Xu Hướng 10/2023 # Cách Nuôi Chó Mặt Xệ (Chó Pug) Từ Nhỏ Đến Lớn # Top 10 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Nuôi Chó Mặt Xệ (Chó Pug) Từ Nhỏ Đến Lớn # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chó Mặt Xệ (Chó Pug) Từ Nhỏ Đến Lớn được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguồn gốc chó mặt xệ (chó Pug)

Theo nhiều luồng ý kiến cho rằng, giống chó mặt xệ bắt nguồn từ các nước Châu Âu. Sau đó được các thương gia nhập cư sang các nước trên Thế Giới.

Tuy nhiên vào thế kỷ thứ 19 ở Anh thì giống chó Pug này được nuôi rất nhiều ở Tây Âu. Lúc bấy giờ giống chó này thực sự chiếm trọn ưu thế bởi tính cách và hình dáng bên ngoài. Chó Pug nhanh chóng trở thành giống chó hoàng tộc được rất nhiều người yêu quý.

Đặc điểm ngoại hình của chó mặt xệ

Chó mặt xệ hay còn được gọi là chó Pug. Bởi đặc điểm nhận dạng của giống chó này khá khác biệt so với những giống chó còn lai. Ở trên khuôn mặt của chó Pug có những ngấn xệ rất riêng biệt. Bởi vì khi nhìn vào là bạn sẽ nhận dạng được ngay.

Thường giống chó mặt xệ mang mõm rất ngắn, mặt nhăn lại và xệ. Chúng còn sở hữu cho mình một cái đuôi thật xoăn. Do giống chó này rất ham ăn nên lúc nào thân hình của chúng cũng tròn trịa, mũm mĩm trông thật đáng yêu.

Màu sắc của bộ lông chó mặt xệ khá đa dạng, nhưng phổ biến nhất vẫn là các màu: đen, vàng và nâu nhạt. Thường bộ lông của chú chó mặt xệ khá bóng và mịn, những sợi lông vô cùng mỏng. Điều đặc biệt ở giống chó này là thân hình khá nhỏ gọn với cơ bắp rất phát triển.

Tính cách của chó mặt xệ

Có thể nói giống chó mặt xệ (chó Pug) là một giống chó cực kỳ thông minh, lanh lợi. Tuy nhiên chúng cũng rất bướng bỉnh và phá phách. Chúng khá nhạy cảm với những tiếng quát lớn. Vì vậy mỗi khi bạn la mắng chúng sẽ xệ mặt xuống và thể hiện cách giận dỗi.

Giống chó mặt xệ (chó Pug) rất thích hợp để bạn nuôi chó cảnh và hoàn thành các nhiệm vụ trông nhà. Bởi giống chó này rất trung thành và nhạy bén với người lạ.

Mặc khác, chó mặt xệ rất hòa hợp và thân thiện với những giống vật nuôi khác trong nhà. Tính cách của chú chó mặt xệ này khá giống với con người. Chỉ cần chủ không quan tâm thì chúng sẽ giận dỗi ngay.

Cách nuôi chó mặt xệ (chó Pug) đúng cách 1. Cách chọn giống chó mặt xệ

Để chọn mua một chú chó mặt xệ đúng chuẩn, thông minh và khỏe mạnh bạn nên chú ý một số đặc điểm sau:

Thân hình nhỏ gọn, chắc lẳn, tổng thể thân hình vuông, vai rộng hơn phần hông và lông cùn.

Chó pug có mặt nhăn, mõm ngắn, hàm dưới hơi trề ra, mắt to tròn lồi và sẫm màu.

Đuôi chó mặt xệ xoắn cuộn lại trên lưng. Màu sắc lông của chúng khá đa dạng nhưng phổ biến nhất là lông màu đen hoặc vàng.

2. Chế độ dinh dưỡng cho chó mặt xệ

Chế độ ăn của chó mặt xệ theo độ tuổi:

Từ 1-2 tháng nên cho ăn cháo loãng nấu với thịt.

Từ 3-6 tháng tuổi, thức ăn cần bổ sung nhiều calo, protein, các vitamin và khoáng chất để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển cho chó pug con, bắt đầu tập cho chó ăn cơm, các loại thịt, cá, tôm, trứng, rau củ.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, nên tăng cường thực phẩm nhiều protein, chất xơ, đạm và bông cải xanh.

3. Môi trường sinh hoạt của chó mặt xệ

Chó mặt xê không chịu được thời tiết nóng nên bạn cần chuẩn bị nơi ở thoáng mát, không ẩm ướt hay rêu mốc.

Chó mặt xệ rất dễ béo phì, vì thế bạn nên cho chúng vui đùa, vận động thường xuyên. Chó Pug rất thích được vui chơi với trẻ con và thích được vuốt ve.

Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút cho chúng vận động ngoài trời để ơ thể chó mặt xệ săn chắc hơn. Điều này cũng giúp chúng hòa đồng hơn đó.

4. Tắm rửa, vệ sinh cho chó mặt xệ

Chó mặt xệ có nhiều nếp nhăn trên khuôn mặt nên ngoài việc tắm cho chúng bạn cũng cần lưu ý việc vệ sinh những nếp nhăn này để tránh chúng bị nhiễm trùng da.

Chó mặt xệ khi còn nhỏ chưa ý thức được việc đi vệ sinh đúng chỗ nên bạn cũng phải rèn cho chúng thói quen đúng nơi. Thường xuyên kiểm tra tai, mắt, mũi, miệng và nướu cho cún cưng của mình.

Một số bệnh thường gặp ở chó mặt xệ 1. Chứng béo phì

Bản chất của giống chó mặt xệ khá ham ăn. Vì vậy chúng dễ mắc phải các triệu chứng của béo phì. Để tránh tình trạng béo phì ở chó mặt xệ, bạn nên thường xuyên cho chúng vận động ngoài trời. Tránh cho chúng ăn những thực phẩm chứa quá nhiều chất béo, dầu mỡ.

2. Bệnh về mắt

Do các ngấn xệ trên khuôn mặt của chó Pug khiến lông mi của chúng dễ bị đè nén mà quắp, cắm vào mắt. Việc này khiến mắt của chó mặt xệ dễ bị viêm nhiễm và ảnh hưởng đến thị lực của giống chó Pug.

Mặc khác, mắt của giống chó mặt xệ không sâu như các loài chó khác. Vì vậy khi vui chơi bạn cần chú ý tránh dẫn đến trầy xước. Không may khiến Pug có thể bị lồi mắt và tổn thương.

Vào thời tiết nóng nực của mùa hè hoặc trong lúc vận động mệt. Nếu chó mặt xệ có hiện tượng sùi bọt ở miệng và mũi thì có thể chó đã mắc phải các căn bệnh về hô hấp.

Ngoài những căn bệnh thường gặp của giống chó mặt xệ (chó Pug). Chúng còn thường xuyên mắc phải các loại bệnh như viêm não do các ký sinh trùng gây nên hoặc các bệnh ngoài da hay các bệnh về viêm dạ dày,…

Bật Mí Cách Nuôi Chó Pug Từ Nhỏ Đến Lớn Đạt Hiệu Quả

Kỹ thuật nuôi chó Pug sinh sản

Nên cho chó Pug mẹ ăn đầy đủ các chất trong quá trình mang thai

Dấu hiệu chó Pug mang thai

Ban đầu khi mang thai, chó Pug mẹ thường không có biểu hiện gì cả. Chỉ khi mang thai được 9 tuần, các biểu hiện thai kỳ mới rõ rệt, bao gồm: kích cỡ bụng to ra, bầu vú nở và bắt đầu tiết dịch trắng, phần eo và hông phình to.

Tuy nhiên, những dấu hiệu trên cũng chưa thể khẳng định chó nhà bạn mang thai 100%. Tốt hơn hết, sau khi phối giống được 1-2 tuần , bạn nên đưa chó Pug đến các cơ sở thú ý để kiểm tra kỹ lưỡng.

Cách chăm sóc chó Pug khi mang thai

Trong quá trình chó Pug mang thai, bạn phải cung cấp cho chúng đầy đủ các chất thông qua khẩu phần ăn hàng ngày. Có như thế thai kỳ mới khỏe mạnh. Mỗi ngày nên cho chúng ăn từ 150-200 gram thịt (có thể là thịt bò hoặc thịt lợn nạc) + 1 quả trứng gà + sữa tươi.

Trong giai đoạn đầu mang thai, có thể cho chó Pug ăn 3 bữa một ngày. Sau tăng dần lên thành 4 bữa: sáng, trưa, chiều, tối. Các bữa nên cách đều nhau. Nếu có điều kiện, bạn nên cho chó Pug mẹ đi khám thai định kỳ + tiêm phòng thai kỳ đầy đủ.

Cách chăm sóc chó Pug sinh sản

Thời gian trung bình, chó Pug mang thai vào khoảng 65-70 ngày, tùy thuộc vào chửa nhiều con hay ít con. Bạn nên ghi chép cẩn thận ngày chó Pug phối giống để dự đoán ngày sinh cho chính xác. Những dấu hiệu chứng tỏ chó mẹ sắp sinh như sau: bỏ ăn trước 1 ngày, đi lại tìm chỗ đẻ, hô hấp nhanh hơn, rên rỉ do đau đớn, …

Sau khi thấy chó Pug mẹ có những dấu hiệu trên, bạn nên chuẩn bị ngay nơi đẻ cho chúng. Lưu ý, nên chọn những nơi kín đáo và ấm áp. Khi chó Pug bắt đầu chuyển dạ, bạn phải quan sát kỹ đề phòng trường hợp chó mẹ khó sinh. Sau 1h – 1.5h chuyển dạ mà chó Pug chưa sinh, bạn nên gọi cho bác sĩ thú y đến để tiến hành mổ đẻ.

Khi sinh xong, bạn cần cho cho mẹ uống ngay một chút sữa ấm hoặc nước đường. Cho chó mẹ nằm vào nơi khô ráo + ấm áp để nghỉ ngơi, lấy lại sức. Những ngày sau sinh, thực đơn chính của chó Pug mẹ sẽ là cháo thịt băm, mỗi ngày cho ăn 4-5 bữa. Đối với chó Pug con, cho bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng. Khi chúng đủ 2 tháng tuổi mới được xuất chuồng.

Cách nuôi chó Pug con

Đầu tiên, chúng tôi khuyên bạn, khi đi mua chó Pug con thì nên mua chó đủ 2 tháng tuổi trở nên. Đó là độ tuổi chó Pug con đã dần cứng cáp, khỏe mạnh và bắt đầu cai sữa mẹ. Chó Pug con dưới 2 tháng tuổi rất khó nuôi, bạn tuyệt đối không nên mua để tránh những rủi ro trong quá trình chăm sóc.

Chế độ dinh dưỡng cho chó con từ 2-6 tháng tuổi Đối với chó Pug từ 2-3 tháng tuổi

Chó Pug tuổi này mới bắt đầu tập ăn, bạn chỉ nên cho chúng ăn cháo loãng + nước hầm xương + rau, củ, quả xay nhuyễn. Cho chúng ăn 4 bữa / ngày, các bữa cách đều nhau. Có thể bổ sung thêm sữa ấm giữa các bữa ăn. Giai đoạn này tuyệt đối không cho chúng ăn xương hay đồ tanh như: cá, cua, tôm, …

Đối với chó Pug từ 3-6 tháng tuổi

Vào độ tuổi này, thức ăn dành cho chó Pug bao gồm: cơm nhão, thịt băm nhỏ, rau, củ, quả cũng nên xay nhuyễn. Có thể cho ăn thêm tôm, cua, cá, … để bổ sung thêm chất. Nhưng nên nhớ, chỉ cho chúng ăn khoảng 2-3 bữa / tuần. Ăn nhiều quá có thể khiến chúng bị tiêu chảy. Chó Pug tuổi này vẫn chưa được ăn xương.

Bạn có thể giảm cho chó Pug xuống còn 3 bữa trên một ngày. Các bữa ăn nên cách đều nhau để tạo một khoảng thời gian nhất định cho chó Pug tiêu hóa. Có thể bổ sung thêm sữa ấm khoảng 300-400ml mỗi lần và 2-3 quả trứng vịt lộn mỗi tuần. Trứng vịt lộn cực kỳ tốt cho sự phát triển của chó Pug và khiến lông của chúng trông mượt mà và óng ả hơn.

Chó Pug tuổi này thức ăn phải nấu chín hoàn toàn. Tuyệt đối không được cho ăn đồ tươi sống. Ngoài ra, các loại xương cứng cũng không nên cho ăn, tránh tình trạng bị hóc.

Huấn luyện chó Pug con

Bạn nên bắt đầu huấn luyện chó Pug con các bài tập cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ cùng các mệnh lệnh: đứng, ngồi, bắt tay, … Điều này, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý chó Pug sau này. Đồng thời giảm công chăm sóc khi chúng biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.

Bạn nên huấn luyện chó Pug ngay từ khi còn nhỏ

EUPetHouse.vn sẽ chỉ cho bạn cách huấn luyện chó Pug đi vệ sinh đúng chỗ như sau:

Bước 1: Tìm chỗ đi vệ sinh cố định dành cho chó Pug.

Bước 2: Quan sát kĩ, nếu chó Pug có biểu hiện đi vệ sinh như: chạy lòng vòng, một chân nhấc lên, ngửi ngửi thì bạn phải nhanh chóng đưa chú ta vào ngay chỗ đi vệ sinh cố định kia.

Bước 3: Hô rõ câu lệnh: “đái mau!”. Việc hô câu lệnh như thế sẽ giúp chúng có phản xạ có điều kiện. Sau khi quen câu lệnh trên, mỗi khi bạn hô, chó Pug sẽ biết mình cần đi vệ sinh ngay.

Bước 4: Đợi chó Pug đi vệ sinh bằng được. Nếu không đi, bạn ép chúng phải ngồi đấy. Đến khi đi xong mới được đứng dậy.

Lặp đi lặp lại các bước trên mỗi ngày từ 2-3 lần. Sau một tháng bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt. Chó Pug không còn đi vệ sinh bừa bãi như trước nữa rồi.

Cách nuôi chó Pug trưởng thành

Chó Pug bắt đầu bước vào độ tuổi trưởng thành khi chúng đủ 6 tháng tuổi. Giai đoạn này, cách nuôi làm sao để chúng phát triển khỏe mạnh đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian hơn trong chế độ dinh dưỡng cũng như cách huấn luyện.

Cách nuôi chó Pug trưởng thành

Chế độ dinh dưỡng cho chó Pug trưởng thành

Chế độ dinh dưỡng cho chó Pug lúc này cần:

20-25% protein: protein có nhiều trong thịt, cá và nội tạng.

10-15% chất béo: thông thường chất béo đã có sẵn trong thịt. Bạn không cần cung cấp thêm.

10-15 % tinh bột: có trong cơm, khoai tây, khoai lang, …

Còn lại: bao gồm chất xơ, vitamin, chất khoáng, canxi. Những chất này có nhiều trong các loại rau, củ, quả, tôm, cua, cá, ngao, …

Độ tuổi này, bạn không nên cho chó Pug ăn quá nhiều, tránh bị béo phì. Chỉ cho ăn 2 bữa / ngày là đủ. Chó Pug rất phàm ăn, bạn cho bằng nào, chúng có thể ăn hết bằng đấy. Hãy cân nhắc khối lượng thức ăn sao cho phù hợp. Thông thường, một em Pug trưởng thành sẽ cần lượng thức ăn bằng 3-4% trọng lượng cơ thể. Tức là, nếu chó Pug nhà bạn nặng 8kg thì mỗi bữa chỉ nên cho ăn 200 gram thức ăn.

Huấn luyện chó Pug trưởng thành

Nếu từ nhỏ, bạn đã huấn luyện chó Pug biết nghe lời + hiểu một số mệnh lệnh cơ bản thì khi lớn, bạn đơn giản chỉ cần huấn luyện thêm một số bài tập nhẹ để chúng tăng cường sức khỏe là được. Chó Pug khá lười biếng, chúng chỉ thích ăn và ngủ. Bạn cần kích thích chúng vận động nhiều hơn để đốt mỡ thừa, tránh bệnh béo phì.

Nên cho chó Pug tập các bài tập nhẹ

Bạn nên dẫn chó Pug ra ngoài đi dạo và tập thể dục ít nhất 15-20 phút mỗi ngày. Có thể cho chơi thêm các trò chơi đơn giản như: bắt bóng, ném gậy, đuổi bắt, … Pug không phải giống chó săn mồi nên chúng không biết chơi mấy trò như: đánh hơi tìm đồ vật hay vượt rào. Tuy nhiên, nếu thích, bạn vẫn có thể huấn luyện thêm vì chó Pug tiếp thu cực kì nhanh.

Pug không phải giống chó lao động, bạn không nên cho chúng tham gia các hoạt động mạnh như: nâng tạ, kéo lốp xe hay chạy bền. Sức của chó Pug cũng không dẻo dai, chúng rất nhanh mệt. Bạn đừng ép chúng tập luyện quá nặng sẽ dẫn đến hiện tượng khó thở, nôn mửa (do cấu tạo đường thở giống chó này rất hẹp, gần như không có xương mũi).

Chó Mặt Xệ, Hay Chó Mặt Nhăn. Các Giống Chó Mặt Xệ Lớn Và Nhỏ

Trên thế giới hiện có khoảng 8 giống chó mặt xệ phổ biến, là Bulldog Anh, Bulldog Pháp, Pug, Boston Terrier, Boxer, Dogue De Bordeaux, Neapolitan Mastiff và Bullmastiff.

Bulldog là một giống chó cổ của nước Anh, có nguồn gốc từ giống chó chiến Colossus của quân đội La Mã trong thời kỳ khai phá hòn đảo Anh. Chó Bulldog Anh có một lịch sử rất “khốc liệt”, chúng thường được huấn luyện để tham gia vào các môn “thể thao” chiến đấu như bull baiting (đánh nhau với bò tót). Sau khi trò chơi này bị cấm ở nước Anh, chó Bulldog được lai tạo theo hướng nhỏ hơn, hiền lành hơn để làm thú cưng.

Chó Bulldog Anh ngày này đã khác rất xa so với tổ tiên của chúng. Bulldog hiện đại tuy vẫn có vẻ ngoài khá “hầm hố” nhưng rất hiền lành, thích hợp để nuôi làm thú cưng trong gia đình.

Bulldog Pháp là một giống chó còn khá mới, xuất hiện từ năm 1860, và có nguồn gốc từ Bulldog Anh, do những người Anh đem tới Pháp và lai tạo chúng với giống French Terrier.

Chó Bull Pháp khá nhỏ, chỉ có kích thước bằng 50% đến 70% Bull Anh, và cân nặng từ 10 – 14kg. Chó Bull Pháp có lịch sử rất êm đềm, được dùng để bắt chuột thời kỳ đầu, sau đó thường được nuôi làm thú cưng trong các gia đình quyền quý. Bull Pháp rất hiền lành, vui vẻ nhưng khá ương ngạnh và khó huấn luyện với những người chủ “non tay”.

Pug mặt xệ là giống chó cổ, xuất hiện ở Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm (khoảng năm 400 TCN). Mặt chó pug tròn và xệ, nhăn nheo hơn các giống chó mặt xệ khác. Chúng cũng rất lười biếng, hay ăn và thích nằm ườn một chỗ nên dễ bị béo phì.

Từ thế kỷ 16, chó Pug bắt đầu được đưa sang châu âu bởi các nhà buôn Hà Lan. Kể từ đó, lịch sử chó Pug ở châu Âu trải đầy nhung lụa khi chúng được coi là giống chó quý tộc, thường được nuôi trong các hoàng cung thời kỳ đó.

Pug ngày này là một trong những giống chó được yêu thích nhất trên thế giới. Giống chó Pug, với thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu, tính tình hiền lành, vui tươi đặc biệt thích hợp để nuôi làm thú cưng. Chúng thích hợp với tất cả mọi người và mọi không gian sống.

Chó Boston Terrier là một trong những giống chó đầu tiên của nước Mỹ, được mang đến bởi những người Anh trong thời kỳ khai phá thuộc địa ở Bắc Mỹ. Boston Terrier có nguồn gốc từ chó Bulldog Anh và chó English Terrier (chó sục trắng Anh – hiện đã tuyệt chủng), được lai tạo đầu tiên vào năm 1865 tại thành phố Boston – Mỹ.

Cùng với Pitbull Mỹ, Boston Terrier cũng có một quá khứ “khốc liệt” khi được tạo ra vào đúng thời kỳ môn bull baiting đang phát triển cực thịnh. Thân hình chúng nhỏ nhưng rất cơ bắp, mạnh mẽ và đặc biệt gan lì nên là những đấu sĩ lí tưởng. Sau khi các trò này bị cấm, chó Boston được nuôi phổ biến làm thú cưng trên khắp nước Mỹ và nhiều nước châu Âu.

Chó Boxer là giống chó chiến có nguồn gốc từ Đức. Giống chó này được nuôi rất phổ biến tại các nước châu Âu vào thế kỷ 19 để phục vụ cho các môn “thể thao đối kháng”. Tuy nhiên, các trận chiến giữa các chú chó Boxer không ác liệt Bulldog hay Pitbull, chúng thường không lao vào cắn xé đối thủ mà chỉ thường dùng 2 chân trước để tấn công. Cuộc đấu sẽ kết thúc khi có 1 trong 2 con bỏ cuộc.

Khác với đa số các giống chó mặt xệ khác, chó boxer có thân hình thanh thoát, dũng mãnh và ưa thích hoạt động, chạy nhảy nên hiếm có chú chó boxer nào bị béo phì.

6. Chó Dogue De Bordeaux (chó Ngao Pháp hay French Mastiff)

Dogue De Bordeaux là một giống chó lớn của Pháp, thường được nuôi bởi những nhà quý tộc giàu có. Với cơ thể mạnh mẽ, thân hình to khỏe cơ bắp và tính khí hung dữ nên chó Ngao Pháp từng được nuôi để tham gia vào các trận trọi chó, hoặc đánh nhau với bò khốc liệt.

Vào đầu thế kỳ 20, chó Ngao Pháp suýt tuyệt chủng do nạn trọi chó tràn lan vào cuối thế kỷ 19. Sau đó các môn thể thao đẫm máu này bị cấm, người dân và chính quyền nỗ lực bảo vệ và nhân giống giống chó quý này. Hiện chó Ngao Pháp đã cơ bản hồi phục, tuy nhiên số lượng vẫn còn ít và có giá khá đắt, khoảng 3000 – 5000$ / cá thể ở Mỹ.

7. Chó Neapolitan Mastiff (chó Ngao Neapolitan)

Chó Ngao Neapolitan, hay còn gọi là chó Ngao Neapolitan khổng lồ (một trong những giống chó lớn nhất thế giới), là giống chó cổ, hậu duệ chính của giống chó chiến Colossus khét tiếng từng phục vụ trong quân đội La Mã. Chúng có thân hình rất to lớn, cơ bắp, thường nặng tới 80kg và cao tới 1.2m.

Chó Ngao Neapolitan có sức mạnh vượt trội nên thường được dùng trong chiến đấu. Chúng từng tham gia các trận chiến của binh đoàn La Mã cổ đại cho đến các trận chiến giữa các nước châu Âu thời Trung Cổ. Sau khi kết thúc thời trung cổ, chúng thường được dùng làm chó chăn gia súc hoặc chó cảnh vệ.

Sau Thế Chiến II, giống chó này gần như đã tuyệt chủng. Sau nhiều nỗ lực nhân giống, hiện số lượng đã hồi phục. Chó Ngao Neapolitan hiện đại tuy có thân hình khổng lồ, bề ngoài hung dữ nhưng chúng lại khá hiền lành, tuy nhiên bản năng chiến đấu vẫn còn mạnh mẽ, nên chúng được nuôi làm chó canh gác rất tốt.

8. Chó Bullmastiff (chó Ngao Bò)

Bullmastiff là giống chó trọi to lớn có của Anh Quốc, chúng có nguồn gốc từ chó Ngao Anh (giống chó lớn nhất thế giới về cân nặng) và chó Bulldog Anh. Với bản tính hung dữ, thân hình to lớn, cơ bắp mạnh mẽ, chúng từng được nuôi phổ biến ở Anh để phục vụ cho các các trận trọi chó và trọi bò máu me.

Sau được dùng phổ biến để săn hươu và canh gác. Ngày nay, chúng được nuôi phổ biến để làm chó nghiệp vụ, hoặc để bầu bạn trong các gia đình ở Anh và Mỹ. Ngao Bò là giống chó mặt xệ rất to lớn, nhưng không nặng nề, chúng có thể cao đến 70cm (tính đến vai) và nặng tới 60kg.

Chó Pug: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Nuôi Pug Mặt Xệ – Petacy

Chó Pug (hay còn gọi là Pug mặt xệ, Pug Mini) là một giống chó được nuôi phổ biến trên thế giới. Pug nổi tiếng là một giống chó có thân hình mũm mĩm, tròn trịa, tính cách vui vẻ và dễ nuôi. Trong bài viết này, PETACY sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin về nguồn gốc, đặc điểm cũng như cách nuôi của loài chó này.

Nguồn gốc giống chó Pug

Chó Pug đến nay chưa có tài liệu ghi chính xác nguồn gốc ban đầu. Tuy nhiên nhiều tài liệu hiện có và lịch sử chỉ ra rằng giống chó này có thể đã xuất hiện từ năm 200 TCN tại Trung Quốc, vào thời nhà Hán. Pug thời đó được nuôi bởi quý tộc và được coi là biểu tượng của giới thượng lưu. Nó có một cuộc sống xa hoa, sung sướng, thậm chí có lính canh gác. Có tài liệu cho rằng những nếp nhăn trên mặt chúng là nguồn gốc của từ “hoàng tử” trong hệ thống chữ Hán.

Sang thế kỷ XVI, giống chó Pug du nhập sang châu Âu và được đặt tên là Mopshond mà hiện tại vẫn còn sử dụng tên này tại Hà Lan. Pug nhanh chóng trở thành giống chó của hoàng gia châu Âu và đóng góp vào lịch sử hoàng tộc. Thời hưng thịnh của giống chó này là khi Nữ hoàng Victoria của Anh cho phép nhân giống rộng rãi trong hoàng tộc. Pug trở thành biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng thời đó.

Đặc điểm ngoại hình

Một chú Pug trưởng thành nặng không quá 10 kg và được xếp vào giống chó có kích thước nhỏ như chó phốc sóc và chó Poodle. Pug được gọi là giống chó “vuông” bởi chiều dài từ chân đến vai gần bằng chiều dài từ vai đến mông. Đây là giống chó có chân ngắn.

Lông của Pug thường ngắn và mềm, có màu trắng, vàng, nâu, vện và pha trộn giữa các màu. Do đặc điểm lông ngắn nên người nuôi cũng tốn ít công chải chuốt cho chúng. Da chúng mềm mại, đuôi thường cuộn tròn ở trên lưng.

Tính cách của chó Pug

Pug là giống chó mặt xệ thân thiện và hiền lành nhất. Chúng rất ít khi cắn xé đồ đạc hay phá phách. Đây là một giống chó thông minh nhưng lười biếng. Ngoài việc ăn, ngủ và chơi thì người nuôi khó có thể sai khiến chúng làm gì. Điều này có thể được giải thích bởi đây là giống chó quý tộc hàng nghìn năm và chúng sống rất xa hoa.

Người nuôi có thể chơi đùa, vuốt ve với chúng nhưng hạn chế to tiếng, mắng hay quát vì đây là loại chó nhạy cảm với cảm xúc của chủ. Chúng rất cần được quan tâm và đối xử nhẹ nhàng. Đây cũng là loài chó nhí nhảnh và thích chơi cùng trẻ nhỏ. Pug thích ồn ào và rất trung thành. Nếu người chơi muốn dạy kỹ năng cho Pug thì cũng rất dễ vì chúng hiểu nhanh và rất nhanh nhẹn.

Chó Pug giá bao nhiêu?

Giá thành của giống Pug có sự khác nhau theo nguồn gốc, được chia thành 3 loại: Pug được nhân giống trong nước, Pug được nhập khẩu từ các trại nhân giống của Thái Lan và dòng Pug cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu.

Pug được nhân giống trong nước: dao động trong khoảng 6 – 9 triệu mỗi con, tuỳ từng bé và thời điểm trong năm.

Pug được nhập khẩu từ các trại nhân giống của Thái Lan: giá từ 9 – 15 triệu tuỳ gia phả  và trại nhân giống.

Pug cao cấp nhập khẩu từ châu Âu: giá từ 40 – 50 triệu tuỳ gia phả. Loài này gần như giống thuần khiết, thích hợp với người nuôi hoặc nhân giống chuyên nghiệp hoặc đang hướng đến chuyên nghiệp.

Cách chăm sóc chó Pug mặt xệ

Chó Pug có cách chăm sóc đặc trưng do tính cách cũng như thể trạng riêng. Người nuôi cần hiểu rõ đặc tính của chúng để điều chỉnh dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo sức khỏe và thể trạng. Một số điều cần lưu ý như sau:

Về dinh dưỡng

Khi bạn chọn nuôi Pug thì nên chọn những bé từ đủ 2 tháng tuổi trở lên vì ở độ tuổi này thì các bé mới đủ khả năng sống tách mẹ hoàn toàn và không phụ thuộc vào sữa mẹ nữa. Dinh dưỡng trong khoảng thời gian sau đó cũng cần được thay đổi để phù hợp với độ tuổi từng giai đoạn.

Từ 2 đến 3 tháng tuổi: Các bé Pug sau khi tách mẹ mới bắt đầu tập ăn nên ở giai đoạn đầu này, bạn nên cho các bé ăn loãng và mềm, tốt nhất nên xay nhuyễn. Các thức ăn cơ bản là tinh bột (cơm, cháo), thịt nạc và rau, củ, quả. Sau mỗi bữa ăn, bạn nên bổ sung thêm sữa ấm cho chúng. Pug giai đoạn này nên ăn 4 bữa/ ngày và dãn đều thời gian các bữa ăn. Một điều cấm kỵ là bạn không được cho chúng ăn đồ tái hay sống. Những đồ tanh như tôm, cua hay cá hay xương cũng chưa thích hợp ở giai đoạn này.

Từ 3 đến 6 tháng tuổi: Pug ở giai đoạn tuổi này đã có thể ăn tôm, cua và cá nhưng vẫn chưa thể ăn xương và cũng không thể ăn quá nhiều cùng lúc. Việc ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng đau bụng và tiêu chảy. Bạn vẫn nên cho chúng ăn đồ mềm như cơm nhão, thịt băm hay rau, củ, quả xay nhuyễn. Số bữa ăn một ngày nên là 2 – 3 bữa.

Từ 6 tháng trở lên: Đây là giai đoạn trưởng thành của chó Pug nên chế độ ăn của chúng cũng khác nhiều so với khi còn nhỏ. Pug trưởng thành ăn rất nhiều và dễ béo phì. Bạn cho bao nhiêu chúng ăn hết bấy nhiêu nên bạn cần kiểm soát được dinh dưỡng đưa vào người chúng mỗi bữa ăn. Thông thường, lượng thức ăn một bữa sẽ chiếm từ 3 – 4% trọng lượng cơ thể chúng và đảm bảo được thành phần các chất cơ bản: protein chiếm 20-25%, chất béo chiếm 10-15%, tinh bột chiếm 10-15%, phần còn lại là chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác. Bạn chỉ nên cho chúng ăn 2 bữa/ngày.

Vệ sinh cho chó Pug

Pug có đặc trưng là khuôn mặt nhiều nếp nhăn và bộ lông ngắn sát da. Vì vậy, khi vệ sinh cho chúng bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Bạn cần lau rửa các nếp nhăn trên mặt hàng tuần hoặc thường xuyên hơn khi bạn thấy các bé nghịch bẩn hoặc có mùi khó chịu. Những nếp nhăn này có thể có bụi bẩn, thức ăn, nước bọt gây khó chịu và kích ứng da. Bạn cần dùng tăm bông nhúng nước ấm lau chúng nhưng cần cẩn thận để không chạm vào mắt, mũi và miệng của các bé. Sau đó, bạn có thể dùng tăm bông hoặc vải khô lau lại để tránh nước còn đọng lại trong các nếp nhăn đó.

Làm vệ sinh tai ít nhất mỗi tuần một lần cho các bé Pug vì tai các bé thường tích tụ bụi bẩn. Bạn cần dùng dung dịch chuyên dụng nhỏ vào tai, sau đó dùng bông gòn lau sạch trong tai, tránh dùng bông cho sâu vào ống tai hay dùng tăm bông ngoáy sâu vì có thể làm tổn thương tai các bé. Nếu phát hiện có bẩn phía trong tai, bạn cần nói chuyện với bác sĩ thú ý của bé.

Tắm cho Pug định kỳ hàng tháng. Dù bé Pug của bạn có mùi hay không thì bạn vẫn nên tắm hàng tháng cho bé. Bạn nên đặt bé vào bồn nước ấm không quá sâu để bé có thể đứng được, dùng xà phòng chuyên dụng làm sạch lông và da, sau đó dùng nước sạch tắm sạch lại. Bạn cần lưu ý làm khô lông cho chúng để tránh nước còn đọng lại.

Cắt tỉa móng thường xuyên để tránh các bé dùng móng cào bẩn và đồ đạc trong nhà.

Pug có đôi mắt lồi nhô ra phía trước nên bạn cần chăm sóc đôi mắt kỹ hơn. Thường xuyên lau nước mắt khô phần dưới mắt và tránh xà phòng hay hoá chất làm tổn thương mắt là điều cần thiết.

Pug cũng dễ bị nướu răng nên bạn cần đánh răng cho chúng ít nhất  1 – 2 lần mỗi tuần. Điều này cũng tránh cho miệng chúng có mùi hôi.

Các bệnh thường gặp trên chó Pug

Một số loại bệnh thường gặp với chó Pug là các bệnh về da, bệnh hô hấp và bệnh về mắt.

Bệnh về da: Vì khuôn mặt có nhiều nếp nhăn nên nước và bụi bẩn rất dễ bám lại và gây khó chịu hoặc ngứa ngáy cho chó. Bạn cần vệ sinh các nếp nhăn thường xuyên để tránh các bệnh lý trên da thường gặp.

Bệnh hô hấp: Khi Pug có dấu hiệu chảy dãi, mắt lừ đừ, khó thở, sùi bọt mép… thì rất có thể chúng đang gặp khó khăn về đường hô hấp. Bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú ý ngay để cứu chữa kịp thời. Để phòng tránh các bệnh hô hấp, bạn nên cho chó Pug sinh hoạt trong môi trường thoáng mát, tránh nhiệt độ cao. Vào mùa hè, bạn chỉ nên cho chúng ra ngoài vào sáng sớm và chiều mát. Đường thở của chúng rất hẹp gây khó thở và không có khả năng điều hoà thân thiệt qua việc toả nhiệt ở lưỡi. Thân nhiệt bình thường ở nhiệt độ 38 – 39 độ C. Nếu thân nhiệt vượt quá 41 độ C thì nhu cầu oxy sẽ tăng cao và cần được hạ xuống ngay lập tức. Nếu thân nhiệt chạm ngưỡng 42 độ C thì sẽ xảy ra tổn thương nội tạng

Bệnh về mắt: Viêm kết giác mạc là căn bệnh thường gặp ở chó Pug. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Pug cũng rất dễ mắc phải bệnh đục thuỷ tinh thể. Nếu điều này xảy ra, phẫu thuật mắt là điều nên làm để giữ lại đôi mắt cho chó.

Ngoài ra, Pug còn có thể nhiễm một số căn bệnh khác như viêm não, thoái hóa thần kinh, dị ứng, nhiễm Staph, chứng loạn sản xương hông, bệnh Legg-Perthes,… Bạn cần cho chúng tiêm phòng đầy đủ và chú ý vệ sinh cho chó.

Lời kết

Hướng Dẫn Cách Nuôi Chó Pug “Mặt Xệ” Hiệu Quả Nhất

Thông thường bất kì ai muốn nhận nuôi chó thì đều được khuyên nên nhận nuôi từ bé để chúng có thời gian làm quen chủ cũng như dễ hòa nhập hơn. Chó Pug cũng vậy, nếu bạn có nhu cầu mua chó Pug con thì nên lựa chọn những chú từ 2 tháng tuổi trở lên. Đây là giai đoạn chó Pug đã cai sữa mẹ và cứng cáp, khỏe mạnh hơn. Lúc này, cách nuôi chó Pug con cũng dễ chịu hơn nhiều và giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.

1.1 Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn (2 – 6 tháng tuổi) 1.1.1 Đối với chó Pug từ 2 đến 3 tháng tuổi

Giai đoạn này là giai đoạn chó Pug con mới bắt đầu tập ăn. Petroom khuyên bạn nên cho chúng ăn đồ loãng và xay nhuyễn, bao gồm: tinh bột (cơm/cháo), thịt nạc và rau/củ/quả. Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm sữa ấm cho chúng. Khẩu phần ăn giai đoạn này là 4 bữa/ngày, thời gian các bữa ăn cần cách đều nhau.

Một chú ý nhỏ, bạn tuyệt đối không cho chúng ăn đồ sống/tái. Những thực phẩm như tôm/cua/cá/… và xương cũng không được cho chúng ăn.

1.1.2 Đối với chó Pug từ 3 đến 6 tháng tuổi

Cách nuôi chó Pug con giai đoạn này vẫn cần một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Chúng vẫn chưa ăn được xương và không thể ăn quá nhiều. Hệ tiêu hoá chưa ổn định khiến việc nạp quá nhiều thực phẩm sẽ làm chúng bị đau bụng và tiêu chảy. “Mặt xệ” chỉ nên ăn 2-3 bữa/ngày, bao gồm các thức ăn sau: cơm nhão, rau/củ/quả xay nhuyễn, thịt băm. Giai đoạn này bạn có thể cho chúng ăn thêm tôm/cua/cá…

1.1.3 Huấn luyện chó Pug con

Đứng lên, ngồi xuống hay đi vệ sinh đúng chỗ là những bài huấn luyện cơ bản bạn cần luyện tập cho chúng giai đoạn này. Việc này giúp chúng có những phản xạ có điều kiện, dễ dàng cho việc chăm sóc cho chúng sau này.

Chú ý trong bạn cần kiên trì trong quá trình huấn luyện cho chúng, Tuyệt đối không quá cưng chiều hoặc quá khắt khe với chúng trong quá trình luyện tập, huấn luyện.

2. Cách nuôi chó Pug trưởng thành

Ngoài 6 tháng tuổi là giai đoạn chó Pug con bước vào độ tuổi trưởng thành. Cách nuôi chó Pug trong giai đoạn này cũng khác biệt hơn nhiều so với thời điểm chúng còn nhỏ.

Protein: chiếm khoảng 20-25%. Thường có nhiều trong thịt, cá, nội tạng động vật.

Chất béo: chiếm khoảng 10-15%. Thường có sẵn trong thịt, không cần cung cấp thêm.

Tinh bột: chiếm khoảng 10-15%. Thường có trong cơm, khoai tây, khoai lang…

Chất xơ, canxi, vitamin và các khoáng chất khác: còn lại. Có trong rau/củ/quả, tôm/cua/ngao/…

2.1 Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn

Chế độ dinh dưỡng:

Chó Pug trong giai đoạn này rất dễ bị béo phì, vì vậy bạn cần kiểm soát khối lượng thức ăn cho chó bởi chúng rất phàm ăn, cho ăn bao nhiêu hết bấy nhiêu. Thông thường, chỉ cần cho Pug ăn 2 bữa/ngày. Theo các nhà nghiên cứu, một chú chó Pug trưởng thành cần nạp lượng thức ăn từ 3 đến 4% trọng lượng cơ thể. Ví dụ: nếu cún cưng nhà bạn nặng khoảng 8kg thì mỗi bữa ăn khoảng 200g thức ăn.

2.2 Cách huấn luyện

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bạn nên huấn luyện chó Pug từ khi chúng còn nhỏ. Khi đã huấn luyện chúng biết nghe lời và hiểu một số mệnh lệnh cơ bản thì giai đoạn này chỉ cần luyện tập thêm một số bài tập nhẹ để tăng cường sức khỏe.

Bạn nên cho chúng ra ngoài tập thể dục hoặc đi dạo tối thiểu từ 15 đến 20 phút mỗi ngày. Giống chó này bản chất rất lười biếng, chúng có thể chỉ ăn và ngủ cả ngày. Vậy nên việc kích thích chúng vận động để tránh béo phì và khỏe mạnh hơn. Một số trò chơi kích thích vận động như: đuổi bắt, ném gậy, bắt bóng…

Bạn không nên cho chúng luyện tập các bài tập nặng như: kéo lốp, chạy bền hay nâng tạ,… Chó Pug có sức bền kém, chúng rất nhanh mệt và cũng không phải giống chó lao động nên nếu ép chúng luyện tập nặng sẽ khiến chúng bị nôn mửa, khó thở.

3. Cách nuôi chó Pug trong thời kỳ sinh sản 3.1 Dấu hiệu nhận biết chó Pug mang thai

Những tuần đầu tiên của thai kỳ, thông thường, chó Pug mẹ sẽ có biểu hiện gì khác thường. Phải đến sau 9 tuần, chó mẹ mới có các biểu hiện rõ rệt ra ngoài. Các đặc điểm thường thấy như: bầu vú nở hơn, có tiết dịch màu trắng, hơi nhầy, phần eo và phần hông của chúng phình to hơn, kích cỡ bụng cũng to lên.

Tuy nhiên, những biểu hiện trên chỉ là đánh giá khách quan. Tốt nhất sau khi cho chúng phối giống từ 1 đến 2 tuần, bạn nên đưa Pug đến các cơ sở thú y để được các bác sĩ ở đây kiểm tra và đánh giá, kết luận cho chính xác nhất.

3.2 Cách nuôi chó Pug khi mang thai

Không khác gì con người, giai đoạn mang thai là giai đoạn cả chó mẹ và chó con trong bụng cần được chủ nhân quan tâm và theo dõi chặt chẽ. Điều đầu tiên mà bạn cần chú ý trong cách nuôi chó mặt xệ trong giai đoạn này là chế độ dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể chúng thông qua các khẩu phần ăn hàng ngày. Vì lúc này chất dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cả mẹ và con nên khẩu phần ăn hàng ngày sẽ cần chọn lọc kỹ càng hơn. Bạn có thể cho cún cưng của mình ăn từ 150-200g thịt (bò/gà/lợn nạc) cùng 1 quả trứng gà và sữa tươi.

Trong những giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể cho “mặt xệ” ăn 3 bữa/ngày. Khẩu phần ăn sẽ tăng dần thành 4 bữa/ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 3 đến 4 tiếng. Trong giai đoạn này, “ăn chín uống sôi” là điều nhất nhất phải tuân thủ. Ngoài ra bạn nên cho chó Pug mẹ tiêm phòng thai kỳ và khám thai định kỳ, đầy đủ tại các cơ sở khám/chữa bệnh thú y uy tín.

3.3 Cách nuôi chó Pug mới sinh

Thời gian mang thai trung bình của chó Pug giao động từ 65 đến 70 ngày. Điều này còn tuỳ thuộc vào việc chúng mang thai nhiều con hay ít con. Bạn cần ghi chép chính xác và cẩn thận từ ngày cho chó Pug đi phối giống. Cũng như thời gian bắt đầu có những biểu hiện thai kỳ để dự đoán được ngày dự sinh của chúng. Khi chúng sắp sinh thường sẽ có một số dấu hiệu như: rên rỉ (do đau đớn), hô hấp nhanh, bỏ ăn khoảng 1 ngày, đi lại tìm ổ/chỗ đẻ,…

Nếu như cún cưng của bạn xuất hiện những dấu hiệu trên. Bạn nên sắp xếp và vệ sinh sạch sẽ chỗ đẻ cho chúng. Khu vực đẻ cần kín đáo và ấm áp. Ngay khi chó Pug mẹ chuyển dạ, tốt nhất bạn nên gọi ngay bác sĩ thú y đến hỗ trợ phòng trường hợp khó sinh xảy ra. Thông thường trong trường hợp khi chó Pug mẹ chuyển dạ từ 1 đến 1,5 tiếng mà vẫn chưa sinh, bác sĩ thú y sẽ tiến hành mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả chó mẹ và chó con.

Sau khi chúng sinh xong, chó mẹ cần được vệ sinh sạch sẽ, lúc này bạn nên cho chúng uống một chút sữa ấm. Bạn cũng nên cho chó con bú mẹ sớm nhất có thể để chúng tăng khả năng đề kháng từ những giọt sữa non đầu tiên.

Thực đơn của chó “mặt xệ” sau khi mới sinh chủ yếu là cháo thịt băm cùng sữa ấm, từ 4 đến 5 bữa một ngày. Trong tháng đầu tiên, chó Pug con cần được bú mẹ hoàn toàn. Chúng có thể sẵn sàng đến với chủ mới sau 2 tháng tuổi.

Giống Chó Pug Mặt Xệ

1. Nguồn Gốc

Chó Pug được cho là xuất hiện tại Trung Quốc cách nay ít nhất 2000, vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên, dưới thời nhà Hán. Suốt hàng nghìn năm sau đó, Pug luôn được coi là giống chó phú quý, được nuôi trong hoàng gia và các gia đình quý tộc Trung Quốc. Chúng có một cuộc sống rất “xa hoa”, ở phòng sang trọng và đôi khi còn có lính canh gác.

Chó Pug hiện đại dù không còn là giống chó quý tộc, nhưng luôn có một địa vị đặc biệt trong văn hóa Trung Quốc, chúng được cho là mang lại giàu sang phú quý và may mắn cho gia chủ.

2. Lịch Sử Phát Triển

Chó Pug hầu như chỉ được biết đến tại Trung Quốc mãi cho tới thế kỷ 16, khi Trung Quốc bắt đầu giao thương với các nước châu Âu.

Các thương gia Hà Lan là những người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đưa Pug ra thế giới. Người Hà Lan mang chó Pug đến châu Âu, và đặt tên chúng là Mopshond. Pug nhanh chóng trở thành giống chó được yêu thích bởi các gia đình quý tộc châu Âu thời đó. Thậm chí chính chó Pug cũng đóng một vai trò lớn trong lịch sử châu Âu khi cứu nguy cho gia đình hoàng tử William (sau là vua Hà Lan William III) bằng cách sủa cảnh báo về cuộc tấn công của quân Tây Ban Nha, giúp ông kịp thời trốn thoát đến Anh Quốc.

Tại Trung Quốc, Pug vẫn là giống chó quý, đem lại may mắn cho hoàng gia mãi đến năm 1860, khi người Anh tràn vào các cung điện của Trung Quốc và đưa những chú chó Pug quý nhất (được biết đến với tên Lamb và Moss) về Anh Quốc. Những chú chó này sau được lai tạo với Pug châu Âu để tạo ra giống chó Pug hiện đại được biết đến ngày nay.

Tại Việt Nam, chó Pug được cho là xuất hiện rất sớm cùng với sự giao thương với Trung Quốc, tuy nhiên không được nhân giống rộng rãi. Mãi tới khoảng năm 2000, chó Pug mới bắt đầu được nuôi như thú cưng tại nước ta và phổ biến từ năm 2005.

Theo số liệu thống kê từ khách hàng Thú Kiểng từ năm 2009 – thời điểm Thú kiểng bắt đầu thành lập trại nhân giống chó Pug đầu tiên – đến nay, thì Pug là giống chó phổ biến thứ tư tại Việt Nam, sau Alaska, Poodle và Husky.

1. Ngoại Hình

Pug là giống chó to ngang và được gọi là body “vuông” (chiều cao từ chân đến vai gần bằng chiều dài từ vai đến mông). Cân nặng tiêu chuẩn của Pug từ 7 – 11kg (thường không quá 10kg). Đầu của Pug rất lớn, tròn hình bánh bao, tai lớn, tròn và cụp, đôi mắt to tròn và có màu nâu sẫm. Miệng chó Pug rộng, hàm dưới dài hơn hàm trên nên răng dưới luôn nhô ra bên ngoài.

Mặt chó Pug là điểm đáng yêu nhất của chúng, da mặt chúng dày và chảy xệ, xếp thành nhiều nếp. Theo quan niệm phong thủy, mặt chó Pug càng nhiều nếp càng đẹp, càng mang lại nhiều tài lộc. Trên thực tế, các nếp nhăn trên mặt chó Pug được cho là giống với chữ “Hoàng Tử” trong tiếng Hán.

Chó Pug có thân hình tròn trịa với chân ngắn, người mũm mĩm. Nhiều chú chó Pug mập còn có da chảy xệ ở cổ và chân. Pug có bộ lông mỏng, sát da nên mất rất ít công chải chuốt. Tuy nhiên chúng hay nghịch bẩn, thích lê la (ở Đức giống chó này được gọi là “Giẻ Lau Sàn”) nên cần tắm thường xuyên.

2. Tính Cách

Chó Pug rất nhí nhảnh, hiền lành, hòa đồng và đặc biệt thích gây sự chú ý. Pug cũng là giống chó rất lười biếng, có thể coi chúng là “chúa lười” khi chỉ thích ăn, ngủ và không thích vận động nhiều. Có thể giải thích cho tính cách này của Pug bằng lịch sử hàng nghìn năm được cưng chiều trong các gia đình quý tộc tại Trung Quốc và châu Âu.

Chó Pug được xếp vào nhóm chó thích hợp để bầu bạn, chúng rất gần gũi, tình cảm và quấn quýt với chủ. Chúng thích được chủ tán thưởng, khen ngợi và xoa đầu. Chó Pug lười biếng khi ở một mình nhưng rất ham chơi khi có các vật nuôi khác. Chúng cũng rất ngoan ngoãn, hiếm khi phá phách hay cắn xé đồ đạc trong nhà.

1. Kinh Nghiệm Nuôi Pug

Với những đặc điểm ngoại hình tính cách như đã nêu ở trên, Pug là một trong những giống chó dễ nuôi nhất trên thế giới. Chúng có kích thước nhỏ nên có thể nuôi trong các ăn hộ hoặc phòng trọ nhỏ. Chúng rất tham ăn và có thể ăn mọi thứ bạn cho. Chúng rất lười biếng nên không cần phải chạy nhảy hàng ngày. Chúng có lông ngắn nên không cần thường xuyên chải chuốt,….

Tuy nhiên, vì Pug lười và rất tham ăn nên chúng dễ bị béo phì. Tập thể dục hoặc chơi đùa 15 – 20 phút mỗi ngày là cần thiết để giữ cho thân hình “mi nhon”, cơ thể nhẹ nhàng và hoạt bát. Pug có lông ngắn nên cũng cần lưu ý giữ ấm vào mùa lạnh, một chiếc áo vừa giúp giữ ấm vừa khiến chúng trông đáng yêu hơn.

2. Thức Ăn Cho Chó Pug

Về thức ăn, nếu có thời gian bạn có thể chế biến các loại thức ăn tươi cho bé Pug. Giống như mọi giống chó khác, món ưa thích của Pug là các loại thịt, trứng, nên bổ sung thêm vitamin, chất xơ từ rau củ quả tươi và canxi từ sữa hoặc phô mai. Có một loại thức ăn tươi rất được những người nuôi thú cưng yêu thích là cổ cánh gà xay nhuyễn với rau củ. Món ăn này có chứa đầy đủ protein từ thịt, vitamin và xơ từ rau củ, canxi từ xương. Bạn có thể mua loại thức ăn này từ các cửa hàng hoặc diễn đàn thú cưng.

Nếu bận rộn, bạn có thể cho Pug ăn các loại thức ăn đóng gói sẵn của Royal Canin, vừa tiện lợi, đủ dinh dưỡng, hợp khẩu vị và rất sạch sẽ.

Nếu cần tư vấn thêm kinh nghiệm về cách nuôi Pug, thức ăn cho Pug, bạn có thể liên hệ với “bảo mẫu Pug” hơn 10 năm kinh nghiệm của Thú Kiểng theo số bên dưới.

Giá chó Pug nhân giống trong nước hiện khoảng 6 – 9 triệu tùy từng bé và từng thời điểm trong năm. Tại Thú Kiểng, Pug nhân giống trong nước (tại các trại của Thú Kiểng) rất được yêu thích với hơn 250 bé xuất chuồng mỗi năm.

Chó Pug nhập khẩu từ Thái Lan có giá cao hơn đôi chút, khoảng 9 – 15 triệu tùy gia phả và trại nhân giống.

Chó Pug cao cấp nhập khẩu từ châu Âu có giá khoảng 40 – 50 triệu tùy chất lượng gia phả. Các bé Pug này có nguồn gen gần như thuần khiết, thích hợp với người nuôi và nhân giống chuyên nghiệp, hoặc đang hướng đến chuyên nghiệp.

Với hơn 10 năm nuôi và nhân giống chó Pug, Thú Kiểng có thể nói Pug là giống chó tương đối dễ nuôi, và phù hợp với hầu hết mọi gia đình. Nhưng là “hầu hết”, không phải tất là tất cả các gia đình. Quan trọng nhất là phải có đủ thời gian chăm sóc và chơi cùng bé.

Bạn cũng cần trang bị các kiến thức về Pug, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng và chế độ vận động cho Pug để tránh bé bị béo phì, dẫn tới nhiều loại bệnh và giảm tuổi thọ.

Nếu cần tư vấn thêm kinh nghiệm, hay chưa chắc chắn liệu mình có phù hợp để nuôi được Pug hay không, bạn có thể liên hệ với chuyên gia về Pug của Thú Kiểng theo số bên dưới để được giải đáp mọi thắc mắc trước khi quyết định có nên nuôi Pug hay không.

Nếu đã tìm hiểu kỹ về giống chó Pug, mời bạn tham khảo các đàn Pug con 2 tháng tuổi đang xuất chuồng tại Thú Kiểng ngay bên dưới. Tất cả các bé Pug của Thú Kiểng đều được bảo hành lên tới 180 ngày (6 tháng) sau khi về nhà mới, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của bé.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chó Mặt Xệ (Chó Pug) Từ Nhỏ Đến Lớn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!