Xu Hướng 10/2023 # Cẩm Nang Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Chó Poodle Chủ Nhân Nên Biết # Top 13 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cẩm Nang Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Chó Poodle Chủ Nhân Nên Biết # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cẩm Nang Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Chó Poodle Chủ Nhân Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Không được như những giống chó khác, chó poodle có một cơ thể yếu ớt và dễ mắc bệnh, đặc biệt là khi sống trong điều kiện khí hậu, thời tiết mới, không quen thuộc. Và nếu bạn không nắm rõ được những căn bệnh mà poodle có thể gặp phải thì sẽ phải chịu rất nhiều chi phí cho việc chữa bệnh và chăm sóc poodle.

11 căn bệnh thường gặp ở chó poodle

Bình thường chó poodle Standard sẽ rất nhanh nhẹn, hay chạy nhảy, vui chơi. Nhưng đột nhiên có một lúc nào đó, bạn thấy được các bước chân của poodle nhà mình không còn vững vàng như trước, thường hay loạng choạng, tập tễnh như lúc mới tập đi thì phải kiểm tra chân của chúng. Nếu giơ chân poodle lên mà thấy vật lạ gì đó đang đâm vào hay có những con ve, con bọ ở kẽ chân thì nên nhẹ nhàng gắp hết chúng ra.

Nhưng khi đã xem cả bàn chân cùng các kẽ chân mà không thấy gì thì có khả năng bé đang bị bệnh viêm xương khớp, còi xương, tơi xương hoặc xương phát triển kém. Những bệnh này đều khiến cho chân của chó poodle bị mất thăng bằng, đi không vững. Bên cạnh đó, trong lúc kiểm tra chân cho em cún poodle, bạn nên thử nắm hơi chặt để xem phản ứng của chúng. Nếu poodle đặc biệt là chó poodle dòng nhỏ như chó poodle tiny hoặc chó poodle teacup không biểu hiện gì thì chỉ là bị thiếu canxi còn nếu poodle kêu một cách đau đớn thì có thể khẳng định chân của chúng đã bị gãy hay trật khớp.

Bạn biết poodle nhà mình thích ăn gì và luôn chuẩn bị những món ăn mà chúng yêu thích nhất. Chúng thường tỏ ra ăn ngon lành vô cùng thích thú. Nhưng khi tới hôm nay, chú cún poodle lại có một thái độ khác hoàn toàn: ngoảnh mặt đi, không chút hứng thú, không động đậy cơ thể, nhìn vào đồ ăn một cách buồn bã. Sau một lúc lâu sau, bạn quay trở lại, poodle vẫn không chút thay đổi, đồ ăn bạn mang đến vẫn chưa được chạm tới.

Lúc này, bạn cần bình tĩnh vì có thể poodle đang gặp phải vấn đề nào đó. Để chắc chắn, bạn nên theo dõi biểu hiện của cún yêu thêm 1 đến 2 ngày. Sau thời gian này, mà poodle vẫn tỏ vẻ chán ăn thì nên đưa chúng đến bệnh viện thú y để khám bởi có khả năng cao poodle đang bị bệnh nào đó. Còn nếu bạn kiểm tra cân nặng cho poodle mà thấy nó càng ngày càng giảm thì phải xem lại khẩu phần ăn hằng ngày mình cho đã đủ lượng chưa. Từ đó để biết cách điều chỉnh phù hợp.

Phải xem xét kỹ vì đây là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như Parvo hay Care

Với một chú chó poodle bình thường, mỗi khi ra ngoài đi dạo, vui chơi chắc chắn sẽ cần uống nước. Mục đích của uống nước này không chỉ để giúp chúng giải khát mà còn điều tiết lại nhiệt độ cơ thể cho phù hợp. Tuy nhiên, dạo này bạn không hề dẫn chó đi dạo vì chưa có thời gian nhưng chúng vẫn uống rất nhiều nước. Vậy là bạn cần phải coi lại hàm lượng muối có trong những món ăn cho poodle. Nếu thức ăn mà chứa nhiều muối thì bạn nên giảm lượng muối xuống để khi poodle ăn không cảm thấy quá mặn mà khát nước.

Ngoài lý do này thì việc poodle đột nhiên uống nhiều nước hơn bình thường còn có thể là vì chúng đang bị sốt cao, mắc bệnh tiêu chảy, tiểu đường, đái tháo đường hay bệnh thận… Để xác định được chính xác những bệnh này, bạn nên cho chúng khám tại bệnh viện thú y.

Vốn dĩ poodle không hề có mùi cơ thể như những giống chó khác. Chính vì vậy, khi bạn ngửi thấy mùi hôi từ người poodle thì nên đưa chúng đi kiểm tra. Bởi mùi hôi này có thể xuất hiện từ một số bệnh như hôi miệng do phần cao răng hoặc miệng bị viêm, bị bệnh viêm tai ngoài, viêm tai trong, loét tai. Nếu mùi hôi mà bắt nguồn từ lông có khả năng chúng đang bị viêm da hay u nang hậu môn. Nhưng nếu cún poodle mà bị viêm tử cung, viêm loét sinh dục, viêm bài tiết thì có khiến cho cơ quan sinh dục có mùi. Sau đi đã xác định được rõ nguyên nhân gây ra bệnh, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh cho cún poodle.

Hiện tượng ho ở thường gặp ở các dòng chó poodle size to như chó mini poodle (miniature poodle) chứng tỏ rằng chúng đang bị vấn đề với đường hô hấp và phế quản. Poodle có thể bị ho do cảm lạnh gây nên. Nếu lúc chúng bị cảm, bạn chủ quan không đưa đi khám cũng không chữa bệnh thì poodle sẽ bị viêm phế quản và viêm phổi. Trong trường hợp nặng hơn, poodle đã mắc phải hen suyễn, bệnh truyền nhiễm viêm phế quản. Hoặc vô tình hít phải vật lạ cũng làm cho chúng bị ho. Những lúc này điều bạn cần làm mang poodle đến ngay bệnh viện thú y để nhanh chóng khám và điều trị.

Với căn bệnh này, bạn có thể nhận ra qua những dấu hiệu như phần mắt bị sưng, xung quanh mắt có chất nhầy. Khi poodle gặp phải hiện tượng này thì nên hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự mình quyết định thuốc nhỏ mắt cho poodle vì một số thành phần có thể gây hại nghiêm trọng cho chú cún poodle.

Poodle có một cơ thể đặc biệt là không rụng lông như những bạn cún khác. Hơn nữa, bộ lông rậm rạp, xoăn tít ấy lại chính là điểm nhấn của chúng. Nhưng vì một lý do nào đó mà lông của chúng đột nhiên rụng dần đi. Điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến chính là lượng dinh dưỡng có trong cơ thể poodle. Nếu chúng bị thiếu hụt protein hay vitamin thì sẽ dẫn đến lông không sinh trưởng được và rụng lông.

Ngoài ra, tình trạng nấm, viêm da, ghẻ… cũng khiến poodle rụng lông. Khi bị bệnh giun móc, chó poodle sẽ bị nhợt nhạt ở kết mạc, lông trở nên thô và rối, dễ đứt, không óng ả, lông rụng thành từng mảng lộ cả da và có mụn. Nhưng cũng có thể khí hậu thời tiết thay đổi sẽ làm cho lông cũ poodle rụng đi và thay bằng loại lông mới cho phù hợp.

Những chú chó poodle có hệ tiêu hóa yếu nên rất dễ bị căn bệnh này. Khi bị viêm đường ruột cấp, bạn cần cho chúng đi điều trị ngay. Nếu để quá lâu, poodle nhà bạn có thể thiếu chất, ốm yếu, còi cọc, dần bị kiệt sức và bị tử vong.

Phải phân biệt bệnh viêm đường ruột với bệnh đường ruột do Virus Parvo gây nên

Không như những bệnh thông thường khác, bệnh Care được xếp vào một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm không chỉ riêng giống chó poodle mà những loại chó khác cũng có thể bị. Với những poodle hay bất kỳ dòng chó nào mà chưa được tiêm phòng đầy đủ đều sẽ mắc phải bệnh Care. Và hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào trị khỏi hoàn toàn bệnh này. Vì thế, nếu bạn không muốn poodle gặp phải thì nên đảm bảo số mũi vắc xin phòng ngừa cho chúng.

Đây là một căn bệnh thường gặp ở tất cả các loại chó. Với việc không vệ sinh sạch sẽ nơi ở và bản thân chú cún, trong bộ lông poodle nhà bạn có thể xuất hiện các loại ve, rận, bọ. Những sinh vật này sẽ hút máu dần dần ở vật chủ và gây loét cho da.

Biểu hiện thương thấy nhất của bệnh này là poodle bị bạc lông hoặc rụng lông

Nói dễ hiểu thì đây là bệnh viêm khí quản hay phế quản truyền nhiễm. Cũng giống bệnh viêm da, bệnh ho cũi cũng rất hay xuất hiện trên người poodle. Mỗi chú cún sẽ bị ít nhất là một lần. Khi bị bệnh này, poodle cũng cần được chữa trị kịp thời để không bị nguy hiểm tính mạng.

Nếu chỉ nôn ra nước vàng có kèm với thức ăn thì tình hình của các bé poodle không quá nghiêm trọng như khi nôn ra bọt trắng. Thường thì poodle bị nôn ra nước vàng là do ăn không tiêu, hoặc ăn phải dị vật, bạn nên theo dõi kỹ trong vòng 1 ngày, nếu tình trạng không đỡ thì ngay lập tức đưa đi thú y

Tại sao cún poodle lại bị mắc những căn bệnh này?

Lý do khiến poodle bị viêm đường ruột là do ở vách ruột non có giun móc. Loại sinh vật này là loài sống ký sinh và hút máu để tồn tại. Sau thời gian dài, niêm mạc ruột bị tổn thương và xuất huyết. Bên cạnh đó, virus Parvo và virus Care cũng sẽ gây nên bệnh này sau khi xâm nhập được vào cơ thể poodle.

Chúng sẽ tấn công và phá hủy hoạt động ở đường ruột gây ra tình trạng tử vong cho poodle. Loại cuối cùng chính là những con vi khuẩn E Coli, Clostridium, Salmonella… có trong đồ ăn thức uống bị bẩn. Khi poodle ăn phải, những con vi khuẩn này sẽ vào và phát triển tại phần niêm mạc rồi làm cho đường ruột bị viêm.

Khi bước vào mùa mưa, độ ẩm trong không khí sẽ tăng lên. Chính điều này đã tạo điều kiện để virus Parvo và Care phát triển và xâm nhập vào cơ thể poodle. Những chú cún càng nhỏ (từ 2 đến 12 tháng tuổi) thì càng dễ mắc phải do sức đề kháng chưa đủ mạnh.

Với bộ lông rậm rạp và dày như poodle, những con ve chó, rận, bọ chét rất dễ ẩn nấp và ký sinh bên trong. Trong quá trình sống ký sinh này, chúng sẽ hút máu và sinh sản ra thêm nhiều con khác. Về lâu về dài, da của poodle sẽ dần bị lở loét, bị ghẻ và nấm da. Ngoài ra, poodle khi bị thương do cắt tỉa lông cũng sẽ bị nhiễm trùng, viêm da và hoại tử.

Những chú poodle dưới 6 tháng tuổi thường chưa đủ khỏe để thích nghi với môi trường mới. Nên khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc di chuyển từ nơi này đến nơi khác có kiểu khí hậu mới sẽ bị mắc bệnh ho cũi. Điều này là do trong không khí có vi khuẩn Parainfluenza và vi khuẩn Bordetella đi vào cơ thể poodle qua đường hô hấp hay do sự tiếp xúc với chú chó khác đang có bệnh.

Poodle có biểu hiện gì khi bị bệnh và cách điều trị Poodle bị viêm đường ruột

Khi bị viêm ruột, bạn sẽ thấy cún nhà mình chán ăn, sốt cao (38 đến 39 độ), bị nôn mửa, tiêu chảy, phân của poodle bị loãng, có màu xám đen và bốc mùi tanh. Nếu tình trạng này diễn ra lâu thì bụng poodle sẽ bị thóp lại, bước đi lảo đảo do thiếu nước. Nghiêm trọng nhất là poodle không động đậy, di chuyển, đi đại tiện có kèm theo máu, nhiệt độ cơ thể bị hạ xuống. Lúc này, bạn có muốn chữa thì cũng đã muộn.

Nếu poodle chỉ mới bị nhẹ thì bạn nên đưa chúng đi khám và có thể dùng một số thuốc đặc trị như PParavet (liều 1ml/4 kg), Atropin (2ml/10 -15 kg), PNa.campho (2 – 4 ml/con/ngày). Thêm vào đó, poodle sẽ cần dùng thêm kháng sinh: Spectylo (1ml/ cân nặng 3 – 5 kg), Tylenro 5+5 (1ml/10kg thể trọng/ngày) và một số thuốc bổ như Vime C (500mg/con/ngày), Vitamin B6 (1ml/con/ngày), Vitaral (1ml/10kg).

Truyền cho poodle glucose 5% hằng ngày để bù nước do nôn mửa và tiêu chảy. Còn poodle mà bị viêm đường ruột do giun móc thì sẽ được uống Levavet (0,5 ml/10 kg), Vimectin 0,1% (0,2ml/kg) để tẩy giun sau khi đã được điều trị 7 đến 10 ngày. Và cứ khoảng 2 đến 3 tháng thì bạn lại cho cún poodle uống thuốc tẩy giun. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ được dùng những loại thuốc này theo chỉ định của bác sĩ.

Poodle bị bệnh Care đi ngoài ra máu

Khi nhiễm virus Care, poodle sẽ có dấu hiệu ho, nước mũi chảy liên tục, mắt bị sưng húp và có dịch nhầy trong thời gian dài. Đi cùng với những biểu hiện này là sốt cao từ 39 đến 40 độ C. Càng để lâu bệnh có thể chuyển biến thành khó thở, hay khò khè, nôn mửa và đi ngoài ra máu. Những triệu chứng này gần giống với viêm đường ruột nên người nuôi mà không chú ý kỹ có thể chữa trị sai cho poodle.

Khi đó, virus sẽ có cơ hội tiến đến trung ương thần kinh và tiếp tục gây hại. Nếu để tới mức này thì cún poodle đã rơi vào trạng thái nguy hiểm. Vì vậy, để tránh tình trạng này xảy ra, bạn phải luôn quan sát các biểu hiện của poodle. Chỉ cần thấy một dấu hiệu bất thường thì nên đưa chú đi khám ngay để nhanh chóng điều trị bệnh. Nhưng tốt nhất vẫn nên tiêm phòng đầy đủ từ trước để bảo vệ sức khỏe cho chú cún nhà bạn.

Poodle bị viêm da, vảy gàu

Triệu chứng dễ thấy nhất khi cún bị viêm da là cảm giác ngứa ngáy, hay gặm lông, cào cấu của poodle. Thêm nữa, những chỗ bị thương còn chảy mủ, đóng vảy, đóng thành cục trên lông và dần dần chỗ da đó bị rụng lông. Không như bệnh Care hay bệnh viêm đường ruột, bệnh viêm da này có thể tự chữa tại nhà.

Trước tiên, bạn phải bỏ phần lông ở chỗ bị viêm rồi dùng nước muối đã được pha loãng hay oxy già vệ sinh cho sạch sẽ. Tiếp theo, tiêm cho bé poodle Bivermectin 0,1%. Để biết chính xác nên tiêm với lượng bao nhiêu, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Và điều cần lưu ý cuối cùng, bạn nên tránh cho vùng bị viêm của poodle dính nước khi đang điều trị.

Các chú cún poodle bị ho cũi sẽ hay có triệu chứng ho khan, ho to như tiếng ngỗng, nước mũi chảy, mắt ửng đỏ… Đến khi nặng hơn, poodle sẽ chán ăn, bị sốt, ho một cách nặng nề kèm theo khó thở…

Nguy hiểm nhất là tình trạng hôn mê, bất tỉnh. Và để kịp thời trị bệnh cho poodle, bạn nên mang chúng đến gặp bác sĩ ngay sau khi thấy poodle ho.

Làm thế nào để poodle không bị bệnh?

Luôn đưa poodle đi phòng ngừa vắc xin đầy đủ

Cho poodle ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để chúng có được sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn

Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho poodle và sấy khô lông cho chúng sau khi tắm hoặc những lúc bị ẩm ướt

Cần sấy khô lông poodle sau khi tắm cho chúng

Cứ 2 đến 3 tháng bạn nên cắt tỉa lông cho poodle vừa để gọn gàng, sạch sẽ vừa ngăn chặn ký sinh trùng phát triển

Đảm bảo chỗ ở và nơi ăn uống của poodle luôn sạch sẽ

Thức ăn cho poodle phải luôn được nấu chín, nước cũng phải đun sôi để nguội, đồ ăn còn thừa, bị ôi thiu thì phải bỏ ngay

Khi đưa poodle đi dạo cần theo dõi chúng để không lại gần thùng rác hay chỗ nước bẩn

Cho poodle tẩy giun định kỳ (2 đến 3 tháng lại cho tẩy giun một lần)

Nguồn:

Từ khóa tìm kiếm:

Cách Nuôi Chó Alaska: 5 Vấn Đề Thường Gặp Ở Chó Alaska

Bạn có yêu Alaska?

1. Chó Alaska bị sốc nhiệt

Sốc nhiệt ở chó Alaska thường xảy ra vào những ngày nắng nóng, khi các bé phải tiếp xúc lâu với mức nhiệt độ cao hơn 30 độ C, hiện tượng này xảy ra ở cả chó con lẫn chó trưởng thành. Bạn có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như: Chó thở dốc và nhanh hơn bình thường, lưỡi thè ra ngoài, uống nước liên tục, phần bụng nóng lên, ở miệng tiết nhiều nước bọt, tim đập nhanh,… Lúc này trông chúng đi đứng lờ đờ hoặc nằm ủ rũ, trông rất mệt mỏi. Nếu nặng hơn chúng có thể nôn mửa hoặc rơi vào hôn mê, nếu không xử lý kịp thời thì có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Khi gặp tình huống Alaska bị sốc nhiệt bạn không nên hoảng hốt mà cần bình tĩnh để giải quyết. Đầu tiên cần giảm nhiệt độ cho các bé càng sớm càng tốt, đưa các bé vào chỗ mát chẳng hạn như phòng điều hòa, nếu không có điều hòa thì dùng quạt.

Bên cạnh đó thực hiện một số cách để hạ nhiệt như đổ nước lạnh lên người, thả chú chó của bạn vào bồn tắm hoặc chậu nước để làm mát, lưu ý là không dùng nước đá vì sẽ khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Nếu thấy biểu hiện sốc nhiệt có vẻ nặng thì nên gọi cho phòng khám thú y để được hướng dẫn sơ cứu và sau đó nhanh chóng đưa các bé đến phòng khám.

2. Chó Alaska biếng ăn, bỏ ăn

Nắm vững cách nuôi chó Alaska đòi hỏi bạn cần nắm vững kiến thức về dinh dưỡng. Thông thường chó Alaska biếng ăn do 2 nguyên nhân chính. Đầu tiên rất có thể chú chó của bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó, chẳng hạn như ốm, đau răng, các bệnh về đường ruột,… Bên cạnh đó những chú chó vừa trải qua phẫu thuật cũng sẽ có triệu chứng tương tự. Biểu hiện của chứng biếng ăn, bỏ ăn do bệnh lý là bé Alaska trông rất mệt mỏi, nằm ủ rũ một chỗ cùng với các triệu chứng bệnh đặc thù. Trong trường hợp này bạn cần đưa bé đến phòng khám thú y để được chẩn đoán và điều trị.

Còn nếu chó Alaska biếng ăn do thói quen xấu thì rất dễ nhận biết bởi chúng vẫn chạy nhảy bình thường nhưng tới bữa ăn lại có dấu hiệu “chê”, chỉ hửi hửi rồi bỏ đi hoặc ăn rất ít. Nếu chú Alaska của bạn đang bị biếng ăn do thói quen thì tức là đã bị bạn chiều hư rồi đấy. Trong trường hợp này bạn cần thay đổi cách huấn luyện nghiêm khắc và kỷ luật hơn, chẳng hạn như thay vì cố gắng nài nỉ để chúng ăn thì hãy mang đồ ăn đi khi qua bữa, sau đó tiếp tục lặp với và giảm khẩu phần ăn xuống. Cứ như vậy chúng sẽ hiểu nếu không ăn sẽ bị bỏ đói và dần khắc phục chứng biếng ăn.

3. Chó Alaska bị rụng lông nhiều

Rụng lông là một vấn đề thường thấy ở những giống chó có bộ lông dày, dài như Alaska. Nếu diễn ra theo chu kỳ thì đây hoàn toàn là do yếu tố sinh lý bình thường ở loài chó, còn gọi là chu kỳ thay lông và không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu chú chó Alaska có dấu hiệu bị rụng lông nhiều bất thường, rụng từng mảng thì cần phải kiểm tra kỹ để tìm nguyên nhân. Có 3 nguyên nhân chính có thể dẫn đến việc chúng bị rụng lông nhiều và bất thường đó là do bị viêm da, do thiếu dưỡng chất và do khí hậu.

Trường hợp chó Alaska bị viêm da nguyên nhân là do môi trường sống không được đảm bảo vệ sinh dẫn đến việc các bé bị nhiễm vi khuẩn, nấm. Lúc này da chúng sẽ bị ngứa ngáy, thường xuyên gãi khiến da bị trầy xước, cần mua các loại thuốc đặc trị hoặc mang đến bác sĩ thú ý, đồng thời giữ gìn vệ sinh cho chúng, thường xuyên tắm rửa bằng sữa tắm chuyên dụng.

Bộ lông chó cũng như tóc ở người, nếu bị thiếu dưỡng chất thì sẽ bị rụng nhiều hơn. Cần bổ sung đầy đủ các chất cần thiết để giúp chúng có bộ lông dày mượt và khỏe mạnh. Các loại vitamin và khoáng chất được khuyến khích tốt cho lông của Alaska là vitamin A, vitamin B, kẽm, vitamin H (Biotin),…

Khí hậu cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển bộ lông của Alaska và ngược lại bộ lông dày gây nhiều rắc rối cho chúng khi sống tại môi trường nắng nóng ở Việt Nam. Do đó vào mùa hè cần cắt bớt lông để tránh sốc nhiệt, luôn giữ cho bé Alaska của bạn luôn được mát mẻ để bộ lông có thể phát triển tốt.

Alaska là giống chó lớn với các đặc điểm tính cách như mạnh mẽ, độc lập, chúng không đòi hỏi sự chiều chuộng vuốt ve như những chú chó nhỏ khác. Tuy nhiên chúng lại có bản tính ưa vận động, do đó nếu bị nuôi nhốt trong các không gian tù túng hay bị kìm hãm quá lâu thì Alaska rất dễ rơi vào trạng thái stress, chúng sẽ trở nên hung dữ, đào bớt và phá phách đồ đạc trong nhà.

Cho nên, trước khi nuôi một bé Alaska bạn cần chắc chắn mình có thể tạo cho chúng một không gian sống thoải mái, có nhiều thời gian để giúp chúng thực hiện các bài tập hay ra ngoài chạy nhảy hằng ngày.

Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Poodle Và Dấu Hiệu Nhận Biết

là dòng chó cảnh vô cùng phổ biến bởi thân hình đáng yêu. Tuy nhiên, giống chó này lại khá yếu, dễ bị bệnh nếu không được chăm sóc cẩn thận. Bệnh ho cũi, bệnh viêm da và viêm đường ruột cấp là 3 bệnh thường gặp ở chó Poodle.

1. Bệnh ho cũi ở chó Poodle

Bệnh ho cũi chính là 1 loại bệnh thường gặp ở chó Poodle và rất phổ biến ở các loại chó. Đây là căn bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời thì tính mạng của chó Poodle sẽ không được đảm bảo.

Bệnh ho cũi thường xuất hiện ở chó Poodle dưới 6 tháng tuổi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Biểu hiện thường thấy của căn bệnh này là: mắt ửng đỏ, chảy nước mũi, tiếng ho to và kéo dài, ho khan kéo dài,… Những biểu hiện này có thể kéo dài khoảng thời gian dài và dần nặng hơn nếu không có phương pháp chữa. Ở những trường hợp nặng hơn thì những triệu chứng diễn biến rất phức tạp như: khó thở, ho nặng nề hơn, sốt và bỏ ăn,…

Để điều trị bệnh ho cũi thì bạn cần đưa chó Poodle đến gặp bác sĩ thú y để nhận được hướng dẫn chữa bệnh. Bên cạnh, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để giảm cơn ho.

2. Bệnh viêm da ở chó Poodle

Viêm da cũng là một bệnh thường gặp ở chó Poodle. Lý do là bởi Poodle có bộ lông mọc dày và rậm rạp; đây chính là nơi trú ẩn lý tưởng của những loại ký sinh trùng như rận, ve chó, bọ chét. Những loại ký sinh trùng này sẽ gây nên tình trạng lở loét, từ đó gây nên bệnh ghẻ và nấm trên da. Đôi khi, chó Poodle cũng có thể bị viêm da do cắt tỉa lông không đúng cách. Bệnh viêm da ở chó Poodle nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng trên da.

Khi Poodle bị viêm da, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu như chó liên tục gặm nhấm, cào cấu, bứt lông do ngứa ngáy, khó chịu. Vùng da ở khu vực này sẽ có dấu hiệu chảy mủ, vón thành cục bông nằm trên lông và đóng vảy.

Để điều trị căn bệnh thường gặp ở chó Poodle này bạn cần:

Bạn lấy tay gỡ bỏ các ký sinh trùng bám trên da để chúng không hút máu của Poodle. Bạn nên lưu ý bắt nhẹ tay, tránh giật lông mạnh làm ảnh hưởng đến làn da của chó.

Sau đó, bạn mang cún đến bác sỹ thú y để cắt bỏ phần lông tại nơi bị viêm để da được thông thoáng. Sau đó dùng oxy già hoặc nước muối pha loãng để lau chùi sạch sẽ lớp da cho chó.

Poodle sẽ được tiêm 1 mũi Bivermectin 0,1% với liều lượng tương xứng cùng trọng lượng cơ thể của mỗi cá thể Poodle

Bạn mang chó về nhà chăm sóc và theo dõi thêm, vệ sinh vùng da bị viêm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y

3. Bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle

Viêm đường ruột cấp cũng là một bệnh thường gặp ở chó Poodle, nguyên nhân phổ biến của bệnh này bao gồm:

Do vi khuẩn: những loại vi khuẩn như E Coli, Clostridium, Salmonella,… trong môi trường, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. dễ dàng xâm nhập và tấn công niêm mạc ruột khiến Poodle bị viêm ruột cấp tính.

Do virus: những virus gây ra bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle bao gồm Parvo và Care. Hai virus này xâm nhập vào trong đường ruột đồng thời tấn tông đến toàn bộ cơ quan tiêu hóa.

Do giun móc: khi đường ruột của chó có xuất hiện giun móc thì những loại giun này đường xuất hiện ở vách ruột và bám chặt xung quanh thành ruột.

Khi bị bệnh viêm đường ruột cấp, Poodle thường có những biểu hiện sau đây:

Bỏ ăn và chán ăn

Nôn ói, tiêu chảy và co giật và bị sốt cao từ 38 đến 39 độ C

Chất thải màu xám màu đen và có mùi tanh hôi khó chịu

Triệu chứng bị viêm đường ruột nặng bao gồm: kiệt sức, nằm mê man 2 chỗ, cơ thể lạnh ngắt và có thể đi tiểu ra máu,…

Để chữa trị bệnh viêm đường ruột cấp tính ở chó Poodle, bạn nên đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để được kê đơn thuốc.

7 Vấn Đề Tiêu Hóa Thường Gặp Ở Chó Và Cách Xử Trí

Khi cún yêu của bạn có những dấu hiệu bất thường xảy ra như mệt mỏi, ăn kém, đại tiểu tiện không bình thường,… rất có thể chó của bạn đã mắc phải một số vấn đề về đường tiêu hóa rồi đấy. Dưới dây là 7 vấn đề tiêu hóa thường gặp ở chó bạn nên biết và cách xử trí khi chó của bạn mắc phải.

Bị tiêu chảy

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là phân lỏng. Tiêu chảy là một bệnh phổ biến ở chó và các động vật khác. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng bệnh này chẳng hạn như chó của bạn có thể ăn phải đồ ăn đã bị hư, thiu, thối hoặc là chúng bị dị ứng với một số thành phần cụ thể trong thực phẩm. Cũng có khi là vì bạn thay đổi thức ăn cho chó quá nhanh hay vì chó có ký sinh trùng nội.

Kém hấp thu ở ruột

Đường ruột kém khiến thức ăn không tiêu hóa được, dẫn đến không hấp thu được các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có thể gây tiêu chảy, mệt mỏi, ăn kém,… ở chó.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng, viêm màng lót của ruột kết, là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở chó. Nó làm sưng ruột già, vì vậy chó của bạn có thể bị đau khi đi đại tiện hay bị tiêu chảy. Viêm đại tràng có thể là mãn tính hay cấp tính. Một sự thay đổi trong thực phẩm ăn uống hay dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể thường là thủ phạm tấn công dẫn đến viêm đại tràng.

Viêm dạ dày ruột cấp tính

Viêm dạ dày ruột cấp tính thường là một vấn đề tạm thời gây viêm trong dạ dày và ruột. Nó thường xảy ra khi một con chó ăn nhiều chất béo hay thực phẩm dư hỏng. Nó cũng có thể xảy ra nếu một con chó ăn bất cứ thứ gì có chứa độc hay có thành phần mà chó dị ứng.

Xuất huyết dạ dày ruột

Tương tự như viêm dạ dày ruột cấp tính, xuất huyết dạ dày ruột thường là một vấn đề tạm thời, nhưng nó có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Xuất huyết dạ dày ruột gây nôn mửa và phân đẫm máu nghiêm trọng, thường bị tiêu chảy. Nó có thể phát sinh khi chó của bạn ăn phải thực phẩm hoặc các chất mà chó bị dị ứng, cũng giống như viêm tụy và các bệnh tự miễn khác.

Viêm tụy

Viêm tụy là một bệnh nhiễm trùng hay viêm tuyến tụy. Lí do gây ra viêm tụy hiện nay vẫn chưa được xác định, tuy nhiên thực phẩm chứa chất béo cao có thể là nguyên nhân. Các vấn đề khác có thể gây ra tình trạng này bao gồm chấn thương tụy, nhiễm trùng hay do một căn bệnh.

Ngoại tiết suy tụy

Ngoại tiết suy tụy xảy ra khi tuyến tụy của chó yêu không sản xuất ra đủ các enzim tiêu hóa. Giảm cân, tăng sự thèm ăn và phân mềm đều là những triệu chứng chính. Nếu bạn nhận thấy chó yêu đang bị sụt cân, rất có thể cơ thể nó đang không sản xuất đủ enzim trong tuyến tụy đấy.

Theo dõi những gì chó của bạn ăn trong tất cả các bữa ăn

Hãy chắc chắn rằng chó của bạn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và không tiếp xúc với những thực phẩm không nên ăn. Khỏe mạnh có thể giúp chó cưng chống lại các tác nhân gây hại đến đường tiêu hóa.

Hãy đảm bảo rằng chó của bạn được uống đủ nước mỗi ngày. Đặc biệt, trong thời gian chó có vấn đề về tiêu hóa, chúng lười uống nước trong khi cơ thể mất nước trầm trọng. Uống đủ nước cũng là một chìa khóa giúp chó của bạn luôn được khỏe mạnh.

Liên lạc với bác sĩ thú y của bạn

Nếu bạn thậm chí nghi ngờ rằng chó yêu của bạn đang bị một vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức. Điều này vô cùng quan trọng, bởi chó yêu của bạn rất có thể cần phải được theo dõi chặt chẽ và có thể được điều trị bằng thuốc.

Sản phẩm dịch vụ của Mèo Cún gồm có:…

Poodle Bị Ghẻ Hay Bị Những Căn Bệnh Thường Gặp Là Vấn Đề Đáng Lo Ngại

Poodle bị ghẻ Sarcoptes

Căn bệnh được gây ra bởi vi khuẩn có tên gọi là Sarcoptes Scabiei var canis. Đây là loại vi khuẩn rất nguy hiểm vì có thể lây lan từ chó Poodle bị ghẻ Sarcoptes sang người tiếp xúc. Loại vi khuẩn này sẽ khiến cho các boss bị rụng lông nhiều hơn và gây nên ngứa ngáy, khó chịu. Đây cũng là một trong những bệnh thường gặp ở chó Poodle.

Bệnh Demodex ở chó Poodle bị ghẻ

Những chú chó Poodle bị ghẻ này do lây nhiễm bởi vi khuẩn có tên gọi là Demodex canis. Thường có những biểu hiện rụng lông toàn thân nặng nề, mặt bị sưng đỏ nhất là ở vùng quanh mí mắt, ngứa ngáy khiến chó luôn dùng chân gãi và dẫn đến bộ da bị hỏng dần. Dấu hiệu của bệnh này là viêm nhiễm có mủ và chảy nước ở kẽ móng bàn chân với mùi hôi khá đặc trưng. Đối với căn bệnh này thì không có nguy cơ lây lan sang người và ít lây sang các chú chó khác

Cũng như bệnh ghẻ Sarcoptes, với các chú chó Poodle bị ghẻ Demodex cũng nên dùng nước đun của lá cây kế, cây xoan hoặc lá xà cừ để tắm. Sau đó bạn nên chú ý khẩu phần ăn của chúng, không nên cho ăn quá mặn và nên mua thuốc điều trị ghẻ cho chó. Hãy cắt bớt lông cho những chú Poodle bị ghẻ để có thể dễ dàng hơn trong quá trình điều trị.

2. Những bệnh thường gặp ở chó Poodle – Các bệnh viêm

Nguyên nhân gây bệnh

Do bộ lông chó Poodle mọc dày và rậm rạp nên đã trở thành chỗ trú ẩn lý tưởng của các loại ký sinh trùng trên da như: bọ chét, ve chó, rận. Sau khi ký sinh, chúng sẽ hút máu để sinh sản, gây nên tình trạng lở loét. Lâu ngày dẫn đến bệnh ghẻ và nấm trên da. Ngoài ra trong quá trình tỉa lông có thể gây ra tổn thương, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng da và nặng có thể dẫn đến hoại tử

Cách điều trị

Viêm da là căn bệnh rất hay gặp trong suốt vòng đời của chó Poodle. Bạn có thể tự điều trị tại nhà mà không nhất thiết phải đưa chúng đến bác sĩ thú y. Đầu tiên, cắt bỏ phần lông tại vị trí bị viêm để vùng da đó được thông thoáng. Sau đó, dùng nước muối pha loãng hoặc oxy già rửa sạch da hằng ngày để tránh bị nhiễm trùng. Sau đó sử dụng thuốc Bivermectin 0,1% theo đường tiêm. Liều lượng cụ thể phụ thuộc vào cân nặng của từng bé Poodle. Bạn nên nhờ bác sĩ thú y tư vấn thêm.Tránh để vùng bị viêm da tiếp xúc với nước trong quá trình điều trị.

3. Bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle

Nguyên nhân Những giống chó nhỏ như Poodle có hệ tiêu hóa không tốt nên rất dễ mắc bệnh viêm đường ruột. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng kéo dài có thể dẫn đến chậm lớn, cơ thể còi cọc, ốm yếu do không thể hấp thụ được thức ăn. Bệnh nặng có thể gây tiêu chảy và dần dẫn đến tử vong

Cách điều trị Một số loại thuốc dùng để điều trị như sau:

Dùng các loại kháng sinh: Spectylo: liều 1ml/ cân nặng 3 – 5 kg. Tylenro 5 + 5: liều 1ml/10kg thể trọng/ngày.

Thuốc đặc trị bệnh: – PParavet: liều 1ml/4 kg; P.Atropin: liều 2ml/10 -15 kg; PNa.campho: liều 2 – 4 ml/con/ngày.

Kết hợp thêm một số loại thuốc bổ như: Vime C: liều 500mg/con/ngày; Vitamin B6: liều 1ml/con/ngày; Vitaral: liều 1ml/10kg.

Chó Poodle nôn mửa và tiêu chảy quá nhiều thì truyền glucose 5% mỗi ngày để cung cấp nước và chất điện giải giúp chúng nhanh hồi phục.

Nếu nguyên nhân gây bệnh đường ruột là do giun móc thì sau khi hồi phục từ 7-10 ngày, bạn nên tẩy giun cho chó Poodle bằng các loại thuốc đặc trị như: Levavet liều 0,5 ml/10 kg; Vimectin 0,1% liều 0,2ml/kg. Sau 2 -3 tháng lặp lại một lần.

Chú ý:

Khi dùng những loại thuốc trên thì nên dùng theo đơn và có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng vì liều lượng uống còn phụ thuộc vào trọng lượng của bé Poodle.

Để biết thêm về thông tin phòng chống hoặc trị liệu các bệnh thường gặp ở Poodle. Các bạn nên đến các phòng khám chuyên cho thú cưng hoặc các store uy tín trên thị trường.POODLE STORE SÀI GÒN là một trong những cửa hàng bán thú cưng uy tín hàng đầu tại chúng tôi Chúng tôi luôn mang đến cho bạn những bé chó khỏe mạnh nhất, đáng yêu nhất với đa dạng chủng loại không chỉ riêng Poopdle đen .

Hãy liên hệ với chúng tôi POODLE STORE

3 Vấn Đề Thường Gặp Khi Mua Rọ Mõm Cho Chó

Khi nào chú chó của tôi nên đeo rọ mõm?

Nếu như bạn có 1 chú chó hung hăng dữ tợn có khả năng cắn người. Hoặc khi nó bị ở trong tình trạng sợ hãi thái quá gây nên cắn bậy. Thì việc rọ mõm cho chó lại là một việc cần thiết. Những trường hợp khiến cún sợ hãi thái quá và cắn để phòng vệ có thể là những lần đi khám bác sĩ thú y. Hoặc là những nơi mà có nhiều chó lạ và người lạ.

Nếu bạn có 1 chú chó mà bạn nghĩ rằng nó sẽ cắn người trong 1 số trường hợp trên thì bạn nên rọ mõm nó trong khoảng thời gian đó.

Nên sử dụng loại nào rọ mõm cho chó của tôi?

Việc này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Nếu như ở bệnh viện thú y, hoặc khi bạn đang cho chú chó của mình tái hòa nhập cộng đồng để huấn luyện nó thành con chó bình thường. Thì bạn nên đeo loại rọ mõm lưới mà có thể bao trọn được hết phần mõm của chúng (mesh style muzzle). Mặc dù vậy, bạn cũng nên nhớ rằng chỉ nên đeo rọ mõm cho chó nhiều nhất là 20 phút. Điều này còn tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời và cường độ tập luyện, hoạt động của cún.

Hãy kiểm tra rọ mõm cho chó thường xuyên. Cũng như xem nó có thoải mái với chiếc rọ mõm đấy không nếu như chúng có biểu hiện khó khăn trong việc thở hoặc có dấu hiệu của việc bị sốc nhiệt.

Rọ mõm cho chó bằng nhựa, sắt, inox hay da?

Để giúp cho việc mọi người xung quanh cảm thấy thoải mái với 1 chú chó rọ mõm. GENYO PET CARE khuyên bạn có thể sử dụng những loại rọ mõm trông tinh nghịch hơn. Ví dự như rọ mõm mỏ vịt, mỏ heo… Nhằm giảm thiểu sự kỳ thị của mọi người với 1 chú chó khi bị rọ mõm.

Khi mua rọ mõm, bạn hãy chú ý mua loại bằng nhựa hoặc cao su. Không nên mua loại bằng kim loại hoặc bằng da. Bạn có thể tìm đến địa chỉ cửa hàng GENYO PEY CARE để tìm mua rọ mõm cho chó với giá tốt nhất.

Một số sản phẩm rọ mõm tại shop

Những tiêu chí để mua rọ mõm cho chó phù hợp :

Với tất cả các loại rọ mõm. Bạn hãy chắc chắn rằng mình đã chọn đúng size phù hợp với chú chó của mình. Nhằm tránh cho chúng có cảm giác không thoải mái. Nếu như rọ mõm được làm bằng kim loại hoặc bằng chất liệu da. Hãy kiểm tra để chắc chắn rằng nó không bị chà xát vào mõm của cún.

Khi đeo rọ mõm cho chó bạn phải chú ý tới thân nhiệt của chúng. Đặc biệt với những loại rọ mõm mà hạn chế việc cún có thể há mồm ra để thở. Hãy chú ý thường xuyên tới chú chó của bạn nếu bạn thấy những biểu hiện đó.

Việc quan trọng nhất khi bạn rọ mõm chó chính là bạn phải kiểm soát cảm xúc của chính bản thân mình. Đừng nhìn vào những trải nghiệm của chú chó khi phải rọ mõm. Mà bạn phải hiểu rằng việc rọ mõm là việc phải làm để sửa tính nết cho chó của mình. Hãy giúp cho bản thân mình trở nên tích cực. Để tránh việc chú chó của mình tạo ra những hành vi tiêu cực khi đeo rọ mõm.

Trong một thế giới tương lai lý tưởng, những chú chó của chúng ta đều có 1 hành vi tốt và sẽ không bao giờ phải rọ mõm chúng nữa. Nhưng rất tiếc, hiện tại không phải một thế giới lý tưởng. Vì vậy trong một số trường hợp việc sử dụng biện pháp này là một việc cần thiết. Vấn đề quan trọng nhất bạn phải nhớ đấy chính là rọ mõm cho chó chỉ là một công cụ. Và đã là 1 công cụ thì nó chỉ hiệu quả nếu như chúng ta sử dụng nó với thái độ đúng đắn…

Cập nhật thông tin chi tiết về Cẩm Nang Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Chó Poodle Chủ Nhân Nên Biết trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!