Xu Hướng 12/2023 # Cách Nuôi Chó Con Khỏe Mạnh Thông Minh Và Mau Lớn # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chó Con Khỏe Mạnh Thông Minh Và Mau Lớn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

3 quy tắc cơ bản dành cho chó con mới về nhà

Đừng cho phép chó con làm bất cứ thứ gì chúng muốn với lý do rằng chúng “còn nhỏ mà”. Chó con có thể phân biệt rất nhanh những việc nào được phép hay bị cấm và nhớ rất dai nên khi đã hình thành thói quen xấu, bạn cũng khó sửa hơn.

Đặt ra những quy tắc và giới hạn cho chó con ngay từ đầu. Nếu bạn cho phép chúng leo lên giường hay sofa một cách dễ dàng, chúng sẽ khó thay đổi thói quen này.

Đừng cho chó con ăn thức ăn thừa. Thói quen này thường làm chó xin ăn nhiều hơn và làm cún tăng cân và gặp vấn đề về đường tiêu hóa vốn dĩ còn rất non nớt.

Chó con về nhà mới là một sự kiện đầy hứng khởi của cả gia đình.

Dù chú chó con mới này là Alaska thuần chủng hay chó lai; được cho tặng hay được mua với giá bao nhiêu chăng nữa thì chúng cũng xứng đáng nhận được một cuộc sống đầy đủ tình thương. Tình cảm đó được thể hiện qua việc lên kế hoạch chăm sóc, nuôi dạy chi tiết từ môi trường sống, cách chăm sóc, huấn luyện, dinh dưỡng,… dành cho chó con trong hầu hết vòng đời của chúng.

Chuẩn bị phụ kiện cần thiết cho chó con Khi nào nên sử dụng vòng cổ (yếm) và dây dắt cho chó con?

Ngay cả khi chú chó con nhà bạn đang ở trong vườn, chúng tôi cũng khuyên bạn nên sử dụng một chiếc vòng cổ (hoặc yếm) và dây dắt cho chó con càng sớm càng tốt.

Hãy chắc rằng chiếc vòng cổ được đeo thoải mái và sẽ không trượt ra khỏi đầu hay làm chúng ngạt thở. Nếu bạn có một con chó dòng size mini (nặng tối đa dưới 11 kg), hoặc chó của bạn đặc biệt nhạy cảm với vòng cổ, hãy sử dụng một chiếc yếm để thay thế.

Đồ chơi là một món đồ có ý nghĩa quan trọng khi huấn luyện chó. Những món đồ chơi cao su có độ bền cực kỳ cao, không thể phá hủy và sử dụng được nhiều năm.

H ãy chọn một món đồ chơi nhỏ vừa đủ với chú cún của bạn vì chúng chỉ mới mọc răng sữa. Tuy nhiên, hãy luôn chọn đồ chơi to gấp đôi kích cỡ miệng của cún để ngăn chúng nuốt dẫn đến mắc nghẹn. Lưu ý kiểm tra tình trạng đồ chơi hoạt động tốt và an toàn trước khi cho chó con chơi.

Có nhiều dạng tùy theo nhu cầu, kích cỡ chó và từng độ tuổi (ảnh: chúng tôi

Sử dụng 2 chén ăn cho chó. Tại sao?

Câu trả lời là: một chén dành đựng nước, chén còn lại đựng thức ăn cho chó. Nên sử dụng loại chén ăn uống bằng thép không gỉ vì chúng dễ chùi rửa, bền, ít bám bụi bẩn, khó vỡ hay sứt mẻ.

Chuẩn bị giường ngủ

Sử dụng đệm, mền, ổ nằm hay cũi tùy thuộc vào khu vực nằm ngủ của chó con. Giấc ngủ của chó con cần được quan tâm để chúng cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Lưu ý kích thước chỗ ngủ phải phù hợp với kích cỡ chó phát triển liên tục. Ở đây cũng cần lưu ý giữ sạch sẽ và khô ráo.

Tại sao chải lông lại quan trọng với chó?

Việc chăm sóc lông thường xuyên sẽ giúp chó con làm quen dần. Chải lông là lúc bạn thường phát hiện ra những vết thương kín hay những vật ký sinh. Ngoài ra, đây cũng là dịp để bạn tiếp xúc với chó con nhiều hơn nhờ đó xây dựng mỗi quan hệ khăng khít.

Vào mùa chó thay lông, bạn càng phải chú ý chải lông nhiều hơn. Với loại lược chải lông chuyên dụng ngăn rụng lông, bạn sẽ chải ra hết toàn bộ lượng lông chết nhờ đó chó sẽ không còn rụng lông nữa.

Set đầy đủ tiện ích tại Cityzoo (ảnh: chúng tôi

Chó con ăn gì?

Nếu chó con nhà bạn được mang về từ một trại nhân giống uy tín, hãy nghe theo lời khuyên của chủ trại về dinh dưỡng. Sau đó hãy hướng chó con ăn theo chế độ dinh dưỡng cân bằng với thức ăn hạt và pate ướt dành riêng cho chó con một cách dần dần.

Đặc biệt là với những dòng chó kích cỡ lớn như: chó con Alaska, Husky, Labrador, Golden Retriever, Rottweiler, Ngao Tây Tạng, Akita, Doberman, Great Dane (chó kích cỡ lớn là chó có cân nặng tối đa trên 25kg), chúng càng cần thức ăn chó con đầy đủ năng lượng, protein, chất béo, tinh bột, axit amin, khoáng chất cân bằng và được phân loại tùy theo độ tuổi.

Lưu ý: nguồn dinh dưỡng dành cho dòng chó kích cỡ nhỏ (có cân nặng tối đa dưới 11 kg) hoàn toàn khác với dòng chó kích cỡ trung bình (< 25 kg) và chó kích cỡ lớn và tùy theo độ tuổi.

Trong thời gian đầu về nhà mới sẽ gặp tình trạng chó con bỏ ăn, lúc đó bạn chỉ cần biết cún thích ăn gì và trộn thức ăn vào đó dần dần trong 7 ngày từ 20% đến 100%. Chó con thường rất dễ ăn nên chỉ bỏ ăn trong 1-3 ngày đầu. Sau đó chúng sẽ ngoan ngoãn và vui chơi khắp nhà sớm thôi.

Nơi đặt chén ăn uống cho chó con

Hãy chọn một nơi đủ xa nơi cả gia đình thường ăn và cho chó ăn vào một khung giờ cố định lệch với khung giờ ăn của nhà bạn. Lưu ý để chó thoải mái và ở một mình khi ăn.

Chó con nên ngủ ở đâu ?

Chỗ ngủ là nơi chó nghỉ ngơi và thư giãn nên cần tạo cảm giác an toàn nhất, tránh xa cửa sổ và cửa chính. Khi đã chọn được vị trí thích hợp, đừng thay đổi vì chúng cần sự ổn định.

Lưu ý

Trong nhà: nên nhớ rằng chó con thường hay gặm mọi thứ chúng thấy trong nhà. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên kiểm tra đường dây điện. Ngoài ra, cửa sổ, ban công hay cầu thang cũng là nơi dễ gây tại nạn cho cún nhất.

Các sản phẩm tẩy rửa hay cây trồng trong nhà cũng có thể chứa nhiều độc tố nguy hiểm đến chó. Đặc biệt, hãy cẩn thận với thuốc chữa bệnh hay một số loại thực phẩm nguy hiểm cho chó như sô cô la, hành tây và muối.

Khi cho chó ra ngoài: Hãy kiểm tra kỹ các hố đào trong vườn và kẽ hở quá lớn ở hàng rào mà chó con có thể lẻn ra ngoài đi chơi không kiểm soát.

Còn nữa, một số loại cây có độc trong vườn, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng hoặc phân bón hóa học cũng cần để xa tầm với của chó con. Một số loài vật có thể tấn công chó con trong vườn như: ong, bọ cạp, rắn, rết,.. càng cần lưu tâm hơn.

Giúp chó con làm quen với các thành viên trong gia đình và thú cưng khác Làm sao để chó con lạ nhà làm quen với trẻ em trong nhà?

Trẻ em thường vô tư với nhiều trò nghịch bất ngờ làm chó con lo sợ. Đừng bỏ mặc chúng như thế. Hãy đề nghị trẻ ngồi xuống và huấn luyện chó con lại gần trẻ một cách từ tốn.

Hãy giải thích với trẻ em rằng chó con rất chịu lắng nghe và không cần phải tỏ ra e sợ gì cả. Tốt hơn hết hãy gọi tên cún một cách nhẹ nhàng để tránh làm chúng sợ.

Để trẻ cảm thấy có trách nhiệm với chó con, hãy nói chuyện nghiêm túc với trẻ về những nhiệm vụ chăm sóc chó như: thời gian cho ăn, thay nước, dẫn chó đi dạo hay quy tắc cơ bản nuôi cún trong nhà.

Làm sao để chó con lạ nhà làm quen với mèo nhà?

Quy tắc vàng: chú mèo hiện tại luôn nghĩ chúng là số 1 trong nhà, thế nên đừng làm xáo trộn mọi thói quen của mèo. Đừng thể hiện bất kỳ sự ưu tiên nào cho chú chó mới, điều này có thể khiến mèo ta cảm thấy bị bỏ rơi.

Việc sống chung thực sự rất phức tạp. Nếu một trong hai con vẫn còn quá nhỏ, điều đó sẽ ít vấn đề hơn. Hầu hết các trường hợp, cả chó và mèo sẽ tự tìm cho mình một khu vực an toàn và thoải mái nhất, sau đó tránh động chạm với con còn lại.

Đầu tiên, mèo có xu hướng hay ngờ vực. Mèo có thể trốn sau tủ chén hay bất cứ đâu khiến chúng cảm thấy an toàn và đợi đến khi chúng chắc là cún không thể gây nguy hiểm. Với mèo, không có lý do gì phải vội cả. Một khi mèo rời khỏi nơi trú ẩn, chắc chắn rằng cả hai sẽ sống trong hòa bình.

Mỗi vật cưng đều phải có cho riêng chúng một nơi an toàn mà chúng cảm thấy thoải mái. Mèo vốn dĩ rất yêu hòa bình, việc tránh xa chú chó con chỉ đơn giản hành động tự vệ và chạy trốn để chờ đến khi mọi việc ổn thỏa hơn.

Làm sao để giới thiệu cún con lạ nhà với chó nhà?

Quy tắc vàng: chú chó hiện tại luôn nghĩ rằng chúng là số 1 trong nhà, thế nên đừng làm xáo trộn mọi thói quen của chúng. Đừng thể hiện bất kỳ sự ưu tiên nào cho chú cún mới, điều này có thể khiến chó lớn cảm thấy bị bỏ rơi.

Hai chú chó thường không mất quá nhiều thời gian để sống cùng nhau và trở nên thân thuộc. Chó ở mọi kích cỡ đều có thể làm quen với nhau nhanh chóng nếu khuôn viên nhà đủ lớn cho cả hai. Nếu chú chó nhà đã lớn tuổi thì sẽ có chút khó khăn khi cả hai cùng chia sẻ không gian trong nhà, đặc biệt khó hơn khi cả hai đều thuộc giống đực.

Hãy giới thiệu những chú chó với nhau trong một không gian không phải “lãnh thổ” của chó nhà như khu vực ngoài nhà để đảm bảo rằng chú chó nhà không cảm thấy bị “đe dọa lãnh thổ”. Hãy chắc rằng cả hai đều được giữ chặt bằng dây dắt. Lúc này, chúng sẽ ngửi nhau như một động thái “chào hỏi” và thăm dò đối phương.

Việc mang một con cún về với một chú chó có tuổi sẽ có lợi cho cả hai. Cún con sẽ mang làn gió mới về cho chú chó lớn tuổi, đổi lại, chú cún sẽ được giáo dục một cách tự nhiên từ chó lớn tuổi.

Chọn lựa chế độ dinh dưỡng đúng ngay từ đầu cho chó con Tại sao không nên cho chó ăn thức ăn của người?

Người là loài động vật ăn tạp, và có thể ăn mọi thứ. Giờ hãy thử so sánh tình trạng sinh lý học giữa người và chó:

Hàm của chó được thiết kế để cắt thức ăn hơn là nhai và nghiền nát, việc thiếu men tiêu hóa trong nước bọt khiến chó cần cơ quan dạ dày mạnh hơn, ngoài ra đường ruột củachó ngắn với lượng lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa ít hơn ở người.

Những điều này có nghĩa là chỉ cần một sự thay đổi chế độ ăn đột ngột cũng có thể dẫn đến vấn đề dạ dày ở chó. Đặc biệt là chó con. Vì vậy, một chế độ ăn hấp dẫn với con người chưa chắc đã lý tưởng với chó. Hơn nữa, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày về protein và chất béo của chó cũng nhiều hơn con người.

Royal Canin phân loại thức ăn cho chó theo kích cỡ (Mini / Medium / Maxi) và độ tuổi (Starter / Puppy / Adult) (ảnh: chúng tôi

Mức dinh dưỡng chính xác và nhất quán chính là chìa khóa quan trọng giúp chó khỏe mạnh

Tại sao cún con không nên ăn khẩu phần của chó trưởng thành?

Đầu tiên, chúng ta hãy xem thử một đứa bé có ăn thức ăn của người lớn không? Rõ ràng là không. Những đứa trẻ có hệ tiêu hóa mỏng manh, một chiếc hàm bé và thậm chí chưa mọc răng. Vì vậy, chúng không thể cắn dù là một quả táo.

Việc so sánh nét đặc trưng của hai loài sẽ cho thấy rõ vì sao một chú chó con cần dinh dưỡng khác với chó trưởng thành.

Tăng trưởng là một giai đoạn quan trọng mà mọi chức năng sinh lý học ở chó con đều đang phát triển khác nhau, và đặc biệt nhất là hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Ở giai đoạn này, cún cần nguồn năng lượng khổng lồ chia làm 2 kỳ.

Cho đến khi đạt mốc 8 tháng tuổi, chó con sẽ có một mức phát triển cực kỳ mạnh mẽ về khung xương. Sau đó, cơ thể chúng sẽ bổ sung lượng cơ bắp phù hợp với khung xương đó.

Chế độ dinh dưỡng trong suốt thời kỳ tăng trưởng này đóng một vai trò quan trọng trong tình trạng sức khỏe và hình thái của chó con trong tương lai.

Quá trình tăng trưởng của chó con kích cỡ lớn

Ví dụ : chó con Alaska, Husky, Labrador, Golden Retriever, Rottweiler, Ngao Tây Tạng, Akita, Doberman, Great Dane (cân nặng tối đa trên 25kg)

Chó con dòng lớn có xu hướng gặp vấn đề về dinh dưỡng trong suốt giai đoạn phát triển quan trọng của chúng. Sự tăng trưởng kéo dài từ 18 đến 24 tháng và được chia làm 2 giai đoạn rõ rệt: đầu tiên chó lớn lên, sau đó chó bắt đầu phát triển cơ bắp.

Bởi vì sự phát triển khung xương nhanh chóng này mà những chú chó con kích cỡ lớn như Alaska, Husky, Labrador, Golden Retriever, Rottweiler, Ngao Tây Tạng, Akita, Doberman, Great Dane,… cần canxi và phốt pho hơn dòng chó nhỏ.

Hệ miễn dịch của dòng chó lớn yếu hơn chó nhỏ, vì cơ quan tiêu hóa của chúng quá nhỏ so với trọng lượng toàn bộ cơ thể, xét về tỷ lệ.

Nhu cầu bổ sung năng lượng của chó con

Trong suốt giai đoạn phát triển đầu tiên, từ 2 đến 7 tháng tuổi, cấu trúc xương của chó con sẽ phát triển rất mạnh nên chúng tăng cân liên tục, thậm chí là từng ngày. Để bù đắp cho hoạt động trao đổi chất lớn này, chó con phải mất gấp đôi mức năng lượng so với chó trưởng thành, cũng như chú ý đáp ứng đủ lượng canxi và phốt pho.

Chế độ dinh dưỡng dành cho chó con không chỉ bắt buộc phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng này mà còn phải đảm bảo không tăng cân quá mức. Điều này giải thích tại sao chúng ta cần cung cấp cho chó con một chế độ dinh dưỡng chất lượng, cân bằng, đủ số lượng và tần suất cho ăn.

Việc tăng tải trọng lên khung xương trong quá trình phát triển có thể khiến chó mắc bệnh vè cơ – xương – khớp, còn việc cho ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cún.

Ở giai đoạn sau đó, chó tiếp tục phát triển nhưng chậm hơn. Chúng sẽ hoàn tất quá trình xây dựng khung xương, sau đó bổ sung thêm cơ bắp. Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm với chó con nên cần được theo dõi sát sao hơn

Hệ tiêu hóa của chó con

Trong khoảng thời gian chó con cai sữa, hệ tiêu hóa của chúng chưa thể phát triển toàn diện. Nếu chó con không thể tiêu hóa bình thường, chúng sẽ không thể hấp thu dưỡng chất cần thiết và thường tỏ ra mệt mỏi, bị nôn, tiêu chảy và lớn chậm.

Nguồn dinh dưỡng chất lượng trong thời điểm này sẽ giúp chó con phát triển hài hòa và tiêu hóa tốt nhất, nghĩa là chó con sẽ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất.

Hệ miễn dịch của chó con

Trước khi chào đời, chó con luôn được giữ an toàn và ấm áp trong bụng mẹ. Hệ tiêu hóa của chó con rất non nớt và sống nhờ vào kháng thể của chó mẹ qua sữa non.

Trong thời gian này, chúng khám phá mọi thứ từ môi trường sống nên rất cần hệ miễn dịch khỏe mạnh tiêu diệt mầm bệnh.

Giai đoạn chó con vừa mới dứt sữa (mất đi sự bảo vệ từ sữa mẹ) và cơ thể vẫn chưa tự sản sinh ra cơ chế tự bảo vệ, cún rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Giai đoạn này được gọi là “immunity gap”.

Chế độ dinh dưỡng trong giải đoạn này phải bao gồm chất chống oxi hóa và prebiotics để giúp chó con tăng cường khả năng tự bảo vệ

Cho chó con ăn ở đâu, khi nào và như thế nào?

Việc cho chó ăn cần có một giờ giấc cụ thể. Hãy cho chó ăn mỗi ngày tại một nơi cụ thể trong một khung giờ cố định và chắc rằng nơi đó thực sự thoải mái với chó.

Nếu có thể, hãy tránh để chó vận động ngay sau khi ăn, đặc biệt là chó con dòng lớn để tránh nguy cơ xoắn đường ruột.

Hãy chắc rằng chó con luôn có đủ nước và chén nước sạch. Lưu ý: không cho chó con uống sữa vì điều này không tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa của chúng.

Với cún dưới 6 tháng tuổi, hãy cho chúng ăn 3 bữa / ngày. Sau 6 tháng, cún có thể ăn 2 bữa / ngày. Không cho ăn thêm gì ngoài bữa ăn chính để tránh tình trạng thừa cân

Hãy dành cho cún khoảng 10 phút ăn và đừng phiền chúng. Đợi đến khi cún ngừng ăn, hãy dọn thức ăn thừa và để đến lần ăn sau.

Thưởng thức ăn cho chó – nên hay không?

Để cún giữ được cân nặng lý tưởng thì bạn nên hạn chế cho chúng ăn dặm thêm ngoài bữa ăn chính.. Hãy sử dụng loại thức ăn hạt có ít năng lượng để thưởng trong suốt quá trình huấn luyện. Sau mỗi bao thức ăn hạt cho chó ROYAL CANIN đều có gợi ý số lượng cụ thể mỗi ngày để chó có một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Lưu ý không cho chó con ăn nhiều đường và sô cô la, đây là hai trong số những loại thực phẩm nguy hiểm nhất với chó.

Bài viết: CÁCH NUÔI CHÓ CON THÔNG MINH, KHỎE MẠNH VÀ MAU LỚN

Nguồn: chúng tôi

Biên soạn: chúng tôi – nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[ Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Tất Tần Tật Kinh Nghiệm Nuôi Chó Bull Pháp Con Mau Lớn Và Khỏe Mạnh

Khi bắt đầu đón chó con về thì việc tạo dựng môi trường sống là điều cần thiết. Bởi xa rời vòng tay chó mẹ, chuyển đến chỗ ở mới, điều kiện sống sẽ ảnh hưởng phần nào đến quá trình phát triển của chó con. Một môi trường sống lý tưởng có thể kéo dài tuổi thọ của chú cún cưng nhà bạn. Là giống chó cỡ nhỏ, Bull Pháp không cần một không gian quá rộng lớn, hơn nữa với chó con thì lại càng đơn giản. Dù nơi bạn ở là những ngôi nhà có sân vườn, vùng ngoại ô hay những căn chung cư trong thành phố thì đều thích hợp nuôi Bull Pháp con. Tuy nhiên, bản tính ưa vận động do đó không gian rộng rãi, thoái mái cho các bé vui đùa là điều kiện sống lý tưởng hơn bao giờ hết.

Với những bạn nuôi chó Bull Pháp trong chuồng thì hãy đảm bảo chuồng nuôi đủ rộng để các bé có thể đứng, nằm, ngồi. Chuồng sắt sơn tĩnh điện cỡ lớn là một gợi ý cho các chủ nuôi, loại chuồng này thoáng khí, dễ vệ sinh. Và dù ở đâu thì điều kiện tiên quyết là chỗ ở của chó Bull Pháp phải được sạch sẽ, thông thoáng, mùa hè mát mẻ, mùa đông thì kín gió hạn chế sự lây lan bệnh dịch cũng như đảm bảo sức khỏe cho chó con.

Chó Bull Pháp con ăn gì?

Thời điểm này bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của chó Bull Pháp con, bởi khi còn nhỏ chăm sóc không tốt sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển về sau. Và đây cũng là lúc chó con cai sữa mẹ bắt đầu chuyển sang ăn dặm nên lại càng phải để ý đến từng bữa ăn, giấc ngủ của bé. Chó Bull Pháp con đa phần chưa mọc hết răng, vả lại cơ hàm còn yếu nên hãy cho các bé ăn đồ ăn nhỏ và mềm có thể là cháo thịt xay nhuyễn từ các loại thit bò, thịt gà,… hoặc lấy nước hầm xương nấu cháo. Lưu ý là kết hợp thêm rau củ quả đi kèm để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như hỗ trợ tiêu hóa. Đối với thức ăn khô cụ thể là các loại hạt thì cần ngâm mềm khoảng 10-15 phút rồi mới cho Bull Pháp con ăn vừa dễ tiêu hóa lại không làm tổn thương đến răng miệng.

Chó con cơ thể còn nhỏ nên lượng thức ăn dung nạp sẽ ít hơn chó trưởng thành khá nhiều. Theo bác sĩ thú y khuyến cáo thì cần chia nhỏ các bữa ăn cho chó con khoảng 4 bữa 1 ngày tương ứng với đó 600-700 gram thức ăn. Không nên để các ăn quá no vì rất dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa và mỗi bữa cách nhau khoảng 4-5 tiếng. Kinh nghiệm nuôi là khi cho chó Bull Pháp ăn xong mà thấy các bé vẫn còn thòm thèm là được rồi.

Bữa sáng: Thức ăn khô ngâm nước hoặc sữa thì càng tốt.

Bữa trưa: Cháo hoặc cơm nát nhuyễn có thịt và rau củ quả xay nhuyễn trộn lẫn. Nên bổ sung thêm trái cây như: chuối, dưa hấu,…

Bữa chiều: Một cốc sữa ấm khoảng 600 ml.

Bữa tối: Thức ăn khô ngâm mềm.

Những điều cần lưu ý khi chó Bull Pháp con ăn:

Đảm bảo khay đĩa được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn.

Không để đồ ăn thừa trong bát phòng khi các bé ăn phải đồ đã bị bẩn hay ôi thiu.

Thức ăn phải được nấu chín, tuyệt đối không cho bé ăn đồ tanh sống.

Cung cấp đủ nước cho các bé, nên thay nước 3 lần mỗi ngày.

Không nên cho Bull Pháp con ăn các loại xương phòng trường hợp bị hóc hay đâm thủng ruột.

Những thực phẩm cần tránh: Hành tây, tỏi, sô cô la.

Vệ sinh

Khác với các giống chó lông dài mất nhiều thời gian vệ sinh, thì Bull Pháp với bộ lông ngắn mọc sát cơ thể không đòi hỏi quá cầu kì. Với chó con thể trạng chưa thực sự tốt, để vệ sinh thì chủ nuôi nên tắm cho chúng 1-2 lần/ tháng, mùa đông có thể giảm cường độ xuống ít hơn. Khi tắm sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng cho thú cưng, tuyệt đối không dùng sữa tắm của người cho Bull Pháp vì thành phần quy định giữa người và chó là khác nhau. Một số trường hợp sử dụng đã dẫn đến tình trạng rụng lông, viêm da. Trong quá trình tắm nhớ mát xa nhẹ nhàng, chú ý làm sạch kĩ ở kẽ móng chân, tay, nách những nơi vi khuẩn dễ tích tụ. Sau đó xả lại với nước, mùa đông thì nên tắm bằng nước ấm cho Bull Pháp con.

Khi tắm rửa sạch sẽ xong, dùng khăn khô lau người cho bé đến khi ráo nước thì thôi. Với chó trưởng thành thì không cần sấy nhưng với chó con chúng mình khuyên tốt nhất là các bạn dùng máy sấy, sấy khô lông cho các bé bởi sức đề kháng kém cẩn thận vẫn hơn.

Chế độ vận động Chăm sóc sức khỏe

Tuổi thọ trung bình từ 8-10 năm, nhìn chung Bull Pháp là giống chó khá dễ nuôi. Tuy nhiên chúng cũng gặp phải các vấn đề sức khỏe mà chủ nuôi cần đặc biệt lưu tâm. Ngoài bệnh béo phì thường thấy thì Bull Pháp con còn hay mắc các chứng bệnh về đường hô hấp – bệnh đặc trưng của giống chó mũi ngắn. Cũng vì thế mà các hãng hàng không nhiều nơi cấm vận chuyển những dòng chó mũi ngắn như Bull Pháp. Chúng hít thở khá nặng nhọc và thường phát ra tiếng khò khè khi thở. Những nơi nhiều bụi bặm cần để Bull Pháp con ít tiếp xúc nhất có thể. Thêm vào đó, chúng cũng không thích nước do hô hấp khó và dễ bị sặc. Nếu bạn muốn cho các bé bơi thì nên tránh chỗ nước sâu và ở bên giám sát từ đầu đến cuối.

Bàn về chăm sóc sức khỏe của Bull Pháp con thì không thể không nhắc đến chứng nhạy cảm với thời tiết. Đặc thù da mỏng, lông ngắn nên các bé chịu nóng cũng như lạnh rất kém. Mùa đông thì cần mặc thêm áo để giữ ấm cơ thể, mùa hè nên hạn chế để các bé chơi dưới thời tiết nắng nóng đặc biệt là buổi trưa. Ngoài ra, để tránh cảm hay sốc nhiệt ở chó con, chủ nuôi cần thay đổi nhiệt độ từ từ trước và sau khi ra khỏi phòng điều hòa.

Bên cạnh những vấn đề sức khỏe kể trên, để đảm bảo chú chó Bull Pháp của bạn luôn được khỏe mạnh thì cách phòng tránh bệnh dịch tốt nhất là tiêm phòng đầy đủ cho các bé theo lịch tiêm, đưa Bull Pháp con đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe định kì, tránh trường hợp bị bệnh mà không phát hiện kịp thời. Khi thấy chó Bull Pháp con có các dấu hiệu như: nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, bỏ ăn,… thì cần đưa đến cơ sở thú y ngay lập tức.

Huấn luyện

Bull Pháp là giống chó khá cứng đầu và không dễ huấn luyện với những người ít kinh nghiệm khi nuôi. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc người bắt đầu nuôi chó không thể huấn luyện được chúng. Thực tế chó thấy chó Bull Pháp con khoảng 2-3 tháng tuổi được cho là thích hợp nhất để dạy dỗ và uốn nắn nhất. Hãy bắt đầu bằng các bài huấn luyện đơn giản như: cho chó đi vệ sinh đúng chỗ, không sủa bừa, sủa linh tinh, chủ gọi nhận biết được và chạy lại, bắt tay,…

Và làm gì thì phải có thưởng, có phạt cái gì cũng thế. Mỗi lần bé làm tốt hãy khích lệ bằng cách vỗ tay hoặc thưởng cho bé đồ ăn hay đồ chơi,… Ngược lại, làm sai nên có biện pháp răn đe để lần sau không tái phạm. Đối với chó Bull Pháp đòi hỏi người nuôi cần kiên nhẫn trong huấn luyện, chớ nóng vội hay đánh các bé. Bởi Bull Pháp con cũng giống như những đứa trẻ cần được dạy bảo từ từ, nếu dùng biện pháp mạnh sẽ khiến bé trở lên sợ hãi, rụt rè.

Lời kết Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé chó Bulldog xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Bulldog xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Tham khảo bài viết về giá chó Bull Pháp tại Việt Nam

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội

Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet . Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng

Cách Nuôi Chó Nhanh Lớn, Khỏe Mạnh Không Bị Bệnh Lại Mau Mập

Cách nuôi chó nhanh lớn, khỏe mạnh không hề khó nếu bạn đọc được bài viết này. Để làm được điều này trước hết bạn cần hiểu được quá trình phát triển của chó con. Giai đoạn phát triển của thú cưng thường kéo dài một hoặc hai năm, trước khi chú chó được coi là trưởng thành.

Cẩm nang nuôi chó nhanh lớn khỏe mạnh không bị bệnh từ A tới Z Tiêu chuẩn để đánh giá một chú chó khỏe mạnh

Chó có bộ lông mềm mượt, không xơ rối

Cách nuôi chó nhanh lớn khỏe mạnh được xét trên nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó yêu cầu về lông là bóng mượt, không mọc ngược và không có vùng xơ xác. Ngoại trừ sự thay đổi lông vào mùa xuân, mùa thu và cuối thai kỳ ở chó cái. Da có độ đàn hồi bình thường, không nổi mẩn hay nốt sần, không bị ngứa và không có ký sinh trùng. Các móng vuốt khỏe mạnh, không sưng đau, không nứt. Cần chăm sóc chó con cẩn thận ngay từ khi mới đón về nhà. Để làm được điều này bạn cần chú ý các vấn đề sau:

Một số lưu ý khi chăm sóc chó cần biết

1 . Chọn sữa tắm cho chó con phù hợp

Dầu gội đầu của người hiệu quả như vậy có thích hợp với việc chăc sóc chó hay không? Câu trả lời là không, vì độ pH của sữa tắm cho chó và người khác nhau. Không thể thích ứng với da với chó. Phần lớn dầu tắm của người có tính Acid, do da người thích hợp với môi trường Acid nhẹ, còn với da chó thì không.

Thông thường tốt nhất bạn hãy sử dụng một loại sản phẩm dầu tắm hay xà phòng tốt chuyên dùng cho chó. Hiện nay, có rất nhiều các loại sữa tắm cho chó dành riêng cho từng giống như Poodle, Pug, Alaska, Corgi, Phốc, Phốc sóc… và chất liệu lông khác nhau. Các thương hiệu sữa tắm được yêu thích như Joyce & Dolls, Trixie, BBN….

Các bộ phận trên cơ thể chó không có dấu hiệu lạ

Mắt sáng, giác mạc không bị tổn thương, không loét và trong suốt. Cấu trúc con ngươi của cún con bình thường là có kết cấu rõ ràng, lòng trắng của mắt vừa phải, không đục.

Thủy tinh thể trong suốt, đáy mắt rõ ràng. Không có sự tăng sinh mạch máu. Tiết nước mắt và thị lực bình thường.

Không có chất màu nâu trong tai, không đau tai, không ngứa ở mang tai, không có lông và da rụng.

Niêm mạc miệng có màu hồng, không có mùi hôi, không loét.

Răng gọn gàng, không đau nướu và răng không bị lung lay.

Niêm mạc lưỡi không sưng và có thể thoải mái chuyển động.

Mũi ướt và mát, niêm mạc mũi không bị sung huyết, không loét, không có mủ.

Hậu môn sạch sẽ. Tuyến hậu môn được tiết ra bình thường và phân được thải ra bình thường.

Bao quy đầu chó đực không có dịch tiết ra.

Dương vật không đỏ và sưng, lượng nước tiểu và màu nước tiểu là bình thường.

Chó cái không có dịch bất thường trong âm đạo. Không có mùi, âm vật và môi âm hộ không sưng, không ngứa, không có sắc tố bất thường.

Nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và tim ở mức tiêu chuẩn

Nhiệt độ cơ thể bình thường của chó là 37,5 – 38,5°C. Nhiệt độ buổi sáng thấp hơn một chút so với nhiệt độ cơ thể vào buổi chiều. Chó con, mang thai, chó mẹ mới đẻ, chó trưởng thành… cũng có sự chênh lệch. Sau khi tập thể dục, nhiệt độ tăng lên do sản xuất nhiệt. Nhiệt độ cao của mùa hè cũng có thể sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Nhịp thở bình thường là 10 – 30 lần một phút. Khi ngủ chó hít thở sâu. Sau khi tập thể dục có thể gây ra tình trạng thiếu oxy. Chức năng phổi kém, nhịp thở nông và nhanh.

Nhịp tim bình thường là 70 – 120 nhịp/phút. Sau khi tập thể dục, đau bụng, hoặc bị viêm, nhịp tim tăng lên và nhịp tim thay đổi khi chức năng tim bất thường. Khi bị bệnh nặng, nhịp tim sẽ yếu và nhanh.

Tim là cơ quan vận động của hệ tuần hoàn. Dưới sự điều hòa của các dây thần kinh và dịch cơ thể, tim co bóp và thư giãn nhịp nhàng, phân phối máu đi khắp cơ thể, trao đổi các chất trong mao mạch và chảy vào tim qua các tĩnh mạch.

Hệ tiêu hóa của chó ổn định

Thời gian lưu trữ trung bình của thức ăn trong đường tiêu hóa là khoảng 23 giờ. Sự phân hủy của các đại phân tử thành các hợp chất phân tử nhỏ được gọi là tiêu hóa. Bạn cần chú ý tới các loại thức ăn cho chó. Cần lựa chọn phù hợp với sự phát triển và hệ tiêu hóa của chúng.

Chó con, chó trưởng thành, chó cái mang thai… đều có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Các chuyên gia chia sẻ, cách nuôi chó nhanh lớn an toàn là lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chúng.

Thức ăn không được tiêu hóa ở lại trong ruột già trong khoảng 12 giờ. Tình trạng của đường tiêu hóa được xác định bởi răng chó, men tiêu hóa. Chức năng dạ dày, đường ruột, tuyến tụy, chức năng gan mật. Nếu có sự thay đổi bất thường nào nên gọi cho bác sĩ thú y ngay.

Hướng dẫn cách chăm sóc chó sơ sinh

Chó con từ sơ sinh đến một tuổi trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Mỗi chú chó phát triển cũng rất khác nhau. Với những giống chó nhỏ hơn có xu hướng trưởng thành sớm hơn. Một số giống lớn chỉ trưởng thành về thể chất khi chúng được hai tuổi. Qua đó, bạn có thể xây dựng cách nuôi chó nhanh lớn phù hợp.

Chó con sơ sinh giống như bị mất hết các giác quan. Chúng không nhìn, không nghe và không có răng. Việc đi vệ sinh thậm chí cũng không thể kiểm soát. Lúc này, chủ yếu chúng dựa dẫm và chó mẹ. Trong hai tuần đầu tiên của cuộc đời, chó con ngủ gần 90% thời gian. Thời gian thức giấc là để bú sữa mẹ. Trong trường hợp chó mẹ sau khi đẻ bị ít sữa, bạn nên bổ sung sữa ngoài cho cả đàn chó.

Giai đoạn chó con 3 tuần tuổi

Đến 3 tuần tuổi là thời điểm phát triển thể chất và các giác quan nhanh chóng. Chúng bắt đầu chơi với những người bạn của mình. Khám phá tìm hiểu về môi trường xung quanh. Răng cún bắt đầu mọc và tò mò về bát thức ăn của chó mẹ.

Giai đoạn quan trọng nhất là từ 6 – 8 tuần

Cún con dễ dàng học cách chấp nhận những thứ mới lạ khác. Môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ phát triển tinh thần chó con. Đảm bảo một đàn chó con khỏe mạnh, không bệnh tật sẽ là bước đệm để phát triển tốt hơn.

Cách nuôi chó nhanh lớn khi được 2 tháng tuổi

Chế độ ăn của chó con

Để có cách nuôi chó nhanh lớn hiệu quả, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về giống chó bạn định nuôi. Giai đoạn lớn nhanh bắt đầu khi cún con được 2 tháng tuổi và kéo dài cho đến tuổi dậy thì. Gần như giai đoạn này đều được dùng để chơi và ăn. Chó con học cách săn đuổi và chạy, vuốt ve, cắn và chiến đấu. Tùy thuộc vào giống, chó của bạn sẽ trưởng thành về thể chất từ ​​1 – 2 tuổi. Điều gì khiến một chú chó lớn lên và trưởng thành?

Hãy chú ý đến các bữa ăn của chó ngay từ khi chúng còn nhỏ. Chăm lo từng ly từng tí đến giờ ăn, lượng thức ăn trong 1 bữa. Bao nhiêu lần ăn trong 1 ngày, thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng hay không. Cẩn thận chó bị tiêu chảy vì hệ tiêu hóa của chúng còn non và yếu lắm.

Chó con từ 2 tháng tuổi cho ăn 3 bữa một ngày. Thời gian chia đều trong ngày cho hợp lý. Không cho chó con ăn quá no. Bạn nên quan sát và điều chỉnh liều lượng phù hợp. Sau bữa ăn nên cho chó chạy tự do và vệ sinh để tiêu hóa thức ăn.

Thức ăn cho chó con mau lớn

Cách nuôi chó nhanh lớn có mang lại kết quả hay không ảnh hưởng rất nhiều bởi nguồn thức ăn cho chó. Thức ăn cho chó bao gồm: bột gạo, bột ngô, thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc. Hạn chế thịt lợn vì khó tiêu. Một số loại thức ăn khô cho chó con có thể sử dụng được đê tạo khuôn và giảm mùi phân cho cún con.

Thức ăn cho chó đều phải nấu chín không được cho chó con ăn sống. Sẽ rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Tăng nguy cơ về các bệnh giun sán, ký sinh trùng… Có thể một tuần cho chó ăn một bữa ăn no hơn bình thường. Nếu có ý định cho chó ăn trứng sống, phải làm quen từ từ. Nên cho ăn trứng chín trước, tái rồi mới tới trứng sống. Nếu có thấy biểu hiện bất thường cần dừng ngay lại. Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho chó con uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng.

Để có cách nuôi chó nhanh lớn bạn cần biết chúng cần đạm gấp 4 và canxi gấp 10 lần con người. Việc bổ sung dinh dưỡng cho chó như canxi, vitamin và khoán chất, sữa và gel dinh dưỡng rất quan trọng. Chó cần đạm gấp 4 và canxi gấp 10 lần con ngườiChăm sóc y tế như tiêm vacxin 7 mũi phòng bệnh dại, Care, Pravo, tẩy giun sán định kỳ. Kết hợp huấn luyện, vận động vui chơi tăng cường sức khỏe.

Cách nuôi chó nhanh lớn là cho ăn bữa sáng

Chú chó con nhà bạn có hay ngủ nướng không? Nếu có thì bạn hãy đánh thức chúng dậy cùng với những lời động viên vỗ về như “Cún yêu ơi, dậy đi nào”, “Con ơi, dậy đi nào”. Có thể vừa gọi chó vừa vỗ tay tạo ra tiếng động rất quen thuộc của bạn.

Việc bạn đánh thức chó con dậy mỗi sáng vào một giờ cố định rất tốt cho việc hình thành thói quen. Theo các bác sĩ thú y, chó con sẽ dễ dàng quen với lối sống khoa học. Bạn cũng dễ dàng hơn khi huấn luyện chó khi trưởng thành.

Chó có nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ tương tự như người. Chúng cần được ăn vào mỗi buổi sáng. Bạn không nên bỏ qua bữa sáng của chúng. Bữa sáng sẽ cung cấp năng lượng đầy đủ cho một ngày dài chạy nhảy năng động. Và giúp chúng phát triển nhanh hơn.

Cách nuôi chó nhanh lớn sau 6 tháng tuổi

Lưu ý Cách nuôi chó nhanh lớn sau 6 tháng cần tăng cường Protein từ thịt. Có thể bổ sung hàng tuần một ít thịt bò, ngựa sống… Nhưng phải thật tươi với cường độ từ ít đến nhiều. Có thể áp dụng với một số giống chó như Pitbull, Becgie… Bữa ăn của chó con thường kéo dài không quá 5 phút. Nếu chú chó ăn hết sạch và còn hơi thòm thèm là đủ.

Sau khi ăn lập tức phải mang bát đi rửa sạch sẽ. Nếu chó ăn xong mà còn thừa thức ăn, đem đổ đi và bữa sau phải giảm định lượng xuống cho phù hợp. Ngoài ra, trong các buổi dạo chơi có thể sử dụng bánh thưởng cho chó để kích thích vị giác, giúp cún con ăn ngon miệng hơn. Lưu ý, với một số loại thức ăn khô cần cung cấp nước uống đầy đủ cho thú cưng mọi lúc mọi nơi.

Tuổi thọ trung bình của các giống chó thay đổi tùy theo kích thước của chúng. Trung bình các giống chó cỡ nhỏ và vừa như Poodle, Pug, Phốc, Phú Quốc, Husky có tuổi thọ trung bình từ 14 năm. Trong khi đó các giống chó lớn chỉ 8 năm. Tuổi già đến nhanh hơn đồng nghĩa với chế độ ăn cần thay đổi sớm hơn.

Vấn đề dinh dưỡng khi nuôi chó con

Chú ý Cách nuôi chó nhanh lớn hay không phụ thuộc gần như vào chế độ dinh dưỡng. Bạn có biết có rất nhiều thực phẩm tốt cho chó. Trong đó có sữa chua hoặc các sản phẩm từ sữa. Các sản phẩm này được lên men bởi một chủng vi khuẩn rất hữu ích có tên gọi là Lactobacillus. Sữa chua cung cấp Protein, giúp nhuận tràng chống táo bón.

Loại vi khuẩn này có khả năng tạo ra Acide Lactic, giúp ức chế các loại vi khuẩn có hại như Salmonella, E.colli… Chính vì vậy, việc cho chó ăn sữa chua (tốt nhất không đường) mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không ăn sữa chua hoa quả hay có các chất tạo mùi.

Mỗi năm chó salo 6 tháng một lần, thời gian mang bầu khoảng 58 – 68 ngày. Chó mẹ khi mang thai cần tăng lượng thức ăn thêm 30% so với bình thường. Bổ sung Canxi cho chó để đủ sức khoẻ cho việc nuôi con. Đây là cách nuôi chó mang thai được nhiều người nuôi lâu năm áp dụng và cho hiệu quả tốt.

Bên cạnh những loại thức ăn cho chó tốt thì cũng có rất nhiều thực phẩm nguy hiểm cho chó. Không được cho chó ăn Socola, chỉ một lượng Socola rất nhỏ cũng có thể gây đột tử ở chó. Hạn chế cho chó ăn thực phẩm chứa nhiều muối, gia vị. Chó ăn mặn nhiều dễ bị ghẻ, viêm da và rối loạn tiêu hóa. Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ngọt cũng có hại cho chó.

Theo các bác sĩ thú y, cách nuôi chó nhanh lớn tốt nhất là điều chỉnh số lượng và thành phần thức ăn tùy theo khả năng hấp thu của chó. Ngoài ra cần căn cứ vào tình trạng của chúng. Ví dụ nếu phân bắt đầu lỏng, ướt, bạn cần giảm ngay thành phần mỡ, Protein. Chó vận động ít cũng nên giảm lượng thức ăn, tránh ăn no lại nằm sẽ bị béo phì. Và nguy cơ cao mắc các bệnh về thận, tim mạch và xương khớp. Nhất là với các giống chó chân ngắn và chó kích thước lớn.

Tiêm phòng bệnh cho chó

Khi nuôi chó cảnh, dù là chó tây hay chó ta, bạn cũng nên giữ một quyển “Sổ theo dõi sức khỏe” hay sổ y bạ cho chó cưng. Cuốn sổ này giúp các bác sĩ thú y theo dõi sức khỏe, ghi chép lịch tiêm phòng cho chó, tiền sử bệnh lý của chó. Qua đó có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của chó chính xác hơn trong trường hợp chó bị bệnh.

Cách nuôi chó nhanh lớn dưới 6 tháng tuổi thì nên xổ giun mỗi tháng ít nhất 1 lần. Sau 6 tháng, mỗi năm sổ giun ít nhất 2 lần. Nếu chó thường xuyên ăn thịt, nhất là thịt sống cần sổ giun mỗi tháng 1 lần kể cả trưởng thành. Mỗi năm tiêm phòng dại cho chó 1 lần. Đây là điều cực kì quan trọng để bảo vệ thú cưng và cả bản thân bạn. Nếu không nuôi chó sinh sản hãy cho chúng đi triệt sản. Vừa giúp kéo dài tuổi thọ cho chó, vừa giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Chó con cần được tiêm phòng mũi 1 trước 16 tuần tuổi. Sớm nhất là khi được 35 ngày tuổi (áp dụng cho mũi 2 bệnh), 45 ngày tuổi (áp dụng cho mũi 5 bệnh) và 2 tháng tuổi trở lên (áp dụng cho mũi 7 bệnh). Và tiêm mũi 2 cách mũi đầu tiên 21 ngày. Tiêm mũi 3 cách mũi thứ 2 là 21 ngày.

Hoàn thành tiêm phòng 3 mũi trước tuổi trưởng thành là 1 năm tuổi để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng tốt nhất. Tiêm phòng dại mỗi năm 1 lần. Chú ý, khi chó bị bệnh không nên dùng thuốc của người để chữa trị. Tất cả các loại thuốc đều phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Dắt chó đi dạo là cách nuôi chó nhanh lớn, khỏe mạnh

Nhiều trường hợp chó tự ăn phân của chính nó. Nguyên nhân có thể do chó bị xích, nhốt lâu, đặc biệt trong lồng chật, góc nhà, góc bếp có khoảng di chuyển hạn chế. Chó bị đói hoặc thiếu khoáng chất đã ăn phân một vài lần nên… nghiện. Do đó hãy cho nó khoảng không để chạy nhảy hoặc dắt cho ra ngoài đi dạo

Việc thiếu vận động tự nhiên dưới ánh sáng mặt trời sẽ khiến cún yêu bị nhiều bệnh tật. Nếu chó còn quá bé, bạn có thể cho chúng chạy xung quan sân vườn hoặc trong nhà. Nếu cho chó con con đi dạo, chúng sẽ bị quá sức. Giai đoạn lúc này chỉ cần vận động nhẹ trong thời gian ngắn là được.

Mỗi chú chó đều nên có khoảng không gian an toàn để chơi đùa và nghỉ ngơi. Mặc dù khoảng sân rào chắn cũng cho chó yêu không gian để luyện tập và chạy nhảy. Tuy nhiên, chủ nuôi nên dắt chó đi dạo khoảng 1 – 2 lần 1 ngày khi chúng lớn hơn.

Âu yếm chó con trước khi ngủ

Hãy tạo thói quen luôn luôn dành cho chó một nụ hôn vào đầu hoặc mõm. Rồi có những động tác xoa đầu chúng, nói những lời yêu thương với chúng. Điều này sẽ giúp chúng gắn bó hơn với các thành viên trong gia đình. Những chú cún sẽ cảm nhận được tình yêu thương của chủ nhân dành cho chúng. Chúng sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Lưu ý khi chăm sóc và nuôi chó

Tóm lại, cách nuôi chó nhanh lớn, khỏe mạnh cần đảm báo cung cấp cho chúng một đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Nếu chó con bị tiêu chảy, nên cho chúng dừng ăn để quan sát. Trong trường hợp có dấu hiệu nguy hiểm cần tới gặp bác sĩ thú y ngay. Đối với chó con không nên cho ăn nhiều một lúc. Chia nhiều bữa sẽ tốt hơn. Cún con sẽ ăn rất nhiều nếu bạn không kiểm soát chúng. Thức ăn thừa nên bỏ đi tránh cún con ăn lại sẽ bị đau bụng.

Bổ sung canxi rất tốt cho sự phát triển của xương. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá. Chó con phát triển với tốc độ quá nhanh sẽ rất nguy hiểm. Cân đối lượng thức ăn để chúng không bị béo phì. Thường xuyên chơi với cún con để chúng cảm thấy được vui vẻ và hạnh phúc. Tinh thần thoải mái luôn là điểm tựa vững chắc cho sự phát triển. Là cách nuôi chó nhanh lớn nhất, không lo ốm đau bệnh tật. Cún con của bạn sẽ luôn thoải mái và hạnh phúc.

cách nuôi chó cách nuôi chó con cách nuôi chó không bị bệnh cách nuôi chó mau lớn cách nuôi chó lớn nhanh

3 Cách Nuôi Chó Bắc Kinh Lai Nhật Mau Lớn, Khỏe Mạnh Và Khôn Lanh

Nuôi chó bắc kinh lai nhật cho ăn gì?

Chó bắc kinh lai nhật ăn rất nhiều, bạn có bao nhiêu thức ăn chúng sẽ ăn hết bấy nhiêu. Vì thế, bạn nên cho chúng ăn theo khẩu phần ăn từng bữa hợp lý. Tránh để thức ăn còn lại trong bát, chúng sẽ ăn mãi miết mà không biết no.

Loại thức ăn tốt nhất cho chó bắc kinh lai nhật thường là thức ăn hạt khô. Loại dành cho giống chó nhỏ và vừa. Những thức ăn này rất tiện lợi và sạch sẽ hợp với khẩu vị của loài chó này. Đặc biệt thức ăn này được cân bằng đầy đủ dinh dưỡng mà thức ăn tự chế biến khó có được.

Thời điểm chó 1 – 2 tháng tuổi, bạn cần cho chó ăn cháo nhuyễn kết hợp với một số thức ăn khô ngâm mềm. Ngày 4 – 5 bữa và có thể cho chúng uống thêm sữa ấm vài ngày 1 lần.

Bước sang giai đoạn từ 3 – 6 tháng cần bổ sung thêm thịt lợn hoặc bò cùng cá không xương hay rau, củ,… Trong thực đơn hàng ngày đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho chó phát triển.

Khi được 6 tháng tuổi, chỉ cần cho chúng ăn 3 bữa/ngày nhưng cần gia tăng khẩu phần ăn. Đảm bảo có đủ các nhóm chất: protein, vitamin, đạm.

Bên cạnh cho chúng ăn đầy đủ bạn cũng cần thay nước sau mỗi bữa ăn và luôn là nước sạch. Không nên cho chó bắc kinh lai nhật ăn thức ăn mặn, đồ lạnh, xương nhỏ hoặc các loại nội tạng động vật. Ngoài ra, giờ giấc ăn uống phải khoa học, khay đựng thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh.

Cách chăm sóc bộ lông chó bắc kinh lai nhật

Để chăm sóc bộ lông cho bắc kinh lai nhật luôn bóng mượt, mềm mại và không bị rối thì bạn cần phải chải lông và gỡ rối hàng ngày. Tránh để chúng nghịch bẩn vì bộ lông trắng rất khó sạch. Nếu bộ lông chúng quá dài thì nên tỉa bớt phần lông bị chạm đất. Nhiều người phàn nàn là chúng có mùi hôi. Tuy nhiên theo kinh nghiệm nuôi của nhiều người thì bạn chỉ cần chịu khó tắm cho chúng 2 tuần/lần. Nên dùng dầu gội cho chó là sẽ loại bỏ được mùi hôi hoàn toàn.

Một số dầu tắm nên dùng như SOS, Perfect Care,… những loại sữa tắm này đều có những sản phẩm dành riêng cho chó lông dài. Ngoài ra, sản phẩm còn phù hợp với từng loại màu sắc giúp lông mềm mượt và giữ màu rất tốt.

Cách tạo không gian sống thoải mái để chó khỏe mạnh – khôn lanh

Mối trường sống của chó ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của chúng. Tâm trạng vui vẻ hay buồn phiền cũng ảnh hưởng từ môi trường rất nhiều. Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống của chó cưng thì bạn cũng cần quan tâm tới những yếu tố xung quanh.

Cũng giống như con người, sau một ngày lao động vất vả đều muốn ở bên gia đình. Mong muốn một không gian sống ấm cúng và thoải mái. Chó bắc kinh lai nhật là loại chó kiểng rất yêu thích điều này! Bạn có biết chúng thực sực mong muốn một không gian sống như thế nào?

Môi trường sống của chó có không gian rộng rãi. Khi bạn chuẩn bị phòng cho cún cưng tuyệt đối không thể hời hợt. Thông thường, chủ nhân đều lựa chọn mua loại phòng dành cho chó mới sinh. Những không gian này thường khá nhỏ nếu sau này chúng lớn. Môi trường sống của chúng lúc này sẽ không còn phù hợp nữa. Nếu cún cưng nhà bạn không thể ngồi thoải mái trong phòng thì sẽ thế nào? Không thể vươn rộng tứ chi trong phòng của mình. Điều này đã cho thấy nơi ở của chúng quá chật. Lúc này bạn nên lựa ngay một không gian sống khác, rộng hơn.

Tiếp theo bạn có thể thiết kế giường ngủ cho chó. Nếu phòng của chó quá lớn có thể đặt một chiếc giường vào phòng cho chúng. Hoặc có thể phân chia phòng đó thành hai gian. Thậm chí mỗi năm có thể thay đổi giường nằm một lần cho chó yêu. Điều này sẽ đảm bảo chúng có một giấc ngủ sâu và ngon giấc.

Lựa chọn thay rơm rạ, cỏ khô thành giường ngủ cho chúng cũng không tồi. Một vài loại vải rách, thảm cũ có độ thoải mái khá thấp nên khả năng giữ ấm cũng rất yếu. Nếu có sự lựa chọn tốt hơn bạn có thể dùng đến vải và thảm…

Đặc biệt, môi trường sống của chó cần phải sạch sẽ. Khác với môi trường sống của chó hoang sơ. Chó bắc kinh lai nhật khá quấn chủ cần có không gian sống sạch sẽ. Nơi ở quá bẩn sẽ phát sinh nhiều bệnh tật, vi khuẩn. Nhất là các loại ve, rận có cơ hội phát sinh. Điều nay nguy hại đến sức khỏe thú cưng. Đồng thời ảnh hưởng đến chính không gian sống của chủ nhân. Tâm trạng cún cưng sẽ bị mệt mỏi, ngứa ngáy, khó chịu và sinh ra cáu bẩn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải kiểm tra phòng cún thường xuyên. Nếu có tình trạng bị hỏng vỡ cần phải sửa chữa. Kiểm tra các phòng có góc nào nhô ra đầu nhọn làm tổn thương đến cơ thể của chó.

Đồ dùng nên trang bị khi nuôi chó bắc kinh lai nhật

Sữa tắm là thứ quan trọng nhất nhì khi nuôi chó bắc kinh lai nhật. Sữa tắm sẽ giúp cho giảm mùi hôi tự nhiên, ngăn rụng lông lung tung trong nhà. Đồng thời giúp lông mềm mượt, giữ màu tốt.

Đồ dùng rất thiết yếu với các giống cho lông dài phải có vì chải lông thường xuyên giúp loại bỏ lông rụng. Tránh để lông vương vãi khắp nhà. Nên dùng găng tay hay là lược. Vì găng tay mềm mại vừa chải vừa massage cho chó. Đặc biệt không làm cho chó khó chịu, trầy da như các loại lược có răng cứng.

Nên dùng lồng nuôi để có “không gian riêng” cho chó. Vật dụng này cũng có thể nhốt chúng vào khi bạn không thể để mắt tới, tránh chúng không quậy phá.

Vật dụng cần thiết khi đưa chó ra ngoài, nên dùng loại dây đai yếm. Tránh dùng vòng cổ sẽ gây khó chịu và dễ làm hỏng lông cổ.

Nếu muốn đưa chó đi chơi khỏi khoảng cách gần. Nên mua túi lưới hoặc balo vận chuyển. Còn nếu muốn vận chuyển đi xa bằng máy bay hoặc ô tô. Nên mua lồng vận chuyển được thiết kế cứng cáp và chuyên dụng cho mục đích vận chuyển.

Cách huấn luyện chó bắc kinh lai nhật

Có nhiều cách huấn luyện chó bắc kinh lai nhật để trở thành chú chó tuyệt vời. Các bạn có thể thực hiện một số cách sau đây:

Huấn luyện chó ngồi, đảm bảo chú chó có tư thế ngồi chuẩn xác cùng hình tượng đẹp.

Huấn luyện chó nằm để giúp chúng dễ đi vào nề nếp hơn.

Huấn luyện chó động tác đi theo.

Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ: điều này giúp đảm bảo môi trường sống sinh hoạt của chó và chủ được vệ sinh, sạch sẽ.

Với những

242 views

Chó Con 2 Tháng Tuổi Ăn Gì Để Mau Lớn Và Khỏe Mạnh

1. Chó con 2 tháng tuổi ăn gì để đầy đủ dinh dưỡng

Chó con 2 tháng tuổi ăn gì để đầy đủ dinh dưỡng? Tầm 2 tháng tuổi là tầm để chó con mau lớn. Đây là giai đoạn qua giai đoạn ăn sữa, dạ dày của chúng còn khá mỏng. Mặt khác, đây là giai đoạn hình thành thói quen và tính cách của cún. Chính vì vậy, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng trong giai đoạn này.

Khẩu phần ăn uống cho chó 2 tháng tuổi phải gồm: protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin từ các thức ăn tự nhiên rau, củ, quả. Các loại thức ăn này bạn có thể sử dụng kết hợp bằng cách xay nhỏ, trộn vào nhau hoặc nấu thật mềm. Và đặc biệt lưu ý đến nguồn gốc thực phẩm, bởi hệ tiêu hóa nhạy cảm của cún sẽ không chịu được những tác động quá độc hại.

Định lượng bao nhiêu là tùy vào giống chó to hay nhỏ mà ước lượng vì không có cụ thể. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý, hoặc ý kiến của các chuyen gia nuôi chó. Khẩu phần ăn của chó cần cân bằng. Và tốt nhất bạn nên giữ cho chó mèo thói quen ăn uống khoa học. Chắc chắn rằng cún luôn có đủ nước sạch để uống. Ngoài ra bạn có thể cho chó sử dụng ,… dành cho chó nhỏ. Bổ sung thêm dinh dưỡng dành cho chó mèo nhỏ.

Không cho ăn thức ăn ôi thiu, cám lợn, rác, phân,…

Không nên cho chó con sử dụng thuốc hoặc thức ăn tổng hợp.

Chó con dễ bị tiêu chảy, khó tiêu do hệ tiêu hóa còn yếu. Bạn hãy mua men tiêu hóa về pha với nước cho bé uống.

2. Chó con 2 tháng tuổi có chế độ ăn như thế nào?

Thời gian này, bạn nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Như vậy cún sẽ có thời gian hấp thu dinh dưỡng từ từ.

Lưu ý khi cho chó ăn:

+ Bữa ăn của chó thường kéo dài không quá 5 phút, chó ăn hết và còn hơi thòm thèm là đủ. Không để lại thức ăn thừa sang bữa sau. Việc tập cho chúng một thời gian ăn uống cố định sẽ giúp chó hình thành thói quen tốt. Chúng cũng sẽ không bị kén chọn ăn hay bỏ bữa.

+ Nếu chó ăn thừa, giảm lượng thức ăn xuống đến khi chó ăn vừa hết. Việc để thức ăn thừa vừa gây lãng phí lại làm chú chó dễ cảm thấy ngán.

3. Vệ sinh bát ăn của chó con

Việc vệ sinh những dụng cụ ăn uống của cún là rất cần thiết. Bởi nếu vệ sinh không sạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn trên đó. Chính vì vậy, nó gián tiếp gây bệnh cho cún yêu của bạn.

Cách Nuôi Chó Poodle Thông Minh, Khỏe Mạnh, Lông Đẹp

Chó Poodle hiện đang là một giống chó được nhiều người yêu thích. Với ngoại hình đáng yêu cùng bản tính thông minh, nhanh nhẹn, tình cảm nên nhiều người đã chọn một chú chó Pooble để bầu bạn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nuôi chó poodle thông minh, khỏe mạnh, lông đẹp, nên hôm nay mình đã viết bài này để hướng dẫn bạn cách nuôi chó Poodle thông minh, khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho Poodle

Chó Poodle có đường ruột khá yếu nên loại chó này khá là kén ăn, vì vậy bạn cần đảm bảo cho chúng chế độ ăn uống hợp lý. Đây là một công việc quan trọng đầu tiên khi chăm sóc dòng chó cảnh này. Thế mới thấy nuôi chó poodle không đơn giản chút nào!

Với những chú chó con khoảng từ 1 – 2 tháng tuổi thì bạn chỉ nên cho ăn những loại thức ăn khô đã ngâm mềm hoặc cháo nhuyễn. Một ngày sẽ chia thành 4- 5 bữa và cho chúng uống thêm sữa ấm.

Với những chú Poodle 3 – 6 tháng tuổi thì bạn sẽ chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa và mềm như các loại cháo: heo, gà, bò, …

Chó Poodle của bạn trên 6 tháng tuổi trở đi thì bạn sẽ thay đổi chế độ ăn trong ngày, mỗi ngày chỉ cho ăn 2 -3 bữa và tăng hàm lượng những thực phẩm nhiều đạm như canxi, protein, rau củ, tinh bột và trái cây.

Nên để sẵn nước uống cho chó và thay 3 lần/ ngày, tránh cho chó Poodle của bạn uống nhiều sữa.

Những điều nên tránh

Không nên cho chú chó của bạn ăn đồ cứng, khô, xương xóc, các loại nội tạng động vật, ăn đồ cay nóng hay quá mặn hoặc thức ăn có nhiều chất béo

Không nên cho chó ăn quá nhiều một bữa, cần cho ăn đúng giờ và đủ no. Không nên cho chó ăn đồ ăn vặt để tránh việc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của nó.

Các dụng cụ cho chó bạn nên vệ sinh sạch sẽ, rửa ngay khi chó ăn xong tránh tình trạng để thức ăn thừa trong khay

Cách vệ sinh cho chó Poodle Cách tắm cho chó như thế nào?

Đặc điểm dễ nhận biết của dòng chó này chính là bộ lông xoắn dày, dài và khá rậm. Vì thế việc chăm sóc lông cho chó cần phải tỉ mỉ nếu không chú chó của bạn sẽ có một ngoại hình sẽ không được xinh xắn cho lắm!

Chú chó của bạn nên được tắm mỗi tuần 1 lần, tuy nhiên nếu thời tiết lạnh thì bạn có thể tắm 2 tuần/ 1 lần. Nước tắm cho chó phải được pha ấm, vì giống chó này yếu, rất dễ bị cảm lạnh.

Để lông chó được sạch đẹp, không có mùi, đầu tiên bạn hãy dùng nước ấm để xả sạch bụi bẩn trên thân chó, sau đó bạn nhẹ màng massage lông cuả nó cùng với dầu tắm rồi xả dùng nước xả sạch dầu tắm. Tiếp đến là dùng dầu xả để dưỡng cho lông của chú chó của bạn mềm mượt. Sau khi xả sạch dầu trên lông chó bạn sấy khô và chải lại lông để loại bỏ lông đã bị rụng còn xót lại.

Nếu bạn muốn chú chó của mình thơm tho, mượn mà hơn nữa thì có thể dùng dầu dừa thoa đều lên lông chú poodle của bạn. Đặc biệt nên thường xuyên kiểm tra các bộ phận mắt, tai, răng miệng, vì những phần này thường ẩn chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn.

Cắt tỉa lông chó như thế nào?

Với những chú poodle con khoảng 4 tháng tuổi thì bạn nên chải và cắt tỉa lông thường xuyên hơn, mỗi tháng 2 lần tỉa lông, vì trong thời điểm này bộ lông của chúng vẫn chưa phát triển hết, chưa xoăn vào nếp nên việc chải lông thường xuyên sẽ giúp lông của chú cún Poodle nhà bạn mượt mà hơn, xoăn vào nếp đẹp hơn. Đến độ hơn 1 năm tuổi bộ lông của chúng sẽ được hoàn thiện

Một số lưu ý khi nuôi chó Poodle

Chó Poodle khá yếu, không chịu được khí hậu quá nóng hoặc lạnh nên cần chuẩn bị nơi ở cho chó phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm ướt. Đặc biệt với tiết trời lạnh bạn nên chú ý giữ ấm cho nó để tránh mắc phải cá bệnh nhe viêm phế quản, ho, viêm phổi.

Là giống chó hoạt bát, thích vận động nên bạn cần thường xuyên cho chó đi chơi, dạo, vui đùa, và đây cũng là cách tốt nhất để rèn luyện thể lực cho chó Poodle.

Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm trong việc nuôi chó poodle

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chó Con Khỏe Mạnh Thông Minh Và Mau Lớn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!