Bạn đang xem bài viết Cần Làm Gì Khi Chó Tẩy Giun Xong Bị Đi Ngoài? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Lý do chó tẩy giun xong bị đi ngoài
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bị đi ngoài sau khi tẩy giun:
Tẩy giun không đúng cách
Nhiều người không lường trước hậu quả việc tự ý dùng thuốc cho thú cưng, chúng ta có một vài ví dụ:
– Dùng Ivermectin( thuốc trị ký sinh trùng cho chó ) sẽ đặc biêt mẫn cảm trên giống Colie khi uống thuốc tẩy giun, trị ký sinh trùng này cho thuộc giống colie hoặc lai colie có thể bị trúng độc.
– Dùng thuốc của người cho thú cưng, có thể thuốc đó hiệu quả với cơ thể người như đối từng giống chó từng cơ thể sẽ dễ bị mẫn cảm với các thành phần thuốc, và liều lượng thuốc. Vì vậy các bạn nên đưa các bé đi khám trước và nghe theo lười khuyên bác sĩ trước khi dùng thuốc
Tùy vào giống chó sẽ có liều lượng khác nhau. Tránh tình trạng quá nhiều gây sốc thuốc hoặc làm sai lịch tẩy giun.
Giun sán chết đi sản sinh ra nội độc tố
Trong trường hợp chó của bạn nhiễm giun quá nặng, cơ thể bị bội giun và gây nhiều tổn thương trong đường ruột thì việc tẩy giun sẽ tạo ra nội độc tố do giun chết đi mà không được đào thải ra hết.
Phản ứng phụ sau khi tẩy giun
Một số giống chó nhạy cảm với thuốc hoặc dị ứng mới một số thành phần của thuốc có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài như tiêu chảy. Một số phản ứng có thể chó sẽ gặp phải sau khi chó tẩy giun:
Cơ thể ủ rũ – Trường hợp này xảy ra khá phổ biến, sau khi tẩy giun cho chó khiến chó ở trong tình trạng không thoải mái mái, việc căng thẳng có thể khiến chó có triệu chứng nôn nhẹ và tiêu chảy, sau khi nôn xong thì chỉ tìm chỗ để nằm.
Tiêu chảy kết hợp nôn – Sau khi tẩy giun cho chó xong, một số chú chó có phản ứng cao hơn, do dạ dày quá yếu hoặc do chú chó đó đã già, sau khi uống thuốc sẽ nôn mửa nhiều và kéo dài, thậm chí nôn nhiều đến mức chúng không kiểm soát được hành động.
2. Cách xử lý khi chó tẩy giun xong bị đi ngoài
Trong trường hợp thú nuôi chỉ phản ứng nhẹ với thuốc, chó hoàn toàn có thể tự hồi phục. Lúc này bạn không nên làm phiền chúng nghỉ ngơi, nhưng cũng phải chú ý quan sát trạng thái tinh thần của chó, hãy chuẩn bị cho chúng một ít nước sạch, chờ nửa ngày, nếu bụng cún không có vấn đề gì thì có thể bắt đầu cho chúng ăn uống bình thường.
Trường hợp nặng như chó không kiểm soát được việc đi vệ sinh, nôn oẹ không ngừng,…Điều này dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, cho nên bạn cần bổ sung nước cho chó liên tục. Tuy nhiên nếu chó vẫn nôn nhiều và nôn cả nước thì cần đưa bé ra thú y để được truyền dịch và khám chữa trị ngay lập tức.
3. Những sai lầm cần tránh khi tẩy giun cho chó khiến chó bị đi ngoài
Tự ý tẩy giun cho chó nếu chưa có kinh nghiệm
Tẩy giun không xem xét độ tuổi và lộ trình tẩy giun
Tùy vào giống chó mà liều lượng cũng như thuốc tẩy giun sẽ khác nhau
Dùng thuốc tẩy giun ở người cho chó
Tẩy giun cho chó khi bụng đói hoặc quá no
Để chó được tẩy giun một cách đúng nhất, phương án tốt nhất bạn vẫn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, đặc biệt với chó con hoặc với những giống chó nhạy cảm. Trong trường hợp chó bị sốc thuốc hay dị ứng với thuốc cũng cần liên hệ ngay lập tức bác sĩ để kiểm tra tình trạng cho chó.
Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ tới Life Pet qua thông tin sau:
Địa chỉ: 151 Nguyễn Đình Thi, phường Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0916228115
Email: benhvienlifepet@gmail.com
Website: lifepet.vn
Đánh giá bài viết
Làm Gì Khi Chó Đốm Con Đi Ngoài Ra Giun/Sán
Nếu chó bị nhiễm sán đường ruột nhất là giun đũa và sán dây thì chó sẽ bị nôn thường xuyên hoặc nếu chó bị ho cũng có thể là biểu hiện của chó đang bị nhiễm giun sán đặc biệt là giun đũa.
Nếu chó bị bụng to lên có thể chó bị nhiễm giun đũa còn nếu chó bị sụt cân thì cũng có thể là biểu hiện của chó bị nhiễm giun đũa, sán dây, giun tóc.
Bạn có thể nhận biết chó bị nhiễm giun sán thông qua màu lông và tính trạng của da. Ví dụ như lông chó đang sáng bóng trở lên ủ rũ thì có thể chó bị nhiễm giun đũa còn chó bị kích ứng da thì rất có thể bị nhiễm giun móc. Còn nếu chó bị đầy hơi đánh rắm nhiều thì có thể chó của bạn bị nhiễm giun tóc.
Giun sán có thể khiến chó bị thiếu máu do giun sán trong ruột đã ăn hết chất dinh dưỡng của cơ thể chó. Bạn có thể quan sát nướu của chó để biết chó có bị nhiễm giun sán hay không. Nếu nướu chó có màu đỏ thì là chó khỏe mạnh còn nếu nướu chó có màu hống thì nghĩa là chó đang bị nhiễm giun tóc.
Chó bị nhiễm giun sán thì hành vi của chó cũng bị thay đổi như: Chó bị nhiễm sán dây thì sẽ trở lên kích động hơn, bị đau bụng, ngứa quanh hậu môn nên chó sẽ rê mông trên mặt đất. Còn nếu chó bị nhiễm giun tóc hoặc giun móc thì chó sẽ trờ lên phờ phạc, mệt mỏi.
Để giúp chó khỏe mạnh các bạn nên tây giun thường xuyên cho chó ít nhất 2 tháng 1 lần vì khi chó bị nhiễm giun sán lâu năm mà có các biểu hiện trên thì rất khó chữa trị và nhiều khi từ khi xuất hiện các biểu hiện trên chỉ trong 2, 3 ngày là chó đã tử vong.
Bạn nên tẩy giun cho chó sau bữa ăn khoảng 2 tiếng, thời gian này trong dạ dày cún cưng không còn quá nhiều thức ăn cũng không quá “trống rỗng”, uống thuốc giun lúc mày sẽ là giảm kich thích của thuốc tới dạ dày, giảm các phản ứng không tốt.
Lúc này bạn hãy mở miệng chúng ra, đặt thuốc vào, cho chúng uống chút nước và giữ miệng cún ngậm trong bòng 10 giây, lúc đó mới bảo đảm chắc chắn chúng nuốt thuốc và không nhổ thuốc ra ngoài. Nếu như cún cưng nhà bạn vẫn không chịu uống thuốc, có thể đặt thuốc cùng với đồ ăn mà cún cưng thích ăn, hoặc nghiền thuốc thành bột, hòa với chút nước cho chúng uống. Hoặc làm biện pháp cứng rắn hơn:
1 Mở miệng chó bằng cách ghì mõm mở 2 hàm của chó ra. Kéo môi trên xuống trên răng nó và giữ nó trên tay bạn. 2 Nghiêng đầu chó hướng lên trên. Cách này sẽ làm cho chó mở hàm dưới. 3 Đặt thuốc vào trong miệng chó vào lưỡi. Giữ hàm dưới của chó lâu đến mức bạn có thể . 4 Khi đã đặt viên thuốc vào rồi thì đóng mõm chó lại và giữ chặt. 5 Vuốt nhẹ cổ chó cho đến khi nó nuốt viên thuốc xong. Quan sát chúng sau đó, nếu không chó sẽ khạt thuốc ra khi bạn bỏ tay .
1 . Phản ứng đầu tiên sau khi tẩy giun cho chó: không có phản ứng Sau khi uống thuốc tẩy giun xong, chú chó của bạn hoàn toàn không có bất cứ phản ứng nào, có một vài chú chó khỏe mạnh, chức năng dạ dày tốt, chủ nhân không cần lo lắng. Đối với những chó con không có phản ứng gì lạ, hai tiếng sau bạn có thể cho chúng ăn thức ăn. Như vậy có thể giúp thuốc phát huy tác dụng tốt hơn.
2. Phản ứng thứ hai sau khi tẩy giun cho chó: ủ rũ, ỉu xìu Loại tình huống này rất phổ biến. Cho thấy chú chó của bạn có phản ứng nhất định đối với thuốc tẩy giun, không thoải mái nhưng bản thân không thể tránh được. Có thể sẽ có hiện tượng nôn mửa và tiêu chảy mức độ nhẹ kèm theo. Sau khi nôn xong chúng sẽ tìm một nơi nào đó nằm xuống. Lúc này chủ nhân không nên làm phiền chúng, nhưng phải quan sát tình trạng tinh thần của chúng. Chuẩn bị nước sạch, đợi khoảng nửa ngày hoặc một ngày tình hình tốt dần lên không còn khó chịu nữa, chủ nhân bắt đầu cho chúng ăn.
3. Phản ứng thứ ba sau khi tẩy giun cho chó: điên cuồng kèm theo nôn mửa Có những chó con sẽ xảy ra phản ứng rất mạnh. Ví dụ chó có dạ dày yếu hoặc nhiều tuổi, uống thuốc xong sẽ vừa tiêu chảy vừa nôn mửa thậm chí nôn hết rồi nhưng vẫn thấy buồn nôn, tiêu chảy hết mọi thứ đã ăn rồi nhưng vẫn tiếp tục bị. Nôn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Vì thế nhất định phải bổ sung đủ nước cho chúng. Tuy có khả năng vừa uống nước vào liền nôn ra nhưng vẫn phải tiếp tục. Vỗ về an ủi cún để chúng cảm nhận được sự quan tâm của bạn.
Tẩy Giun Cho Trẻ Cần Kiêng Gì?
Tẩy giun là việc cần làm đối với trẻ nhỏ để giúp con phát triển toàn diện. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho bé thì mẹ cần phải tẩy giun đúng cách. Vậy thì tẩy giun cho trẻ cần kiêng gì?
1, Không nên cho bé uống thuốc giun khi bụng quá đói
Các mẹ nên biết rằng các thuốc tẩy giun trên thị trường thường có hàm lượng tá dược tương đối. Do vậy nếu như khi bé đang đói mà lại uống thuốc thuốc vào sẽ cực kỳ hại dạ dày, dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh lý về dạ dày, không tốt cho trẻ.
Thêm vào đó khi uống đói sẽ khiến bé buồn nôn, nôn ói, người mệt lử, dễ bị ngất xỉu. Do vậy tốt nhất mẹ nên cho bé bú một chút hoặc ăn nhẹ trước khi uống thuốc.
2, Không được dùng nhiều loại thuốc giun cùng một lúc
Mẹ không nên dùng nhiều loại thuốc tẩy giun cùng một lúc vì như thế hoạt chất có tác dụng quá nhiều có thể gây sốc thuốc ngoài ra còn có thể gây tương tác thuốc tăng tác dụng phụ gây nguy hiểm cho bé.
Sử dụng nhiều loại thuốc giun cùng một lú có thể gây nguy hiểm cho bé.
3, Không lạm dụng thuốc tẩy giun
Các bác sỹ khuyến cáo dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì khi dùng thuốc giun chỉ tối đa 1-2 liều bởi thuốc rất có hại với cơ thể. Và nếu muốn dùng tiếp thì phải chờ tới 6 tháng sau đó mới được dùng. Nếu như bạn cho con uống quá liều sẽ gây sốc thuốc, nguy hiểm tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ. Vì thế cần phải tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng để tránh những hậu quả không đáng có.
4, Không cho trẻ uống thuốc giun với nước ngọt
Bất kể loại thuốc nào cũng thế, khi uống thì mẹ cần cho bé uống với nước trắng đã đun sôi để nguội là tốt nhất. Như vậy vừa đảm bảo an toàn cho bé mà còn tăng hiệu quả trong việc dùng thuốc. Nếu mẹ cho con uống thuốc với nước ngọt, đặc biệt các loại nước ngọt có gas sẽ làm giảm đi tác dụng của thuốc hoặc có thể làm tăng độc tính, thậm chí là không thể tiêu diệt được giun bởi một số loại giun rất thích đường.
5, Không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt khi tẩy giun
Bản chất của giun đó là chúng thường thích đồ ngọt, chúng hay hút đường từ thức ăn mà bé ăn vào. Chính vì vậy nếu như mẹ cho con ăn nhiều đồ ngọt, bánh kẹo ngọt sẽ chẳng khác nào cung cấp dinh dưỡng cho giun sống lại, giúp các ấu trùng giun nhanh sinh nở… không thể loại bỏ triệt để được giun. Do đó để mang lại hiệu quả cao mẹ nhớ hạn chế hoặc kiêng cho con ăn đồ ngọt lúc này.
6, Tránh để trẻ tiếp xúc với các nguồn nhiễm giun
Đồ ngọt là thức ăn ưa thích của bé và các loại giun.
Bởi trẻ vẫn chưa thể ý thức được thế nào là bẩn và sạch, chính vì thế hay bò lê tới những chỗ mất vệ sinh, tiếp xúc với động vật. Lúc này mẹ không được để con tiếp xúc với chó, mèo, chỗ ẩm thấp hoặc người đang bị nhiễm giun… Bởi dù đang uống thuốc nhưng sau đó vẫn tiếp xúc với mầm bệnh thì sẽ rất dễ tái phát lại.
7, Không được cho bé ăn đồ ăn tươi sống, chưa chế biến kỹ
Khi tẩy giun cho trẻ cần kiêng gì? Mẹ cần phải kiêng đồ ăn sống tái cho bé, bởi chức năng tiêu hoá của con lúc này rất yếu, nếu ăn đồ sống càng gây nhiễm trùng, tạo điều kiện cho giun sán và vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào, làm mất hiệu quả của thuốc. Do vậy mẹ lưu ý phải chế biến thức ăn chín kỹ, mềm, để bé dễ tiêu hoá.
Các mầm bệnh có thể đến từ tất cả những thứ xung quanh trẻ.
8, Tránh cho trẻ vận động quá nhiều
Chắc chắn sau khi tẩy giun sức khoẻ của bé sẽ yếu hơn, bé mệt mỏi và hay có dấu hiệu buồn nôn do tác dụng của thuốc. Vì thế mẹ hãy cho con nghỉ ngơi nhiều hơi, tránh hoạt động nhiều để có thêm sức khoẻ.
Khi Bị Chó Cắn Cần Phải Làm Gì?
Chó cắn là tình trạng thường gặp ở Việt Nam và có thể gây nguy hiểm cho con người. Bởi trong nước bọt của chúng có chứa virus gât bệnh dại, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Chính vì vậy, khi bị chó cắn cần được sơ cứu kịp thời. Bị chó cắn nguy hiểm thế nào?
Bên cạnh tổn thương ngoài da, người bị động vật như chó, mèo tấn công còn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh dại. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, có tỷ lệ tử vong gần 100%. Trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Theo các bác sĩ, virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể con người. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, lớp niêm mạc miệng, mũi.
Theo các chuyên gia của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), khi gặp người bị chó mèo cắn cần xử lý nhanh tại chỗ bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước chảy với xà phòng liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để sát trùng vết thương và chống lại bệnh dại. Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn i ốt, nếu có.
Đặc biệt, cần lưu ý không được sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép, nhựa cây, axit, kiềm, không băng bó, đắp thuốc kín vết thương.
Các chuyên gia khuyến cáo sau khi sơ cứu ban đầu, chúng ta cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tư vấn và tiêm phòng kịp thời. Các gia đình tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám.
Bị chó cắn phải làm gì?
Vì chó cắn có thể gây ra bệnh dại nên việc xử trí vết thương khi bị chó cắn là một việc vô cùng quan trọng. Tìm hiểu một cách chi tiết thì bệnh dại là căn bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh dại ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh của con người.
Virus lây bệnh dại sang cơ thể người chủ yếu truyền qua các vết chó cắn hoặc vết thương hở có dính nước bọt của chó, mèo… Đặc biệt là đối với trẻ em, việc bị chó dại cắn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, trí tuệ của các bé nên các bậc phụ huynh phải rất cẩn thận trong việc xử lý vết thương.
Không chỉ có những chú chó hoang mới mang virus dại trong người mà ngay cả những chú chó nhà thông minh lanh lợi cũng là căn nguyên gây bệnh dại. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, các vết cắn của chó đi lạc là cực kỳ nguy hiểm bởi lẽ trong miệng chúng ẩn chứa hàng trăm nghìn loài vi khuẩn gây bệnh.
Nếu bị chó cắn việc đầu tiên không phải là di chuyển người bị chó cắn đến bệnh viện mà việc đầu tiên là phải sơ cứu tại chỗ. Việc đầu tiên cần làm đó chính là rửa thật sạch vết cắn của chó bằng cách dùng bông và nước để rửa.
Điều này giúp loại bỏ tất cả các mầm bệnh từ răng và nước bọt của chó lây sang cơ thể người. Đồng thời trong lúc sơ cứu cho người bị chó căn, người thân cũng nên cách ly con chó đó bằng cách nhố riêng vào một chuồng để theo dõi từ 7 đến 15 ngày, tình trạng sức khỏe của con chó cắn sẽ có tác động lớn đến tiến trình điều trị vết thương của nạn nhân.
Sau khi rửa sạch vết thương, người bị chó cắn hãy dùng bông lau khô, sau đó dùng cồn , nước muối pha sẵn hoặc oxy loãng để sát trung vết thương. Lưu ý chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ để nạn nhân không cảm thấy quá xót. Nếu vết thương do chó cắn quá sâu hãy tiến hành cầm máu, băng bó vết thương đảm bảo không bị nhiễm trùng.
Sau đó, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để các bác sĩ chẩn đoán, theo dõi trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Các biểu hiện lâm sàng của chó dại khi cắn được chia thành 2 dạng là thể dại điên cuồng và thể dại câm (tức là bại liệt im lặng). Tuy nhiên cũng có trường hợp con chó mắc bệnh dại biểu hiện cả hai thể lâm sàng trên thường có biểu hiện kích động, chạy rông, cắn xé, chảy nước bọt, lờ đờ…
Vacxin phòng dại có thể iêm trong trường hợp bệnh nhân có vết cắn sâu hoặc vết cắn tại vùng nguy hiểm như đầu, mắt, cổ, tay chân, bộ phận sinh dục… thì nên đến cơ sở ý tế để tiêm phòng. Trẻ em bị chó dại cắn cũng cần đưa ngay đến bênh viện để tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.
Tốt nhất để tranh chó cắn trẻ em hay những người xung quanh, gia đình nuôi chó cần tránh cho trẻ em tiếp xúc nhiều với chó đồng thời có tiêm phòng dại cho chó, sử dụng dọ mõn khi dắt chó ra ngoài đường…
Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Làm Gì Khi Chó Tẩy Giun Xong Bị Đi Ngoài? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!