Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Chó Poodle Vào Mùa Đông được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ảnh Hưởng Của Thời Tiết Lạnh Đến Cơ Thể PoodlePoodle là giống chó lông xù nhưng lớp lông này không đủ để bảo vệ cún khi thời tiết quá lạnh. Nhiệt độ giảm xuống quá mức có thể khiến poodle bị nhiễm lạnh, tê cóng, dễ bị viêm phổi. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cún và việc phục hồi cơ thể sẽ mất nhiều thời gian hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Poodle có thể bị cảm lạnh nếu tiếp xúc với nước hoặc tắm quá nhiều khi thời tiết thay đổi.
Một số khu vực trên cơ thể poodle dễ bị tổn thương trong những tháng mùa đông lạnh như: mũi, bàn chân và da.
Mặt đất lạnh rất dễ khiến các bộ phận trên bị khô và nứt nẻ. Sáp nẻ chuyên dụng sẽ giúp cải thiện tình trạng này, khi độ ẩm được duy trì thì cún sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều.
Cách Bảo Vệ Poodle Trong Mùa ĐôngÁo ấm cùng với bộ lông xù sẽ bảo vệ chú chó poodle của bạn khỏi bị hạ thân nhiệt và tê cóng. Nếu nhiệt độ phòng xuống thấp, bạn có thể bố trí thêm đèn sưởi để cún không bị lạnh. Đèn sưởi giúp cún có những giấc ngủ ngon hơn.
Không nên để poodle ở ngoài trời quá lâu trong mùa đông. Dù vậy vẫn có thể đưa cún ra ngoài tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, chỉ cần nhiệt độ cơ thể của cún được duy trì ở mức an toàn. Bạn có thể mặc thêm áo ấm và tránh những nơi gió lớn để poodle được bảo vệ khỏi giá rét. Nếu cún vui chơi bị bám vết bẩn trên cơ thể, bạn có thể lau sạch bằng khăn. Ngoài ra phấn tắm khô cũng là trợ thủ đắc lực trong trường hợp này thay cho việc phải tắm bằng nước cho cún.
Bạn cũng nên thiết lập chế độ dinh dưỡng riêng cho poodle trong mùa lạnh để cún hấp thụ tốt nhất. Vì Poodle cần nhiều calo để duy trì nhiệt lượng cho cơ thể, nên bạn cần nâng khẩu phần ăn lên và bổ sung các bữa phụ cho cún. Nếu poodle đang gặp phải vấn đề cân nặng mà không có điều kiện vận động nhiều, trường hợp này tốt nhất là chọn những loại thức ăn ít calo mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Bạn cần chải lông gọn gàng mỗi ngày và hạn chế để cún chơi với nước. Ngoài ra nên kiểm tra cơ thể cho cún thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường trên cơ thể. Nếu thấy poodle bị ho khan, ngáy lớn, khô mắt hay run rẩy thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, đưa cún đi khám sức khoẻ để có hướng điều trị thích hợp.
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Poodle Mùa Đông
Poodle là một trong những loài chó cảnh rất được yêu thích ở Việt Nam. Vì thế chúng được nuôi khá phổ biến. Poodle sở hữu ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu cùng bộ lông dài và xù đặc trưng làm đốn tim bao người yêu động vật. Vẻ ngoài yểu điệu lá thế nhưng giống chó này lại khá là dễ tính, dễ nuôi, dễ chăm sóc.
Poodle có nguồn gốc từ các nước Tây Âu. Nguồn gốc của chúng là giống chó hoang dã. Trước đây, chúng được thợ săn huấn luyện để hỗ trợ săn mồi. Tuy nhiên, về nguồn gốc của chó vẫn còn nhiều tranh cãi khác nhau. Chỉ biết rằng trải qua hơn 400 năm từ một giống chó hoang dại này chúng là thú cưng được nhiều người yêu chiều.
Poodle sở hữu ngoại hình dễ thương với hai tai cụp cùng bộ lông xoăn tít. Chân trước và chân sau của chúng khá cân đối, đuôi ngắn nhưng luôn hướng lên cao. Dáng đi của poodle rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Màu lông của có rất đa dạng, tuy nhiên màu được yêu thích nhất là màu trắng bởi lúc này trông chúng chẳng khác gì một cục bông di động.
Chó Poodle rất trung thành với chủ và đương nhiên chúng cũng không kém phần thông minh, nhanh nhẹn. Vẻ ngoài dễ thương kết hợp cùng những nét tính cách này nên chúng mới được ưa chuộng đến thế. Việc huấn luyện poodle khá dễ dàng nhất là khi chúng còn nhỏ. Loài chó này sủa khá nhiều và đặc biệt thích được đùa giỡn với chủ.
Kinh nghiệm chăm sóc cho poodle mùa đôngMùa đông kéo theo thời tiết lạnh và độ ẩm cao, do đó dù là người hay động vật đều dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm…Và chó poodle cũng không ngoại lệ, dù rằng chúng có bộ lông dài và xù nhưng điều đó cũng không đủ bảo vệ chúng trước mùa đông. Vào thời điểm giao mùa hay rét đậm là dịp mà chó poodle thường hay bị cảm lạnh. Hoặc nếu bạn tắm cho chúng quá nhiều, quá lâu hay không đúng cách cũng dễ khiến chúng bị ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, bạn cần chú ý chăm sóc cho poodle mùa đông bằng các cách sau
Đảm bảo đủ ấm khi chăm sóc cho poodle mùa đôngĐể giúp chúng chống chọi với thời tiết giá lạnh nhất là những ngày rét đậm rét hại thì bạn nên chuẩn bị cho chú chó một ít áo ấm mùa đông. Chiếc áo đủ ấm sẽ giúp cún không bị hạ thân nhiệt và tránh tê cóng. Ngoài ra, những lúc thời tiết quá thấp thì bạn có thể chuẩn bị thêm cho chú cún chiếc đèn sưởi. Ấm cúng sẽ giúp cún ngủ ngon và có sức khỏe tốt hơn.
Tăng cường vận độngDù là mùa đông nhưng bạn không nên chỉ để chú cún du dú trong phòng ấm. Những hôm thời tiết ấm cúng bạn nên cho chú ra ngoài vận động. Vận động cũng giống như cách chúng ta tập thể dục cho chó Poodle, nếu đúng cách thì nó sẽ giúp chó tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Mỗi ngày bạn hãy dành ít nhất 30 phút đề dẫn chú cún đi dạo. Nếu sợ lạnh bạn có thể mặc thêm áo ấm cho chúng. Tuy nhiên, phải hết sức lưu ý bạn không nên để chó ở ngoài trời quá lâu. Đặc biệt không để chúng phải qua đêm bên ngoài.
Tắm cho chó vào mùa đôngMùa đông bạn có thể hơi lười tắm một tí cũng không sao. Nếu chú chó nghịch ngộ bị bẩn bạn có thể lau khô cho nó. Và tốt nhất bạn nên tắm khô cho cún. Tuy nhiên, cũng không thể cả mùa đông cứ lau và tắm khô. Nhưng khi tắm nước, cũng như con người bạn phải tắm cho chúng bằng nước đủ ấm. Đồng thời tắm ở nơi kín gió, tắm nhanh và khi tắm xong cần lập tức sấy khô lông cho chó và mặc thêm áo ấm cho chúng nữa.
Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle vào mùa đôngChăm sóc chó poodle mùa đông bạn cần đặc biệt chú ý đến đến độ dinh dưỡng để chúng có sức đề kháng chống lại bệnh tật. Một chế độ ăn uống khoa học cho Poodle và tăng cường dinh dưỡng lúc này là vô cùng cần thiết với cho poodle. Ngoài các bữa ăn chính bạn nên bổ sung thêm bữa phụ để tăng cường đủ lượng calo cho chúng.
Cùng với tăng cường số lượng bữa ăn thì bạn cũng cần chú ý cải thiện chất lượng thức ăn. Ngoài các thức ăn khô mua sẵn bạn hãy bổ sung thêm một số thức ăn tươi giàu dinh dưỡng mà cún yêu thích. Bạn có thể bổ sung cho chúng sữa nóng, các loại thịt. Đừng chỉ chú trọng đến mỗi protein mà bữa ăn cần đảm bảo có đủ các dưỡng chất bao gồm.
Protein: bạn có thể mua thêm thịt bò, thịt lợn, thịt gà … là những thực phẩm giàu chất này.
Chất xơ: bổ sung đa dạng các loại rau, rau cải, cà rốt, xà lách, … là cách để bạn bổ sung thêm chất xơ cho cún.
Chất khoáng: bạn có thể bổ sung bằng cách cho cho ăn thêm hải sản như tôm.
Chất béo: đã thường có trong các loại thịt…
Tinh bột: có nhiều trong cơm, cháo, khoai, sắn …
Bạn không nên cho chó ăn các thức ăn thiếu lành mạnh như đồ ngọt dù chúng rất thích. Bạn cũng chú ý hạn chế tối đa đồ sống vì dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chó. Nếu sợ chú chó mập ú vì ăn nhiều lười vận động thì bạn có thể ưu tiên các loại thức ăn ít calo mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Hãy yêu thương và chơi đùa với chúngChó Poodle sống rất tình cảm, chúng thích được chơi đùa với chủ, thích được yêu thương vuốt ve. Vì thế bạn đừng quên chăm sóc chúng, yêu thương chúng. Chú chó được yêu thương sẽ luôn vui vẻ và khỏe khoắn về tinh thần từ đó sẽ có sức khỏe tốt hơn và vượt qua mùa đông dễ dàng.
Làm gì khi cho Poodle bị bệnh?Như đã nói trên, mùa đông chó poodle chịu lạnh kém, vì thế thường hay bị cảm lạnh và có vấn đề về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, ho…. Ngoài ra, bộ lông dày cùng việc vệ sinh không tốt vào mùa đông cũng là nguyên nhân khiến chú chó dễ bị mắc các bệnh ngoài da như nấm, vảy gầu trắng
Do đó, việc của bạn là quan tâm thường xuyên đến chú chó. Khi thấy chúng có những biểu hiện bất thường thì cần quan sát kỹ càng hơn để kịp thời xử lý. Hãy lưu ý khi thấy chú chó thường xuyên run rẩy và có các biểu hiện như da khô, bong tróc hay buồn ngủ, thở chậm là biểu hiện cho thấy chúng đang lạnh.
Nếu thấy chú cho ăn ít rồi uể oải, buồn bã… thì cần kịp thời đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám. Chó cũng như con người khi gặp các vấn đề về sức khỏe nếu được can thiệp kịp thời sẽ nhanh khỏi hơn. Tốt nhất, khi chú chó có triệu chứng cảm bạn nên giữ ấm và cho chú uống bổ phế. Ngoài ra, đừng quên cho chú chó tiêm ngừa vacxin đầy đủ, tẩy giun định kỳ
Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Chó Vào Mùa Hè
Các mối nguy hại từ nhiệt
Nếu chú chó của bạn ở bên ngoài vào một ngày nóng, hãy chắc chắn rằng nó có một nơi râm mát để nghỉ ngơi. không phải nơi trú ẩn tốt trong mùa hè vì nó không thoát nhiệt. Bạn có thể đổ nước vào hồ bơi trẻ em và cho chó tắm trong đó.
Không bao giờ để chó của bạn bên trong một chiếc xe đóng vào một ngày nóng. Nhiệt độ bên trong xe có thể tăng lên đến hơn 100 độ trong một vài phút.
Luôn luôn cung cấp đủ nước
Tránh để chó tập thể dục nặng trong những ngày cực kỳ nóng. Bạn nên dắt chó đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối, khi trời bớt nắng gắt.
Cố gắng tránh tiếp xúc lâu với nhựa đường nóng hoặc cát, điều đó có thể làm bỏng bàn chân của chó.
Chó có cấu tạo xương đầu ngắn (mặt ngắn), chẳng hạn như chó Bull, chó giống Đức, chó Nhật Bản, và chó Bắc Kinh, không chịu nóng được bởi vì chúng không thể hô hấp hiệu quả như những loại chó mặt dài khác. Bạn nên giữ giống chó này của bạn bên trong phòng điều hòa.
Giữ chó tránh xa khỏi những bãi cỏ vừa được phun thuốc hoặc bón phân trong vòng 24 giờ (hoặc theo hướng dẫn trên bao bì), và tránh xa những loại cây và hoa có độc.
Giữ cho chó của bạn sạch sẽ và gọn gàng.
Bọ chét, ve và muỗi mang mầm bệnh kí sinh trùng thường xuất hiện nhiều trong những tháng ấm hơn. Hãy hỏi bác sĩ thú y của bạn cách phòng ngừa hiệu quả để giữ cho các ký sinh trùng tránh xa khỏi những chú chó của bạn.
Chó, đặc biệt là những loài có lông ngắn, trắng, và da màu hồng, dễ bị cháy nắng. Hạn chế chúng tiếp xúc với ánh mặt trời trong ngày và bôi kem chống nắng cho đôi tai và mũi của chúng 30 phút trước khi đi ra ngoài.
Hỏi nhân viên cứu hộ về tình trạng và mức độ an toàn của khu vực tắm. Chó thường là mục tiêu dễ dàng cho rận biển và sứa.
Chạy trên cát là bài tập thể dục vất vả. Những chú chó mập mạp dễ bị giãn gân hoặc dây chằng, do đó thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của chúng.
Đừng để chú chó của bạn uống nước biển; muối sẽ làm cho chúng bị bệnh.
Muối và các khoáng chất khác trong nước biển có thể làm hỏng bộ lông của những chú chó, vì vậy hãy tắm rửa sạch sẽ cho chúng vào cuối ngày.
Không phải tất cả những bãi biển đều cho phép chó, bạn nên kiểm tra quy định của địa phương trước khi ra khỏi nhà.
Hầu hết những chú chó thích bơi lội, nhưng một số thì không biết bơi, và số khác có thể ghét nước. Bạn nên chú ý tới sở thích và kỹ năng của chú chó trước khi cố gắng bắt chúng bơi.
Nếu bạn bơi lần đầu tiên với chó của mình, bạn hãy bắt đầu ở vùng nước nông và dụ chúng bằng cách gọi tên của nó. Khuyến khích chó của bạn bằng đồ chơi hoặc bằng những mẹo vặt. Hoặc, để nó theo một con chó khác có kinh nghiệm mà nó tỏ ra thân thiện.
Không bao giờ ném chú chó của bạn xuống nước.
Nếu chó của bạn bắt đầu bơi bằng chân trước, hãy nâng hai chân sau của nó lên và giúp nó nổi trên mặt nước. Nó sẽ nhanh chóng bắt kịp và tiếp tục bơi.
Đừng quá thúc ép chó của bạn; bơi là việc rất vất vả và chúng có thể mệt mỏi một cách nhanh chóng.
Nếu bơi ở biển, hãy cẩn thận sóng mạnh.
Nếu bạn có hồ bơi riêng, hãy chắc chắn chó của bạn biết cầu thang ở đâu. Hãy chắc chắn rằng nút bể bơi ở đúng chỗ; đã từng có trường hợp chó bị mắc kẹt ở lỗ thoát nước và bị chết đuối.
Luôn giám sát chó của bạn khi chúng dưới nước.
Bằng máy bay – Nhiều hãng hàng không không muốn chuyên chở động vật trong những tháng hè do mối nguy hiểm gây ra bởi thời tiết nóng. Một số chỉ cho phép chó trong giờ bay buổi sáng sớm hoặc vào buổi tối. Hãy kiểm tra với hãng hàng không của bạn các quy tắc cụ thể.
Nếu bạn đem chó đi du lịch, hãy đặt túi lạnh hoặc chăn lạnh trong lồng đựng chó. (Chai nước đá 2 lít là đủ dùng). Cung cấp một thùng chứa nước sạch, cũng như một thùng chứa nước đá đủ sẽ tan hết sau chuyến đi.
Bằng xe hơi – Giữ cho chó của bạn mát mẻ trong xe bằng cách đặt túi lạnh trong lồng đựng chúng. Hãy chắc chắn rằng lồng được thông gió tốt.
Đặt một tấm chắn trên cửa sổ xe hơi của bạn.
Mang theo nước sạch và một cái bát, một cái lều, để bạn có thể tạo bóng râm khi bạn dừng lại. Đem theo chai xịt nước để phun sương lên chú chó nhằm làm mát cho chúng.
Giai đoạn đầu:
Thở nặng nhọc.
Thở gấp.
Chảy nước dãi quá mức.
Nướu và lưỡi có màu đỏ sáng.
Đứng 4 góc, cố trụ lại hoặc xoãi chân ra để duy trì sự cân bằng.
Giai đoạn nặng:
Nướu trắng hoặc xanh.
Ngủ lịm, không thể di chuyển.
Tiểu tiện hoặc đại tiện không kiểm soát được.
Hơi thở nặng nhọc và đau đớn.
Sốc.
Nếu chú chó của bạn bắt đầu có dấu hiệu của sự say nắng, bạn nên ngay lập tức tìm cách hạ nhiệt cho chúng:
Bôi dầu xoa bóp vào miếng đệm chân của chúng.
Chườm nước đá vào vùng háng cho chúng.
Làm ướt chúng.
Để chúng liếm đá hoặc uống một ngụm nước nhỏ.
Cung cấp nước khoáng Pedialyte để khôi phục lại điện giải.
Kiểm tra nhiệt độ của chó thường xuyên trong quá trình này. Khi nhiệt độ của chúng đã ổn định ở mức từ 37 – 38 độ C, bạn có thể dừng quá trình hạ nhiệt.
Nếu bạn không thể hạ nhiệt độ của chúng và bạn bắt đầu thấy dấu hiệu của say nắng nặng hơn, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Mẹo Chăm Sóc Chó Vào Mùa Hè Giúp Các “Boss” Luôn Mát Mẻ
Cách chăm sóc chó vào mùa hè
Mùa hè nóng nực khiến cả người và thú nuôi đều rất khó chịu. Chó còn khó chịu hơn vì chúng không có khả năng tự toả nhiệt bằng việc toát mồ hôi. Vì thế mà tạo sự thoải mái cho chó trong thời điểm này là rất quan trọng. Những cách chăm sóc cho vào mùa hè sau đây rất đáng để các “sen” áp dụng đó!
Cho chó uống đủ nước
Rõ ràng là trong thời tiết nóng nực, việc thiếu nước rất dễ xảy ra. Vì thế, bổ sung nước cho chó vào mùa hè là thật sự cần thiết. Bình thường bạn cũng cần cho chó uống đủ nước rồi. Nhưng vào mùa hè thì cần cho chó uống nhiều nước hơn để giữ cơ thể mát mẻ, không bị mất nước.
Thường xuyên chú ý bát nước của chó và đảm bảo luôn có nước trong đó. Ngoài ra cũng cần rửa bát nước cho chó thường xuyên để tránh bọ gậy, vi trùng.
Cung cấp nước cho chó vào mùa hè cần nhiều hơn bình thường
Bên cạnh đó, nhiều “sen” nghĩ rằng uống nước lạnh vào mùa hè sẽ làm mát cơ thể tốt hơn. Nhưng tuyệt đối không nên cho chó uống nước lạnh. Chỉ nên dùng nước vòi không quá nóng là được rồi.
Duy trì nhiệt độ thích hợp
Chó không có khả năng tự toả nhiệt bằng cách toát mồ hôi mà chúng thường toả nhiệt qua bề mặt da. Vì thế, cách chăm sóc chó vào mùa hè tốt nhất là giữ môi trường xung quanh luôn mát mẻ. Có thể cho chó nằm điều hoà. Tuy nhiên điều này lại khá tốn kém. Đồng thời, nằm điều hoà lâu cũng làm chó bị cảm lạnh.
Vì thế, bạn có thể cân nhắc cho chó nằm quạt sẽ tốt hơn. Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát. Cho chó nằm ở những nơi khô ráo và thoáng khí. Chăm sóc chó vào mùa hè thì không cần cho “boss” nằm ổ, đệm hay nhà cho chó. Những vật dụng này không thoát khí nên gây nóng bức cho chó.
Tỉa lông cho chó
Một cách khác để chăm sóc chó vào mùa hè chính là tỉa lông cho các bé. Bộ lông dày của chó như một vật cản khiến chó càng thêm nóng bức. Tỉa lông cho chó cũng cần lưu ý rằng phải rất lâu sau chó mới mọc lại bộ lông như cũ. Vì thế mà bạn nên cân nhắc khi tỉa lông cho chó.
Tỉa lông cũng là cách chăm sóc chó vào mùa hè rất tốt
Thường thì chỉ nên tỉa lông cho chó có bộ lông dày và dài. Đồng thời cũng không nên tỉa quá sát, để lộ phần da. Làm vậy sẽ khiến da tiếp xúc với bề mặt nhiều hơn và dễ gây ra trầy xước, bỏng da khi tiếp xúc với nắng.
Bạn có thể dùng tông đơ tỉa lông cho chó. Hoặc nếu không có kinh nghiệm thì có thể mang đến các cơ sở thú cưng để tỉa lông.
Hạn chế ra ngoài
Những ngày nắng nóng đỉnh điểm thì điều cần nhất là giữ chó ở trong nhà và cho chúng nằm điều hoà. Đây đang là cách chăm sóc chó vào mùa hè của nhiều “sen”. Mỗi giống chó có khả năng chịu đựng nhiệt độ khác nhau. Nhưng khi nhiệt độ lên 30-35 độ như nước ta thì khả năng bị sốc nhiệt ở chó là rất cao.
Nếu muốn cho chó đi dạo thì bạn nên đưa chúng ra ngoài vào buổi sáng trước 9h và chiều sau 17h. Lúc này chó có thể hấp thụ được vitamin D từ ánh nắng mặt trời cũng rất tốt. Chú ý không cho chó ra ngoài vào giữa trưa hoặc khi trời nắng gắt. Ánh nắng lúc này lại khiến chó bị ung thư da chứ khả năng hấp thụ vitamin D rất ít.
Ngoài ra, khi cho chó đi dạo vào sau 17h chiều thì bạn cũng lưu ý về thời gian. Lúc này mặt đường toả nhiệt sau cả ngày nắng nên rất bỏng. Vì thế cho chó đi dạo lúc này chỉ nên đi từ 5-10 phút rồi dắt về nhà để tránh bỏng chân. Hoặc có thể chọn những thảm cỏ để chó đi.
Giữ vệ sinh thân thể
Một điều bạn rất cần chú ý khi chăm sóc chó vào mùa hè chính là giữ cơ thể của chó luôn sạch sẽ. Mùa hè nóng bức phát sinh rất nhiều vi trùng. Đây là điều kiện thuận lợi để các loài ve, rận, ký sinh trùng phát triển. Vì vậy, giữ cơ thể chó sạch sẽ là hoàn toàn cần thiết. Bạn cần kiểm tra xem “boss” có bị ve chó hay không để xử lý kịp thời.
Tắm chính là cách chăm sóc chó vào mùa hè hiệu quả
Tắm cho chó là cách giúp các bé hạ nhiệt và làm mát cơ thể rát tốt. Nên tắm cho chó 2 tuần/lần. Sử dụng các loại sữa tắm cho chó chuyên dụng và thường xuyên giữ chỗ nằm của chó sạch sẽ. Khi tắm cho chó vào mùa hè, nên dùng nước mát nhưng vẫn đủ ấm. Không dùng nước quá lạnh hoặc nước nóng để tắm cho chó.
Ăn uống hợp lý
Vào mùa nào thì chó vẫn phải ăn rồi phải không nào! Nhưng chăm sóc chó vào mùa hè thì chế độ ăn uống của các bé có phần khác đi. Thời tiết nóng bức nên chó có cảm giác chán ăn hơn.
Như vậy, FamiPet vừa chia sẻ cho bạn một vài kinh nghiệm để chăm sóc chó vào mùa hè. Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn đã nắm được những cách chăm sóc chó mùa hè để các bé luôn thoải mái và dễ chịu nhất trong thời tiết này.
Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn
HotLine: 0912 14 66 22
Bảo Vệ An Toàn Cho Những Chú Cún Của Bạn Vào Mùa Đông
Kính chào các bạn!
Mùa đông thực sự đã đến trên khắp đất nước Việt Nam, những cơn gió lạnh thổi về làm nhiệt độ của những tỉnh miền bắc và miền trung giảm xuống. Chúng ta bây giờ đi ra ngoài đường cũng phải khoác thêm một chiếc áo khoác mỏng, đeo thêm găng tay hay mũ trùm đầu để giữ ấm và nên nhớ ngay cả những chú cún đáng yêu của mình cũng vậy. Hầu hết loài chó đều có thể giữ ấm nhờ lớp lông của mình nhưng có một số bộ phận khác không có lông bảo vệ rất dễ tiếp xúc với lạnh và chúng ta phải chú ý giữ ấm cho chúng thì phải làm sao?
Ngày hôm nay Tùng Lộc Pet xin giới thiệu với các bạn những cách bảo vệ chú cún của mình trong mùa đông.
Với các loài cún lông dài, sinh sống ở xứ lạnh như Alaskan, Husky, Tây Tạng… Tuy chúng sống ở xứ lạnh, nhưng chúng ta không nên nhầm tưởng rằng những chú cún này có thể chịu đựng được thời tiết lạnh hơn so với những chú chó khác. Nhất là cún sinh ra và lớn lên ở Việt Nam – Một xứ nhiệt đới thì lớp lông của chúng cũng phải phát triển để phù hợp thời tiết từng vùng. Chúng sẽ chịu lạnh kém hơn những chú cún tại bản địa. Điều lưu ý của chúng tôi đối với các giống chó này các bạn nên đảm bảo đừng cho chú dành quá nhiều thời gian ngoài trời giá lanh. Phần mũi và các tấm lót trên bàn chân của chúng cũng có thể bị nhiễm lạnh dẫn đến chúng sẽ bị ốm. có thể giải quyết vấn đề này bằng việc cho chúng đi giày nhưng nếu chúng không thích thì cũng không sao. Mỗi khi chúng ra ngoài, nếu chân bị ướt bạn có thể lấy khăn lau và sấy khô phần lòng bàn chân của chúng sẽ tránh cho chúng bị cảm lạnh.
Với những chú cún có vóc dáng nhỏ nhắn hoặc lớp lông ngắn, việc giữ ấm của chúng kém hơn những chú cún lông dài khác. Do đó một chiếc áo len ấm cho chúng là một ý tưởng tuyệt vời, hãy nhớ nên mặc cho chúng một chiếc áo khi bạn và chúng đi ra ngoài. Việc vệ sinh, chăm sóc cho lòng bàn chân cũng nên giống ở trên.
Hãy chắc chắn một điều khi bạn nuôi một chú cún, bạn phải cho chúng một chỗ ngủ ấm áp. Lý tưởng nhất ngay là bên trong ngôi nhà của bạn. Đối với những chú cún phải ở ngoài trời thì chỗ ngủ của chúng phải kín gió, ít không khí lùa vào và phải đảm bảo đủ ấm. Chúng ta có thể sử dụng những chiếc giường nhỏ, những tấm ván hoặc những vật dụng gì để giữ cho chúng không phải tiếp xúc với mặt đất khi nằm ngủ, việc này sẽ giúp chúng ta tránh đi những bệnh về đường ruột của cún. Việc cún có một chiếc chăn riêng, sạch sẽ là điều cần thiết để giữ ấm, nên nhớ chăn của chúng cũng phải giữ sạch sẽ, nên đem ra phơi và giặt thường xuyên tránh việc mùi bám lên người.
Với những nhà sử dụng lò sưởi, máy sưởi thì đó là thiên đường của cún rồi. Chúng tôi có thể đảm bảo hầu hết vào mùa đông, chúng sẽ chiếm chỗ trước máy sưởi của bạn nhưng bạn nên có một rào chắn hoặc đặt đồ sưởi một cách cẩn thận để tránh những tai nạn không đáng có xảy ra với chú cún của mình.
Trước khi kết thúc bài, Tùng Lộc Pet xin có một mẹo nhỏ mách cho các bạn. Vào mùa đông thời tiết khá là lạnh, việc bạn tắm rửa cho cún yêu của mình là một việc khá khó khăn, vì thế nên việc chú cún của bạn bốc mùi là chuyện bình thường. Với trường hợp này chúng ta có thể sử dụng phấn rôm trẻ em và máy sấy để giải quyết, hãy sấy khô lông của chúng rồi sử dụng lớp phấn rôm bôi lên trên người, xoa đều và sấy nhẹ lại một lần nữa. Chú cún của bạn sẽ mất mùi hôi ngay lập tức.
Cách Sống Sót Vào Mùa Đông Trong Game Don’T Starve Dành Cho Game Thủ
GonHub ” Thủ thuật ” Cách sống sót vào mùa đông trong game Don’t Starve dành cho game thủ
Cách sống sót vào mùa đông trong game Don’t Starve dành cho game thủ mà ngay bây giờ, chúng tôi muốn mách nhỏ đến bạn vài tuyệt chiêu hay ho để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của mình. Trong Don’t Starve, người chơi cần phải đối diện và vượt qua thử thách khó nhằn là làm sao sống sót dễ dàng qua những ngày ngắn ngủi, những đêm dài giá lạnh mùa đông. Có thể nhiều game thủ đã tìm được cho nhân vật của mình một nơi trú ẩn thật an toàn nhưng có khá nhiều vấn đề cần phải gồng mình chống chọi như cạn kiệt nguồn lương thực, nhiệt độ xuống tới mức quá lạnh hay bất ngờ xuất hiện các mob hung hăng,…như những chướng ngại vật đầy bối rối và khó suy tính đường lui.
1 Hướng dẫn cách sống sót vào mùa đông trong game Don’t Starve dành cho các game thủ
1.1 1. Mùa đông trong Don’t Starve
1.2 2. Mẹo để sống sót trong mùa đông
Hướng dẫn cách sống sót vào mùa đông trong game Don’t Starve dành cho các game thủ 1. Mùa đông trong Don’t StarveMùa đông mặc định kéo dài 16 ngày, từ ngày 12 và kết thúc vào ngày 36. Trong quãng thời gian này, nhiệt độ giảm xuống rất sâu và nhân vật sẽ trở nên lạnh cóng. Khi quá lạnh thì bạn sẽ mất máu liên tục, vì thế cần duy trì nhiệt độ ở mức ổ định.
2. Mẹo để sống sót trong mùa đôngSau khi đã hiểu về những thay đổi của mùa đông, giờ là lúc chúng ta đối phó với nó.
Chuẩn bị nguồn tài nguyên:
Như đã biết, nguồn thức ăn vào mùa đông sẽ trở nên hạn chế hơn và bạn khó có thể đi quá xa trại của mình trong thời gian dài để tìm thức ăn. Hãy thực hiện 1 số công việc sau trước khi mùa đông đến, bạn nên bắt đầu từ ngày 12.
Hãy dự trữ trước những tài nguyên mà bạn sẽ cần gồm Gỗ, Cành, Đá, Vàng, Đá lửa, Cỏ và thậm chí là Phân. Bởi, việc đi tìm tài nguyên trong mùa đông là không khôn ngoan vì thời gian ban ngày là rất ít.
Giữ ấm trong mùa đông:
Deerclops là sinh vật đáng sợ nhất, khi nhận thấy dấu hiệu như tiếng gầm gào và mặt đất rung chuyển, tốt nhất bạn hãy chạy thật xa và tránh khỏi đường đi của nó.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Chó Poodle Vào Mùa Đông trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!