Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Răng Miệng Cho Chó được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh nha chu ở chó là phổ biến hơn nhiều so với tưởng tượng của bạn. Thật không may, khi bác sĩ thú y đề nghị thường xuyên đánh răng và làm sạch răng miệng định kỳ thì chúng ta thường không chú ý đến. Rất nhiều người trong chúng ta không muốn dành thời gian để đánh răng hàng ngày cho chúng hoặc đưa chúng đến cơ sở chăm sóc thú cưng để làm sạch định kỳ mỗi 6-12 tháng. Rất ít người nhận ra, chỉ cần dành vài phút mỗi ngày và định kỳ chăm soc răng miệng tại các cơ sở thú ý sẽ mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho chó cưng của họ. Bên cạnh đó, việc đánh răng hàng ngày và chăm sóc răng miệng định kỳ thực ra còn giúp bạn tiết kiệm một số tiền lớn khi phải điều trị y tế cho các bệnh gây ra bởi tình trạng sức khỏe răng miệng kém của chó cưng. Theo AVDC (Đại học nha khoa thú y Hoa Kỳ) thì bệnh nha chu rất phổ biến ở chó mèo trưởng thành nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Đến 3 tuổi, hầu hết chó mèo đều có các dấu hiệu của bệnh nha chu nếu không được chăm sóc đúng cách.
Dấu Hiệu Nhận Biết Đang Gặp Vấn Đề Về Sức Khỏe Răng Miệng
Hơi thở hôi
Hành vi lạ ở miệng
Thay đổi tập tính ăn uống
Chỉ nhai một bên
Trà sát miệng ở trên nền nhà
Sưng đỏ trong miệng
Các dấu hiệu trên có thể chỉ ra bất kỳ các vấn đề về răng miệng nào, bao gồm nhiễm trùng răng lợi, răng bị gãy, thức ăn bị kẹt trong răng, sưng hoặc quá nhiều cao răng, mảng bám. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu này, bạn cần phải đưa chú chó của mình đến bệnh viện thú y.
Các giai đoạn bệnh về răng miệng thường gặp ở chóGiai đoạn 1: viêm nướu, phần trên của nướu bị viêm và sưng đỏ, có vôi bám ở răng. Giai đoạn này bệnh sẽ dễ dàng chữa khỏi hơn.
Giai đoạn 2: viêm mô quanh răng mức độ nhẹ, phần nướu ôm sát răng bị viêm và sưng đỏ và có mùi hôi miệng.
Giai đoạn 3: viêm mô quanh răng mức độ trung bình, lúc này nướu đã bị nhiễm khuẩn, cao răng hình thành bắt đầu phá hủy nướu cho đến khi nướu chảy máu, chó sẽ bị đau và khó ăn uống.
Giai đoạn 4: Viêm mô quanh răng mức độ nặng, nhiễm khuẩn trong thời gian dài sẽ khiến cho nướu, răng và xương ổ răng bị phá hủy nghiêm trọng. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường máu và sẽ có thể phá hủy thận, gan và tim của chó.
Hướng dẫn chăm sóc răng cho chóBạn cần chăm sóc răng miệng của chó theo tuổi, tuổi khác nhau thì cách chăm sóc cũng không giống nhau
Răng của chó con
Chó con sinh ra chưa có răng, nhưng sau khoảng 10 tuần tuổi chúng bắt đầu có răng sữa, những chiếc răng sữa này sẽ rụng sau khoảng 4-6 tháng tuổi, chó của bạn sẽ mọc 42 răng trưởng thành sau đó. Sau khoảng 7-8 tháng tuổi, chú chó của bạn sẽ có bộ răng hoàn chỉnh.
Điều quan trọng ở đây là bạn cần tạo hành vi cho chúng khi nhỏ, bạn cần cho chúng làm quen với việc được chạm vào răng miệng và mõm khi nhỏ. Khi bạn đã cho chúng làm quen với việc chạm vào mõm miệng thì việc đánh răng lúc này cũng nên được bắt đầu và sẽ trở lên dễ dàng hơn. Khi răng sữa của chó bắt đầu rụng, việc đánh răng lúc này cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với răng của chó trưởng thành, nhất là khi chúng đã có thói quen được đánh răng từ nhỏ.
Ở giai đoạn răng sữa rụng này, hơi thở chú chó của bạn có thể hôi nhưng đừng lo lắng, đó là điều bình thường.
Khi bắt đầu rụng răng sữa, chó con có thể bị đau, lúc đó bạn có thể cho chúng chơi đồ chơi giảm đau (Freezable toys)
Răng của chó trưởng thành
Sau khoảng 6-8 tháng tuổi, bộ răng của chó sẽ được phát triển hoàn chỉnh. Nếu vẫn còn răng sữa thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để loại bỏ. Khi chúng đã có đủ 42 răng trưởng thành, lúc này là lúc bạn cần duy trì chăm sóc răng miệng cho chúng để đảm bảo những chiếc răng này khỏe mạnh và không gây ra mùi hôi khó chịu.
Hướng dẫn đánh răng cho chóĐể đánh răng bạn sẽ không thể sử dụng kem đánh răng của con người cho chó của bạn. Mua một bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho chó là điều cần lúc này, chú ý mua loại bàn chải có kích cỡ phù hợp với giống chó mà bạn nuôi, đừng to hay nhỏ quá.
Bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng chạm vào lợi của chó bằng ngón tay sạch. Nếu chú chó của bạn có dấu hiệu không thoải mái, hãy dừng lại và chọn thời điểm khác. Nếu có dấu hiệu của việc tuân theo, hãy cho một ít kem đánh răng lên bàn chải.
Bắt đầu bằng cách đặt một ngón tay và đẩy môi trên lên. Đánh răng với một góc nghiêng 45 độ, nhẹ nhàng đưa bàn chải trong một vòng tròn nhỏ. Bạn có thể xem video hướng dẫn phía dưới để dễ hiểu hơn:
Lưu ý rằng, việc đánh răng cho chó lên được duy trì hàng ngày, nếu không tối thiểu bạn hãy đánh răng cho chúng 3 lần/tuần.
Có một sự thật đó là hầu hết các chú chó không thích việc đánh răng. Nếu bạn không tạo cho chúng và duy trì thói quen đánh răng từ nhỏ, thì việc đánh răng là rất khó khăn cho cả bạn và chú chó của bạn. Nhưng mặt khác, việc không chăm sóc răng miệng cho chúng thường xuyên, sẽ mang lại những hậu quả về sức khỏe cho chú chó của bạn, các vấn đề về răng có thể dẫn đến làm viêm nướu răng, răng bị gãy, hệ quả là chúng sẽ gây đau đớn khi ăn ngay cả với đồ ăn mềm như thực phẩm đóng hộp. Về lâu dài, chúng sẽ bỏ ăn và kéo theo hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác.
Rất may mắn, các hãng thực phẩm rất hiểu vấn đề này, hầu hết đều đã phát triển các dòng thực phẩm nha khoa kết hợp việc tập nhai và làm sạch răng cho chó. Chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một vài sản phẩm làm sạch răng miệng cho chó để giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho thú cưng của bạn: Pedigree Dentastix Large Dog Treats…
Việc nhai các thức ăn làm sạch răng có thể giúp loại bỏ mảng bám trước khi nó biến thành cao răng và bắt đầu gây lên các vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, hơi thở hôi…
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác cho chó như: nước súc miệng nha khoa, khăn lau nha khoa để lau răng, bột nha khoa để rắc vào thức ăn.
Lưu ý về đồ chơi cho chó để bảo vệ răng của chúngMột số mục này bao gồm:
Xương nylon (nylon bones)
Xương bị tiệt trùng hoặc tẩy trắng (Sterilized or bleached bones)
Xương “thịt” nấu chín (Cooked “butcher” bones)
Khi mua đồ chơi, hãy đảm bảo bạn chỉ chọn đồ chơi cho chó phù hợp với lứa tuổi và kích thước của chó.
1.Chó có bị sâu răng không?
Việc chó bị sâu răng thường rất hiếm gặp do kết cấu răng nanh của chúng. Răng của chó dễ bị sứt mẻ hơn.
2. Chó có mọc lại răng sau khi bị gãy không?
Không. Giống như chúng ta, răng chó chỉ mọc một lần sau khi rụng răng sữa.
3. Tại sao tôi phải loại bỏ răng sữa nếu con chó của tôi lớn hơn 8 tháng?
Răng sữa không rụng sẽ gây ra sự khó chịu trong hàm của chó. Răng sữa không rụng sẽ làm ảnh hưởng đến việc mọc răng trưởng thành, chen lấn vị trí với răng trưởng thành, làm răng mới mọc lên bị lệch, việc này tạo ra nhiều kẽ và khe hở trong răng cho mảng bám và vi khuẩn phát triển sau này
4. Tại sao chó nhỏ dễ hình thành cao răng hơn?
Chó nhỏ hơn có hàm nhỏ hơn nên tạo ra nhiều ngóc ngách khó làm sạch nên dễ hình thành cao răng. Ngoài ra, cho nhỏ cũng có răng dễ bị tổn thương hơn chó lớn do chúng nhỏ và mảnh hơn.
Chăm Sóc Răng Miệng Cho Cún Yêu
Đối với cuộc đời một chú chó, chúng ta có thể phân ra làm hai giai đoạn:
*Giai đoạn răng sữa:
Trong khoảng 3 hay 4 tuần chào đời chúng có cả thảy 28 cái răng ( 14 cái ở hàm trên và 14 cái ở hàm dưới) và kéo dài trong vòng 04 tháng; cũng có thể xem đây là những cái răng sữa tạm thời. Những cái răng này thường rụng đi và thay vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn; nếu chúng không tự rụng đi được, bạn có thể nhờ bác sĩ thú y nhổ đi.
*Giai đoạn răng vĩnh viễn:
Khi chú cún của bạn được 16 tuần tuổi, răng bắt đầu mọc lên tuần tự và hoàn tất trong vòng 7 tháng tuổi với 42 cái (gồm 20 cái ở hàm trên và 20 cái ở hàm dưới).
*Những vấn đề xảy ra trong quá trình mọc răng:
Sự khác biệt khi thay từ răng sữa sang răng vĩnh viễn có thể gây ra sự khó chịu cho chú chó của bạn bởi vì những chiếc răng trưởng thành sẽ mọc xuyên qua nướu răng. Cách tốt nhất để giảm bớt đau nhức là hãy cho chúng nhai cái gì đó, vì những chiếc răng cố định này sẽ nhú lên một cách dễ dàng hơn.
Đồ chơi cho thú cưng tập nhai
Những chú cún con chỉ nhai bất cứ thứ gì khi mà những chiếc răng nhỏ xíu của chúng có thể ngoạm vào. Những thứ đồ chơi an toàn và kích thích cho việc nhai của chó con là rất cần thiết vì nó là phương tiện nhằm giải tỏa cho chúng trong suốt thời gian đau đớn khi mọc răng. Những bài tập nhai cũng giúp cho cơ hàm, răng và nướu của chúng phát triển một cách phù hợp.Ngoài ra, khi sử dụng đồ chơi cho thú cưng tập nhai, bạn có thể ngoài những đôi giày dép, tất vớ.., bạn còn có thể bảo vệ được những đồ vật có giá trị khác nữa.
Do vậy, chú cún của bạn cần được bác sĩ thú y tư vấn cho loại đồ chơi phù hợp để tập nhai. Ngoài ra, có một vài lời khuyên cho đồ chơi tập nhai như sau:
– Làm lạnh vài thứ đồ chơi để chú cún ngoạm vào nướu.
– Sử dụng những đồ chơi được Hiệp Hội Nha Khoa Thú Cưng công nhận.
– Hãy nhớ không phải bất cứ loại đồ chơi nào cũng đều thích hợp cho mọi giống chó, bởi vì chúng có nhiều kích cỡ răng, miệng và khả năng nhai cũng khác nhau.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát hành vi chú chó của bạn khi chúng nhai nhiều thứ xung quanh nhà bạn vì buồn chán hay chỉ là chơi đùa.
Chúng ta có thể tự chải răng cho cún yêu không?
Vi khuẩn và những mảng bám của thức ăn được hình thành gây ra chứng viêm nướu, suy yếu nướu và thậm chí làm hỏng răng của chó. Việc vệ sinh răng thường xuyên có thể cái thiện được vấn đề này.
– Đối với chó con:
+ Mát-xa nướu với một bàn chải bằng đầu ngón tay có thể làm dịu đau nhức do mọc răng của chúng.
+ Nên mua bàn chải bằng ngón tay từ bác sĩ thú y hoặc cửa hàng dành cho thú cưng.
+ Tập cho thú cưng của bạn quen với việc được rơ trong miệng.
+ Đừng bao giờ sử dụng kem đánh răng có flo hoặc kem đánh răng dành cho người.
– Đối với chó hơn 6 tháng tuổi:
+ Bạn nên biết đây là thời điểm để chó có những chiếc răng trắng bóng như ngọc trai, bạn nên đưa chú cún đến thăm khám bác sĩ thú y.
+ Kiểm tra thường xuyên xem nướu của chúng có bị sưng tấy do chải răng quá mạnh hay có làm tổn thương hàm không.
+ Nên sử dụng bàn chải và kem đánh răng của thú cưng để chải răng cho chó của bạn.
– Cách thức chải răng cho cún yêu :
+ Hãy phết một ít thuốc đánh răng lên lưỡi của chúng, để chúng làm quen vị.
+ Sử dụng bàn chải đặc biệt dành cho chúng, nhẹ nhàng mát- xa lên nướu.
+ Tiếp tục phết thuốc đánh răng lên răng chúng và chà răng một cách nhẹ nhàng.
Bệnh về răng miệng
Một cuộc khảo sát cho thấy 80% chó trên 3 năm tuổi có vài dạng bệnh răng miệng. Với việc chải răng cho chúng khi còn nhỏ, chúng ta có thể giúp cho chúng có được một sức khỏe răng miệng là 20%.
Bệnh răng miệng không những gây ra hơi thở hôi hám, nó còn gây đau nhức và góp phần tăng lây lan bệnh nghiêm trọng hơn sang cơ thể của chúng như bệnh về thận và tim.
Những giống chó nhỏ (toy- dog) có có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng vì chúng là giống ít nhai thường xuyên.
Nếu như việc vệ sinh răng miệng vẫn không làm giảm bệnh tình ở chó, bạn nên mang chúng đến bác sĩ thú y để khám và chữa trị như: làm vệ sinh răng, gây mê hoặc gây tê tại chỗ để nhổ răng bệnh cho chúng.
Xét nghiệm răng miệng cho chú chó của bạn.
Hằng tuần, bạn cần kiểm tra mọi thứ bên trong miệng của thú cưng, như nâng lưỡi lên để kiểm tra nướu và răng cho nó, hàm của nó phải hồng tươi chứ không phải là đỏ hoặc trắng, không có dấu hiệu sưng tấy. Răng của chúng nên được vệ sinh và không có bựa nâu.
Những dấu hiệu nhận biết chung về vấn đề sức khỏe răng miệng
Nếu như chú chó của bạn biểu hiện bất cứ dấu hiệu sau đây, bạn nên đưa chúng đến khám bác sĩ thú y để kiểm tra:
– Hơi thở hôi hám
– Răng yếu
– Chảy nước dãi nhiều
– Hàm sưng tấy
– Có nốt sưng tấy trên hàm
– Có cục u trên lưỡi
10 Bước Chăm Sóc Sức Khỏe Răng Miệng Cho Cún Cưng
Bạn có biết: thường xuyên đánh răng cho cún và cho chúng ăn chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hoặc chơi với đồ chơi có lợi cho răng, nướu sẽ giúp ích cho sức khỏe răng miệng của chúng về lâu dài? Có rất nhiều con chó mắc bệnh về nướu khi chúng được bốn tuổi, lý do chủ yếu là chúng không được chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Hơi thở có mùi hôi cũng là một dấu hiệu nhận biết bệnh.
Bạn nên kiểm tra nha định kì tại nhà cho cún theo các bước hướng dẫn sau đây và bạn sẽ thấy hài lòng khi cún cưng của bạn có nụ cười rạng rỡ.
Ngửi hơi thở của cún để nhận ra dấu hiệu của bệnh răng miệng. Hơi thở của chó thường không có mùi thơm ngát. Nhưng hơi thở nặng mùi kèm theo các biểu hiện như chán ăn, uống quá nhiều nước hay đi tiểu quá nhiều lần trong ngày thì bạn cần đưa cún đi khám bác sĩ thú y ngay.
Bạn nên kiểm tra miệng cho cún cưng vào mỗi tuần. Bạn có thể kéo vành môi để xem răng và nướu cho kĩ. Răng phải sạch và không ngả màu vàng nâu. Còn nướu răng phải có màu hồng nhạt (chú ý là không phải trắng hay đỏ), bạn cũng cần xem kĩ cho chắc là nướu không bị sưng chỗ nào.
Hơi thở nặng mùi hôi
Chảy nước dãi nhiều
Viêm nướu
Chân răng bị sưng
U nang dưới lưỡi
Răng bị lung lay
Khi phát hiện các biểu hiện trên, bạn nên đưa cún cưng của bạn đi gặp bác sĩ thú y để khám và điều trị kịp thời.
Vi khuẩn và thức ăn thừa hình thành mảng bám trên răng, lâu ngày tích tụ thành cao răng và có thể gây viêm lợi, nướu yếu dần và răng lung lay. Cần một giải pháp? Giữ răng sạch sẽ là điều hiển nhiên, bạn cần một bộ dụng cụ chăm sóc răng cho cún cưng của mình.
Làm theo các bước sau giúp việc đánh răng cho cún cưng thêm dễ dàng:
Trước tiên, bạn cần nhắc nhở để cún cưng biết việc chăm sóc răng là cần thiết, và phải ngoan trong khi bạn giúp chúng đánh răng. Bạn cần chuẩn bị trước vài tuần với việc massage môi và xung quanh vùng miệng để cún cưng quen với việc tay bạn đụng vào mõm, sau đó chuyển qua răng và nướu. Trong thời gian đầu này, bạn chỉ cần dùng tay không để massage, chứ chưa dùng dụng cụ hỗ trợ nào cả.
Khi cún cưng quen dần với việc tay bạn đụng vào mõm, bạn có thể bôi một chút kem đánh răng dành cho chó hay hỗn hợp baking soda lên miệng, để chúng nếm thử mùi vị cho quen dần.
Tiếp theo, bạn giới thiệu bàn chải đánh răng cho cún cưng biết. Loại bàn chải dành cho chó thường nhỏ hơn loại của người dùng, và lông mềm hơn. Ngoài ra, còn có loại nhỏ, để bạn đeo vào ngón tay, loại này cũng có thể dùng để massage nướu cho cún cưng.
Cuối cùng là bạn cho kem đánh răng lên bàn chải và đánh răng cho cún cưng. Phương pháp đánh răng sẽ được hướng dẫn kĩ hơn trong bước 7
Khám thú y sẽ giúp bạn có thể theo dõi xem cún nhà mình có bị viêm lợi hay không. Trong trường hợp bị viêm nướu nhẹ, bạn không nên đánh răng quá mạnh tay, vì sẽ làm đau cún cưng.
Đặt bàn chải đánh răng (hay miếng gạc đánh răng) một góc 45 độ và chải răng theo vòng tròn. Nâng môi cún lên khi cần thiết, và chỉ chải răng lần lượt từng bên. Phần răng bên trong (gần má) là nơi có nhiều cao răng nhất, cho nên bạn cần chú ý đánh kĩ khu vực này. Khi cún cưng không chịu để yên cho bạn đánh mặt trong của răng, bạn cũng không cần cố gắng nhiều, vì cao răng tích tụ ít ở phần trong. Bạn có thể thường xuyên đánh răng cho cún của mình, khoảng 2 hoặc 3 lần trong tuần.
Bệnh nha chu (bệnh nướu): cún của bạn sẽ bị đau ở phần giữa răng và nướu, bệnh phát triển nặng sẽ bị rụng răng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Dấu hiệu nhận biết: răng lung lay, hơi thở hôi, đau răng, hắt hơi và chảy nước mũi.
Viêm nướu: là tình trạng nướu răng bị viêm do các mảng bám thành cao răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên và dưới nướu. Dấu hiệu nhận biết: chảy máu, đỏ, sưng nướu và hôi miệng. Để làm giảm viêm nướu, rất đơn giản, bạn cần làm sạch răng cho cún thường xuyên hơn.
Chứng hôi miệng (hơi thở bị hôi): là dấu hiệu nhận biết các bệnh về răng miệng. Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do các vi khuẩn phát triển từ thức ăn thừa bám giữa các kẽ răng, hoặc nhiễm trùng nướu. Giải pháp tốt nhất ngăn ngừa hôi miệng cho cún là đánh răng thường xuyên để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên răng.
Sưng nướu: cún cưng của bạn bị sưng nướu là do thức ăn mắc kẹt giữa kẽ răng và cao răng tích tụ lâu ngày. Ngoài việc thường xuyên đánh răng sạch sẽ cho cún, bạn cũng cần đưa cún đi khám định kì mỗi năm để làm sạch răng (cạo vôi răng) tại các trạm nha khoa thú y, như vậy sẽ phòng ngừa cao răng và viêm nướu.
Bệnh nướu tăng trưởng đột biến là trường hợp nướu phát triển che mất phần răng, cần phải điều trị gấp để tránh nhiễm trùng nướu. Đây là bệnh phổ biến đối với giống chó săn, và thường được chữa trị bằng thuốc kháng sinh.
Khối u miệng: thường xuất hiện trông như cục u ở nướu răng. Một số trường hợp u ác tính cần được phẫu thuật để loại bỏ khối u.
U nang tuyến nước bọt: bạn có thể phát hiện những mụn nhọt lớn, chứa đầy dịch phát triển dưới lưỡi hoặc bên trong hàm của cún cưng. Cần đưa cún cưng đi khám thú y để loại bỏ những u nang này.
Đau răng nanh: khi cún cưng của bạn cảm thấy đau răng kinh khủng, có thể răng chúng đã bị mòn và bị sâu. Trong trường hợp bị sâu răng quá nặng thì bạn nên đưa cún cưng đến bác sĩ thú y để nhổ răng.
Bạn cần mua một vài món đồ chơi để nhai cho cún cưng thỏa mãn bản năng gặm, cắn và cũng giúp cho răng thêm chắc khỏe. Gặm một món đồ chơi cũng giúp massage lợi và loại bỏ những mảng bám, làm sạch răng hơn, cũng như giúp cún cưng giảm stress, tránh buồn chán.
Nhờ bác sĩ thú y tư vấn cho bạn những loại đồ chơi không được làm từ da sống, từ nylon hay cao su.
Xin lời khuyên từ bác sĩ thú y, nhờ tư vấn những loại thức ăn hạt khô giúp làm giảm các mảng bám và làm chậm quá trình hình thành cao răng. Và bạn cũng nên chú ý không cho cún cưng ăn thức ăn của người, thay vào đó, bạn có thể cho ăn thức ăn thưởng được chế biến dành riêng cho chế độ ăn giúp răng khỏe mạnh.
Trẻ Em Có Thay Răng Hàm Không Và Nguyên Tắc Chăm Sóc Răng Miệng Cho Bé Yêu Hiệu Quả
Hầu hết các mẹ khi đã có con đều băn khoăn rằng trẻ em có thay răng hàm không. Bởi đây là một trong những nhóm răng rất quan trọng có chức năng nhai chính và nghiền nát thức ăn hiệu quả.
by Nguyễn Năm160 Views
Giải đáp câu hỏi trẻ em có thay răng hàm không?Bộ răng sữa của một con người thường có 20 cái trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm. Trong khi đó bộ răng vĩnh viễn của con người gồm có 32 cái trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn.
Trẻ em thường có 4 chiếc răng hàm sữa để thực hiện chức năng nhai thức ăn khi trẻ mọc răng hàm vĩnh viễn. Độ tuổi mà những chiếc răng này bị thay thế bởi răng vĩnh viễn là 10 đến 12 tuổi. Thông thường đó là những chiếc răng hàm lớn số 1 và số 2 ở cả hai hàm răng sữa sẽ được thay thế thành răng vĩnh viễn.
Trong khi đó răng hàm lớn số 3 sẽ không được thay răng và chỉ mọc duy nhất một lần trong đời. Răng số 6 mọc lên khi bé được 6 tuổi còn răng số 7 mọc khi bé từ 11 đến 13 tuổi. Răng khôn là răng mọc trễ nhất và tùy vào cơ địa mỗi người, đôi khi kéo dài đến năm bạn được 30 tuổi.
Ý nghĩa của những chiếc răng hàmBất kỳ một chiếc răng nào cũng có một vai trò quan trọng trong cung hàm, nhất là răng hàm số 6 và số 7. Đây là những chiếc răng giúp bé trong việc nhai và định hình sự phát triển của cung hàm. Do đó, việc cha mẹ chăm sóc và giữ răng hàm cho bé không bị hư hại là rất quan trọng. Việc những chiếc răng hàm bị hư sẽ khiến trẻ mất khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, nếu răng hàm bị sâu mà không có giải pháp chữa trị kịp thời sẽ khiến vi khuẩn lan sang các răng khỏe mạnh khác. Đồng thời khi răng hàm không thay đổi , các răng sẽ bị xô lệch gây mất thẩm mỹ cũng như khả năng nhai ổn định của răng. Từ đó dẫn đến khuôn mặt trẻ bị biến dạng và xấu xí hơn.
Nguyên tắc chăm sóc răng miệng cho bé yêu hiệu quả và đúng cách Vệ sinh nướu cho bé yêu trước khi chuẩn bị mọc răngCác mẹ nên cho bé làm quen với việc làm sạch nướu trước khi bé chuẩn bị mọc răng. Bởi đây là công việc rất cần thiết để giúp bé yêu giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng hiệu quả. Để vệ sinh nướu hiệu quả, các mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn ấm hoặc miếng gạt nhỏ quấn quấn ngón trỏ rồi chà lên nướu bé.
Việc vệ sinh nướu này cần được thực hiện thường xuyên vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn sáng để đảm bảo loại bỏ các vi khuẩn có hại tác động lên bề mặt răng của bé.
Chăm sóc răng miệng cho bé khi con đã mọc chiếc răng đầu tiênMặc dù răng sữa sẽ không tồn tại mãi, tuy nhiên chúng có nhiệm vụ là giữ chỗ cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng vị trí đều và đẹp hơn. Đồng thời giúp bé có thể nhai dễ dàng hơn trong quá trình ăn uống. Do đó việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bé khi con đã mọc chiếc răng đầu tiên rất cần thiết để giúp bé tránh các bệnh về răng miệng sau này.
Trong giai đoạn này, mẹ hãy để bé ngồi lên đùi và sử dụng bàn chải đánh răng được thiết kế dành cho trẻ em. Sau đó lấy một lượng kem vừa đủ và chải thật nhẹ nhàng theo các vòng tròn nhỏ. Tiếp tục hướng dẫn bé nhổ kem đánh răng và súc miệng lại với nước sạch.
Hướng dẫn trẻ đánh răng khi đã được 1 tuổiKhi bé đã được 1 tuổi, cha mẹ nên hướng dẫn bé cách đánh răng đúng cách qua 6 bước:
Rửa sạch bàn chải đánh răng và lấy một lượng kem vừa phải, chỉ khoảng bằng hạt đậu rồi sau đó xúc miệng.
Chải mặt ngoài của răng qua việc đặt lông bàn chải đánh răng sát với viền răng rồi chải xoay theo những vòng tròn nhỏ.
Chải mặt trong của răng qua thao tác chải theo hướng lên xuống hoặc xoay tròn.
Chải mặt nhai của rằng qua việc đặt lông bàn chải song song với mặt nhai và kéo đi kéo lại
Chải lưỡi qua việc đặt mặt chải kéo từ trong ra ngoài Xúc miệng bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn kem đánh răng trong miệng. Sau đó rửa sạch bàn chải đánh răng và vẩy khô cho sạch.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã dễ dàng trả lời câu hỏi trẻ em có thay răng hàm không? Qua đó, những chiếc răng hàm số 1 và số 2 sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn nhưng răng hàm lớn số 3 chỉ mọc duy nhất 1 lần trong đời. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn bé cách chăm sóc răng miệng đúng cách để bé có một bộ răng chắc chắn và đều hơn.
Những Bí Quyết Chăm Sóc Răng Cho Chó Alaska Và Chó Phốc Sóc
7 Lời khuyên về bí quyết chăm sóc răng cho chó Alaska và chó Phốc Sóc – Tạp Chí Thú Cưng 1. Đánh răng cho chó Phốc Sóc và chó Alaska :
Hãy theo dõi kỹ những thông tin và trang bị cần thiết trước khi bạn tiến hành đánh răng cho chú chó nhà mình. Chọn bàn chải đánh răng chuyên dụng cho từng dòng chó khác nhau, lứa tuổi và kích thước khác nhau. Khi đánh răng cho chúng bạn hãy nhớ để mặt bàn chải nghiêng 45 độ, chải đều các mặt một cách nhẹ nhàng nhất, tránh làm tổn thương răng và nứu của chúng.
Mọi thói quen dù tốt hay xấu thì đều dễ hình thành nhất ở giai đoạn sơ sinh và tiền trưởng thành của chú cún, bạn nên để thói quen đánh răng và bảo vệ răng miệng ăn sâu vào tiềm thức của chó và biến đó thành một hoạt động không thể từ bỏ trong ngày.
Nếu bạn đã thử chọn kem đánh răng cho người và sử dụng nó cho loài chó thì hãy nhanh chóng dừng việc này lại ngay, các chất có trong kem đánh răng của người như florua sẽ rất có hại cho sức khỏe của chúng. Hãy nhanh chóng tìm kiếm các loại kem đánh răng phù hợp tại các cửa hàng thú y.
Như vậy không có nghĩa là thức ăn mềm sẽ có hại cho răng của chó. Nhưng trên thực tế, các thức ăn khô và giòn sẽ tốt hơn, chúng sẽ không bám vào kẻ răng của chó Phốc Sóc và chó Alaska. Bên cạnh thức ăn cứng vừa phải sẽ giúp răng của chúng được khỏe mạnh
Các loại đồ chơi và xương được cung cấp từ cửa hàng thú cưng sẽ là lựa chọn vô cùng hợp lý cho việc bảo vệ răng miệng của các bé cún đáng yêu. Sức khỏe và sự cứng cáp của răng cũng được gia tăng.
Hãy đưa chú cún yêu của mình đến bác sĩ thú y để khám ngay khi có những hiện tượng xấu sau đây :
– Răng xuất hiện ố vàng, lớp cao răng quá dày
– Chảy máu từ răng hay từ nướu
Biết rằng tỉ lệ mắc bệnh răng miệng của chúng là không cao và không ảnh hưởng quá nhiều hay ngay lập tức, nhưng bạn phải thật sự cẩn trọng và đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để khám răng định kì mỗi 6 tháng một lần.
Tuy đây không phải là vấn đề lớn nhưng về lâu dài chúng sẽ gây ra di chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của những người bạn bốn chân này, răng miệng khỏe sẽ là một trong những yếu tố cấu tạo nên một chú chó có tinh thần và thể trạng khỏe mạnh, Tạp Chí Thú Cưng mong rằng bạn sẽ không bỏ qua các yếu tố trên, chúng sẽ thật sự cần thiết.
S&C Dog Shop cung cấp những giống chó thuần chủng, được tuyển chọn khắt khe qua nhiều vòng kiểm định.
S&C Dog Shop sở hữu đa dạng các loại chó, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: béc giê, Alaska, Husky, Bull Dog, Phốc Sóc, Corgi, vv.
S&C Dog Shop chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết nuôi chó và chăm sóc các loại chó cảnh, hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong việc chọn lựa, chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng.
S&C Dog Shop – Thiên Đường Thú Cưng
Địa chỉ: 379 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888.
Sức Khoẻ Răng Miệng Cho Chó: Những Điều Bạn Cần Biết
Miệng của chú chó trưởng thành có khoảng 42 răng vĩnh cửu, bao gồm răng cửa để cắn, răng nanh để xé và răng hàm mặt để nhai.
Miệng của chú chó trưởng thành có khoảng 42 răng vĩnh cửu, bao gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm mặt
Mỗi loại răng phục vụ một chức năng thiết yếu trong quá trình tổng thể của con chó để khám phá thực phẩm.
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ Thú y (AVDS), 80% con chó bị bệnh truyền miệng ở tuổi lên 3. Đây là căn bệnh phổ biến nhất trên chó. Sự tích tụ vi khuẩn trong miệng con chó gây ra bệnh hôi miệng, đồng thời đóng vai trò là chất xúc tác cho các bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, gan và thận.
Làm thế nào bạn có thể giữ cho miệng của con chó và răng chúng khỏe mạnh? Đây là những gì bạn cần biết về sức khoẻ răng miệng của chó.
Răng khỏe mạnh tạo một con vật khỏe mạnh
Tương tự như với người, răng của chó rất dễ bị mảng bám. Kết hợp với nước bọt và thực phẩm còn lại giữa kẽ răng sẽ tạo thành mảng bám, thành vôi răng. Nếu bác sĩ thú y không loại bỏ mảng bám và vôi răng, chúng có thể gây bệnh nha chu.
Bệnh nha chu là nhiễm trùng do vi khuẩn ở miệng. Giai đoạn tiến triển nghiêm trọng của bệnh là từ mảng bám và lợi viêm nhẹ đến viêm nướu và cuối cùng là sự xuất hiện của bệnh nha chu toàn thân có thể dẫn đến mất răng.
Chăm sóc nha khoa là một trong những nhu cầu sức khoẻ vật nuôi nhưng thường bị bỏ quên nhất. Bệnh nha chu gây đau đớn cho cún cưng. Vậy nên, bạn hãy lập lịch hẹn để bác sĩ thú y thực hiện một bài kiểm tra miệng cún.
Làm thế nào để cho biết nếu con chó của bạn có mắc bệnh nha khoa?
Trong khi bạn không có bằng thú y, bạn vẫn có thể thấy một số dấu hiệu về việc cún của bạn có bị bệnh nướu răng hay không. Ví dụ, hơi thở – hoặc hôi miệng – là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh này. Ngoài ra còn có sự tích tụ của màu vàng và màu nâu trên bề mặt răng. Đây là hình ảnh rõ ràng nhất.
Các dấu hiệu khác của bệnh nha chu chó bao gồm:
· Răng lỏng
· Viêm nướu
· Chảy dãi
· Thiếu sự thèm ăn
· Khó nhai
· Chảy máu nướu răng
Tuy nhiên, một số bệnh nha chu có thể không được nhìn thấy ngay cả khi bạn là người giàu kinh nghiệm. Do đó, một cuộc kiểm tra nha chu hoàn chỉnh – bao gồm cả chụp XQuang răng – có thể là cần thiết để khám phá ra tất cả các loại bệnh đường miệng.
Giữ răng khỏe mạnh
Hãy quan tâm tới sức khỏe răng miệng của cún
Giống như đi bộ hàng ngày để tập thể dục, chăm sóc nha khoa đúng cách là một phần thường xuyên trong chương trình chăm sóc sức khỏe của cún.
Chó nên được khám răng 6-12 tháng/1 lần, tùy thuộc vào độ tuổi. Trong quá trình khám răng, bác sĩ thú y sẽ kiểm tra răng và lợi của con chó. Khám nghiệm sẽ bao gồm kiểm tra trực quan và thủ công để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh nướu răng, sự đổi màu răng, răng lỏng lẻo, và chỉ định độ nhạy hoặc đau.
Bác sĩ thú y của bạn sẽ làm sạch răng của con chó nếu có tích tụ của cao răng hoặc mảng bám. Bác sĩ thú y có thể khuyên bạn nên loại bỏ răng lỏng lẻo và tư vấn cho việc loại bỏ hoặc thủ thuật ống rễ nếu răng bị sâu răng. Tùy thuộc vào tính chất của thủ thuật, con chó của bạn có thể cần phải sử dụng thuốc mê.
Làm thế nào để đánh răng cho chó?
Đánh răng là một phần quan trọng nhất của việc chăm sóc răng miệng. Nếu con chó của bạn cho phép, bạn nên đánh răng hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ thú y nhận ra rằng, tần suất này là không thực tế. Chải răng hàng tuần là đủ cho cún của bạn.
Đây là những nguyên tắc để đánh răng chó:
· Đánh răng phải được thực hiện bằng một bàn chải được thiết kế để loại bỏ mảng bám khỏi nướu.
· Chọn một khoảng thời gian cố định trong ngày để trở thành thói quen của con chó.
· Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng thú y.
· Bắt đầu bằng cách cho chó của bạn lựa chọn một hương vị kem đánh răng thú y. Sau đó, mời cún thưởng thức kem đánh răng, dùng ngón tay dọc theo lợi của răng trên. Lặp lại quá trình đánh răng cho răng dưới.
Sản phẩm làm sạch nha khoa cho chó
Trong thời gian kiểm tra và vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp, bạn có thể cải thiện sức khoẻ răng miệng cho cún ở nhà bằng cách sử dụng các sản phẩm thân thiện. Hãy tìm các đồ vật được Hội đồng Y tế miệng Thú y (VOHC) khuyên dùng.
Ví dụ về các sản phẩm làm sạch nha khoa cho chó bao gồm:
· Thức ăn thân thiện với nha khoa: Một số thực phẩm giúp làm sạch răng chó khi nhai.
· Khăn lau nha khoa.
· Đồ chơi dùng để nhai.
Cuối cùng, chó không thể thực sự chăm sóc cho răng của mình, do đó, sức khỏe răng miệng của chúng nằm trong tay của bạn. Hãy đảm bảo chó của bạn nhận được sự chăm sóc răng miệng đầy đủ để điều trị và ngăn ngừa bệnh nha chu.
Theo Bệnh viện thú cảnh Hanvet
Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Răng Miệng Cho Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!