Xu Hướng 11/2023 # Cách Nuôi Chó Con Mất Mẹ. Sữa Và Thức Ăn Cho Chó Con Mất Mẹ # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chó Con Mất Mẹ. Sữa Và Thức Ăn Cho Chó Con Mất Mẹ được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong 2 tuần đầu tiên

Nếu chó mẹ đã mất, hoặc chó mẹ không cung cấp được sữa cho con bú, bạn cần bổ sung sữa để bổ sung dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch cho chó con:

Các loại sữa cho cún con

Hiện trên thị trường có bán các dòng sữa dành cho cún con như sữa Esbilac PetAg (hộp 190g, giá 500.000đ), sữa Bio milk (gói 100g giá 30.000đ), sữa PetLac (hộp 300g, giá 250.000đ),…tất cả chúng đều chứa chất dinh dưỡng thiết yếu và đầy đủ dành cho cún con của bạn, giúp cún lớn lên khỏe mạnh, nhanh nhẹn mà không cần đến sữa mẹ. Các loại sữa này bạn có thể mua tại các cửa hàng được giới thiệu cuối bài viết để có giá tốt nhất.

Nếu bạn chưa kịp mua sữa cho cún của mình, bạn có thể tự pha sữa cho cún con theo công thức: trộn đều 1 cốc sữa 200ml (sữa bò hoặc sữa dê), 1 ít muối ăn, 3 lòng đỏ trứng (không lấy lòng trắng), 1 muỗng canh dầu bắp và 1 muỗng cà phê vittamin lỏng.

Tuy sữa tự chế không cân bằng được dinh dưỡng như sữa được điều chế nhưng vẫn có thể dùng để “chữa cháy”, vì vẫn đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu cho cún.

Cách cho cún con uống sữa

Bạn nên cho sữa vào bình sữa giống như bình sữa của trẻ em để cún uống sữa dễ dàng hơn. Mỗi lần bạn cho cún uống từ 5 – 6 lần, mỗi lần từ 15ml – 25ml, cứ cách 2 – 3 giờ thì cho uống một lần. Khi cún được 2 tuần tuổi, bạn có thể giãn lịch uống sữa của cún từ 3 – 4 tiếng.

Nếu sữa bạn pha sẵn thì nên bảo quản trong tủ lạnh, mỗi lần cho cún uống thì đem ra hâm nóng lại. Bình sữa cần được rửa sạch sau mỗi lần sử dụng.

Vào tuần thứ 3, bạn cần cho cún làm quen dần với cháo bạn cho thêm 2 muỗng thức ăn khô chất lượng cao dành cho chó vào hỗn hợp sữa pha sẵn, sao cho trộn đều sẽ sền sệt như ngũ cốc của trẻ con. Mỗi ngày xen vào giữa các lần uống sữa từ 1 – 2 lần.

Đến tuần thứ 4, mỗi ngày bạn cho cún ăn cháo đều như vậy cho đến khi đủ 6 tuần tuổi. Mỗi ngày bạn cho cún ăn từ 4 – 5 lần và cắt hẳn việc bú bình.

Bạn nên để chúng tự ăn theo liều lượng chúng muốn, tránh việc cho cún ăn quá nhiều vì sẽ khiến chúng bị chướng bụng.

Khi cún con vừa mới được sinh ra, hệ tiêu hóa của cún còn yếu, chưa có khả năng kiểm soát chức năng này. Nếu cún sống cùng mẹ, chó mẹ sẽ dùng lưỡi liếm vào phần hậu môn để kích thích cún đi vệ sinh. Sau khi cún lớn dần sẽ theo mẹ đi vệ sinh đúng nơi quy định.

Tuy nhiên, nếu cún mất mẹ, bạn cần thay chó mẹ thực hiện nhiệm vụ này. Công việc này khá đơn giản, sau khi chon cún ăn xong, bạn chỉ cần dùng khăn ướt lau nhẹ vào phần hậu môn và bộ phận sinh dục của chúng. Chỉ 1 – 2 phút sau chúng sẽ tự đi vệ sinh. Bạn cần làm việc này cho đến khi cún đủ 3 tuần tuổi.

Trong quá trình này, bạn cần kiểm tra phân và nước tiểu xem cún có bị bệnh hay không để xử lí kịp thời. Nước tiểu phải có màu vàng nhạt, nếu vàng đậm hoặc cam có nghĩa là cún ăn chưa no, chưa đủ, bạn cần phải tăng thêm thức ăn cho chúng.

Phân phải có màu nâu và sệt, nếu phân màu xanh là cún bị nhiễm khuẫn, bạn cần chú ý đến lịch tiêm vac-xin của cún cũng như vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cho ăn cũng như đảm bảo thức ăn sạch cho cún. Nếu phân đặc, cứng thì bạn cần đa dạng nguồn thức ăn và dinh dưỡng cho cún và giản bữa ăn ra thành nhiều lần trong ngày thay vì cho ăn nhiều thức ăn/lần.

Vì cún con còn nhỏ, chúng không có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt như với chó trưởng thành. Vì vậy, để chó phát triển khỏe mạnh, môi trường sống của chúng phải được đảm bảo cân bằng về nhiệt độ và độ ẩm.

Khi cún con có mẹ, chúng sẽ được sưởi ấm nhờ cơ thể của chó mẹ. Nếu không, bạn hãy dùng đèn, lò ấp hoặc đệm để sưởi cho cún. Nếu dùng đệm sưởi bằng điện, cần lót một lớp vải dày để tránh làm cún bị bỏng.

Về độ ẩm, bạn chỉ cần đảm bảo môi trường sống của chúng giống như con người chúng ta là ổn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng cao, độ ẩm thấp, bạn bên dùng khăn ẩm đắp lên người hoặc lồng chuồng của chúng để tránh cún bị sốc nhiệt. Cần tránh để cún sống trong môi trường bị ẩm mốc để tránh các bệnh về hô hấp hoặc khiến chúng bị lạnh.

Đồng thời, nên cho cún chạy nhảy, làm quen với tiếng ồn, những chú cún đồng lứa,…để chúng hòa nhập tốt với cuộc sống dù mất mẹ.

Cách Nuôi Chó Con Mất Mẹ Mau Ăn Chóng Lớn

Cách nuôi chó con mất mẹ mau ăn chóng lớn đòi hỏi bạn khi chăm sóc cần chú ý hơn. Bởi vì chó con được nuôi dưỡng bởi sữa mẹ là tốt nhất, nhưng vì vài lý do mà không thể chăm con thì khi bạn nuôi chó con còn nhỏ (dưới 2 tháng tuổi) cần đặc biệt chú ý để chúng phát triển khỏe mạnh.

Lý do chủ nên chăm sóc chó con mất mẹ

Chó con được nuôi bằng sữa mẹ sẽ phát triển tốt và nhanh chóng hòa nhập môi trường nhưng vì một số lý do như chó mẹ không đủ sữa cho con; chó mẹ bị bệnh qua đời, vv… thì lúc này chó con cần sự chăm sóc của chủ. Vì chó con còn nhỏ nên bạn cần lưu ý quá trình chăm sóc chó con để chúng được phát triển khỏe mạnh.

Thức ăn dành cho chó con mất mẹ

Chó con bị mất mẹ thường có số tháng tuổi nhỏ, yếu ớt. Khi bạn nuôi chó con mới sinh nên đặc biệt chú ý, 12 tiếng sau khi vừa được sinh ra, nên cho chó con bú sữa mẹ ngay, cho dù sau này không có mẹ bên cạnh thì cũng dễ dàng chăm sóc hơn.

2 tuần đầu sau khi sinh

Bởi vì không có nguồn sữa mẹ nên việc bổ sung chất dinh dưỡng trong giai đoạn này rất cần thiết. Bạn nên pha sữa cho chó con uống để tăng cường hệ miễn dịch. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sữa dành cho chó con mới sinh, tuy nhiên bạn cũng có thể tự pha sữa để chó con uống theo công thức sau:

Sữa bò hoặc sữa dê (khoảng 200ml, chọn 1 loại rồi cho uống cố định, không đổi qua đổi lại)

Một ít muối ăn

3 lòng đỏ trứng gà (không lấy lòng trắng trứng vì thiếu vitamin H)

1 muỗng canh dầu bắp

1 muỗng cà phê vitamin dạng lỏng

Không dùng mật ong vì sẽ gây ngộ độc

Cách cho chó con uống sữa

Khi cho chó con uống sữa, bạn nên dùng bình sữa giống như cho em bé uống. Trước đó nên vệ sinh bình sạch sẽ, phơi khô rồi mới dựng sữa.

Sữa cần đun nóng rồi để nguội khoảng 36-38 độ, nên thử trên mu bàn tay xem nhiệt độ thế nào, rồi mới cho chó con uống.

Mỗi lần chó con uống khoảng 25ml là no, sữa còn dư lại bạn bảo quản trong tủ lạnh, khi cần dùng thì lấy ra hâm lại. Trong một ngày nên cho chó con uống khoảng 5-6 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 tiếng. Không nên để sữa trong tủ lạnh nhiều ngày, chỉ pha đủ sữa dùng cho một ngày rồi ngày mai pha sữa mới.

Khi uống sữa để chó con nằm sấp, tuyệt đối không để nằm ngửa.

Sau khi cho uống sữa, chó con cần phải ợ hơi để tránh nôn sau khi uống sữa, bạn hãy ôm chó con đặt trên vai rồi vỗ nhè nhẹ vào lưng.

Chó con từ 3 – 6 tuần tuổi

Khi chó con được 3 tuần tuổi, bạn nên tập cho chúng ăn thức ăn giống cháo. Trộn thức ăn khô cùng với sữa rồi cho ăn xen kẽ 2 lần trong ngày. Các bữa còn lại vẫn uống sữa.

Cứ tuần tự như vậy để chó con quen dần, sau khi chó con được 6 tuần tuổi thì cắt dần việc bú bình. Mỗi ngày tăng số lần ăn thức ăn sệt để ngưng hẳn việc bú sữa.

Không nên ép chó con ăn quá nhiều, hãy để chúng ăn theo nhu cầu, tránh ăn quá nhiều gây chướng bụng, nôn ói.

Khi chó con từ 6 tuần tuổi trở lên, chúng đã cứng cáp rồi thì tập ăn thức ăn từ mềm đến cứng, đừng vội ép chúng ăn thức ăn cứng hoặc khó tiêu quá sớm, hãy để chó con quen dần theo thời gian.

Cách cho chó con mới sinh đi vệ sinh

Cách nuôi chó con khi chó con mới sinh không thể tự mình đi vệ sinh, chức năng cơ thể chưa hoàn thiện nên cần kích thích chúng đi vệ sinh. Nếu có mẹ chăm sóc, chúng thường liếm hậu môn và bộ phận sinh dục của chó con để kích thích đi vệ sinh. Nếu chó con mất mẹ ngay sau khi sinh thì để kích thích chó con đi vệ sinh, bạn cần lấy khăn ấm lau vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của chúng khoảng 1 – 2 phút. Việc này cần duy trì đến khi chó con được khoảng 23 ngày tuổi, bàng quang và ruột đã đủ khỏe.

Nước tiểu phải trong và có màu vàng nhạt. Nếu vàng đậm hoặc cam là chó bị thiếu ăn, cần cho chúng ăn thêm.

Phân chó con có màu nâu và sệt là bình thường, nếu phân có màu xanh thì chó con đã bị nhiễm khuẩn, cần đưa đi tiêm vắc xin. Nếu phân quá đặc thì là khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng hoặc quá nhiều, cần chia nhỏ bữa ăn lại, không nên cho chó con ăn quá nhiều trong ngày.

Giữ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp

Nếu có mẹ, chó con sẽ được giữ ấm bởi thân nhiệt của chó mẹ. Còn nếu không có chó mẹ giữ ấm, chó con mới sinh rất yếu ớt, không thể giữ nhiệt độ như chó trưởng thành nên cách nuôi chó con mất mẹ cần chú ý giữ nhiệt độ phù hợp.

Nên dùng lò ấp, thảm sưởi, đặt thêm một chiếc khăn dày lên và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để không làm chó con bị bỏng.

Về độ ẩm thì duy trì như chúng ta là được, chỉ cần chú ý không để chó con thay đổi môi trường đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại, không để chó con tại nơi ẩm thấp sẽ dễ khiến chúng nhiễm lạnh, bị bệnh về đường hô hấp.

Một số lưu ý khác khi chăm sóc chó con mất mẹ để chúng mau ăn chóng lớn

Dù thế nào thì khi không được nuôi lớn bằng sữa mẹ thì sức đề kháng của chó con cũng yếu hơn bình thường. Vì vậy cần đem chó con đi khám thú y, tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên ôm ấp, vuốt ve chó con để chúng quen dần với chủ, khi lớn lên sẽ rất trung thành. Nên cho chó con vui chơi với chó nhỏ cùng lứa để chúng quen với môi trường, thích nghi hoàn cảnh để chúng hòa nhập cuộc sống dù đã mất mẹ.

Để biết thêm chi tiết về cách nuôi chó con mất mẹ mau ăn chóng lớn và các cách huấn luyện chó khác, hãy LH với Trung tâm huấn luyện chó 105 qua hotline 0974 708 845 để được tư vấn chi tiết miễn phí!

Cách Nuôi Cún Con Khi Mất Mẹ

1. Nuôi dưỡng và cho ăn

Với chó mồ côi, cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết luôn là vấn đề quan trọng. Chó con phải được cho ăn bằng bình bú hoặc bằng ống. Bú bình là phương pháp cho ăn được ưa chuộng. Cho ăn bằng ống là phương pháp chỉ dành cho những ai đã thành thạo, vì ống có thể sẽ vô tình xuyên qua phổi và gây tắc nghẽn khi cho chó con ăn. Cho chó ăn khi nó nằm ngửa chứ không nằm sấp, như đối với trẻ nhỏ.

Những loại sữa thương mại dành riêng cho chó con thì có sẵn và được cân bằng dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cần thiết của những chú chó mồ côi. Tuy nhiên ta có thể sử dụng thức ăn chế biến tại nhà. Chúng không hoàn toàn cân bằng dinh dưỡng, nhưng cũng đủ cho chó con trong một vài ngày trước khi ta có được sữa thương mại bán sẵn.Các chất thay thế sữa mẹ cho chó con trong trường hợp khẩn cấp:

1 tách sữa (sữa bò hoặc sữa dê).

1 nhúm muối ăn.

3 lòng đỏ trứng – không lấy lòng trắng.

1 muỗng canh dầu bắp.

1 muỗng cà phê vitamin lỏng.

Cần lưu ý: Không nên cho lòng trắng trứng sống vì 1 loại enzym trong lòng trắng trứng có thể gây ra tình trạng thiếu chất biotin. Enziym này bị tiêu hủy khi nấu chín thức ăn.

Cho dù dùng công thức thức ăn thương mại hay công thức chế biến tại nhà thì cũng chỉ nên pha một lượng cho ăn đủ 1 lần trong 1 ngày và giữ trong tủ lạnh. Rửa sạch và để khô bình và đầu vú hoặc ống giữa những lần cho ăn. Hâm nóng sữa trong nồi nước ở nhiệt độ 37 – 38 0C trước khi cho ăn.

Giữ chúng ở tư thế thẳng hay đặt chúng trên vai bạn và vỗ nhẹ vào lưng chúng trong và sau khi ăn. Việc cho ăn bằng bình bú được thực hiện hết sức cẩn thận để tránh xảy ra tình trạng viêm phổi hay sặc trong quá trình hấp thu. Việc cho bú bình góp phần giúp cho quá trình tạo phản xạ ăn của chúng.

Trong vòng 48 – 72 tiếng đầu tiên, cho ăn 2 giờ một lần. Trong thời gian còn lại của tuần đầu, cho ăn 3 giờ 1 lần vào ban ngày với 2 lần cho ăn cách nhau 4 giờ vào ban đêm. Tuần thứ 2, những lần cho ăn cách nhau 4 giờ trong ngày với 1 lần ăn cách nhau 6 giờ vào ban đêm. Vào tuần thứ 3, chúng nên được bắt đầu cho ăn cháo bột dành cho chó 3 lần trong ngày và vẫn tiếp tục cho bú bình.

Làm cháo bột bằng cách cho 2 tách thức ăn khô chất lượng cao dành cho chó con trộn với 250 gr chất thay thế sữa trên và sau đó cho thêm nước nóng. Hỗn hợp này cần được trộn đều cho đến khi có độ sệt như bột ngũ cốc cho trẻ (Hỗn hợp này đủ cho 6 – 8 chó con với kích thước trung bình).

Vào tuần thứ 4, cháo bột có thể được cho ăn 4 – 5 lần một ngày và có thể giảm dần việc bú bình. Việc cho ăn vào giữa đêm có thể giảm và cũng có thể ngưng hẳn. Chúng có thể hoàn toàn dùng thức ăn lỏng trong 6 tuần tuổi.

Chia nhu cầu calori hàng ngày thành 6 – 12 lần ăn phù hợp với tuổi của chúng. Một chú chó con vào khoảng 8 ounce (1/2 pound – 230 gr) kỳ vọng tiêu thụ khoảng 30 ml (1 ounce – 28 gr) sữa pha trong vòng 24 tiếng. Hầu hết các loại sữa pha chế đều chứa khoảng 60 calori cho 1 ounce (khoảng 28 gr). Điều này có nghĩa là một chú chó con nặng 8 ounce sẽ tiêu thụ khoảng 30 calori trong vòng 24 giờ. Đây chỉ là những hướng dẫn và cho ăn nhiều lần với liều lượng ít mỗi lần ăn thì tốt hơn cho ăn một lượng lớn với chỉ 1 lần ăn. Nếu chó vẫn không tăng cân, chúng cần thêm thức ăn. Nếu chúng bị tiêu chảy, có thể là chúng bị cho ăn quá mức.

Cân mỗi chú chó cùng một lúc ít nhất là 1 lần/ ngày trong 10 ngày đầu tiên. Sau đó là 3 – 4 lần/ tuần cho 10 ngày tiếp theo. Không tăng cân thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ở những chú chó con.

Một chú chó mới sinh không thể tự đi vệ sinh hay vận động đường ruột. Chúng thiếu khả năng kiểm soát cơ thể cần thiết cho những chức năng này. Một chú chó con cần được kích thích để đi vệ sinh và tống chất thải ra khỏi cơ thể. Việc này thường được chó mẹ thực hiện. Chúng thường vuốt hay liếm vào vùng hậu môn của chó con để kích thích chúng đi vệ sinh.

Những chú chó con không có mẹ phải được kích thích bằng tay của chủ nó để có thể đi vệ sinh. Chúng phải được kích thích sau mỗi lần cho ăn. May mắn là công việc này khá dễ dàng. Một quả banh bằng cotton hay một mẫu khăn lông mềm dùng rất tốt. Thấm nước chúng và nhẹ nhàng chà xát vào vùng hậu môn và vùng sinh dục. Trong vòng vài phút, chó con sẽ đi vệ sinh. Một số con thực hiện việc này tốt hơn trước khi ăn trong khi một số con khác lại làm tốt hơn sau khi ăn.

Vì thế cần kích thích chó con trước lẫn sau khi ăn để đảm bảo sức khỏe cho chúng. Cần ghi lại mỗi lần chúng đi vệ sinh. Chó con sẽ cần được kích thích theo cách này cho tới khi bàng quang và cơ ruột của chúng mạnh hơn, thường là sau 21 ngày tuổi. Hầu hết chó con sẽ tự bài tiết được sau 3 tuần tuổi.

Quan sát nước tiểu và phân để nhận ra những dấu hiệu của sức khỏe không tốt. Nước tiểu phải có màu vàng nhạt hay sạch. Nếu nó có màu vàng sậm hay cam, nghĩa là chúng không được cho ăn đầy đủ. Không nên cho ăn nhiều một lần, mà nên cho ăn nhiều lần. Phân phải có màu nâu từ nhạt tới sậm và hình thành từng phần. Phân xanh có nghĩa là bị nhiễm độc và phân quá cứng nghĩa là không đủ lượng thức ăn.

Bạn lưu ý rằng, nếu phân cứng, nên cho ăn nhiều lần tốt hơn là tăng lượng thức ăn cho mỗi lần ăn. Có thể cho chó ăn nhiều, nhưng không quá nhiều lần. Quá nhiều thức ăn sẽ gây phồng, khí độc, nôn mửa và đôi khi gây ra sự hút khí vào phổi.

Để giữ sức khỏe, chó con cần được giữ ở một nhiệt độ thích hợp. Chó con không thể duy trì nhiệt độ cơ thể cũng như không thể run để tạo ra nhiệt. Cung cấp những nguồn nhiệt nhân tạo như lò ấp, đèn nhiệt, túi nước nóng hay túi nhiệt điện sẽ giúp chó con duy trì nhiệt độ cơ thể thích hợp. Hãy chú ý đến những nguồn nhiệt, việc không để những nguồn nhiệt trở nên quá nóng hay làm bỏng chó con là rất quan trọng. Để nhiệt kế gần chó con và kiểm tra nhiệt độ xung quanh.

Một bóng đèn 25W treo trên đáy của một chiếc hộp nhỏ sẽ cung cấp đủ nhiệt. Đặt nhiệt kế dưới đèn để kiểm tra nhiệt độ. Những túi nhiệt cần được kiểm tra cẩn thận trước khi dùng, vì những chú chó con còn quá yếu không thể di chuyển ra xa khỏi những túi nhiệt và có thể bị bỏng. Nếu phải dùng túi nhiệt, hãy bao chúng lại bằng một cái khăn lông dày hoặc bằng vải da cừu để bảo vể chúng khỏi bỏng.

Trong tuần đầu, nhiệt độ không khí cần được duy trì ở mức 32 – 35 oC và độ ẩm khoảng 55 – 56%. Giai đoạn đầu tuần thứ 2, dần dần giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 29oC. Trong tuần thứ 3 là 27oC. Trong tuần thứ 4 là 24oC. Sau 5 tuần, giảm nhiệt độ xuống còn 21oC hay nhiệt độ trung bình trong phòng. Dùng những giác quan thông thường. Nếu những chú chó con nằm chồng lên nhau suốt ngày, chúng đang lạnh. Nếu chúng nằm trườn cách xa nhau, chúng đang nóng. Nếu chúng nằm cạnh nhau thì nhiệt độ là bình thường.

Những chú chó con bị giảm thân nhiệt (nhiệt độ trong cơ thể thấp) nên được sưởi ấm từ 2 – 3 giờ để đạt nhiệt độ cơ thể bình thường khoảng 36oC. Trước khi được cho ăn, nhiệt độ cơ thể của chúng phải đạt ở mức bình thường.

Giữ độ ẩm ở mức bình thường đối với người. Trong chiếc hộp làm cho chó con, phủ một chiếc khăn đã thấm nước sẽ giúp tăng hơi ẩm. Không bao giờ nuôi chó con trong sự ẩm ướt hay ở những tầng hầm ẩm thấp. Những nơi này thường ẩm thấp và đọng nước nên thường lạnh và gây ra nấm mốc cũng như nhiễm khuẩn đường hô hấp. Kiểm soát nhiệt độ quan trọng hơn là độ ẩm.

Chó con nên được đặt trên những bề mặt nhẵn và dễ di chuyển như mền được trải ra và giữ cố định vào mỗi mặt của chiếc hộp nuôi.

Rất nhiều chó con không có mẹ luôn có nguy cơ cao bị các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh sốt ho và bệnh parvovirus (gây viêm dạ dày, nôn mửa, đi tiêu ra máu…). Điều này đặc biệt đúng với những chú chó con mồ côi không nhận được sữa non từ mẹ chúng.

Sữa non chỉ có trong vòng 24 giờ sau khi sinh rất giàu những chất kháng thể chống lại các loại bệnh. Sữa non chứa những chất kháng thể khi được chó con hấp thu sẽ tạo ra sự miễn dịch chống lại rất nhiều bệnh. Những con không được bú mẹ sẽ không hấp thụ được sữa non và hệ miễn dịch sẽ không tốt. Vì thiếu sự miễn dịch, việc tiêm phòng đầy đủ cho chó con là cực kỳ quan trọng. Một số bác sỹ thú y khuyên rằng nên tiêm phòng sớm cho chó con.

Việc tẩy giun cho chó con thường xuyên được khuyến cáo bởi Hiệp hội những nhà nghiên cứu ký sinh trên thú nuôi của Mỹ (AAVP), Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh (CDC), Hội đồng nghiên cứu ký sinh trùng trên động vật (CAPC) như sau: điều trị lần đầu khi 2 tuần tuổi; lặp lại khi 4, 6, và 8 tuần tuổi; sau đó hàng tháng dùng thuốc phòng giun chỉ để kiểm soát những vật ký sinh đường ruột. Sử dụng thuốc chống giun kết hợp chống ký sinh đường ruột sẽ giảm nguy cơ bị bệnh về ký sinh trùng. Nếu không sử dụng thuốc sẽ bị nhiễm giun vào giai đoạn 2, 4, 6 và 8 tuần tuổi.

Chó con cần được khuyến khích về cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu chúng có bạn cùng lứa, chúng sẽ kích thích nhau phát triển. Ôm ấp chó con khi bạn đánh thức chúng, khi ăn và khoảng thời gian sau khi ăn. Chúng cần được như thế để có thể lớn nhanh.

Cho chó con có sự tương tác lẫn nhau với những thành viên trong gia đình là rất quan trọng khi chúng được 5 – 6 tuần tuổi. Nên nhớ rằng, nó vẫn còn là một đứa trẻ và phải được chăm sóc cẩn thận, nhưng bạn cũng nên tập cho nó làm quen với tiếng ồn, chải lông, người mới và những con thú khác. Hòa nhập sớm và việc giúp chó con cảm thấy an toàn trong môi trường riêng của chúng sẽ giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề xảy ra trong tương lai.

Cách Nuôi Chó Con Mới Đẻ Bị Mất Mẹ

Hướng dẫn cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ từ A đến Z Thức ăn cho chó con

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho chó con mới ra đời. Khi vừa sinh ra, tốt nhất chó con nên được bú sữa mẹ trong 24 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, nếu đó là chú chó không may mắn khi vừa được sinh ra đã mất mẹ thì bạn sẽ phải chăm sóc thay cho mẹ của chúng. Mỗi giai đoạn phát triển của chó sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau mà bạn nên lưu ý.

Cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ trong 2 tuần đầu tiên:

Đây là giai đoạn mà chó con cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hệ miễn dịch của chúng được tốt nhất. Bạn hãy mua các loại sữa dành cho chó con để làm thức ăn chính cho chúng. Một số loại sữa tốt nhất bạn có thể tham khảo như Esbilac PetAg, sữa PetLac,…

Pha sữa cho cún con theo công thức: 1 cốc sữa 200ml sẽ cho 1 chút muối ăn, 3 lòng đỏ trứng, 1 thìa canh dầu bắp, 1 thìa café vitamin tổng hợp lỏng.

Cho cún con uống sữa rất đơn giản, bạn chỉ cần cho sữa đã pha vào bình của trẻ nhỏ và để cho chúng uống từ từ.

Theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm chăm sóc chó con thì bạn nên chia nhỏ sữa ra để 1 ngày uống nhiều lần. Nên cho cún con uống sữa đúng thời gian, tốt nhất ngày uống từ 5-6 lần, mỗi lần uống khoảng 15-25ml và cách nhau 2-3 tiếng. Bạn cũng có thể pha sẵn sữa và để tủ lạnh cho cún uống dần.

Thức ăn cho cún con từ 3-6 tuần tuổi:

Khi cún con đã được trên 3 tuần tuổi thì bạn nên cho cún uống sữa khoảng 3-4 tiếng 1 lần và tập cho chúng thói quen với việc ăn cháo.

Bạn hãy trộn 2 thìa thức ăn khô vào hỗn hợp sữa pha cho chúng uống, trộn cho sền sệt như cháo và cho cún dùng xen với sữa.

Hãy duy trì việc ăn cháo cho đến khi cún con được 6 tuần tuổi. Tăng số lần ăn cháo trong ngày để bỏ hẳn thói quen uống sữa.

Tạo môi trường sống cho chó con

Chó con không thể tự điều chỉnh thân nhiệt của chúng cho nên bạn cần tạo cho chúng môi trường sống phù hợp để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Khi không có sự chăm sóc của chó mẹ, chó con sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị lạnh. Vì vậy bạn cần lắp đèn hoặc lò sưởi cho chúng, hãy lót một lớp đệm để tránh nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp làm bỏng da cún con.

Bạn nên thường xuyên ôm ấp, vuốt ve chó con để chúng dần quen với chủ, khi lớn lên chúng sẽ rất trung thành. Bạn cũng nên cho chúng chơi với những con chó nhỏ cùng lứa để chúng quen với môi trường, thích nghi với hoàn cảnh sống và hòa nhập với cuộc sống xung quanh.

Cách cho chó con đi vệ sinh

Chó con sẽ không thể tự kiểm soát được việc đi vệ sinh của chúng do hệ tiêu hóa còn non nớt. Thường thì việc đi vệ sinh của chó con sẽ do chó mẹ giúp đỡ nhưng nếu không có chó mẹ thì bạn hãy tập cho cún con cách đi vệ sinh từ sớm.

Thời gian lý tưởng để giúp chó con đi vệ sinh là sau khi ăn. Khi cho cún con ăn xong, bạn hãy lấy giấy ướt lau nhẹ vào hậu môn của cún để kích thích đi vệ sinh. Thực hiện cách này cho đến khi cún được 3 tuần tuổi.

Khi cún con đi vệ sinh, bạn hãy quan sát chất lượng phân để kiểm soát tình hình sức khỏe của cún.

Cún con khỏe mạnh sẽ có nước tiểu màu vàng nhạt và trong, nếu nước tiểu màu vàng đậm hoặc cam cho thấy cún con bị thiếu ăn, cần cho chúng ăn thêm đủ chất.

Bình thường phân cún con sẽ có màu nâu và sệt, nhưng nếu phân có màu xanh thì cún con đã bị nhiễm khuẩn, bạn nên đưa cún đi tiêm vacine. Còn nếu thấy phân quá đặc thì khẩu phần ăn của chúng thiếu hoặc quá nhiều dinh dưỡng, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và không nên cho cún ăn quá nhiều trong một ngày.

Phòng bệnh cho chó con

Lúc còn bé, hệ miễn dịch của chó con rất yếu cho nên bạn cần quan tâm chăm sóc chúng thật chu đáo. Bạn nên thường xuyên mang cún con đến bác sĩ thú y để kiểm tra định kỳ và phát hiện cũng như điều trị bệnh sớm nhất.

Nên dẫn cún con đi tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun đúng thời gian. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về chế độ ăn, tẩy giun và tiêm chủng cho chó con. Chó con nên bắt đầu được tiêm chủng ngừa từ 4-6 tuần tuổi và cứ sau đó hai tuần một lần cho đến khi bé được 18 tuần tuổi.

Cách Nuôi Chó Con Mất Mẹ Phát Triển Tốt Và Khỏe Mạnh

Những chú chó con khi mới được sinh ra do một lý do nào đó mà không được nuôi bởi mẹ của chúng như: mẹ mất sữa, mẹ không đủ sức khỏe để chăm hoặc rời mẹ chuyển sang chỗ khác sống… Như vậy, để chó con sinh trưởng và phát triển sớm bạn cần phải học cách nuôi chó con mất mẹ và thực hiện công việc này. Việc chăm sóc chó con phải đặc biệt chú ý về nguồn thức ăn bên cạnh đó còn là môi trường sống, vệ sinh cho chó và có phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả.

Dùng loại thực phẩm nào để nuôi chó con mất mẹ

Sữa của chó mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho chó con. Nếu có thể hãy cho chó con bú sữa mẹ trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh. Như vậy sau này dù không có chó mẹ bên cạnh thì việc chăm sóc chó con cũng sẽ dễ dàng hơn. Theo như kinh nghiệm nuôi chó con mất mẹ thì mỗi một giai đoạn khác nhau. Chó con sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau và bạn cần phải lưu ý.

Cách nuôi chó sơ sinh mất mẹ trong 2 tuần đầu tiên

Trong thời kỳ này, chó con cần được bổ sung chất dinh dưỡng. Để hệ miễn dịch được đảm bảo tốt nhất.

Bạn có thể mua các loại sữa dành cho cún con để cho chúng ăn. Sản phẩm này được bán ở các cửa hàng thú cưng hiện nay rất phổ biến. Nên bạn không cần lo lắng về nguồn cung cấp sữa.

Một số loại sữa dành cho cún mà bạn có thể tham khảo để mua như: Esbilac PetAg, sữa PetLac,…

Công thức để pha sữa cho chó con là: 1 cốc sữa 200ml sẽ cho 1 chút muối ăn, 3 lòng đỏ trứng, 1 thìa canh dầu bắp, 1 thìa café vitamin tổng hợp lỏng.

Cách cho chó con uống sữa: Bạn hãy cho sữa đã pha vào bình sữa của trẻ và để chó con uống từ từ.

Theo như kinh nghiệm nuôi chó con mất mẹ. Bạn hãy chia nhỏ phần sữa ra để trong một ngày uống nhiều lần. Và để ý để cho cún con uống đúng thời gian. Phù hợp nhất là một ngày từ 5 đến 6 lần. Mỗi lần uống khoảng 15 đến 25ml và cách nhau 2 đến 3 tiếng.

Bạn có thể pha sẵn sữa để vào tủ lạnh cho cún dùng dần.

Thức ăn cho chó con trong từ 3 đến 6 tuần tuổi

Nếu vẫn duy trì cho chó con uống sữa thì hãy giãn thời gian ra từ 3 đến 4 tiếng 1 lần.

Đến tuần thứ 3, hãy bắt đầu cho chó làm quen với cháo. Bạn nên trộn 2 thìa thức ăn khô vào hỗn hợp sữa vẫn pha cho chó và trộn đều cho sền sệt như cháo và cho chó con dùng xen với sữa.

Duy trì cho chó con ăn cháo đến khi được 6 tuần tuổi. Tăng số lần cho ăn cháo trong ngày và bỏ hẳn thói quen uống sữa.

Cách giúp chó con đi vệ sinh

Khi còn nhỏ, chó con không thể kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình do hệ tiêu hóa còn non nớt của nó. Nếu còn mẹ, mẹ sẽ giúp cho chó con đi vệ sinh đều. Đây là bản năng nuôi con của chó. Tuy nhiên nếu chó con bị tách mẹ từ sớm hãy học cách giúp chó đi vệ sinh.

Thời gian thích hợp nhất để giúp chó con đi vệ sinh là sau khi cho chúng ăn. Bạn hãy lấy giấy ướt và lau nhẹ vào hậu môn để kích thích. Hãy duy trì việc này cho đến khi cún con đủ 3 tuần tuổi. Song song với việc cho cún đi vệ sinh hãy theo dõi chất lượng phân. Để kiểm soát tình hình sức khỏe của chúng.

Tạo môi trường sống phù hợp cho chó con

Chó con không thể tự điều chỉnh thân nhiệt của mình. Vì thế để cún con có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Bạn nên chú ý tạo một môi trường có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.

Theo kinh nghiệm nuôi chó con mất mẹ hãy lắp đèn hoặc lò sưởi ấm cho cún. Tuy nhiên, hãy lót một lớp đệm để tránh nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp làm chó bị bỏng.

Cách phòng bệnh cho chó con

Hệ miễn dịch của chó con rất yếu. Vì vậy, bạn hãy quan tâm chăm sóc chúng thật chu đáo.

Thường xuyên cho chó đến gặp bác sĩ để khám định kỳ và phát hiện bệnh sớm nhất.

Cho chó con tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun đúng thời gian quy định.

Chó là loài vật nuôi trung thành, là người bạn của chúng ta. Hãy quan tâm và chăm sóc cho cún yêu của bạn khi chúng bị mất mẹ. Để chúng được sống khỏe mạnh, phát triển đầy đủ.

Tại Sao Đang Cho Con Bú Mẹ Bị Mất Sữa Và Giải Pháp Khắc Phục

0 lượt xem

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa khi đang cho con bú, trong đó điển hình là những nguyên nhân sau:

Trong quá trình mang thai và sinh con nội tiết tố ở cơ thể của mẹ có sự thay đổi cùng với việc chăm con, khi không có người giúp đỡ cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, stress. Tinh thần căng thẳng, stress khiến nội tiết tố thay đổi, mẹ dễ rơi vào rạng thái trầm cảm. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của tuyến yên, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.

Chế độ dinh dưỡng kém

Chế độ dinh dưỡng sau sinh có ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng và chất lượng sữa mẹ. Nhiều mẹ do kiêng khem quá nhiều thứ khiến cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa. Tình trạng này sẽ khiến sữa của mẹ không tốt hoặc ít dần đi.

Cho bé bú không đúng cách

Cho bé bú đúng cách là phương pháp hiệu quả để kích thích tuyến vú tiết sữa. Nếu mẹ cho bé bú quá ít hoặc sai tư thế sẽ khiến tuyến vú không nảy sinh được phản xạ tiết sữa. Ngoài ra, việc sử dụng bú bình nhiều khiến bé không có thói quen bú mẹ cũng là nguyên nhân gây mất sữa.

Ôm con vào lòng, khuyến khích bé mở miệng và giữ hai tay sao cho môi bé ngậm chặt đầu ti của mẹ. Chú ý đừng để lưỡi bé cuốn vào trong mà phải nằm trên hàm dưới, đầu ti của mẹ nằm trên lưỡi bé để giúp bé bú thoải mái hơn.

Cởi bớt quần áo của bé để tạo sự tiếp xúc giữa da mẹ và bé giúp quá trình bú của bé thuận lợi hơn.

Khuyến khích trẻ đừng ngậm đầu ti mà nên ngậm cả núm vú để bú được nhiều hơn để tránh làm mẹ bị đau.

Uống ít nước

Nước là thành phần quan trọng trong việc “sản xuất” sữa của cơ thể. Nếu mẹ không uống đủ nước sẽ khiến tuyến vú không đủ nước tiết ra sữa.

Sử dụng thuốc

Trong quá trình cho con bú, nếu mẹ muốn uống thuốc thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh, điều trị. Vì nó có thể gây tác dụng phụ khiến mẹ bị mất sữa.

Massage ngực là một phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc kich thích tuyến vú tiết sữa. Mẹ chú ý thực hiện đúng và đầy đủ các động tác massage sau đây để mang lại hiệu quả tốt nhất:

Ngoài các giải pháp của các nguyên nhân trên mẹ cũng cần thực hiện các động tác massage ngực để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Mẹ rửa tay sạch sẽ xà bông hoặc gel tiệt trùng trước khi massage và nhớ là không sử dụng bất kỳ loại dầu massage nào bởi nó có thể gây hại cho trẻ.

Dùng đầu ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa vuốt nhẹ theo động mạch tuyến vú giúp giảm tắt nghẽn sữa.

Dùng 3 đầu ngón tay xoay tròn 4 vòng quanh vùng quầng vú. Mẹ vừa xoay vừa đổi chiều liên tục. Động tác này giúp quầng vú mềm và bé sẽ dễ dàng bú hơn.

Tiếp tục dùng 3 ngón tay chụm lại, túm và kéo nhẹ đầu vú ra ngoài để giúp tăng cường phản xạ tiết sữa khi bé bú.

Đặt 1 tay bên dưới bầu vú rồi rung nhẹ, sau đó tăng biên độ và tần suất lên. Đồng thời, dùng ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa của tay còn lại đặt lên quầng vú và thực hiện massage nhẹ nhàng. Cứ thể thực hiện khoảng 10 phút sẽ làm giảm thích tụ cặn sữa, sữa mẹ sẽ về “ào ạt” như ” nước suối”.

Mẹ lưu ý các động tác massage cần được thực hiện thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương vùng ngực và giúp đạt hiệu quả tối đa. Nếu một lần cho bú mà bé bú không hết sữa thì mẹ nên vắt vào túi dự trữ, tránh tình trạng tuyến sữa bị đầy không tiết sữa nữa hoặc gây ứ đọng gây viêm tắc tia sữa.

Theo Dinhduongbabau.net

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chó Con Mất Mẹ. Sữa Và Thức Ăn Cho Chó Con Mất Mẹ trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!