Bạn đang xem bài viết Cách Sửa Giường Cho Bé Kêu Cọt Kẹt Chi Tiết Nhất được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bước 1: Lấy nệm và tất cả những thứ trên nệm ra khỏi khung giường cho bé.Đặt nệm lên sàn và bắt đầu kiểm tra.
Bước 2: Kiểm tra xem đó có phải là cái nệm đang kêu (trường hợp là nệm lò xo).Bạn có thể ngồi, nhấn, thậm chí là đi lên nệm và di chuyển xung quanh một chút . Nếu nó kêu to, bạn biết tấm nệm là thủ phạm gây ra tiếng ồn ào. Việc cần làm là thay cho bé tấm nệm mới.
Bước 3: Một số nệm có hộp lò xo, bạn có thể tháo rời và kiểm tra. Áp dụng áp lực lên đỉnh lò xo và di chuyển xung quanh. Nếu bạn nghe thấy tiếng ầm ĩ, có lẽ đó là nguồn gốc vấn đề.
Bước 4: Kiểm tra khung giường bằng cách rung lắc, ngồi hay dịch chuyển và lắng nghe kỹ. Tiếng cọt kẹt có thể phát ra từ một bộ phận nào đó của khung giường cho bé. Vì vậy hãy lắc thử từng phần như chân giường, đầu giường, cuối giường, thành giường,…Cần xác định chính xác vị trí mà tiếng kêu phát ra.
Bước 5: Lắc các thanh chắn mặt giường. Những thanh gỗ là những tấm ván bằng gỗ trải dài trên mặt khung giường. Nơi dùng để nệm lên. Chúng là thứ giữ nệm và lò xo. Áp dụng áp lực cho các thanh để xem chúng có gây ra tiếng kêu không. Có thể lắc, rung mạnh, ngồi, đi lên giường để kiểm tra.
Giải quyết tiếng kêu cọt kẹt
Bước 1: Tìm các công cụ phù hợp để sửa chữa, điều chỉnh phần khung giường cho bé nếu nó là nguồn gốc của tiếng cọt kẹt.Kiểm tra để xem những gì đang giữ khung giường trong khu vực phát ra tiếng kêu. Nếu đó là một ốc vít, hãy tìm dụng cụ vặn ốc vít cho chắc lại. Nếu đó là đinh, tìm búa đóng vào cho chắc. Nếu đó là một bu lông, bạn sẽ cần một cái cờ lê để siết chặt lại.
Bước 2: Thắt chặt khớp phát ra tiếng kêu.Đôi khi tất cả những gì gây ra cho khung giường tiếng kêu cọt kẹt ồn ào chính là một khớp lỏng lẻo. Trước khi bạn tháo rời khung giường cho bé. Hãy thử siết chặt bất kỳ đinh vít và bu lông nào trong khu vực mà tiếng kêu rít lên. Bạn sẽ biết chúng đủ chặt chẽ khi bạn không thể siết hay vặn chặt chúng nữa.
Bước 3: Sử dụng vòng đệm nếu bạn gặp khó khăn khi siết chặt bu-lông. Nếu bạn không thể siết một bu lông để thắt chặt tất cả các mối nối khung. Đặt một vòng đệm ở giữa khung và bu lông để lấp đầy không gian thêm.
Bước 1: Tháo rời khớp nếu tiếng kêu vẫn tiếp tục.Sử dụng các công cụ của bạn để nới lỏng. Và tháo các bu lông hoặc vít giữ mối nối lại với nhau. Đặt bất kỳ bu lông hoặc ốc vít lỏng vào túi nhựa để bạn không bị mất chúng. Tách các phần của khung giường cho bé ra.
Bước 2: Bôi trơn từng thành phần của khớp.Áp dụng chất bôi trơn cho bất kỳ bề mặt nào mà cả hai phần của mối nối tiếp xúc với nhau. Bao gồm bất kỳ ốc vít, móc hoặc bề mặt phẳng nào. Một số loại dầu nhờn tốt mà bạn có thể thử là Paraffin. Một chất sáp có dạng thanh, giúp dễ dàng chà xát trên bề mặt. WD-40 là một chất xịt bôi trơn hoạt động tốt trên khung giường kim loại. Sáp nến bạn có thể dùng nếu nhà không có dụng cụ bôi trơn khung giường. Hoặc có thể dùng mỡ trắng hoặc chất bôi trơn silicon hóa.
Bước 3: Lắp lại khung giường. Đặt lại tất cả các ốc vít và bu lông bạn đã tháo và siết chặt chúng bằng các dụng cụ. Hãy chắc chắn rằng bạn thắt chặt tất cả để không gây ra nhiều tiếng cọt kẹt ở giường cho bé.
Bước 4: Lắng nghe xem tiếng kêu đã biến mất chưa.Rung lắc giường và xem có phát ra tiếng kêu không. Nếu tiếng cọt kẹt vẫn tiếp diễn. Hãy cố gắng xác định xem nó đến từ đâu. Nếu nó đến từ một mối nối khác. Hãy làm theo các bước tương tự như trên. Nếu tiếng kêu xuất phát từ cùng một khớp. Thử siết chặt các bu lông, các vít lần nữa.
Bước 1: Xếp các thanh trên khung giường bằng quần áo cũ.Chèn hoặc lót ở những nơi lỏng lẻo phát ra tiếng kêu cọt kẹt để chúng cân bằng lại.
Bước 2: Sử dụng nút chai để lấp đầy khoảng trống nếu khung giường cho bé bằng gỗ. Kiểm tra khung giường cho bất kỳ khoảng trống nào. Nơi nệm hoặc lò xo có thể di chuyển và chà xát vào khung.
Bước 3: Chèn khăn hoặc giấy dưới chân giường.Một chân bị hổng sẽ gây ra sự mất cân bằng nếu nó không chạm sàn. Đặt một vật đệm để chèn giữa chân giường và sàn để khung giường không lung lay và tạo ra tiếng ồn.
Bước 4: Đặt một cuốn sách dưới nệm gần nguồn gốc của tiếng kêu.Nếu tiếng ầm ầm xuất phát từ một trong những thanh gỗ. Hãy tháo nệm và đặt một cuốn sách lên thanh gỗ kêu. Sau đó đặt nệm lại.
Toàn Tập Cách Nuôi Chó Bull Pháp Chi Tiết – Hiệu Quả Nhất
Nuôi chó Bull Pháp có khó không? Cần lưu ý gì khi nuôi chó Bull Pháp. Bài viết cung cấp từ A-Z về cách chăm sóc chó Bull Pháp luôn khỏe mạnh và đáng yêu.
Đặc điểm của giống chó Bull Pháp
Bull Pháp là giống chó cảnh có ngoại hình nhỏ bé nhưng tính cách rất mạnh mẽ, chúng nhanh chóng được yêu thích và trở thành một thành viên đáng yêu trong các gia đình.
Chó Bull Pháp tuy có kích thước khiêm tốn nhưng thân hình rất rắn chắc và có phần núc ních, chúng mang đầy đủ các đặc điểm của giống chó Bulldog là mũi tẹt, trán tròn, răng hô, nhưng đôi tai dơi thẳng đứng chính là điểm nhận diện của giống chó Bull Pháp.
Chó Bull Pháp có bộ lông ngắn, mềm mượt, và ngay ngắn. Màu lông của chó Bull Pháp rất đa dạng, các màu lông đặc biệt yêu thích là Bull Pháp bò sữa (trắng – đen), Bull Pháp trắng, Bull Pháp vện và Bull Pháp đen.
Bull Pháp là giống chó vui tươi, lanh lợi, tình cảm và thông minh với bản chất hài hước và sự ngọt ngào. Chúng thường hoà đồng với mọi người và cả trẻ em, tuy nhiên đối với các thú cưng khác chó Bull Pháp có xu hướng muốn bảo vệ lãnh thổ.
Môi trường và không gian sống phù hợp cho chó Bull Pháp
Khi nuôi chó Bull Pháp, bạn chỉ cần cho chúng một không gian thoáng mát và sạch sẽ là đủ, với kích thước nhỏ bé của mình không yêu cầu không gian rộng lớn. Giống chó này cũng không có nhu cầu vận động quá cao nên cũng không cần không gian sân vườn để chạy nhảy. Một căn hộ chung cư nhỏ, thoáng mát hoặc có máy lạnh là hoàn toàn phù hợp để nuôi chó Bull Pháp.
Tuy thoải mái trong môi trường sống nhưng Bull Pháp lại rất kiên định trong vùng lãnh thổ của mình. Thế nên, nếu gia đình bạn có nhiều thú cưng thì hãy phân chia lãnh thổ để chúng không phải tranh giành nhau.
Ngoài ra, Bull Pháp là một giống chó ưa sạch sẽ do đó bạn nên thường xuyên lau dọn không gian sống của Cún, đây cũng là thói quen hữu ích để Cún hạn chế các vấn đề về sức khoẻ đặc biệt là dị ứng da.
Yêu cầu vệ sinh, chăm sóc ngoại hình cho chó Bull Pháp
Bull Pháp là giống chó khá dễ chịu trong việc chăm sóc ngoại hình.
Bộ lông rụng ở mức trung bình, ngắn và mượt nên bạn chỉ cần chải lông thường xuyên để lông khoẻ, ít gãy rụng là đủ. Khi chải lông hãy kiểm tra xem da có tổn thương, có bị sần sùi hay bong tróc không. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra tai, mắt và răng xem có dịch tiết ra hay mùi hôi khó chịu không.
Với đặc điểm khuôn mặt nhiều nếp nhăn, chó Bull Pháp sẽ dễ bị viêm da nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Cần tắm cho chó Bull Pháp 2-3 lần/tháng bằng sữa tắm cho chó và lưu ý sấy thật khô lông sau khi tắm xong.
Những ngày không tắm, bạn cần cách ngày dùng khăn ấm lau toàn bộ khuôn mặt và cơ thể cho chó Bull Pháp và cũng cần sấy khô sau đó. Sau khi chó Bull Pháp ăn uống xong cũng cần được lau mặt sạch sẽ để không bị dính bám thức ăn trên da dễ gây ngứa và viêm da.
Khi vệ sinh hãy làm sạch tai bằng bông ẩm và lưu ý chỉ nên vệ sinh ở vành tai, không nên đưa quá sâu sẽ làm tai của chó Bull Pháp bị tổn thương.
Chiếc mũi ngắn, tịt của chó Bull Pháp rất nhạy cảm với nhiệt độ và khí bụi, do đó hãy thường xuyên để ý nhiệt độ và vệ sinh không gian sống thường xuyên cho chó Bull Pháp. Nếu đầu mũi bị khô thì hãy dùng dầu em bé để thoa cho chó Bull.
Chó Bull Pháp có mức năng lượng trung bình nên không cần nhu cầu vận động với cường độ cao, nhưng vẫn cần được tập thể dục hàng ngày để duy trì sự dẻo dai, đốt cháy mỡ thừa, tránh béo phì và giúp chó Bull Pháp nhanh nhẹn, vui tươi hơn.
Cần huấn luyện chó Bull Pháp hòa nhập với môi trường sống mới ngay từ khi còn nhỏ. Tạo điều kiện để chó con tiếp xúc với nhiều người, địa điểm và tình huống thường ngày sẽ giúp nó phát triển khả năng nhận biết. Chúng có thể bướng bỉnh, nhưng rất thích thú với những trò chơi trong khi huấn luyện, đặc biệt là được khích lệ tinh thần bằng thức ăn.
Bất kể giống chó nào cũng có tính tò mò và thích khám phá, do đó bạn cần dạy cho chó Bull Pháp nhận biết các khu vực cấm, nơi nguy hiểm hay các đồ vật, thức ăn có hại để tránh đến gần và tiếp xúc giúp chó Bull Pháp an toàn, khỏe mạnh.
Chó Bull Pháp ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho chó Bull Pháp
Bull Pháp không phải giống chó kén ăn, bạn có thể chọn thức ăn hạt khô, thực phẩm ướt đóng hộp hoặc tự chế biến các bữa ăn cho chó Bull Pháp. Tuy nhiên cần cân đối dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của chó Bull để vừa đủ cho Cún phát triển mà không quá nhiều để dẫn đến thừa cân.
Đối với thực phẩm đóng hộp thì sẽ tiện lợi và nhanh chóng hơn, nhưng những loại thực phẩm tốt, chất lượng thường có giá thành cao và khi cho chó ăn thức ăn thương mại cần kết hợp giữa hạt khô và Pate cho chó để chó Bull không bị thiếu nước và chán ăn.
Đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, xương… bạn nên chuẩn bị thêm rau củ để tăng chất xơ và lưu ý vệ sinh thực phẩm để tránh nhiễm vi khuẩn tiềm ẩn.
Tùy vào kích thước, tuổi, sức khỏe và mức độ hoạt động của Bull Pháp mà bạn có thể tăng hoặc giảm chế độ ăn hàng ngày. Số bữa ăn sẽ giảm dần theo độ tuổi như:
– Bull Pháp từ khi cai sữa đến 3 tháng tuổi nên cho ăn từ 4-5 bữa. Chỉ nên cho Cún ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, loãng, như cơm mềm, cháo cùng với thịt, cá và trộn với một ít rau, củ xay nhuyễn, nếu là thức ăn khô thì cần ngâm mềm trước khi cho ăn.
– Chó Bull Pháp từ 3-5 tháng tuổi nên cho ăn từ 3-4 bữa/ngày. Có thể cho Cún ăn những thức ăn dạng thô hơn như cơm, cháo thịt nấu với rau củ không cần xay nhuyễn… Nên cho thêm vào khẩu phần ăn của Cún các loại thực phẩm khác như tôm, cá, gan động vật để đa dạng nguồn dinh dưỡng cho Cún. Tất cả những thực phẩm này nên băm nhuyễn rồi nấu với cháo hoặc trộn với cơm.
– Chó Bull từ 5 tháng trở lên nên được ăn từ 2-3 bữa/ngày. Giai đoạn này thì có thể cho Bull ăn uống đa dạng hơn. Tuy nhiên bạn cần xây dựng chế độ ăn phù hợp với thể trạng của Bull để tránh tình trạng béo phì.
Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở chó Bull Pháp
Chó Bull Pháp có tuổi thọ trung bình 10-14 năm và dài hơn nếu có môi trường sống phù hợp và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, giống như các giống chó khác, chó Bull Pháp vẫn có thể gặp các vấn đề sức khỏe do di truyền, do đặc điểm giống hoặc xuất hiện trong quá trình sống.
Các bệnh thường gặp ở chó Bull Pháp như:
Loạn sản xương hông
Tuy nhiên, việc này có thể tránh được bằng việc chọn chó Bull Pháp được nhân giống từ giống chó cha mẹ có sức khoẻ tốt.
Các bệnh hô hấp:
Dị ứng:
Dị ứng là vấn đề phổ biến ở giống chó Bulldog và Bull Pháp cũng không ngoại lệ, chúng có thể bị dị ứng thực phẩm từ chế độ ăn không vệ sinh; dị dứng tiếp xúc khi phản ứng với một số chất tại nơi ở hoặc trong dầu gội; và dị ứng đường hô hấp bởi các chất trong không khí như phấn hoa, bụi, nấm mốc và khi chó bị dị ứng hô hấp sẽ đi kèm với dị ứng tai.
Các bệnh về mắt:
Bull Pháp là giống chó có khuôn mặt phẳng, đôi mắt lồi nổi bật trên khuôn mặt, có nghĩa là mắt của chúng sẽ tiếp xúc bên ngoài nhiều hơn các giống chó khác và dễ bị nhiễm trùng hơn. Bất kể khi nào Cún có dấu hiệu bất thường ở mắt như mắt đỏ, chảy nước mắt, đổ ghèn mắt liên tục, bạn cần đưa chúng đến ngay thú y vì các bệnh về mắt thường khó để tự chữa trị ở nhà.
Ngoài ra, Chó Bull Pháp không tốt trong việc bơi lội, hãy cẩn thận với chúng khi ở gần khu vực có hồ nước.
Các câu hỏi thường gặp
Chó Bull Pháp ăn gì? Chó Bull Pháp có kén ăn không?
Bull Pháp không phải giống chó kén ăn, bạn có thể chọn thức ăn hạt khô, thực phẩm ướt đóng hộp hoặc tự chế biến các bữa ăn cho chó Bull Pháp. Tuy nhiên cần cân đối dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của chó Bull để vừa đủ cho Cún phát triển mà không quá nhiều để dẫn đến thừa cân.
Chó Bull Pháp có dễ huấn luyện không?
Cần huấn luyện chó Bull Pháp hòa nhập với môi trường sống mới ngay từ khi còn nhỏ. Tạo điều kiện để chó con tiếp xúc với nhiều người, địa điểm và tình huống thường ngày sẽ giúp nó phát triển khả năng nhận biết. Chúng có thể bướng bỉnh, nhưng rất thích thú với những trò chơi trong khi huấn luyện, đặc biệt là được khích lệ tinh thần bằng thức ăn.
Chó Bull pháp có rụng lông nhiều không?
Bull Pháp là giống chó khá dễ chịu trong việc chăm sóc ngoại hình. Bộ lông rụng ở mức trung bình, ngắn và mượt nên bạn chỉ cần chải lông thường xuyên để lông khoẻ, ít gãy rụng là đủ.
Hướng Dẫn Tẩy Giun Cho Chó Con Đúng Cách Tại Nhà, Tiết Kiệm Chi Phí Nhất
Ai cũng biết việc sắp xếp lịch tẩy giun cho chó con là cần làm nhưng có cần thiết phải mang cún tới bác sỹ thú y. Bạn có thể tự làm tại nhà?
Tẩy giun sán cho chó là một trong nhiều công việc mà bạn cần thực hiện khi cún còn nhỏ, tuy nhiên việc loại bỏ giun sán cũng cần chủ nhân cún phải có những hiểu biết và kiến thức nhất định. Việc chọn lựa các loại thuốc hay các tác dụng phụ của thuốc tẩy giun như thế nào thì không phải chủ chó nào cũng nắm rõ.
Có nhiều bạn nuôi chó nhưng lại thấy cún có những biểu hiện bất thường sau khi tẩy giun mà không biết giải quyết như thế nào?
Hướng dẫn tẩy giun cho chó con đúng cách
Chú ý lịch tẩy giun cho chó:
Thời gian hoàn hảo để tẩy giun cho chó chính là khoảng thời gian từ 2-3 tuần tuổi. Bạn cần tẩy giun cho cún con trong giai đoạn này để tránh trứng giun phát tán qua môi trường ngoài. Vì giai đoạn này, sức khỏe cún còn đang rất yếu vì vậy bạn nên tiếp tục tẩy giun nhắc lại cho chó liên tục vào 4,6,8 tuần tuổi.
Sau đó,1 tháng bạn xổ 1 lần, tuy nhiên lúc này bạn chủ yếu chỉ có thể xổ giun đũa. Khi chó đạt 6 tháng tuổi, cứ 2 -3 tháng bạn xổ 1 lần để giệt sạch giun và sán cho chó.
Khi chó lớn hơn 1 năm bạn tẩy 1 lần và duy trì như vậy để đảm bảo chó sạch hết giun trong vòng đời của mình.
Hướng dẫn tẩy giun cho chó con
Tẩy giun cho chó trước hay sau ăn: Bạn nên tẩy giun sau bữa ăn 2 tiếng, lúc này chó đã tiêu hóa một phần thức ăn trong dạ dày, không còn quá nhiều thức ăn khiến thuốc giun ngấm nhanh hơn và cũng không hại tới sức khỏe của cún.
Nhiều cún khi tẩy giun rất ngoan nhưng ngược lại nhiều chú cún không chịu uống thuốc. Với trường hợp chó bướng bỉnh không chịu uống thuốc, bạn nên cậy miệng nhẹ nhàng và đặt thuốc vào trong với 1 chút nước và giữ chặt miệng chúng trong và giây để thuốc có thể trôi xuống dạ dày.
Cách 2: Bạn có thể trộn thuốc với cơm hoặc hạt, đồ ăn mà cún yêu thích nhất, việc ăn kèm thức ăn này sẽ khiến cún không còn nhận ra mùi thuốc.
Cách 3: Sử dụng biện pháp mạnh: Ghì mõm chó và mở hàm của chúng, đưa đầu chó hướng lên trên và đặt thuốc vào lưỡi, giữ chặt mõm của cún và chờ đợi 20 – 30 s cho tới khi thuốc đã trôi xuống dạ dày.
Các loại thuốc tẩy giun cho chó trên thị trường hiện nay
Mebendazole: Là một trong nhiều loại thuốc tẩy giun cho chó an toàn, có tác dụng làm rối loạn chuyển hóa và hấp thu đường glucid của giun sán khiến chúng bị tê liệt.
Pyrantel Pamoate: An toàn, gồm 2 loại thuốc viên và dạng nước. Thích hợp cho chó con đang bú mẹ.
Espisprantel: Loại này chỉ để tẩy giun cho chó lớn hơn 7 tuần tuổi.
Thenium Closylate: Không dùng cho chó sơ sinh, chó còn đang bú mẹ. Với loại thuốc này, bạn cần để ý trọng lượng cho cún để cân đối liều lượng.
Milbemycin Oxime: Liều 1viên/1 tháng phòng bệnh giun tim, kiểm soát các loại giun khác. Chỉ định dùng cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên…
Ngoài 5 loại thuốc xổ giun kể trên, thị trường còn có nhiều loại thuốc giun khác và có công dụng tẩy giun rất tốt tuy nhiên việc sử dụng đúng liều lượng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng là điều bạn cần chú ý. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ thú y để nhận được tư vấn rõ ràng nhất.
Những phản ứng thường thấy sau khi tẩy giun cho chó
Sau khi tẩy giun, nhiều chú chó có một số những phản ứng lạ
Cơ thể ủ rũ: Sau khi sử dụng thuốc tẩy giun, những chú chó có biểu hiện ủ rũ thậm chí nôn ói và tiêu chảy nhẹ. Cơ thể mệt mỏi, không muốn vận động và nằm im một chỗ, thường thì tình trạng này không kéo dài. Nhưng cần chú ý tới phản ứng của chó, đặc biệt là tâm trạng của chúng.
Nôn ói và tiêu chảy quá nhiều: Có thể nhiều chú chó sẽ xuất hiện tình trạng nôn ói quá nhiều do dạ dày không tốt khi sử dụng thuốc tẩy giun cho chó. Nếu để quá lâu sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, bạn cần bổ sung nước cho chó để bù lại lượng nước đã mất. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra, bạn nên đưa chó tới ngay các phòng khám thú y uy tín để các bác sỹ tư vấn.
Chó bị nôn mửa bỏ ăn cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, nếu chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu này có thể tính mạng của cún nhà bạn sẽ gặp nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo bài viết ” Chó bị nôn mửa, bỏ ăn – dấu hiệu nguy hiểm khiến cún tử vong ” .
Với những chú chó có những biểu hiện lạ sau khi tẩy giun sán, bạn cần quan tâm và theo dõi tình trạng một cách cẩn thận. Tránh tình trạng nhiều Sen lơ là chủ quan khiến cún cưng rơi vào tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cho Đẻ Từ Mẹ Đến Con Chi Tiết
Một số điều cần biết trước khi chó đẻ
Trước khi cho cún cưng của bạn mang thai, bạn cần tìm hiểu những thông tin trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, việc chuẩn bị kỹ cho chó của bạn cũng là vấn đề hết sức quan trọng để lứa con sinh ra được khỏe mạnh. Những thông tin cơ bản mà bạn cần tìm hiểu như: giao phối, nhận biết chó mang thai, mốc thời gian.
Lưu ý trong quá trình phối giống
Trong quá trình phối giống, bạn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó cưng của bạn. Việc chăm sóc dinh dưỡng còn góp phần làm ổn định chu kỳ, giúp cho việc phối giống diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, đó cũng là bước chuẩn bị quan trọng cho việc mang thai của chú chó.
Nên chọn những con chó đực để phối có sức khỏe tốt, thông minh, nguồn gốc rõ ràng. Có như vậy, lứa con sinh ra cũng hạn chế được bệnh tật hay dị tật không mong muốn.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý tới các biểu hiện khi động dục của chúng. Với một chú chó tới mùa động dục thì có sự thay đổi cơ thể như âm hộ hơi sưng, chảy máu âm hộ. Tuy nhiên, một số chú chó có những giai đoạn động dục rất lạ. Chúng có thể không có dấu hiệu gì trong giai đoạn này.Cho nên, bạn cần quan tâm chúng nhiều hơn để có chế độ chăm sóc hợp lý.
Cách nhận biết chó có thai
Làm sao để nhận biết thú cưng của mình mang thai là câu hỏi được nhiều chủ nhân đặc biệt quan tâm. Vì nếu không biết chó mang thai thì chủ sẽ không thể xây dựng chế độ chăm sóc tốt hơn dành cho chó bầu.
Việc nhận biết chó mang thai cũng khá đơn giản. Vì khi chó mang thai, cơ thể và hành vi của chúng có sự thay đổi rõ rệt:
Thay đổi cơ thể:
Núm vú của chúng hồng hào, căng phồng hơn ngày bình thường.
Tuần thứ 4 đến tuần thứ 5 của thai kỳ, eo của chó bắt đầu phình to ra, bụng tròn đấy hơn.
Thay đổi hành vi:
Chó mệt mỏi, ngủ nhiều hơn
Thay đổi tập tính ăn
Chó tìm ổ đẻ
Chó có biểu hiện khó tính: hay cắn lung tung, nổi cáu vô cớ.
Ngoài ra, để chắc chắn rằng chó mang thai, hãy mang chúng đi kiểm tra ở các bệnh viện thú y. Điều này sẽ làm giảm rủi ro khi mang thai cũng như khi chó đẻ.
Một số mốc thời gian khi chó mang thai
Tùy vào chủng loại, nòi giống và tình trạng sức khỏe mà chu kỳ sinh sản của chó sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, thời gian mang bầu và đẻ của các bé gần như là giống nhau. Nếu tính mốc thời gian bắt đầu từ khi thời gian bào thai xuất hiện đến lúc hình thành ổ tử cung là trong khoảng 58 đến 68 ngày. Tức là trung bình khoảng 2 tháng các bé chó cái sẽ có hiện tượng sinh đẻ.
Chó thường đẻ mỗi năm một lứa. Với một số loại chó nghỉ ngơi ngắn hơn thì có thể là mỗi năm hai lứa nếu được chăm sóc tốt. Các lứa chó đẻ thường là cách nhau từ 6 đến 7 tháng trở lên.
Cách chăm sóc chó đẻ từ chó mẹ đến chó con
Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với một chú chó tới ngày sinh đẻ. Vì cũng giống như con người, quá trình sinh đẻ của chó cũng có thể gặp những biến chứng, nguy hiểm mà khó lường trước được. Cho nên, thời gian này lúc chó cưng rất cần sự quan tâm đặc biệt của chủ nhân.
Cách chăm sóc chó mẹ đẻ ngay trước khi sinh
Thức ăn
Ổ đẻ
Bạn cần chuẩn bị một ổ đẻ mang lại cảm giác yên tâm cho chó mẹ. Tổ cần làm thật sự ấm áp và sạch sẽ, giúp hạn chế những bệnh nhiễm khuẩn do ổ gây nên. Bạn có thể dùng giấy cạc tông, chăn hoặc nệm để làm ổ cho chúng. Việc kiểm tra thường xuyên cũng nên được quan tâm.
Động viên tinh thần
Bên cạnh đó, câu hỏi chó vỡ ối bao lâu thì đẻ là một câu hỏi khó trả lời. Việc vỡ ối chưa chắc đã là dấu hiệu chó đẻ. Một số trường hợp vỡ ối mà không đẻ sẽ làm chó cần được cấp cứu. Nhưng cũng có thể là trường hợp mang thai giả ở chó.
Chó đẻ, làm sao đỡ đẻ?
Khi sắp sinh, chó có thể thở hổn hển, rên rỉ, đi quanh quẩn như thể đang khó chịu, hoặc lẩn trốn. Chó cũng có thể bỏ ăn và bỏ uống, nhưng chắc rằng bạn cung cấp nước đầy đủ cho nó.
Nếu nhận thấy cơn co thắt và dự cảm rằng chó sắp sinh, bạn hãy dẫn chó vào khu vực ổ và giám sát nó từ xa. Nhiều chú chó sẽ sinh con vào ban đêm để có được sự yên tĩnh tuyệt đối. Bạn không cần phải can thiệp, nhưng nên bắt đầu để ý đến thời gian của những cơn co thắt và sự ra đời của cún con.
Lưu ý đến mỗi đợt sinh : Thông thường, một chú cún con sẽ ra đời cách nhau 30 phút hoặc hơn sau khoảng 10 đến 30 phút co thắt dữ dội. Bạn hãy gọi cho bác sỹ nếu không có chú cún nào xuất hiện trong vòng 30-60 phút diễn ra các co thắt mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên liên lạc với bác sỹ nếu như đã hơn bốn giờ kể từ lần cuối chó mẹ cho ra đời một chó con và bạn biết vẫn còn chó con chưa ra được.
Giám sát từng chú cún ra đời
Khi chó mẹ hạ sinh, chó con sẽ nằm trong một bọc ối; chó mẹ sẽ xé bọc nước ra, nhai dây rốn rồi liếm cún con. Tốt nhất là chúng ta nên để chó mẹ tự thực hiện thiên chức của mình mà không nhúng tay vào. Vì đây là một phần trong trải nghiệm gắn bó giữa chó mẹ và chó con.
Tuy nhiên, bạn cần quan sát xem khoảng từ 2-4 phút, chó mẹ có thực hiện việc đó hay không. Nếu khôn, bạn hay nhẹ nhàng mở bọc ối bằng tay sạch. Sau đó, làm sạch chất dịch khỏi mũi và miệng chó con. Cuối cùng, bạn nên xoa mạnh chú chó một cách từ tốn để kích thích hô hấp.
Lưu ý trong quá trình chó đẻ và sau khi chó đẻ
Trong quá trình chó đẻ, bạn nên kiểm tra xem thân nhiệt của chó con ấm áp hay không. Chó con tử vong khi sinh cũng là hiện tượng dễ thấy. Nếu bạn thấy một chú chó con mới sinh nhưng không thở, cố gắng làm sạch miệng của nó và kích thích bằng cách xoa người xem liệu chú chó có thở hay không.
Chó con nên được bú đầu ngay sau khi sinh. Đa phần chó con chết yểu vì không được bú mẹ. Vậy nên sau khi vệ sinh và cắt rốn cần đưa chúng tới chỗ mẹ ngay.
Cách chăm sóc chó mẹ và chó con sau sinh
Cũng giống như con người, sau khi sinh, chú chó trở nên yếu ớt vì kiệt sức. Chính vì vậy, chăm sóc chó mẹ sau sinh là điều bạn cần lưu tâm. Bạn nên quan tâm chúng nhiều hơn để chúng hồi phục lại máu huyết, thể lực cũng như có nhiều sữa cho con bú.
Đối với chó mẹ sau khi đẻ
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Ngay sau khi sinh, nhu cầu cũng như khả năng tiêu thụ lượng thức ăn có thể thấp. Do chó mẹ vẫn còn rất mệt và nó ưu tiên cho việc ngủ nghỉ. Cho nên, bạn không cần phải quá vội vàng mà cho chúng ăn nhiều sau khi sinh. Bạn nên tăng dần lượng thức ăn theo nhu cầu của chúng.
Câu hỏi “chó đẻ ăn gì để có nhiều sữa” cũng rất được nhiều bạn quan tâm. Để chú chó có nhiều sữa cho con bú bạn nên bổ sung những thành phần sau đây:
Chất đạm
Chất đạm có trong trứng gà, các loại thịt đỏ như thịt gà, thịt vịt, thịt bò, thịt lợn,… cùng với gan lợn.
Chất béo
Chất béo rất tốt cho sự phát triển của chó con, chính vì thế mà chó mẹ cần được bổ sung hàm lượng chất béo cao hơn mức bình thường (khoảng 15% khẩu phần ăn). Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo như mỡ cá, trứng gà, phô mai,…
Tinh bột
Nếu bạn đang thắc mắc chó đẻ ăn gì để có nhiều sữa thì không thể bỏ qua tinh bột. Bổ sung tinh bột bằng cách tăng lượng cơm, cháo, bún.
Tuy nhiên, cần phải điều chỉnh lượng tinh bột ở mức vừa phải (không quá nhiều cũng không quá ít), nếu ăn quá nhiều chó mẹ có thể bị béo phì.
Canxi
Canxi là thành phần thiết yếu để giúp chó con cứng cáp, phát triển khung xương dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Đặc biệt, sau khi sinh nếu chó mẹ bị thiếu canxi có thể dẫn đến các bệnh do thiếu canxi ở chó mèo.
Hàm lượng canxi cho chó mẹ qua các thực phẩm như trứng, phô mai, cải xoăn, các loại rau có lá xanh thẫm.
Nước
Nước rất cần thiết đối với cơ thể của chó mẹ sau khi sinh. Nước không những kích thích việc tạo sữa mà còn bổ sung điện giải cho chó. Người nuôi có thể cho chó uống thêm nước, sữa hoặc nước hầm xương, nước luộc rau củ,…
Sữa cho chó mẹ
Ngoài thực phẩm thường ngày thì sữa cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào dành cho chó mẹ.
Việc này không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện được chất lượng sữa cho con bú.
Bạn có thể tham khảo một số như PetLac, Esbilac, Royal Canin…. Những dòng sữa này chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng như protein, chất béo và khoáng chất.. rất cần thiết cho chó mẹ.
Lưu ý về vệ sinh cơ thế
Tiến hành cắt tỉa lông cho chó mẹ để các tuyến sữa có thể giữ sạch.
Thường xuyên kiểm tra tuyến vú của chó mẹ hàng ngày để xem chó có bị bệnh viêm vú hay không. Nếu phát hiện thấy tuyến vú đổi màu đỏ, cứng, nóng hoặc đau thì cần cho chó thăm khám tại cơ sở thú y gần nhất.
Bạn không tắm cho chó mẹ ngay sau khi sinh. Vì lúc này cơ thể chó mẹ còn yếu, dễ bị nhiễm bệnh. Bạn nên chờ vài tuần rồi tắm cho chó mẹ. Bạn có thể tắm cho chúng bằng những loại dầu tắm nhẹ dịu dành riêng cho chó. Nhớ xả sạch nước để chó con khỏi tiếp xúc với dư lượng xà phòng còn sót lại khi chúng bú sữa mẹ
Lưu ý về chổ ở cho chó đẻ
Sau khi sinh, chó mẹ và chó con đều có sức đề kháng khá kém. Đây là cơ hội để các vi khuẩn, vi rút xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Cho nên, ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, bạn cũng cần lưu ý tới nơi ở của chúng.
Giữ vệ sinh sạch sẽ tổ ấm này là rất quan trọng. Việc giữ tổ sạch sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe đàn chó của bạn. Trong quá trình sinh nở, dịch và máu xuất hiện ở những tấm lót ổ của chúng. Bạn nên thay thế những tấm lót ổ mới để đảm bảo nơi ở của chúng được sạch sẽ, tránh những con ve chó, châý rận. Và đặc biệt là phòng tránh bệnh Care – một căn bệnh nguy hiểm của chó.
Đối với chó con sau khi đẻ
Theo dõi đàn chó con còn bú mẹ
Nếu bạn cảm thấy chúng khá khó khăn trong việc này thì có thể áp dụng những cách sau đây:
Bế chó con lên và đặt miệng chúng đúng vào núm vú của chó mẹ.
Vắt vài giọt sữa từ đầu vú của chó mẹ rồi để chó con ngửi thấy mùi sữa. Sau đó, chúng sẽ tự động tìm đúng đến núm vú để bú sữa.
Bên cạnh đó, nếu chó mẹ quá yếu và chưa có sữa cho chó con bú thì có thể thay bằng sữa ngoài. Bạn có thể dùng những loại sữa dành cho chó như sữa bột Bio Milk, sữa PetLac hay sữa EsbiLac.
Điều chỉnh nhiệt độ ổ đẻ
Nhiệt độ khu vực ổ đẻ phù hợp cho chó con là khoảng 26 – 270C và độ ẩm dưới 80%. Để tiện theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, hãy lắp đặt thêm cả nhiệt kế kiểm tra.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra thân nhiệt của chó con bằng cách quan sát và cảm giác. Nếu nhiệt độ thích hợp, chó con sẽ nằm tản đều, ngủ tốt. Nếu ổ đẻ quá nóng, chúng bò phân tán đi khắp nơi, cựa quậy nhiều, ngủ không yên giấc, tai và lưỡi của chúng đều ửng đỏ. Lúc này bạn chỉ cần lớp một lớp lót mỏng ở ổ đẻ để chó con nằm thoải mái.
Vệ sinh cơ thể
Cách nuôi chó con mới mở mắt
Khoảng 2 tuần tuổi, chó con có thể mở mắt. Thị giác cũng như thính giác từng bước hoàn thiện. Lúc này chúng đã mạnh dạn hơn và đi được nhiều hơn. Răng sữa mọc vào giai đoạn này. Chúng có thể ăn những thức ăn dạng lỏng như sữa, cháo. Chúng có thể bắt đầu tự đi tiêu, tiểu mà không cần đến sự giúp đỡ của chó mẹ..
Những lưu ý chung về chăm sóc khi chó đẻ
Việc chăm sóc chó trước, trong và sau khi đẻ là việc rất quan trọng. Trong thời gian này, chó mẹ cần được quan tâm và có chế độ chăm sóc đặc biệt. Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn nên cho chúng thăm khám bác sĩ thú ý để giảm rủi ro trong quá trình mang thai và sinh nở.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu tâm đến mặt tình cảm cho chúng. Bạn nên dành thời gian để vuốt ve và âu yếm chúng. Có như vậy, chó mẹ sẽ cảm thấy yên tâm hơn và hạn chế được những tâm lý bất ổn trong suốt quá trình làm mẹ.
Việc chăm sóc chó con mới sinh cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ chủ nhân của chúng. Bạn nên dành thời gian quan sát để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Ví dụ như không bú, luôn tách bầy đàn, ngủ hay giật mình… Từ đó, bạn có thể đưa ra những phương án phù hợp cũng như đưa tới bác sĩ kịp thời.
Đối với những chú chó con tách mẹ thì sẽ có cách chăm sóc chó con mới tách mẹ. Bạn nên cho chúng cai sữa mẹ cũng như có những chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Những thức ăn mềm và ấm thì thích hợp với những chú chó ở độ tuổi này.
Không nên cho chó con ăn đồ lạnh. Vì thức ăn này có thể làm chó con đau bụng, tiêu chảy dẫn đến không hấp thu được. Ngoài ra, bạn cần đưa chúng đến cơ sở thú y để được tiêm phòng và sổ giun để đảm bảo sức khỏe và phát triển tốt.
Kết luận
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sửa Giường Cho Bé Kêu Cọt Kẹt Chi Tiết Nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!