Bạn đang xem bài viết Cảnh Giác Trước Nguy Cơ Nhiễm Bệnh Từ Ve Chó được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sau khi đoạn video về bé gái Evelyn ở bang Oregon (Mỹ) bị ve chó cắn dẫn đến tê liệt đôi chân được lan truyền trên các phương tiện truyền thông, giới chuyên gia cảnh báo loài ký sinh này có thể sinh sôi mạnh vào mùa hè, khi tiết trời nóng ẩm. Nguy hiểm hơn, loài vật chuyên sống bằng việc hút máu các loài gặm nhấm, bò sát, chim và động vật có vú còn có thể lây truyền nhiều mầm bệnh khi cắn người.Theo nhà nghiên cứu Gutarz Molaei tại Trạm thí nghiệm Nông nghiệp Connecticut (Mỹ), ve hay rận chó thuộc lớp động vật hình nhện. Vòng đời của chúng bắt đầu từ trứng, phát triển thành ấu trùng, nhộng và cuối cùng là con trưởng thành. Chúng thường ẩn nấp trong bụi rậm, góc sân, khe cửa, góc nhà, nơi mà chuột, bọ hoặc chó, mèo hay lui tới. Khi bám được vào cơ thể con vật, chúng rúc đầu dưới da và hút máu vật chủ để sống.
Không chỉ gây hại trên động vật, ve hay rận còn lan truyền vi-rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng khi cắn người. Theo chuyên gia Molaei, ve chó, bọ chét và bọ chét chân đen là 3 loại nguy hiểm có thể là vật trung gian lây truyền đến 15 bệnh. Trong đó, bọ chét chân đen lây lan ít nhất 5 căn bệnh nghiêm trọng gồm nhiễm trùng do ký sinh trùng đường máu Babesiosis, Anaplasmosis, xoắn khuẩn Borrelia miyamotoi, bệnh Lyme do xoắn khuẩn Borrelia burgdorfer và viêm não vi-rút Powassan (PE). Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết bệnh Lyme là trường hợp phổ biến nhất với gần 30.000 ca ghi nhận mỗi năm ở nước này. Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi và phát ban đỏ. Nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng có thể lan đến khớp, tim và hệ thần kinh. Mùa cao điểm bùng phát dịch bệnh thường rơi vào tháng 6, 7 và 8.
Dấu hiệu và triệu chứng bị ve chó cắn
Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Sunil Sood, ve chó có thể cắn ở bất cứ chỗ nào nhưng chúng thường thích trú ngụ ở những khu vực ấm và ẩm như bẹn, nách và da đầu.
Vết ve cắn không gây đau, không có biểu hiện nghiêm trọng hay triệu chứng ban đầu. Tuy nhiên, vết cắn có thể sưng hoặc gây ngứa sau 2-3 ngày. Một số trường hợp bị sốt, đau đầu, phát ban cần đến bác sĩ ngay để điều trị kịp thời. Theo CDC, khoảng 15% ca bị nhiễm xoắn khuẩn Borrelia miyamotoi và viêm não vi-rút PE xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng không thể qua khỏi. Trong số những người sống sót, có ít nhất 50% bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Làm gì khi bị ve cắn
Theo khuyến cáo của CDC, cách nhanh chóng và đơn giản để gỡ loài ký sinh này là dùng nhíp để kéo chúng ra khỏi da nhưng lưu ý gỡ từ từ và không được giật mạnh. Tiếp đến cần làm sạch toàn bộ vùng bị cắn bằng cồn và rửa lại bằng xà phòng diệt khuẩn. Tránh dùng tay bóp chết con ve vì nó có thể lây lan mầm bệnh. Trường hợp bị ve cắn có thể không cần đến bác sĩ ngay, trừ khi xuất hiện tình trạng sốt, phát ban hoặc cả hai.
Cách diệt trừ ve, bọ trong nhà
Đối với vật nuôi, nên thường xuyên tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chúng. Để ngăn ngừa ve rận đeo bám lên người, mọi người có thể sử dụng kem chống côn trùng cắn đốt trên những vùng da không được quần áo che chắn hoặc xịt thuốc có thành phần permethrin lên quần áo. Ngoài ra, mọi người cũng đặc biệt chú ý làm sạch tóc và da đầu sau khi làm việc ngoài vườn hoặc khu vực cây cối rậm rạp.
ĐƯỜNG THẤT (Theo CNN)
Nhiễm Bọ Ve Ở Rắn Cảnh
Bọ ve ở rắn là những sinh vật nhỏ, hút máu gây hại cho rắn. Bên cạnh việc gây thích ứng, một con bọ ve xâm nhập vào rắn có thể gây và thậm chí thiếu máu. Đó là lý do tại sao nó quan trọng đến mức bạn phải lập tức xử lý ngay bất cứ con bọ nào xâm nhập.
rắn bị bọ ve
Biểu hiện cho thấy rắn của bạn bị bọ ve
Bọ ve ở rắn thậm chí có thể truyền bệnh. Tệ nhất là gây ra các bệnh thể vùi (IBD), gây tử vong cao.
Triệu chứng cơ bản
Để xác định xem con rắn của bạn có bị bọ ve hay không. Hãy xem các triệu chứng sau:
Bọ ve làm bật nhiều vảy lớn dọc theo lưng của rắn. Loài này thường hay chui xuống một cái vảy bất kỳ để lấy da của rắn. Như vậy chúng sẽ làm xuất hiện những vết sưng nhỏ dọc lưng rắn. Nếu con bọ đủ lớn hoặc nó đang ăn no thì, bạn có thể sẽ thấy chúng lộ ra. Chiếc vảy sẽ có một hõm nhỏ.
Nếu như rắn tắm nhiều hơn bình thường thì đây là điều đáng chú ý. Đây là phản ứng tự nhiên của rắn để chống lại sự xâm nhập của bọ ve hay bất cứ loài ký sinh phá hoại nào khác. Tổ tiên của loài rắn đã học được cách thức này từ hơn triệu năm trước. Rắn thở lâu hơn bọ ve, cho nên điều này sẽ giết không ít con bọ.
Con rắn của bạn có thể sẽ hay cọ mũi nó vào mặt kính hoặc nhựa nào đó có trong chuồng nuôi. Bọ ve và ve bò sát sẽ thường quấy phá ở quanh khu vực mắt. Con rắn cọ mũi vào bất cứ gì cũng bởi vì nó thấy kích ứng và ngứa.
Đôi khi bạn sẽ nhận thấy những giọt máu nhỏ và khô trên vảy hoặc da rắn. Đó là bởi những con bọ ve hút máu rắn nhưng để vương một ít lại.
Thiếu máu là triệu chứng căn bản của rắn khi bị bọ ve tấn công. Mặc dù đó không phải là điều bạn dễ nhận thấy. Thiếu máu chính là do nồng độ Sắt trong máu thấp bất thường. Nó có thể gây những biến chứng nghiêm trọng hơn. Điều này xảy ra khi bọ ve rút hết một lượng máu nhất định trong cơ thể rắn đủ để làm suy yếu mức độ của Sắt.
Một số triệu chứng khác
Bên cạnh những triệu chứng cơ bản trên, bọ ve tấn công rắn có thể gây ra nhiều triệu chứng phổ biến khác. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy rắn đã bị bệnh bằng cách này hay cách khác không nhất thiết là do bọ ve. Nhưng kết hợp với các triệu chứng chính nêu trên để xác định. Các triệu chứng khác bao gồm:
Con rắn của bạn sẽ có một khoảng thời gian rất khó khăn. Chúng sẽ bị mất nước do bọ ve phá hoại cơ thể.
Con rắn của bạn có thể sẽ mất cảm giác thèm ăn, thậm chí từ chối thức ăn hoàn toàn.
Chúng từ chối ăn, đồng nghĩa là chúng sẽ sụt cân.
Con rắn sẽ cục cằn hơn so với bình thường.
Để xác định được những con bọ ve, hãy cho tất cả số rắn có trong chuồng ra một lúc. Kiểm tra cơ thể và đầu của chúng. Đặc biệt là tìm kiếm ở những chiếc vảy bị bật lên và những con bọ ve xung quanh mắt chúng. Bạn có thể sẽ nhận ra chúng dễ dàng.
Bọ ve ở rắn trông thế nào?
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy ngay nếu có bọ ve. Chúng to hơn so với con ve bò sát và có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường Chúng có nhiều màu sắc khác nhau thay đổi từ xám đến đỏ, với nhiều loại bọ ve khác nhau. Chúng cũng có nhiều kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào việc chúng hút máu no hay không. Nhưng dù là ở kích thước nhỏ nhất thì chúng cũng có thể nhận thấy bằng mắt được.
bọ ve
Trớ trêu thay, chúng lại trông giống như một chiếc vảy rắn. Nếu bạn nhận thấy bất cứ thứ gì trông như vảy rắn mà nổi trên da. Hãy thử lấy ra khỏi da, nó có thể là một con bọ ve. Bạn có thể nhận biết bằng cách di di xung quanh con bọ khi bạn chạm vào. Nhưng điều này không tốt lắm vì có thể sẽ rụng chân răng của bọ ve xuống da.
Khi bọ ve không ăn no, chúng trông như một con nhện nhỏ với cơ thể phẳng. Chúng có chân dài và và thân hình tròn oval nhỏ. Khi chúng ăn no, chúng sẽ dài hơn, trông bề mặt nhẵn và mỏng hơn.
Chúng thường thay đổi màu sắc trở nên đỏ hơn khi chúng no máu. Bạn có thể tìm thấy chúng ở bất kỳ đâu trên cơ thể rắn. Tuy nhiên, chúng hay tập hợp ở đầu và quanh mắt nhiều nhất. Một con rắn có bọ ve ở khắp đầu thì có thể là đã bị nhiễm trùng giai đoạn cuối. Khi đó những con rắn đã nhóm lại thành một mảng.
Tại sao rắn bị bọ ve?
Rắn bị nhiễm bọ ve thường là do tiếp xúc với những con rắn khác bị nhiễm bệnh. Ví dụ như bạn nuôi hai con rắn với nhau. Một con nuôi nhốt khỏe mạnh và một con bắt hoang dã. Thật không may là con rắn hoang dã này có khả năng đã nhiễm bệnh. Sự nhiễm bệnh này sẽ nhanh chóng truyền ra con còn lại.
Điều này cũng xảy ra trong trường hợp bạn không cẩn thận khi xử lý vết thương hay vệ sinh cho rắn. Nếu bạn vệ sinh cho một con rắn nhiễm bệnh (có thể là của người khác). Sau đó bạn quên không rửa tay trước và liền vệ sinh cho con của bạn. Như vậy bọ ve cũng truyền nhiễm sang, vì chúng có thể bám trên quần áo.
Cuối cùng, nguyên do còn lại chính là do bọ ve từ môi trường sống. Cả bọ ve và ve bò sát đều không đẻ trứng trên vật chủ chúng ký sinh. Chúng thường sinh sản trong đất nền, hoặc nơi nào đó xung quanh chuồng.
Nếu bạn mua một chiếc chuồng đã qua sử dụng. Thì có thể sẽ có bọ ve trú ngụ sẵn ở đó. Hoặc nếu bạn nuôi một con rắn đã bị nhiễm bọ ve trước đó, rồi lại nuôi con mới ở chuồng này. Thì điều tương tự cũng sẽ xảy ra với con rắn mới dù nó không sống chung với con cũ đi chăng nữa.
Bọ ve gây hại gì đến rắn?
Bọ ve gây ra tất cả các loại bệnh tiêu cực ảnh hưởng đến con rắn của bạn. Nếu con bọ ve gây hại, con rắn bạn nuôi có thể bị:
Nấm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Khi các con bọ ve đã được ăn no, chúng rời đi và để lại những vết thương trên da rắn. Những vết thương đó có nguy cơ nhiễm trùng. Nếu như sự nhiễm khuẩn từ đó lan vào trong máu, rắn có thể sẽ bị nhiễm trùng máu.
Ngoài ra, ve có thể để lại những vết loét và gây Áp-xe. Nguyên nhân của những việc này là do hệ thống miễn dịch của rắn cố gắng chống lại sự lây nhiễm. Các con bọ ve thường gây nhiễm trùng máu, và gây những cơn đau rõ rệt cho vật nuôi.
Theo tạp chí nghiên cứu từ đại học Florida, bọ ve có thể khiến hemogregarine tấn công một con Trăn Siết Mồi. Đây là những ký sinh trùng ăn vào tế bào tế bào hồng cầu. Ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của rắn.
Bọ ve có thể truyền bệnh, bao gồm cả bệnh thể vùi (IBD). Đây là một loại nhiễm trùng gây tử vong lên đến 100%. Có thể gây ảnh hưởng mạnh đến họ Trăn Nam Mỹ.
Do chúng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu. Nên điều quan trọng là bạn có thể phát hiện sớm và điều trị lập tức.
rắn bị bọ ve
Diệt bọ ve ở rắn
Loại bỏ bọ ve khỏi cơ thể rắn rất dễ dàng. Bạn có thể “xóa sổ” chúng bằng cách thủ công nhất là gắp ra. Miễn sao bạn phải thật cẩn thận. Hãy sử dụng nhíp hoặc những đồ gắp tương tự chứ đừng dùng tay. Kẹp con bọ ve nhẹ tay ở hai bên đầu rắn, chú ý gắp càng sát dưới da càng tốt.
Ban đầu, có thể bạn sẽ thất bại khi bạn gắp nhẹ. Nhưng đừng kéo chúng ra mạnh, vì như vậy sẽ làm đứt chân răng. Những mảng chân răng đó sẽ bám lại trên da rắn.
Sau khi kéo chúng ra, có thể lau hoặc thấm một chút rượu vào khu vực đó. Điều này hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Bạn cũng có thể ném bọ ve vào một cốc chứa rượu nhỏ để diệt chúng. Quan trọng bạn là đừng quên rửa tay khi hoàn thành xong vì bọ ve mang mầm bệnh.
bọ ve
Điều trị bọ ve ở rắn
Một điều vô cùng đáng tiếc là các biện pháp khắc phục tại nhà không có hiệu quả như thuốc xịt. Có thể bôi sáp hoặc dầu vào làm cho những con bị ve bị “ngạt thở”, nhưng điều này không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Tắm cũng có thể hỗ trợ phần nào, nhưng khó mà có thể diệt tất cả các con bọ ve.
Khuyến nghị một loại thuốc xịt được EPA (Cục bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ) tán thành. Nó gọi là Provent-a-Mite, lựa chọn tốt nhất dành cho rắn của bạn. Có thể điều trị bất kỳ con bọ ve hay sự tấn công của ký sinh nào khác. Sản phẩm này được chế tạo đặc biệt để diệt bọ và ve, Nhưng an toàn cho rắn nói riêng và bò sát nói chung.
Thuốc xịt sử dụng một nhóm hóa chất để chế thành. Nhưng tiêu biểu phải kể đến thành phần pyrethrin có tác dụng diệt bọ ve. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài từ 1 tháng đến nửa năm. Có thể ngăn chặn hoàn toàn sự tái nhiễm bệnh. Thậm chí hạn sử dụng của thuốc có thể lên đến 7 năm. Điều nó có nghĩa là bạn hoàn toàn sử dụng được. Cho nên với giá gốc trên Amazon chưa tính vận chuyển là khoảng 500 nghìn VNĐ không phải con số đáng kể.
Tuy nhiên, lưu ý với người nuôi là không nên sử dụng những loại thuốc diệt bọ ve chưa được kiểm chứng. Có rất nhiều loại thuốc điều trị bọ ve có chứa pyrethrins. Nó có thể sử dụng trên chó mèo nhưng không chắc đã sử dụng được cho rắn.
Một số hóa chất trong họ pyrethrins có thể cực kỳ độc hại với rắn và các động vật máu lạnh khác. Đây là báo cáo từ Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu. Trên thực tế thì ban đầu những loại chất này được chế tạo để tiêu diệt những loài rắn gây hại ở Đông Nam Á.
Ngăn ngừa bọ ve ở rắn
Phòng bệnh hiển nhiên bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Nếu bạn sở hữu một con rắn vui vẻ và khỏe mạnh. Vậy thì nếu không bao giờ cho nó ra ngoài trời thì nó sẽ không bị nhiễm bọ ve, trừ khi lỗi do bạn. Vì vậy hãy thực hiện một số quy trình để đảm bảo ngăn ngừa ve ở rắn.
Thực hiện làm sạch chuồng bò sát thường xuyên
Nếu bạn vừa mới điều trị một đợt nhiễm bọ ve ở rắn. Hãy đảm bảo rằng bạn cũng đã thực hiện làm sạch chuồng. Bọ ve giao phối trên cơ thể vật chủ, nhưng sau đó lại rời đi nơi khác để đẻ trứng. Do đó chuồng rắn là nơi chúng đẻ trứng.
Hãy loại bỏ tất cả đất nền đi rồi vệ sinh bể và thay mới. Lấy mọi thứ ra khỏi chuồng rắn để phun thuốc, Đảm bảo xịt mọi phụ kiện trang trí nào trong chuồng (ví dụ như hộp ẩn). Và phun từng cm của bề mặt chuồng.
Bất cứ khi nào bạn vệ sinh cho con rắn, đều đừng quên rửa tay ngay sau đó. Thậm chí cả tay áo cũng phải xắn cao lên. Nhất là khi có một con bọ hoặc con ve bò lên tay của bạn. Điều này có thể không xảy ra với bọ ve, nhưng có thể xảy ra với ve bò sát. Vì vậy cứ xắn tay lên cho đảm bảo.
Tắm cho rắn
Cũng cần tắm cho rắn thường xuyên. Không nhất thiết thấy rắn bẩn mới rửa ráy. Mà điều đó giúp kiểm soát sự xâm nhập của các con bọ ve con. Hơn nữa cũng kiến bọ rụng rời ra, vậy thì không có lý do gì mà không thực hiện.
Như đã nói, bạn có thể dụng sáp ẩm hoặc dầu cho bò sát để diệt bọ ve. Nhưng chỉ diệt được một số con, số khác vẫn sẽ sống sót. Chỉ với hai quả trứng nở thành một con đực và một con cái. Như vậy là đủ để mắt đầu một sự phá hoại xâm lấn khác. Đó là lý do vì sao bạn nên tích trữ sẵn một lọ thuốc xịt.
giữ môi trường sạch hạn chế bọ ve cho rắn
Bạn cũng có thể tham khảo kinh nghiệm của người cũng nuôi rắn khác để tự chữa cho rắn. Nhưng có thể việc đó gần như không hiệu quả. Loại bỏ được bọ ve hoàn toàn là nhờ vào nỗ lực tiêu diệt toàn bộ bọ ve và trứng cùng lúc. Không thể nào chỉ diệt một góc này rồi một góc khác.
Cảnh Giác! Bệnh Parvo Ở Chó Poodle
Nếu đang sở hữu một chú khuyển cảnh mang tên Poodle thì hãy đặc biệt cảnh giác với bệnh parvo ở chó Poodle. Đây là một trong những bệnh lý thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm và gây tỷ lệ tử vong cao nhất ở thú cưng.
+ Chó poodle có bị dại không
+ Chó poodle hay mắc bệnh gì
Bệnh Parvo ở chó Poodle hay còn gọi là bệnh Canine Parvovirus. Đây là một bệnh truyền nhiễm vẫn được gọi là bệnh viêm ruột – dạ dày.
Thông thường bệnh Parvo sẽ xuất hiện ở một nhóm tuổi nhất định của vật nuôi vào một một vài thời điểm “nhạy cảm” trong năm, cụ thể:
– Dạng đường ruột:
Ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa
Tiêu chảy, trong phân có thể lẫn máu, niêm mạc ruột, keo nhầy và có mùi tanh
Bị mất nước và chất điện giải nhanh chóng dẫn đến mệt lả, nhợt nhạt, hố mắt trũng sâu
– Dạng viêm cơ tim:
– Dạng viêm ruột kết hợp:
Như vậy, tùy từng trường hợp, chúng ta có thể biết cách nhận biết bệnh Parvo ở chó nhưng đôi khi cũng có thể không có triệu chứng để chúng ta nhận biết được. Vì thế, chú ý đến việc bệnh Parvo ở chó kéo dài bao lâu ở từng trường hợp là rất quan trọng.
Nồng độ virus bệnh Parvo có trong phân bệnh thường rất nặng tới mức những chú chó khỏe mạnh chỉ cần vô tình đánh hơi thấy phân bệnh cũng có thể nhiễm bệnh.
Như vậy, nguyên nhân gây bệnh quan trọng nhất chính là việc virus gây bệnh còn lưu lại trong môi trường mà Poodle tiếp xúc như: Đất, giày dép, đồ vật,… – những nơi mà virus có thể ẩn trú và chúng có thể lưu lại tới suốt 1 năm, không dễ dàng bị loại bỏ ngay cả bởi các sản phẩm làm sạch có chất tẩy mạnh.
– Xét nghiệm máu thất mức bạch cầu thấp
– Xét nghiệm nước tiểu và phân tích sinh hóa thấy các enzyme gan tăng cao, bạch cầu lympho giảm và bị mất cân bằng điện giải
– Chụp X-Quang bụng thấy có sự tắc nghẽn đường ruột
– Siêu âm bụng thấy có hạch lympho ở khắp cơ thể.
Bác sĩ sẽ căn cứ trên các kết quả trên để xác định bệnh Parvo ở chó có nguy hiểm không ở từng chú Poodle và xem bệnh parvo ở chó có chữa được không, chữa bằng cách nào hướng điều trị ra sao.
– Tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho vật nuôi
– Chú ý đến nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho vật nuôi
– Tăng cường cung cấp nước cho vật nuôi
– Dùng kháng sinh để giảm buồn nôn và tăng tỷ lệ sống sót cho vật nuôi.
Quan trọng nhất khi muốn điều trị cho Poodle mắc bệnh Parvo đó là ngay lập tức đưa vật nuôi tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Đặc biệt, chúng ta nên nhớ đó là việc chữa bệnh Parvo ở chó tại nhà gần như là không thể và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của vật nuôi. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nên đưa vật nuôi đi khám và đặc biệt, để tránh rơi vào trạng thái mắc bệnh thì tốt nhất nên áp dụng cách phòng bệnh Parvo ở chó tích cực nhất.
Nguy Cơ Mắc Bệnh Khi Bị Chuột Cắn
Trong thời gian qua, rất nhiều trường hợp người dân khi ngủ không mắc màn (mùng) để chuột bò vào và cắn vào chân, ngón tay chảy máu. Một số người chủ quan xem thường không đi bệnh viện kiểm tra nên đã nhiễm bệnh từ chuột. Vậy khi chuột cắn có gây bệnh gì không? Các bệnh có thể mắc khi bị chuột cắn: – Bệnh sốt do chuột cắn là bệnh do động vật truyền sang người, thông qua các vết cắn, vết cào của các con vật thuộc bộ gặm nhấm, đặc biệt là chuột hoặc các con vật nuôi trong nhà (chó, mèo vv…). Dựa theo căn nguyên và các biểu hiện lâm sàng chúng ta có thể phân biệt: – Bệnh Sodoku, được mô tả bởi tác giả người Nhật Bản, gây nên bởi Spirillum minus. – Bệnh sốt Haverhill được mô tả bởi tác giả người Mỹ, gây nên bởi Streptobacillus moniliformis – Nhiễm hantavirus: là bệnh do chuột truyền qua chất thải như phân, nước tiểu, nước bọt của chuột. Người bệnh có triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, hạ huyết áp, xuất huyết dưới da, tiểu ít, suy thận. Tỉ lệ tử vong khoảng 5% nếu không điều trị kịp thời. – Bệnh dịch hạch (qua bọ chét). – Uốn ván: là bệnh nhiễm trùng-nhiễm độc toàn thân do trực khuẩn Clostridium tetani gây nên, tỉ lệ lây từ chuột sang rất thấp. – Bệnh dại: Chuột và các động vật thuộc họ gặm nhấm không bị nhiễm virus dại và chưa có báo cáo về việc lây truyền virus dại cho người từ nhóm động vật này.
Trong bài này chủ yếu đề cập đến bệnh sốt do chuột cắn 1. Bệnh Sodoku Bệnh Sodoku được ghép 2 từ tiếng Nhật, so = chuột, doku = nhiễm độc. Người ta phân lập ra xoắn khuẩn từ máu của bệnh nhân và đặt tên là Spirillum minus vào năm 1924. Xoắn khuẩn Gram âm ngắn với 2 đến 2 vòng xoắn và không mọc được trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Dịch tễ
Spirillum minus thường gây bệnh sốt do chuột cắn ở châu Á, một vài ca bệnh rải rác được báo cáo ở châu Úc, châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. S. minus được tìm thấy ở cơ lưỡi của các loài chuột, chó, mèo hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh được lây một các tình cờ, trực tiếp qua các vết cắn hoặc vết cào, hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc, hoặc ăn các thức ăn có lẫn nước tiểu của chuột chứa mầm bệnh. 25% số chuột được xét nghiệm có mang S. minus.
Biểu hiện lâm sàng Thời kỳ ủ bệnh của bệnh Sodoku thường từ 5 ngày đến 4 tuần. Khởi phát đột ngột với biểu hiện: + Sốt cao (390C – 400C), ớn lạnh, sốt thành từng cơn, sốt không có tính chu kỳ, xen kẽ là thời kỳ không sốt là những biểu hiện thường thấy ở các bệnh nhân bị chuột cắn gây ra bởi Spirillum minus. Sự tái phát cơn sốt có thể xuất hiện vài lần trong vòng từ 1 đến 3 tháng. + Các dấu hiệu ngoài da là các ban sẩn xuất huyết, có xu hướng dính liền với nhau, thường tập trung ở da đầu, mặt và nửa thân trên. + Ở chỗ bị cắn, các tổn thương ngoài da có thể tự khỏi, nhưng phần lớn các trường hợp xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực. + Trong quá trình bị bệnh, bệnh nhân có thể có các biểu hiện đâu cơ, đau khớp và thường diễn biến dẫn tới viêm khớp. + Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu của hệ thống thần kinh: đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Biến chứng có thể xảy ra: viêm nội tâm mạc, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu nặng. Nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh kéo dài thường 1 đến 2 tháng và gây ra tỷ lệ tử vong khoảng 6 đến 10%.
Chẩn đoán + Bệnh Sodoku thường được chẩn đoán bằng việc tìm thấy tác nhân gây bệnh ở trong máu, hạch lympho, vết thương bị cắn, ban trên da. Spirillum minus có thể được tìm thấy trên kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa, nhuộm Wright hoặc nhuộm bạc. Vi khuẩn hình xoắn khuẩn ngắn, gram âm (rộng 0.2-0.5µm và dài 3-5µm), có lông roi ở hai đầu. Hiện nay vẫn chưa thể nuôi cây vi khuẩn trên môi trường nhân tạo. + Trong trường hợp soi kính hiển vi không phát hiện được, máu hoặc dịch tại chỗ tổn thương có thể được cấy vào chuột, để phân lập S.minus.
2. Bệnh sốt Haverhill Bệnh sốt do chuột cắn căn nguyên là Streptobacillus moniliformis được biết đến dưới tên gọi là sốt Haverhill, sốt Haverhill được mô tả tại Ấn Độ 2000 năm trước và nó là bệnh phổ biến hơn Sodoku. Năm 1926, Streptobacillus moniliformis được xác định là nguyên nhân gây bệnh tại thị trấn Haverhill, bang Massachusetts.
Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không di động, không có vỏ bao, đa hình thể. Chúng thường có hình cầu, hình oval, hình thoi, trong một số trường hợp chúng cuộn thành hình khối. Chúng được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.
Bệnh xuất hiện rải rác ở một số các gia đình nghèo. Sốt Haverhill có thể thấy ở các vùng khác nhau trên thế giới nhưng hay gặp nhất là ở Mỹ và đôi khi gặp ở châu Âu. Sự lây truyền sang người trực tiếp thông qua vết cắn hoặc vết cào của chuột và bởi ăn các thức ăn chưa được nấu chín hoặc nguồn nước có lẫn nước tiểu của chuột bị bệnh, hoặc gián tiếp thông qua việc tiếp xúc giữa bàn tay không được bảo vệ với các con chuột bị ốm, chết trong phòng thí nghiệm. Streptobacillus moniliformis có thể xâm nhập vào người qua da lành. Biểu hiện lâm sàng Thời gian ủ bệnh từ 3 – 10 ngày. Bệnh xuất hiện đột ngột với các biểu hiện: + Hội chứng nhiễm trùng, biểu hiện sốt cao trên 400C, gai rét, đau đầu. Hội chứng nhiễm trùng xuất hiện dai dẳng, gián đoạn. + Triệu chứng của đường tiêu hóa như: buồn nôn, nôn xuất hiện khi Streptobacillus moniliformis lây qua đường tiêu hóa. + Đau cơ, đau khớp có thể xuất hiện với đặc điểm đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Một nửa số bệnh nhân có biểu hiện như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp nhiễm trùng không đối xứng, tập trung ở các khớp lớn + Triệu chứng trên da với biểu hiện các ban xuất huyết ở gan bàn chân, gan bàn tay. + Biểu hiện sốt sẽ giảm dần sau 3-5 ngày thậm chí không cần điều trị kháng sinh, các biểu hiện của khớp cũng biến mất trong khoảng 10-14 ngày. + Trường hợp nặng thường có các biến chứng: viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm màng não, hội chứng thiếu máu.
Chẩn đoán thông qua cấy máu, dịch khớp, dịch rỉ từ vết thương. Phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy, vi khuẩn có thể mọc đơn độc hoặc thành từng chuỗi. S.moniliformis phát triển khó và phải được nuôi cấy trong môi trường có 20% huyết thanh, máu hoặc dịch cổ trướng. Vi khuẩn không phát triển tốt trong các môi trường thông thường. Phương pháp gây nhiễm cho động vật gặm nhấm cũng được sử dụng trong chẩn đoán, chẩn đoán bằng huyết thanh có độ tin cậy không cao, ngoài ra có thể dùng kỹ thuật gen PCR (polymerase chain reaction). 3. Điều trị bệnh sốt do chuột cắn – Tỉ lệ mắc bệnh hơn 25% số bệnh nhân không được điều trị. Việc điều trị bệnh sốt chuột cắn kết hợp với việc chăm sóc vết cắn của chuột. – Chăm sóc vết cắn: Ngay sau khi bị chuột cắn thì nên rửa sạch bằng nước muối, thuốc sát trùng, nước xà phòng. Khi đến bệnh viện bệnh nhân cần được tiếp tục rửa sạch vết thương và tiêm phòng uốn ván. – Dùng kháng sinh Penicillin tĩnh mạch (2 triệu đơn vị mỗi 4 giờ), trong 5-7 ngày. Nếu lâm sàng cải thiện có thể ampicillin 500mg x 4 lần/ngày đường uống cho đủ thời gian 7 ngày. – Trong những trường hợp dị ứng với penicillin, có thể thay thế bằng tetracycline (viên uống, 500mg/lần x 4 lần/ngày) hoặc doxycycline (100mg, uống hoặc tiêm tĩnh mạch x 2 lần/ngày), trong 5-7 ngày. Hoặc Streptomycin 1 – 2 g/ngày tiêm bắp x 7 ngày
– Để tránh bị chuột cắn phải người dân cần ngủ mắc màn, chặn màn chặt để không cho chuột chui vào cắn. – Nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ đạc ẩm thấp, bừa bãi làm nơi chuột trú ngụ, sinh sản. – Không dùng tay không để bắt chuột.
5. Tóm lại Bệnh sốt do chuột cắn là một bệnh hiếm gặp, là bệnh nhiễm trùng toàn thân. Nguyên nhân do Spirillum minus hoặc Streptobacillus moniliformis gây nên. Streptobacillus moniliformis gây nên hầu hết các ca bệnh tại Mỹ, Spirillum minus thường gây bệnh tại châu Á. – Người mắc bệnh thường qua vết cắn hoặc vết cào của chuột bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh, tiếp xúc với chuột nhiễm bệnh hoặc qua đường tiêu hóa, qua thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm chất thải của chuột có chứa mầm bệnh. – Các triệu chứng của bệnh sốt do chuột cắn có biểu hiện đột ngột với triệu chứng sốt cao, đau cơ, đau khớp, buồn nôn, nôn, đau đầu sau đó thường có nổi ban ở các chi, vùng trên thân người. Viêm đa khớp có thể xuất hiện ở một nửa số bệnh nhân. Các biến chứng có thể là viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và suy đa tạng. – Việc chẩn đoán thông qua việc phân lập vi khuẩn (Spirillum minus) hoặc nuôi cấy (Streptobacillus moniliformis) máu hoặc dịch khớp, dịch viêm. Việc nuôi cấy thường khó khăn. Chưa có xét nghiệm huyết thanh để chẩn đoán. – Penicillin tĩnh mạch là lựa chọn đầu tay. Việc điều trị theo kinh nghiệm ở bệnh nhân có tiền sử phơi nhiễm và triệu chứng lâm sàng trước khi có sự khẳng định của xét nghiệm vì thời gian xác định khá lâu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cảnh Giác Trước Nguy Cơ Nhiễm Bệnh Từ Ve Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!