Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Và Điều Trị Chó Bị Viêm Gan Mãn Tính được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Viêm gan mãn tính là tình trạng gan bị tổn thương do suy giảm chức năng gan trong thời gian dài. Việc điều trị sẽ được tiến hành để cải thiện tình hình của bệnh, tuy nhiên, điều trị không có nghĩa rằng sẽ làm cho con vật hồi phục hoàn toàn nhưng có thể giúp chúng khỏe mạnh và kéo dài cuộc sống hơn
Chẩn đoán chó bị viêm gan mãn tính
Bạn cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y một lịch sử toàn diện về sức khỏe của con chó và sự xuất hiện của các triệu chứng viêm gan. Bạn cũng cần cung cấp lịch sử bệnh của bố mẹ con chó, bởi viêm gan có thể di truyền từ bố mẹ sang con.
Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện cho con chó của bạn, bao gồm xét nghiệm máu hoàn chỉnh, điện giải đồ và xét nghiệm nước tiểu .
Việc làm xét nghiệm máu sẽ cho phép bác sĩ thú y xác định sự làm việc bình thường của chức năng gan, thận. Men gan sẽ thay đổi không bình thường trong một số trạng thái bệnh.
Bác sĩ thú y có thể sẽ chụp x quang và siêu âm để kiểm tra gan một cách trực quan và có thể lấy một mẫu mô ở gan để tiến hành làm sinh thiết chẩn đoán bệnh nếu những xét nghiệm trên không hiệu quả.
Điều trị chó bị viêm gan mãn tính
Nếu con chó của bạn bị viêm gan nặng nó sẽ cần phải nội trú tại viện để được chăm sóc và điều trị bằng liệu pháp truyền dịch chất lỏng bổ sung vitamin B, kali và dextrose.
Con chó của bạn sẽ cần phải hạn chế hoạt động trong giai đoạn điều trị và phục hồi. Con chó được nghỉ ngơi trong lồng và cần được giữ ấm trong suốt quá trình điều trị.
Thuốc giảm phù sẽ giúp loại bỏ sự tích dịch không cần thiết khỏi cơ thể và làm giảm chất lỏng tích tụ trong bụng,
Thuốc kháng sinh cũng có thể được kết hợp để điều trị nhiễm trùng, làm giảm phù não, kiểm soát động kinh và làm giảm lượng amoniac được sản xuất và hấp thụ
Con chó nên được chuyển sang chế độ ăn kiêng hạn chế natri và bổ sung thiamine và vitamin. Bạn nên cho con chó ăn nhiều bữa trong một ngày với một lượng nhỏ thức ăn. Nếu con chó của bạn đang bỏ kéo dài trong vài ngày vừa qua, bạn sẽ cần trao đổi với bác sĩ thú y về cách để cho chó ăn hoặc bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho chó thông qua đường tĩnh mạch.
Chăm sóc và quản lí chó bị viêm gan mãn tính
Bác sĩ thú y sẽ sắp xếp các cuộc hẹn theo lịch để theo dõi tình trạng bệnh lý cơ thể của con chó của bạn.
Liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức nếu các triệu chứng bệnh của con chó trở lại hoặc xấu đi, hay con chó của bạn giảm cân hoặc có tình trạng mệt mỏi.
Cách Chăm Sóc Và Điều Trị Cho Chó Bị Ốm
Thật không vui vẻ gì khi nhìn thấy người bạn tốt nhất bị ốm. Chúng phụ thuộc vào sự chăm sóc của bạn, người chủ của chúng mỗi khi bị ốm. Bước đầu tiên cần làm là nhận biết khi nào chó bị ốm, tiếp theo là xác định mức độ nghiêm trọng của căn bệnh.
Một số trường hợp ốm có thể chăm sóc tại nhà cẩn thận, các trường hợp khác cần có sự theo dõi ngay lập tức của bác sĩ thú y. Bất cứ lúc nào bạn không biết chắc, đừng ngại gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ. Đôi khi đó là vấn đề giữa sự sống và cái chết.
Nhận biết các triệu chứng của bệnhGhi chép lúc nào chó đi vệ sinh, khi nào triệu chứng xảy ra, khi nào chúng ăn uống, v.v… Cách này sẽ giúp định hình các triệu chứng. Đây cũng là công cụ hữu ích để bác sĩ chẩn đoán bệnh của chó.
Nếu chó của bạn bị ốm nhẹ ( chó biếng ăn mệt mỏi trong ngày, bồn chồn, nôn mửa một hai lần, tiêu chảy một đợt), bạn có thể chăm sóc chó cẩn thận tại nhà và gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
Có những triệu chứng cần chăm sóc y tế khẩn trương. Không bao giờ chần chừ mà gọi ngay cho bác sĩ khi gặp những triệu chứng này:
Hôn mê
Chảy máu nhiều
Ăn phải chất độc hại
Nôn mửa và tiêu chảy không ngừng
Gãy xương
Khó thở
Co giật liên tục trong vòng 1 phút
Bí tiểu hoặc đi không ra nước tiểu
Triệu chứng mới hoặc lặp lại ở chú chó đang bị bệnh (như: tiểu đường, v.v…)
Các vết sưng tấy lớn trên mặt, mắt hoặc họng.
Một số triệu chứng bệnh khiến chú chó cảm thấy khó chịu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh cần được điều trị. Hãy gọi điện hỏi bác sĩ cách xử lý các triệu chứng sau:
Cơn co giật đơn lẻ kéo dài chưa đến 1 phút
Thỉnh thoảng bị nôn mửa và tiêu chảy kéo dài trên 1 ngày
Sốt
Ngủ lịm quá 1 ngày
Không ăn quá 1 ngày
Khó đại tiện
Đi khập khiễng hoặc đau khi vận động
Uống nước quá nhiều
Bị phù
Nổi u cục bất thường hoặc u cục sưng to hơn
Các triệu chứng hoặc hành vi bất thường khác (run rẩy hoặc rên rỉ)
Với chó con và chó trên 6 tháng tuổi đang khỏe mạnh. Cách chăm sóc cún con lúc này là có thể không cho ăn đến 24 giờ nếu triệu chứng ban đầu là nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Bạn cũng không nên cho chó ăn đồ ăn yêu thích và gặm xương đồ chơi.
Không bao giờ được hạn chế chó uống nước trừ khi chúng bị nôn khi uống. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
Sau khi không cho ăn trong 24 giờ và chó của bạn hoạt động bình thường hơn, bạn có thể cho chúng ăn nhạt từ từ trong 1-2 ngày. Chế độ ăn nhạt cho chó bao gồm 1 phần đạm và 2 phần tinh bột dễ tiêu hóa.
Nguồn đạm thường được dùng bao gồm pho mát từ sữa gạn kem hoặc thịt gà (không da và mỡ) hoặc thịt viên luộc.
Loại tinh bột tốt cho chó là cơm trắng.
Cho chó có cân nặng 5kg ăn một chén mỗi ngày (chia thành 4 khẩu phần, cứ 6 giờ ăn một lần). Hạn chế chó tập luyện và chạy nhảy
Đảm bảo chó của bạn được nghỉ ngơi nhiều bằng cách hạn chế thời gian tập luyện và chơi đùa của chúng. Dắt chó đi ra ngoài cho thoải mái nhưng đừng để chúng chạy nhảy nếu cảm thấy mệt. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.
Chú ý lượng phân và nước tiểu của chó khi bị ốm. Nếu bạn thường để chó tự đi vệ sinh ở ngoài thì khi chúng bị ốm, hãy dắt chúng đi để bạn có thể quan sát lượng phân và nước tiểu của chúng.
Đừng phạt chó của bạn nếu chúng chẳng may đi vệ sinh hoặc nôn mửa trong nhà. Chúng không thể kiểm soát được vì đang bị ốm và có thể lẩn tránh bạn nếu bị phạt.
Đảm bảo bạn theo dõi sát chú chó đề phòng trường hợp triệu chứng xấu đi. Đừng để chó ở một mình trong ngày hoặc vào cuối tuần. Nếu bạn phải đi đâu (ví dụ đi làm), hãy kiểm tra chó 2 giờ một lần.
Nếu bạn không sắp xếp được, hãy gọi điện đến bệnh viện dành cho thú cứng để xem liệu họ có chăm sóc chó của bạn tại bệnh viện không. Triệu chứng có thể xấu đi nhanh chóng, các triệu chứng mới hoặc nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ngay lập tức.
Nếu bạn không biết chắc triệu chứng của chú chó, hoặc nếu chúng có vẻ yếu đi, hãy gọi điện hỏi bác sĩ.
Đừng để chúng ở ngoài hoặc trong nhà để xe. Chó của bạn có thể gặp vấn đề về kiểm soát thân nhiệt và bạn không theo dõi chúng được kỹ lưỡng khi triệu chứng thay đổi.
Cho chó nằm ổ kèm theo chăn đắp để ở chỗ bạn có thể dễ dàng và thường xuyên theo dõi chúng. Chọn chăn có mùi của bạn đắp cho chó để chúng cảm thấy dễ chịu.
Bạn nên chọn chỗ đặt ổ cho chó có sàn nhà dễ cọ rửa như trong nhà tắm hoặc bếp. Nếu chó nôn mửa hoặc đi vệ sinh, bạn có thể dọn dẹp nhanh chóng, dễ dàng.
Bạn nên giữ chú chó bị ốm tránh xa những chú chó khác. Cách này sẽ ngăn truyền bệnh. Thời gian yên tĩnh cũng giúp chó của bạn được nghỉ ngơi.
Những thức ăn an toàn cho con người cũng có thể gây tử vong đối với chó. Những sản phẩm như xylitol đặc biệt nguy hiểm cho chó. Chất này có trong thực phẩm không đường và sản phẩm vệ sinh răng miệng.
Những thực phẩm có hại khác là bánh mì, sôcôla, quả bơ, đồ uống có cồn, nho, nho khô, tỏi, và những thức ăn khác.
Không sử dụng thuốc dành cho người để điều trị cho chó trừ khi bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Những loại thuốc này có thể độc hại đối với chó và khiến chúng ốm nặng hơn.
Luôn theo dõi chó khi chúng ra ngoài. Để các chất độc hại xa tầm với của chó. Những chất này bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chống đông, phân bón, thuốc kê đơn, thuốc diệt côn trùng và những thứ tương tự. Những chất này có thể độc hại và gây tử vong ở chó.
Bài viết có tham khảo từ nguồn: wikihow.vn
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
Cách Chăm Sóc Chó Bị Viêm Phổi Và Những Điều Cần Lưu Ý
Viêm phổi là căn bệnh rất khó để phòng tránh dù bạn có cẩn thận như thế nào đi chăng nữa, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của loài chó ( Từ chó con đến trưởng thành). Bệnh viêm phổi thường là căn bệnh kế phát ( Biến đổi) từ bệnh nhiễm trùng hay viêm phế quản mà không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện bất dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe của chú cún yêu nhà mình thì tốt nhất là bạn nên đưa chúng đến ngay các cơ sở y tế. Trường hợp chú chó của bạn không may mắn mắc phải căn bệnh này, bạn cần phải biết cách chăm sóc chó bị viêm phổi đúng phương pháp để giúp chúng mau bình phục hơn.
Cách chăm sóc chó bị viêm phổi và những vấn đề cần lưu ýTheo các chuyên gia về sức khỏe vật nuôi, bệnh viêm phổi ở chó có thể dễ dàng xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là vào những lúc giao mùa trong năm khi không khí chuyển từ lạnh sang hanh khô. Diễn biến của căn bệnh này ở loài chó là khá nhanh và một khi là phổi đã bị tổn thương thì nó sẽ làm cho quá trình lưu thông máu của cơ thể bị cản trở. Nếu không được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp thì gần như chú chó của bạn sẽ chết nhanh hơn.
Tuy là căn bệnh kế phát từ bệnh viêm phế quản và nhiễm trùng nên căn bệnh này gần như có cùng nguyên nhân phát bệnh:
Môi trường sống bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh.
Thức ăn hay một số vật thể lạ khác rồi vào đường hô hấp mà không được xử lý ngay.
Chó đang mắc phải một số căn bệnh nhiễm trùng như: Bệnh care, viêm ký sinh trùng, viêm ruột,… mà chưa được chữa trị hay chữa trị không dứt điểm.
Chó bị nhiễm một số loại nấm có hại như: Asperrgillus hay Histoplasnia.
Do cơ thể chó đang bị nhiễm ký sinh trùng hoặc trứng ký sinh trùng lâu ngày.
Sau khi tấn công vào hệ thống đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm phế quảng, những Virus gây bệnh này sẽ tấn công vào phần nhu mô của lá phổi hay hệ tuần hoàn phổi. Việc này sẽ gây ra những tổn thương đến phổi của chó, đồng thời còn gây cản trở hệ tuàn hoàn hoạt động, lúc này lá phổi sẽ bị thường và yếu đi.
Cách chăm sóc chó bị viêm phổi khoa họcMột phương pháp điều trị bệnh phù hợp và một chế độ chăm sóc chó bị viêm phổi khoa học sẽ giúp cho chú chó cưng của bạn nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn hơn.
Dùng một số loại thuốc điều trị bệnh viêm phế quản ở chó như kháng sinh ( Penicillin, Gentamycin), thuốc trợ sức, trợ tim, thuốc trị triệu chứng ( Ephedrin, Dimedron, Menthol,…). Ngoài ra các bạn còn có thể sử dụng thêm Vitamin C1 và B để hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi.
Bên cạnh việc dùng thuốc để điều thì những vấn đề như chuồng trại hay nơi ở của chó cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh tình trạng bệnh cứ tái đi tái lại sau khi bệnh được chữa trị khỏi hoàn toàn.
Nếu các bạn muốn chú chó của mình tránh được căn bệnh này, trong quá trình chăm sóc chó ( Ở thời điểm 6 tháng tuổi) thì bạn cần phải đưa chúng đến tiêm vắc xin phòng bệnh.
Và điều quan trọng nhất là bạn cần phải đưa chú chó của mình đến các cơ sở thú y có uy tín để được thăm khám và điều trị. Với những bác sỹ có nhiều kiến thức chuyên môn trong việc chữa trị bệnh viêm phổi cho chó, chắc chắn họ sẽ đưa ra được một phác đồ điều trị bệnh phù hợp dành riêng cho chú cún yêu của bạn.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó bị viêm phổi
Đảm bảo vệ sinh khu vực sống của chó luôn sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng trong chế độ chăm sóc chó bị viêm phổi mà các bạn cần phải thực hiện. Nếu môi trường sống bị ô nhiễm, ẩm thấp và thiếu sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi. Ngoài ra các bạn cũng cần phải lưu ý vệ sinh dụng cụ ăn uống sạch sẽ sau mỗi lần cho chó ăn, tập cho chú chó của bạn thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định và dọn dẹp sau đó.
Tuyệt đối không cho chó đi tắm nếu có phát hiệu dấu hiệu hay nghi ngờ chúng đang nhiễm bệnh.
Mặc dù khi bị ốm chó sẽ cảm thấy biếng ăn nhưng các bạn phải tìm mọi cách để giúp chúng bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cần thiết, điều này sẽ giúp chúng mau chóng khỏe lại hơn.
Khi chó bị viêm phổi, bạn không nên cho chó ra ngoài khi trời trở lạnh và đồng thời còn phải tìm biện pháp phù hợp để giữ ấm cơ thể cho chúng ( Nhất là và ban đêm khi đi ngủ).
—
Viêm Gan Ở Chó: Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Điều Trị, Biến Chứng
Các loại bệnh và nguyên nhân của bệnh lý
Việc phân loại chia bệnh thành hai loại:
Hình thức truyền nhiễm . Tác nhân gây bệnh là adenovirus loại 1 và theo quy luật, viêm gan truyền nhiễm được chẩn đoán ở chó con, vật nuôi và chó yếu tiếp xúc gần gũi với động vật bị nhiễm bệnh. Ở những con chó con đến một tuổi, bệnh lý có thể tiến hành mà không có triệu chứng rõ ràng và vượt qua mà không cần điều trị đặc biệt. Trong trường hợp này, chủ sở hữu có thể không biết rằng thú cưng nhỏ của mình bị một căn bệnh tương tự. Khi con chó hồi phục, cơ thể nó đã phát triển khả năng miễn dịch ổn định với căn bệnh này. Nhưng chúng ta chỉ nói về những con chó con, và thậm chí chúng không thể thoát ra dễ dàng như vậy. Do đó, ngay cả với một chút thiếu quyết đoán, vẫn đáng để cho thú cưng đến bác sĩ thú y mà không cần chờ đợi một phương pháp chữa trị độc lập. Thông thường, không được điều trị, viêm gan truyền nhiễm trở thành mãn tính.
Hình thức độc hại . Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này: sử dụng lâu dài các loại thuốc có độc tính cao, tự điều trị cho thú cưng bằng nhiều loại thuốc “nặng” khác nhau, cho chó ăn thức ăn kém chất lượng hoặc hư hỏng, ngộ độc độc hại xảy ra khi ký sinh trùng đường ruột bị nhiễm bệnh mạnh, v.v. Viêm gan nhiễm độc thường được chẩn đoán ở những động vật đã trải qua chứng piroplasmosis, salmonellosis, leptospirosis, v.v … Nếu thuốc độc được kê cho chó, nên cho bệnh nhân và các tác nhân bảo vệ gan hỗ trợ hoạt động của gan và bảo vệ nó khỏi các quá trình viêm.
Cách lây nhiễm
Trong tình huống này, một khía cạnh quan trọng là hình thức viêm gan. Loại chó bệnh lý truyền nhiễm bị nhiễm bệnh trong quá trình giao tiếp gần, đặc biệt nếu chúng sống cùng nhau hoặc tiếp xúc với việc đi bộ. Một con chó có thể bị nhiễm trùng bằng cách ăn hoặc uống từ bát của một con chó bị bệnh, lấy đồ chơi của nó, đánh hơi phân hoặc thẻ bị nhiễm bệnh.
Adenovirus là một loại virus có thể sống sót và thậm chí sau 3 tháng, ở trong môi trường, nó vẫn duy trì hoạt động. Do đó, nếu chủ sở hữu biết rằng một con chó mắc bệnh này đang đi bộ tại địa điểm này, thì đáng để thay đổi địa điểm đi bộ.
Viêm gan nhiễm độc được coi là một dạng bệnh không lây nhiễm và ngay cả khi tiếp xúc với động vật bị bệnh, thú cưng cũng không thể bị nhiễm bệnh. Rốt cuộc, căn bệnh này phát triển dựa trên nền tảng của ngộ độc độc tố.
Có nguy cơ là động vật bị nhiễm giun: trong suốt cuộc đời của giun và ấu trùng trong cơ thể của một chất độc độc động vật với số lượng lớn được phát hành.
Điều gì xảy ra trong cơ thể với viêm gan
Trên thực tế, dưới tên viêm gan ẩn tất cả các quá trình viêm cục bộ trong các mô của gan. Bệnh lý này thường đi kèm với các bệnh khác ảnh hưởng đến các cơ quan của đường tiêu hóa. Viêm gan ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng của túi mật và ống mật.
Với căn bệnh này, có sự vi phạm sâu sắc các quá trình trao đổi chất: protein, carbohydrate và chất béo, sắc tố, có sự phá vỡ các tế bào của cơ quan bị ảnh hưởng. Ở chó, viêm gan hiếm khi là một bệnh độc lập và thường hoạt động như một căn bệnh thứ phát phát sinh dựa trên nền tảng của các bệnh nhiễm trùng hiện có.
Viêm gan phát triển do thoái hóa mô, trong đó sự phá hủy tế bào gan, viêm, tử vong hoặc tăng sinh của các mô liên kết xảy ra. Trong bệnh lý, mô bình thường được thay thế bằng một hư hỏng.
Quá trình viêm trong gan gây ra tình trạng ứ đọng – ứ mật, cơ quan tự nó trở nên to hơn, lá lách cũng mở rộng, cái gọi là hội chứng hepatolienal phát triển. Đương nhiên, gan bị ảnh hưởng không thể hoạt động bình thường, giải độc, hình thành protein và các chức năng khác bị suy yếu.
Biểu hiện lâm sàng
Với sự phát triển của bệnh lý này, các triệu chứng sau đây xuất hiện:
Tăng kích thước cơ thể . Ở trạng thái khỏe mạnh, gan không nhô ra ngoài xương sườn cuối cùng (cần phải nhìn sang bên phải), trong trường hợp bệnh lý, có thể thấy phình ra từ dưới vòm chi phí. Nếu cơ quan được mở rộng một chút, không phải lúc nào cũng có thể phát hiện bệnh lý trong quá trình sờ nắn. Có thể tiết lộ những thay đổi bằng siêu âm. Khi gan có được kích thước to lớn, con vật trải qua cơn đau dữ dội trong quá trình thăm dò và cho thấy điều này theo mọi cách: nó có thể rên rỉ, cong ra và bắt đầu xa người.
Hoạt động của cơ thể bị vi phạm . Bệnh lý ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các chức năng của cơ thể.
Màu vàng của niêm mạc và da . Độ vàng có thể được gọi là dấu hiệu viêm gan rõ ràng nhất. Ở dạng mãn tính hoặc biểu hiện ban đầu của bệnh, màng cứng của mắt, da và niêm mạc có màu vàng nhạt.
Cảm xúc thôi thúc và tiêu chảy . Phân trở nên nhẹ, với hỗn hợp mật. Với sự tiến triển của quá trình bệnh lý trong phân, các vệt máu là đáng chú ý, làm cho phân có màu nâu.
Ngoài ra, các sắc tố mật, tăng trong máu, ảnh hưởng đến chất lượng nước tiểu , nhuộm nó trong một màu tối, nâu. Nhưng phân gần như đổi màu.
Trong bối cảnh viêm gan, có thể làm tăng các chỉ số nhiệt độ của cơ thể, nhịp tim trở nên rối loạn nhịp tim.
Ở giai đoạn phát triển ban đầu của bệnh lý của động vật, sự thèm ăn biến mất, thú cưng uể oải, lãnh đạm . Nhưng chủ sở hữu có thể không liên kết một tình trạng như vậy với một quá trình viêm trong gan. Nó sẽ yêu cầu sinh hóa máu.
Bệnh do virus này kèm theo sốt đáng kể, lên đến mức nghiêm trọng, nôn mửa và phân lỏng. Viêm ảnh hưởng đến bề mặt của amidan, và con chó gặp khó khăn khi ăn. Nó cũng không cho thú cưng của bạn cơ hội hoàn toàn quay đầu lại.
Viêm gan thường gây viêm giác mạc – một bệnh về mắt trong đó lớp giác mạc của cơ quan thị giác trở nên nhiều mây. Bệnh lý thường xuyên hơn ảnh hưởng đến cả hai mắt.
Làm thế nào có thể phát hiện và điều trị viêm gan ở chó?
Để xác định chính xác bệnh và hình thức của nó, máu, nước tiểu được lấy để phân tích, và kiểm tra sinh hóa của chất lỏng sinh học cũng được thực hiện.
Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa phải áp dụng chẩn đoán phân biệt để phân biệt viêm gan với các bệnh khác có triệu chứng tương tự. Bạn có thể nhầm lẫn viêm gan với xơ gan, nhiễm trùng gan, nhiễm trùng phổi, ăn thịt xa xôi. Sau khi có thể thu thập mô gan bị tổn thương để kiểm tra mô học.
Hiệu quả của trị liệu phụ thuộc phần lớn vào mức độ tiến triển của bệnh. Các chuyên gia cảnh báo – điều trị mù chữ tại nhà không chỉ có thể làm nặng thêm các quá trình bệnh lý mà còn gây ra cái chết của thú cưng bị bệnh.
Một chế độ điều trị phổ biến được sử dụng bởi bác sĩ thú y như sau:
Tuân thủ chế độ ăn kiêng – loại bỏ các thực phẩm béo từ chế độ ăn kiêng, nên cho chó uống trà thảo dược, nước canh yếu từ thịt và cá;
Các chất lỏng được tiêm vào cơ thể với tác dụng chống độc – dung dịch glucose, dung dịch Ringer;
đại lý thay thế huyết tương được chỉ định để khôi phục dự trữ protein;
để giảm đau, nên sử dụng thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau;
thuốc bảo vệ gan – bảo vệ các tế bào của cơ quan bị viêm khỏi sự phá hủy hơn nữa;
thuốc lợi tiểu;
trong trường hợp viêm gan truyền nhiễm, cần phải điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng vi-rút.
Sử dụng liệu pháp phức tạp, được kê toa độc quyền bởi bác sĩ thú y.
Phòng chống viêm gan ở chó
Đối với mục đích dự phòng, một loại vắc-xin đặc biệt đã được phát triển cho phép cơ thể động vật phát triển khả năng miễn dịch của chính nó. Vì con chó có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với động vật bị bệnh, chủ nên theo dõi vòng tròn giao tiếp của nó, không cho phép nó ăn và ăn trên đường phố.
Nếu thú cưng có khuynh hướng mắc các bệnh về gan, thì nên đi khám bác sĩ thú y sáu tháng một lần và thực hiện sinh hóa máu.
Biến chứng có thể xảy ra
Gan là một cơ quan quan trọng thực hiện nhiều chức năng, do đó tình trạng viêm của nó mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng:
tăng nhãn áp;
nguy cơ viêm ở thận;
suy nội tạng cấp tính;
bệnh mãn tính;
rối loạn đông máu, vv
Viêm gan có thể vượt qua không được chú ý cũng như gây ra vi phạm nghiêm trọng. Do đó, chủ của chú chó nên chú ý đến sức khỏe của thú cưng và không bỏ qua các triệu chứng mới nổi.
Bạn sẽ là người đầu tiên tìm hiểu về các bài viết mới về chó.
Cách Chăm Sóc Chó Con Bị Ốm Và Điều Trị Tại Nhà
Bạn sẽ làm gì khi chú chó của bạn bị ốm? Có thể bạn sẽ rất buồn, lo lắng và hoang mang khi thấy chú chó yêu của mình bị ốm hay bỏ ăn. Nhưng điều đầu tiên bạn cần làm đó là hãy tìm hiểu xem chú chó con của mình bị bệnh gì và cách chăm sóc chó con bị ốm ra sao?
Bạn sẽ làm gì khi chó con bị ốm?Chú chó con đối với chúng ta không chỉ là vật nuôi mà nó còn là một người bạn, một thành viên trong gia đình. Do vậy khi người bạn của chúng ta bị ốm thì sẽ rất lo lắng phải không?
Tuy nhiên, điều đầu tiên bạn cần nhận biết khi nào chó con của bạn bị ốm. Tiếp theo là xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số trường hợp nhẹ thì chúng ta có thể tự chăm sóc ở nhà. Tuy nhiên cũng có trường hợp phải lập tức có sự theo dõi của bác sĩ thú y.
Nhận biết triệu chứng bệnhKhi thấy chú chó con của bạn có những biểu hiện bất thường hay các dấu hiệu bệnh lý thì trước hết bạn cần theo dõi và nắm được hoạt động hàng ngày của chú chó như: khi nào chúng ăn uống, khi nào đi vệ sinh…Từ đó mới biết được khi nào triệu chứng xảy ra.
Nếu chó bị ốm nhẹ như ăn uống không tốt, nôn mửa một hai lần, tiêu chảy, hoặc cảm thấy bồn chồn, bạn có thể chăm sóc tại nhà.
Nôn mửa, tiêu chảy không ngừng
Ăn phải chất độc hại
Bị co giật liên tục
Bị thương chảy nhiều máu
Bị gãy xương
Hôn mê
Bị các vết sưng tấy lớn trên mặt, mắt hoặc họng
Cách chăm sóc chó con bị ốm và điều trị tại nhàNếu chú chó con của bạn chỉ bị ốm nhẹ thì bạn không cần đưa đi khám thú y mà hãy thực hiện theo cách chăm sóc chó con bị ốm và điều trị tại nhà như sau:
Không cho ăn nếu chó bị nôn mửa hoặc tiêu chảy: Với chó con và chó trên 6 tháng tuổi đang khỏe mạnh, bạn có thể không cho ăn đến 24 giờ nếu triệu chứng ban đầu là nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Cho chó con uống đủ nước: Nên cho chó con uống nhiều nước trừ khi chúng bị nôn khi uống. Nếu bị nôn khi uống nước hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y
Cho ăn nhạt trong khoảng 1-2 ngày: Sau khi để chó nhịn ăn và thấy chúng hoạt động trở lại bình thường, bạn có thể bắt đầu cho chó ăn trở lại với các đồ ăn nhạt. Tốt nhất là cho ăn cơm trắng kèm với thịt gà hoặc thịt luộc (không dính da hoặc mỡ). Cho ăn nhạt đến khi chó đã khỏe mạnh trở lại bạn mới tiếp tục cho ăn các loại thức ăn dành cho chó như bình thường.
Hạn chế vận động: Khi chó bị ốm bạn nên hạn chế các hoạt động chạy nhảy và luyện tập ngoài trời. Bạn vẫn có thể cho chúng đi dạo nếu chúng không quá mệt nhưng tránh không để chúng chạy nhảy chơi đùa nhiều.
Theo dõi thường xuyên: Cần thường xuyên theo dõi các triệu chứng và để ý tới phân và nước tiểu. Nếu tình trạng ko thuyên giảm mà xấu đi thì bạn cần mang tới bác sĩ thú y để được khám chữa kịp thời
Một số lưu ý cần thiết khi chăm sóc chó con bị ốm
Bạn không nên để chó con ở ngoài trời khi chúng bị ốm, nên cho chúng ở trong nhà vào buổi tối để tiện theo dõi chúng
Tạo cho chó con một chỗ nằm ngủ thật thoải mái với ổ nệm cho chó.
Giữ cho chúng một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi khi bị ốm, như vậy chúng mới mau khỏe.
Cách li chú chó con bị ốm với những chú chó khác đề phòng lây truyền bệnh, đồng thời giúp chó của bạn được nghỉ ngơi
Không nên cho chó ăn các thức ăn giống của người, ví dụ như những sản phẩm có chứa Xylitol, chất này có trong các thực phẩm không đường và sản phẩm vệ sinh răng miệng. Không cho chó ăn các thực phẩm có hại khác như: sôcôla, quả bơ, các đồ uống có cồn, nho, nho khô, tỏi…
Không được sủ dụng các loại thuốc uống dành cho người để trị bệnh cho chó trừ khi bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
Không để các chất độc hại vào tầm với của chúng như các chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc diệt côn trùng…
Hãy thực sự quan tâm tới chú chó con của bạn và nói chuyện với chúng một cách nhẹ nhàng và yêu thương để động viên cũng mau khỏe.
Viêm Gan Cấp Tính Trên Chó/ Acute Liver Failure Canine
Viêm gan cấp tính trên chó/ Acute liver failure canineGan là một cơ quan thực hiện nhiều chức năng. Nó có dung lượng lưu trữ lớn và chức năng dự trữ.
Gan là cơ quan có khả năng tái sinh. do đặc điểm nổi bật này gan có thể phục hồi lại bình thường khi bị tổn thương mà không bị hư hại vĩnh viễn. Tuy nhiên, gan cũng dễ bị tổn thương vì vai trò của nó trong việc chuyển hóa, giải độc và lưu trữ các hợp chất độc hại khác nhau.
Các dấu hiệu cho thấy một con chó bị bệnh gan có thể khác nhau và bao gồm:+ Chán ăn,
+ Nôn mửa,
+ Loét dạ dày,
+ Tiêu chảy,
+ Co giật hoặc các vấn đề thần kinh khác( thường diễn ra khi con vật bị suy gan cấp tính dẫn đến mất chức năng gan đột ngột, khi đó con vật sẽ có bất thường đông máu)
+ Sốt, vấn đề đông máu, vàng da (một màu vàng đáng chú ý ở da, niêm mạc và mắt) ,
+ Ứ nước xoang bụng ,
+ Đi tiểu và khát nước quá nhiều,
+ Thay đổi kích thước gan và giảm cân.
+ Xuất huyết tiêu hóa có thể được nhìn thấy ở động vật bị bệnh gan do loét hoặc các vấn đề về đông máu.
+Niêm mạc mắt, vùng da vàng chuyển vàng
Chẩn đoán rối loạn chức năng gan /mật+ X-quang: xác định sỏi mật
+ Siêu âm: xác định kích thước gan
+ Xét nghiệm máu: xét nghiệm sinh hóa/ sinh lý
+ Sinh thiết có thể được sử dụng để lấy mẫu nuôi cấy vi khuẩn, phân tích tế bào và mô, và khi thích hợp, phân tích độc tính
– Truyền dịch điện giải: để giảm độc tính đi vào trong máu khi gan bị mất đi tạm thời chức năng lọc độc cho cơ thể
– sử dụng thuốc lợi tiểu: giúp cung cấp làm sạch hệ thống và tránh tình trạng tích dịch
– Chọc dò xoang bụng khi có quá nhiều dịch trong xoang gây hiện tượng khó thở
– Khi máu không đông do mất đi chức năng gan thì cần truyền máu
– dùng thuốc hỗ trợ chức năng gan
-Thay đổi chế độ ăn uống: ăn thức ăn chuyên dụng cho bệnh về gan
– sử dụng thuốc cân bằng mức độ đông máu như hepatic hay vitamin K
– Sử dụng kháng sinh: đề phòng nhiễm trùng khi hệ miễn dịch trở lến kém
– Một số thuốc bảo vệ tế bào thần kinh ngăn ngừa các vấn đề về thần kinh trên thú cưng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Và Điều Trị Chó Bị Viêm Gan Mãn Tính trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!