Bạn đang xem bài viết Cách Thuần Hóa Và Nuôi Dưỡng Chó Kiểng được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó được chọn làm kiểng tất nhiên phải là loại chó quí hiếm, do ở bản chất đặc biệt của giống dòng. Có giống chó lớn con như Danois, Doberman, Berger, Boxer… nhưng cũng có giống nhỏ con như Chihuahua, chó Bắc Kinh, Tee Shu, Pinscher… lại mỗi con, mỗi tính, mỗi nết, nên đòi hỏi mỗi cách săn sóc khác nhau.
Do đó, tùy theo sở thích, tùy theo hoàn cảnh cho phép mà người chọn nuôi giống chó nầy, kẻ lại chọn nuôi giống chó khác. Có người nuôi chơi một vài con làm giống, nhưng cũng có người nuôi để sinh sản hầu kinh doanh nên phải nuôi số nhiều.
Nhưng, dù nuôi ít hay nuôi nhiều, nuôi tài tử hay nuôi chuyên nghiệp thì việc THUẦN HÓA và NUÔI DƯỠNG CHÓ KIỂNG LÀ việc ai cũng phải quan tâm. Vì rằng, chắc chắn không ai muốn nuôi một con chó “phản chủ” trong nhà, cũng không ai lại muốn nuôi một con chó có những nết xấu xa, những thói tật mà mình không tài nào sửa đổi nổi.
CÁCH CHỌN MỘT CON CHÓ TỐT
Một con chó tốt là con chó hợp với ý thích của mình từ giống dòng, từ vóc dáng, từ sắc lông, từ tuổi tác, từ tính nết… Nhưng, giống dòng có thể biết, vóc dáng sắc lông thì đã sờ sờ trước mắt, tuổi tác cũng có cách để kiểm chứng, nhưng tính nết con vật thì đâu có biểu lộ hết ra ngoài? Nên coi đó là một sự chọn lựa hên xui may rủi chăng?
Người xưa, muốn chọn chó mà nuôi, người ta phải xem tướng chó (xin xem lại bài đầu), con nào mặt mày tươi rói, sắc lông mượt mà lanh chai thì mới được chọn nuôi. Còn con nào lầm lì “như chó ăn vụng bột”, hoặc đểnh đoảng “như chó sủa ma” thì cho cho các cụ cũng chẳng thèm.
Cách coi tướng chó của người xưa, nay có người tin, nhưng cũng có người không tin, nhưng, dù sao thì chúng ta cũng phải bước những bước sau đây.
Chọn chó nhỏ mà nuôi:
nếu đó là chó con mới lẻ bầy, tháng rưỡi tuổi thì không nói làm gì. Nhưng nếu là chó lớn thì ta phải chọn chó còn tơ, như vậy mới bỏ công nuôi dạy. Vì ai cũng biết, đời sống của chó rất ngắn ngủi, trung bình độ mười năm. Sau cái tuổi đó, nếu có “thọ” hơn năm ba năm nữa thì chó cũng đã già rồi, đâu còn giúp ích gì cho ta được. Hơn nữa chó đã già thì làm kiểng cũng không còn hấp dẫn được ai!
Muốn biết tuổi chó, nhìn tướng có thể lầm, vì con chó mập mạp khỏe mạnh có thể “trẻ” hơn trước tuổi. Vậy tốt hơn hết là coi răng của chó, cũng như người ta coi răng bò để đoán tuổi bò vậy.
Được biết:
Chó một tháng tuổi đã mọc đủ răng sữa. Vì vậy, người ta phải cắt bớt răng để chó khỏi day vú mẹ, khiến cho mẹ bị đau mà trốn tránh không cho con bú.
Đến sáu tháng tuổi thì lớp răng sữa đó đều rụng hết, và mọc lên răng mới. Đây là loại “răng thật”, còn gọi là răng vĩnh viễn, vì hiện diện cho đến thời già nua của chó.
Chó một năm tuổi, nhìn răng thì thấy ở giữa mặt răng cộm u lên, chứng tỏ chưa bị bào mòn.
Chó hai năm tuổi thì mấy cái răng giữa của hàm dưới đã bị bào mòn bằng mặt, chứ không cộm u như trước nữa.
Chó ba năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.
Chó bốn năm tuổi thì hai răng giữa của hàm trên mòn bằng mặt.
Chó bảy năm tuổi trở nên thì lông chung quanh mõm, rồi đến lông mặt bạc trắng ra, y như người già bạc râu vậy.
Chó già nhìn qua biết ngay: lù đù, kém lanh lợi, thụ động, thích nằm một chỗ.
Khi chọn được một con chó tơ ưng ý rồi, ta còn phải để tâm đến việc chọn dáng vóc của nó nữa.
Chọn chó đực:
Muốn có một con chó đực tốt, ta phải chọn những con khỏe mạnh, không bệnh tật, cao lớn, ngực nở vai rộng, bộ chân cao ráo, cứng cáp, mặt phải sáng láng tỏ rõ sự thông minh. Ngoài ra, cũng phải quan sát bộ phận sinh dục của chó xem có bị bệnh tật gì không, tinh hoàn đầy đủ không.
Chọn chó cái:
Thường thì vóc dáng chó cái nhỏ hơn chó đực (tất nhiên là so sánh những con cùng dòng giống với nhau), nhưng với chó cái vóc dáng quá nhỏ ta nên loại ra. Nuôi chó cái dù làm kiểng, nhưng cũng để sinh sản, do đó nên chọn những con chó cái có thân hình to lớn, hông rộng để sinh sản, do đó nên chọn những con chó cái có thân hình to lớn, hông rộng để sau sinh con được dễ dàng. Ngoài ra, ta còn phải quan sát số vú của chó ra sao. Vú phải đều, không dị tật, núm lớn và nhất phải có tám cái đủ tiêu chuẩn. Loài gì cũng vậy, con cái mà vú lép, hay bị dị tật gì khác, thì dù có khả năng nuôi con giỏi, thì lứa con cũng không được thành công như ý.
Khi đã chọn được cho mình một con chó nhỏ hay chó tơ theo đúng tiêu chuẩn thì đã là một sự đáng hài lòng rồi. Dắt chó về nhà, tất nhiên ta phải lo đi những bước mới.
ĐẶT TÊN CHO CHÓ
Với con chó đã có tên sẵn khi mới mua về thì không nói lam gì, nhưng với chó con, hoặc chó mà mình không biết tên, thì mình nên đặt tên mới cho nó.
Tên chó không nên đặt dài dòng, chỉ một hay hai chữ mà thôi. Như vậy, vừa dễ gọi và chó lại dễ nhớ. Người ta bảo “ngu như chó” cũng có phần đúng, vì con chó vốn có tính hay quên, khi dạy điều gì ta phải chịu khó lập đi lập lại nhiều lần thì mới nhập tâm được.
Ta vốn biết con chó có tính hư ăn (Thành ngữ có câu: “Hư ăn như chó” mà) cho nên hễ nơi nào động dao động thớt, động chén động thìa, là con chó chạy theo ngay. Vậy, hễ một lần cho ăn là ta gọi to tên nó, tất nhiên nó sẽ chạy đến.
Đây cũng là giai đoạn đầu để mình và con vật làm quen, nên thỉnh thoảng ta lấy tay vỗ nhè nhẹ lên đầu nó, vừa vỗ vừa gọi tên. Nếu cần thì vuốt ve thân mình nó, nếu là chó kiểng nhỏ thì bồng ẵm nó lên ra vẻ chiều chuộng thương yêu… Tất nhiên, con chó lạ sẽ có cảm tình ngay với người chủ mới.
Biểu lộ tình cảm thương yêu, không chỉ ở sự vuốt ve con vật mà là còn phải cho ăn uống no nê, ngon miệng. Vốn là giống “tham ăn như chó” nên từ đó về sau hễ gặp chủ là nó vẫy đuôi, đó là cách ve vãn, nịnh nọt để xin ăn chứ không có gì khác.
TÌM HIỂU TÍNH NẾT CỦA CHÓ
Có hiểu được tính nết của chó ra sao thì ta mới dễ dàng dạy dỗ nó được. Chẳng hạn chó tham ăn thì ta dùng mồi để dụ. Với chó dữ dằn lì lợm thì đành phải “người roi, voi búa”, dùng hình phạt nặng nó mới chịu nghe. Cũng như với con chó thông minh ta dạy khác, còn chó…”ngu như chó” thì dạy cách khác… Vì vậy, việc tìm hiểu bản tính của chó là việc nên làm.
Muốn được vậy, ta càng phải gây sự thân thiện với chó.
Một khi con chó đã thực sự thân thiện với người chủ mới, có nghĩa là nó đã hoàn toàn chấp nhận nơi ở mới, và đã quen thuộc với hoàn cảnh mới, nếp sống mới, thì nó tự biểu lộ bản nâng thực sự của nó ra:
Nếu tính lười biếng thì cả ngày nó cứ chúi đầu vào góc kẹt nào đó trong nhà mà ngủ.
Nếu biết giữ nhà, thì dù ngủ, chó cũng nằm ngay cửa ra vào, chứ không đi đâu xa.
Nếu biết săn mồi, săn thú thì gặp chuột ở đâu nó theo vồ đến đó. Hoặc cả ngày cứ vẩn vơ ở bên sóng chén, tủ thức ăn, nơi chứa than củi… vốn là nơi chuột bọ tới lui…
Khi gặp khách lạ vào nhà, chó dữ hay hiền ta biết rõ ngay…
Tìm hiểu được bản tính của chó ra sao rồi, thì ta mới dễ dàng dạy dỗ nó được.
Nhưng, phải dạy dỗ bằng cách nào?
Có người khuyên ta cứ dùng lời lẽ ôn tồn, dùng sự vuốt ve để phủ dụ, dần dần con chó sẽ nghe lời, sẽ ngoan ngoãn vâng theo lời chỉ bảo của ta.
Nhưng, có người lại cho rằng, phải dùng roi vọt để dạy thì mới có kết quả tốt. Chó tuy dữ nhưng lại sợ đòn chỉ “nhá” roi lên là nó đã cụp tai khiếp vía. Đó là phương pháp của những người dạy thú dữ cọp, beo của các đoàn xiếc, với cây roi điện cầm tay.
Có người lại cho rằng, với chó chỉ cần lời nói nghiêm nghị, lệnh truyền phải chính xác, gắt gao thì nó cũng đủ sợ rồi. Cây roi nếu cần chỉ coi là vật để hù dọa chứ không nên đánh đập. Vì lỡ “chó chạy cùng đường” thì lại phản tác dụng. Khi quá sợ, thì chó sẽ nổi điên…
Có điều ta nên nhớ rằng với tình thương yêu sẵn có ta sẽ dễ dàng cảm hóa được con vật, dù đó là chó, vốn nổi tiếng ngu si và dữ tợn. Ta cũng thừa biết, đã là chó thì tất nhiên chúng có nhiều nết xấu: sủa bậy, cắn càn, ăn vụng… Nếu không vướng tật nầy thì nó cũng vướng phải nết kia. Nhưng dù sao cũng phải biết rõ đúng bệnh để mà trị, biết đúng chứng để uốn nắn thì công việc dạy dỗ mới dễ dàng và chóng có kết quả như ý hơn. Hơn nữa, với chó kiểng, con chó luôn sống gần với mình, nếu khôn ngoan hơn, giỏi giang hơn, tất nhiên chúng trở nên con vật giá trị hơn.
Và sau đây là những bài học cần thiết, ta cần dạy cho chó:
DẠY NGỦ ĐÚNG CHỖ
Khi mua con chó về nhà, việc trước tiên là ta tìm cho nó một chỗ ngủ nhất định. Chỗ ngủ của chó tất nhiên là chỗ khuất nhưng thoáng khí, hợp vệ sinh, như gầm bàn, gầm cầu thang… Nơi đây ta để cho chó một cái hộc bằng gỗ, hoặc là một cái thau nhựa, nếu là chó nhỏ; hoặc trải một tấm mền cũ, một cái bao tải nếu là chó lớn con, và bắt buộc chúng nằm ở đó. Đây cũng là bài học đầu tiên ta truyền dạy cho con vật.
– Ta ấn đầu và mình chó vào chỗ đã định và bảo “nằm xuống”, với giọng ra lệnh. Có thể con chó sẽ ngoan ngoãn nằm, nhưng rồi… ta vừa rời khỏi thì chúng lại đi. Cũng có thể con chó bướng bỉnh: ta ấn đầu thì nó chỏng mông, mà ta ấn mông thì hai chân trước nó đã chổi dậy. Thật ít khi gặp được con chó thông minh đến độ biết nghe lời ta liền. Tuy nhiên, với cái lệnh trên, ta cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày (mà lần cuối cùng là trước khi đi ngủ), và trong nhiều ngày liên tiếp. Thế nào, con chó cũng hiểu được ý ta, và cuối cùng nó cũng phải tuân theo mệnh lệnh. Mà dù chó có tuân theo đi nữa, ta cũng vẫn phải để tâm theo dõi, để một ngày nào đó, thấy chó đi “ngủ lang” sang một chỗ khác, thì ta lại bắt nó trở về chỗ cũ.
Với con chó bướng bỉnh, không chịu tuân lời, thì chỉ còn cách xích nó lại bên cạnh chỗ nằm mà ta lựa chọn, thế nào thấy chỗ ấm áp chó cũng nằm lên đó mà ngủ. Quen hơi, sẽ tự giác nhận đó là chỗ ngủ của mình.
DẠY TIÊU TIỂU ĐÚNG CHỖ
Chó con thì chưa có trí khôn, chó lớn mới mua về thì lạ chỗ lạ nơi, nên thường tiểu tiện bậy bạ trong nhà, trong sân, đó là điều không vừa lòng người chủ. Thật ra, đây là một vấn đề không kém quan trọng, bắt buộc ta phải nghĩ tới khi đem về nhà một con chó lạ.
Dĩ nhiên, nếu nhà có vườn rộng thì điều này không cần đặt ra. Nhưng phố xá chật chội thì điều này phải nghĩ đến ngay từ đầu.
Giống chó không phải ở dơ, thường thì nó tiêu tiểu có nơi có chỗ nhất định.
Theo bản năng sinh tồn còn lưu truyền trong ký ức của chúng, thì khi tiêu xong là phải quào đất lấp kín lại ngay, vì sợ kẻ thù (như cọp, beo) phát giác ra sự có mặt của nó mà lùng bắt ăn thịt. Bằng chứng là ta thấy sau khi đi tiêu xong, con chó thường bước xa mấy bước rồi lấy hai chân trước quào đất lấp cho có lệ, rồi mới trở vào nhà. Đó là thói quen cổ xưa của tổ tiên chúng mà lúc còn là sói ở rừng, đã thâm nhập vào huyết quản chúng, có điều nay chúng đã quên dần đi… (Cứ xem con mèo quào đất lấp phân thì ta sẽ rõ).
Hiểu được điều đó, sẽ giúp ta biết được thêm rằng loài chó không cẩu thả trong việc tiêu tiểu bừa bãi.
Tất nhiên, đã nuôi chó là phải chịu hốt phân. Vì vậy, dù nhà chật hẹp, ta cũng phải tìm một nơi thích hợp để dạy cho chó tiêu tiểu.
Tuỳ theo chó lớn hay nhỏ con, ta đóng một cái máng bằng gỗ, bên trong đổ một lớp cát tương đối dày. Sau đó, khi bắt gặp chó có triệu chứng muốn tiêu tiểu, ta dẫn chúng đến chỗ có cáỉ máng cát – nếu cần nhấc chúng lên, đặt vào đó – để chúng tiêu tiểu. Chỉ cần tập một vài lần như vậy, chó sẽ biết được đó là “phòng vệ sinh” của mình, lần sau cứ tự động đến…
Sở dĩ chó quen nhanh như vậy, là do trong máng có cát, mà loài chó thi có thói quen tiêu tiểu trên đất, cát (để dễ quào che lấp kẻ thù). Hơn nữa, trong máng có lưu lại cái mùi nước đái đặc biệt của nó, nên nó cứ tìm đến khi tiêu tiểu những lần sau.
DẠY CHÓ GIỮ NHÀ
Dạy chó giữ nhà, hiểu theo đúng nghĩa là biết sủa để không cho người lạ vào nhà, biết cắn nếu người lạ (hay kẻ gian) liều lĩnh vào nhà… Nhưng, thông thường thì người mình chỉ cần có một con chó biết sủa đúng lúc khi có người lạ mặt bước vào nhà, như vậy đã coi là chó biết giữ nhà. Mà việc này thì tập không khó.
Thường thì con chó nào cũng biết giữ nhà theo cách đó cả. Nghĩa là hễ gặp người lạ vào nhà thì chúng chồm tớỉ sủa oang lên để báo động cho chủ nhà biết mà tùy nghi đối phó. Ta có câu: “chó cậy nhà gà cậy vườn” là vậy. Nhưng nếu nuôi phải con chó mà khách vào cứ nằm trơ ra, thì một là nó ngu, hai là nó nhát, ba là nó hiền.
Trong trường hợp cần chó giữ nhà mà khách lạ vô nhà chó không sủa, thì ngu hay hiền cũng coi như là một, cần phải loại ra.
Còn nếu chó nhát, thì tập cho nó dử dằn lên một tí tất nhiên nó không còn nhát nữa.
Ta tập bằng cách xích chó nằm gần cửa, rồi nhờ một người ăn mặc rách rưới, vai mang bị, đầu đội nón mê vào cửa chọc phá nó để xem nó phản ứng ra sao. Nếu con chó chồm lên mà sủa, tất là con chó cũng biết giữ nhà, thì cứ tập đi tập lại nhiều lần, chó sẽ can đảm lên mà thuần thục công việc. Nhưng, nếu làm như vậy, mà chó cứ vô tình nằm im, thì coi như là vô dụng.
Thành ngữ có câu: “chó cắn áo rách”, hễ là chó thì thấy ai ăn mặc lôi thôi đều nghĩ đó là kẻ gian nên đuổi theo sủa cắn cho bằng được. Nếu chó mà tha kẻ áo rách thì quả thực là con chó quá hiền, hoặc quá ngu rồi!
Tâm lý người mình, nuôi chó để làm kiểng, dù con chó quí biếm đến cả lượng vàng, cũng đòi hỏi nó biết giữ nhà thì mình mới vui. Nếu nuôi chó chỉ để làm kiểng không thôi, thì chắc sự quí mến cũng có phần giảm sút!
Con chó biết giữ nhà là con chó khôn, lúc nào cũng nằm ở cạnh cửa ra vào, y như người canh cửa vậy. Do đó, khi tập chó giữ nhà, trong thời gian đầu ta nên xích chó nơi cửa ra vào, ở đó nên đặt một tám bố, một miếng vả cũ để nó tiện nằm nghỉ ngơi.
DẠY CHÓ KHÔNG CẮN BẬY
Tục ngữ ta có câu: “Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng”. Có nghĩa là trong nhà có cô dâu dữ, ăn ở không biết điều thì họ hàng xa gần ai cũng tránh mặt, không dám đến nhà nữa. Còn nhà nuôi con chó dữ, gặp ai cũng cắn càn thi láng giềng dù thân quen cũng đâu dám đến. Nếu vì con chó mà mất láng giềng, tất nhiên không ai muốn. Chính vì vậy, không ai muốn nuôi chó quá dữ. Người ta chỉ muốn có con chó biết giữ nhà, biết sủa gâu gâu khi có người lạ vào nhà, chứ không ai lại muốn vì con chó dữ mà nhà có người đến… nằm ăn vạ!
Nhất đó lại là con chó kiểng. Chó kiểng là chó cần phải hiền từ, ai cũng có thể vuốt ve mơn trớn. Chó kiểng mà “dữ như chó” thì đâu gọi là chó để làm kiểng nữa!
Chó cắn bậy, đương nhiên là chó dữ, nhưng đồng thời đó cũng là con chó… mất dạy. Vì nếu nó được dạy dỗ đàng hoàng thì đâu có gặp ai cắn đó.
Muốn vậy thì ta phải tập cho chó.
Trước hết, ta phải tập cho chó kiểng biết tuân theo lời chủ. Bảo nằm là nằm. Bảo vào là vào nhà. Bảo lại đây là chó phải lại gần. Bảo đi là chó ngoan ngoãn đi chỗ khác…
Khi bảo chó nằm, ta vừa ra lệnh “nằm xuống” đồng thời dùng tay ấn mạnh đầu và mình con chó nằm xuống. Cứ bắt nằm như vậy một lúc lâu. Sau đó, cứ động tác đó mà tập đi tập lại nhiều lần.
Khi bảo chó vào nhà, thì ta vừa ra lệnh “vào nhà” vừa lấy tay chỉ vào phía trong, đồng thời dậm mạnh chân một cái, chó liền ngoan ngoãn vào nhà. Động tác này cứ lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, trong nhiều ngày đến khi chó thuần thục mới thôi. Cái dậm chân đi ngay với tiếng quát, chó tưởng là mình sắp rượt đuổi nên càng lại nghe lời hơn.
Khi bảo chó “lại đây” thì ta lấy tay như ngoắt nó lại gần, bàn tay phải uyển chuyển đè cho chó kiểng hiểu rằng: lại để được chủ vuốt ve chứ không phải bị trừng phạt, nên nó đến ngay…
Xin lưu ý là không lên dồn nhiều bài học lại một lúc, một buổi học, mà phải cho chó học từ từ, động tác này xong mới sang động tác khác. Với người dạy chó chuyên nghiệp, họ cũng đi từng bước một như vậy mà thôi. Từ bài học dễ mới sang bài học khó, rồi khó hơn, khó hơn nữa…
Nếu ta trì chí tập luyện thì dù “ngu như chó” cũng có ngày chó hết ngu thôi.
Với một con chó kiểng đắt tiền mà lại được dạy dỗ khôn ngoan, chắc chắn trị giá của nó sẽ tăng lên gấp bội.
Với một con chó kiểng loại nhỏ con chừng vài ba kí lô, ẵm bồng trên tay được mà “mất dạy” hậu quả tai hại không đáng là bao. Nhưng vớỉ những con có thân hình như con bò nghé mà “vô giáo dục” thì hậu quả tai hại sẽ không lường trước được.
Với những con Berger, Boxer, Danois… nếu tự thấy không đủ khả năng dạy dỗ cho thuần thục, thì chủ nuôi dứt khoát phải đưa chúng đến trường để tập luyện.
Nói tóm lại, càng là chó kiểng, càng phải được tập luyện nhiều tính tốt.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Chó Poodle
Giống chó cưng Poodle được yêu thích và được chọn làm vật nuôi trong nhà bởi ngoại hình bên ngoài của nó vô cùng đáng yêu. Bên cạnh đó, chúng thông minh nhanh nhẹn và sống khá tình cảm với chủ. Poodle là giống chó rất dễ nuôi và dễ chăm sóc. Chúng có thể sống tốt trong các căn hộ nhỏ trong thành phố và cả vùng nông thôn, miễn là chúng được ra ngoài, đi dạo và vận động thường xuyên.
Chó Poodle có 3 dòng chính là Toy Poodle và Standard Poodle, Mini Poodle bên cạnh đó còn có thêm hai dòng nhỏ nữa là dòng Teacup Poodle. Poodle, Tiny poodle và đều là những giống chó thông minh ngoan ngoãn có đặc điểm ngoại hình rất đáng yêu dễ thương.
Để mua được một chú chó Poodle thuần chủng thuộc giống tốt khỏe mạnh thì khi mua cần quan sát tổng thể thân hình của chú chó phải cân đối đầu tỉ lệ thuận với thân hình của chó, cổ dài trung bình hơi cong phần sau gáy. Ngực chó sâu khuỷu chân trước phần bụng thon cao cò vùng trán phủ một lớp lông dài che lấp. Mặt chó nhỏ gọn có mõm thẳng dài mũi thẳng cùng chiếc lỗ mũi lớn đôi mắt có hình hạnh nhân nhỏ. Khoảng cách giữa hai mắt rộng cùng đôi tai dài rũ xuống 2 bên má. Hông chó tròn chiếc đuôi dài buông thõng hay vểnh lên lúc chó vận động.
Nét đặc trưng nổi bật của giống chó Poodle là bộ lông xoăn với nhiều kiểu dáng kết cấu màu sắc da dạng như màu đen, trắng, kem, màu sô cô la. Màu lông chó phổ biến và được ưa chuộng nhất đó chính là màu nâu, màu sô cô la và màu trắng. Lúc mua cũng cần chọn mua và theo dõi hoạt động của chó trong khoảng 30 phút để quan sát những hành vi của chó có nhanh nhẹn hay không. Thể trạng của chó chó có được tốt, vui tươi, nhanh nhẹn hoạt bát….
Chó Poodle thường có thể chất khá yếu không thích hợp cho việc chạy nhảy nhiều, đường ruột của chúng cũng không được tốt nên chế độ ăn của các bé là quan trọng trong nhất trong việc chăm sóc. Đối với chó Poodle từ 1 đến 2 tháng tuổi thức ăn chính là cháo đã xay nhuyễn hoặc thức ăn khô nhưng phải ngâm nước cho mềm. Một ngày nên cho ăn từ 4 đến 5 bữa.
Đặc điểm của chó Poodle là loài chó này có bộ lông xoắn dày rậm và khá dài, việc chăm sóc lông cho poodle cần phải tỉ mỉ nếu không sẽ khiến lông của poodle trở nên xấu đi. Chó poodle nên được tắm mỗi tuần 1 lần, nếu thời tiết lạnh thì có thể tắm 2 tuần 1 lần. Chú ý nên pha nước hơi ấm để tắm cho chó, vì poodle rất dễ bị cảm lạnh.
Kinh nghiệm tắm cho poodle để chăm sóc lông của chó được sạch đẹp và không có mùi, đầu tiên bạn cần dùng nước ấm xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm, rồi xả sạch bằng nước. Tiếp tục sử dụng dầu xả để dưỡng lông cho chó được mềm mượt rồi xả sạch dầu xả với nước. Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Có thể dùng dầu dừa thoa lên lông của chó để dưỡng lông cho poodle. Thường xuyên kiểm tra tai, mắt và răng miệng cho chó poodle. Bộ lông của chó Poodle nên được tỉa lông mỗi 2 tháng một lần.
Poodle khi còn nhỏ đến 4 tháng tuổi thì bộ lông vẫn chưa xoăn vào nếp, trong giai đoạn đó lông của chúng bắt đầu phát triển, để poodle có được một bộ lông đẹp thì cần phải thường chải lông và cắt tỉa lông cho chó poodle con để lông mới mọc đẹp hơn và xoăn hơn, poodle con nên tỉa lông 1 tháng 2 lần. Khi poodle được 1 năm tuổi trở lên thì bộ lông sẽ được hoàn thiện.
Chó Poodle có thể chất yếu kém dễ bị bệnh cảm hay mắc những chứng bệnh về đường hô hấp các vấn đề về lông, bệnh ngoài da, các bệnh xương khớp, đường ruột… Với bộ lông dày và rậm rạp cũng là nguyên nhân chính dễ gây ra những bệnh như nấm, vẩy gầu trắng…nếu như chăm sóc vệ sinh nó không đúng cách không sạch sẽ. Khi nuôi chó Poodle cần đảm bảo giữ cho bộ lông sạch khô ráo và thoáng cho nó tắm nắng vào mỗi buổi sáng và chiều tối.
Chó Poodle thường hay bị cảm lạnh và ho vì khả năng chịu lạnh rất kém nặng hơn nữa sẽ là những triệu chứng như viêm phổi, viêm phế quản. Khi phát hiện ra chó Poodle bị cảm nhẹ hãy cho nó uống thuốc bổ phế hoặc là gừng để giữ ấm cơ thể cho nó.
Cần đưa chó đến cơ sỡ thú y để tiêm thuốc ngừa bệnh, tẩy giun sán định kỳ thường xuyên và làm sổ khám bệnh cho chó. Tiêm chủng những loại vacxin ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở chó một cách đầy đủ. Khi chó có những triệu chứng như nôn mửa, bỏ ăn, mệt mỏi cần đưa đến cơ sỡ thú y ngay.
Bảng giá huấn luyện chó mới cập nhật năm 2019
Hotline: 0981 04 06 07 – 0965 89 82 85 – 09188 000 48
Bảng giá huấn luyện chó tại Trung Tâm Trung Đức cam kết với quý khách hàng về chất lượng, uy tín làm nên thương hiệu ” Huấn luyện chó Trung Đức “
Lưu ý: Bảng giá trên là bảng giá niêm yết năm 2019 tùy thuộc vào độ tuổi của mỗi thú cưng của ban.
Các thông tin hữu ích khi các bậc phụ huynh gửi chó tại Trung Tâm Huấn Luyện Chó Trung Đức
– Các thú cưng của bạn sẽ được về thăm chủ 1 tháng/1laanf do xe chuyên dụng đưa đón thú cứng.
– Chó cưng của ban trên 5 tháng tuổi là thời gian huấn luyện tốt nhất.
– Chó trên 4 tuổi thời gian huấn luyện sẽ lâu hơn tùy theo bản tính mỗi anh/chị chó cưng.
– Chi phí được chia nhỏ đóng theo hàng tháng.
– Mỗi dịp lễ tết trung tâm huấn luyện chó Trung Đức nhận hàng trăm thú cưng để chăm sóc mỗi ngày.
Những thông tin chủ nhân của thú cưng cần biết khi sử dụng dịch vụ huấn luyện chó
– Ai là người đưa đón chó ? Qúy khách chỉ cần cung cấp địa chỉ và số điện thoại nhân viên của chúng tôi sẽ đưa đón những thú cưng của bạn đến tận nơi về tận chốn.
Chắc quý vị cũng hình dung ra là chất lượng dịch vụ khác nhau nó quyết định đến giá huấn luyện và chăm sóc chó.
Tại trung tâm huấn luyện chó Trung Đức, các chú chó có khẩu phần ăn thực sự rất ngon và phù hợp với từng khẩu vị từng chú chó. Các thực phẩm được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được đội ngũ y bác sỹ thú y kiểm duyệt qua trước khi đến với những chú chó thân yêu.
Vệ sinh và kiểm tra sức khỏe hẵng ngày để đảm bảo sức khỏe cho những chú chó.
Các kỹ năng huấn luyện chó được các bậc thầy về huấn luyện chó nghiệp vụ huấn luyện tận tình nhất.
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN – Hướng dẫn cách chăm sóc và nuôi dưỡng chó Poodle :
Đặc biệt huấn luyện chó nghiệp vụ hổ trợ trong việc phòng chống tội phạm, đánh hơi tìm kiếm đồ vật. Ngoài ra Trường Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức TpHCM còn nhận huấn luyện chó theo nhu cầu riêng của mỗi khách hàng. Chó ra trường được bàn giao cho chủ cẩn thận, có giấy chứng nhận đã tốt nghiệp qua trường huấn luyện đào tạo chó chính quy. Trung tâm đảm bảo thực hiện đúng cam kết ghi rỏ trên hợp đồng
– Huấn luyện chó biết nghe lời và biết phục tùng
– Huấn luyện chó bảo vệ chủ, bảo vệ tài sản, bảo vệ mục tiêu
– Huấn luyện chó biết đi vệ sinh đúng giờ, đúng nơi quy định
– Huấn luyện chó biết phản biện người lạ và tấn công tội phạm khi cần thiết
– Huấn luyện chó không ăn thức ăn của người lạ và không ăn thuốc(ăn bả)
– Huấn luyện chó biết đánh hơi, tìm đồ vật bị thất lạc và mang về
– Huấn luyện chó biết đi cạnh chủ khi đi chơi, đi dạo ngoài phố.
– Huấn luyện chó biết làm trò vui, làm xiếc như: nằm, ngồi, bò, chào, bắt tay, kêu sủa, lăn, đi hai chân, ngồi xe máy, cắn v.v…
Các lĩnh vực hoạt động chính của Trường Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức:
Nhận huấn luyện chó theo yêu cầu của cá nhân, gia đình, công ty, xí nghiệp, bảo vệ vườn rẩy.
Bán chó nghiệp vụ bảo vệ đã được huấn luyện đầy đủ đã qua kiểm chứng và đạt được thành quả cao
Bán chó Becgie con 2 tháng, Rottweiler 2 tháng đã chích ngừa đầy đủ. Chó giống tại trường sinh sản thuần chủng có giấy chứng nhận.
Nhận nuôi dưỡng chăm sóc chó dịp lể tết và các ngày nghỉ khi quý
Liên kết mạng xã hội:
Toàn Tập Về Chó Pug Và Cách Nuôi Dưỡng Chúng Hiệu Quả
Chó Pug là giống chó gì ?
Chó Pub còn gọi với tên hài hước là chó mặt xệ, là giống chó cảnh nổi tiếng xuất xứ từ các chùa Tây Tạng, Trung Quốc. Được biết đến là những chú chó rất thích hợp nuôi trong không gian nhỏ như chung cư, căn hộ. Chúng nổi tiếng với vẻ ngoài ngộ nghĩnh, vui vẻ và luôn gây chú ý như những chú hề. Pug rất hiền lành, thân thiện, tình cảm nên cực kỳ phù hợp nuôi để bầu bạn trong nhà.
Chó Pug xuất hiện vào năm 200 TCN, vào thới Hán ở Trung Quốc. Khi mới được tìm thấy và trở thành giống chó cảnh quý hiếm, Pug còn được mệnh danh là những chú chó quý tộc khi được nuôi bởi những người quý tộc giàu có, hay hoàng thân quốc thích. Chúng được đối xử như một thành viên trong hoàng gia, được ở trong phòng sang trọng, được ăn cao lương mỹ vị, có một cuộc sống hết sức xa hoa.
Pug được du nhập vào châu Âu vào khoảng thế kỷ 16 bởi những thương nhân Hà Lan. Tại Hà Lan chó Pug có địa vị đặc biệt cao, thậm chí chúng còn giữ một phần trong lịch sử hoàng tộc, được hoàng tử William nuôi và cưng chiều, lịch sử còn viết lại chú chó Pug đã cứu mạng cả gia đình hoàng tử William khi báo động trước cuộc tấn công của Tây Ban Nha, giúp cả gia đình ông trốn thoát kịp thời.
Vào thế kỷ 19, Pug cũng trở thành thú cưng của nữ hoàng Victoria, bà cực kỳ yêu thích giống chó cảnh này và đã giới thiệu rộng rãi ra cả nước Anh. Chúng trở thành nguồn cảm hứng hội họa cho các họa sỹ, được xuất hiện trong nhiều bức tranh của Hoàng gia, in trên các bưu thiếp, quần áo, giày dép, đồ trang sức, thậm chí còn được tạc thành các tượng nhỏ.
Đến nay, Pug vẫn duy trì sự nổi tiếng ấy, và trở thành thú cưng được nhiều gia đình Việt Nam yêu thích.
Đặc điểm hình dáng của chó Pug.
Pug sở hữu vẻ ngoài ngộ nghĩnh và khá đặc trưng. Nặng từ 6 – 8kg, cao khoảng 25 – 40 cm, chiều dài từ vai đến mông tương đương chiều cao tính đến vai khiến cơ thể chúng nhìn rất ngắn gọn, chắc lẳn, gọn gàng. Pug chuẩn sẽ có hình dáng giống như quả lê, nghĩa là phần vai rộng hơn phần hông.
Pug có bộ lông ngắn rất mềm mại và bóng, luôn tạo cảm giấc rất dễ chịu khi được vuốt ve. Màu lông của Pug rất đa dạng, nhưng chủ yếu vẫn là màu trắng và đen.Chiếc đuôi ngắn và luôn cuộn trên lưng.
Đặc điểm ấn tượng nhất của Pug đó chính là khuôn mặt. Pug sở hữu cái đầu rất to, tròn xoe, bộ mặt nhăn nheo, chảy xệ, đôi mắt màu đen sẫm, to, lồi ra ngoài, tai lớn và luôn cụp. Cấu trúc hàm dưới của chúng dài hơn hàm trên nên phía dưới của hàm trề ra rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.Da mặt chúng rất dày chảy xệ thành nhiều nếp, một chú chó Pug được đánh giá là đẹp khi mặt có thật nhiều nếp nhăn.
Tính cách nổi bật của chó Pug
Pug là giống chó cực kì thông minh, nhanh nhẹn, chúng có thể nhận biết được thái độ của chủ nhân qua giọng nói và thái độ. Chúng rất nhạy cảmnếu bạn cao giọng quát nạt chúng, những lúc như vậy chúng sẽ không nghe lời bạn mà tỏ ra khá bướng bỉnh, vì vậy hãy hạn chế tối đa việc quát mắng chúng nếu không cần thiết.
Pug rất hòa đồng, hiền lành và luôn vui vẻ. Nguồn gốc của chúng là những chú chó hoàng gia , nên Pub chỉ biết ăn, ngủ và chơi. Chúng được mệnh danh là chú chó lười biếng nhất mọi thời đại. Loài chó cảnh này cũng rất tham ăn, ăn nhiều và không kén ăn. Vì vừa lười, vừa tham ăn nên chó mặt xệ rất hay bị thừa cân, béo phì. Nên cần chú ý cho Pug tập thể dục và vận động hằng ngày để có sức khỏe tốt.
Cách chăm sóc chó Pug
Về ăn uống: Nhìn vào khuôn mặt bánh bao chảy xệ cũng đoán được Pug là giống chó phàm ăn, háu ăn. Vì vậy việc cân đối dinh dưỡng cho chúng là rất cần thiết . Để tránh bị béo phì, thừa cân, đảm bảo sức khỏe nên hạn chế cho chúng ăn nhiều cơm và các loại tinh bột, tăng cường Protein từ các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, trứng vịt lộn, thịt bò. Hạn chế ăn các chất béo như nội tác gia súc, gai cầm. Song song bổ sung thêm chất sơ, vitamin hằng ngày, mỗi bữa bằng việc ăn thêm rau, củ, quả. Cân bằng dinh dưỡng là vấn đề cực kỳ quan trọng để nuôi dưỡng một em Pug chuẩn khỏe mạnh.
Về sức khỏe: Chó mặt xệ chịu lạnh và nóng rất kém, thân nhiệt của Pug từ khoảng 37 – 39 độ C. Nếu thân nhiệt bị vượt quá, sẽ xảy ra tổn thương nội tạng, thở khó và cần hạ thân nhiệt ngay lập tức. Pug con thường rất khó chăm sóc vì hay bị cảm lạnh vào mùa đông và sốc nhiệt vào mùa hè. Khi nuôi Pug cần chú ý đến thời tiết, nếu quá oi nóng, nên giữ chúng trong nhà, chỉ nên ra ngoài đi dạo vào sáng sớm hoặc chiều tối. Mùa đông, cần mặc ấm để tránh cảm lạnh, tránh để lông chúng bị ướt vì rất dễ cảm lạnh.
Hãy cho chúng luyện tập thể thao và hoạt đồng hằng ngày từ 15 – 20 phút để cơ thể săn chắc và nhanh nhẹn. Nếu được chăm sóc tốt Pug có tuổi thọ từ 12 – 15 năm.
Các bệnh Pug thường hay gặp
Pug có chiếc mũi ngắn nên rất dễ bị dị ứng và hay mắc các bệnh về hô hấp, ngoài ra đường thở của chúng cũng rất hẹp, vì vậy Pug rất hay bị khó thở, nhất là khi chúng bị stress, căng thẳng, và thường không điều hòa được thân nhiệt của mình.
Mắt to và lồi, do cấu tạo cơ thể của chúng lại bị thiếu phần xương ở trên mắt khiến chúng gặp các bệnh về tổn thương mắt như xước giác mạc, mí mắt bị quặp vào trong, chảy nước mắt.
Pug rất dễ nhiễm các bệnh truyền nhiễm, vì vậy cần tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch cho chúng.
Chó Pug thường vận đông ít, thêm bản tính hay ăn nên rất dễ bị béo phì nếu không có chế độ ăn riêng phù hợp.
Chó Pug giá bao nhiêu tiền?
Chó Pug hiện đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam, do giống chó này rất dễ nuôi, không cần chăm sóc nhiều, có thể sống trong không gian nhỏ như chung cư, phòng trọ, các căn hộ nên trở thành lựa chọn số một của đa số những người yêu thú cảnh, chính vì vậy số lượng Pug rất nhiều, nhưng giá cũng không phải rẻ. Giá của một chú chó Pug phụ thuộc chủ yếu vào nguồn gốc và độ thuần chủng của chúng.
Đối với Pug được sinh trong nước có mức giá sau:
Loại 2 – 6 triệu: đây là giá của những chú Pug không rõ nguồn gốc, không thuần chủng, được lai với các giống chó khác. Thường được giao bán trên các trang giao vặt.
Loại 6 – 8triệu: là giống chó Pug thuần chủng, sinh tại Việt Nam, không có giấy tờ VKA.
Loại 8 – 14 triệu: Pug được sinh tại Việt Nam, có gia phả và giấy tờ đầy đủ, nguồn gốc được biết rõ rang.
Loại từ 15 – 25 triệu: các em Pug Thái Lan này có giấy tờ, nguồn gốc, gia phả đầy đủ, chất lượng khá cao, đảm bảo về độ thuần chủng, thường được săn đón mua về để làm giống.
Những chú Pug được nhập khẩu từ châu Âu có giákhoảng hơn 1000$, độ thuần chủng 100%, có đầy đủ giấy tờ, gia phả, sổ tiêm phòng. Giá này còn được coi là rẻ hơn rất nhiều so với ngày trước.đời con của những chú chó bố mẹ nhập khẩu này nếu sinh ở Việt Nam cũng có giá ngang ngửa những em Pug nhập khẩu Thái Lan. Với những thông tin trên, hy vọng các bạn có thể thấy đủ tự tin và kiến thức để lựa chọn một em Pug khỏe mạnh và rẻ nhất có thể để bầu bạn.
Loài Chó Được Thuần Hóa Lâu Đời Nhất
Loài chó này được phát hiện một cách tình cờ, do 2 nhà thám hiểm hang động huyền thoại người Italia Alfonso Bietolini và Jani-Franco Brachi mục kích ở ngôi làng Jhangjhe, tọa lạc trên độ cao 5.200m so với mực nước biển thuộc vùng Tây Tạng, phía tây bắc Trung Quốc vào giữa thế kỷ XV.
Khi A. Bietolini và J. Brachi tới gần làng Jhangjhe khoảng 100m, đột nhiên có tiếng chó sủa dữ dội… Rồi một con vật với bộ lông xoăn tít, cao độ 1m cùng những cặp chi dài như chân bê, nặng tới cả tạ như muốn lao vào cắn xé họ, cho đến khi chủ nhân là một người cư ngụ trong làng lên tiếng nó mới chịu thôi.
Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ, các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng đó chính là chó ngao Tây Tạng (Tibetan Mastiff), một giống chó chăn cừu nổi tiếng – “ông bành tổ” của các giống chó săn tinh khôn hiện nay, từng bị giới động vật học đương thời cho là đã tuyệt chủng.
Loài chó ngao được thuần hóa này đã hiện hữu trên hành tinh cách đây cả 5.000 năm, rất quen thuộc với các sắc dân Asiri và Finik cổ xưa. Còn người Hy Lạp và La Mã cổ đại thường dắt chúng đi bên cạnh ngựa chiến, như là biểu tượng của sự can đảm và lòng trung thành tuyệt đối. Giống chó chăn cừu Tây Tạng cũng từng gắn bó với nhiều sắc dân Trung Á khác nhau, cùng họ trải qua các bước thăng trầm trong lịch sử…
Tới đầu thế kỷ XIX, Công ty Đông Ấn của người Anh tại Á châu từng chính thức kiến nghị, rằng nên dùng loại khuyển Tây Tạng cho các mục đích phòng thủ của đảo quốc sương mù. Nhưng hàng chục chú chó ngao hồi ấy được chở đến châu Âu đều chết vì không quen khí hậu…
Từ đó huyền thoại về loài cẩu chăn cừu gốc Tây Tạng dũng mãnh chỉ còn lại trong các tranh vẽ cho đến nay. Hiện giới khoa học Italia đang có kế hoạch đưa loài cẩu cổ xưa nhất này về Âu lục, tạo giống trong điều kiện khí hậu trên các vùng núi cao kề rặng Alps bằng phương pháp nhân bản vô tính.
Theo CAND
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Thuần Hóa Và Nuôi Dưỡng Chó Kiểng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!