Bạn đang xem bài viết Cách Sổ Giun Cho Chó Và Những Phản Ứng Có Thể Xảy Ra được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn cách sổ giun cho chó
Nhiều người nuôi chó thường nghĩ rằng, chỉ cần cho chó uống thuốc sổ giun sán là chúng đã an toàn. Thế nhưng điều này vẫn chưa hoàn toàn chính xác, vì đôi khi chú chó của chúng ta sẽ có thể xuất hiện một số biến chứng do sử dụng thuốc đặc trị giun sán gây ra. Vậy chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo cho chú chó của mình được an toàn?
Cách sổ giun cho chó đơn giản nhất
Thực tế thì không phải chú chó nào cũng chịu uống thuốc sổ giun như chúng ta mong muốn, có thể là do chúng không thích mùi của thuốc hay căn bản chúng không muốn nuốt bất kỳ thứ gì quá xa lạ. Nếu rơi vào tình huống như thế này thì các bạn có thể áp dụng theo cách sau đây.
Thời điểm sổ giun cho chó tốt nhất là sau khi chú chó của chúng ta ăn no khoảng 2 tiếng, lúc này bên trong dạ dày của chúng không có chứa nhiều thức ăn và tất nhiên cũng không hề trống rỗng. Có như vậy thì thuốc sổ giun mới không gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào đến niêm mạc dạ dày, đồng thời cũng giảm thiểu tối đa những phản ứng ngoài ý muốn.
Và với những chú chó không chịu tự mình uống thuốc thì các bạn cần tiến hành mở miệng chúng ra bằng tay, sau đó đặt thuốc sổ giun sán vào và giữ miệng chúng lại trong khoảng 10 giây. Nếu làm như vậy thì chú cún nhà bạn sẽ chắc chắn nuốt thuốc vào trong. Còn nếu chú cún nhà bạn vẫn không chịu uống thuốc thì hãy thử kết hợp đặt thuốc vào miệng cùng một ít thức ăn mà chúng yêu thích, bạn cũng có thể nghiền thuốc thành bột mịn rồi hòa tan với nước cho chúng uống cũng là một cách hay.
Cách sổ giun cho những chú chó khó tính
Nếu đã áp dụng những cách trên nhưng chú chó của bạn vẫn không chịu uống thuốc thì cần phải tiến hành biện pháp cứng rắn hơn:
Trước hết thì bạn hãy mở miệng chúng, dùng tay kéo môi trên của chúng về phía răng và giữ yên như vậy.
Cố gắng hướng đầu của chúng lên phía trên, nếu làm như vậy thì chúng sẽ tự động mở hàm phía dưới ra.
Tiếp theo thì bạn hãy đặt viên thuốc sổ giun vào trong miệng chúng ( Đặt lên lưỡi) và dùng tay giữ hàm dưới của chúng càng lâu càng tốt.
Sau khi đảm đảo thuốc đã nằm trong miệng chú cún của mình rồi thì hãy đóng miệng và giữ chặt để chúng không nhả thuốc ra.
Dùng tay vuốt nhẹ nhàng phần cổ của chúng cho đến khi chắc chắn chúng đã nuốt thuốc vào trong.
Những phản ứng có thể xảy ra sau khi uống thuốc
Đa phần các trường hợp sau khi uống thuốc sổ giun, chú chó của bạn sẽ không hề xuất hiện những dấu hiệu bất thường nào. Đây được xem là điều bình thường và thuốc sổ giun cũng đang làm đúng nhiệm vụ của mình nên người nuôi không cần quá để ý.
Thế nhưng nếu quan sát thấy chú chó của chúng ta trở nên ù lì và uể oải sau khi uống thuốc tẩy giun thì rất có thể chúng đang phản ứng lại với thuốc. Đôi khi còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác, chẳng hạn như nôn mửa, tiêu chảy nhẹ,.. Những lúc như thế này các bạn không nên làm phiền chúng mà cứ để chúng nghĩ ngơi lấy lại sức, tất nhiên cũng phải theo dõi tình trạng của chúng liên tục để dễ dàng phát hiện nếu có vấn đề bất thường xảy ra.
Ngoài ra, một số cá thể chó có thể xuất hiện những triệu chứng nặng hơn do tuổi quá cao, dạ dày yếu như nôn nhiều, nôn kéo dài dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Trong trường hợp này thì bạn cần bổ sung thêm nước cho chúng, nếu không chúng sẽ dễ dàng bị suy nhược cơ thể.
Theo dõi chó thường xuyên trong 24 giờ sau khi uống thuốc, nếu sau khoảng thời gian này mà chú chó của bạn vẫn không có chuyển biến tốt hơn thì cần đưa chúng đến ngay các cơ sở thú y gần nhất. Thông thường thì các loại thuốc sổ giun cho chó hiện nay đều sẽ tan hoàn toàn và mất tác dụng sau 24 giờ.
Cho dù chú chó nhà bạn có thật sự mắc phải giun sán hay không thì việc sổ giun theo định kỳ là điều thiết yếu. Vì nếu lỡ chú chó của chúng ta bị mắc phải giun sán sẽ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Hướng Dẫn Sổ Giun Cho Mèo An Toàn
Tẩy giun sán cho mèo là việc làm cần thiết và cần được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thú cưng của bạn. Đặc biệt, với chó mèo con, chủ nuôi cần phải chú trọng hơn việc sổ giun cho mấy bé…
Bên cạnh đó, thuốc còn có các tác dụng phụ, hay hệ lụy từ việc sổ giun hoặc không sổ giun cho mèo đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mấy bé như thế nào, thì không phải chủ nuôi nào cũng nắm rõ.
Lưu ý gì trước khi tẩy giun sán cho mèo?
1. Cho chó mèo nhịn ăn nửa buổi trước khi tiến hành tẩy giun
Có như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Thường thì bạn nên giảm bớt phân nửa khẩu phần ăn cho chó mèo vào buổi tối. Thì đến sáng hôm sau, sau khi chó mèo ngủ dậy cũng đủ qua một thời gian dài rồi, lúc này bạn cho chó mèo uống thuốc sổ giun là hợp lý nhất.
Lưu ý: Cho chó mèo uống sổ giun với lượng thuốc vừa đủ theo đúng hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Nếu bạn cho chó mèo uống quá liều, sẽ dẫn đến tình trạng chó mèo bị sốc thuốc, người lừ đừ mệt mỏi, bỏ ăn, có thể dẫn đến bệnh.
2. Trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn
Nếu chó mèo của bạn có đường tiêu hóa không tốt, bạn có thể trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn cho chó mèo ăn sau khi sổ giun. Do mới sổ giun nên bạn không nên cho chó mèo ăn nhiều, mà chỉ cho ăn một ít thôi (nửa khẩu phần ăn). Đến hôm sau thì cho ăn uống lại bình thường.
Lịch tẩy giun cho mèo con
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của mèo mà lịch tẩy giun cho chúng sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Khi mèo đạt từ 3 – 8 tuần tuổi: thực hiện xổ giun 2 tuần/lần. Lúc mèo được 3 tuần tuổi: xổ lần thứ 1. Lặp lại vào lúc mèo được 5 và 7 tuần tuổi.
Khi mèo đạt từ 2 – 6 tháng tuổi: thực hiện việc xổ giun 1 tháng/lần. Tức là sau lần xổ giun lúc chúng được 7 tuần tuổi, đúng 1 tháng sau bạn thực hiện xổ giun lần thứ 4. Lặp lại hằng tháng cho đến khi chúng đủ 6 tháng tuổi.
Khi mèo đạt từ 6 – 12 tháng tuổi: cứ 2 – 3 tháng xổ giun 1 lần. Như vậy là từ lần tiêm lúc 6 tháng tuổi, đến khi chúng được 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng xổ giun.
Khi mèo đạt từ 1 tuổi trở lên: cứ 6 tháng xổ giun 1 lần cho đến hết vòng đời của mèo.
Vậy bạn nên dùng loại nào?
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên. Nhưng mình sẽ liệt kê công dụng một số thuốc mình biết và đã dùng qua cho các bạn tham khảo. Từ đó bạn sẽ có cơ sở để quyết định nên dùng loại nào.
Chó Ỉa Ra Giun: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Tuy nhiên, bạn không thể biết được chú chó bạn nuôi có bị ký sinh hay không thông qua việc quan sát phân của nó bằng mắt thường.
Loài giun xuất hiện trong phân chỉ là một trong những dấu hiệu của bệnh bị nhiễm ký sinh trùng, ngoài ra còn có rất nhiều triệu chứng khác mà bạn cần phải lưu ý.
Thông thường, phân của chó sẽ chứa trứng của loài ký sinh và chúng cực kỳ nhỏ để chúng ta khó có thể nhìn bằng mắt thường.
Khám thú y định kỳ khi phân của chú chó có vấn đề luôn được các chuyên gia khuyến khích để chẩn đoán bệnh ký sinh trước khi những dấu hiệu nghiêm trọng khác xuất hiện.
Trong trường hợp triệu chứng của giun sán xuất hiện rõ ràng ở chó (có rất nhiều giun trong phân của chó) thì điều đó có nghĩa là căn bệnh đã tới tình trạng khẩn cấp và có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng.
Ba nguyên nhân phổ biến khiến chó ỉa ra giun:
Chó tiếp xúc với những chú chó bị mắc giun khác
Chó di chuyển ở những nơi mà chó bị mắc giun từng di chuyển
Chó bị cắn bởi rệp hoặc mũi mang theo trứng giun.
Đối tượng chó nào dễ bị nhiễm giun sán nhất?
Tất cả loài chó, dù ở bất kỳ giới tính hay độ tuổi nào thì đều có nguy cơ bị nhiễm giun sán.
Ngoài chó ỉa ra giun, triệu chứng xuất hiện ở mỗi cá thể thường xảy ra khác nhau.
Chẳng hạn, những chú chó con và chó già sẽ bị ảnh hưởng giun nghiêm trọng hơn vì hệ thống miễn dịch của chúng yếu và không thể chống chọi lại hiệu quả
Có nhiều nghiên cứu khác còn cho rằng thời tiết cũng có thể ảnh hưởng tới việc khiến chó bị mắc giun.
Nhiều loại thuốc trị giun được thiết kế với hàm lượng nhẹ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của chó; thế nhưng, vẫn đủ mạnh để tiêu diệt bất kỳ loài giun nào.
Nếu bạn có nuôi nhiều động vật ở trong nhà thì cách tốt nhất bạn nên làm đó chính là cách ly những con có dấu hiệu bị mắc giun và lau dọn sạch sẽ những nơi ở mà chúng phóng uế.
Bạn có thể khử trùng các khu vực đó bằng cách lau dọn và xịt thuốc khử trùng trong nhà.
Nếu được thì bạn nên sử dụng những loại thuốc khử trùng đặc trị dành riêng cho giun sán.
Top 4 giun sán phổ biến khiến chó ỉa ra giun
Đây được xem như là loài giun xuất hiện phổ biến nhất ở loài chó.
Giun tròn chính là nguyên nhân chính gây ra các loại bệnh mà tất cả các chú chó sẽ mắc phải trong suốt cuộc đời của nó.
Chó con có thể bị lây giun tròn từ mẹ của mình trong khi đang ăn.
Ngoài chó ỉa ra giun, thường sẽ có rất ít dấu hiệu cho thấy chó khỏe mạnh đang bị giun tròn tấn công.
Điều này làm cho quá trình chẩn đoán giun tròn ở chó rất khó và chỉ có thể được kiểm tra ở các phòng khám thú y.
Trong nhiều trường hợp, giun tròn không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và chú chó của bạn thường sẽ cảm thấy khỏe một cách bình thường.
Chó con, chó già, cũng như những con chó có hệ miễn dịch yếu thường sẽ gặp các triệu chứng sau:
Giun tròn có nguy cơ lây nhiễm sang các động vật nuôi trong nhà rất nhanh chóng, và cũng có những trường hợp đặc biệt chúng có thể di chuyển từ loài chó sang con người.
Cách tốt nhất để điều trị giun tròn chính là thường xuyên xổ giun cho chó.
Giun tóc là một kẻ quấy rối vô cùng khó chịu, nó thường xâm nhập vào cơ thể vật chủ thông qua những vùng đất bị ô nhiễm, nơi mà trứng của chúng có thể tồn tại từ vài tháng cho tới vài năm.
Loài chó có thể bị mắc giun tóc thông qua việc chúng nuốt phân hoặc đất bẩn.
Loài ký sinh trùng này có thể lây lan từ động vật bị nhiễm sang chó của bạn (mặc dù tình trạng này không hay xảy ra cho lắm).
Giun tóc có thể gây ảnh hưởng cho cả con người và động vật.
Khác với giun tròn, giun tóc không lây từ chó sang người.
Bạn không được lơ là khi dắt chó đi dạo, đặc biệt là đi dạo ở những nơi có nhiều đất bẩn hoặc bị ô nhiễm.
Hãy tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ tiến hành một số bài kiểm tra sức khỏe chẩn đoán giun và kê những loại thuốc đủ mạnh để chữa trị.
Trì hoãn việc chữa trị giun tóc có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe của chó như viêm loét đại tràng hoặc thiếu máu.
Sau khi chữa trị thì bạn cần phải thực hiện xổ giun định kỳ cho chú chó của mình để phòng tránh chó bị giun tấn công trong tương lai.
Bổ sung chất sắt là cách giúp chú chó của bạn khỏe lại nhanh nhất.
Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách cho chó ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gan hoặc rau xanh.
Cải thiện tình trạng thiếu máu ở chó bằng cách bổ sung vitamin B là điều cần thiết.
Giun móc đặc biệt nguy hiểm đối với chó vì những khu vực mà nó cắn trong ruột của chó sẽ tiếp tục xuất huyết do tính chất xâm lấn của loài giun hút máu này.
Giun móc có thể đặc biệt gây tử vong đối với những con chó nhỏ.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến những chú chó con bị nhiễm giun móc bắt nguồn từ sữa mẹ.
Một con chó bị nhiễm giun móc sẽ nhanh chóng có biểu hiện không khỏe.
Do mất máu nghiêm trọng, chó bị nhiễm giun móc có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bạn cũng có thể kiểm tra nướu và tai của chó xem màu có nhạt hơn bình thường, để xác định chó có bị nhiễm giun hay không.
Giun móc là nguyên nhân chủ yếu khiến chó bị mất máu.
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung Vitamin C cho chó để giúp tăng lượng máu trong cơ thể.
Đây có lẽ là loại ký sinh trùng dễ mắc phải nhất đối với con người và chúng rất dễ lây lan.
Vì thế, bạn cần phải kiểm soát giun móc cẩn thận để tránh giun ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.
Có lẽ một trong những loại giun được biết đến nhiều nhất ở chó và người là sán dây. Nó có thể dài từ 10cm – 20cm.
Như bạn có thể thấy trong bức ảnh trên, sán dây được tạo thành từ các phần, mỗi phần có chiều dài bằng hạt gạo.
Một số phần của sán dây sẽ tách ra và thải theo phân ra khỏi trực tràng của chó và những vật thể chuyển động màu trắng chính là giun trong phân chó.
Sự xuất hiện của những phần sán dây này có thể gây khó chịu cho chó và khiến nó “hất” phần đuôi của mình xuống sàn hoặc cắn trực tràng để giảm ngứa.
Nếu bạn nhận thấy thú cưng của bạn làm điều này, bạn nên đưa nó đến bác sĩ thú y ngay lập tức và kể lại các triệu chứng. Sán dây rất dễ lây lan. Vì thế, bạn cần giữ nơi ở và chuồng trại sạch sẽ để tránh loại ký sinh trùng này tấn công.
THUỐC XỔ GIUN CHO CHÓ TỐT NHẤT HIỆN NAY
Trong số các loại thuốc xổ giun dành riêng cho chó hiện nay, một trong những loại tốt nhất bạn có thể mua chính là Virbac Endogard của Pháp.
Thuốc xổ giun tẩy giun 100% được sản xuất tại Pháp, dành riêng cho mọi giống chó.
Thuốc xổ giun Virbac Endogard có hình dạng cục xương với màu vàng hơi nhạt cùng mùi thơm nhè nhẹ của thịt bò, nên đảm bảo sẽ thu hút sự chú ý của cún cưng cũng như dễ dàng giúp bạn cho chó uống.
Một hộp sẽ bao gồm 2 viên thuốc, mỗi viên sẽ phù hợp cho 1 chú chó có cân nặng 10kg. Vì thế, bạn cần biết khối lượng của cún cưng để chia thuốc uống cho hợp lý.
Bạn có thể cho chó uống riêng, trộn chung với thức ăn hằng ngày hoặc nghiền nhuyễn pha với nước để cho chó uống.
Được sản xuất bởi công ty Virbac, tập đoàn dược hàng đầu nước Pháp.
Chó ỉa ra giun luôn làm cho nhiều người nuôi lo lắng và hoảng sợ. Vì thế, để tránh tình trạng này, bạn nên thường xuyên xổ giun cho chó ít nhất 6 tháng/1 lần. Chúc chú chó của bạn sẽ luôn khỏe mạnh!
XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: 📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.
“Kẹo Cao Su” Có Thể Gây Ra Cái Chết Cho Cún
Tôi không chắc chắn lắm là vào thời điểm nào trong năm, nhưng gần đây tôi đã nghe về một số trường hợp bất thường của việc ngộ độc xylitol ở chó. Bất cứ điều gì đang xẩy ra có lẽ đều là một sự đánh giá về sự nguy hiểm mà xylitol gây ra cho họ hàng nhà cún.
Xylitol có mặt trong khá nhiều sản phẩm
Xylitol là một chất dạng đường. Nó có vị ngọt, nhưng vị ngọt đó được đánh lừa bằng những thành phần hóa học, có nghĩa là nó chứa ít calo hơn mía đường, xi-rô ngô, và các chất làm ngọt truyền thống khác. Nó cũng không được các vi khuẩn trong miệng sử dụng như một nguồn năng lượng, có nghĩa là nó ít có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành sâu răng. Do đó, không ngạc nhiên khi những đặc điểm này dẫn đến Xylitol có mặt trong khá nhiều sản phẩm không đường như kẹo cao su, kẹo, bánh nướng, kem đánh răng, nước súc miệng, kẹo bạc hà, và nhiều chất bổ sung dinh dưỡng khác.
Cún và con người đều có thể cảm nhận được hương vị ngọt ngào của xylitol, nhưng phản ứng của mỗi loài là khác nhau trong quá trình tiêu hóa. Loài người hấp thụ xylitol vào trong máu một cách từ từ, trong khi ở những loài cún, quá trình này xảy ra với một tốc độ cực kỳ nhanh. Cơ thể của một con cún phản ứng với các dòng xylitol bằng cách tiết ra một lượng lớn insulin một cách nhanh chóng (thường trong vòng chưa đầy 30 phút), dẫn đến lượng đường trong máu giảm đột ngột đến mức có khả năng gây tử vong. Các triệu chứng của hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) bao gồm:
Cún phản ứng với Xylitol khác con người
* Vàng da và màng nhầy
Một số con cún cũng có thể rơi vào tình trạng gọi là đông máu rải rác trong các mạch (DIC), Bác sĩ thú y cho biết, DIC thực sự có thể gây ra cái chết nhanh, để bạn thấy được mức độ nguy hiểm của vấn đề.
Cún có thể rơi vào tình trạng đông máu trong các mạch
Điều trị ngộ độc xylitol quan trọng nhất là gây nôn nếu tình trạng tiếp xúc với chất độc đã xảy ra trong vòng vài giờ và lượng đường trong máu bình thường cho đến khi có nguy cơ hạ đường huyết đi. Chúng tôi thực sự không biết nếu dùng s-adenosylmethionine (“SAMe” – là 1 loại thuốc hay dùng để chữa viêm khớp và trầm cảm) có hữu ích trong việc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh suy gan ở cún tiếp xúc với xylitol hay không, nhưng nó không làm tổn thương đến cún nên chúng tôi vẫn thử. Cần theo dõi sự phát triển của bệnh suy gan của cún trong ít nhất ba ngày sau khi tiếp xúc với xylitol và bắt đầu có những biện pháo điều trị thích hợp nếu cần thiết.
Chỉ cần 1 lượng nhỏ Xylitol cũng có thể gây ra vấn đề cho cún, trong thực tế một hoặc hai miếng kẹo cao su không đường là đã đủ nguy hại đến sức khỏe của cún. Đừng bao giờ cho cún ăn thức ăn, trừ khi bạn chắc chắn 100% rằng nó không chứa xylitol. Những con cún nghi ngờ đã tiếp xúc với xylitol nên mang đến phòng khám thú y càng sớm càng tốt cùng với các thông tin về những thức ăn và liều lượng bao nhiêu mà cún đã ăn.
Chỉ cần 1 lượng nhỏ Xylitol cũng có thể gây ra vấn đề cho cún
Nếu các dấu hiệu của hạ đường huyết phát triển trước khi bạn có thể tới phòng khám của bác sĩ thú y, hãy cho một lượng nhỏ dung dịch nước đường, Karo syrup (siro ngô có chứa đường maltose) hoặc mật ong vào miệng của cún một cách an toàn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sổ Giun Cho Chó Và Những Phản Ứng Có Thể Xảy Ra trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!