhau ở đối tượng bị bệnh là trẻ em hay người lớn.
Thể “thần kinh” (neurotoxocarosis), gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương (sa sút trí tuệ, viêm não-màng não, viêm tuỷ, viêm mạch máu não, động kinh hay viêm dây thần kinh thị giác) hoặc ở thần kinh ngoại biên (viêm rễ thần kinh, gây tổn thương các dây thần kinh sọ hay thần kinh cơ-xương).
Chẩn đoán bệnh sán chóChẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo không dễ dàng vì:
Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo không đặc hiệu cho bệnh.
Ấu trùng có thể phân tán rộng trong cơ thể và không phải lúc nào làm sinh thiết cũng phát hiện được ấu trùng.
Huyết thanh chẩn đoán ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). Do đó để khẳng định thì phải làm Western-Blot là một kỹ thuật có tính đặc hiệu cao hơn.
Ngoài ra nhiều nơi sản xuất ELISA với những hiệu giá kháng thể hay mật độ quang (OD) khác nhau về ngưỡng dương tính, nên khó so sánh hay theo dõi diễn tiến bệnh.
Sự hiện diện của kháng thể chống Toxocara cũng không nói lên tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể chống Toxocara có thể tồn tại đến hơn 2,8 năm với kỹ thuật ELISA và đến hơn 5 năm với kỹ thuật Western-Blot.
Số lượng bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc có tăng nhưng với mức độ rất thay đổi.
Nồng độ IgG và IgM tăng
Gan to.
Nếu hội đủ 3 tiêu chuẩn trên trở lên thì là mắc bệnh sán chó.
Điều trị bệnh sán chóNhìn chung điều trị bệnh cần có bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng và dựa vào từng xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng kèm theo; ngứa da, nổi mề đay, ấu trùng di chuyển nội tạng mà có những toa điều trị khác nhau.Một số thuốc điều trị liều duy nhất (ngắn ngày) thường ít có tác dụng, đa số bệnh nhân được xét nghiệm và điều trị tại Phòng khám Quốc tế Ánh Nga Chuyên khoa ký sinh trùng đều có thời gian điều trị từ 7, 14, 21 ngày với các thuốc đặc trị. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bệnh nhân điều trị ngắn ngày từ một số cơ sở y tế khác đến khám và được thay đổi sang phác đồ dài ngày, kết quả bệnh nhân hết ngứa, các xét nghiệm sau điều trị đều cho kết quả khả quan.
Phòng bệnh sán chó
Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.
Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.
Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.
Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.
Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.
Cách Nhận Biết Chó Bị Parvo Và Phương Pháp Chẩn Đoán
Trong quá trình nuôi dưỡng chú thú cưng từ bé đến lớn, thì căn bệnh parvo là một trong những căn bệnh quái ác nhất và cướp đi sinh mạng của chú cún yêu dấu một cách nhanh nhất.
Vậy phải làm gì và cách chữa bệnh parvo cho chó như thế nào là đúng nhất thì mời các bạn độc giả cùng tham khảo bài viết sau đây, được đúc kết trong quá trình làm hàng chục năm với nghề thú y của chúng tôi, để có cái nhìn khái quái và phương hướng chữa trị bệnh parvo cho chó một cách chuẩn xác nhất.
Bệnh Parvo ở chó do Canine parvovirus (CPV) gây ra là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên chó. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với phần lớn chó non, nhưng chó trưởng thành cũng vẫn có thể mắc bệnh này.
Tỷ lệ tử vong trên 80%, nếu không điều trị sớm trong vòng ít nhất 2 ngày sau mắc thì tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với chó non.
Đặc điểm nhận biết khi chó bị ParvoBệnh được xác định do virus Canine parvovirus (CPV) gây ra vào năm 1978. Và trong vòng hai năm nó đã lan rộng trên toàn thế giới.
Trong những năm qua, Parvovirus chó đã đột biến thành hai chủng khác nhau, chủng gây bệnh phổ biến toàn thế giới là CPV-2b.
Bệnh thường được biết đến với hai biểu hiện quan trọng là viêm ruột-xuất huyết gây tiêu chảy phân có lẫn máu, niêm mạc đường tiêu hóa và viêm cơ tim.
Parvovirus chó là một virus rất nhỏ, bao gồm một lớp vỏ protein và một sợi ADN duy nhất. Khi virus xâm nhập vào cơ thể chó chúng nhanh chóng phân chia tế bào trong các tế bào chủ như các tế bào đường ruột, tủy xương, hệ bạch huyết và các tế bào của thai.
Virus không có lớp chất béo bao bọc như nhiều virus khác nên chúng có một khả năng chống chịu đặc biệt với nhiều môi trường khắc nghiệt: nhiệt độ cao, pH rộng, chất sát trùng nhẹ,…
– Bệnh nguy hiểm đối với chó dưới 6 tháng tuổi, chó trên 6 tháng tuổi đề kháng tự nhiên với Parvovirrus tốt hơn, chó 1-2 năm tuổi có thể bị bệnh nhưng thường rất nhẹ.
Một số giống chó mẫn cảm với bệnh như: Doberman Pinchers, Rottweilers..thường dễ suy sụp bởi bệnh này.
Nguyên nhân gây ra bệnh Parvo ở chóCó nhiều yếu tố dẫn đến nguyên nhân gây ra bệnh parvo ở chó nhưng ngọn nguồn thì vẫn đưa về là những nguyên nhân từ con người và khoa học .
Triệu chứng khi chó bị ParvoBệnh thường xảy ra quanh năm nhưng thường thấy vào thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều…. Thời gian nung bệnh khoảng từ 5 – 7 ngày. Bệnh Paro ở chó thường biểu hiện ở các dạng sau:
Dạng đường ruộtLà dạng hay gặp và phổ biến nhất của bệnh Parvo ở chó, thường mắc ở chó nhỏ từ khoảng 5 – 10 tuần tuổi. ở dạng này thường có các biểu hiện sau:
Chó sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến khi có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh. ( có khi chó không sốt hoặc nhiệt độ hạ )
Con vật ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa
Chó đi ỉa chảy, phân có màu hồng hoặc có máu tươi, có lẫn cả niêm mạc ruột và chất keo nhầy. Mùi tanh khắm rất đặc trưng
Con vật mất nước và chất điện giải nhanh chóng: niêm mạc nhợt nhạt, hố mắt trũng sâu
Con vật dễ bị nhiễm trùng kế phát
Dạng viêm cơ timHay gặp ở chó con từ 4 – 8 tuần tuổi. chó bị suy tim cấp do virus tấn công gây hoại tử cơ tim. Ở dạng này con vật thường chết đột xuất khi chưa có triệu chứng của bệnh Parvo ở chó.
Một vài trường hợp có thể thấy chó biểu hiện thiếu máu nặng, niêm mạc ( mắt, miệng..) nhợt nhạt hay thâm tím, thở khó, nôn mửa, kêu la rồi lăn ra chết. Đây là dạng nguy hiểm nhất của bệnh Parvo ở chó
Dạng viêm ruột kết hợpỞ dạng này con vật chết nhanh sau 24h tính từ khi có triệu chứng đầu tiên, do ỉa chảy nặng, thiếu máu, mất cân bằng điện giải, sốc tim, phù phổi….
Điều trị bệnh parvo ở chóBệnh parvo hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị tuy nhiên không phải do không có thuốc mà chúng ta có thể từ bỏ chú cún của mình , việc điều trị phải đảm bảo tránh sao cho cún không mất nước và tăng sức đề kháng để chó có thể chống lại được bệnh tật . ở chó thì cũng có các phương pháp điều trị bằng cả tây y và đông y
Điều trị bệnh parvo bằng tây yBệnh parvo ở chó có tính hướng niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra tần xuất tiêu chảy nhiều, tiêu chảy ra máu làm cho cơ thể mất nước, mất máu , mất chất cân bằng điện giải rất nhanh, con vật mệt mỏi.
Ta tiến hành bổ sung nước, cân bằng điện giải cho con vật bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactate, nước muối sinh lý 0,9% , kaliclorid 10%, đường glucose 5 %..
Hiện tượng nôn xảy ra do Niêm mạc ruột bị kích ứng bởi các yếu tố gây hại nên gây ra : tiến hành cầm nôn bằng atropin sulphat, đặc biệt chú ý tới việc hạ sốt cho con vật.
Virus sẽ nhân lên nhanh chóng và khi chúng đủ mạnh, đủ độc lực sẽ làm cho hệ miễn dịch cơ thể suy giảm từ đó hệ vi sinh vật gây hại đặc biệt đường ruột như E. coli, salmonella, clostridium,…nhân lên và phát triển nhanh chóng làm niêm mạc đường tiêu hóa càng bị tổn thương. Tiến hành dùng kháng sinh: ampixilin….để phòng bội nhiễm kế phát.
Tiến hành cầm máu bằng vitamin K , transamin , …. do trong quá trình bị virus phá hoại viêm mạc ruột bị bong tróc gây ra chảy máu dẫn đến tiêu chảy nhiều và có máu kèm trong phân .
Trong quá trình điều trị cần kết hợp với các thuốc trợ lực tăng cường sức khỏe cho chó như natri benzoat, cafein, catosal, vitamin….. để làm cho cún khỏe hơn và có nhưng tích cực chuyển biến mau chóng trong điều trị
Sử Dụng Đông Y điều trị bệnh Parvo Quá trình chăm sóc khi điều trị bệnh parvo cho chóTuyệt đối ko cho ăn gì cả nếu chúng đang mệt. Sợ cún quá đói bạn có thể bơm nước cháo loãng nhưng lượng vừa phải thôi. Nếu ko bị nôn là bé mất rất nhiều nước, càng nhanh kiệt sức. Khi có dấu hiệu hồi phục hẵng cho ăn cháo cà rốt loãng. Tránh đồ nhiều mỡ, khó tiêu.
Theo như 1 bạn giải thích cho mình thì các bé sẽ bị lây vòng, càng lâu khỏi.Nơi giữ mấy bé cần khô ráo, thoáng mát, ấm áp. Như mình có 2 bé đều bị parvo thì mỗi chàng 1 chuồng.
Mua khăn bông màu sáng về vừa lót cho nằm vừa đắp lên cho bé . (Màu sáng để khi bé nôn ra thuốc lá bạn biết điều chỉnh lượng nước lá bơm cho bé).Bạn có thể bật đèn học để gần để giữ ấm.
Nếu bạn nuôi nhiều thì đừng vuốt ve hay chơi với mấy đứa còn khỏe kẻo bạn truyền virut sang cho chúng đó. Bạn nên vệ sinh nhà cửa hàng ngày với nước diệt trùng (mình mua 1 chai to 100 ngìn) về pha nước, xịt khắp sân vườn.
Đặc biệt là phân của mấy đứa bị bệnh bạn phải dọn sạch và khử trùng chỗ đó ngay vì trong phân chúng có rất nhiều vi khuẩn.
Phòng bệnh Parvo cho chóTừ xưa các cụ đã có câu chữa bệnh không bằng phòng bệnh nên việc phòng bệnh nên được ưu tiên và cấp bách hơn bao giờ hết . Hiện nay thì phương pháp phòng bệnh chủ yếu dựa vào việc tiêm phòng vắc xin và dọn dẹp vệ sinh môi trường nơi chó sống.
Tiêm phòng vắc xin cho chóCũng giống như ở người, vacxin cho chó khi được tiêm vào cơ thể sẽ giúp cho các chú chó được kích thích hệ thống miễn dịch và tạo ra kháng thể nhằm giúp cho quá trình chống lại các căn bệnh tốt hơn. Trên thị trường hiện có các loại vacxin 5 bệnh , 6 bệnh và 7 bệnh
Thuốc phòng trừ được những bệnh:
– Bệnh viêm ruột do cannine Parvovirus nhược độc, ít nhất ………..107.0 TCID50. – Bệnh viêm gan do Cannine Adenovirus type hai nhược độc, ít nhất …..102.9 TCID50. – Bệnh cúm Cannine Parainfluenza Virus nhược độc, ít nhất …..105.0 TCID50. – Bệnh nghệ Do leptospira Canicola vô hoạt…………..600 NU. – Bệnh nghệ Do leptospira Icterohaemorrhagiae vô hoạt, ít nhất ……600NU. – Bệnh viêm ruột do coronavirus ít nhất ……..1468 EAU/0,05 ml. – Sài sốt chó con (carre’) Cannine Distemper Virus nhược độc, ít nhất …..102.5 TCID50.
Thường xuyên dọn dẹp chuồng trại nơi ở của thú cưng , đặc biệt là phải dọn sạch phân , sử dụng các loại thuốc sát trùng để tẩy uế làm sạch môi trường cũng như cách ly riêng các con bị bệnh parvo để chúng không lây sang nhưng con khác trong đàn chưa bị , nên giữ khoảng cách an toàn giữa những con bị bệnh và những con chưa bị bệnh .
Hi vọng với bài viết chia sẻ của Duypet các bạn có được cái nhìn rõ hơn về căn bệnh parvo quái ác này và có được phương hướng xử lý nhanh chóng và chính xác ngay từ khi bắt gặp những triệu chứng ban đầu của bệnh này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chẩn Đoán Bệnh Chính Xác Khi Chó Poodle Bị Ho Khạc trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!