Bạn đang xem bài viết Canxi Cho Chó: Quan Trọng Nhưng Chủ Nuôi Hay Bỏ Qua được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bạn quan tâm những nội dung khác:1. Canxi giúp chó tránh bị cường cận giáp thứ phát dinh dưỡng
Thông thường, các bạn sẽ nghĩ chỉ cần dựa vào kết quả xét nghiệm máu khi kiểm tra định kỳ tại bệnh viện thú y sẽ cho biết liệu thú cưng nhà mình có đủ lượng canxi cần thiết hay không. Nếu nồng độ canxi trong máu bình thường, nghĩa là chó của bạn phải được cung cấp đủ lượng canxi cho chó trong chế độ ăn uống của chúng. Tuy nhiên, suy nghĩ này không hoàn toàn chính xác.
Cách chó kiểm soát lượng canxi trong cơ thể
Đối với cả chó và người, cơ thể phải đảm bảo mức canxi trong máu luôn trong một phạm vi cụ thể để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (chẳng hạn như mất kiểm soát cơ bắp, triệu chứng co giật và thậm chí tử vong). Chó trưởng thành có khả năng kiểm soát mức canxi trong máu của chúng bằng cách hấp thụ tỷ lệ canxi trong khẩu phần ăn nhiều hơn hoặc ít hơn, tùy thuộc vào lượng thức ăn. Tuy nhiên, điều này có thể bị ảnh hưởng bởi lượng vitamin D có trong chế độ ăn (vì vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi). Lưu ý rằng chó con không có khả năng kiểm soát sự hấp thụ canxi của chúng trước tuổi dậy thì. Do đó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chó con nếu chế độ ăn có quá nhiều/quá ít canxi và vitamin D.
Chó (và con người) cũng kiểm soát lượng canxi trong máu bằng cách lưu trữ canxi trong xương. Nếu chó không nhận đủ canxi trong chế độ ăn, chúng sẽ lấy canxi dự trữ trong xương để chuyển hóa lại vào trong máu. Khi chó trưởng thành được cung cấp quá ít canxi trong một khoảng thời gian dài (từ vài tháng trở lên), chúng sẽ có nguy cơ mắc một căn bệnh gọi là cường cận giáp thứ phát dinh dưỡng. Trong tình huống này, cơ thể chó sản xuất hormon tuyến cận giáp quá nhiều để rút canxi cần thiết từ xương nhằm cân bằng canxi trong máu. Hormon tuyến cận giáp tiết ra quá nhiều dẫn đến dư thừa là nguyên nhân gây ra bệnh này, đồng thời làm nồng độ phốt pho trong máu tăng cao.
Bệnh cường cận giáp thứ phát dinh dưỡng
Khi cơ thể chó sản xuất quá nhiều hormon tuyến cận giáp, nó sẽ gây ra sự khử khoáng của xương. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương, xương bị sưng, cứng hoặc đi khập khiễng, chó không muốn di chuyển và thậm chí là gãy xương tự phát. Chó trưởng thành có thể bị biến dạng cột sống, răng lung lay hoặc có dấu hiệu của bệnh thần kinh. Chó con có nhiều nguy cơ phát triển dị tật ở chân và khớp khiến chúng không thể đi lại bình thường. Nếu tình trạng này không được khắc phục nhanh chóng có thể dẫn đến rối loạn chỉnh hình lâu dài.
2. Cách bổ sung canxi cho chó hiệu quả
Đầu tiên, bạn có thể chế biến khẩu phần ăn cho chó để tăng hàm lượng canxi hấp thụ hàng ngày như cua đồng, tôm, cá, vỏ trứng, các loại xương. Hoặc bổ sung vào khẩu phần ăn của chó các loại xương động vật, xương gặm dinh dưỡn g có chứa canxi một cách đều đặn.
Hàm lượng canxi cho chó được bổ sung có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau, bao gồm trọng lượng cơ thể của chó, tỷ lệ chất khô của thức ăn và lượng calo mà chó cần. Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ ( NRC) đã ban hành hướng dẫn dinh dưỡng cập nhật cho chó vào năm 2006. Họ khuyên nên cho chó trưởng thành ăn ít nhất 1 mg canxi trên mỗi calo, tương đương với 1 gram trên 1.000 calo (Mcal). Theo các hướng dẫn dinh dưỡng được công bố bởi Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Mỹ (AAFCO ) được sửa đổi vào năm 2016 để phản ánh các khuyến nghị mới nhất của NRC, đã tăng mức này lên 1,25 mg canxi/calo (1,25 gram / Mcal)
Lượng độ ẩm (nước) trong thực phẩm có thể thay đổi từ khoảng 10% hoặc ít hơn trong các loại thức ăn khô cho chó (hạt khô, hạt sấy, thức ăn đông khô) đến 80% trở lên trong thức ăn ướt (thức ăn đóng hộp, đồ tươi, đồ đông lạnh, thức ăn sống, nấu chín). Bạn phải chuyển đổi trọng lượng thức ăn thành tỷ lệ chất khô (viết tắt là DM) để xác định đúng liều lượng canxi cho chó cần bổ sung dựa trên lượng thức ăn được cho ăn. Tỷ lệ phần trăm chất khô không thay đổi nhiều khi bạn chuyển đổi từ thức ăn khô, nhưng thường cao gấp ba đến năm lần khi chuyển đổi từ thức ăn ướt. Trên cơ sở vật chất khô, cần cung cấp 4 đến 5 gram canxi cho mỗi kg thực phẩm trên cơ sở vật chất khô, hoặc từ 0,4 đến 0,5% DM.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng canxi cho chó chính là phốt pho. Người nuôi cần đảm bảo lượng canxi trong khẩu phần ăn của chó ít nhất phải bằng lượng phốt pho, hoặc gấp đôi so với những con chó khỏe mạnh (hoặc gấp ba lần so với những con chó mắc bệnh thận). Lượng phốt pho đạt tiêu chuẩn trong khẩu phần ăn của chó là từ 0,5 đến 1,25 mg phốt pho mỗi calo. Vì vậy cung cấp khoảng 1,25 mg canxi mỗi calo sẽ là lượng canxi thích hợp cho thú cưng nhà bạn.
Tóm lại, canxi là yếu tố vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của chó. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng như cường cận giáp thứ phát, đau nhức xương, ảnh hưởng khả năng đi lại của chó,… Vì vậy, chủ nuôi cần có chế độ bổ sung canxi cho chó đúng cách và đủ liều lượng để thú cưng nhà mình có cơ thể khỏe mạnh nhất.
Nếu Bạn Đang Nuôi Chó, Mèo: Không Được Bỏ Qua Báo Động Nghiêm Trọng Này!
Cẩn trọng mắc bệnh giun đũa từ trào lưu thú cưng lên ngôi trong đời sống của người Việt Nam
Hiện nay, nhiều gia đình và các bạn trẻ có xu hướng nuôi thú cưng như chó, mèo trong nhà. Đây là những loài vật rất gần gũi với con người, đem lại niềm vui cho cả gia đình bạn, trong đó trẻ nhỏ rất thích thú khi được chơi cùng chúng.
Theo thông tin từ Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương, thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng giun đũa chó mèo. Hầu hết các bệnh nhân đều đã qua khám xét nhiều nơi vì bệnh không có triệu chứng điển hình, có thể là đau bụng, ngứa hoặc mệt mỏi.
Trong trường hợp này, bạn nên đem thú cưng nhà mình đi gặp bác sĩ thú y để xác định chính xác và xử lý kịp thời. Nếu không, bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm ấu trùng giun đũa từ chó mèo mà không hay biết, đến khi đi khám thì đã quá muộn.
Nguy hiểm tột cùng khi lây nhiễm giun đũa từ việc nuôi chó mèo
Trường hợp bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh giun đũa chó mèo được Wilder phát hiện vào năm 1950. Theo BS Nguyễn Tiến Lâm (Trưởng khoa virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), giun đũa chó mèo có tên khoa học là Toxocara spp, ký sinh trong ruột non của chó mèo, giun đũa có tên là Toxocara canis là giun đũa ở chó, Toxocara cati là giun đũa ở mèo. Mỗi ngày giun đẻ khoảng 200.000 trứng, trứng giun theo phân ra ngoài và có thể sống bên ngoài nhiều tháng.
Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, người lớn có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở dạng suyễn, giảm thị lực một bên, ngoài ra có thể bị lên cơn co giật, động kinh do ấu trùng xâm nhiễm vào não, tủy sống… Trẻ em bị nhiễm ấu trùng có triệu chứng sốt nhẹ, ăn ít, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau cơ và khớp, khó thở, da nổi mề đay hoặc mẩn đỏ, ho khạc ra đờm có bạch cầu ái toan.
Chuyên gia khẳng định, ấu trùng giun đũa từ chó mèo lây nhiễm cho con người chủ yếu qua đường tiêu hóa, số ít có thể qua da. Mặc dù việc nuôi chó mèo có thể khiến bạn gặp nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn mắc bệnh giun sán. Ngoài những vật lây như chó mèo, bạn có thể bị giun sán do ăn thịt lợn tái, sống, ăn uống thực phẩm chứa ấu trùng này, không tẩy giun theo định kỳ…
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Cắt Tai Cho Chó
Khi nào cần cắt tai cho chó?
Ngày nay việc cắt tai chó được xem là cách thức tạo nên sự khác biệt cho chú chó ấy. Nhất là đối với các dòng như Pitbull. Những người chơi giống chó này thường sẽ thực hiện việc này như một nghi thức đánh dấu cho sự trưởng thành của chú chó ấy giúp chú chó trở nên khác biệt hơn, dáng người dũng mãnh, và độc đáo hơn…
Bên cạnh đó việc cắt tai trên dòng Pitbull này còn được các bác sĩ thú y khuyến khích vì mang đến nhiều lợi ích về sức khoẻ như sau:
Cải thiện lượng không khí tràn vào tai.
Giảm các nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh cho chó.
Giúp chú chó của bạn có thể phòng ngừa được những bệnh về tai tốt hơn.
Cảnh báo khi cắt tai cho chó
Lưu ý cách chăm sóc thú cưng sau khi cắt tai
Để việc cắt tai cho chó được dễ dàng hơn, thời cắt tai tốt nhất chính là lúc cho nằm trong khoảng dưới 4 tháng tuổi. Lúc này các tế bào còn đang trong quá trình phát triển, sức đề kháng của chó cũng gần hoàn thiện. Các vết thương sẽ dễ dàng được chữa lành hơn. Hạn chế khả năng bị nhiễm trùng tai một cách tốt hơn.
Sử dụng dung dịch vệ sinh tai hằng ngày để khu vực tai chó vừa mới cắt được sát khuẩn và khô thoáng hơn… Cho chú chó của bạn dùng kèm theo thuốc kháng sinh của bác sĩ thú y nhằm kháng viêm và kháng khuẩn.
Lưu ý sau một thời gian nếu tai chó không có dấu hiệu khô, lành,.. Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được xử lý và chữa trị vết thương kịp thời. Nếu không tình trạng sẽ càng ngày nặng hơn và có khả năng không chữa trị được.
Các kiểu dáng cắt tai thường được sử dụng phổ biến
Show crop
Show crop là dáng tai phổ biến được sử dụng cho các dòng như Pitbull và American Bully, dáng tai này phô diễn nhiều lần dáng vẻ của những chú chó. Tăng cao tinh thần cảnh giác, thể hiện dáng vẻ tập trung mạnh mẽ nhất.
Battle crop
Dáng tai này rất ngầu thường được dùng cho Pitbull. Tuy nhiên đây là kiểu dáng khó cắt và có nguy cơ gây nhiễm trùng rất cao. Cần cân nhắc kỹ khi cho chó của bạn đi cắt kiểu dáng này.
Short crop
Đây là dáng tai có sự kết hợp giữa Show crop và Battle crop. Dáng cắt tai này cắt và vô cùng an toàn nên được khuyến khích sử dụng nhiều hơn là Battle crop.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM. Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM. Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: 0978899004 Email: vovietlinh@gmail.com
Thủy Phạm
Muốn Nuôi Chó Husky, Bạn Cần Lưu Ý Những Điểm Đặc Biệt Quan Trọng Này.
Husky là giống chó có dư năng lượng, chính vì thế mà chủ nuôi chúng phải bỏ ra ít nhất 60 phút/ ngày để dắt chúng đi dạo, chạy bộ để làm tiêu hao bớt năng lượng của chúng. Nếu không được tập thể dục hay chạy bộ, chúng có thể trở nên cáu gắt, buồn bã, hoặc sẽ bắt đầu có những biểu hiện bất thường như cắn xé đồ đạc, đào bới đất trong vườn (nếu nhà bạn nào có vườn tược), hoặc tự hủy hoại bản thân (như tự gặm chân đến chảy máu, tự cắn đến cụt đuôi…)
2. Bạn là người bận rộn: Như đã nói ở trên, Husky yêu cầu rất nhiều thời gian từ chủ nuôi, chính vì thế nếu bạn là người bận rộn, chỉ có đủ thời gian cho chúng ăn, vuốt ve chúng, thì đừng nên nuôi husky.
3. Nhà bạn rất nhỏ: Husky không phải là loài chó nên nuôi trong nhà chật hẹp, nhất là nếu bạn ở trong nhà tập thể thì đừng nên nuôi Husky. Đơn giản vì chúng là loài chó rất to lớn, chúng cũng cần có không gian để đi lại, như con người vậy.
4. Tiềm lực tài chính: Nuôi Husky cũng như nuôi bất cứ loài chó nào khác, bạn có thể cho chúng ăn thức ăn của chó, và cũng nên thỉnh thoảng cho chúng ăn thịt bò tươi. Về mùa hè, bạn cần bật điều hòa cho chúng, nên nhớ, Việt Nam là xứ nóng, trong khi Husky là chó xứ lạnh nên đôi khi chúng sẽ bị sốc nhiệt. Bạn cũng phải bỏ ra một khoảng chi phí kha khá để dắt chúng đi bác sĩ thú y khám định kỳ, tiêm ngừa và trị bệnh…
1. Tính tình chúng hiền lành, hòa hợp tốt với mọi người, thú cưng khác và đặc biệt là chúng rất thích trẻ con.
2. Chúng rất thích được đồng hành cùng chủ nuôi.
3. Nhìn mặt ngáo thế thôi nhưng chúng vô cùng thông minh.
4. Chúng rất ít khi nổi cáu hay giận dỗi dù cho bạn có làm gì.
5. Bọn chúng là loài chó khá sạch sẽ. Đã có rất nhiều tư liệu báo cáo rằng những người bị dị ứng với lông chó hoặc mùi của chó có thể nuôi loài chó này.
6. Bọn chúng không phải là loài chó ồn ào. Chúng ít khi sủa ầm ĩ như các loài chó khác, mặc dù thỉnh thoảng cũng sủa – hú như tổ tiên sói của chúng.
7. Bạn có thể dễ dàng đoán biết được tâm trạng qua biểu cảm trên gương mặt của chúng.
8. Bọn chúng không hề kén ăn, mặc dù cũng có “thực đơn” nhất định nếu bạn muốn có một chú chó mạnh mẽ, khỏe mạnh.
9. Bọn chúng rất ít khi cáu bẳn hay tấn công các loài chó, hay mèo khác. Nhưng nếu chó hay mèo khác tấn công trước, chúng sẽ tự vệ lại.
1. Chúng rất thích chạy, vì thế nên việc dắt chúng đi dạo nhiều khi trở nên rất khó khăn. Chúng cũng rất thích nhảy qua những vật cao, chướng ngại vật.
2. Chúng rất thông minh, vì thế mà nếu chúng nghĩ, hoặc thấy là bạn KHÔNG THÔNG MINH bằng chúng, chúng sẽ KHÔNG BAO GIỜ nghe lời bạn, đừng cười, đấy là sự thật!
3. BỌN CHÚNG RẤT TỰ LẬP: vì thế việc huấn luyện chúng có phần khó hơn huấn luyện các loài chó khác, chúng cũng quá thông minh, vì thế mà khi huấn luyện, chúng nghe và hiểu bạn muốn gì, nhưng nếu chúng thấy không cần thiết, hoặc chúng thấy hiệu lệnh của bạn chẳng để làm gì, chúng sẽ KHÔNG NGHE LỜI BẠN.
4. Bọn chúng cần có bạn đồng hành: Chúng luôn muốn có bạn – chủ của chúng ở bên cạnh. Nếu bạn không đáp ứng được điều này, bạn nên nuôi thêm một chú chó khác. Nếu không, chúng rất dễ trở nên buồn bã, và có những biểu hiện bất thường.
5. Nên nhớ chúng rất gần với chó sói, vì thế chúng rất thích săn đuổi các loài nhỏ hơn, nếu bạn không quan tâm đến chúng đầy đủ, việc chó hay mèo hàng xóm đột nhiên biến mất với những vệt máu thì thủ phạm có thể là chú Husky nhà bạn đấy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Canxi Cho Chó: Quan Trọng Nhưng Chủ Nuôi Hay Bỏ Qua trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!