Bạn đang xem bài viết Cách Xử Lý Khi Chó Bị Rụng Lông Do Nhiễm Bọ Chét được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bọ chét là loài ký sinh trùng thường trú ngụ trên cơ thể vật nuôi, đặc biệt là ở chó. Chúng hút máu từ cơ thể vật chủ để sinh trưởng, gây ra sự ngứa ngáy, khó chịu, bồn chồn, qua thời gian, bọ chét sinh trưởng mạnh, phá hủy da, khiến chó bị rụng lông nhiều, thậm chí thành từng mảng gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chó cưng. Vậy cách xử lý khi chó bị rụng lông do nhiễm bọ chét như thế nào?Nguyên lý cơ bản để điều trị bọ chét hay bất kỳ loài ký sinh trùng nào khác trên cơ thể chó là loại bỏ được ký sinh trùng, đồng thời có biện pháp phục hồi da, phục hồi sức khỏe.
Tắm cho chó
Việc thường xuyên tắm rửa cho chó bằng dung dịch xà phòng có độ PH từ 6 – 7 giúp loại bỏ bọ chét hiệu quả vì bọ chét thường không chịu được môi trường nước cũng như mức độ hóa chất của xà phòng.
Khi tắm dùng lược chuyên dụng cho chó bị nhiễm ký sinh trùng để chải lông, quá trình trải lông có thể giúp loại bỏ lượng lông đã rụng còn vương lại trên da, đồng thời loại bỏ đáng kể lượng bọ chét ra khỏi cơ thể chó.
Tắm lại thật sạch bằng nước ấm để đảm bảo xà bông không còn lưu lại trên da. Duy trì tắm cho chó 2 – 3 lần mỗi tuần.
Đối với tình trạng chó nhiễm bọ chét nặng, lông rụng nhiều, nên sử dụng loại dung dịch tắm đặc trị bọ chét, các loại thuốc dạng xịt, dạng bôi khác để loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các loại thuốc này thường được bán tại nhiều hiệu thuốc thú y khác nhau và không cần bán theo toa kê đơn của bác sỹ, tuy nhiên khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn và sử dụng bao tay trong quá trình thao tác để không bị ảnh hưởng từ không mong muốn từ thuốc đối với cơ thể.
Tắm rửa đúng cách là một phương pháp loại bỏ stress quan trọng.
Sau khi kết hợp quá trình loại bỏ bọ chét, hãy bôi một lượng nhỏ: tinh dầu trà, tinh dầu bưởi, dầu dừa,… một số loại tinh dầu lành tính giúp hồi phục da từ vết cắn của côn trùng, ký sinh trùng, đồng thời giúp lông mọc trở lại nhanh, đều, bóng mượt và khỏe mạnh.
2. Phòng trừ bọ chét
Bọ chét thường có nguy cơ lây lan cao do đường tiếp xúc, chính vì vậy trong qua trình áp dụng cách xử lý khi chó bị rụng lông do nhiễm bọ chét cũng cần loại bỏ nguyên nhân và mầm mống gây bệnh.
Tránh để chó tiếp xúc với các cá thể có nguy cơ mang bệnh khác, nếu có tiếp xúc cần tắm rửa, vệ sinh cho chó ngay sau đó.
Đảm bảo môi trường sống, ổ nằm của chó được khô ráo, thoáng mát.
Sử dụng các loại hương liệu tự nhiên: nước chanh, giấm táo, tinh dầu hoa oải hương hay tinh dầu bạc hà,… để bôi lên lông chó nhằm xua đuổi bọ chét cũng như nhiều loại ký sinh trùng khác. Dùng những hương liệu này xịt lên vị trí nằm, thảm nằm của chó để loại bỏ nguy cơ đến gần của bọ chét.
Cung cấp chế độ dinh dưỡng đủ chất đồng thời cung cấp nguồn nước sạch sẵn có để chó có hệ miễn dịch tốt, chống chọi tốt với bệnh tật và ký sinh trùng.
Cách Xử Lý Khi Chó Rụng Lông
Rụng lông ở chó chia ra 2 trường hợp như sau:
1 – Rụng lông ít, đều toàn thân, không nhìn thấy rõ sự thay đổi ở lông: Thì đây là trường hợp rụng lông rất bình thường, chó nào cũng rụng, gần như ngoại hình, lông chó vẫn phát triển sau khi rụng. Nên chúng ta có thể thoải mái yên tâm về vấn đề này, chỉ cần siêng năng quét nhà, tắm rửa cho chó, hút lông, chải lông cho chó là được, vì chó nào cũng rụng, chỉ có chó không có lông mới không rụng. Và rụng theo chu kỳ, có vài tháng sẽ rụng ít và vài tháng sẽ rụng nhiều.
2 – Rụng lông ít nhiều, nhưng rụng trụi, rụng từng mảng, thấy rõ sự thay đổi ở lông và da: Đây là tình trạng rụng lông khác so với trường hợp trên, chó rụng lông để tại từng mảng, rụng hết lông trên da, đi kèm các biểu hiện như mệt mõi, ghẻ lỡ, hay các bệnh khác như nôn mửa, biết ăn, da dẻ sần sùi…thì chúng ta sẽ biết ngay là chó đã bị bệnh, có thể bệnh về da hoặc bênh bên trong cơ thể. Một số nguyên nhân có thể gây ra như sau:
Nhiễm ký sinh trùng, bọ chét, giun sán, ghẻ
Thừa hoocmone cortisol hay còn gọi là bệnh Cushing, gây biếng ăn, mệt mõi, phình bụng, ốm và rụng lông do thiếu các chất dinh dưỡng.
Chó không được vệ sinh, nơi ở bẩn thỉu, đây cũng là nguyên nhân chính khiến chó bị rụng lông nhiều
Do thời tiết không hợp với cơ địa của chó, ví dụ chó ở xứ lạnh, nhưng về Việt Nam ở cũng sẽ gặp nhiều vấn đề.
Do thiếu dinh dưỡng, việc thiếu dinh dưỡng sẽ khiến chó rụng lông gấp nhiều lần so với bình thường.
Cách chữa trị và xử lý chứng rụng lông ở chó
Nếu bạn muốn chó hết rụng lông, thì có hai trường hợp như sau:
1 – Rụng lông ít, đều toàn thân, không nhìn thấy rõ sự thay đổi ở lông: Thì chỉ cần tắm rửa sạch sẽ cho chó, vệ sinh chuồng trại, thường xuyên chải lông, bổ sung dinh dưỡng cho chó, chọn loại chó phù hợp với môi trường mà bạn đang sống, đừng vì sở thích mà làm hại đến chó của mình.
2 – Rụng lông ít nhiều, nhưng rụng trụi, rụng từng mảng, thấy rõ sự thay đổi ở lông và da: Với trường hợp này, ngoài các vấn đề đã đề cập đến ở trường hợp một, thì chúng ta cần phải tiêm chủng cho chó khỏi các loại bệnh, mua thức ăn bổ sung dinh dưỡng chuyên dụng, nếu tình trạng phức tạp, mang đến thú ý chuyên chó mèo để được hướng dẫn xử lý, cấp những loại thuốc đặc dụng, đặc trị khi chuẩn đoán chính xác nguyên nhân rụng lông ở chó của bạn.
Bài 62: Viêm Da Do Bọ Chét
VIÊM DA DO BỌ CHÉT
( Flea dermatitis )
1. ĐẠI CƯƠNG
Bọ chét thuộc bộ Siphonaptera, không có cánh. Bọ chét sống kí sinh bên ngoài nhờ hút máu của những động vật máu nóng, có vú và loài chim. Có tới trên 2.200 loài bọ chét. Trong đó có những loài thường gặp là:
– Bọ chét mèo ( Ctenocephalides felis): vật chủ chính của bọ chét là mèo nhà nhưng loài này cũng lây nhiễm cho phần lớn các loài chó trên thế giới. Bọ chét mèo cũng có thể có chu trình sinh học trên các loài động vật ăn thịt khác và trên loài thú có túi.Loài người cũng có thể bị bọ chét mèo cắn nhưng không thể bị lây nhiễm vì lí do bọ chét này không thích ứng được với môi trường trên vật chủ lạc chỗ là người.
– Bọ chét chó ( Ctenocephalides canis).
– Bọ chét người ( Pulex irritans) : có vai trò truyền bệnh dịch hạch từ người sang người.
– Bọ chét chuột phương Bắc ( Nosospsyllus fasciatus ).
– Bọ chét chuột phương Đông (Xenopsylla cheopis) : là một loài côn trùng kí sinh trên các động vật gặm nhấm, chủ yếu là chuột và đóng vai tro là trung gian truyền bệnh dịch hạch và sốt phát ban chuột. Sự lan truyền bệnh xảy ra khi bọ chét hút máu loài gặm nhấm và sau đó hút máu người. Bọ chét chuột phương Đông được biết đến nhiều vì nó đóng vai trò trong reo rắc ‘ Cái chết đen ‘ bệnh dịch hạch.
Hiểu biết về sinh thái của các loài bọ chét là rất quan trọng, giúp chúng ta nắm được sự phân bố của chúng trên thế giới, mật độ, khả năng gây bệnh và truyền bệnh của chúng.
Bọ chét là loài kí sinh trùng biến thái hoàn toàn. Vòng đời của bọ chét khoảng 20 đến 35 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Bọ chét phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35ºC và độ ẩm 70-85%. Gặp điều kiện không thuận lợi, nhiệt độ đột ngột hạ thấp thì bọ chét ngừng phát triển và tồn tại kéo dài vài tháng đến một năm. Ở môi trường trong nhà bọ chét sinh sản quanh năm, ngoài trời chỉ phát triển vào những tháng ấm. Ở miền Bắc nước ta, bọ chét phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.
Vòng đời cuả bọ chét có 4 giai đoạn : giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Vòng đời được bắt đầu từ bọ chét cái đẻ trứng.
Điểm đặc biệt của bọ chét trưởng thành là khi có khả năng sinh sản thì chúng mới hút máu. Cả bọ chét đực và cái đều hút máu. Bọ chét trưởng thành có thể nhịn đói và sống được vài tháng. Bọ chét cái chỉ đẻ trứng sau khi đã hút máu. Sau mỗi lần hút máu, mỗi bọ chét cái đẻ từ 2 – 20 trứng. Suốt cuộc đời một bọ chét cái đẻ khoảng 800 trứng. Trứng có thể dính trên da, lông của vật chủ hoặc rơi xuống đát. Vì vậy, thường những vùng đất mà vật chủ ngủ hoặc trú ngụ là môi trường sống đầu tiên của trứng để phát triển thành ấu trùng bọ chét.
Sau khoảng 2 – 14 ngày, tùy theo điều kiện môi trường, chúng nở thành ấu trùng không có chân. Ấu trùng sống ở đất, phát triển bằng cách thay lông và lột xác 3 lần trong vòng 8 đến 24 ngày. Ấu trùng có thể kéo dài thời gian phát triển trên 6 tháng trong điều kiện không thuận lợi. Ấu trùng bọ chét sống ở các kẽ sàn nhà, ga trải giường, thảm và ở chỗ ngủ của động vật. Chúng không có chân nhưng chuyển động bằng lông cứng trên cơ thể. Ấu trùng thích chỗ tối, ẩm ướt, ở đó chúng ăn những mảnh chất hữu cơ như phân của bọ chét trưởng thành, phân và những mảnh thức ăn thừa của vật chủ.
Trước khi chuyển sang giai đoạn nhộng bất hoạt, ấu trùng bọ chét phát triển đầy đủ các bộ phận rồi tự nhả tơ quấn xung quanh mình để tạo thành kén (nhộng). Giai đoạn nhộng kéo dài từ 5 – 7 ngày nhưng có thể đến một năm trong những điều kiện không thuận lợi.
Bọ chét trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 1,5 – 3,3 mm, mau đỏ thẫm hoặc đen, đôi chân sau thay đổi, trở nên dài, to mập để nhảy. Bọ chét trưởng thành có thể nhảy cao đến 18 cm và xa đến 33 cm. Thân chúng dẹt ở hai bên, lưng có những gai hướng về phía sau làm hoạt động của chúng chỉ tiến về phía trước xuyên vào lông, tóc của vật chủ và giúp chúng không bị tuột ra ngoài. Bọ chét trưởng thành tồn tại ở trong kén cho đến khi gặp vật chủ thích hợp. Tùy theo điều kiện của môi trường, bọ chét trưởng thành có thể ở trong kén tới 5 tháng để chờ vật chủ. Trong kén, bọ chét trưởng thành nhận biết được sự có mặt của vật chủ thích hợp bằng cảm nhận hơi nóng, mùi của cơ thể vật chủ, luồng khí, rung động của sàn và môi trường xung quanh. Khi phát hiện được vật chủ thích hợp, bọ chét chui ngay ra khỏi cắn và tìm tới vật chủ. Đặc điểm sinh thái này chính là lí do thấy bọ chét trưởng thành xuất hiện khi người ta trở về nhà sau chuyến du lịch hoặc khi dọn đến nhà mới. Bọ chét tránh ánh sáng, thường tìm thấy trong các đám lông tơ, lông vũ của động vật hoặc ở giường ngủ, quần áo của người. Do có khả năng nhảy rất xa cho nên khi vật chủ bị chết, bọ chét có thể nhảy tìm vật chủ khác. Bọ chét thường kí sinh ở chó, mèo, chuột và nhảy sang người.
2. NHẬN DẠNG
– Bọ chét trưởng thành có kích thước 0,5 – 3,5 mm
+ Màu sắc thay đổi từ hơi nâu đỏ đến nâu đen ( bọ chét chó hoặc mèo).
+ Không có cánh, thân dẹt theo 2 bên, người có nhiều gai xuôi về phía sau.
+ Hai càng sau mập và dài, dùng để nhảy.
– Ấu trùng dài 4 – 10 mm, màu trắng, không có chân nhưng rất cơ động.
– Nhộng được ngụy trang tốt vì rất dính và nhanh chóng được các hạt bụi, cát mịn bao quanh.
3. GÂY BỆNH VÀ TRUYỀN BỆNH
3.1. Bọ chét truyền bệnh
3.1.1. Truyền bệnh dịch hạch
Dịch hạch đã xuất hiện từ thời cổ xưa, tồn tại đến ngày nay. Trong vòng 2.000 năm qua đã gây bốn trận đại dịch với số tử vong khủng khiếp trong lịch sử nhân loại. Nhất là 2 đại dịch vào thế kỷ VI làm chết gần 40 triệu người và thế kỷ XIV nổi tiếng với tên Trận Dịch Đen thời trung cổ, ước tính gây tủ vong cho khoảng 25 triệu người châu Âu, 40 triệu người châu Á, châu Phi. Đến năm 1895, Alexandre Yersin là người đầu tiên phát hiện ra căn nguyên của dịch hạch. Bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Đây là loài bệnh của thú vật truyền sang người.
Bọ chét là vật chủ trung gian truyền bệnh dịch hạch. Đầu tiên dịch hạch xảy ra ở các loài động vật hoang dại như chuột và một số loài gặm nhấm khác. Kh chúng bị chết, bọ chét sẽ rời vật chủ sang đốt người và có thể truyền bệnh cho người. Loại bọ chét chuột phương Đông (Xenopsylla cheopis) đóng vai trò chính trong việc truyền bệnh dịch hạch từ chuột sang người. Bọ chét chuột phương Đông không có hàm răng lược ở hàm và ở ngực. Đặc điểm này được dùng để phân biệt với các loại bọ chét mèo, bọ chét chó và những loài bọ chét khác. Sau đó bệnh có thể truyền từ người sang người bởi họ chét người ( Pulex irritans). Dịch hạch là bệnh có ổ dịch từ thiên nhiên, rất nguy hiểm bởi vì nó xảy ra rộng rãi ở các quần thể loài gặm nhấm. Trước đây, dịch hạch được gọi là ‘cái chết đen’ và là nguyên nhân gây ra các vụ dịch thảm khốc. Hiện nay, dịch hạch vẫn còn là bệnh rất nguy hiểm vì nó thường xảy ra rộng rãi ở các quầ thể của các loại gặm nhấm. Ở vùng nông thôn, vùng miền núi, dịch hạch xảy ra khi con người đi vào vùng tiếp xúc với các loài động vật hoang dã. Nguy hiểm nhất là những người thợ săn, họ có thể bị bọ chét đã nhiễm bệnh dịch hạch chích đốt trong khi mang vác các động vật vừa giết được. Ở các đô thị, dịch hạch có thể xảy ra khi chuột sống quanh những khu dân cư bị nhiễm bệnh.
Ở Việt Nam trong thập niên 1960 – 1970, là nước đã báo cáo có số lượng bệnh nhân dịch hạch nhiều nhất nhì thế giới với hàng ngàn trường hợp xảy ra hàng năm. Tại các vùng Nam Bộ và ven Tây Nguyên, do đặc điểm rừng núi, hoang dã nên thường xuyên có dịch hạch xảy ra nhiều hơn miền Bắc .
Bệnh dịch hạch được biểu hiện bằng 3 thể lâm sàng là thể hạch, thể phổi và thể nhiễm trùng máu :
Thê hạch : bọ chét đã nhiễm vi khuẩn Yersinia pestis đốt người, truyền sang người Yersinia pestis gây viêm, sưng đau hạch vùng, kèm sốt trên 38ºC. Các hạch bạch huyết chứa đầy vi khuẩn, đặc biệt là hạch ở nách và bẹn. Nếu chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời thì bệnh nhân sớm khỏi bệnh. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong có thể chiếm tới 50%.
Từ hạch, vi khuẩn dịch hạch vào máu gây nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn nhân lên làm các nội tạng bị nhiễm độc tố gây nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết, thân thể tím đen, viêm màng não… Bệnh nhân sẽ sốt cao 40 – 41ºC, rét run đau đầu dữ dội, tiêu chảy và nôn mữa nhiều lần, hốt hoảng, vật vã, kích động, nói sảng, thở nhanh nông.
Thể phổi : có những tổn thương tại phổi, lây lan rất mạnh do vi khuẩn dịch hạch dễ dàng phát tán từ người bệnh sang người lành qua nước bọt, đờm dãi khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh nhân sốt cao, rét run, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bức rứt. Khoảng 24 giờ sau bệnh nhân sẽ thấy đau tức ngực, khó thở, thở nhanh nông. Ho có đờm nhầy và loãng sau đặc dần, có máu hoặc có nước bọt. Nếu không được điều trị sớm thì hầu hết tất cả các trường hợp đều tử vong.
Thể phổi có hai loại : thể phổi nguyên phát do vi khuẩn dịch hạch được hít vào bằng đường hô hấp ( thường gặp ở thợ săn, những người sử dụng đồ lông thú), những vi khuẩn dịch hạch khi hít phải sẽ thâm nhập vào phổi gây viêm phổi tiên phát, viêm hoại tử phổi, nhiễm độc dẫn đến suy hô hấp, tử vong. Thể phổi thứ phát là viêm phổi, bệnh nhân khạc ra máu, ra đờm. Trong đờm và máu có vi khuẩn dịch hạch, người ngoài hít phải vi khuẩn dịch hạch từ đờm bệnh nhân trở thành viêm phổi tiên phát rất nặng.
Để chẩn đoán sớm dịch hạch, cần lưu ý đến khu vực sinh sống có bọ chét, chuột, nhất là khi phát hiện có chuột chết, sau đó người bị sốt, nổi hạch… thì nhanh chóng đi khám bệnh. Với những người hay làm thịt chuột cũng cần hết sức cảnh giác nếu tay có vết xước vì vi khuẩn gây bệnh dịch hạch có thể xâm nhập qua vết thương hở vào máu và gây bệnh.
3.1.1.1. Xét nghiệm
Bệnh phẩm : mủ (hạch ), máu, đờm, nhầy họng, phủ tạng, huyết thanh chuột, bọ chét. Nhuộm gram soi dưới kính hiển vi thấy trực khuẩn dịch hạch Yersinia pestis bắt màu gram âm thuộc họ Enterobacteriaceae.
Nuôi cấy phân lập vi khuẩn.
Phát hiện kháng nguyên F1.
Miễn dịch huỳnh quang.
3.1.2. Truyền bệnh sốt phát ban
Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và thường được ghi nhận tại các vùng con người sống có nhiều chuột. Bệnh nhân gây do Rickettsia mooseri, gặp rải rát ở các đàn chuột. Vì vậy, bênh sốt phát ban do bọ chét còn được gọi là bệnh sốt phát ban chuột. Bệnh lây lan chủ yếu do bọ chét chuột và bọ chét mèo. Người bị lây nhiễm do ô nhiễm từ phân khô và xác bọ chét. Loài bọ chét chính có vai trò trung gian truyền bệnh là Xenopsylla cheopis.
3.1.2.1. Triệu chứng lâm sàng: Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 tuần, xuất hiện các ban đỏ ngoài da vào khoảng ngày thứ 5, nhưng không xuất huyết. Thời gian sốt khoảng 2 tuần nhưng có thể rút ngắn khi sử dụng kháng sinh. Ít khi có biến chứng.
3.1.2.2. Xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với sốt phát ban do Rickettsia phát ban dựa trên phản ứng vi ngưng kết đặc hiệu với Rickrttisia mooseri ( hiệu giá tối thiểu 1/160 vào ngày thứ 10).
3.1.3. Truyền các bệnh sán
Bọ chét có thể truyền các loại sán ở chuột là Dipylidium caninum, Hymenolepis fraterna và Hymenolepis diminuta. Người bị nhiễm các loại sán này là do nuốt phải ấu trùng bọ chét có chứa trứng sán. Sán trưởng thành sống trong ruột non của vật chủ chính (chuột). Những đốt sán có trứng tách khỏi chuỗi đốt sán hoặc thành đốt sán đơn độc hoặc thành chuỗi đốt sán ngắn hơn, rồi sau đó chúng di chuyển tự do trong ruột qua hậu môn ra ngoài môi trường hoặc thấy trong phân chuột. Bằng cách di chuyển theo nhu động của các đốt sán có trứng, chúng ly giải trứng rơi vãi trên nền nhà và xung quanh hậu môn chuột. Trứng này được ấu trùng bọ chét tiêu hóa.
3.1.3.1. Biểu hiện lâm sàng:
Từ nhẹ đến vừa với các triệu chứng: chán ăn, biến ăn, rối loạn tiêu hóa nhẹ, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và ngứa vùng xung quanh hậu môn, suy nhược, thiếu máu, gầy sụt.
3.2. Bọ chét gây bệnh
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Ngoài truyền bệnh, bọ chét có thể gây các bệnh da. Khi bọ chét đốt người để hút máu sẽ gây phản ứng dị ứng ở da. Đó là phản ứng của cơ thể với nước bọt của bọ chét tiết ra khi đốt người. Thời gian xuất hiện phản ứng da tùy thuộc vào từng đối tượng thường trong khoảng từ 12 đến 24 giờ sau khi bị bọ chét đốt. Trường hợp phản ứng muộn có thể xuất hiện sau 1 tuần. Ở Việt Nam thường gặp bọ chét chó ( Ctenocephalides felis) và bọ chét mèo ( Ctenocephalides canis). Ngứa là triệu chứng chính xuất hiện sau khi bị bọ chét đốt. Ngứa làm bệnh nhân gãi có thể gây trầy xước da, sau xuất hiện các sẩn huyết thanh kích thước 1 – 2 mm, giờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ.
Những trường hợp phản ứng mạnh ( hay gặp ở trẻ em) có thể thấy xuất hiện bọng nước tại vị trí bọ chét đốt, xung quanh có quầng đỏ gây viêm quầng hoặc gây viêm tấy đỏ lan tỏa, bội nhiễm… Những trường hợp phản ứng nhẹ thì chỉ thấy ban đỏ tại nơi bọ chét đốt giống như muỗi đốt.
Vị trí thương tổn thường gặp ở phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng.
4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH
Các biện pháp phòng chống được sử dụng tùy mục tiêu là diệt bọ chét truền bệnh hay bọ chét thông thường.
Để phòng chống bệnh dịch hạch và bệnh dịch sốt phát ban do bọ chét truyền phải kết hợp hai biện pháp: diệt chuột và phun hoặc rắc hóa chất tiêu diệt bọ chét vào nơi sống của chuột.
Đối với các loài bọ chét gây phiền hà có thể sử dụng các biện pháp tự bảo vệ cá nhân như chất xua đuổi côn trùng, dùng quần áo tầm hóa chất diệt côn trùng. Cần vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, thường xuyên giặt chăn màn, phun hoặc rắc hóa chất diệt côn trùng vào các khe, kẽ, góc phòng.
Đối vớ bọ chét chó, mèo sử dụng hóa chất rắc, phun, tắm vào lông của chúng hoặc dùng lufenuron. Lufenuron theo máu được bọ chét cái hút vào khi đốt vật chủ có tác dụng ngăn cản sự phát triển của trứng. Ngoài ra, có thể sử dụng vòng cổ có tầm hóa chất diệt bọ chét cho động vật.
(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS. Trần Văn Tiến của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)
Bọ Chét Sợ Mùi Gì Nhất? Cách Phòng Chống Bọ Chét Chó
Bọ chét là loại côn trùng sống kí sinh trên các loại động vật. Chúng hút máu người để sống, gây ngứa và khó chịu cho các loại động vật. Vậy các bạn có biết bọ chét sợ gì nhất không? Chúng là loài côn trùng gây hại nguy hiểm thường tồn tại trong gia đình và vật nuôi mà chúng ta không hề hay biết. Vậy bị bọ chét cắn có sao không? Bọ chét là loài côn trùng như thế nào ? Hãy khám phá những điều mà bạn nên biết về loài bọ chét trong bài viết sau đây.
Đặc điểm của bọ chét, bị bọ chét cắn có sao không ?
Bọ chét là loài gì ?
Bọ chét là loài côn trùng nguy hại, thường cư trú trong căn nhà của bạn hoặc trên ga đệm hay trên người vật nuôi trong nhà. Chúng rất nguy hại bởi vì khả năng gây ngứa ngáy mỗi khi bị bọ chét cắn là rất cao. Chúng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau đầu, mệt mỏi mà bạn không biết được là bị con côn trùng nào đốt gây nên.
Bọ chét là loài côn trùng không có cánh, có tên khoa học là Siphonaptera. Đây là loài côn trùng ký sinh trực tiếp trên cơ thể của vật chủ, chúng hút máu vật chủ để sống qua ngày. Những loài vật mà bị chúng ký sinh bao gồm lớp động vật có vú và loài chim. Trên toàn thế giới có tới hơn 2200 loại bọ chét khác nhau, từ bọ chét chó (Ctenocephalides canis), bọ chét người (Pulex irrtans), bọ chét mèo (Ctenocephalides felis) tới tất tần tật các loài bọ chét nguy hiểm khác.
Việc bạn phân biệt được các loài bọ chét trong nhà rất quan trọng, giúp bạn nắm được sự phân bố của nó trong căn nhà của bạn cũng như khả năng gây bệnh và truyền bệnh. Từ đó bạn sẽ lên được biện pháp điều trị tiêu diệt triệt để loài côn trùng khốn kiếp này.
Môi trường sinh sống của bọ chét
Bọ chét là loài côn trùng sống ký sinh biến thái hoàn toàn. Chúng có vòng đời lên tới 30 cho đến 35 ngày còn tùy theo nhiệt độ và độ ẩm nơi mà chúng sinh sống. Bọ chét thích sinh sống ở những nơi khí hậu nóng ẩm ở mức nhiệt độ từ 20 tới 30 độ. Khi bọ chét gặp phải điều kiện môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ xuống thấp hơn 15 độ, bọn chúng sẽ tự ngừng phát triển để đợi cơ hội khác. Ở nước ta bọ chét phát triển vào các tháng từ tháng 2 cho tới tháng 5.
Bọ chét có 3 vòng đời cơ bản: Giai đoạn từ ấu trùng, cho tới giai đoạn hóa nhộng, rồi cuối cùng chuyển hóa thành giai đoạn trưởng thành. Vòng đời của bọ chét bắt đầu bởi lúc còn là ấu trùng, sau đó chúng hóa nhộng rồi sẽ trở nên trưởng thành. Bọ chét trưởng thành sẽ hút máu của vật chủ để sống, và cho tới khi trước lúc chết chúng sẽ để trứng để tạo nên các ấu trùng tiếp theo. Một cuộc đời bọ chét đẻ được khoảng 800 trứng, chúng đẻ trứng sau mỗi lần hút đủ lượng máu cần thiết.
Trong 1 tới 2 tuần đầu tiên, ấu trùng bọ chét nở ra từ trứng và không hề có chân. Chúng thay lông và lột xác trong vòng 8 ngày tới 20 ngày. Ấu trùng có thể sinh sống tới tận 6 tháng nếu như chúng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ấu trùng sẽ tìm kiếm thức ăn xung quanh như là thức ăn thừa của vật chủ, hoặc phân của bọ chét trưởng thành. Sau cùng, ấu trùng sẽ nhả tơ bao quanh cơ thể để tiến vào trạng thái hóa nhộng. Thời gian hóa nhộng sẽ rơi vào từ 5 cho tới 7 ngày, thậm chí lên tới 1 năm nếu như gặp điều kiện môi trường không thuận lợi.
Bị bọ chét cắn có sao không ? Bọ chét sợ gì nhất ?
Liệu bị bọ chét cắn có sao không ?
Khi bọ chét phát hiện được vật chủ phù hợp, chúng sẽ chui ra khỏi kén và bắt đầu công cuộc ký sinh trên người vật chủ. Đó là lý do tại sao mỗi khi bạn đi chơi hay đi du lịch về là thấy ngứa ngáy trong người, rất có thể bạn đã vô tình mang bọ chét theo về nhà mà không hề hay biết.
Bị bọ chét cắn có sao không ? Chúng sẽ bám lấy da của bạn và bắt đầu hút máu. Sau khi hút máu xong chúng sẽ khiến da của bạn nổi mẩn ngứa, đôi khi khiến bạn bị dị ứng và mắc các bệnh về sẩn ngứa trên da. Các sẩn ngứa này có kích thước từ 1 tới 2mm, nổi gờ lên và cao hơn mặt da một chút, phía trên đỉnh của nốt sẩn có mụn nước. Tốt nhất bạn không nên chọc cho nước chảy ra, kẻo vết ngứa cứ thế lan rộng trên da của bạn.
Bị bọ chét cắn phải làm sao ?
Bọ chét sợ gì nhất? Khi bị bọ chét cắn phải làm sao ? Bạn có thể thực hiện một vài cách sau đây có thể sẽ giúp bạn giảm được cơn ngứa ngáy khi bị bọ chét cắn.
Đầu tiên bạn rửa sạch vết cắn với xà phòng và nước ấm. Sau đó cho một vài viên đá bọc trong 1 tấm vải để chườm lạnh lên vết cắn. Điều này sẽ giúp vết ngứa không phát triển nhanh chóng và giảm ngứa cho bạn hiệu quả. Chườm lạnh từ 2 tới 3 phút, thực hiện vài lần mỗi ngày mỗi khi bạn cảm thấy ngứa khi bị bọ chét cắn.
Trà xanh hoặc trà chanh. Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa rất tốt, điều này sẽ giúp vết ngứa không phát triển và giảm ngứa cho bạn. Ngoài ra trong trà chanh còn có chứa tanin, chất này giúp khử độc tố khi bạn bị bọ chét cắn để vết ngứa không lan rộng và không nổi mẩn đỏ.
Bột yến mạch sẽ giúp hút lấy chất độc từ vết cắn của con bọ chét ra khỏi cơ thể của bạn cũng như vật nuôi trong nhà. Hãy trộn bột yến mạch với nước ấm và tắm, hoặc ngâm cơ thể trong đó khoảng 15 phút để bột phát huy hết hiệu quả điều trị.
Bạn có thể tắm với baking soda và muối cùng với nước ấm cũng có tác dụng khử độc và vết thương do bị bọ chét cắn gây nên.
Bọ chét sợ gì nhất ? Cách diệt bọ chét bằng băng phiến
Bọ chét sợ gì nhất ? Chúng sợ rất nhiều thứ, nếu như bạn biết sử dụng những thứ khiến cho bọ chét sợ, chúng sẽ không bao giờ bén mảng tới căn nhà của bạn cũng như vật nuôi của bạn nữa.
Bọ chét sợ gì nhất ? Thuốc phá hủy cơ thể của chúng
Bạn có thể sử dụng các bình xịt côn trùng như xịt gián và muỗi để xịt quanh nhà, thảm, những nơi mà bọ chét có thể sinh sống. Thuốc sẽ phá hủy cơ thể của bọ chét và khiến lũ bọ phải tháo chạy ra khỏi nhà của bạn.
Hãy chọn những loại thuốc xịt an toàn với con người, tránh phản tác dụng khi bạn xịt thuốc để diệt bọ chét. Thị trường bên ngoài có bán các loại thuốc xịt côn trùng dành cho vật nuôi, bạn cũng có thể mua về để xịt cho thú cưng của bạn.
Bọ chét sợ gì nhất ? Các loại chất hóa học có mùi hăng
Những chất hóa học có mùi hăng là thứ khiến cho bọ chét rất sợ, điển hình như những chất sau:
Bọ chét sợ gì nhất ? Sợ nước
Ít nhất 2 tuần một lần bạn phải tắm cho chó mèo của bạn, nếu bọ chét phát triển nhiều, vài ngày bạn phải tắm cho chúng 1 lần.
Sử dụng các bình xịt côn trùng an toàn cho thú nuôi trong nhà để xịt nếu lũ bọ chét cắn.
Bôi kem kháng histamin hoặc kem có chứa chất sát trùng lên da của bạn hoặc thú nuôi trong nhà để ngăn ngừa ảnh hưởng của bọ chét lên da.
Hãy vệ sinh chó mèo của bạn cẩn thận với xà phòng và nước ấm để tẩy sạch lông và những con bọ chét ra khỏi cơ thể của chúng.
Vệ sinh sạch sẽ căn nhà của bạn thường xuyên, tránh tạo nên nơi sinh sống và làm tổ của bọ chét.
Sử dụng thuốc diệt côn trùng quanh nhà hàng tuần để ngăn ngừa bọ chét xâm nhập.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Xử Lý Khi Chó Bị Rụng Lông Do Nhiễm Bọ Chét trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!