Bạn đang xem bài viết Cảnh Báo Việc Nhờ Thầy Lang Chữa Bệnh Do Chó Dại Cắn được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cháu Nguyễn Duy T. (10 tuổi) ở xóm Châu Dể (xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) vừa tử vong do bị chó dại cắn. Đây là ca thứ 3 liên tiếp từ năm 2023 đến nay bị tử vong do chó dại cắn. Sau khi bị chó cắn, các trường hợp này không đi tiêm phòng mà tìm đến thầy lang vườn chữa trị.
Tử vong vì bị chó dại cắnCùng ngày hôm đó con chó dại cắn cháu T. tiếp tục cắn anh Nguyễn Văn Q. (chủ nhà) vào mu tay trái, vết thương trầy xước nhẹ và được rửa bằng nước sạch. Tại thời điểm đó nhà anh Q. có 4 con. Con chó gây ra 2 vụ cắn liên tiếp trên, nặng khoảng 4kg, chưa được tiêm phòng. Trước khi cắn người, con chó này không có biểu hiện bệnh rõ rệt.
Ngay khi bị chó dại cắn anh Q. đã bán 3 con chó vì sợ nó tiếp tục cắn người khác. Hiện tại nhà anh còn nuôi 1 con cùng đàn chưa có biểu hiện bất thường. Khoảng 4 ngày sau khi bị chó dại cắn, thay vì đi tiêm phòng, anh Q. và cháu T. được người nhà đưa đến thầy lang Quỳnh ở xóm An Lão (xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) để khám. Thầy Quỳnh đã thử bệnh dại cho 2 người trên bằng thuốc nam. Thầy Quỳnh khẳng định, cả 2 trường hợp không bị nhiễm bệnh dại.
Do tin tưởng vào lời thầy lang, nên cả 2 trường hợp không đi tiêm vắc xin/huyết thanh kháng dại. Cả hai trường hợp về nhà sinh hoạt bình thường mặc dù có hiểu biết là khi bị chó dại cắn cần phải tiêm vắc xin (theo lời kể của bà nội cháu T).
Ngày 11/5/2023 trên đường đi học cháu T. có đi qua đám ma, khi nghe thấy tiếng kèn, trống có hiểu hiện hoảng sợ và bị ngã xe đạp. Tối hôm đó về nhà, cháu T. có biểu hiện bồn chồn, khó ngủ, bị đau chân sau khi ngã xe.
Hôm sau cháu được gia đình đưa đi khám bệnh tại bệnh viện huyện Mỹ Đức (Hà Nội) không phát thiện vấn đề gì về sức khỏe. Những ngày tiếp theo bệnh nhân diễn biến xấu, nghĩ đến việc từng bị chó cắn, nên gia đình cháu T. đã gọi điện cho thầy lang Quỳnh.
Cán bộ y tế xã đến nắm bắt thông tin về việc cháu T. bị chó dại cắn.
Chiều cùng ngày (11/5) thầy lang Quỳnh có mang thuốc nam lên cho cháu uống, nhưng biểu hiện bệnh càng nặng hơn và tử vong lúc 18h cùng ngày. Nghe tin cháu T. tử vong do bị chó dại cắn, anh Q. mới chủ động đi tiêm vắc xin tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức. Hiện anh Q. vẫn đang được cơ quan y tế địa phương theo dõi tình hình sức khỏe.
Bị chó dại cắn nên đi tiêm phòng2 năm gần đây, tại huyện Lương Sơn đã xảy ra nhiều vụ chó dại cắn người và gây tử vong. Chị Nguyễn Thị Tiêu, Trưởng trạm y tế xã Cao Dương cho biết: “Sau khi sự việc xảy ra, trạm y tế xã đã triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dại. Phối hợp với y tế thôn bản tuyên truyền về phòng chống bệnh dại, vận động các trường hợp bị chó mèo cắn đến các cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng dại. Khử khuẩn bề mặt và các đồ dùng trong nhà bệnh nhân có tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân bằng Cloramin B”.
Cũng theo chị Tiêu, xã cũng tổ chức tiêm phòng vắc xin cho 10 người có tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân T. Hiện tại 10 người khỏe mạnh đã được tiêm vắc xin mũi 3 theo đúng hướng dẫn.
Mỗi khi mùa hè đến tình trạng chó dại cắn và gây chết người ở tỉnh Hòa Bình không còn là chuyện lạ nữa. Nhiều trường hợp bị chó dại cắn đã không đi tiêm phòng theo khuyến cáo.
Theo bà Trần Thị Ái Hương, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế tỉnh Hòa Bình), đây là trường hợp thứ 3 của huyện Lương Sơn bị tử vong do bệnh dại. Điều đáng tiếc cả 3 ca bệnh này khi bị chó cắn không đến cơ sở y tế tiêm phòng dại mà tìm đến thầy lang. Qua sự việc trên cho thấy nhận thức về việc tiêm dại cho chó và tiêm phòng cho người khi bị chó cắn chưa đầy đủ. Chưa có trường hợp nào có thể chữa khỏi bệnh dại bằng thuốc nam.
Trước thực trạng trên, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cũng đã nhiều lần tổ chức tuyên truyền về bệnh dại nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Sở Y tế cũng tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm thầy thuốc chưa được cấp phép hành nghề. Đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp nhân dân hiểu rõ về bệnh dại và biện pháp phòng bệnh dại trên người.
‘Tiền Mất Tật Mang’ Vì Tin Lời Thầy Lang Chữa Chó Dại Cắn
Nguy hiểm rình rập
Trung tuần tháng 5, tại khu vực ngã 3 bản Xiềng Nứa, xã Yên Na (Tương Dương) xuất hiện 1 con chó nghi bị bệnh dại đuổi cắn nhiều người khiến người dân chạy tán loạn. Do còn nhỏ, không bỏ chạy kịp nên 2 em nhỏ 2 và 8 tuổi đã bị con chó này cắn. “Ngay khi phát hiện sự việc, nhiều người dân trên địa bàn đã hô hoán nhau đuổi đánh chết con chó đó. Tuy nhiên, không có ai nhận là chủ của con chó đó”, ông Vi Văn Thắng – Chủ tịch UBND xã Yên Na nói.
Cũng vì con chó bị đánh chết nên hiện nay, cơ quan chức năng chưa xác định được con chó này có bị bệnh dại hay không. Nhiều hộ dân sau đó đã hốt hoảng đưa con em đi tiêm phòng. Đặc biệt, cách đây không lâu, tại bản này cũng có 1 học sinh bị chó dại cắn tử vong. Đây là vụ việc nghi bị chó dại cắn mới nhất ở Nghệ An.
Thói quen nuôi chó thả rông khiến nguy cơ bị chó dại cắn luôn rình rập.
Cứ 15 phút thì có 1 người chết vì bệnh dại trên thế giới. Đây là thực tế đáng buồn của tình hình bệnh dại hiện nay. Hàng năm, bệnh dại giết chết gần 60.000 người, chủ yếu là trẻ em ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, thống kê từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã có trên 170.765 người bị phơi nhiễm phải đi tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Trước đó, trong cả năm 2023, cả nước cũng có tới 103 người tử vong vì bệnh dại (tăng 29 trường hợp so với năm 2023).
Còn tại Nghệ An, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay đã có 5 người tử vong do chó dại cắn. Vụ việc mới nhất là bé trai 7 tuổi ở xã Mã Thành (Yên Thành). Hơn 2 tháng trước, bé trai này trong lúc nô đùa với 1 con chó lạ đã vô tình bị cắn nhẹ vào tay và chân. Nhưng vì chủ quan, gia đình đã không đưa đi tiêm phòng. Sau khi bé có một số biểu hiện bất thường, gia đình lại mang đến thầy lang cứu chữa. Khi được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi thì bệnh nhân đã vô phương cứu chữa.
Vài tháng trước, cũng tại huyện Yên Thành, 1 thầy giáo 45 tuổi tử vong vì chó dại cắn. Người nhà nạn nhân cho biết, trước Tết Nguyên đán, ông T. bị 1 con chó thả rông cắn. Tuy nhiên, do chủ quan, nghĩ vào mùa Đông chó ít bị mắc bệnh dại nên ông T. không đi tiêm vắc-xin phòng bệnh dại phơi nhiễm. Sau đó, ông bắt đầu có các triệu chứng bất thường nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu, điều trị. Được các bác sỹ chẩn đoán bị nhiễm virus bệnh dại ở giai đoạn nặng nên bệnh viện đã chuyển ông lên tuyến trên để điều trị. Dù đã được chuyển tuyến lên một bệnh viện ở Hà Nội để cấp cứu, điều trị nhưng ông T. đã tử vong do bệnh chuyển biến nặng.
Sau 2 vụ tử vong này, người dân mới đổ xô đi tiêm phòng dại. Tuy nhiên, ông Bùi Trọng Long – Bí thư Đảng ủy xã Mã Thành cho hay, do chi phí quá cao nên nhiều hộ vẫn gặp khó, muốn đi tiêm phòng cũng không có tiền.
Theo bác sỹ Hoàng Ngọc Đàn – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An thì chi phí cao cũng là một nguyên nhân khiến người dân chủ quan, không đi tiêm phòng dù bị chó cắn. Chi phí để tiêm vắc-xin phòng bệnh dại là 1,5 triệu đồng/người, chưa kể tiêm huyết thanh với số tiền hơn 1 triệu đồng cho 1 người lớn và khoảng 500.000 đồng cho trẻ em. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có gần 5.000 người được tiêm phòng.
Tuyệt đối không tin lời thầy lang
Cũng theo bác sỹ Đàn, bệnh dại thường gia tăng vào mùa Hè. Thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng, đa số vài ba tháng, có người đến vài năm. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị chó cắn. Nơi bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Vì thế, những người bị chó cắn ở vùng đầu, mặt, cổ thì cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn.
Trường hợp biết chính xác con chó bị dại, ốm hoặc chó cắn xong 1 ngày thì chết, người bị cắn thuộc nhóm nguy cơ cao cần tiêm huyết thanh trước, sau đó tiêm vắc-xin phòng dại. Trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người con vật vẫn bình thường, cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày.
Trong thời gian theo dõi, nếu chó bỏ ăn, chết, mất tích… thì phải tiêm vắc-xin phòng dại ngay. Tuy nhiên, nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng. Tốt hơn hết nên tiêm vắc-xin ngay sau bị chó cắn. Phải tiêm phòng đủ liều theo quy định, liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.
Từ đầu năm đến nay, ở Nghệ An đã có 5 người thiệt mạng do chó dại cắn.
Kể về trường hợp tử vong mới nhất ở Nghệ An, bác sỹ Hoàng Ngọc Đàn cho hay, sau khi bệnh viện trả về, người nhà lại tiếp tục mang bé đến cứu chữa ở thầy lang. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc của thầy lang được ít giờ, cháu đã tử vong. “Hiện nay, người dân rất tin tưởng vào thầy lang. Cứ chó dại cắn là không mang đi tiêm phòng mà lại mang đến thầy lang. Rất là nguy hiểm”, bác sỹ Đàn nói và cho hay, nhiều trường hợp sau khi bị chó cắn mang đến thầy lang chữa sau đó khỏi. Nhưng trên thực tế, con chó cắn người đó không hề bị dại.
Bác sỹ Đàn cho hay, khi bị chó dại cắn, không phải 100% số người bị cắn phát bệnh dại mà có người bị, có người không. Nguy cơ bệnh nhiễm bệnh dại tùy thuộc lượng virus trong nước bọt chó nhiều hay ít, vết thương sâu hay không làm rách da. Tuy nhiên, không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, và khi đã phát bệnh dại nói chung sẽ tử vong nên tất cả những người bị chó dại cắn đều phải được tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.
Hàng năm ở nước ta vẫn có hàng chục bệnh nhân chết oan vì tin lời thầy lang thăm khám rồi cho thuốc chữa và bỏ không đi tiêm vắc-xin.
Để chủ động phòng, chống bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone, iodine; hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương. Đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Và đặc biệt, tuyệt đối không được tin lời thầy lang.
Cảnh Báo Nguy Cơ Tử Vong Do Bệnh Dại
Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có gần 3.200 người phải tiêm vác xin/huyết thanh để phòng và điều trị dự phòng bệnh dại do bị nghi có dại cắn. Đặc biệt, chỉ riêng trong tháng 5 vừa qua đã có 2 trường hợp trú tại phường Trung Thành (Thành phố Thái Nguyên) và xã Nam Tiến (thị xã Phổ Yên) tử vong do bệnh dại. Qua giám sát dịch tễ, 2 trường hợp tử vong tại thị xã Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên đều có tiền sử bị chó nhà đang bị ốm cắn nhưng không đi tiêm vắc xin, huyết thanh phòng bệnh dại. Sau một thời gian ủ bệnh, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng: mệt mỏi, đau đầu, run rẩy, đau cơ, sợ gió, sợ nước, tăng tiết đờm dãi… Dù đã được đưa vào bệnh viện điều trị song các bệnh nhân này đều đã tử vong.
Cán bộ Trung tâm y tế dự phòng Thái Nguyên tiêm vác xin phòng bệnh dại cho người bị chó nghi mắc bệnh dại cắn.
Để hạn chế gia tăng số người tử vong do bệnh dại, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên chuẩn bị tốt và triển khai có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh theo mùa, tăng chường sự chỉ đạo của chính quyền và hợp tác liên ngành y tế – thú y; tăng cường tuyên truyền cho người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại; khuyến cáo cho người dân khi bị chó, mèo nghi dại cắn cần đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng, khai báo kịp thời cho cơ quan y tế nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như cộng đồng; tuyệt đối không giết mổ và chế biến chó ốm hoặc không rõ nguồn gốc làm thực phẩm; thực hiện tiêm phòng dại đầy đủ cho đàn chó theo chỉ đạo của chính quyền và cơ quan thú y địa phương…
Theo thông tin từ Chi cục thú y tỉnh, hiện đàn chó trên địa bàn có khoảng hơn 300.000 con nhưng tỷ lệ được tiêm phòng vác xin dại mới chỉ chiếm khoảng 50%./.
Bị Chó, Mèo Nghi Dại Cắn: Không Điều Trị Theo Thầy Lang
“Bệnh dại tưởng chừng đơn giản, có vaccine phòng bệnh nhưng không ít người chủ quan dẫn đến những cái chết rất thương tâm. Nếu sau khi bị chó, mèo nghi dại cắn, người bệnh được tiêm vaccine thì có thể cứu sống được 56 người trong năm nay”- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ trong họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh mới đây.
Trong khi đó, ThS BS Nguyễn Trung Cấp – trưởng Khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, mỗi năm, bệnh viện ghi nhận khoảng hơn 10 ca bị chó dại cắn, nhưng không tiêm dự phòng vaccine mà lại tìm thầy lang để điều trị và được tư vấn là không phải bị dại. Những ca bệnh này khi đến bệnh viện thì đã lên cơn dại và không thể cứu chữa.
Theo BS Cấp, số ca bệnh dại nhập viện ghi nhận ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó thường gặp trong những năm gần đây là ở Thái Nguyên, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình…
“Ở Thái Bình, một gia đình có 2 chú cháu bị chó dại cắn, người chú thì tiêm phòng, còn cháu gia đình đưa đi khám thầy lang gần nhà. Nghe gia đình kể, thầy lang thử vết chó cắn và bảo không phải chó dại, nên gia đình không đưa cháu đi tiêm. Chỉ hôm sau, cháu lên cơn dại và tử vong”- BS Cấp chia sẻ.
BS Cấp cũng cho biết, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi lên cơn dại, người bệnh sẽ tử vong. Hiện nay vaccine phòng dại rất an toàn, nếu bị chó, mèo nghi dại cắn, thì nên tiêm vaccine dự phòng càng sớm càng tốt.
Để phòng chống bệnh dại, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y, không thả rông chó mèo hoặc ra đường phải đeo rọ mõm, không đùa nghịch, trêu chọc chó mèo.
Đặc biệt, khi bị chó mèo cắn, cào, cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch.
Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70% hoặc povidone, iodine.
Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương. Sau đó, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Việt Nam đặt mục tiêu loại trừ bệnh dại vào năm 2023. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). Thời gian ủ bệnh thường 1-3 tháng sau khi bị cắn.
Thầy Lang Có Tâm Khuyên Người Bị Chó Nghi Dại Cắn: Nên Đi Tiêm Phòng
Nhiều trường hợp đi tiêm phòng bệnh dại ngay khi bị chó dại cắn- Ảnh: Khải Nguyễn
Chết chứ chẳng chơi!
Mới đây, UBND TT.Sông Đốc, H.Trần Văn Thời (Cà Mau), cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra 1 trường hợp tử vong do bị chó dại cắn. Nạn nhân được xác định là cháu Đỗ Đăng Kh., 5 tuổi, là con của ông Đỗ Tấn Đ. ngụ ấp 11, TT.Sông Đốc. Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó chủ tịch UBND TT.Sông Đốc, vào ngày 2.9, gia đình ông Đ. có đưa cháu Kh. đến chơi nhà người quen ở ấp Láng Cháo, xã Phú Tân, H.Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Khi đi quanh nhà chơi, cháu Kh. bị 1 con chó không rõ của ai, chạy lại nhà, nơi cháu đang đứng cắn vào vùng mặt, rồi chạy đi. Hiện chưa xác định được con chó của ai và đã tiêm ngừa bệnh dại hay chưa. Sau đó, cháu Kh. không được người thân xử lý vết cắn, cũng như không được tiêm ngừa vắc-xin hoặc kháng huyết thanh ngừa bệnh dại. Sau đó, chỉ được lấy nọc bằng phương pháp dân gian.
Người nuôi chó nên thực hiện việc rọ mõm và nuôi nhốt chứ không nên thả rong trên đường – Ảnh: Khải Nguyễn
Đến ngày 27.9, người nhà cháu Kh. nhận thấy cháu bé có triệu chứng mỏi mệt, sốt, đau cơ… thì bé Kh. được người thân đưa vào điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải (Cà Mau) vào lúc 20 giờ cùng ngày. Tại đây, sau khi được các y bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, nhận thấy tình trạng sức khỏe của cháu Kh. kém nên cháu bé đã được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt Đới (TP.HCM) để tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, cháu bé đã tử vong khi đang trên đường chuyển về nhà tại khóm 11, TT.Sông Đốc vào ngày 30.9.
Trước đó, ngày 13.9, trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cũng đã xảy ra 1 trường hợp tử vong do bệnh dại. Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Đ., 63 tuổi. Khoảng 1 năm trước, ông Đ. bị chó nuôi ở nhà cắn vào chân, nhưng do chủ quan nên người đàn ông này đã không đi tiêm ngừa bệnh dại. Sau đó, ông Đ. phát bệnh vào ngày 6.9, với các triệu chứng ngứa, tê tay chân…
Đến ngày 9.9, ông Đ. có đến thăm khám tại các cơ sở y tế tại Cà Mau. Sau đó, người nhà ông Đ. xin chuyển lên Bệnh viện đại học Y Dược chúng tôi để điều trị. Ông Đ. có biểu hiện sợ gió, sợ nước… nên được y bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, theo dõi bệnh dại và người đàn ông này được chuyển sang Bệnh viện Nhiệt Đới để tiếp tục điều trị vào ngày 11.9.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán dại và được lấy mẫu nước bọt xét nghiệm PCR-virut dại. Kết quả xét nghiệm từ mẫu nước bọt là dương tính với bệnh dại. Sau đó, nhận thấy tình trạng ông Đ. không khả quan nên gia đình bệnh nhân đã xin cho ông xuất viện về nhà để lo hậu sự và người đàn ông này đã tử vong sau đó.
Nên tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn
Trao đổi với PV về những bài thuốc dân gian gia truyền lấy nọc độc khi bị chó cắn, ông Đồng Văn Thống (Cà Mau), người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Đông y cho biết, bài thuốc dân gian lấy nọc chó cắn thì có rất nhiều như, bó thuốc Nam, Bắc hoặc lăn đất… Ông Thống chỉ ra nhiều bài thuốc dân gian, những bài thuốc gia truyền, xưa nay thường sử dụng. Nhưng ông khẳng định: “Tính mạng con người lớn lắm, nên tốt nhất là đi tiêm ngừa để phòng bệnh, vì vắc-xin tiêm người có khả năng kháng được bệnh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có thông báo nhiều về tình trạng chó dại nên không ai chữa trị bằng những cách đó đâu”.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có rất nhiều điểm treo bảng lấy nọc chó, rắn cắn… Trong vai 1 người bị chó cắn nhưng uống thuốc không thuyên giảm, vẫn thường xuyên đau nhức, PV đã đến 1 cơ sở có treo bảng lấy nọc độc chó cắn trên địa bàn P.6, TP.Cà Mau (ngang Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau) để ngỏ ý nhờ lấy nọc.
Tại đây, tiếp PV là 1 người phụ nữ ngoài 60 tuổi, hỏi vết thương cũ hay mới? Khi được trả lời là vết thương đã hơn 6 tháng nay rồi, và thấy PV đưa xem vết thương và than đau, người phụ nữ này khẳng định: “Đau nhức là vì nọc độc nó còn, bây giờ lấy nọc nhe”. Lúc này, PV có hỏi, cách lấy nọc như thế nào, bà này cho hay, đặt thuốc vô cho rút “cái nọc” ra và uống thuốc là khỏi. Một lần lấy có giá 250.000 đồng là sẽ khỏi hẳn.
Sau đó, PV vờ kể, hồi trước mình có sử dụng biện pháp dân gian bằng cách lăn đất, nhưng vẫn không khỏi. Nghe vậy, người phụ nữ tại cơ sở lấy nọc chó giải thích, việc lăn đất chỉ lấy được lông, còn nọc độc là nước miếng của chó vẫn còn, vì khi bị cắn, nọc độc sẽ rút vào vết thương. Tiếp đó, người phụ nữ đi vào trong nhà và mang ra thứ gì đó là những cục màu đen bằng đầungón tay cái, để đưa lên vết thương gọi là đặt thuốc lấy nọc.
Tuy nhiên, PV có phản ứng sợ đau, nên từ chối việc đặt thuốc và rời đi. Thấy vậy, người phụ nữ tỏ ý không hài lòng: “Không ấy, mày mua thuốc uống đi, 1 ngày 80.000 đồng. Lấy nọc có đau gì đâu, nếu bị bệnh dại mà ăn thức ăn trúng phải thì chết, cả thế giới cũng thua. Mà bây giờ đi chích ngừa người ta cũng chê nữa, vì chích ngừa chỉ có tác dụng trong 24 giờ kể từ lúc bị chó cắn”…
Biển lấy nọc chó được dựng trước nhà của một hộ dân trên đường Lý Thường Kiệt, P.6, TP.Cà Mau– Ảnh: Khải Nguyễn
Bác sĩ Lê Ngọc Định, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã ghi nhận ít nhất 2 trường hợp tử vong do bệnh dại. Có 9 ổ dịch nghi dại và dại trên chó tập chung ở các H.Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời và TP.Cà Mau. Theo bác sĩ Định, tổng số người bị chó căn trong các ổ dịch trên là 35 người. Trong đó, có 35 người tiêm vắc-xin dại, 33 người đã tiêm huyết thanh kháng dại.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, trong thời gian tới, tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nuôi nhốt. Cách ly theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh theo quy định. Riêng những con khỏe mạnh trong ổ dịch phải được tiêm phòng bệnh dại.
Đồng thời, tuyên truyền trong vùng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại, cách xử lý vết thương khi bị động vật cào/cắn và các biện pháp phòng chống bệnh dại. Những người có nguy cơ cao nên thực hiện tiêm phòng trước phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm thực hiện điều trị dự phòng bằng vắc-xin, huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nếu chẳng may bị chó cắn, trong vòng 24 giờ đầu tiên, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để thực hiện việc tiêm phòng ngừa bệnh dại. Đừng để đến khi sự việc đáng tiếc xảy ra, như những trường hợp tử vong vì sự chủ quan không đi tiêm phòng khi bị chó cắn ở Cà Mau trong thời gian qua. Khi đó, có hối hận thì cũng đã quá muộn.
Khải Nguyễn
Coi Chừng Bệnh Dại Do Chó, Mèo Cắn
Mùa nắng nóng bệnh dại do động vật cắn lây sang người có nguy cơ bùng phát.
Gần đây có một số trường hợp bị chó dại cắn nhưng không biết, đã lên cơn dại và tử vong. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tối nguy hiểm, khi bệnh dại đã lên cơn thì vô phương cứu chữa cho dù là Tây y hay Đông y. Tuy vậy, có thể phòng bệnh dại được.
Nguyên nhân gây bệnh dại
Bệnh dại do virut dại gây ra, là loại bệnh từ động vật lây sang cho người. Ngoài chó, mèo, chuột, dơi còn có một số gặm nhấm và động vật khác có thể truyền bệnh dại cho người. Bệnh dại hay gặp nhất là do chó, mèo bị dại cắn. Bản chất của bệnh dại là gây viêm não cấp tính. Virut dại từ tuyến nước bọt của chó lây sang cho người qua vết cắn hoặc liếm vào da, niêm mạc. Khi bị chó trưởng thành mắc bệnh dại hay chó con mang mầm bệnh dại, cắn hoặc liếm vào vết thương (da sây sát) hoặc da tiếp xúc trực tiếp với virut dại khi làm thịt chó, virut dại sẽ chui qua da, niêm mạc rồi đi vào máu, đi đến các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là tổ chức thần kinh ngoại biên, sau đó chúng đi đến não (thần kinh trung ương). Tại đây, virut dại theo dây thần kinh đi đến tuyến nước bọt và tản ra khắp hệ thống thần kinh và gây tổn thương tổ chức não, gây viêm não cấp và thể hiện bằng các triệu chứng lâm sàng là rối loạn tâm thần hoặc bị liệt.
Cần tiêm phòng bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
Biểu hiện của bệnh nhân dại
Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dại rất khác nhau từ 10 ngày đến 1 năm (trung bình từ 20 – 60 ngày), tùy theo vết cắn và độc lực của virut. Nếu vết cắn ở gần thần kinh trung ương, độc lực của virut dại mạnh, thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn các nơi khác. Trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, có thể có các triệu chứng như lo lắng, thay đổi tính tình, đau ở nơi vết cắn. Thời kỳ toàn phát của bệnh, thông thường có 2 thể bệnh, là thể hung dữ, loạn thần hoặc thể co cứng.
Thể hung dữ, loạn tâm thần biểu hiện chủ yếu là sự kích thích tâm thần biểu hiện hung dữ, điên khùng, hoảng loạn, đập phá và nhanh chóng đi đến hôn mê và tử vong. Thể hung dữ còn có thể chỉ bị kích thích vận động là chủ yếu như co cứng, run rẩy, giật, co thắt họng, khí quản, đồng thời người bệnh sợ nước, sợ gió. Những lúc này người bệnh khát mà không dám uống, chỉ cần nghe thấy tiếng nước chảy róc rách cũng đã lên cơn co thắt thanh, khí quản, họng, rất đau đớn và có thể bị nghẹt thở. Các triệu chứng kích thích sẽ được tăng lên khi có các tác động mạnh như gió thổi, mùi vị xuất hiện, ánh sáng chói chang. Người bệnh luôn luôn trong trạng thái sợ sệt, hoảng hốt, lo lắng, mắt đỏ ngầu, sáng long lanh. Bệnh nhân rất thính, chỉ cần có tiếng động nhẹ hay ai đó nói gì đều có thể nhận biết và người bệnh lại lên cơn tiếp. Ngoài ra, người bệnh có sốt cao và tăng tiết đường hô hấp trên cho nên rất nhiều đờm, dãi. Dần dần người bệnh bị rối loạn tim mạch, hô hấp và xuất hiện ảo giác. Bệnh tiến triển càng ngày càng xấu đi và có thể tử vong trong vòng từ 3 – 5 ngày.
Với thể liệt, chiếm tỷ lệ thấp hơn. Người bệnh ít gặp triệu chứng sợ nước, gió. Lúc đầu đau cột sống thắt lưng sau đó liệt cơ vòng (đại, tiểu tiện không tự chủ) rồi liệt chi trên. Khi tổn thương lan đến hành não, bắt đầu xuất hiện liệt thần kinh sọ não. Bệnh nhân sẽ tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn.
Cần lưu ý, khi mắc bệnh dại đã lên cơn thì vô phương cứu chữa, 100% bệnh nhân tử vong. Cho đến nay chưa có một loại thuốc nào dùng để điều trị bệnh dại khi đã lên cơn dại (cả Tây y lẫn Đông y). Nếu ai đó cho là mình có khả năng chữa bệnh dại khi đã lên cơn dại thì thật sự viển vông. Tuy vậy, cần chẩn đoán phân biệt với một số trường hợp bệnh hoang tưởng. Sau một thời gian nào đó, sau khi bị chó cắn (con chó này không mắc bệnh dại) nhưng người bị chó đó cắn vẫn lên cơn dại như bệnh dại, nhưng thực chất không phải bệnh dại.
Đề phòng bệnh dại
Tốt nhất là không nên nuôi chó, mèo. Nếu không thể không nuôi, phải nhốt và quản lý chó, mèo, không thả rông. Chó, mèo cần được tiêm phòng dại đúng quy cách và triệt để theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Khi bị chó (hoặc mèo) cắn hoặc chó liếm vào vết thương (ngay cả chó con cắn, liếm, bởi vì, chó con do hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên bị nhiễm virut dại nhưng không biểu hiện bệnh) hoặc chó cắn vào vùng gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ…). Hoặc chó cắn xong chạy mất, hoặc chó bị đánh chết, hoặc chó đang ốm thì phải tiêm ngay huyết thanh chống virut dại và tiêm cả vắc-xin dại. Nếu sau khi chó cắn mà con chó vẫn bình thường cần nhốt chó để theo dõi (phải chăm sóc chó cẩn thận không để chó đói chết). Sau 10 ngày nếu chó vẫn bình thường, không cần thiết tiêm vắc-xin dại. Nhưng nếu sau 10 ngày mà con chó đó bị ốm hoặc chết cần phải tiêm vắc-xin dại đủ liều. Vì vậy, những người bị chó cắn nghi dại cần đến các Trung tâm y tế dự phòng để được hướng dẫn tiêm huyết thanh kháng dại, vắc-xin phòng dại và vắc-xin phòng chống bệnh uốn ván đúng quy định.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cảnh Báo Việc Nhờ Thầy Lang Chữa Bệnh Do Chó Dại Cắn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!