Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chó Pug. Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Pug Từ 2 Tháng Tuổi được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó pug hiện một trong những giống chó được yêu thích nhất ở Việt Nam. Chó Pug có thân hình “vuông” mũm mĩm, khuôn mặt xệ rất ngộ nghĩnh. Chó Pug khá dễ nuôi, tuy nhiên, do tính cách lười biếng lại tham ăn, Pug dễ mắc bệnh béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chó pug con từ 2 tháng tuổi, được tổng hợp từ kinh nghiệm nuôi chó Pug thực tiễn tại Thú Kiểng.
1. Tập Thể Dục và Chơi ĐùaChó pug không đòi hỏi tập thể dục nhiều. Không giống nhiều giống chó cảnh khác có thể phá phách, cắn xé, cào, tha lôi đồ đạc nếu bạn nhốt trong nhà quá lâu, chó Pug rất ngoan ngoãn khi ở trong nhà cả ngày. Chúng có thể nằm im một chỗ chờ chủ về, chơi với mấy thứ đồ chơi cao su, hoặc cùng lắm chỉ chạy đi chạy lại cho đỡ mỏi người.
Tuy nhiên, cũng chính vì lười vận động nên Pug rất dễ bị béo phì. Thực tế thì phải có đến 2/3 bé Pug nuôi ở Việt Nam bị béo phì do khẩu phần ăn giàu tinh bột và ít được vận động.
Để phòng tránh béo phì và giữ cho tinh thần các bé luôn thoải mái, bạn nên cho em pug ra ngoài đi dạo, chạy nhảy chơi đùa ít nhất 30 phút mỗi ngày. Có thể cho chơi các trò đuổi bắt bóng, gậy, hoặc đơn giản chơi đùa với những chú chó nhỏ khác.
Cũng có thể cho Pug tập chạy bền. Bạn ngồi trên xe chạy vòng vòng trong công viên và dắt chúng theo, một cách rất hữu hiệu để đốt “giảm cân” khi cần thiết. Tuy nhiên pug không dai sức, chúng sẽ rất nhanh mệt, không nên cho chúng tập quá sức, chúng có thể “lăn ra” vì sốc nhiệt nếu vận động nhiều trong thời tiết nóng bức.
Chó pug chịu nóng và lạnh đều rất kém, chúng dễ bị sốc nhiệt nếu chơi ngoài trời quá nóng, hoặc bị cảm lạnh vào mùa đông. Và mùa hè bạn nên để chúng chơi trong nhà, và chỉ cho ra ngoài trước 8h sáng và sau 5h chiều.
Mùa đông bạn cần mặc quần áo ấm cho chúng, không để nằm dưới sàn mà phải có đệm lót bên dưới. Nếu em pug sạch sẽ thì có thể ôm luôn đi ngủ cho ấm, em pug rất mập, da chúng cũng mềm mại nên ôm đi ngủ rất thích.
3. Vệ Sinh Hàng Ngày Cho PugPug có lông ngắn nên không cần phải tắm nhiều, nếu ít chạy nhảy thì mỗi tuần tắm 1 lần là đủ. Tuy nhiên do chúng hay lê la và nghịch bẩn, nên nếu bạn cho chúng ra ngoài chơi nhiều thì phải tắm cho chúng thường xuyên hơn, khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, hoặc tắm ngay sau khi nghịch bẩn. Tắm xong nên sấy khô lông nhanh để tránh bị cảm lạnh.
Đánh răng cho pug cũng rất cần thiết. Ở Việt Nam rất ít người nuôi Pug chú ý đến việc này. Pug rất thích liếm tay chân chủ hay những người trong nhà để thể hiện sự gần gũi, vì vậy chắc chắn bạn sẽ muốn miệng chúng luôn thơm tho. Một tuần nên đánh răng cho chúng ít nhất 2 – 3 lần. Nếu bạn có nhiều thời gian thì nên đánh răng cho chúng hàng ngày.
Mỗi lần đánh răng xong, bạn có thể tranh thủ lau mặt cho chúng luôn, nhất là vùng lông dưới mắt do chúng hay chảy nước mắt, dẫn đến lông bị bết và bẩn. Chú ý lau cả bên trong các vết nhăn trên mặt, bụi bẩn thường bị mắc tại đó khi chúng chơi đùa.
Như đã nói trên, chó Pug rất tham ăn, có thể ăn ngon lành bất cứ thứ gì bạn cho. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát khối lượng thức ăn của pug, vì chúng rất phàm ăn nên bạn cho bao nhiêu sẽ hết bấy nhiêu. Nhất là chế độ ăn tại nước ta thường rất giàu tinh bột (từ cơm, cháo, bánh,…) khiến những em pug rất dễ mắc bệnh béo phì.
Khối lượng như thế nào là hợp lý? Thông thường 1 em pug sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3 – 4% khối lượng cơ thể / ngày, tùy theo mức độ hoạt động và độ tuổi của pug.
Những em Pug còn nhỏ, dưới 8 tháng tuổi, sẽ cần lượng thức ăn khoảng 3.5% – 4% khối lượng cơ thể mỗi ngày. Đây là giai đoạn phát triển nhanh nhất của các bé Pug, nên cần cung cấp lượng thức ăn và dinh dưỡng đầy đủ để bé phát triển.
Những bé Pug đã lớn trên 8 tháng tuổi sẽ cần khoảng 3 – 3.5%.
Những chú chó Pug ở tuổi đã “xế chiều” sẽ cần khối lượng thức ăn ít hơn, chỉ khoảng 2.5% – 3%.
Khối lượng trên chỉ là ước lượng tương đối. Trên thực tế, mỗi bé pug sẽ cần khối lượng thức ăn khác nhau dựa theo thể trạng. Bạn có thể dựa vào mức ước lượng trên để cân đối lượng thức ăn phù hợp cho bé Pug nhà mình.
Về thức ăn thì nếu ít thời gian bạn có thể cho bé Pug nhà mình ăn các loại thức đóng gói sẵn của Royal Canin, SmartHearth hay Fitmin. Những thương hiệu này đều có thức ăn phù hợp với từng độ tuổi của bé Pug. Và quan trọng nhất là rất đầy đủ dinh dưỡng, bạn không phải bổ sung thêm gì cả.
Nếu có nhiều thời gian và muốn tăng hương vị cho bữa ăn của bé Pug, bạn có thể tự thế biến. Thức ăn ưa thích của bé Pug là các loại thịt ít mỡ (bò, gà, lợn), trứng lộn – giàu đạm và canxi. Cần chú ý bổ sung thêm rau củ để cung cấp vitamin, tăng sức đề kháng. Nên cho ăn hạn chế tinh bột (cơm, cháo, khoai, bánh,….) để tránh béo phì.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về khẩu phần ăn cho các bé Pug ở Việt Nam, mời bạn tham khảo bài viết Chó Pug ăn gì? Thức ăn cho chó Pug mặt xệ
Nếu bạn cần tư vấn thêm kinh nghiệm trước khi nuôi chó Pug, hay đang phân vân liệu mình có phù hợp để nuôi được pug không, có nên nuôi chó Pug không?… Bạn có thể liên hệ với chuyên gia về chó Pug của Thú Kiểng theo số bên dưới để được tư vấn chi tiết nhất.
Nếu bạn đang tìm một bé Pug xinh xắn, thuần chủng và được bảo hành sức khỏe 1 đổi 1 lên tới 6 (180 ngày), mời bạn tham khảo các đàn Pug đang xuất chuồng của Thú Kiểng ngay bên dưới.
Cách Nuôi Chó Poodle. Chăm Sóc Chó Poodle Con Từ 2 Tháng Tuổi
1. Cắt (Cạo) Lông Máu Cho Chó Poodle
Lớp lông có sẵn trên người bé Poodle từ khi sinh ra gọi là lông máu. Lớp lông này khá dày, mềm nhưng bị rụng nhiều, hơi thẳng, nhìn luộm thuộm, tóm lại là không đẹp. Do vậy, bạn nên cạo lớp lông này đi. Lớp lông mới mọc lên thay thế sẽ xoăn và dày hơn lông máu.
Poodle khi đón về thường khoảng 2 tháng tuổi và chưa được cạo lông máu. Bạn có thể đem ra tiệm hoặc tự cạo lông máu bằng tông đơ tại nhà. Không cần tỉa tót chi phức tạp, cứ cạo trụi hết đi là được. Chỗ nào có lông là cạo hết.
Sau khi cạo bé sẽ rất xấu xí, nhìn không giống em poodle chút nào. Nhưng đừng lo, cỡ 20 ngày đến 1 tháng lớp lông mới mọc lên sẽ rất đẹp. Lớp lông này dày và xoăn, và đặc biệt là ít rụng. Vừa đẹp vừa rất dễ chăm sóc.
2. Chăm Sóc LôngPoodle sau khi được cạo lông máu rất dễ chăm, lông mới ít bị rụng vương vãi ra nhà. Thực ra tỉ lệ lông rụng của poodle cũng tương đương với các giống chó khác thôi, nhưng do lông xoăn nên khi rụng ít bị rơi ra mà thường bám luôn trên người. Hàng ngày bạn nên chải lông bằng găng tay hoặc lược chải lông để loại bỏ lớp lông rụng này, tránh vương ra sàn hay quần áo.
Tùy 3 tháng đến nửa năm, tùy vào tốc độ mọc lông của từng bé, bạn nên đưa bé ra tiệm cắt tỉa lại lông cho đẹp trai xinh gái. Tránh để lông quá dài, nhìn vừa mất thẩm mỹ lại vừa rất nóng, nhất là trong mùa hè ở Việt Nam.
Ngoài việc tắm gội, chải lông thì thì bạn nên đánh răng cho bé thường xuyên. Nếu bạn cho bé ăn thức ăn khô thì răng bé đã khá sạch rồi, mỗi tuần chỉ cần đánh răng 2 đến 3 lần thôi. Còn nếu ăn thức ăn tươi tự nấu, thịt cá các kiểu, thì tốt nhất nên đánh răng hàng ngày.
Hàng ngày bạn cũng nên dùng khăn mềm lau mặt cho bé nữa. Nên chú ý lau sạch sẽ quanh mắt và vệ sinh tai sạch sẽ.
Vài tuần một lần bạn nên cắt móng chân cho bé Poodle. Tránh để móng quá dài, vừa khiến bé bị đau khi đi lại trên sàn cứng, vừa tránh hỏng, xước đồ đạc trong nhà. Khi cắt thì nên dùng kìm cắt móng cho chó mèo, dùng kéo hay bấm móng chân tay của người dễ bị cắt quá sâu, móng bị sắc lại phản tác dụng.
4. Tập Thể Dục Cho Bé PoodleGiống chó poodle nhìn chung thích vận động và chơi đùa, vì vậy bạn nên dắt bé poodle của mình đi dạo thường xuyên, tốt nhất là mỗi buổi chiều. Công viên là nơi thích hợp để đi dạo. Bạn cũng nên mua 1 quả bóng hoặc xương cao su và chơi trò ném bắt với bé poodle, vừa mang tính giải chí, vừa là cách huấn luyện để rèn luyện sức khỏe và tăng sự gắn kết.
Poodle nói chung không đòi hỏi phải vận động hàng ngày, nhưng bạn nên cho bé vận động nhiều nhất có thể để giảm mỡ thừa, tăng cường sức khỏe và “xả stress” sau cả ngày dài ở trong 4 bức tường. Cũng là cơ hội để bạn ra ngoài đi dạo, thể dục và hít thở khí trời nữa.
1. Thức Ăn Cho Chó PoodleThức ăn cho chó Poodle có 2 loại là thức ăn tươi tự nấu, và thức ăn sẵn (dạng khô hoặc ướt). Về 2 loại này, Thú Kiểng đã có một bài phân tích rất chi tiết. Mời bạn tham khảo bài viết Thức ăn và dinh dưỡng cho chó Poodle.
2. Kiểm Soát Cân Nặng Của Chó PoodlePoodle sẽ tăng cân nhanh nếu bạn cho ăn quá nhiều. Một bé poodle mập mạp có thể trông rất cute nhưng cũng gây ra những vấn đề tai hại về sức khỏe, như mỡ máu, tim mạch và giảm tuổi thọ. Cho ăn đúng bữa là cách tốt nhất để “giữ dáng” cho bé poodle của bạn. Chỉ cho ăn 3 bữa / ngày sẽ tốt hơn là để thức ăn trong bát suốt cả ngày.
Nếu bạn không chắc rằng liệu em cún của bạn có thừa cân hay không, bạn có thể thực hiện bài test đơn giản sau đây:
Đầu tiên, nhìn xuống lưng bé Poodle, bạn sẽ thấy 1 vòng eo. Đặt 2 tay trên lưng ở khu vực eo, ngón tay cái để dọc theo xương sống, các ngón còn lại ôm xuống và ấn nhẹ:
Nếu bạn có thể cảm thấy xương sườn, em poodle của bạn hoàn toàn bình thường.
Nếu không thấy thì bạn ấy đang thừa cân, bạn cần cho ăn ít đi và tập thể dục nhiều hơn.
Còn nếu bạn có thể cảm nhận thấy xương sườn ngay khi đặt tay mà không cần ấn, bạn poodle này đang gầy và bạn cần tăng khẩu phần ăn lên.
1. Lồng hoặc Chuồng NuôiCó nhiều loại chuồng nuôi cho chó Poodle. Nên dùng nhất là loại chuồng sắt sơn tĩnh điện, loại lồng này thoáng khí nên không bị ẩm ướt và gây mùi khó chịu. Ngoài ra còn có lồng nhựa, tuy nhiên loại này bí hơn và thường chỉ được dùng để vận chuyển bé đi xa.
2. Dây dắtĐây là thứ chắc chắn phải có rồi. Nên dùng loại đai hoặc yếm cho thú cưng. Tránh dùng loại dây dắt quấn quanh cổ dễ làm hỏng lông cổ. Nếu không để ý thắt quá chặt có thể gây ngạt thở cho bé.
3. Bát ănBạn có thể tận dụng các loại bát trong nhà. Nhưng nên dùng bát đế rộng để tránh bị đổ. Bát nên làm bằng nhựa hoặc kim loại. Tránh dùng các bát thủy tinh hoặc sành sứ, khi bé nghịch ngợm có thể làm vỡ. Mảnh vỡ sắc nhọn có thể làm bé bị thương. Đã nhiều trường hợp cún bị thương rất nặng vì làm vỡ bát sành sứ.
4. Các loại đồ dùng vệ sinh và chăm sóc lôngVề cách vệ sinh và chăm sóc lông cho chó Poodle, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết Cách cắt tỉa và chăm sóc lông cho chó Poodle
5. Đồ chơi cho chó PoodlePoodle rất thích vận động và chạy nhảy nhiều, vì vậy nên có đồ chơi dành riêng cho chó để giữ bé vui vẻ khi bạn không ở bên. Nên dùng các loại đồ chơi bằng cao su, tránh các loại đồ chơi bằng vải vì sẽ chẳng thể giữ được lâu.
6. Balo, túi hoặc lồng vận chuyểnNếu đưa bé ra ngoài đi dạo với quãng đường ngắn bạn nên dùng balo hoặc túi vận chuyển. Còn nếu vận chuyển quãng đường dài, bằng xe ô tô hay máy bay thì phải dùng lông nhựa, được thiết kế dành riêng cho việc vận chuyển.
Poodle không phải là giống chó khó nuôi. Bạn chỉ cần bám sát các hướng dẫn trên là sẽ nuôi bé thành công.
Nếu bạn chưa chắc chắn liệu mình có phù hợp để nuôi một bé Poodle không, hay cần tư vấn chi tiết hơn về kinh nghiệm nuôi trước khi đón một bé Poodle về nhà, bạn có thể liên hệ với chuyên gia về chăm sóc Poodle của Thú Kiểng theo số bên dưới để được giải đáp mọi thắc mắc.
Hoặc mời bạn tham khảo các đàn cún Poodle 2 tháng tuổi đang xuất chuồng tại Thú Kiểng. Tất cả đều được bảo hành 1 đổi 1 lên tới 180 ngày, có kèm hướng dẫn nuôi chi tiết và cách xử lý trong từng tình huống cụ thể trong quá trình nuôi.
Cách Nuôi Chó Alaska Con Từ 2 Tháng Tuổi. Cách Chăm Sóc Chó Alaska
Nuôi chó Alaska ở Việt Nam thực sự là một thách thức không nhỏ. Bạn có thể thấy những bé Alaska rất đẹp ở các nước Âu – Mỹ, với bộ lông dầy, óng mượt. Nhưng ở Việt Nam, chó Alaska sẽ khó lòng đẹp được như vậy bởi điều kiện cơ bản – khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ở Việt Nam không nuôi được chó Alaska, hoặc nuôi chó Alaska không đẹp. Tất cả đều có thể nếu bạn biết cách chăm sóc hợp lý. Vậy nuôi chó Alaska ở Việt Nam có khó không? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách nuôi chó Alaska con và trưởng thành trong điều kiện khí hậu nước ta.
Đây là vấn đề cơ bản nhất, ảnh hưởng không chỉ đến giống chó Alaska mà đến mọi giống chó tuyết khác như Husky Sibir, Samoyed. Chó Alaska thích nghi rất tốt với khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình năm dưới 10°C, nhờ bộ lông dầy 2 lớp với cơ chế giữ nhiệt hoàn hảo.
Vì vậy khi sống ở môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, bộ lông dầy lại trở thành vấn đề phiền toái. Chúng có xu hướng rụng lông nhiều, khiến bộ lông không được dày dặn và mượt mà như khi nuôi ở xứ ôn đới.
1. Vấn đề sốc nhiệtRụng lông chỉ là chuyện nhỏ, rắc rối lớn nhất là nguy cơ bị sốc nhiệt do nhiệt độ cao. Vấn đề này xảy ra thường phổ biến với những em Alaska nhỏ dưới 4 tháng tuổi, chúng có thể bị sốc và nôn mửa, lên cơn co giật nếu ở quá lâu dưới trời nóng trên 35°C.
Nếu phát hiện sơm, bạn có thể cứu chữa bằng cách đưa vào bóng râm, quạt mát rồi cho vào phòng điều hòa với nhiệt độ khoảng 25°C. Những em Alaska lớn sức khỏe tốt hơn nên sẽ ít có nguy cơ bị sốc nhiệt hơn chó Alaska con.
2. Tránh nóng cho chó AlaskaCần phải có cách tránh nóng cho những em Alaska khi thời tiết ở mức nắng nóng nắng nóng, bằng cách hạn chế đi chơi, trú trong bóng râm, ở phòng điều hòa, tắm nước lạnh hoặc cho ăn kem để giải nhiệt. Những em Alaska con có sức chống trọi với nhiệt độ cao kém hơn, nên nếu muốn mua, bạn nên mua khi thời tiết lạnh hoặc mát mẻ.
Hoặc nếu bạn muốn lấy giống cho em Alaska, bạn nên tính toán thời điểm để những chú cún ra đời khi thời tiết mát mẻ. Nếu bạn yêu những em Alaska hơn là yêu bộ lông của chúng, bạn co thể tỉa bớt lông để giải nhiệt. Chúng sẽ trông xấu hơn nhưng sẽ an toàn hơn, bộ lông sẽ mọc lại theo thời gian nhưng em cún chết thì không thể lấy lại được.
II. Tập Thể Dục Cho Chó AlaskaNếu không được vận động đủ, chúng sẽ bị “tăng động”. Mặc dù là giống chó tuyết lớn nhất nhưng Alaska lại lành tính hơn nhiều so với Husky và Samoyed, khi tăng động chúng ít khi đào bới, tìm cách trốn thoát, cắn xé giầy dép, nhưng chúng sẽ tỏ ra buồn chán, bỏ ăn, sủa inh ỏi rất khó chịu.
Các môn thể dục mà chó Alaska thích là chạy đường dài, có thể phóng xe vòng vòng trong công viên và cho chúng chạy theo. Kéo vật nặng như lốp xe hoặc tạ. Chúng không có nhiều bản năng săn mồi nên không thích tha lôi, không thích đuổi gậy, bắt bóng nhưng vẫn có thể chơi nếu bạn huấn luyện từ bé.
III. Thức Ăn và Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Chó AlaskaChế độ ăn của Alaska phải rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là phải giàu protein. Thịt bò là thức ăn ưa thích của chúng (khá sang chảnh), ngoài ra có thể thay thế bằng thịt lợn (nên có ít mỡ), thịt gà, cá, trứng vịt lộn hoặc nội tạng lợn (như gan, lòng phèo, tim cật, óc) cũng rất tốt vì giàu dinh dưỡng và ít mỡ.
Vitamin và tinh bột cũng rất cần thiết, tuy nhiên giống Alaska không thích ăn hoa quả, rau và cơm (hay cháo), nên bạn cần trộn lẫn với thịt để bắt chúng ăn.
Bộ lông là điểm quyến rũ nhất của giống chó này. Để giữ cho lông Alaska luôn mượt và đẹp, bạn nên vệ sinh chải chuốt lông hàng ngày, tắm gội hàng tuần bằng dầu tắm cho giống chó lông dài. Mỗi màu lông thì nên có một loại dầu tắm khác nhau để giữ cho màu sắc được đẹp và tự nhiên. Nếu có điều kiện thì thi thoảng một năm vài lần nên đưa các bạn ý đi chăm sóc lông ở spa. Khá vất vả và tốn nhiều thời gian, vì lông chúng quá dài mà!
Ngoài ra, nếu có thời gian thì bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần / tuần nếu bé ăn thức ăn khô. Còn nếu ăn thức ăn tươi tự chế biến như thịt, cá,… thì nên đánh răng hàng ngày là tốt nhất để ngăn bệnh răng miệng và hơi thở có mùi. Khẩu phần ăn của Alaska có nhiều thịt nên miệng chúng rất dễ bị hôi. Ở xứ lạnh, chúng sẽ tự làm sạch răng miệng bằng tuyết, còn ở Việt Nam không có tuyết nên bạn cần đánh răng cho chúng thường xuyên.
Bạn nên thực hiện việc chăm chút, chải lông và đánh răng cho em Alaska từ sớm, khi chúng còn là chú cún nhỏ để chúng quen với những việc này. Dần dần chúng sẽ thích thú và tận hưởng khi được bạn vuốt ve, chải chuốt. Nếu làm quá muộn thì sẽ rất vất vả cho bạn và còn gây hoảng sợ cho chúng nó nữa.
V. Huấn Luyện Chó AlaskaDù là giống chó có họ hàng gần với chó sói, tuy nhiên bản năng săn mồi của Alaska không hề mạnh mẽ (do qua nhiều thế hệ chỉ được lai tạo chuyên biệt cho việc kéo xe). Chúng rất hiền, hiếm khi đuổi theo các vật nuôi nhỏ, tha lôi đồ đạc hay tấn công người và những chú chó khác, trừ trường hợp bị tấn công trước, nên việc huấn luyện giao tiếp xã hội cũng khá nhẹ nhàng.
VI. Những Đồ Dùng Cần Thiết Khi Nuôi Chó Alaska 1. Chuồng hoặc lồng nuôi 2. Dây dắtDây dắt là thứ chắc chắn phải có. Không nên dùng loại dây dắt quấn quanh cổ, dễ gây ngạt cho chó và làm hỏng lông ở phần cổ. Nên dùng loại đai yếm quấn quanh ngực, vừa thẩm mỹ là vừa thoải mái cho bé. Nên dùng loại dây dắt chắc chắn nhất, vì Alaska rất khỏe, dễ dàng dật đứt các dây dắt loại nhỏ.
3. Rọ mõmAlaska không phải là giống chó hung dữ, tuy nhiên vẫn có trường hợp Alaska cắn người được ghi nhận. Do đó, để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh, khi dắt bé ra ngoài bạn nên đeo rọ mõm. Tránh trường hợp bé Alaska bị khiêu khích có thể tấn công người hoặc vật nuôi khác.
4. Dầu tắm và lược chải lôngNên dùng dầu tắm dành riêng cho các giống chó lông dài. Loại cụ thể còn tùy thuộc vào màu sắc lông. Có loại dùng cho lông sáng màu, loại cho lông sẫm màu. Dầu tắm không chỉ để làm sạch lông, mà còn giúp lông mềm mượt, kích thích mọc lông và ngăn lông rụng.
Nên dùng lược chải lông thường xuyên để loại bỏ lông rụng, giúp lông không bị rối. Ngoài lược chải lông, bạn có thể dùng găng tay chải lông chuyên dụng, vừa giúp chải lông vừa mát xa cho bé Alaska.
⁉ Nếu Bạn Cần Tư Vấn Thêm Về Kinh Nghiệm Nuôi Chó AlaskaAlaska là giống chó khá khó nuôi ở Việt Nam. Kinh nghiệm thực tế của Thú Kiểng cho thấy nuôi một bé Alaska vất vả bằng cả Lab hay Rott với kích thước tương đương, vì chúng nó lông quá dài, khoản chăm sóc lông sẽ ngốn khá nhiều thời gian. Trại Thú Kiểng lúc nào cũng phải có tầm trên chục đứa Alaska là ít, nên lần nào tắm cho chúng nó anh chị em của Thú Kiểng cũng như đánh vật.
Nói vậy để thấy rằng, Alaska là giống chó không thích hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn không thể dành thời gian cho bé, hoặc không gian nhà quá nhỏ thì không nên nuôi, sẽ rất khổ cho cả bạn và bé.
Nếu cần tư vấn thêm kinh nghiêm trong việc nuôi chó Alaska, hoặc muốn biết chắc chắn xem tính cách cũng như điều kiện của bạn (thời gian và không gian) có phù hợp để nuôi chó Alaska không, bạn có thể liên hệ với chuyên gia của Thú Kiểng theo số bên dưới để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.
Còn nếu bạn đã biết chắc mình phù hợp để nuôi chó Alaska và đang muốn tìm một bé ưng ý, Thú Kiểng mời bạn tham khảo một vài đàn cún Alaska đang xuất bán tại Thú Kiểng.
Nuôi Chó Poodle Có Dễ Không, Kinh Nghiệm Cách Nuôi Từ 1,2,4,6 Tháng Tuổi
Chó Poodle là một trong những loài chó được yêu thích nhất hiện nay, không phải chỉ vì ngoại hình nhỏ nhắn, xinh xắn mà giống chó này vô cùng thông minh và đáng yêu. Nhưng đừng vội mua một em về nhà liền mà hãy tìm hiểu và nắm kỹ thêm thông tin về giống chó này để chăm sóc chúng một cách tốt nhất.
Chó Poodle thuần chủng có một cơ thể yếu ớt và dễ mắc bệnh, nhất là hệ tiêu hóa của chúng. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ cách nuôi và lựa chọn thức ăn thích hợp với thể trạng của các chú cún.
Liệu nuôi chó poodle có tốn kém không và chó poodle ăn gì đẹp lông. Và để giúp bạn biết chăm sóc poodle đúng cách, chúng tôi đã tìm hiểu và cho ra bài viết sau.
Tuy rằng chó poodle đặc biệt là chó poodle tiny có vẻ ngoài dễ thương, đầy cuốn hút, luôn hoạt bát và vui vẻ nhưng cơ thể chúng lại khá yếu ớt và dễ gặp nhiều vấn đề, nhất là đường ruột. Vì không có hệ tiêu hóa khỏe mạnh như những dòng chó khác, việc cho poodle ăn phải luôn cẩn thận và tỉ mỉ. Chỉ cần làm sai cách một chút cũng có khiến cho dạ dày poodle bị rối loạn và thường xuyên bị tiêu chảy. Sức khỏe của chúng cũng vì thế mà sẽ bị yếu đi. Không chỉ vậy, với từng độ tuổi khác nhau của poodle, thức ăn dành cho những em cún này cũng sẽ khác.
Thức ăn và cách nuôi dành cho những chú cún poodle 2-3 tháng tuổi
Để đảm bảo khẩu phần ăn cho những em poodle 2-3 tháng tuổi yếu ớt này, bạn nên hỏi trước người bán về những món ăn mà poodle có thể ăn cùng lịch trình ăn phù hợp hằng ngày. Thêm nữa, không nên thay đổi liên tục các bữa ăn của cún poodle bởi hệ tiêu hóa của poodle sẽ không kịp thích nghi và dẫn đến rối loạn.
Poodle 2-3 tháng tuổi có thể ăn cháo loãng được nấu từ nước xương hầm
Nếu muốn thay đổi thì bạn nên thực hiện từ từ, từng chút một theo từng tuần bằng cách kết hợp các kiểu món ăn với nhau theo tỷ lệ thức ăn cũ là 75% cùng thức ăn mới 25% ở tuần thứ nhất. Sang đến tuần thứ hai thì điều chỉnh lại với tỷ lệ 50:50. Ở tuần thứ ba, bạn sẽ giảm món ăn cũ xuống còn 25% và tăng lượng thức ăn mới lên 75%. Và sau khi hết một tháng làm quen như vậy, bạn có thể cho cún ăn hoàn toàn khẩu phần ăn mới 100%.
Với loại thức ăn thì bạn có thể cho chúng ăn cháo loãng được nấu từ nước xương hầm và một số món ăn khô đã được ngâm mềm. Mỗi ngày nên cho poodle đen ăn 4 đến 5 bữa, thời gian nghỉ của từng bữa nên bằng nhau. Bạn cũng có thể cho poodle uống sữa ấm với lượng 200 đến 300ml.
Thời điểm này poodle của bạn cũng đã lớn hơn và khỏe thêm một chút so với lúc trước. Vì thế, khẩu phần ăn cũng có thể thay đổi từ cháo loãng thành cơm nhão. Hơn nữa, poodle còn có thể ăn thêm một số loại rau củ, tôm, thịt đã được chế biến mềm hay nghiền nhuyễn cùng với cơm. Cách làm này vừa đơn giản vừa giúp cơ thể poodle nạp được đầy đủ dưỡng chất.
Còn với món ăn khô thì cũng giống với chó poodle toy 2-3 tháng tuổi, poodle tầm này cũng chỉ có thể ăn đồ khô đã được ngâm mềm. Tuy nhiên, răng poodle 3-6 tháng đã có khả năng nhai đồ hơi cứng nên khi ngâm thực phẩm khô thì không nên ngâm quá 5 phút trong nước nóng. Bên cạnh đó, số bữa ăn của cún poodle sẽ là 4 bữa mỗi ngày cùng 300 đến 400 ml sữa ấm. Và bạn cũng cần nhớ rằng, thân hình của poodle lúc này vẫn còn nhỏ nên chỉ cho chúng ăn vừa đủ, ăn quá nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe poodle.
Khi những em poodle đã được 6 tháng, bạn có thể bắt đầu một chế độ ăn uống nhiều dinh dưỡng hơn. Lúc này, thay vì chỉ là những món cháo loãng, cơm nhão thì bạn có thể cho cún poodle ăn khô hơn một chút. Kèm với đó là những thức ăn cung cấp chất đạm như thịt gà, thịt heo, thịt bò…, chất xơ như xà lách, cà rốt, rau củ…, chất khoáng ở trong tôm, chất béo trong các món thịt và tinh bột từ cơm, sắn, cháo, khoai… Đặc biệt, mỗi bữa ăn bạn nên đảm bảo poodle được ăn rau vì chất xơ trong rau củ sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, dạ dày hoạt động được tốt hơn.
Ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết kể trên, poodle có thể ăn thêm trứng vịt lộn nếu bạn muốn bộ lông của cún con trở nên mềm mượt hơn. Hoặc có thể mua những loại sữa bổ sung nhiều canxi để xương của poodle được chắc khỏe hơn. Thêm vào đó, vì giai đoạn 6 tháng tuổi này răng của poodle có thể nói là cứng cáp hơn trước nên khi cho chúng ăn thức ăn khô, bạn không cần ngâm với nước mà có thể cho chúng ăn trực tiếp.
Có thể cho poodle ăn thêm hột vịt lộn để lông của chúng mượt mà hơn
Chó poodle không nên ăn thứ gì, ăn cơm được không ?Với những chú poodle còn nhỏ, cá là một loại thực phẩm không nên ăn vì dạ dày của poodle con chưa thể tiêu hóa hoàn toàn. Hơn nữa, cá thường có nhiều xương, chỉ cần bạn không cẩn thận lọc hết xương thì chúng có thể gây lủng ruột poodle, vô cùng nguy hiểm. Chỉ đến khi nào chó poodle teacup nhà bạn đã lớn thì bạn có thể cho chúng ăn thêm cá. Tuy nhiên, phải đảm bảo là cá đã được nấu chín. Những miếng cá tươi còn sống sẽ khiến cho đường ruột poodle không thích ứng được và dẫn tới tiêu chảy.
Bên cạnh món cá thì xương cũng là thực phẩm cần tránh. Dù là xương gà, xương heo hay xương cá thì chúng đều có thể làm ruột poodle bị thủng khi chúng vỡ ra. Đây được xem là một loại thực phẩm nguy hiểm tới giống chó poodle. Không chỉ vậy, các món ngọt như socola, bánh hay kẹo… đều có thể làm cho poodle chán ăn bởi chất đường ngọt trong loại đồ ăn này sẽ khiến cho trật tự tiêu hóa trong đường ruột bị phá vỡ, gây mất cân bằng.
Thêm nữa là những món ăn chứa hạt tiêu, mù tạt, ớt cùng các gia vị cay khác hoặc những thức ăn đã ôi thiu, hỏng mốc, quá hạn sử dụng cũng phải được loại bỏ. Với hệ tiêu hóa yếu ớt của poodle thì những món ăn có hại này đều làm cho chúng bị rối loạn đường ruột nghiêm trọng. Một điều nữa bạn cũng cần phải chú ý là những chú chó thường thích bới rác tìm đồ ăn, những chú cún poodle cũng không ngoại lệ. Vì thế, bạn luôn phải quan sát, theo dõi chúng để poodle không lại gần thùng rác hay nơi có nước bẩn.
Cuối cùng là những món ăn nóng và lạnh. Những đồ ăn mới nấu còn rất nóng thì bạn nên chờ cho nguội bớt rồi mới đưa cho poodle ăn còn món ăn đã để trong tủ lạnh thì cần hâm nóng trước khi cho poodle ăn.
Cho poodle ăn cần lưu ý điều gì, poodle thích gì, ăn được những gì ?
Tùy vào từng độ tuổi, sức khỏe và khả năng ăn uống của mỗi poodle mà tăng giảm lượng thức ăn phù hợp.
Bạn cần nắm được mức ăn tối đa của giống chó poodle lai vào từng mùa trong năm: mùa đông thì chúng ăn nhiều còn mùa hè thì ăn ít lại. Khi đó, bạn mới điều chỉnh được liều lượng cũng như lựa chọn thức ăn thích hợp cho poodle của bạn.
Tránh cho poodle ăn trong tình trạng quá no hay quá đói vì điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày poodle. Để thực hiện được điều này, bạn nên chia các bữa ăn trong ngày sao cho đều nhau và ăn đúng giờ đúng giấc.
Cho poodle ăn thành nhiều bữa chứ không nên cho ăn một lần vì vừa khiến chúng quá tải vừa khiến chúng đói sau thời gian dài.
Bạn nên chó những chú cún poodle ăn nhiều bữa trong ngày để giúp chúng tiêu hóa thức ăn dễ dàng
Với số thức ăn thừa mà poodle chưa ăn hết thì cũng đổ bỏ ngay. Đến bữa tiếp theo thì cho chúng ăn thức ăn mới.
Khi nhận thấy poodle có dấu hiệu tiêu chảy, đau bụng thì cần xem xét lại khẩu phần ăn cùng thời gian ăn hằng ngày liệu có làm sai gì hay không. Và phải đưa chúng đến khám bác sĩ thú y ngay sau 1 đến 2 ngày mà chúng vẫn chưa khỏi dù bạn đã cẩn thận quá trình ăn uống. Nếu để lâu, poodle sẽ gặp nguy hiểm.
Lâu lâu có thể cho những chú poodle ăn vài miếng phô mai khô hoặc khoai tây khô…
Bên cạnh các loại rau củ như dưa leo, rau xà lách thì cho chúng ăn một số loại trái cây như chuối, việt quất… để bổ trợ hệ tiêu hóa cho các bé poodle.
Làm gì khi chó poodle bỏ ăn Hướng dẫn cách nuôi chó poodleĐể nuôi được chó poodle đúng cách và khỏe mạnh, bạn không những phải biết cách lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp mà còn phải tìm hiểu cách chăm sóc, vệ sinh hằng ngày cho cún yêu. Ngoài ra, bạn cũng có thể huấn luyện thêm vài động tác cơ bản cho cún poodle.
Huấn luyện những điều cơ bản như đi vệ sinhChó poodle nổi tiếng là thông minh, nhanh nhạy, học hỏi nhanh nên những việc đơn giản như đứng, nằm, ngồi, bắt tay… thậm chí là đi vệ sinh đều có thể dành thời gian huấn luyện.
Tạo một nơi cố định để poodle đi vệ sinh
Khi nhận thấy những dấu hiệu: đi lòng vòng, nhấc chân, ngửi ngửi đánh hơi của poodle thì nên mang chú cún đến chỗ đi vệ sinh
Chờ đợi đến khi poodle đi vệ sinh xong. Nếu cún poodle có ý định chạy ra ngoài thì phải ngăn lại và ép chúng ở trong đến khi vệ sinh xong mới thả ra.
Kiên trì thực hiện liên tục nhiều lần trong nhiều ngày (10 đến 15)
Thường bắt đầu tập lúc poodle đang đứng và dùng thức ăn chúng thích để làm mồi
Tiếp theo là hô hiệu lệnh “ngồi” kết hợp lấy tay ấn người poodle vào tư thế ngồi. Bạn phải nhớ hô to, rõ ràng và dứt khoát để poodle nghe được và làm theo.
Đến khi poodle ngồi xuống thì thưởng cho chúng ít đồ ăn
Làm đi làm lại các bước trong 10 đến 15 lần cho mỗi lần tập và ôn lại hằng ngày
Các bước huấn luyện đứng, nằm, bắt tay hay chào… cũng khá giống với bài tập ngồi này, chỉ khác về hô hiệu lệnh. Cho nên, bạn có thể áp dụng chung cho những bài huấn luyện khác.
Poodle có thể đứng, nằm, ngồi, chào, bắt tay qua các bài huấn luyện
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết: sữa tắm, nước ấm, máy sấy và có thể cho bé cún uống nửa viên chống cảm trước khi cho tắm.
Tiếp theo, dội nước để xả hết bụi bẩn rồi cho sữa tắm lên bộ lông và xoa nhẹ nhàng hoặc massage
Sau đó, kì cọ người poodle, nhất là những ngóc ngách có thể là nơi trú ẩn của ve, bọ chét. Khi vệ sinh cơ thể xong, bạn xả sạch sữa tắm bằng nước ấm. Bên cạnh đó, có thể cho poodle dùng dầu xả, dầu dưỡng ẩm để lông poodle được mượt hơn.
Sau khi tắm táp xong xuôi, bạn dùng khăn bông lau người poodle rồi sấy khô lại bằng máy sấy. Bạn có thể vừa sấy vừa dùng lược chuyên dụng để tạo kiểu mới cho poodle.
Cho poodle uống thêm cốc sữa ấm để làm ấm người, không bị cảm lạnh.
Quá trình tắm cho Poodle nên thực hiện nhanh chóng để tránh poodle bị cảm lạnh. Hơn nữa, chỉ thỉnh thoảng mới đưa chúng đi tắm (2 hoặc 3 lần một tuần) vì poodle không nô nghịch nhiều nên người không quá bẩn như các dòng chó khác. Đặc biệt là vào mùa đông thì càng không nên tắm.
Những poodle cái đang có thai khi ốm nghén thường hay có cảm giác mệt mỏi, biếng ăn… sau khi được phối giống 15 ngày. Bạn không cần lo lắng vì đây là hiện tượng tự nhiên và chỉ cần cho poodle ăn uống bình thường. Tới tháng thứ hai thì tăng lượng dinh dưỡng lên, nhất là chất khoáng, canxi, vitamin để hỗ trợ phát triển thai nhi. Thêm vào đó là cho cún poodle uống canxi và sữa.
Không chỉ có ăn uống, các poodle cái cũng cần một số hoạt động nhẹ như đi dạo để dễ sinh. Ngược lại, nếu không vận động, poodle sẽ bị béo phì, khó sinh và phải đẻ mổ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngừng phối giống trong 2 đến 3 năm. Bên cạnh đó, sau khi sinh không nên cho poodle cái ra ngoài.
Nguồn:
Nguồn tham khảo
https://sieupet. com/cho-poodle-an-gi/
https://sieupet. com/cach-nuoi-cho-poodle/
https://animals.mom. me/how-to-feed-a-miniature-poodle-12350283.html
Từ khóa tìm kiếm:
nuôi chó poodle đúng cách có tốn kém không kỹ thuật nuôi chó poodle hướng dẫn cách nuôi chó poodle dành cho người mới cho chó poodle ăn gì để béo thức ăn cho chó poodle nhỏ
Tổng Hợp Những Kinh Nghiệm Nuôi Chó Pug Từ Nhỏ
Cho tới những năm 1600, chó Pug trở thành loại chó cảnh thời thượng và được yêu thích nhất trong triều đình Châu Âu lúc bấy giờ, liên đoàn bảo vệ chó của Mỹ cũng chính thức công nhận loại chó này vào năm 1885.
Đặc điểm về thân hình của giống chó PugThực tế hiện nay đã cho thấy, chó Pug có thân hình khá chắc chắn và gọn gàng. Toàn bộ cơ thể của chúng cân đối bởi chiều cao tính từ vai tương đương với chiều dài từ vai cho tới hết mông.
Kinh nghiệm khi nuôi chó PugĐể có thể nuôi một chú chó Pug thuần chủng, bạn nên chọn những chú chó khi đã đủ 12 tháng tuổi trở lên , khi này chó con đã có sức đề kháng để thích nghi với môi trường sống, thế giới quan xung quanh khi không có chó mẹ.
Nếu như sau khi chó ăn xong còn thừa thức ăn, bạn nên đổ đi và ăn và giảm lieu lương thức ăn sau đó sao cho phù hợp, bạn nên lưu ý, không nên để thức ăn sang bữa sau ,nó sẽ gây nên một số bệnh lý về tiêu hóa cho chó con nhà mình.
Với những chú chó có tuổi đời từ 2 – 6 tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng thích hợp nhất mà bạn nên sử dụng đó là ăn 3 bữa mỗi ngày, phân chia đều đặn thời gian, các bữa ăn cách nhau một khoảng cách nhất định để chó con dễ tiêu hóa hết thức ăn còn lại.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THÚ VỊ CỦA CHÓ PHÚ QUỐC CHÓ CHĂN CỪU VÀ TỔNG HỢP NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TỔNG HỢP NHỮNG KINH NGHIỆM NUÔI CHÓ PUG TỪ NHỎ
Ngay sau bữa ăn, bạn nên để cho chó tự do đi lại hoặc đi vệ sinh từ 5-10 phút, việc làm này cũng có tác dụng tiêu hóa thức ăn, rèn luyện tính đi vệ sinh khoa học.
Ngoài ra, sau mỗi tuần bạn có thể dành một ngày cho chó ăn một bữa thật no, thêm một quá trứng gà đã được nấu chín cho chúng ăn dần. Nó sẽ rất tốt cho sự phát triển của chó, làm cho bộ lông trở nên mượt mà, chẳng cần phải chải chuốt.
Khi tới độ tuổi 5 tháng, bạn có thể bổ xung hàng tuần thêm một chút thịt bò hoặc thịt trâu sống, thật tươi với cường độ tăng dần mỗi ngày. Bạn cũng không nên lo lắng chú chó Pug nhà mình sẽ bị đi ngoài bởi ăn thịt sống, bản năng hoang dã của nó sẽ làm hệ tiêu hóa thích nghi tốt hơn.
Ở nước ngoài, họ có bán thịt hộp sẵn cho chó Pug trưởng thành, khoảng 1-1,2KG thịt, giá cả phải chăng. Còn ở Việt Nam, tùy thuộc vào kinh tế của mỗi hộ gia đình mà có thể chọn thức ăn cho chó Pug đa dạng như lòng , mề, phổi được nấu chín.
Hơn thế, chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với quá trình tập luyện thể dục thể thao và chạy nhảy hợp lý sẽ làm cho chú chó nhà mình đẹp hơn về hình thể, cường tráng và thông minh hơn.
Bán Chó Pug Trắng, Chó Pug Đen Con 2 Tháng Tuổi. Bán Chó Pug Trả Góp
1. Giá Chó Pug Trắng, hay Pug Vàng
Pug trắng thực ra màu không hoàn toàn trắng. Thân Pug trắng có màu trắng sữa, hay màu kem, nhiều người cũng gọi là Pug vàng. Mặt chó Pug trắng có màu đen bóng. Với thân màu trắng và mặt màu đen đối lập, chó Pug trắng trông rất ngộ nghĩnh.
Nhìn về tổng thể thì chó Pug trắng trông đáng yêu hơn Pug đen. Nên nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ và nuôi Pug chủ yếu làm thú cưng, cho vui vửa vui nhà thì bạn nên chọn mua chó Pug trắng. Pug đen thì nhìn sẽ không được đẹp bằng, thậm chí Pug còn khiến nhiều bạn nhỏ sợ nữa.
Chó Pug trắng con 2 tháng tuổi hiện có giá khoảng 6 – 8 triệu tùy từng bé và từng thời điểm trong năm.
2. Chó Pug Đen, hay Pug MựcTheo Thú Kiểng đánh giá thì Pug đen hơi kén người nuôi. Không phải vì khó nuôi hơn mà theo quan niệm phong thủy. Người mua chó Pug đen đa phần không phải do xinh xắn đáng yêu, mà với mong muốn mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Tất nhiên, Pug đen cũng đáng yêu, nhưng tùy theo thị hiếu của từng người.
Thực tế, theo dữ liệu khách hàng của Thú Kiểng hơn 10 năm qua thì trong số hơn 1000 bé Pug được bán, chỉ có chưa đến 200 bé Pug đen, tức chưa đến 20%. Điều này cho thấy, đa số người nuôi yêu thích Pug trắng hơn. Mỗi năm Thú Kiểng cũng xuất chuồng không nhiều đàn Pug đen, và thường là được người mua đặt trước.
Về cơ bản, giá chó Pug đen thường cao hơn vài trăm ngàn tới một triệu so với Pug trắng do hiếm có khó tìm hơn.
Nhiều người quan niệm chó Pug, đặc biệt là Pug đen mang yếu tố phong thủy, nên nếu là người duy tâm, tốt nhất bạn không nên chọn bừa.
Nếu bạn cần tư vấn chọn mua chó Pug trắng hay Pug đen, hay muốn biết thêm thông tin chi tiết về hai giống Pug này, bạn có thể liên hệ với chuyên gia về chó Pug của Thú Kiểng theo số bên dưới để được giải đáp mọi thắc mắc.
* Các bé Pug đăng bán bên dưới hầu hết là Pug trắng, do Pug đen thường đã được người mua đặt trước hết, nên Thú Kiểng không đăng lên website. Nếu muốn mua Pug đen, phiền bạn liên hệ với Thú Kiểng theo số trên để xem các đàn sắp xuất chuồng. Các Bé Pug Mặt Xệ Đang “Kén Chủ” Tháng 6/2023
🤞chính sách bảo hành và hỗ trợ khách hàng :🤞Bảo Hành tiêu chuẩn 1 đổi 1 trong 90 ngày đối với các bệnh virus (cao nhất VN)
🤞Gói bảo hành 1 đổi 1 nâng cao lên đến 365 ngày
🤞Miễn phí vận chuyển Bắc – Trung – Nam
🤞Tiêu chuẩn tiêm phòng 02 mũi vacxine
🤞Tư vấn chăm sóc trọn đời
🤞 Thanh toán 100% viện phí trong thời gian bảo hành tại trung tâm bảo hành của thú kiểng trên toàn quốc.
🔖 Mọi bé đều được dùng OrgaPush
🏢 Địa Chỉ Đón Các Bé:(Quý khách vui lòng liên hệ trước khi đến để Thú Kiểng phục vụ được chu đáo nhất!)
Hà Nội: 61 Lạc Hồng – phường Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (Đi ngõ 93 Hoàng văn Thái)
TPHCM: Số 26 – Đường Số 6 – P. Bình An – Quận 2
TPHCM: 118 Nguyễn Thái Bình – P.12 – Quận Tân Bình
✌ Thú Kiểng trên FacebookCập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chó Pug. Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Pug Từ 2 Tháng Tuổi trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!