Bạn đang xem bài viết Cai Sữa Cho Chó Con Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi được 3 tuần tuổi, chó con thường được bắt đầu cho cai sữa mẹ. Trong giai đoạn chuyển đổi này, điều cần thiết là dạy chó con ăn thức ăn dành cho chó con.
Quá trình “Chuyển Giao Từ Ti Đến Tô”Khi chó con được 3 tuần tuổi, bạn sẽ bắt đầu cho ăn thức ăn của chó con khoảng 10% lượng calo mỗi ngày. Chúng vẫn sẽ tiếp tục bú mẹ, trong khi quen với thức ăn cho chó con. Sau 2-3 tuần, bạn sẽ chúng ăn thức ăn nhiều dần và chúng sẽ bú mẹ ít dần. Không cai sữa vội cho chó con khi chúng ăn vẫn còn chậm. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bạn sẽ cần tách chó mẹ trong khi cho chó con ăn thức ăn bằng cách dắt chó mẹ sang nơi khác chỉ để chó con lại với tô thức ăn. Chắc chắn lúc đầu chúng sẽ rên rỉ. Sau đó, chúng sẽ nhận ra rằng tô thức ăn của chúng có chứa đồ ăn rất ngon và bổ dưỡng. Đến tuần thứ 7 chó con nên được cai sữa hoàn toàn và chỉ cho ăn thức ăn dành cho chó con.
Thức ăn dành cho chó conBạn có thể mua loại sữa ngoài trộn với thức ăn khô cho chó con, ngâm hạt với sữa ngoài và đổ vào một chiếc bát nông khi chó con bắt đầu đi lại ở tuần tuổi thứ 3. Sữa ngoài sẽ cung cấp thêm chất dinh dưỡng và giúp chó con không bị nghẹn bởi bột khô khi chúng bắt đầu tập ăn. Trong trường hợp chó vẫn chưa biết nhai thức ăn, bạn có thể xay hạt bằng máy xay sinh tố và trộn với sữa cho chó.
Bạn nên cho chó con ăn 3 lần một ngày trong suốt quá trình cai sữa tới 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng, chúng có thể được cho ăn 2 lần một ngày với số lượng mỗi lần ăn tăng dần lên.
Bạn nên tạo thói quen cho chó con ăn đúng giờ, điều này sẽ chế ngự sự thèm ăn ở chó và ngăn chúng không kêu la cả ngày. Khi bạn chuyển sang cho ăn 2 bữa một ngày, bạn có thể bỏ qua bữa trưa (bữa ăn giữa).
Hướng Dẫn Cai Sữa Cho Chó Con Và Chăm Chó Con Cai Sữa
Khi nào cần cai sữa cho chó con?
Có con 1 tháng tuổi đã mở mắt, mở tai, tập đi lại chập chững và chúng bắt đầu tò mò thử tiếp xúc với những thứ thức ăn khác mà chúng bắt gặp. Nếu lúc này chó con được nuôi bởi chó mẹ, chó mẹ sẽ bắt đầu nhường cho chó con những phần thức ăn mềm của mình, hoặc nhè lại thức ăn cho chó con.
Tuy nhiên chó con cần được bú mẹ ít nhất trong 60 ngày và bạn không nên cai sữa sớm cho chó con bởi:
Cai sữa quá sớm cho chó con rất có hại cho sức khỏe của chúng bởi lúc này chó con chưa thể tự nhai và tiêu hóa thức ăn rắn, mà thức ăn tự chế biến có thể không đủ dinh dưỡng cho chó con.
Chó con phải cai sữa quá sớm, dù có hay không có chó mẹ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm về sức khỏe và các vấn đề về hành vi (Texas Gov)
Trong thời gian cho chó con bú và ở gần chó con, chó mẹ sẽ dạy đàn con những kĩ năng sống, ví dụ khi nào nên cắn, khi nào cần sủa, khi nào cần sợ hãi và giữ kỉ luật. Từ đó chó con sẽ học từ mẹ và ngoan hơn sau này. Việc tách chó con khỏi chó mẹ sớm trước 60 ngày có thể gây ảnh hưởng xấu cho cả chó con và chó mẹ.
Sự cạnh tranh để bú sữa mẹ hàng ngày trong đàn con sẽ giúp chó con khỏe hơn.
Hướng dẫn chăm sóc chó con khi cai sữaViệc chăm sóc chó con cai sữa rất đơn giản vì chó mẹ đã làm hầu hết công việc từ vệ sinh, dạy dỗ đến việc bảo đảm an toàn cho chó con. Điều duy nhất bạn cần làm đó là tự nấu cháo cho chó con ăn dặm.
Chó con sẽ dần cai sữa khi chủ nuôi cung cấp các bữa ăn dặm cho nó, và chó mẹ sẽ bắt đầu muốn cai sữa từ sau khoảng 3 tuần – 5 tuần. Tiếp đó, chó con có thể cai sữa hoàn toàn sau 2 tháng.
Quá trình cai sữa cho chó con sẽ kéo dài khoảng 1 tháng từ lúc 1 tháng tuổi tới 2 tháng tuổi. Đây là quá trình tự nhiên và bạn không nên ép buộc cai sữa ngay bởi sẽ rất có hại cho cả chó con và chó mẹ.
Sau 1 tháng tuổi, chó con đã có thể bắt đầu ăn dặm. Chúng sẽ bắt đầu thử ăn ké những thức ăn mới lạ trong bữa ăn của chó mẹ và lúc này bạn nên nấu riêng món ăn dặm cho chó con.
Tiêu chuẩn chất lượng cho thức ăn dặm thời kì này là:
Nhiều dinh dưỡng.
Có sữa.
Mềm / có nước để không cần nhai bởi chó con chưa có răng đủ khỏe để ăn thức ăn cứng, chưa ăn được hạt
Món ăn ấm ở nhiệt độ từ 37 – 38 độ C.
Chó con trước 2 tháng tuổi chưa mọc răng nên chỉ có thể ăn cháo. Trong tháng thứ 2, chó con mọc răng rồi sẽ đến thử ăn những món ăn cho chó mẹ và bạn có thể thử bắt đầu cho ăn theo cách chế biến khác.
Thành phần bữa ăn dặm cho chó con gồm 30% Thịt gà cả da xay nhuyễn, 20% sữa bột cho chó, 50% gạo xay. Cho thêm nước để nấu cháo và để nguội đến nhiệt độ thích hợp trước khi cho ăn. Để tiện lợi hơn, bạn cũng có thể dùng thức ăn hạt cho chó con và xay nhuyễn với nước ấm, sau đó trộn thêm 20% sữa bột để cho chó con ăn dặm.
Để cho chó con làm quen với việc ăn thức ăn dặm, bạn hãy đặt bát thức ăn ngay cạnh đàn chó con để chúng bò tới ăn. Hoặc bạn cũng có thể nhẹ nhàng đặt cằm chó con lên bát thức ăn, chúng sẽ ngửi thấy mùi và bắt đầu liếm thức ăn trong bát. Lưu ý nên chọn bát nông lòng, thấp thôi để chó con dễ ăn hơn.
Khi mới tập ăn dặm bạn chỉ cho chó con ăn 1 bữa/ngày. Khi chúng đã quen ăn dặm thì có thể duy trì 3 – 4 bữa / ngày.
Lúc cho chó con ăn dặm bạn nên tách chó mẹ ra chỗ khác để vừa tránh chó mẹ ăn tranh của chó con vừa tránh việc chó con vẫn quen bú sữa mẹ hơn.
Ở các giai đoạn tiếp theo, bạn có thể giảm dần lượng sữa trong món ăn và tiến tới bỏ hẳn sữa khỏi món ăn dặm.
Từ tuần thứ 7 khi chó con đã cứng cáp, bạn có thể tập dần ăn hạt khô cho chó con hoặc các món ăn tự nấu gồm cơm, thịt cắt nhỏ. Sau tuần thứ 8, chúng đã có thể ăn hoàn toàn thức ăn khác mà không cần sữa mẹ. Và lúc này, bạn cũng có thể bắt đầu cho cún tập gặm xương nhưng cần chú ý an toàn.
Cách tách chó con khỏi chó mẹKhi chó con đã quen dần với việc ăn dặm thì bạn cũng cần lên lịch để tách chó con khỏi chó mẹ. Hãy nhốt riêng chó con vào chuồng hoặc khu vực khác để hạn chế việc chó con đòi bú mẹ, và chỉ cho chó con tiếp xúc với chó mẹ khi đã ăn xong. Đến thời điểm chó con bắt đầu tập gặm xương, bạn đã có thể tách chó con ra khỏi đàn.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt có thể tách chó con khỏi chó mẹ sớm hơn. Ví dụ như chó mẹ từng là chó đi hoang, được nhận nuôi và không được quan tâm chăm sóc nhiều. Chó mẹ có thể hình thành nên tính đề phòng, sợ người và điều này cũng sẽ được truyền dạy cho cún con. Lúc này bạn lựa chọn cách ly chó con và chó mẹ sớm hơn (có thể là từ sau tuần thứ 4) để tránh các di truyền tiêu cực.
5
/
5
(
4
bình chọn
)
Sử Dụng Sữa Cho Chó Con Như Thế Nào Cho Đúng Cách?
Sữa là một chất lỏng (thường có màu trắng đục) được tạo ra bởi con cái của động vật có vú. Sữa được tạo ra làm nguồn dinh dưỡng ban đầu cho các con sơ sinh ăn trước khi chúng có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Do đó sữa hết sức bổ dưỡng và chứa những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển đầy đủ của cơ thể.
Nếu sữa tốt như vậy thì tại sao chó con lại không được uống sữa? Có nên dùng sữa cho chó sơ sinh không?
2. Nguyên nhân chó con không được uống sữaThực ra đúng hơn là chó không được uống những loại sữa cho người như sữa bò, sữa dê. Bởi vì sữa của người (như sữa tươi, sữa bột, sữa đặc) có chứa một lượng lớn lactose hoặc protein đặc biệt. Cơ thể người có đủ các enzym cần thiết để phá vỡ dưỡng chất và hấp thu. Do đó người hoàn toàn có thể sử dụng các loại sữa trên môt cách bình thường. Tuy nhiên, cơ thể chó không có đủ các enzyme cần thiết trên. Vì vậy khi chó uống sữa của người sẽ gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể. Điều này có thể gây nên các vấn đề khác về sức khỏe.
3. Hậu quả khi cho chó sử dụng sữa sai cáchViệc cho chó con sử dụng sữa sai cách gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
+ Triệu chứng nhẹ của việc không dung nạp lactose là đầy hơi. Dấu hiệu cún đầy hơi là bạn có thể nghe thấy những âm thanh ọc ọc trung bụng của cún. Và khi bị đầy hơi, chó sẽ kén ăn, không muốn ăn thậm chí là những món khoái khẩu nhất.
+ Nghiêm trọng hơn, chó cưng có thể bị nôn mửa và tiêu chảy. Đây là dấu hiệu cơ thể đào thải lactose không thể tiêu hóa được. Những triệu chứng trên, đặc biệt là tiêu chảy, có thể gây hậu quả khôn lường. Cơ thể cún sẽ mất nước rất nhanh, sốt cao, thậm chí có thể tử vong nếu không được bổ sung nước và ngăn tình trạng tiêu chảy. Bạn phải tiếp nước cho chúng thường xuyên qua đường miệng. Nếu như các triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa vẫn tiếp tục, bạn phải đưa bé đến cơ sở thú y ngay.
Bạn không nên coi thường hậu quả của việc sử dụng sữa cho chó con sai cách. Có thể bạn nghĩ đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy không là gì thì bạn sai rồi. Ngoài những hậu quả kể trên, việc mắc các triệu chứng trên một thời gian sẽ làm cho sức đề kháng của cơ thể yếu đi. Cơ thể của cún sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn và có khả năng mắc các chứng bệnh nguy hiểm hơn nhiều.
II. Sử dụng sữa cho chó con thế nào cho đúng cách? 1. Những loại sữa không nên cho chó con sử dụngNhư đã nói ở trên, chó không thể dung nạp được lactose và một số loại protein đặc biệt có trong sữa. Do đó ta cần tránh sử dụng những loại sữa này cho chó con. Một số loại sữa không cho chó con sử dụng có thể kể đến:
Sữa bòSữa bò là loại sữa phổ biến nhất hiện nay. Phần lớn sữa được tiêu thụ trên thị trường là sữa bò. Những thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam như Vinamilk, TH True Milk cũng là sữa bò. Đó là bởi sữa bò là một nguồn dinh dưỡng rẻ, dễ sản xuất, cung lượng lớn. Ngoài ra sữa bò còn rất bổ dưỡng, và cũng rất nhiều người cho chó cưng của mình uống sữa bò một cách thản nhiên.
Sữa đậu nànhSữa đậu nành có chứa hàm lượng lớn một loại protein đặc biệt (còn gọi là đạm đậu nành), mà cơ thể chó lại không thể tiêu hóa loại protein này. Bên cạnh đó, sữa bột dành cho trẻ sơ sinh cũng là một trong những loại sữa mà cún không được uống, vì trong sữa bột cho trẻ sơ sinh không những chứa đạm đậu nành mà còn có hàm lượng sắt cao và chất béo thấp so với nhu cầu dinh dưỡng của thú cưng.
2. Sử dụng những loại sữa cho chó conNguyên nhân gây ra vấn đề sức khỏe ở cún là lactose và đạm đậu nành trong sữa, vậy nên nếu bạn muốn cho chó uống sữa thì hãy tránh mua những loại sữa có chứa các chất dinh dưỡng này.
Một số loại sữa cho chó con được nhiều người yêu thích:
với thành phần giàu chất dinh dưỡng, cân đối và rất dễ tiêu hóa tương tự sữa mẹ. Ngoài ra Bio Milk có tác dụng thay thế sữa mẹ. Đồng thời là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng cho chó mèo còi cọc, chậm lớn. Đây là loại sữa cho chó sơ sinh, những chú cho con mới đẻ rất tốt và mang lại hiệu quả cao.
Lời kếtLiên kết facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn
HotLine: 0912 14 66 22
Nuôi Chó Con Đang Bú Sữa Như Thế Nào?
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chó con đang bú sữa Bạn cần chuẩn bị cho cún những gì:
Chỗ ở:
– Thoáng mát vào mùa hè, ấm và kín gió vào mùa đông, đủ ánh sáng. Có chỗ ngủ, vệ sinh cố định.
– Tránh xa: dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa ga, vật dụng cháy nổ, hóa chất và cây cỏ độc.
– Tránh vị trí cao như cửa sổ, cầu thang… để đề phòng cún rơi từ trên cao xuống.
– Tránh xa điều hòa, quạt.
Dụng cụ: ngoài những đồ dùng cơ bản, bạn nên chuẩn bị thêm cho cún 1 số vật dụng cần thiết như bình sữa hay bát ăn, bát uống nước…
Chế độ ăn uống và chỉ tiêu cân nặng:
Cún đang bú sữa thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, ngoài ra để cún không bị thiếu chất và chậm lớn chúng ta nên bổ sung thêm cho cún sữa bò tươi và cháo gạo bắt đầu từ khi cún khoảng 5 ngày tuổi trở lên.
Trên thực tế, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có những chế độ chăm sóc cho cún khác nhau, tuy nhiên dù bạn chọn khẩu phần ăn gì thì cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún.
Phòng bệnh
Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh, chỗ ở, ăn uống…thì việc phòng bệnh cho cún cũng vô cùng quan trọng.
Ngoài việc cho cún bú sữa đầu để tăng cao sức đề kháng, chúng ta cũng cần có những tác động để giúp cún phòng các bệnh nguy hiểm vì ở tuổi này, cơ thể cún còn rất yếu và dễ mắc bệnh. Nếu cún không được bú sữa đầu, ta nên bố trí tiêm phòng vaccine sớm cho cún 1 số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Chăm sóc khácBên cạnh các vấn đề chính như ăn uống, bệnh tật, vệ sinh thì bạn cũng nên để ý tới việc giúp cún hòa nhập với môi trường sống.
Cho cún làm quen với con người và các “bạn cún” khác trong nhà từ tiếng động, cách vuốt ve, ôm ấp chúng…cho đến việc cho chúng tiếp xúc với các vật nuôi khác trong nhà. Cho hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề phát sinh sau này. Như trên chúng tôi đã nói, dù việc cho cún làm quen môi trường mới, “bạn” mới là rất tốt nhưng không được quá đột ngột, sẽ làm cho cún dễ bị stress.
Khi Nào Nên Cai Sữa Cho Con Là Tốt Nhất
Khi Nào Nên Cai Sữa Cho Con Là Tốt Nhất
Vậy khi nào nên cai sữa cho con là tốt nhất? đó là cậu hỏi mà hầu như mẹ nào cũng nên biết.Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc đó của mẹ.
Theo tổ chức y tế khuyến khích các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng cường khả năng miễn dịch.Sau thời gian này, trẻ vẫn nên bú mẹ bên cạnh chế độ dinh dưỡng mới cho đến ít nhất hai tuổi.
Các dấu hiệu cho biết bé có thể cai sữa đượcBé quá bận rộn để bú. Khi có nhiều thay đổi, bé bận rộn với việc khám phá thế giới đến nỗi không thể ngồi yên và bú, đặc biệt là vào ban ngày.
Bé có thể ăn cháo,cơm nhãoKhi bé được 18-24 tháng tuổi là thời điểm mà hệ tiêu hóa của bé đã phát triển, bé đã có khả năng nhai, nuốt.
Giai đoạn này bé sẽ cảm thấy tò mò khi nhìn thấy người trong gia đình ăn.Bé bắt đầu muốn khám phá những món ăn thô có mùi vị hấp dẫn, khi đó có thể bé sẽ giảm dần đi sự hứng thú đối với sữa mẹ và chuyển sang các món ăn dặm đa dạng về màu sắc, hình thù vui nhộn, ngộ nghĩnh.Đây là thời điểm lý tưởng khi thực hiện cai sữa mẹ cho bé.
Mẹ nên cho bé ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình việc này giúp cho sự phát triển trí tuệ của trẻ và thắt chặt thêm tình cảm gia đình.
Trẻ có thể ngồi thẳng, tự do chơi đùaKhi bé có thể ngồi thẳng, cầm, nắm và chơi một số vật dụng đơn giản mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác lúc này trẻ đã gần một tuổi, hệ thần kinh và hệ vận động phát triển tương đối tốt, bé đã cứng cáp, có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ.
Đồng thời thời điểm này hệ tiêu hóa của bé đã dần được hoàn thiện và có thể hấp thu được dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau không chỉ từ sữa mẹ.Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn dặm kết hợp với uống sữa mẹ hay sữa công thức và bớt dần khẩu phần ăn từ sữa mẹ để cai sữa cho bé.
Khi bé có khả năng nhận biết và ấn tượng với màu sắcCách thức dân gian này chỉ hiệu quả khi bé bắt đầu phân biệt được màu sắc. Khi bé không còn thấy màu sắc quen thuộc của núm vú, bé sẽ dần dần ngưng bú.
Mẹ nên sử dụng những màu tự nhiên để thay đổi màu sắc núm vú chẳng hạn như dùng nghệ tạo màu vàng, dùng củ dền tạo màu đỏ,…
Khi bé nói được thêm 2 – 3 từ ngoài từ bố, mẹ,bà hoặc khi bé đã có thể nói được một câu ngắn
Đây là thời điểm hệ thần kinh, thính giác của trẻ đã phát triển tốt, trẻ có thể diễn đạt mong muốn của mình bằng lời nói.Đây cũng là giai đoạn trẻ muốn khẳng định sự hiện diện của mình bằng vốn từ ít ỏi.
Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể cai sữa cho con, kết hợp,bổ sung thêm nhiều thực phẩm mới để giúp thực đơn của bé thêm đa dạng. Lượng sữa ngoài bé cần bổ sung khi này khoảng 500-600ml/ngày.
Trẻ đã có thể leo lên, leo xuống cầu thangỞ độ tuổi này, trẻ đã khoảng 2 tuổi hoặc hơn 2 tuổi. Độ tuổi này được nhiều các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên cai sữa cho bé.
Mặc dù đã được bú no sữa mẹ nhưng bé vẫn có những biểu hiện không hài lòng.
Đây là dấu hiệu cho thấy bé cần được mẹ bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn để có thể đáp ứng được hết nhu cầu về dinh dưỡng cho sự phát triển. Lúc này, sữa mẹ không còn đủ đối với khẩu phần ăn của bé, bé sẽ cần những loại thực phẩm đa dạng hơn, phong phú hơn và cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.
Tuy nhiên, không nên cai sữa cho bé trong giai đoạn mà bé mới tập ăn dặm. Bởi giai đoạn này, bé ăn dặm với mục đích chính chỉ là để làm quen với những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Do đó, cần kết hợp giữa việc cho bé ăn dặm và bú mẹ để có thể đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ đang cai sữaKhi cai sữa cho trẻ các mẹ tránh trường hợp dừng đột ngột không cho bé bú mẹ mà thay vào đó các mẹ nên cai sữa dần dần cho bé như: giảm số lượng bé bú như trước đây mỗi ngày bạn cho bé bú khoảng từ 7 – 8 lần/ngày mỗi lần khoảng 5 phút thì nay hãy rút xuống còn 3 – 4 lần/ngày mỗi lần khoảng 3 phút, rồi từ từ cắt hẳn.
Nếu đã bắt đầu ngưng không cho trẻ bú sữa, thì cần đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi).
Khi cho bé ăn dặm cần chế biến những món ăn thật mềm, nhỏ như cháo loãng hay bột, vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ vừa loại trừ những nguy cơ bị hóc, nghẹn.
Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngàyChế biến đa dạng các loại thực phẩm cho bé ăn để tạo cảm giác hứng thú khi ăn.
Nhiều mẹ sau khi cai sữa cho con sẽ gặp một số các dấu hiệu bị đau và cương ngực. Trong những trường hợp như vậy, các mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước hoặc mát xoa quanh ngực để bầu sữa mềm ra. Hoặc mẹ có thể dùng máy vắt sữa ra ngoài cho thông sữa.
Vậy khi nào nên cai sữa cho trẻ là khi trẻ có đầy đủ các dấu hiệu có thể cai sữa được như mình chia sẻ ở trên. Nhưng tốt nhất khi theo khuyến cáo của bộ y tế và các chuyên gia
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, độ tuổi và thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ là từ khoảng 24 tháng tuổi. Trong một số trường hợp hoàn cảnh khác nhau có thể thời gian này khác nhau, nhưng không nên cho bé cai sữa quá sớm sẽ gây thiệt thòi cho trẻ bởi vì đối với các bé sữa không chỉ là một dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa rất nhiều các kháng thể để giúp bé phòng chống bệnh tật và phát triển trí tuệ thông minh.
Mẹ Cho Con Bú Nên Uống Sữa Gì Và Uống Như Thế Nào?
by Nguyễn Phương1.4k Views
Tại sao sau sinh nên uống sữa?Sữa là một thức uống rất giàu dinh dưỡng, chứa đầy đủ các chất như : protein, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất; rất tốt cho sức khỏe.
Nó cũng dễ hấp thu và thơm ngon, do đó các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên uống sữa đều đặn mỗi ngày; đặc biệt là trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú và người lớn tuổi.
Riêng với phụ nữ đang cho con bú, việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh là vô cùng khó khăn, vất vả; vì thế lại càng phải ăn những thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Chế độ ăn uống của người mẹ cho con bú ngoài đầy đủ dinh dưỡng, thì phải lưu ý những điểm quan trọng sau :
Calo : người mẹ đang cho con bú nếu không ăn đủ lượng calo mỗi ngày, họ sẽ dễ mệt mỏi và không đủ sữa cho con bú.
Protein : là thành phần cơ bản của mọi tế bào, phải có nó trong mọi bữa ăn; nếu không có đủ lượng protein, tất cả các hoạt động sẽ bị trì trệ.
Chất lỏng : nếu không thường xuyên cung cấp đủ chất lỏng sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón, bị trĩ sau sinh.
Kẽm : chất này thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nếu thiếu nó, cơ thể sẽ bị còi còi, dễ ốm bệnh. Người mẹ dễ bị ốm thì đứa trẻ cũng sẽ dễ bị ốm theo.
Canxi : nếu thiếu nó, thì răng và xương của người mẹ sẽ không chắc khỏe, đồng thời cũng sẽ ít sữa và sữa mẹ không đủ lượng canxi cần thiết cho em bé.
Sắt : thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Nó cũng sẽ làm người mẹ mệt mỏi và dễ bị ốm bệnh hơn.
Trong sữa có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng kể trên, ngoài ra nó còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi khác. Vì thế không nên bỏ qua chúng trong khẩu phần ăn của các bà mẹ cho con bú.
Mẹ cho con bú nên uống sữa gì?Trên thị trường có rất nhiều loại sữa, khiến nhiều người phân vân không biết nên uống sữa nào là tốt nhất.
Sữa tươi, sữa đặc hay sữa bột ? Sữa động vật hay sữa thực vật? Sữa thường hay sữa cho bà bầu, sữa cho mẹ sau sinh?….
Thực tế, mỗi loại sữa có tỉ lệ thành phần dinh dưỡng khác nhau nhưng không đáng kể.
Xét về lượng calo : sữa bò tươi nguyên chất xếp thứ 1, sau đó là sữa đậu nành nguyên chất.
Xét về chất béo : sữa bò cũng cao nhất.
Xét về chất đạm : sữa bò xếp thứ 1, sữa đậu nành xếp thứ 2.
Xét về lượng đường : sữa bò xếp thứ 1, sữa từ gạo xếp thứ 2; sữa dừa, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều xếp thứ 3.
Xét về lượng canxi : sữa đậu nành, sữa từ hạnh nhân hoặc hạt điều đồng hạng xếp thứ 1.
Xét về lượng vitamin D : sữa đậu nành, sữa dừa xếp thứ 1.
Có thể thấy, sữa bò nguyên chất và các chế phẩm từ nó có tổng hàm lượng dinh dưỡng là cao nhất. Tuy nhiên, 80-90% trường hợp dị ứng với sữa là do sữa bò.
Đó còn chưa kể, các nhà sản xuất còn bổ sung hoặc tách bỏ một thành phần dinh dưỡng, hương liệu vào trong các sản phẩm của mình.
Nhiều phụ nữ uống sữa xong bị nôn, cảm giác khó chịu nhưng vẫn cố uống vì nó giàu dinh dưỡng. Hành động này là không nên và không cần thiết.
Các chuyên gia cho rằng trong các loại sữa cho bà mẹ sau khi sinh, không có loại nào là hoàn hảo, là tốt nhất cả.
Đừng quên, sữa chỉ là một trong các loại thực phẩm dùng hàng ngày; ngoài sữa, phụ nữ sau sinh còn được ăn rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác nữa.
Không phải cứ sữa đắt tiền, sữa từ các hãng nổi tiếng thì là sữa tốt. Cách sử dụng chúng cũng quan trọng không kém.
Tóm lại, các bà mẹ đang cho con bú nên :
Chọn loại sữa mà mình cảm thấy thích uống.
Chọn sữa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ các cửa hàng uy tín.
Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
Nên uống đa dạng các loại sữa khác nhau.
Thêm : nếu bạn đang giảm cân hoặc lo ngại tăng cân thì nên nên uống sữa ít béo và ít đường. Nếu bạn là người ăn chay thì nên chọn sữa từ thực vật. Nếu bạn muốn tăng hệ miễn dịch thì nên ăn sữa chua do nó có nhiều lợi khuẩn.
Mẹ cho con bú nên uống sữa như thế nào?Như đã nói ở trên, việc uống sữa hay không, uống sữa gì là tùy vào lựa chọn của mỗi bà mẹ. Các chuyên gia chỉ khuyến cáo nên uống sữa mỗi ngày (không bắt buộc).
Nên uống khoảng 1-2 ly sữa/ngày.
Không nên uống sữa lúc bụng đói cồn cào, hãy ăn nhẹ với món nào đó như bánh quy, bánh mì; nếu không sẽ gây viêm loét dạ dày.
Không uống sữa quá hạn, sữa để lâu bên ngoài khi đã mở hộp.
Tránh uống thuốc cùng lúc với sữa.
Tránh trộn sữa với trà xanh.
Ngoài sữa dạng lỏng, hãy chú ý các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…để không quá mức, dư thừa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cai Sữa Cho Chó Con Như Thế Nào? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!