Bạn đang xem bài viết Câu Chuyện Cảm Động Về Chú Chó Hachiko Trung Thành được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hachiko là 1 chú chó nhỏ, lông màu trắng chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản. Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya.Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình giáo sư không có con trai (không biết có một người con gái như trong phim hay không) nên ông coi Hachiko như con ruột
Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhânvề. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó.
Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .
Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.
Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.
Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.
Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.
Còn tại nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachiko vẫn đứng đó, mãi mãi chờ đợi chủ nhân của mình. Nơi đó , ngày nay còn được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình. Và cũng vì nơi đây quá đông người mà người ta không tìm thấy nhau để rồi lại phải vò võ quay về trong nỗi đợi chờ giống như Hachiko.
Sự nổi tiếng
Năm đó, một sinh viên cũ của Ueno đã trông thấy Hachikō và được nghe về câu chuyện của cuộc đời chú. Sau buổi gặp gỡ, anh đã công bố một bản điều tra số lượng còn lại của giống chó Akita tại Nhật bản, theo đó chỉ còn lại 30 con thuộc giống Akita thần chủng bao gồm cả Hachikō. Sau đó, anh vẫn tiếp tục đến thăm chú chó và tiếp tục công bố những bài viết về sự trung thành tuyệt đối của Hachikō. Đáng chú ý là vào năm 1983, một trong số những bài viết này đã được đăng tải trên tờ báo Asahi Shimbun – một tờ nhật báo nổi tiếng của Tokyo với số lượng độc giả rất lớn – đã khiến cho mọi người biết tới
Hachikō. Lòng trung thành của chú đã gây ấn tượng cho tất cả mọi người, các giáo viên đã lấy Hachikō như môt tấm gương sáng về lòng trung thành cho trẻ noi theo, các nghệ sĩ nổi tiếng đã bắt đầu tạc tượng chú, trên cả nước dấy lên phong trào phát triển giống chó Akita, và danh hiệu Chūken ( chú chó trung thành) cũng ra đời…
Cái chết
Cuối cùng , ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachikō đã có thể gặp lại người chủ của mình. Chú chết tại chính nơi hơn 10 năm trước chú đã tiễn ông chủ đi lần cuối cùng do mắc chứng giun chỉ. Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng tự nhiên quốc gia thuộc quận Ueno, Tokyo. Tại quê nhà của Hachikō, một bức tượng tương tự cũng được đặt ngay phía trước nhà ga Odate. Năm 2004, một bức tượng mới cũng được dựng lên trên bệ đá từ Shibuya ngay trước Bảo tàng các loài chó giống Akita tại thành phố Odate.
Năm 2004, Hachikō trở thành nhân vật trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi, Hachikō: câu truyện thật về một chú chó trung thành (tựa tiếng Anh: Hachikō: the true story of a loyal dog) của nữ tác giả Pamela S. Turner, minh họa bởi Yan Nascimbene, công ty Hougton Mifflin xuất bản. Cũng trong năm này, một cuốn truyện khác có tựa Hachiko waits cũng được xuất bản với tác giả Leslea Newman, Machiyo Kodaira minh họa, công ty Henry Holt & Co. xuất bản.
Hachiko – Chú Chó Đợi Chờ: Câu Chuyện Cảm Động Về Lòng Trung Thành
Hachiko – Chú chó đợi chờ là một quyển sách thiếu nhi của nhà văn Luis Prats, lấy cảm hứng từ câu chuyện truyền kì có thật tại Nhật Bản về một biểu tượng của sự trung thành vào thế kỉ trước.
Mười năm ở ga tàu Shibuya của Hachiko
Hachiko là giống chó Akita quốc khuyển của xứ sở Hoa Anh Đào, được sinh ra tại một trang trại cách thủ đô Tokyo gần năm trăm cây số. Từ khi chỉ mới vài tháng tuổi, Hachiko đã được đưa đến Tokyo và sống với người chủ mới của mình là giáo sư Eisaburo Ueno cho đến khi ông bất ngờ qua đời vào năm 1925 do căn bệnh tai biến mạch máu não trong lúc đang công tác tại trường Đại học Tokyo.
“Đơn giản, Hachiko có một tình cảm nguyên sơ với chủ mình và ông chủ cũng là người rất yêu nó”.
Như một thói quen, mỗi ngày giáo sư cùng Hachiko mỗi sáng đều cùng nhau tản bộ ra nhà ga Shibuya. Hachiko lúc nào cũng ngồi đợi cho đến khi ông mua xong vé và đi khuất thì mới chịu an tâm đi về nhà.
Rồi đến giờ tan tầm, Hachiko lại một mình ra ga tàu và ngồi trên tấm bục nhỏ trước ga để đón giáo sư về. Ngày nào cũng vậy, sáng tiễn giáo sư đi làm, chiều lại lặng lẽ vội ra đón chủ. Dường như đó là công việc mà Hachiko đã làm trong suốt mười năm trời.
“Khi ông giáo sư nông nghiệp của trường Đại học Todai ngủ dậy, Hachiko ngồi chống chân trong bếp nhìn ông đun trà. Tiếp đó đến lượt nó, ông chủ lấy bữa sáng cho nó vào một cái bát to màu đỏ. Sau khi ngấu nghiến xong bữa sáng vào khoảng tám giờ rưỡi, con chó theo chân ông ra ga Shibuya.
Khi giáo sư khuất bóng trong đám đông, nó trở về nhà và chờ ông đến năm giờ mười lăm chiều. Lúc đó, cứ như thể nó có một chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ trong đầu và hai tai là hai chiếc kim đồng hồ, nó bắt đầu cào cửa để bà Yaeko mở ra cho nó phóng như tên lửa ra ga”.
Và ngày mà chẳng ai ngờ đến, đó chính là lúc giáo sư Ueno từ giã cõi đời. Nhưng Hachiko nào hay biết, chú vẫn chờ đợi ròng rã ngày này qua tháng nọ, vẫn nuôi trong chú một niềm hy vọng, rồi sẽ đến lúc giáo sư sẽ về với mình.
Mười năm chờ đợi trong mỏi mòn, cuối cùng Hachiko cũng đã về với chủ của mình ở một miền đất khác. Nơi mà chú cùng giáo sư Ueno sẽ vĩnh viễn bên cạnh nhau không thể tách rời. Đã là người Nhật thì không ai không biết đến tài sản quốc gia vô cùng quý báu tượng trưng cho lòng trung thành, tình bạn cao cả và là niềm kiêu hãnh của xứ sở Phù Tang.
“Trong thời khắc đó, rất nhiều hành khách lại gần Hachiko, gãi đầu nó hay cười với nó, nhưng nó vẫn nhìn đăm đăm vào cánh cửa lúc mở ra, lúc đóng vào, phát ra những tiếng động của kim loại mỗi khi có người đi qua. Nó chờ nghe tiếng gõ của cây ba toong của giáo sư Eisaburo Ueno.”
Trong suốt một thập kỉ đằng đẵng dài ấy, đôi mắt của Hachiko vẫn luôn lấp lánh một niềm tin, rằng chỉ chút nữa thôi, vị giáo sư già đáng kính kia sẽ đến và xoa đầu nó, sẽ khen nó đã phải vất vả rồi.
Nhưng nỗi đau ấy vẫn chưa dừng lại, từ khi giáo sư mất, gia đình của ông cũng chuyển nhà đi nơi khác, Hachiko được một gia đình khác nhận nuôi. Nhưng chú vẫn luôn tự cắn đứt dây buộc để trở về nhà cũ, nơi đã từng đầy ắp những kỷ niệm của Hachiko và giáo sư.
“Cứ như vậy, một năm mới bắt đầu và Hachiko luôn bắt đầu một ngày mới, một tháng mới và một năm mới theo cùng cách như vậy. Khi đêm đến, nó quay về bên dưới toa tàu cũ, nằm giữa những đường ray sắt, nhắm mắt lại và mơ.
Nó mơ thấy những buổi đi dạo ở công viên Yoyogi, mơ về những con bướm và giáo sư Eisaburo, về những cây anh đào đang nở hoa và những bài ca với giai điệu vui vẻ, nhưng chủ yếu nó mơ thấy lúc ông giơ tay thật cao chào nó và nói với nó hãy đợi ông ở đấy, tại ga Shibuya, cho đến khi ông trở về.”
Kể từ đó, Hachiko trở thành chú chó không nhà. Chỉ có thể sống nhờ chút thức ăn của mọi người ở ga tàu Shibuya. Mười năm chờ đợi nhưng chưa bao giờ thấy Hachiko ngừng nuôi hi vọng hay từ bỏ dù chỉ một ngày.
Tuy vậy, chẳng có gì thoát khỏi bàn tay lạnh lẽo của thời gian. Hachiko đã dần trở nên già cỗi, những bước chân của nó không còn nhanh nhẹn thoăn thoắt như thuở nào nữa mà thay vào đó Hachiko bước đi chậm chạp, lếch thếch.
Dù nắng hay mưa, dù bão tuyết có đến nhưng Hachiko vẫn ngoan cường chờ đợi ở ga Shibuya ấy, chú chưa bao giờ lùi bước.
“Hachi ngủ ở đâu, ăn những gì, chẳng ai hay biết. Nhưng cứ khi chiều xuống, Hachi chắc chắn sẽ xuất hiện chờ giáo sư. Cả trong mưa, trong gió, cả trong tuyết lạnh…Hachi chờ giáo sư đã mười năm”
Rồi vào một buổi sáng nọ, trời vẫn đẹp như bao ngày nhưng Hachiko đã nói lời giã từ trần thế. Hachiko nằm cô quạnh trong cái rét buốt và trong khoảnh khắc đó, hẳn là giáo sư vì không muốn nó đau khổ nữa nên đã đến và đưa Hachiko rời đi.
Câu chuyện về chú chó trung thành ấy dưới giọng văn êm đềm, trìu mến của tác giả Luis Prats cùng những bức tranh màu nước đã tạo nên một điểm nhấn ấn tượng và làm cho độc giả dễ dàng đắm chìm vào câu chuyện vốn đã vô cùng cảm động.
Sự tôn vinh dành cho mười năm chờ đợi
Một năm trước khi Hachiko qua đời, chính quyền địa phương đã tạc một bức tượng đồng nhằm tôn vinh cho chú chó. Thậm chí, Hachiko cũng có mặt tại lễ ra mắt.
Tuy nhiên, trong Thế chiến II bức tượng đã bị nung chảy để làm đạn dược và đến khi chiến tranh kết thúc, một bức tượng mới đã được làm lại và lễ ra mắt cũng được tổ chức.
Ở đại học Tokyo, người ta cũng dựng lên một bức tượng Hachiko- chú chó đợi chờ đang vui đùa cùng giáo sư Ueno.
“Tôi đã khóc khi đọc cuốn sách này, có lẽ hình ảnh chú chó đứng đợi sân ga đã chiếm trọn trái tim tôi và khiến tôi không thôi ám ảnh về nó!’ và đây có lẽ chính là điều thành công nhất của tác giả, khi đã lấy đi những giọt nước mắt từ độc giả của mình.”
Đặc biệt, một bộ phim mang tên Câu chuyện về chú chó Hachi đã ra đời. Bộ phim do tài tử Richard Gere thủ vai Parker Wilson, và đây cũng là một phiên bản được làm lại từ phiên bản năm 1987.
Câu chuyện về Hachiko – Chú chó đợi chờ là những thước phim chậm rãi, nhẹ nhàng diễn ra dưới tiếng piano du dương, dễ hiểu, dễ ngấm. Bộ phim không có quá nhiều chi tiết phô trương, không cầu kì, không biểu lộ tình cảm một cách quá đà.
Mà ngược lại, những gì ta cảm nhận được chính là cảm xúc chân thật cùng những rung động bởi trái tim vì tình bạn sâu sắc giữa Hachiko và người chủ của mình.
Hachiko – Chú chó đợi chờ chính là một câu chuyện đầy cảm động về chú chó đã không ngừng nuôi hy vọng trong suốt gần mười năm. Mười năm chờ đợi và cuối cùng Hachiko cũng đã tìm thấy giáo sư của mình.
Cuốn sách nhẹ nhàng và vô cùng thích hợp cho những ai muốn kiếm tìm một tình bạn chân thành, đủ sức làm rung động trái tim của hàng triệu người trên thế giới.
Đông Nghi
Câu Chuyện Cảm Động Về Chú Chó Hachiko
Bạn đã bao giờ đến Nhật Bản và đi qua ga tàu Shibuya chưa? Có lẽ bạn không để ý, nhưng ở phía bên ngoài nhà ga này, có một bức tượng của 1 chú chó rất nổi tiếng và được tôn kính như một biểu tượng dân tộc tại xứ sở hoa anh đào.
Tên của nó là Hachiko, và khoảng 100 năm trước, chú chó giống Akita này đã đi vào lịch sử dân tộc, trở thành chú chó đáng yêu và trung thành nhất từng được biết đến.
Hachiko sinh ra tại một trang trại vào năm 1923 và được nuôi dưỡng bởi một vị giáo sư rất tốt bụng đó là giáo sư Hidesaburo Ueno.
Mỗi ngày, giáo sư cùng chú chó Hachiko lại đi bộ tới ga tàu Shibuya, nơi mà ông sẽ mua vé để đi đến nơi làm việc. Lần nào cũng vậy, ông lại vuốt ve chào tạm biệt Hachiko rồi sau đó mới lên tàu. Chú chó Hachiko sẽ ở đó đợi ông chủ đến tận khi ông quay trở về vào cuối ngày.
Khi Hachiko chờ đợi ông chủ của mình ở đó, nó nhanh chóng trở thành người bạn thân thiết của cả khu phố. Khi một ai đó đi ngang qua nhà ga, dù là những người công nhân hay những vị khách du lịch đều sẽ dừng lại để vuốt ve và thỉnh thoảng thì cho chú đồ ăn.
Mọi việc cứ diễn ra đều đặn như vậy trong nhiều năm, cho đến một ngày giáo sư Ueno không còn trở về vào buổi chiều như mọi ngày.
Chú chó Hachiko không hề biết rằng ông chủ yêu quý của mình đã qua đời sau một cơn xuất huyết não. Ông sẽ mãi mãi không thể trở về được nữa…
Nhưng Hachiko không bao giờ từ bỏ hi vọng. Vào mỗi buổi chiều, đúng thời điểm như mọi ngày, Hachiko lại đến nhà ga, hi vọng để nhìn thấy ông chủ của mình bước xuống từ 1 toa tàu nào đó…
Năm này qua năm khác, mọi việc cứ diễn ra như vậy, đến tận năm 1935, chú chó Hachiko đã qua đời sau 9 năm đằng đẵng kiên trì chờ đợi ông chủ của mình trở về.
Vào thời điểm Hachiko qua đời, rất đông người dân địa phương đã đến cầu nguyện trước thân thể của chú chó trung thành, tiếc thương trước sự ra đi của chú chó và vinh danh chú chó như một vi anh hùng.
Người ta không nỡ chôn Hachiko, thay vào đó, thân xác của chú chó đã được bảo quản và trưng bày tại một bảo tàng Akita nổi tiếng. Bằng cách này, câu chuyện về chú chó Hachiko sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Nhưng người dân địa phương còn muốn làm nhiều hơn thế. Để tưởng nhớ chú chó trung thành, một bức tượng đồng đã được dựng lên. Nó được đặt ngay bên ngoài nhà ga Shibuya, ở vị trí chính xác nơi Hachiko từng chờ đợi chủ nhân của mình mỗi ngày.
Bên cạnh ngôi mộ của giáo sư Ueno, một đài tưởng niệm cũng đã được dựng lên với rất nhiều hình ảnh của Hachiko. Bằng cách này, Hachiko và ông chủ yêu quý của mình có thể được ở bên nhau mãi mãi.
Không chỉ dừng lại ở đó, người dân ở đây còn trang trí lại ga tàu Shibuya để tưởng nhớ sự ra đi của Hachiko.
Họ cũng đặt tên là một trong những đường ray xe lửa của tại ga Shibuya là đường ray Hachiko.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều địa điểm công cộng khác ra đời ở Nhật, tuy nhiên rất nhiều người vẫn tin chọn nơi có bức tượng đồng làm nơi nghỉ ngơi và thư giản. Hay đơn giản họ đến đó chỉ là để nói tiếng “xin chào” với Hachiko.
Cho đến tận hôm nay, người ta vẫn tổ chức các nghi lễ thường niên để tưởng nhớ chú chó trung thành. Sự kiện này thường thu hút hàng ngàn người tham gia.
Và đến năm 2023 – năm kỷ niệm 90 năm ngày mất của giáo sư Hidesaburo Ueno và kỷ niệm 80 năm ngày Hachiko qua đời. Đại học Nông nghiệp Tokyo đã dựng một bức tượng đồng với hình ảnh Hachiko vui mừng chồm lên người chủ khi cả hai gặp lại nhau, đặt trong khuôn viên trường.
Hy vọng rằng câu chuyện đẹp về chú chó Hachiko và ông chủ của mình – giáo sư Ueno sẽ mãi mãi được tôn vinh và lưu truyền đến các thế hệ sau như một bài học quý giá về sức mạnh của tình yêu thương và lòng trung thành.
Tình yêu và lòng trung thành của chú chó Hachiko xứng đáng được ghi nhớ cho tới muôn đời sau!
Câu chuyện về chú chó cũng đã nhiều lần được dựng thành phim và thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả, trong đó đáng chú ý là phiên bản Hachiko Monogatari sản xuất năm 1987 và Hachi: A dog’s tale sản xuất năm 2009.
Theo OhayTV
Nguyễn Thu Hương Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.
HTML source
Câu Chuyện Về Lòng Trung Thành Của Chú Chó Hachiko
Tùng Lộc Pet – Hachikō (tiếng Nhật: ハチ公) hay Chūken hachikō (tiếng Nhật: 忠犬 ハチ公) là một chú chó giống Akita sinh ngày 10 tháng 11 năm 1923 tại thành phố Odate, tỉnh Akita, Nhật Bản và chết ngày 8 tháng 3 năm 1935 tại quận Shibuya, Tokyo – nổi tiếng khắp Nhật Bản và được xem như là một biểu tượng của lòng trung thành.
Năm 1924, Hidesaburō Ueno, giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Đế quốc Tokyo (nay là trường Đại học Tokyo), đã mua và đưa Hachi (tên thân mật của Hachikō) tới Tokyo. Trong suốt khoảng thời gian sau đó, chú và ông chủ đã trở thành những người bạn không thể tách rời. Mỗi buổi sáng, Hachikō theo tiễn chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông chủ đi tới nơi làm việc và chờ đón ông tại đó đến khi ông trở về vào cuối ngày.
Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đến một ngày định mệnh vào tháng 5 năm 1925, khi ông chủ bị nhồi máu đột ngột, từ trần ngay tại nơi làm việc và vĩnh viễn không thể nào trở về nhà. Nhưng như thường lệ, Hachikō vẫn tới nhà ga để chờ đón người bạn thân thiết của mình song không thấy. Và cứ mỗi ngày sau đó, chú vẫn đều đặn lặp lại trong vòng hơn 9 năm dài cho đến khi chết vào ngày 08/03/1935. Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng Quốc gia về Thiên Nhiên và Khoa học Nhật Bản thuộc quận Ueno, Tokyo.
Tượng đồng HachikōBức tượng đồng đầu tiên của Hachikō – tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Nhật Bản Ando Teru – được dựng vào tháng 4 năm 1934 tại nhà ga Shibuya, và chính Hachikō cũng có mặt trong buổi lễ khánh thành hôm đó. Song, trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, do sự khan hiếm nguyên liệu để phục vụ chiến tranh, tất cả những gì có thể dùng đã bị nấu chảy trong đó có cả bức tượng này.Nhưng Hachikō vẫn không bị quên lãng, sau chiến tranh, tháng 8 năm 1948, bức tượng mới đã được dựng lên tại chính chỗ này với sự tham gia của nhà điêu khắc Ando Takeshi – con trai của Ando Teru. Bức tượng này tồn tại đến ngày nay, lối vào chính nhà ga gần bức tượng được đặt tên là “cửa ra Hachikō” (ハチ公口 – Hachikō- guchi) và là một trong năm cửa chính của nhà ga.
Tại quê nhà của Hachikō, một bức tượng tương tự cũng được đặt ngay phía trước nhà ga Odate. Năm 2004, một bức tượng mới cũng được dựng lên trên bệ đá từ Shibuya ngay trước Bảo tàng các loài chó giống Akita tại thành phố Odate.
Hachikō trên các phương tiện truyền thôngNăm 1987, bộ phim Hachikō Monogatari đã kể lại cuộc đời của Hachikō từ khi chú được sinh ra đến khi chết đi và tiếp tục, linh hồn của chú đã gặp lại được linh hồn của vị giáo sư – ông chủ, người bạn thân thiết của chú.
Năm 2004, Hachikō trở thành nhân vật trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi, Hachikō: câu truyện thật về một chú chó trung thành (tựa tiếng Anh: Hachikō: the true story of a loyal dog) của nữ tác giả Pamela S. Turner, minh họa bởi Yan Nascimbene, công ty Hougton Mifflin xuất bản. Cũng trong năm này, một cuốn truyện khác có tựa Hachiko waits cũng được xuất bản với tác giả Leslea Newman, Machiyo Kodaira minh họa, công ty Henry Holt & Co. xuất bản.
Năm 2009, Mỹ đã làm lại từ phim của Nhật Hachiko sang phim lấy tựa là Hachiko – A Dog’s Story
Một công ty xe buýt công cộng tại Shibuya cũng mang tên Buýt Hachikō (Hachiko Bus (ハチ公バス Hachikō Basu?)) cũng chạy cả tuyến đường mà trước đây hàng ngày Hachikō đã đi.
Nghị Luận Về Lòng Trung Thành Qua Câu Chuyện Chú Chó Hachiko
Những ngày hạnh phúc cứ êm đềm trôi cho đến ngày 21/5/1925 định mệnh. Tai họa ập đến, Giáo sư Ueno bất ngờ đột quỵ do xuất huyết não khi đang giảng bài. Ông không qua khỏi và mãi mãi không bao giờ trở về nữa, bỏ lại Hachi ngày ngày đến ga chờ đợi trong suốt 9 năm, 9 tháng và 15 ngày sau đó.(…) Cuối cùng, sau 10 năm ròng rã, phép màu của đợi chờ cũng đến khi Hachiko có cơ hội đoàn tụ với người chủ yêu thương. Ngày 8/3/1935, Hachiko trút hơi thở cuối cùng trong một buổi tối tuyết rơi trắng xóa tại một con phố ở Shibuya.
Hachiko sau đó đã được dựng tượng tại nhà ga Shibuya, được tạo hình trên những bức tường và đi vào điện ảnh. Câu chuyện về Hachiko khiến tất cả những ai biết đến phải xúc động.
Theo em, điều gì trong câu chuyện về chú chó Hachiko đã khiến mọi người xúc động? Em hãy viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của bản thân về điều đó?
Suy nghĩ của bản thân về lòng trung thành qua câu chuyện HachikoBài văn mẫu
Câu chuyện về loài chó và sự gắn bó của chúng với con người không còn xa lạ với chúng ta. Ta đã xúc động trước chú chó tình nghĩa nhiều ngày phục bên mộ chủ Lao Pan – người đàn ông Trung Quốc độc thân. Hay Hawkye, chú chó quân đội gắn bó thân thiết với người chủ kiêm huấn luyện viên-Jon Tomlinson. Cả thế giới biết đến chú khi bức ảnh Hawkye gục xuống bên quan tài Tomlinson trong ngày anh mất. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến Hachiko, câu chuyện về chú chó Nhật Bản đã khiến bao người
cảm động. Hachiko được dựng tượng tại nhà ga Shibuya, được tạo hình trên những bức tường và đi cả vào điện ảnh. Câu chuyện về mỗi chú chó dù có những cái tên khác nhau, chủ nhân khác nhau hay đến từ những quốc gia khác nhau cũng đều mang đến cho chúng ta bài học thấm thía về tình yêu thương và lòng trung thành.
Câu chuyện cảm động của Hachiko ngay lập tức lay động sâu sắc tới tâm can tất cả những ai biết đến. Hachiko đem đến cho chúng ta một tấm gương đẹp đẽ về tình yêu thương, sự gắn bó với con người và đặc biệt, đó là bài học về sự trung thành. Chú chó Hachiko là người bạn thân thiết của Giáo sư Ueno. Chú đưa chủ nhân đi làm vào mỗi sáng và đón ông tại nhà ga Shibuya mỗi chiều. Sự gắn bó cùng tình yêu thương của Hachiko khiến cuộc sống của Giáo sư Ueno thật ấm áp. Mỗi sớm bước chân đi làm hay tối đến khi trở về, Hachiko lại có mặt ở nhà ga để đó ông trở về. Sau đó, khi chủ nhân qua đời, Hachiko vẫn đều đặn đến nhà ga đón chủ trong suốt chín năm trời. Tất cả những ai đến nhà ga hay nghe đến câu chuyện này đều bị lay động sâu sắc trước tình yêu thương và lòng trung thành tuyệt đối của Hachiko. Đó cũng là những bài học sâu sắc khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Lòng trung thành có biểu hiện vô cùng phong phú trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là việc một lòng một dạ theo đuổi một điều tốt đẹp, tin tưởng một người nào đó. Từ xa xưa, tiền nhân đã hết sức coi trọng phẩm chất này. Trong áng văn cổ “Dụ chư tì tướng hịch văn” của Trần Quốc Tuấn, ta bắt gặp nhiều tấm gương trung thành với chủ tướng:”Kỉ Tín chết thay cho Hán Cao đế, Do Vu che giáo cho Chiêu Vương”. Đến thế kỉ XX, đất nước ta có biết bao tấm gương anh hùng trung thành với Tổ quốc một lòng một dạ phụng sự đất nước như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Hồng Phong hay ngay cả những người trẻ tuổi cũng nêu cao tinh thần ấy như Võ Thị Sáu, Kim Đồng… Đó là tấm gương những chiến sĩ dù bị quân địch đày đọa vẫn cương quyết một lòng với cách mạng và Tổ quốc. Võ Thị Sáu tuổi đời còn trẻ nhưng khi bị bắt chị vẫn hiên ngang với tuyên ngôn “Đả đảo bọn thực dân Pháp, Việt Nam độc lập muôn năm, Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Những chiến sĩ cách mạng bị tù đày ở nhà tù Phú Quốc bị tra tấn cực hình như đóng đinh vào tay, chân, đầu, đốt dây kẽm, ném vào chảo nước sôi… Không gục ngã trước đòn tra tấn ấy, các tù binh cộng sản bền gan vững chí giữ vững sự trung thành với nhân dân, với đất nước. Đáng kính và đáng khâm phục biết bao những con người một lòng một dạ kiên trung với quê hương, Tổ quốc, nhân dân.
Trong cuộc sống hiện đại, lòng trung thành có thể bộc lộ ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đó là tấm gương của cầu thủ bóng đá trung thành với đội tuyển của mình. Paolo Madilin tiếp bước người cha, kể từ lần đầu tiên xuất hiện trong sân chơi chuyên nghiệp cho đến nay vẫn luôn trung thành với sắc áo sọc đỏ đen cho đến khi anh quyết định treo giày sau hai mươi lăm năm cống hiến. Hay tấm gương Javier Zanetti vẫn giữ mối tình với Inter, bất chấp bao biến động, mười lăm đời huấn luyện viên và cả trăm cầu thủ đến rồi đi, cầu thủ này vẫn trung thành với đội bóng của mình. Trong lĩnh vực kinh doanh, trung thành thể hiện trong việc giữ chữ tín với khách hàng, với đồng nghiệp và với chính mình. Chính điều đó lại trở thành động lực giúp con thuyền doanh nghiệp của họ vươn xa. Mỗi người dân, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị và chính đất nước, dân tộc cũng cần có lòng trung thành với lí tưởng và con đường của chính mình. Trung thành với lí tưởng, mục tiêu và theo đuổi những giá trị cao cả sẽ giúp chúng ta có được hạnh phúc và thành công. Với các bạn học sinh, trung thành đơn giản là giữ lời hứa với bạn bè, thầy cô, luôn sát cánh với những người thân yêu khi họ gặp khó khăn, thử thách. Trung thành là trân trọng tình bạn, không nói xấu hay chê bai sau lưng người khác. Tình bạn chỉ lâu bền khi có niềm tin và sự trung thành dành cho nhau mà thôi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có lòng trung thành. Đôi khi vì chạy theo vật chất mà con người ta đánh mất lòng trung thành quý giá của mình. Lòng tin giống như một tờ giấy, một khi đã nhàu nát thì không thể phẳng phiu trở lại. Thomas Paine từng nói: “Sự trung thành với chính mình cần thiết cho hạnh phúc mỗi người. Thiếu trung thành không nằm ở việc tin hay không tin mà nằm ở việc tự cho là mình tin điều mình không tin”. Khi mất lòng tin là lúc sự phản bội nảy nở, sự thù địch xâm chiếm. Chẳng ai trong chúng ta muốn những điều như thế xảy đến với mình.
Bên cạnh những tấm gương yêu nước trung thành với Tổ quốc, nhiều người Việt cũng bán nước theo Mĩ, Pháp trong chiến tranh. Đó là những câu chuyện đau lòng và đáng hổ thẹn. Hay trong đội tuyển bóng đá, nhiều cầu thủ bán độ và phản bội đội bóng cùng quốc gia. Người không có lòng trung thành thường đứng núi này trông núi nọ. Đó vẫn mãi là những câu chuyện nhức nhối của xã hội. Chỉ khi ta trung thành với những lí tưởng tốt đẹp trong chính mình ta mới có thể trung thành với mọi người.
Trung thành là phẩm chất quý giá và là hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ trong cuộc sống mới. Mỗi người cần tự rèn luyện cho mình phẩm chất ấy để có được niềm tin của mọi người và giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Với bài văn mẫu “Suy nghĩ về lòng trung thành qua câu chuyện chú chó Hachiko” ở trên, mong các em có một bài kiểm tra tốt và một kỳ thi đầy thành công.Chuyện Cảm Động Về Con Chó Trung Thành
Hồi tôi mới độ 15 tuổi, bố tôi mang về một con chó đực. Con chó có bộ lông trắng, đôi mắt màu nâu đen rất đẹp. Năm đó mất mùa đói kém, gia đình tôi phải thường xuyên ăn độn khoai sắn. Lạ lùng thay, con chó này cứ lớn phổng phao, mượt mà. Nó phải nặng đến 15kg. Cũng như nhiều gia đình khác, những con chó nuôi đều không được đặt tên. Nó là loài vật, nên vô danh! Mỗi lần muốn gọ…i, chỉ cần: “Êu, Êu” là nó xuất hiện, ve vẩy đuôi, miệng rít lên những tiếng như tiếng rên, rất dễ thương! Thường ngày, khi không có ai cần đến, nó nằm khoanh tròn trong gậm giường, đầu hướng ra phía cửa. Có khách lạ, nó sủa lên vài tiếng báo hiệu. Còn là người quen thân, nó vùng dậy, xông ra, vẫy đuôi rối rít và kêu lên mừng rỡ.
Từ ngày mua được con chó này, nhà tôi như được bình an hơn. Cha tôi quý con chó lắm. Mùa đông giá rét, ông lấy một chiếc bao tải quấn quanh mình, giữ ấm cho nó. Những ngày hè nóng nực, ông mang nó ra ao tắm cho sạch lông. Nhà tôi nghèo như thế, vậy mà đôi khi ông vẫn đi đâu đó tìm được một khúc xương mang về cho nó gặm. Con chó rất quyến luyến cha tôi, suốt ngày luẩn quẩn bên ông.
Một hôm có hai người khách lạ đến nhà tôi hỏi mua chó. Họ nói, họ ở làng bên cạnh, cách làng tôi một cánh đồng. Ngày mai gia đình họ có đám giỗ, cần một con chó để thịt! Cha tôi nghe vậy không muốn bán, nhưng gia cảnh nhà tôi lúc đó rất nghèo. Cả cha mẹ và bốn anh em tôi, mặc dù bữa ăn phải độn nhiều khoai sắn nhưng không ngày nào thật sự được ăn no. Mẹ tôi bàn với cha tôi lâu lắm. Nếu tiếp tục nuôi thì không còn gì để cho nó ăn, dù rằng con chó vô cùng dễ ăn. Nó có thể ăn vài cọng rau thừa, dăm bảy cái vỏ khoai lang, mấy cái xương lõi sắn, vài hạt cơm rơi vãi quanh mâm hoặc bất cứ cái gì có thể ăn được mà con người cho phép. Tuy nhiên, nuôi nó cũng như thêm một miệng ăn nữa. “Người chẳng có mà ăn, lấy đâu ra cơm nuôi nó mãi?” – Mẹ tôi bảo thế.
Có một điều rất lạ là khi cả cha và mẹ tôi miễn cưỡng đồng ý bán con chó, thì tự nhiên nó chạy biến đi đâu mất! Không lẽ con chó này hiểu được tiếng người? Chúng tôi chia nhau đi tìm mọi xó xỉnh, xung quanh nhà, thậm chí sang cả nhà hàng xóm, nhưng bặt vô âm tín. Cho đến khi cha tôi nước mắt lưng tròng, lên tiếng gọi, thì từ trong đống rơm ở phía sau chuồng lợn nó chui ra! Người ta lấy cái chày giã gạo chẹn cổ nó xuống, trói mõm và bốn chân nó lại. Con chó tội nghiệp kêu rên ư ử, hai mép nó sùi bọt. Cha tôi ôm lấy nó, khóc. Nhìn bộ dạng cha tôi, thương lắm. Tôi liên tưởng đến lão Hạc, một nhân vật của nhà văn Nam Cao khi phải bán cậu Vàng!…
Người ta trả tiền cho mẹ tôi và dùng đòn ống khiêng nó đi. Cha tôi buồn bã lên giường nằm, tay trái vắt ngang qua trán, tay phải để lên bụng và thở dài thườn thượt… Chiều hôm đó ông bỏ ăn. Một bát cơm và đĩa khoai phần ông vẫn còn nguyên trong trạn. Mẹ tôi bảo, nó chỉ là một con chó, việc gì phải tiếc quá như vậy? Nếu muốn, lại sẽ mua con khác về nuôi! Cha tôi không nói gì, cứ nằm im như người bệnh nặng…
Ðêm hôm đó trời tối đen như mực. Cả nhà tôi đã ngủ yên, chỉ một mình cha tôi thao thức. Thỉnh thoảng ông trở dậy, bật diêm hút thuốc. Rồi ông nằm xuống thở dài, trằn trọc, quay ra, lật vào, ngao ngán. Tâm trạng ông nôn nao, buồn phiền như tiếc nuối một vật gì đã mất đi, quý lắm… Vào khoảng 2-3 giờ sáng, cha tôi là người đầu tiên phát hiện những tiếng động rất lạ ở vách cửa. Cha tôi yên lặng lắng nghe. Không có nhẽ đêm đầu tiên không có con chó giữ nhà là đã có kẻ trộm? Mà nhà tôi có gì đáng giá để kẻ trộm phải rình mò? Nhưng chỉ một phút sau, linh tính báo cho ông biết, con chó đã trở về! Nó cào mạnh vào cửa, kêu ư ử như cầu cứu. Cha tôi vồng dậy, kéo cửa ra. Con chó mừng rỡ nhảy sổ vào nhà. Mẹ tôi trở dậy thắp đèn. Tội nghiệp con chó. Cổ nó còn nguyên một vòng xích sắt có khóa, nối với đoạn dây thừng lớn đã bị nó cắn đứt kéo lê theo. Ðầu và bụng nó ướt lút thút, bốn chân và đuôi dính đầy bùn. Nó đói quá, hai bên sườn xẹp lại, sát vào nhau. Cha tôi vội tháo vòng xích, lấy cái khăn rách lau khô lông và lau sạch bùn ở đầu, ở bụng, ở chân và đuôi nó, rồi vào trạn lấy bát cơm còn để phần ông từ hồi chiều hôm trước, trộn với một ít tương cho nó ăn. Lạ lùng thay, con chó đói gần chết, và lại lần đầu tiên được ăn một bát cơm ngon như thế, vậy mà nó ngước mắt nhìn cha tôi, như nghi ngờ và ngần ngại… Một lúc sau, nó mới cúi đầu xuống ăn một cách từ tốn. Cha tôi vuốt ve nó rất lâu, sau đó cho nó vào gầm giường. Ông lên giường nằm và một lúc sau ông đã chìm vào giấc ngủ bình thản và ngon lành.
Sáng hôm sau, mới tinh mơ hai người mua chó hôm trước quay trở lại nhà tôi. Con chó đánh hơi thấy trước nên nó trốn biệt. Cha tôi điều đình và trả lại tiền cho hai người mua chó. Cả nhà tôi đều hiểu rằng, dù có phải chết đói, cha tôi cũng không bao giờ bán con chó cho ai nữa.
Từ hôm đó chúng tôi để tâm chăm lo cho con chó nhiều hơn. Cha tôi, dù cả bữa cơm ông phải ăn khoai là chính (tiêu chuẩn mỗi người chỉ một bát cơm), song ông luôn dành cho con chó một nửa bát. Con chó hình như cũng hiểu được điều này. Nó trở nên nhút nhát hơn, cảnh giác hơn với mọi người. Nhưng với cha tôi, nó cứ luẩn quẩn bên chân ông. Khi ông ra đìa, nó luôn đi theo ông như hình với bóng. Còn những lúc ông đi làm xa, không cho nó đi theo thì nó ra đầu thềm nhà nằm ngóng ra cổng, chờ cho đến khi nào ông về, nó nhảy xổ ra, mừng rối rít rồi theo ông vào nhà!
Khoảng chừng hai năm sau, kinh tế gia đình tôi khá giả hơn trước. Con chó cũng lớn hơn, khỏe ra, mượt mà, rất đẹp. Nó luôn luôn theo sát cha tôi, không rời nửa bước. Vào một buổi trưa cuối mùa hè, cha tôi ra đìa để vớt bèo lục bình về làm phân xanh. Cái đìa này lầy bùn, cỏ và cây dại mọc dày đặc từ hàng trăm năm nay. Dưới gốc rễ cây đan quyện vào nhau như những tấm lưới thép, tạo thành những hang hốc sâu đầy bùn. Ở dưới đó, rất nhiều lươn và cá trê lưu cữu to bằng bắp chân người lớn. Ðôi khi người ta còn bắt được cả rái cá, kỳ đà. Nhưng không một ai có thể tưởng tượng ra dưới cái đìa rậm rạp đó lại có một con trăn hoang to như một cây tre bương, dài cỡ 3 mét, sống lâu năm và chắc nó cũng đã ăn hết cả mấy tạ cá dưới đìa.
Hôm đó cha tôi lội dưới bùn vớt những đám bèo dày đặc vứt lên bờ. Ðến gần gốc một cây vạy, ông nhìn thấy đuôi một con trăn lớn thò ra. Cha tôi quyết định bắt sống hoặc đánh chết con trăn này. Ông chộp lấy đuôi con trăn, đạp hai chân vào gốc vạy, kéo con trăn ra ngoài. Con trăn chống cự. Khi bị lôi ra khỏi hang, nhanh như một tia chớp, con trăn cong người cắn chặt vào bắp chân cha tôi. Ông ngã ra bờ đìa và kêu lên một tiếng sợ hãi. Ngay lúc đó con chó không kịp sủa một tiếng nào, nó nhảy bổ vào, cắn vào cổ con trăn và dính liền hàm răng vào đó, như không bao giờ muốn nhả ra nữa. Con trăn quật mình cuốn chặt lấy thân con chó. Chỉ bằng một cú núc, nó làm con chó gãy đôi xương sống! Mõm con chó vẫn cắn chặt vào cổ con trăn. Hai bên mép nó ứa ra hai dòng máu và ở lỗ hậu môn lòi ra một đống phân nhão! Cha tôi đã ý thức được sự nguy hiểm, ông vớ lấy con dao quắm mang theo để chặt cây, nhằm vào đầu con trăn chém rất mạnh. Con trăn chỉ quằn quại được một lát, nó mềm nhũn ra và bất động. Cha tôi cứ để máu ở chân chảy ròng ròng, ông quay ra cố gỡ mõm con chó ra khỏi cổ con trăn và ôm chặt nó vào lòng. Nhìn thân mình con chó ướt sũng, bê bết bùn, mềm ẹo, mắt nhắm nghiền, cha tôi khóc. Ông nghĩ rằng nó đã chết. Cha tôi mang con chó về nhà, tắm, lau khô và để nó nằm vào một cái nong đặt ở cuối thềm. Ông bảo tôi đi tìm một cái thùng gỗ, đặt con chó vào và mang nó đi chôn. Khi cha tôi nhấc nó lên, định cho nó vào hòm thì đôi mắt nó mở hé ra và chớp. Cha tôi mừng quá, sai tôi đi tìm ông lang Tá về băng, bó nẹp cố định xương sống cho nó. Xong xuôi mọi việc, cha tôi mới thấy đau ở bắp chân. Ông ngồi xuống bậc thềm, để cho ông lang rửa sạch, sát trùng, bôi thuốc và băng bó vết thương.
Buổi chiều, ông bảo mẹ tôi nấu một nồi cháo gạo, rồi đập hai quả trứng gà vào quậy đều. Ðây là một món ăn sang trọng để tẩm bổ mà gia đình tôi rất ít khi được ăn. Ông múc cháo ra tô, chờ nguội và vuốt ve dỗ dành cho con chó ăn. Nó nằm im, đôi mắt ướt nhìn cha tôi, nhưng không ăn một miếng nào. Cả xóm tôi đem con trăn ra làm thịt chia nhau, ai cũng khen con chó quá khôn, nhưng không ai tin rằng nó còn có thể sống thêm được vài ngày nữa. Nhiều người bảo mẹ tôi đem con chó ra mà thịt, kẻo để nó chết uổng phí của trời! Chỉ riêng cha tôi không nghĩ thế. Ông luôn tin rằng con chó sẽ sống cùng ông, và nếu chẳng may nó chết, ông sẽ đem chôn nó như chôn một con người!
Khoảng hai tháng sau, với sự chăm sóc của cha tôi, con chó đã bình phục. Tuy nhiên vì xương sống của nó bị gãy nên hai chân sau hoàn toàn bị liệt. Mỗi lần đi, nó chỉ dùng hai chân trước chống xuống đất và lết trên đầu gối của hai chân sau. Ðiều làm cả nhà tôi ngạc nhiên, từ khi con chó đi được theo kiểu lê lết, nó chỉ gặp khó khăn trong khoảng một tháng đầu. Sau những ngày ấy, nó lết nhanh không kém gì những con chó bình thường.
Từ dạo đó, cha tôi cưng con chó như con. Một suất cơm đạm bạc và ít ỏi của ông, bữa nào cũng được chia làm đôi. Thảng hoặc, ngày nào có một hai miếng thịt, cha tôi cũng dành cho nó một phần. Con chó rất khôn, hình như nó biết tất cả mọi điều đang diễn ra xung quanh. Nó không bao giờ quấy rầy chúng tôi. Nhưng với cha tôi, nó quấn quýt, liếm láp chân tay, không muốn rời ra nửa bước. Ban đêm ông nằm ngủ, nó nằm dưới chân giường. Hình như chỉ như thế thì cả chó và người mới thấy yên tâm!.
Cuộc sống như vậy trôi đi. Cả nhà tôi luôn biết ơn con chó và gần như ngày nào cũng nhắc đến chuyện con trăn! Cho đến tháng hai năm 1959, nhà tôi có đại tang. Cha tôi bị một cơn bạo bệnh rồi qua đời! Tôi còn nhớ như in, hôm đưa ma cha tôi, trời mưa tầm tã, rét lắm, nhưng người đi đưa rất đông. Anh chị em, chú bác, cô dì, dòng họ ai cũng khóc như mưa. Không mấy ai để ý trong dòng người đông đúc đó, con chó liệt cũng có mặt. Nó ướt lút thút như chuột lột, rét run lẩy bẩy, cố lết trên đôi chân liệt, len lỏi giữa dòng người than khóc sướt mướt trong đám tang. Không ai hình dung ra được con chó liệt đó có thể đi theo đám tang ra tận nghĩa địa, nơi chôn cất cha tôi, và sau đó bằng cách nào nó lại tự lê lết về nhà? Chỉ đến khi trời tối mịt, thắp đèn lên, mới tìm thấy nó nằm sâu trong gầm giường, bộ lông hãy còn ẩm ướt và đôi mắt buồn rầu khó tả, cứ nhìn đi đâu đó, như hướng về một cõi nào mơ hồ nhưng ở đâu xa lắm…
Sáng hôm sau, cúng cơm cho cha tôi xong, chúng tôi gọi chó ra cho nó ăn. Không còn thấy nó nằm trong gầm giường nữa. Nó đã lết ra đầu thềm tự khi nào, nằm quay đầu ra cổng ngóng chờ xem một ngày nào đó liệu cha tôi có trở về? Tôi bế nó vào nhà, vỗ về và dỗ dành cho nó ăn, nhưng tuyệt nhiên nó không đụng vào bất cứ thứ gì. Tôi đem mấy miếng thịt heo luộc, những thứ mà ngày thường nó vô cùng thích ăn. Nó quay đầu ra chỗ khác. Tôi đặt nó trở lại gầm giường. Nó không chịu nằm yên, lại lết ra đầu thềm, nằm ngóng ra cổng, kiên trì chờ đợi và im lặng như một mô đất.
Sau hơn một tuần lễ con chó nhịn ăn như thế, nó gầy rạc đi. Cả nhà bận cúng tuần cho cha tôi, nhưng ngày nào tôi cũng để tâm và dỗ dành, hy vọng nó ăn lấy một chút. Nhưng nó không màng.
Rồi một buổi sáng tinh mơ, trời còn đầy sương và se se lạnh, chúng tôi ra nghĩa trang thắp nhang và đặt tấm bia đá trên mộ cha tôi. Tất cả mọi người đều kinh ngạc đến mức không còn tin ở mắt mình: Con chó liệt đã nằm chết trên mộ cha tôi tự bao giờ, hai chân trước chồm lên ôm lấy ngôi mộ, hai chân sau bại liệt như đang quỳ, cơ thể nó đã cứng đơ, đôi mắt nhắm nghiền, thanh thản, nhưng dường như còn hơi ươn ướt…
Chúng tôi trở về nhà đóng một cái hòm gỗ, khâm liệm con chó tử tế và chôn nó dưới chân mộ cha tôi… Tôi cắm mấy nén nhang lên ngôi mộ nhỏ bé này, lòng miên man nghĩ ngợi: Không biết giờ này linh hồn cha tôi đang phiêu diêu bên trời Tây cực lạc, Người có biết con chó đầy ân tình và tội nghiệp của Người đã mãi mãi đi theo Người…
Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Chuyện Cảm Động Về Chú Chó Hachiko Trung Thành trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!