Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Chó Lạp Xưởng (Tacken) được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
C hó Lạp Xưởng, hay Dachshund, đang được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam do chúng có thân hình ngộ nghĩnh, đáng yêu với thân dài và 4 chân ngẵn tũn, bên cạnh đó chúng cũng nhỏ nhắn, thích hợp với mọi không gian. Chăm chó lạp xưởng thì nhàn vô cùng, chúng có lông ngắn màu đen, nâu đỏ hoặc socola rất sạch sẽ, không kén ăn, đặc biệt lại ít bệnh tật nên không tốn nhiều công chăm sóc. Giá chó lạp xưởng ở Việt Nam hiện không quá cao, chỉ từ 2 – 4 triệu, nên ai cũng có thể sở hữu.
Lạp xưởng là giống chó săn vì vậy chúng có nhu cầu hoạt động rất cao, bạn cần cho chúng ra ngoài không gian thoáng dạo chơi ít nhất nửa tiếng mỗi ngày. Chúng rất thích chạy, có thể dắt chúng chạy theo xe vòng quanh công viên. Chúng cũng rất thích đào bới, nếu chơi gần ở những nơi có đất cát, cứ cái gì đào được là chúng sẽ đào hết. Vì vậy bạn nên tránh những nơi có thể đào ra nếu không muốn phải tắm rửa sạch sẽ cho chúng hàng ngày. Cũng cần thận trọng khi nuôi chúng trên nền đất vì nếu không được cho đi chơi nhiều, chúng có thể đào hầm và trốn ra ngoài.
Vốn là giống chó săn và rất thiện chiến, lạp xưởng có thể đuổi theo và tấn công những em thú cưng nhỏ khác khi bản năng săn mồi trỗi dậy. Chúng cũng thường cả gan tấn công cả những chú chó lớn hơn nếu bị xâm phạm “lãnh thổ”, vì vậy cần để mắt tới chúng, nên có dây dắt khi đi cho ra ngoài chơi để tránh việc chúng khiêu khích những chú chó lớn, hoặc đuổi theo những con thú nhỏ khác dẫn đến đi lạc.
Lạp xưởng có tính cách ương ngạnh và khá khó huấn luyện, cần phải huấn luyện một cách cứng rắn từ khi chúng còn nhỏ cho vào nề nếp. Những em lạp xưởng không được huấn luyện chu đáo sẽ thường xuyên cắn người lạ, thậm chí cắn lại chủ nếu không được đáp ứng các đòi hỏi. Cho những em lạp xưởng còn bé chơi cùng những vật nuôi và những chú lạp xưởng khác là rất cần thiết để luyện tập giao tiếp xã hội cho chúng, tránh việc chúng tấn công các vật nuôi khác, cũng như tấn công những chú chó lạp xưởng cùng giới để giành bạn tình và lãnh thổ sau này.
Cần cho chó Dachshund chơi đùa nhiều để tránh bị bé phì
Khoản ăn uống với Lạp Xưởng khá đơn, chúng là giống chó lao động nên không quá kén ăn. Tuy nhiên, chúng là giống chó có cơ bắp phát triển và hoạt động nhiều nên cần phải cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Khối lượng protein phải chiếm từ 22 – 28% tổng khối lượng thức ăn hàng ngày, và chất béo phải chiếm từ 12 – 15%. Protein và chất béo được cân bằng tự nhiên trong các loại thức ăn tươi như thịt bò, thịt lợn, gà, nội tạng động vật và trứng (trứng thường và trứng vịt lộn).
Phần còn tại, từ 58 – 66% khối lượng là chất xơ, tinh bột, vitamin và nước. Những chất này có trong rau củ quả, cơm, cháo, bánh quy,… Nếu thời tiết nắng nóng có thể cho Dachshund ăn kem (chúng thích ăn kem), một cách giải nhiệt rất tốt và cũng là cách cung cấp thêm carbonhydrate (thành phần sau khi phân giải của tinh bột).
Nếu bạn quá bận và không có thời gian tự nấu thức ăn tươi cho những em lạp xưởng, bạn có thể dùng thức ăn sẵn, tuy nhiên cần phải chọn các loại thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp với tỉ lệ trên. Việc thiếu một chút chất béo trong thức ăn sẵn có thể bổ sung bằng cách cho ăn thêm mỡ động vật như mỡ cá, mỡ gà hoặc dầu thực vật (trộn đều vào thức ăn khi cho ăn), tuy nhiên việc thiếu protein là không thể được do đây là thành phần quan trọng nhất trong chế độ ăn của chó Lạp Xưởng cũng như tất cả các giống chó khác.
Bạn nên chọn loại thức ăn sẵn uy tín, mình thích dùng các sẳn phẩm của Royal Canin, một hãng thức ăn chó mèo rất nổi tiếng của Pháp, được tin dùng trên toàn thế giới. 1. 3. 4. * Chó Chihuahua
Chăm sóc chó trong mùa lạnh 2. Duy trì sức khỏe cho chó vào mùa đôngChuẩn bị nơi trú ẩn cho chó sống ngoài trời vào mùa đông Giữ ấm cho chó ở ngoài trời trong mùa đông Trại chó cưng LuLu Tiền giang cung cấp Cún cưng các loại như: * Chó Poodle * Chó * Chó Pug Vui lòng liên hệ Mr. Năm Oanh 0974 168 738 ====== ====== Lạp xưởng (còn gọi là Tacken) Facebook: https://www.facebook.com/TraiChoCungLuLu/ Website: www.traichocunglulu.com
Nguồn: Tham khảo Inernet
Chó Lạp Xưởng Ăn Gì? Cách Chăm Sóc Chó Lạp Xưởng Cho Người Mới Nuôi
Chó Lạp Xưởng hay còn được gọi là chó xúc xích được nhiều người yêu chó thích thú vì sở hữu thân hình dài và 4 chân ngắn chùn chũn trông như một “chiếc lạp xưởng di động”. Giống chó này xuất hiện từ thế kỷ 15, phát triển mạnh nhất tại Đức vào thế kỷ 17. Đến nay, giống chó Lạp xưởng thông minh này được nuôi rất phổ biến tại Mỹ và Việt Nam.
Nuôi chó nhất là chó con còn nhỏ là rất khó khăn. Nhiều bạn mới nuôi chó Lạp xưởng còn phân vân không biết cách cho chó ăn đã đúng cách chưa, bài viết hôm nay Thú Cảnh Việt sẽ cho các bạn biết chó lạp xưởng ăn gì và cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng cho chó Lạp xưởng được khỏe mạnh.
Những chú chó con cần được nâng niu ngay từ còn nhỏ
Chó con mới sinh thường rất yếu ớt và non nớt, bởi vậy rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đủ chất. Một chú Lạp Xưởng con chỉ đủ sức đề kháng khi bạn đem về nuôi trong giai đoạn từ 2- 2,5 tháng tuổi. Không nên bắt chúng rời xa vòng tay mẹ của mình quá sớm vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chó Lạp xưởng sau này.
Chó Lạp Xưởng ăn uống khá đơn giản bởi chúng là giống chó lao động nên không kén ăn. Tuy nhiên, chó Lạp xưởng có cơ bắp rất phát triển và hoạt động nhiều nên chúng cần phải cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein.
Chế độ ăn của Lạp Xưởng trong từng giai đoạn
Giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi
Giai đoạn 1-2 tháng tuổi là giai đoạn rất cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho Lạp xưởng. Mỗi ngày bạn cần cho Lạp Xưởng ăn 3 bữa đầy đủ hoặc có thể hơn. Thời gian mỗi bữa chia đều sao cho phù hợp để hệ tiêu hóa của chúng quen dần.
Bạn nên cho ăn cháo thịt băm nhuyễn, bột gạo, bột ngô, bột ngũ cốc và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Đặc biệt, tuyệt đối tránh sự tùy tiện người ăn lúc nào thì cho chó ăn lúc ấy, vì chó Lạp xưởng rất hay mắc các bệnh về đường ruột.
Giai đoạn 2-6 tháng tuổi
Trong giai đoạn này thì bạn cho chó Lạp xưởng con ăn 3 bữa một ngày. Canh thời gian chia đều ra trong ngày sao cho hợp lý nhất.
Bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt, tôm, trứng, rau củ,… để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó Lạp xưởng phát triển. Thức ăn của chó lạp xưởng phải được nấu mềm và loãng như cháo. Tránh cho Lạp xưởng ăn các loại xương hay nội tạng động vật vì sẽ gây nguy hiểm cho chúng.
Chú ý:
– Sau mỗi bữa ăn hãy để cho chó Lạp xưởng con chạy chơi rong tự do khoảng 5-10 phút để nó đi vệ sinh hoặc rong chơi nhằm giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.
– Không nên cho chó ăn quá nhiều rồi thức ăn thừa thì để lại đó khi nào chó đói tự ăn, như thế tạo thói quen xấu cho chúng và thức ăn để lâu khiến chó nhiễm bệnh, tiêu chảy.
Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi
Với chó Lạp xưởng từ 6 tháng tuổi trở đi, bạn có thể bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày. Thời điểm này rất cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, canxi và đạm cho chó Lạp xưởng. Nên tập cho chó ăn các loại trái cây, rau củ như bắp cải, cà rốt, bí đỏ, chuối, dưa hấu….và cho chúng luyện tập thể lực tăng lên.
Chú ý tẩy giun, sán thường xuyên và định kỳ cho chó Lạp xưởng để chó mau lớn và có thể hấp thu tốt thức ăn.
Giai đoạn chó trưởng thành sau một năm tuổi
Khi Lạp xưởng đã phần nào cứng cáp, bạn chỉ cần ăn 1-2 bữa một ngày là đủ, nhưng vẫn phải đủ về chất (thịt nhiều rau ít , thỉnh thoảng cho gặm ống xương). Giai đoạn này không nên vì thương chó hay muốn chúng lớn phổng mập mạp mà cho Lạp xưởng ăn không kiểm soát, điều này cực kỳ tai hại đối với chúng.
Đây cũng là giai đoạn quan trọng giúp định hình hình dáng cũng như tính cách của chó Lạp xưởng. Kết hợp hợp lý dinh dưỡng và luyện tập sẽ giúp bạn sở hữu một chú chó Lạp xưởng đẹp và nhanh nhẹn.
Nếu là người bận rộn và không có thời gian chuẩn bị bữa ăn cho Lạp xưởng thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những thức ăn dạng khô có sẵn dành riêng cho chúng. Các loại thức ăn đóng gói như Royal Canin, Pedigree,… đều có mùi thơm hấp dẫn và khá dễ ăn đối với Lạp Xưởng, tuy nhiên những loại thức ăn này thường thiếu đạm và chất béo, thành phần cần thiết cho cơ thể của giống Lạp Xưởng.
Một số điều cần lưu ý trong việc cho lạp xưởng ăn uống
– Không nên cho chó Lạp xưởng ăn thức ăn khô quá nhiều, bởi ăn nhiều chất béo dẫn đến béo phì.
– Không để chó ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn thừa hoặc uống nước bậy ở ngoài đường.
– Có thể cho chó Lạp xưởng ăn thêm mỡ động vật như mỡ cá, mỡ gà hoặc dầu thực vật (trộn đều vào thức ăn khi cho ăn) để bổ sung đây đủ dưỡng chất cho chúng.
4.3
/
5
(
6
bình chọn
)
Cảm nhận của khách hàng về Thú Cảnh Việt
Chó Lạp Xưởng: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc
Chó Lạp Xưởng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu – Ảnh: Internet
Nguồn gốc xuất xứ
Chó Dachshund là kết quả lai của giống chó cảnh chuyên săn bắt chuột Pinschers và giống chó Toy Terriers. Dachshund xuất hiên khá sớm tại nước Đức, chúng được ghi nhận từ thế kỉ thứ 15. Đến thế kỉ 17, Dachshund được nuôi nhiều hơn với mục đích sử dụng như một giống chó săn dùng để tiêu diệt những con cáo rừng.
Cuối thế kỉ 19, chó Lạp Xưởng được mang đến Mỹ và được người bản địa coi như một thú nuôi thân thiết trong gia đình. Hiện nay, Lạp Xưởng chủ yếu được nuôi để trở thành thú cưng nhưng phải cẩn thận bản năng dũng mãnh của loài chó săn vẫn còn.
Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, tình trạng của giống chó cảnh này trở nên khá “nguy kịch”. Gần như, người ta không còn thấy chúng xuất hiện nhiều ở Đức và Châu Âu. Vào những năm 1950, sau nhiều nỗ lực nhân giống thì số lượng của Lạp Xưởng có dấu hiệu hồi phục và trở thành một trong những giống chó được yêu thích nhất.
Lý Do Nên Nuôi Chó Lạp Xưởng
Ở Việt Nam hiện nay, chó Lạp Xưởng đang dần trở thành thú cưng được đông đảo những người yêu chó lựa chọn vì:
Hình dáng ngộ nghĩnh, dễ thương
Sống tình cảm và quấn quýt với chủ
Dũng cảm, có khả năng bảo vệ tốt
Dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường sống…
Đặc Điểm Chó Lạp Xưởng
Ngoại hình
Đôi chân to, ngắn giống chân gấu. Mũi dài, có khả năng đánh hơi tốt nhất trong tất cả các loại chó cảnh.
Tai dài, rủ xuống tận mặt, có con còn rủ xuống tận miệng.
Lông có hai màu cơ bản là đen và vàng bò. Một số cá thể bị đột biến gen thì lông có màu socola hoặc đen – vàng. Lông của chó Lạp Xưởng mềm mịn như tơ tằm rất đẹp nhưng ít. Chúng có ba loại lông là lông ngắn, lông dài và lông mượt.
Trung bình một chú chó Lạp Xưởng trưởng thành nặng từ 7.2 – 14kg, con nhỏ nặng khoảng 4.5kg. Chiều cao dao động từ 13 – 27cm.
Tính cách
Chó Lạp Xưởng cực kỳ thông minh, ranh mãnh, tiếp thu nhanh và nhớ lâu hơn chó Husky, chó Samoyed.
Hơi khó dạy bảo, phản xạ có phần mạnh mẽ và hung bạo khi gặp nguy hiểm.
Khả năng bảo vệ tốt, chúng cũng rất dũng cảm và kiên cường.
Sống tình cảm, trung thành, thân thiện và quấn quýt với chủ nhân.
Rất vui vẻ, thích đào bới xung quanh.
Thích sủa, tiếng sủa to và vang ing tai.
Lạp xưởng sống tình cảm và trung thành – Ảnh: Internet
Phân Loại Chó Lạp Xưởng
Phân loại theo kích thước
Loại nhỏ: Dưới 11 pounds.
Loại trung bình: 16 – 32 pounds.
Phân loại theo bộ lông
Lông mượt: Là giống thuần chủng.
Lông dài: Giống đột biến gen, lai tạo với chó Spaniel của Đức có chọn lọc.
Lông ngắn: Lai tạo giữa chó Lạp Xưởng thuần chủng với Schnauzers và Dandie Dinmont Terries.
Bảng Giá Chó Lạp Xưởng
PHÂN LOẠI GIÁ BÁN GHI CHÚ
Chó Lạp Xưởng sinh ra tại Việt Nam 2 – 4 triệu/ con Không có giấy tờ
Chó Lạp Xưởng nhập từ Thái Lan >6 – 9 triệu/con Có giấy tờ kèm theo và được chăm sóc tốt
Chó Lạp Xưởng nhập từ châu Âu và Châu Mỹ >15 triệu/con Thuần chủng, có đầy đủ giấy tờ
Cách chăm sóc chó Lạp Xưởng
Điều kiện sống
Có Lạp Xưởng có thể sống ở bất cứ đâu vì khả năng thích nghi tốt, tuy nhiên không nên để chúng trong nhà quá lâu vì chúng sẽ cảm thấy rất chán. Thỉnh thoảng nên dắt chúng đi dạo để thay đổi không khí.
Tắm rửa và vận động
Cần tắm gội cho chó Lạp Xưởng thường xuyên. Riêng đối với chó lông dài, bạn phải chải và tỉa cắt lông cho chúng mỗi ngày. Những chú chó có lông dày cần được nhổ hoặc tuốt lông nhiều lần trong năm kết hợp với tỉa râu và chân mày.
Cho chó Lạp Xưởng tập thể dục để giữ dáng, phát triển cơ bắp và bảo vệ lưng. Mỗi ngày nên dành cho chúng khoảng 2 giờ đi bộ. Tuyệt đối không cho chúng nhảy lên nhảy xuống đồ nội thất hoặc chạy lên xuống cầu thang.
Cần cho Lạp Xưởng vận động để đảm bảo sức khỏe – Ảnh: Internet
Chế độ ăn uống
Chó Lạp Xưởng rất dễ béo phì, càng mập sức ép lên phần lưng dài của chúng càng tăng và có thể khiến chúng bị trượt hoặc vỡ đĩa đệm. Vì vậy, bạn cần cho chúng ăn uống khoa học với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh cho chúng gặm xương tapilu và ăn thức ăn có hàm lượng chất béo cao.
Huấn luyện chó Lạp Xưởng
Lạp Xưởng là giống chó thông minh nhưng cũng rất bướng bỉnh và độc lập nên không dễ huấn luyện. Cách tốt nhất khiến chúng nghe lời là huấn luyện một cách tích cực, có phần thưởng mỗi khi hoàn thành bài tập.
Chúng rất nhạy cảm với câu mệnh lệnh hoặc hình phạt khắc nhiệt nên khi huấn luyện bạn phải thật kiên nhẫn, nhất là với những chú chó con. Quá trình huấn luyện có thể bắt đầu khi Lạp Xưởng được 2 tháng tuổi.
Khi thấy Lạp Xưởng không chú ý đến bạn thì có nghĩa chúng đang để ý tới một điều gì khác thú vị hơn và không tập trung huấn luyện.
Các loại bệnh chó Lạp Xưởng thường mắc phải
Nếu chăm sóc tốt, chó Lạp Xưởng có thể sống từ 12 – 15 năm nhưng chúng thường mắc bệnh về xương sống vì thân hình không cân đối, chân ngắn trong khi lưng dài nên cơ thể bị áp lực do trọng lượng.
Ngoài ra chúng còn mắc phải một số bệnh khác như:
Béo phì
Bệnh tim
Đái tháo đường
Các chuyên gia khuyên, khi Lạp Xưởng được từ 6 tháng – 1 năm thì chỉ nên cho ăn 1 ngày 2 bữa, thường xuyên huấn luyện thể lực và tẩy giun định kỳ để đảm bảo sức khỏe.
Hoạt động thường xuyên sẽ giúp chó Lạp Xưởng tránh được bệnh béo phì – Ảnh: Internet
Mua bán chó Lạp Xưởng ở đâu uy tín, chất lượng?
Nếu bạn muốn mua chó Lạp Xưởng ở nơi uy tín với giá cả cạnh tranh, đảm bảo chất lượng, có bảo hành thì nên đến:
Website: https://dogily.vn
Facebook: https://www.facebook.com/DogilyPetstore/
Hotline 1: 0916299911
Hotline 2: 0965086079
Địa chỉ: 606/121 đường Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 391 Đường Cộng Hoà, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 95 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Thông Tin Về Chó Dachshund
Tên gọi khác: Chó Lạp Xưởng
Nguồn gốc: Đức
Tuổi thọ: 12 đến 16 năm
Khối lượng: 7,5 – 14 kg (Cỡ tiêu chuẩn)
Các màu: Đen, Nâu đen, Chocolate & Tan, Chocolate & Cream, Màu xanh và nâu vàng, Kem, Tan, Đỏ
Tính khí: Playful, Clever, Stubborn, Hết lòng, Lively, Courageous
Đặc Điểm Tính Cách Của Giống Chó Lạp Xưởng (Chó Xúc Xích), Chó Dachshund (Tacken)
Chúng cũng được dùng để săn cáo, lợn rừng do chân ngắn, thân thuôn dài giúp chúng cực kỳ hoạt bát trong môi trường rừng rậm. Ngày nay, chó lạp xưởng được nuôi phổ biến trên toàn thế giới làm thú cưng vì dáng vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu đậm chất hư cấu của chúng.
Chó Dachshund, hay chó Tacken , ở Việt Nam quen gọi là chó Lạp Xưởng hay chó Xúc Xích , là một trong những chó hư cấu nhất quả đất. Lạp xưởng là một trong 2 giống chó thân dài, chân siêu ngắn cực kỳ đáng yêu. Chó Dachshund được lai tạo với mục đích ban đầu là săn các động vật đào hầm khác như thỏ, chuột…
Lịch sử chó Lạp Xưởng – Dachshund
Giống chó Lạp Xưởng được “tạo ra” ở Đức vào thế kỷ 15 và được đặt tên là Dachshund, trong tiếng Đức, Dachs nghĩa là con lửng (một loài động vật thân dài, chân ngắn) và hund nghĩa là con chó. Chó Dachshund ban đầu được lai tạo nhằm mục đích săn bắn và chúng tỏ ra đặc biệt thích hợp cho mục đích này. Con mồi của chó Dachshund phụ thuộc vào kích thước của chú chó: chó dachshund có cân ngặn từ 14 – 18kg thường được dùng để săn con lửng và lợn rừng, những con nặng từ 7 – 12kg thương được cho săn cáo và nai. Còn dưới 6kg thường được dùng để săn thỏ, chuột và chồn.
Con lửng rất phổ biến ở châu Âu thời trung cổ và bộ lông của chúng cực kỳ giá trị. Giới thợ săn đức khi đó muốn tạo ra 1 giống chó cỡ trung, thân dài và chân ngắn, đồng thời hung dữ và không biết sợ hãi. Họ đã tạo ra giống chó Dachshund (người Pháp gọi là Tackel) bằng cách cho lai giữa chó Braque của Pháp và chó Pinscher – một loại chó sục nhỏ chuyên bắt chuột. Qua nhiều thế hệ tinh chỉnh, được bổ sung gen từ chó săn pháp Basset Hounds, và một vài giống chó săn Tây Ban Nha khác, giống chó Lạp xưởng dần được định hình và tỏ ra đặc biệt thích hợp cho công việc nó vốn được sinh ra để làm.
Với chân ngắn, thân nhỏ, dài, mạnh mẽ, hàm răng sắc nhọn, không biết sợ hãi và rất hung dữ (vào thời kỳ đó), chó Dachshund có thể dễ dàng xâm nhập vào hang lửng, tấn công bị thương hoặc giết chết con lửng nếu cần, rồi lôi con mồi ra ngoài. Không chỉ thích hợp với việc săn lửng, người Đức cũng tạo ra những dòng dachshund khác với kích thước khác nhau, để phù hợp với những con mồi khác nhau. Thỏ là con mồi ưa thích của chúng, khác với lửng, thỏ không thể đánh lại. Một con thỏ dễ dàng bị dachshund hạ gục và lôi ra ngoài một khi chú chó phát hiện ra hang thỏ. Lợn rừng và nai là con mồi khó nhằn hơn nhưng một nhóm dachshund có thể giải quyết được do thân hình chúng rất chắc chắn với cơ bắp mạnh mẽ, răng sắc nhọn, cơ thể nhỏ gọn thuôn dài khiến chúng dễ luồn lách trong rừng rậm.
Vào thế kỷ 18, chó lạp xưởng bắt đầu có kích thước nhỏ dần do chúng bắt đầu được nuôi làm thú cưng hơn là mục đích săn bắn. Đến thế kỷ 20, hầu hết chó lạp xưởng chỉ nhỏ dưới 5kg tương đương với kích thước của Lạp xưởng hiện đại. Phiên bản nhỏ nhất của Dachshund được phát triển vào đầu thế kỷ 20, được gọi là Mini Dachshund, chỉ có kích thước từ 2 – 3kg và rất được yêu thích trên thế giới. Tuy kích thước nhỏ chỉ bằng 1/3 tổ tiên, nhưng chúng vẫn giữ tính cách ngoan cường, không biết sợ hãi và có thể tấn công đối thủ có kích thước lớn hơn nếu cảm thấy bị đe dọa.
Chó Dachshund được nhập khầu Mỹ đầu thế kỷ 20, và nhanh chóng trở thành 1 trong 10 giống chó được nuôi nhiều nhất tại Mỹ thờ kỳ đó. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1914 – 1920 là thời cực kỳ khó khăn của chó Dachshund tại Mỹ và các nước phe liên minh do Thế chiến I nổ ra. Những chú chó Dachshund, với nguồn gốc Đức, bị người Mỹ, Anh và Pháp cực kỳ căm ghét và thường bị sát hại vô cớ. Chiến tranh kết thúc, nhiều nhà lai tạo tiếp tục nhập chó Dachshund thuần chủng từ Đức và giống chó này lại nhanh chóng trở lại thời hoàng kim 1 lần nữa trong giai đoạn 1920 – cuối 1930. Nhưng tình trạng tương tự lại tiếp diễn trong Thế chiến II (do Phát xít Đức là nước phát động chiến tranh với quân Đồng Minh).
Đến những năm 1950, chó Dachshund lại trở lại thời hoàng kim và phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và các nước châu Âu cho đến tận ngày nay. Ở hầu hết các nước, chó Dachshund thường không được sử dụng làm chó săn mà chỉ được nuôi trong nhà làm thú cưng. Tuy nhiên, ở Pháp và Đức, Dachshund vẫn được dùng làm chó săn (chủ yếu bắt chuột và thỏ) đến tận ngày nay.
Đặc điểm chó Lạp Xưởng thuần chủng
Chó Lạp Xưởng có 2 kích thước phổ biến là Standard (tiêu chuẩn) và Mini (miniature – thu nhỏ). Chó Standard Dachshund có khối lượng từ 7 – 15kg, còn Mini Dachshund có khối lượng dưới 5kg. Có những chú chó Lạp Xưởng rất nhỏ, có cân nặng dưới 3kg và được gọi là Toy (đồ chơi), tuy nhiên kích thước này không được ông nhận mà chỉ có 2 kích thước đã nêu trên.
Chó Lạp Xưởng tuy trông ì ạch nhưng cực kỳ nhanh nhẹn hoạt bát
Chó lạp xưởng thuần chủng phải có thân dài, ngực nở, bụng thắt, chân cực ngắn, ngực gần như sát đất. Thân hình nhìn hơi ì ạch nhưng chúng lại cực kỳ nhanh nhẹn, hoạt bát. Đặc biệt cơ bắp ở giống chó này rất phát triể, nhất là cơ vai, hông, và 4 chân. Bàn chân của Lạp Xưởng lớn và có hình mái chèo “bất thường”, giúp chúng đào đất dễ dàng để tiếp cận con mồi. Đuôi của chúng cũng rất chắc khỏe, khi chó lap xưởng bắt được con mồi trong hang, người chủ sẽ cầm đuôi và kéo chúng ra ngoài trong trường hợp bị mắc kẹt.
Đầu chó lạp xưởng nhỏ, có mõm thuôn dài cùng hàm răng sắc, cơ hàm chắc khỏe khiến những vết cắn của chúng cực kỳ uy lực. Tai chó lạp xưởng to, rộng và luôn cụp ở 2 bên má. Lông giống chó này rất ngắn và mượt, đa phần có màu đồng nhất, có thể là màu nâu, đỏ lửa, vàng hoặc mix giữa đen – vàng hoặc đen – nâu đỏ. Ngoài Lạp xưởng lông ngắn truyền thống còn có lạp xưởng lông dài, tuy nhiên giống này không phổ biến ở Việt Nam và cũng không được công nhận rộng rãi là Dachshund thuần chủng bởi các tổ chức quốc tế.
Tính cách chó Lạp Xưởng thuần chủng
Tuy kích thước nhỏ chỉ bằng 1/3 so với tổ tiên, nhưng chó lạp xưởng vẫn giữ được hầu hết phẩm chất của tổ tiên cách đây hơn 5 thế kỷ. Chúng cực kỳ ngoan cường, dũng cảm và hầu như không biết sợ, có bản năng bảo vệ lãnh thổ cao của các giống chó săn, sẵn sàng tấn công quyết liệt các đối thủ lớn hơn mình gấp nhiều lần nếu cảm thấy bị đe dọa. Chúng cũng được biết đến là giống chó ương ngạnh và khá khó huấn luyện. Tuy nhiên nếu được huấn luyện nghiêm túc từ bé, hầu hết chó lạp xưởng sẽ tỏ ra rất thân thiện, tinh nghịch, quấn chủ.
Chó Lạp Xưởng lông dài
Chó Lạp Xưởng lông dài
Lạp xưởng cũng nổi tiếng là giống chó ranh mãnh và đặc biệt thích đào bới công việc mà chúng vốn được sinh ra để làm. Nếu bạn nuôi chúng trong sân đất, chúng có thể đào hầm để trốn ra ngoài. Lạp xưởng vốn là giống chó săn nên chúng có thể trở nên nguy hiểm với các giống chó hoặc vật nuôi nhỏ hơn một khi bản năng săn mồi trỗi dậy, đặc biệt nguy hiểm khi nuôi cùng thỏ hay chuột, vốn là con mồi truyền thống của Dachshund.
Giá chó Lạp Xưởng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chó Lạp Xưởng hiện được nuôi khá phổ biến do chúng nhỏ nhắn, ngộ nghĩnh đáng yêu và giá của chúng cũng không quá cao, chỉ từ 2 – 3 triệu/em không giấy tờ, 3 – 6 triệu với lạp xưởng có giấy tờ VKA và trên 7 triệu với lạp xưởng nhập từ Thái, Lạp xưởng nhập từ Âu Mỹ giá sẽ cao hơn nhiều.
Chó lạp xưởng cái thường đắt hơn Đực từ 500k – 1 triệu, lạp xưởng mini thường đắt hơn standard khoảng 500k – 1 triệu. Ngoài ra, giá chó lạp xưởng còn phụ thuộc vào hình dáng, em nào chân càng ngắn, người càng dài thì giá càng cao. Nhiều em Lạp xưởng bình thường, không giấy tờ có thể có giá đến 5 triệu nếu người rất dài, mập mạp, chân siêu ngắn và ngực chạm đất. ====== ====== Trại chó cưng LuLu Tiền giang cung cấp Cún cưng các loại như: * Chó Poodle * Chó Lạp xưởng (còn gọi là Tacken) * Chó Chihuahua * Chó Pug Vui lòng liên hệ Mr. Năm Oanh 0974 168 738 Facebook: https://www.facebook.com/TraiChoCungLuLu/ Nguồn: Tham khảo Inernet
Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Chó Lạp Xưởng (Tacken) trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!