Xu Hướng 11/2023 # Cách Nuôi Chó Mèo Chung Đơn Giản # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chó Mèo Chung Đơn Giản được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Pet Me shop chia sẻ cho bạn cách nuôi chó mèo chung cực kỳ đơn giản với các bước thật dễ dàng

Một số cách nuôi chó mèo chung đơn giản

Thứ nhất , chắc chắn bạn phải chuẩn bị cho chó và mèo của bạn một tình cảm đồng đều bởi một sự sẻ chia sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong cách để giúp chó và mèo cùng sống hòa thuận.

Một số cách nuôi chó mèo chung đơn giản

Thứ tư, bạn hãy luôn biết rằng chìa khóa để chó và mèo có thể sống chung bình yên là bạn phải khống chế được sự hung hăng của chó. Vậy nên những nguyên tắc căn bản để huấn luyện cho chó một thói quen có thể sử dụng được linh hoạt và hiền lành dễ chịu hơn. Tất nhiên để làm được điều này thì phần thưởng cho chó bạn nên sử dụng bởi Nó chính là thứ giúp cho chó khi chó ở gần mèo mà không đành hanh và bắt nạt mèo.

Một số cách nuôi chó mèo chung đơn giản

Thứ năm, bạn nên chuẩn bị một nơi lẩn trốn an toàn cho mèo hoặc tìm một con đường lui hợp lý cho mèo. Ví dụ như bạn nên làm một cái nhà cây chẳng hạn bởi mèo có thể leo lên đó còn chó thì không. Điều này có thể giúp bé mèo của bạn an toàn hơn rất nhiều mỗi khi bị chó bắt nạt.

Các bước giúp chó và mèo chung sống hòa thuận hơn

Một số cách nuôi chó mèo chung đơn giản

Bước 1: Chuẩn bị cho buổi ra mắt cho hai thú cưng với nhau

Bước 2: Đổi phòng hoặc không nên cho chó và mèo ở với nhau.

Bước 3: Cho chó và mèo ngửi mùi của nhau qua khe hở bên dưới cánh cửa ngăn cách chúng.

Bước 4: Chờ đến khi chúng có thể thư giãn và luôn sẵn sàng để gặp mặt nhau

Bước 5: Thể hiện tình yêu thương một cách đồng đều khi bạn giới thiệu chó và mèo với nhau.

Bước 6: Tách chó và mèo ra mỗi khi bạn không có ở nhà hoặc không ở cùng với chó và mèo.

Bước 7: Khen thưởng và tán dương hành vi tốt của chó khi nó ở gần chú mèo.

Liên hệ: https://petmeshop.com/

Cách Vẽ Con Mèo Đơn Giản

Xem Video hướng dẫn vẽ con mèo đơn giản

Trong hướng dẫn này, chúng ta tập sẽ vẽ một con mèo. Với từng bước hướng dẫn đơn giản, bất cứ ai cũng có thể tạo ra bức tranh con mèo hoàn chỉnh.

Chúng tôi đã cố gắng để hướng dẫn này đơn giản hết mức có thể. Mỗi bước đều không phức tạp và ai cũng có thể làm được. Nếu bạn muốn vẽ một bức tranh mèo khó hơn, hãy xem hướng dẫn vẽ mèo hoạt hình của chúng tôi.

Khi bạn bắt đầu phác thảo những bước đầu tiên, đừng tô chì quá đậm. Một số đường vẽ trong những bước đầu sẽ bị xóa trước khi bản vẽ con mèo của bạn hoàn tất.

Trong hướng dẫn, mỗi bước mới được tô sáng màu xanh lam nhạt.

Bạn không cần bất kỳ bút hoặc công cụ gì đặc biệt. Một cây bút chì, tẩy, và một mảnh giấy là tất cả những gì bạn cần. Nếu bạn muốn, bạn cũng có thể tô màu bản vẽ bút màu.

Nếu bạn thích hướng dẫn này, hãy tìm thêm các hướng dẫn vẽ sau: Mèo hoạt hình, Chó đơn giản và Chó hoạt hình.

Hướng dẫn từng bước để vẽ một con mèo đơn giản

Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng cách vẽ một vòng cung gần với đỉnh của tờ giấy. Nhớ để lại đủ không gian cho toàn bộ bản vẽ.

Vẽ một vòng cung khác cho mặt dưới của mặt mèo.

Vẽ một hình chữ U ngược cho một tai.

Và một hình chữ U ngược khác cho tai kia.

Vẽ một cặp hình dạng tai nhỏ hơn bên trong tai để tạo độ sâu cho chúng.

Vẽ một đường ngang ở dưới cùng của tờ giấy. Đường kẻ phải ngắn hơn một chút so với đầu rộng.

Vẽ các đường cong để nối đường ngang với đầu mèo.

Phác thảo một hình chữ S cong cho đuôi.

Vẽ một đường thẳng khác song song với đuôi để hoàn thành nó.

Vẽ hình chữ D cho một chân.

Vẽ một hình chữ D khác cho chân kia.

Vẽ một hình bầu dục phía trên mỗi chân để phác thảo chân.

Vẽ thêm một hình chữ D cho chân trước.

Vẽ thêm một hình chữ D cho chân trước.

Vẽ các đường cong nhẹ cho chân trước.

Loại bỏ các dòng thêm từ bàn chân.

Vẽ các đường ngắn để tách các ngón chân.

Vẽ một nụ cười và một nút mũi.

Thêm mắt, lông mày và ba râu ở hai bên miệng.

Bản vẽ mèo đơn giản của bạn đã hoàn thành. Bạn có thể tô màu nó bây giờ nếu bạn muốn.

Video hướng dẫn vẽ con mèo đơn giản

Cám ơn bạn đã xem hướng dẫn vẽ con mèo đơn giản của chúng tôi. Nếu thấy hay đừng quên chia sẻ với bạn bè mình về hướng dẫn này.

4.7

/

5

(

4

bình chọn

)

Cách Nuôi Chó Phốc Sóc Đúng Kỹ Thuật Cực Kỳ Đơn Giản

Khi chăm sóc chó Phốc sóc, bạn cần phải thật chú ý đến chế độ dinh dưỡng của chúng. Một bữa ăn lý tưởng dành cho chó Phốc phải đầy đủ chất và đặc biệt cần có nguồn protein từ thịt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nên bổ sung các dưỡng chất khác như chất xơ, vitamin cho cún yêu của mình bằng việc kết hợp thêm ngũ cốc, rau và hoa quả trong bữa ăn để chú chó cưng bạn luôn khỏe mạnh.

Vì chó Phốc sóc là giống chó khá kén ăn nên khi nuôi giống chó này bạn cần phải lựa chọn thức ăn phù hợp và điều này là không hề dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn thức ăn tươi như thịt bò, thịt gà và kết hợp với cà rốt được xắt nhỏ để chế biến thức ăn cho chúng. Còn nếu bạn là người quá bận rộn thì có thể sử dụng các loại thức ăn có sẵn.

Không nên cho quá nhiều gia vị vào thức ăn của Phốc sóc để tránh những bệnh về răng miệng và thận. Những loại thực phẩm khác mà chó không nên ăn bạn cũng cần ghi nhớ: caffein, nho khô, óc chó, nấm, sô cô la, ….

Đối với những chú chó nhỏ từ 1 đến 2 tháng tuổi, bạn nên nấu cháo kết hợp với thịt băm nhuyễn. Bên cạnh đó, bạn cần nên cho chúng uống sữa ấm để cung cấp thêm canxi cho cún yêu hơn. Khi chó từ 3 – 6 tháng tuổi, bạn có thể kết hợp thêm các loại thịt kết hợp thức ăn với các loại rau xanh và củ quả như bí, cà rốt, bắp cải, dưa leo, dưa hấu, táo… để bổ sung thêm nhiều vitamin khác.

Một số lưu ý điều cần lưu ý khi cho chó Phốc sóc ăn

Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày: Cũng như các dòng chó nhỏ khác, hệ thống tiêu hóa của chó Phốc sóc khá yếu nên trong mỗi bữa ăn, bạn nên cho chia khẩu phần cho chúng với một lượng ít vừa phải nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún yêu của mình.

Cho chó Phốc sóc vận động thường xuyên: Đối với những chú chó đã trưởng thành, từ 6 tháng đến 1 năm tuổi, lúc này hệ tiêu hóa của chó Phốc sóc ổn định và khỏe mạnh. Vì thế, bạn có thể cho chúng ăn chế độ ăn đơn giản hơn và có thể chia thành 3 bữa ăn/ngày. Vào thời điểm này, bạn cần phải cho chúng vận động nhiều để cơ thể chúng luôn khỏe mạnh và đảm bảo chú chó của mình có một thể hình thật xinh đẹp.

Cho chó Phốc sóc ăn thêm trứng vịt lộn: Trong thành phần của trứng vịt lộn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều đạm và protein. Vì vậy, hãy cho cún yêu của mình ăn thêm hột vịt lộn để bổ sung chất dinh dưỡng, đồng thời cũng giúp chúng bộ lông óng mượt và xinh đẹp hơn.

Chú ý việc cho chó Phốc sóc uống nước: Bạn nên để sẵn nước để chúng tự uống và thay nước thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho hệ tiêu hóa của chúng. Bạn có thể sử dụng thành khay vệ sinh dành cho cún yêu để đảm bảo vệ sinh và cũng thuận tiện cho bạn hơn. Vì hệ tiêu hóa của chúng khá yếu nên bạn cần tránh không cho chúng uống sữa tươi mà thay vào đó hãy đun sôi sữa trước khi cho chúng dùng.

Là loài chó có nguồn gốc châu Âu, chó Phốc sóc có khả năng chịu nóng rất kém. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo chỗ ở của chúng thật thoáng mát, sạch sẽ và không ẩm ướt. Hãy thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh chỗ ở của chúng để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cún yêu. Nếu thời tiết quá nóng, bạn nên tuyệt đối không nên dẫn chúng ra ngoài và có thể cho chúng ở phòng có điều hòa để tránh nhiệt độ cao ảnh hưởng đến cơ thể. Bên cạnh đó, chó Phốc sóc là một loài chó khá năng động, rất hay nghịch ngợm và hay chạy nhảy. Cho nên bạn có thể chọn mua chuồng chó thật xinh xắn hoặc tự làm chuồng chó ở nhà để chúng có thể tự do nô đùa trong không gian của mình. Tuy nhiên, bạn cũng phải đảm bảo chiếc lồng luôn thoáng mát, sạch sẽ và thường xuyên dọn dẹp chỗ để phòng tránh mầm bệnh.

Chó Phốc sóc thường có bộ lông khá dày. Do đó, vào mùa nắng nóng, bạn cần nên tỉa lông cho chúng và cho chúng ngồi quạt, uống nhiều nước để cân bằng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy chăm sóc lông dành riêng cho chó để giúp cún yêu của mình luôn có một bộ lông xinh xắn và sạch sẽ.

Vì chó Phốc sóc không có tuyến mồ hôi dưới da nên bạn cần tắm cho chúng thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và ký sinh trùng bám trên lông, da của chúng. Hãy tắm cho chúng 2 lần/ tuần để bộ lông luôn sạch sẽ. Một lưu ý nhỏ cho bạn là có thể tắm cho chú Pom của mình bằng nước ấm kết hợp với sữa tắm dành riêng cho chó. Sau đấy hãy sấy khô lông chúng để lông luôn mềm mịn.

Cũng như các loài chó khác, nếu không chăm sóc cẩn thận hoặc bị ảnh hưởng thời tiết thì chó Phốc sóc cũng nguy cơ bị bệnh. Vì vậy, bạn cần nên đưa cún yêu của mình đến phòng khám thú y để kiểm tra sức khỏe thường xuyên và tiêm vắc xin để phòng chống bệnh, tăng sức đề kháng. Bạn nên cho cún yêu của mình tiêm phòng từ lúc chúng khoảng 2 tháng tuổi.

Nếu chú Pom đang có dấu hiệu hoặc bạn đang nghi ngờ chúng sắp có vấn đề, hãy nhanh chóng đưa chú chó của bạn đến bác sĩ thú ý để nhờ tư vấn và sớm ngăn chặn bệnh xảy ra. Nếu ở TP. HCM, hãy tham khảo danh sách 05 phòng khám thú y uy tín.

Tiếp tục khám phá:

Xem Nhanh Cách Làm Nhà Cho Mèo Đơn Giản Tại Nhà

Mèo là một trong các vật nuôi rất phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, chúng rất thích leo trèo và vui đừa với những món đồ chơi dành cho riêng mình. Tuy nhiên loài mèo cũng rất chi là lười biếng, chúng có thể dành hàng giờ liền trong ngày chỉ thể nằm ngủ ở những nơi mình yêu thích. Vì thế mà có không ít người đã bỏ ra khá nhiều công sức để chuẩn bị cho chú mèo nhà mình một nơi nghỉ ngơi đầy thoải mái. Và với những người xem chú mèo như một người bạn thân thiết, sẽ thật là ý nghĩa nếu tự tay làm một ngôi để dành tặng cho người bạn của mình.

Hướng dẫn cách làm nhà cho mèo

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, làm một ngôi nhà cho mèo sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc vì phải mua rất nhiều vật dụng đắt tiền. Tuy nhiên với những cách làm nhà cho mèo sau đây, các bạn sẽ thật sự bất ngờ vì chỉ với những vật dụng rất ư là bình thường có mặt xung quanh chúng ta là bạn đã có thể làm cho chú mèo nhà mình một nơi nghỉ ngơi ấm cúng.

Một số vật dụng cần chuẩn bị:

Một chiếc hộp carton không còn sử dụng.

Một chiếc thước dài và bút lông.

Chuẩn bị thêm kéo và dao rọc giấy.

Keo dán và băng keo.

Các bước thực hiện:

Dùng chiếc hộp carton đã chuẩn bị trước, các bạn gấp các cạnh lại rồi dùng băng keo hoặc keo dán để cố định cho chắc chắn.

Dùng bút lông kẻ 3 ô vuông trên thân hộp, một ô lớn cùng 2 ô nhỏ ( Đối diện nhau). Tiếp đến sử dụng dao rọc giấy tạo một cửa chính ra vào và 2 cửa sổ nhỏ. Lưu ý: Cửa chính phải có kích thước phù hợp để chú mèo của chúng ta có thể ra vào một cách dễ dàng.

Để ngôi nhà cho mèo không bị nhàm chán và trở nên bắt mắt hơn, các bạn có thể trang trí bằng cách vẽ hoặc sơn ngôi nhà bằng chì màu hay màu nước với những họa tiết đơn giản.

Không gian bên trong ngôi nhà cho chú mèo, bạn nên bỏ thêm vào một ít khăn hoặc vải để giữ ấm.

Ban đầu thì các chú mèo sẽ không quá yêu thích nơi ở mới và xa lạ này, vì thế để giúp chúng thoải mái hơn chúng ta có thể đặt vào bên trong một số món đồ chơi yêu thích của chúng.

Những vật dụng cần chuẩn bị:

Một chiếc áo thun cũ.

Một tấm bìa carton có kích thước 30x30cm.

2 chiếc móc áo bàng kẽm.

Băng keo, kim băng và một chiếc kìm.

Các bước thực hiện:

Loại bỏ phần đầu móc áo, sau đó uống cong phần còn lại thành hình vòng cung. Tấm bìa carton thì các bạn dùng băng keo dán xung quanh để tạo độ chắc chắn.

Chồng 2 chiếc móc áo hình vòng cung lại với nhau, dùng bằng keo để cố định giao điểm của hai chiếc móc áo.

Tạo bốn lỗ ở bốn góc tấm bìa carton sau đó thì các bạn luồn đầu của 2 chiếc móc áo qua.

Luồn các đầu của 2 chiếc móc áo qua các lỗ trên bìa carton khoảng 6cm, tiếp đến chúng ta dùng kìm để kẹp sát đầu móc vào chiếc bìa carton. Sau cùng các bạn hãy cố định chúng lại bằng băng keo để tạo thành bộ khung cho căn nhà cho mèo.

Dùng chiếc áo thun chuẩn bị sẵn bọc vào khung nhà, để phần cổ áo hướng ra phía ngoài tạo thành cửa ra vào cho căn nhà.

Cuối cùng các bạn xếp những phần áo thừa xuống dưới đấy tấm bìa carton rồi dùng kim bằng cố định chúng lại.

*****

Cách Nuôi Chó Phốc Sóc Sinh Sản Đơn Giản Hiệu Quả

Cách nuôi chó phốc sóc sinh sản: Những điều cần lưu ý trước khi phối giống 1. Cần để phốc sóc mẹ trên 1 năm tuổi

Chó phốc sóc mẹ chỉ cho phối giống khi đã trên 1 năm tuổi. Độ tuổi này phốc sóc đã trưởng thành và có đủ sức khỏe cho việc giao phối và chăm sóc chó phốc sóc con.

Điều này là vô cùng quan trọng bởi chó phốc cái được chăm sóc tốt và đủ tuổi thì mới sinh ra được những thế hệ chó phốc sóc con đẹp nhất, khỏe mạnh nhất.

2. Cần tiêm phòng cho phốc sóc mẹ trước khi phối giống

Hệ miễn dịch của chó phốc sóc khi mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của chó phốc sóc con. Bởi sức đề kháng của chó phốc sóc mẹ sẽ được truyền cho phốc sóc con ngay trong dòng sữa đầu tiên.

Vì vậy, trước khi lấy giống bạn cần tiêm phòng vắc xin cho phốc sóc cái trước. Bạn cũng cần đảm bảo phốc sóc cái không có ký sinh trùng trong ruột và mạch máu. Ngoài chó phốc sóc mẹ, thì giống của phốc sóc bố cũng cần phải chất lượng không kém nếu muốn có thế hệ đời sau tốt.

Cách nuôi chó phốc sóc sinh sản: Dấu hiệu nhận biết phốc sóc có thai

Màu sắc núm vú: Các bầu vú phốc sóc sẽ hồng hào, căng và phồng hơn bình thường. Dấu hiệu này xuất hiện sau khoảng 2 hoặc 3 tuần sau khi thụ thai.

Sự thay đổi hình thể: Nửa đầu thai kỳ, chó phốc sóc cái sẽ không thay đổi nhiều. Đến tuần 4 hoặc tuần 5, bụng của chúng sẽ phình to, tròn đầy hơn. Từ tuần thứ 6 đến thứ 9, bụng của phốc sóc ngày càng tròn đều, phình to hơn. Bầu và núm vú sẽ hồng hào, căng tròn hơn và chúng đã sẵn sàng tiết sữa sau sinh.

Thay đổi về hành vi: Ở những giai đoạn đầu của thai kỳ thì phốc sóc sẽ không có những thay đổi gì về hành vi. Đến khoảng tuần thứ 6 đến thứ 9, thì phốc sóc sẽ ăn ít đi, tỏ ra mệt mỏi uể oải, ngủ nhiều hơn. Nhưng cũng có thể ăn nhiều hơn vì nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Chúng cũng sẽ đi tha vải vóc, quần áo cũ làm ổ đẻ. Thời gian làm tổ đẻ dao động từ 2 -3 tuần đến 2 – 3 ngày trước khi sinh.

Cách chăm sóc chó phốc sóc sinh sản theo từng giai đoạn trong kỳ mang thai

Thời gian phốc sóc mang thai khoảng 59 – 67 ngày thùy thuộc vào kích cỡ, tuổi thọ của chó cái, số lượng con trong lần mang thai. Thời kỳ mang thai của phốc sóc sẽ chia ra làm 3 giai đoạn: 20 ngày đầu, 20 ngày giữa, 20 ngày cuối.

1. Giai đoạn 20 ngày đầu

Trong giai đoạn này, phốc sóc sẽ ngủ nhiều hơn do lượng hooc-môn thay đổi. Nếu bạn thấy chúng ăn ít hơn kết hợp với ngủ nhiều thì đừng nghĩ nó bị ốm để tránh cho uống thuốc ảnh hưởng đến thai nhi.

Lượng dinh dưỡng ở thời điểm này không cần thay đổi bởi việc cho ăn nhiều hơn cũng không tốt chút nào. Điều đó có thể sẽ gây béo phì và biến chứng cho sau này. Nếu thấy những biểu hiện lạ, hãy quan sát và quan tâm phốc sóc nhiều hơn bởi đây là thời kỳ đầu nên chúng rất dễ bị ốm.

2. Giai đoạn 20 ngày tiếp

Ở giai đoạn này, phốc sóc sẽ hoạt động trở lại bình thường và ăn uống nhiều hơn vì nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, bạn cũng không được chiều chúng mà cho ăn quá nhiều để tránh béo phì.

Cách tốt nhất bạn nên chia bữa lớn của phốc sóc ra làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho hệ tiêu hóa của chúng khỏe mạnh mà luôn có đủnăng lượng. Bạn có thể sờ nhẹ nhàng lên bụng chúng nhưng đừng để có tác động mạnh lên bụng chúng nhé.

3. Giai đoạn 20 ngày cuối

Ở giai đoạn này, do phốc sóc con đã lớn và chèn lên bàng quang nên chó mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Chó mẹ cũng sẽ ăn ít, ngủ nhiều hơn. Do đi vệ sinh nhiều nên sẽ không tránh khỏi lúc chúng phóng bừa ra ổ, bạn cần vệ sinh thường xuyên ổ của chúng để đảm bảo vệ sinh cho cả mẹ và con.

Những điều bạn cần lưu ý khi nuôi chó phốc sóc sinh sản

Không được tự cho chó uống bất cứ loại thuốc nào khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Vệ sinh ổ của phốc sóc sạch sẽ, tránh vi khuẩn, tắm gội cho chúng thơm tho.

Nên đưa phốc sóc đi khám định kỳ, siêu âm để có thể theo dõi thể trạng của phốc sóc con.

Thức ăn cho phốc sóc cần luôn tươi ngon, bạn có thể tham khảo các thức ăn khô cho chó mẹ mang thai và chia bữa ăn cũng để bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho chó mẹ

Thức ăn thừa tuyệt đối không được để lại ở đĩa, vì làm thế dễ làm chúng bị nhiễm vi khuẩn và phốc sóc mẹ sẽ dễ bị bệnh do ăn thức ăn ôi thiu.

Có Được Nuôi Chó Mèo Trong Chung Cư?

Việc nuôi chó, mèo trong các căn hộ chung cư hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, việc có được phép nuôi những vật nuôi này ở chung cư hay không vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vậy tôi muốn hỏi Luật có cấm nuôi chó, mèo ở căn hộ chung cư hay không? [1]. Căn cứ Điều 2 Phụ lục số 01mẫu nội quy quản lý ban hành, sử dụng nhà chung cư (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) quy định như sau:

“1. Gây mất an ninh, trật tự, nói tục, chửi bậy, sử dụng truyền thanh, truyền hình hoặc các thiết bị phát ra âm thanh gây ồn ào làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.

Phóng uế, xả rác hoặc các loại chất thải, chất độc hại không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường nhà chung cư.

Ném bất cứ vật gì từ cửa sổ, ban công của căn hộ.

Chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư.

Đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư.

Phơi, để quần áo và bất cứ vật dụng nào trên lan can hoặc tại phần không gian từ lan can trở lên hoặc vắt ngang cửa sổ của căn hộ.

Đánh bạc, hoạt động mại dâm trong nhà chung cư.

Mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy tại căn hộ và các khu vực khác trong nhà chung cư.

Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích, các thiết bị thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư.

Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy tại Khoản 4 Điều này có quy định hành vi ” Chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư ” là hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư.

[2]. Khái niệm gia súc gia cầm:

Khái niệm về gia súc, gia cầm theo Luât Chăn nuôi 2023 đều gắn với quy mô và hình thức sản xuất kinh doanh nhất định gồm có: siêu lớn, lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ hộ gia đình. Có thể thấy nội dung quy định phù hợp với tư duy trên, “thú cưng nuôi để bầu bạn” không đồng nhất về cách hiểu cũng như mục đích nuôi như với “gia súc, gia cầm”.

Như vậy, cho tới khi cơ quan chức năng chưa ban hành cụ thể một văn bản hướng dẫn hoặc quy định rõ ràng, “cấm nuôi gia súc, gia cầm và thú cưng (chó, mèo, chim, chuột…) trong chung cư” thì quy định cấm nuôi chó, mèo và thú cưng nói chung trong chung cư là không có căn cứ pháp luật.

Thực tế cho thấy, Mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng chỉ được coi là một mẫu văn bản để Ban quản lý các chung cư tham khảo và xây dựng nội quy riêng cho nhà chung cư của mình. Do đó, khó có thể coi nội dung trong Mẫu nội quy nêu trên là một quy định của pháp luật. Việc cấm nuôi chó, mèo ở chung cư hay không phụ thuộc vào nội quy riêng của từng chung cư, được xây dựng dựa trên sự thống nhất với các cư dân chung cư đó.

Có những chung cư nghiêm ngặt việc nuôi chó, mèo, do lo ngại mất vệ sinh chung hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới an toàn của những người sống tại chung cư nhưng cũng có chung cư có quy định “cởi mở” hơn, tạo điều kiện cho những người yêu thích chó, mèo sống cùng thú cưng của mình.

Tuy nhiên, người nuôi thú cưng nói chung, và chủ nuôi trong chung cư nói riêng cũng cần phải nắm quy định pháp luật để đảm bảo việc nuôi chó, mèo, thú cưng trong chung cư được phù hợp.

Thứ nhất:

Đối với chung cư được phép nuôi thú cưng thì việc nuôi thú cưng nhằm mục đích kinh doanh (mua, bán) sẽ bị xếp vào nhóm gia súc, già cầm theo quy định và tùy mức độ thiệt hại có khả năng bị yêu cầu giải tán, bồi thường và buộc di dời ra khỏi chung cư. Hình thức xử lý vi phạm cụ thể sẽ do ban quản lý chung cư xây dựng dựa trên Điều 8 Mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, các biện pháp cắt điện, cắt nước…có khả năng được áp dụng.

Thứ hai:

Đối với chủ nuôi chó, mèo cần thực hiện các biện pháp bảo đảm cho thú cưng của mình để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra. Căn cứ Điều 66 Luật chăn nuôi 2023 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2023) về việc Quản lý nuôi chó, mèo quy định như sau:

“Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;

Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;

Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;

Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”

Luật sư tại Huế:

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Phú Quốc:

65 Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc.

Website: chúng tôi www.tuvanphapluatdanang.com

Email: [email protected] [email protected]

Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446

Fanpage: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chó Mèo Chung Đơn Giản trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!