Xu Hướng 6/2023 # Cách Nuôi, Chăm Sóc Chó Con 1 Tháng Tuổi # Top 7 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Nuôi, Chăm Sóc Chó Con 1 Tháng Tuổi # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi, Chăm Sóc Chó Con 1 Tháng Tuổi được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trước nhất, nên đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho chó mẹ, bằng cách bổ sung trong chế độ ăn các thực phẩm chứa nhiều đạm, chất khoáng và các loại vitamin.

Có thể bổ sung thêm sữa bò tươi thay thế cho sữa mẹ trong trường hợp chó mẹ không đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên vẫn ưu tiên sữa mẹ, vì thành phần có chứa rất nhiều kháng thể tốt cho đề kháng của chó con.

Trong nửa tháng đầu, có thể cho cún con ăn thêm thức ăn loảng như cháo thịt băm xay nhuyễn, sữa bò tươi. Nếu chó không chịu uống, có thể dùng tơm tiêm để tiếp sữa, cháo cho chúng, hãy thật cẩn thận, nhẹ nhàng khi làm việc này, tránh làm chúng bị sặc gây tắc thở do thức ăn lọt vào đường hô hấp.

Ngoài ra có thể thay thế sữa mẹ bằng các loại thức ăn như: sữa công thức, liều lượng và tần suất theo như hướng dẫn sử dụng trên bao bì của sản phẩm. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng sữa bột, sữa công thức.

Tránh các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các đồ thủy hải sản, các loại nội tạng động vật chứa nhiều vi khuẩn và các độc tố có hại cho hệ tiêu hóa của chó con. Không cho ăn quá mặn vì chó có thói quen hay liếm lông, sẽ làm chúng bị ghẻ.

Cách chăm sóc chó con nhanh lớn

Hãy chuẩn bị cho cún một chỗ nằm thật sạch sẽ và thường xuyên vệ sinh, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho ổ, có thể sử dụng bóng điện sưởi, kết hợp lót vải mềm, đệm để làm ấm.

Thường xuyên để mắt đến chúng, nếu chúng đói hãy cho ăn cháo hoặc sữa, trường hợp cún không thể tự bú mẹ hãy hỗ trợ đưa chúng đến gần với vú chó mẹ.

Thường xuyên để ý tới những biểu hiện bất thường của chó, nếu thấy chúng hoạt động kém, ăn ít hoặc bất kỳ dấu hiệu nào như đi ngoài, nôn trớ, hay các bệnh ngoài da,… cần đưa tới bác sĩ thú y sớm.

Không nên tắm cho chó con khi chúng còn quá non, dễ làm chúng bị nhiễm lạnh, viêm phổi.

Chó Con 1 Tháng Tuổi Ăn Gì? Cách Chăm Sóc Chó Con 1 Tháng Tuổi Mau Lớn

Chó con 1 tháng tuổi ăn gì sẽ tốt?

Đây là giai đoạn chó con khá yếu ớt bởi chúng còn quá nhỏ và chế độ ăn uống khác hoàn toàn với những chú chó bình thường. Chó mới sinh thì cần được bú mẹ đầy đủ bởi trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp chó chống đỡ với nhiều bệnh tật. Khi mới sinh, chó còn chưa mở mắt, chân đi chưa vững nhưng chúng có khả năng tự tìm bầu sữa.

Khi đó, bạn nhớ theo dõi chúng khi bú bởi có nhiều lứa chó mẹ đẻ nhiều con, chúng tranh giành khiến nhiều con không được bú. Lúc chó mới ra đời cần chuẩn bị ổ cho chúng nằm sạch sẽ, đủ ấm, nhiệt độ vừa phải. Hạn chế cho chó mới sinh nằm trong tường, dưới tấm lót vì chúng còn nhỏ không định hướng được đường đi vô tình sẽ bị chó mẹ giẫm trúng. Hoặc bị ngạt do bị đè.

Sau 10 – 15 ngày, chúng sẽ mở mắt và hoàn toàn chỉnh thính giác vào 25 ngày tuổi. Khi chó được 20 ngày tuổi, bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn có vị sữa, để chúng làm quen để bắt đầu cai sữa mẹ. Có thể cho chó con ăn cháo xay nhuyễn và cho thêm ít thịt băm vào. Nên theo dõi cân năng thường xuyên để biết và bổ sung thêm dinh dưỡng cho chúng.

Đối với những chú chó lười bú hay không được bú nhiều do chó mẹ thiếu sữa thì nên bổ sung thức ăn bằng cách cho ăn thức ăn ngoài hoặc uống thêm sữa pha. Hiện nay, các cửa hàng thú cưng đặc biệt là chó có thể thay thế sữa mẹ với công thức cụ thể và nhu cầu dinh dưỡng đối với chó con như sau:

1 cốc sữa bò hoặc dê.

1 ít muối.

1 muỗng súp dầu bắp.

1/4 muỗng trà vitamin dạng nước.

Liệu trình cho chó bú:

Tuần 1: 2 tiếng/lần vào ban ngày và 3 tiếng/lần vào ban đêm.

Tuần 2: 3 tiếng/lần vào ban ngày và 4 tiếng/lần vào ban đêm.

Tuần 3: 4 tiếng/lần vào ban ngày và 6 tiếng/lần vào ban đêm.

Tuần 4: Bắt đầu cho chó ăn cháo, 4 lần/ngày bằng bình.

Dinh dưỡng cho chó con 1 tháng tuổi và cả chó mẹ

Từ ngày thứ 5 trở đi nên cho chó con ăn thêm vài thìa canh sữa bò. Lúc đầu cho bú bằng vú cao su về sau rót ra dĩa và dúi mõm chó con vào dĩa để chó con tự liếm sữa. Nên hâm nóng sữa cỡ nhiệt độ cơ thể cho con tước khi cho ăn.

Từ tuần thứ 2 lượng sữa lên 200 – 300gr/con/ngày. Từ ngày 15 trở đi cho chó con ăn thêm cháo gạo nấu với thịt xay, ngày cho ăn 1-2 bữa. Nếu có điều kiện nên bổ sung thêm vào sữa 2 ống Cloruacanxi/con/ngày.

Từ ngày 21 – 30 cho chó con ăn 2 bữa/ngày hỗn hợp cháo nấu với thịt băm + sữa có trộn 1-2 giọt Tetravit hoặc Trivit. Từ ngày tuổi thứ 5 – 8: khe tai mở, thính giác cho bắt đầu phát triển.

Bên cạnh đó đừng quên bổ sung dinh dưỡng cho chó mẹ. Chó mẹ sau khi sinh cần cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bao gồm chất đạm, khoáng và vitamin A, B để chó mẹ có nhiều sữa cho đàn con bú.

Chăm sóc chó 1 tháng tuổi mau lớn, khỏe mạnh như thế nào?

Tiêm phòng đầy đủ

Sau khi mua hoặc nhận nuôi 1 chú chó con khoảng 1 tháng tuổi, điều quan trọng là nên hỏi xem nó đã được tiêm phòng hay chưa? Nếu chưa thì cần sắp xếp mang chúng đi đến thú y tiêm vắc-xin phòng bệnh cho chó. Bởi chó con lượng kháng thể và sức đề kháng rất yếu nên dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tín mạng của chó.

Vì thế để đảm bảo sức khỏe chó được tốt, có thể kháng được các loại bệnh thì nên tiêm phòng cho chó đúng liệu trình. Trong số các bệnh thường mắc phải từ lúc bé thì Pravo và Care là 2 bệnh nguy hiểm nhất. Biểu hiện của bệnh này là chó đi ngoài ra máu.Chó dưới 3 tháng tuổi có khả năng chết rất cao nếu mắc phải, nhưng nếu sống sót cũng ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe về sau.

Tẩy giun định kỳ cho chó con

Giun sán không quá nguy hiểm như các bệnh trên nhưng bỏ qua việc tẩy giun cho chó 1 tháng tuổi cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe của chúng. Nếu chó không được tẩy giun sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa về sau. Việc tây giun nên thực hiện theo liệu trình thường xuyên, từ khi chó còn nhỏ.

Chó con phải được tẩy giun từ khi 2 tuần tuổi và lặp lại 2 tuần/lần. Từ tháng thứ 6 trở đi thì cứ 3 tháng bạn nên tẩy giun cho chó 1 lần cho tới khi chó được 1 tuổi thì lặp lại mỗi năm 1 lần. Đa phần các giống chó đều được tẩy giun theo lịch trình như vậy. Vì thế bạn có thể áp dụng cho chú cún cưng nhà mình.

Chế độ dinh dưỡng cho chó con

Ngoài không gian sống thoáng đãng, khô ráo cho chó con 1 tháng tuổi thì chế độ dinh dưỡng là điều rất quan trọng khi bạn muốn nuôi 1 chú cún cưng. Nên tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng như sau:

Chó con dưới 3 tuần tuổi chỉ cần bú mẹ nên bạn phải đặc biệt chăm sóc. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho chó mẹ.

Chó con 3 tuần tuổi đã có thể ăn dặm, bạn có thể cho chó con ăn cháo trộn với thịt xay nhuyễn hoặc trứng xay nhuyễn.

Chó con từ 1 tháng tuổi đã có thể ăn thức ăn cho chó con riêng và không ti mẹ nữa. Khẩu phần ăn của chó lúc này vẫn nên là cháo nhưng có thể nấu đặc hơn. Có thể nấu đặc hơn cho tới khi chó ăn được cơm. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa mỗi ngày.

Chú ý: Tuyệt đối không cho chó con gặm xương vì rất dễ bị hóc, nhất là chó con dưới 3 tháng tuổi.

Nơi ở của chó con

Cần đảm bảo nơi ở của chó con luôn được sạch sẽ, khô thoáng và ấm. Nên lót một tấm vải vừa đủ dưới chỗ nằm và chuồng chó. Những ngày đầu không nên cho chó con nằm điều hòa hoặc nằm trước quạt vì rất dễ bị cảm lạnh. Thường xuyên vệ sinh nơi ở và thay lớp vải lót.

Trong 2 tuần đầu không nên tắm cho chó. Chỉ cần vệ sinh bằng cách lau nhẹ bằng vải hoặc khăn ướt. Khi được 1 tháng tuổi bạn nên bắt đầu dạy chúng cách đi vệ sinh. Việc này hết sức quan trọng, vì nếu để lâu chúng sẽ đi vệ sinh lung tung trong nhà bất tiện. Ngoài môi trường sống, người nuôi chó cũng cần quan tâm đến sự phát triển tâm lý của thú cưng. Đặc biệt với những chú chó khoảng 1 tháng tuổi, vừa tách mẹ nên thường xuyên vuốt ve và chơi với chúng. Nếu chó con nhà bạn có dấu hiệu ủ rũ quá lâu thì rất dễ dẫn đến bỏ ăn và bị bệnh.

Những chia sẻ trên là những kinh nghiệm đút kết và tìm hiểu của tôi khi nuôi 1 chú chó khoảng 1 tháng tuổi. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được kiến thức chăm sóc cho cún cưng nhà mình khỏe mạnh, chống lớn.

1668 views

Cách Nuôi Chó Poodle. Chăm Sóc Chó Poodle Con Từ 2 Tháng Tuổi

1. Cắt (Cạo) Lông Máu Cho Chó Poodle

Lớp lông có sẵn trên người bé Poodle từ khi sinh ra gọi là lông máu. Lớp lông này khá dày, mềm nhưng bị rụng nhiều, hơi thẳng, nhìn luộm thuộm, tóm lại là không đẹp. Do vậy, bạn nên cạo lớp lông này đi. Lớp lông mới mọc lên thay thế sẽ xoăn và dày hơn lông máu.

Poodle khi đón về thường khoảng 2 tháng tuổi và chưa được cạo lông máu. Bạn có thể đem ra tiệm hoặc tự cạo lông máu bằng tông đơ tại nhà. Không cần tỉa tót chi phức tạp, cứ cạo trụi hết đi là được. Chỗ nào có lông là cạo hết.

Sau khi cạo bé sẽ rất xấu xí, nhìn không giống em poodle chút nào. Nhưng đừng lo, cỡ 20 ngày đến 1 tháng lớp lông mới mọc lên sẽ rất đẹp. Lớp lông này dày và xoăn, và đặc biệt là ít rụng. Vừa đẹp vừa rất dễ chăm sóc.

2. Chăm Sóc Lông

Poodle sau khi được cạo lông máu rất dễ chăm, lông mới ít bị rụng vương vãi ra nhà. Thực ra tỉ lệ lông rụng của poodle cũng tương đương với các giống chó khác thôi, nhưng do lông xoăn nên khi rụng ít bị rơi ra mà thường bám luôn trên người. Hàng ngày bạn nên chải lông bằng găng tay hoặc lược chải lông để loại bỏ lớp lông rụng này, tránh vương ra sàn hay quần áo.

Tùy 3 tháng đến nửa năm, tùy vào tốc độ mọc lông của từng bé, bạn nên đưa bé ra tiệm cắt tỉa lại lông cho đẹp trai xinh gái. Tránh để lông quá dài, nhìn vừa mất thẩm mỹ lại vừa rất nóng, nhất là trong mùa hè ở Việt Nam.

Ngoài việc tắm gội, chải lông thì thì bạn nên đánh răng cho bé thường xuyên. Nếu bạn cho bé ăn thức ăn khô thì răng bé đã khá sạch rồi, mỗi tuần chỉ cần đánh răng 2 đến 3 lần thôi. Còn nếu ăn thức ăn tươi tự nấu, thịt cá các kiểu, thì tốt nhất nên đánh răng hàng ngày.

Hàng ngày bạn cũng nên dùng khăn mềm lau mặt cho bé nữa. Nên chú ý lau sạch sẽ quanh mắt và vệ sinh tai sạch sẽ.

Vài tuần một lần bạn nên cắt móng chân cho bé Poodle. Tránh để móng quá dài, vừa khiến bé bị đau khi đi lại trên sàn cứng, vừa tránh hỏng, xước đồ đạc trong nhà. Khi cắt thì nên dùng kìm cắt móng cho chó mèo, dùng kéo hay bấm móng chân tay của người dễ bị cắt quá sâu, móng bị sắc lại phản tác dụng.

4. Tập Thể Dục Cho Bé Poodle

Giống chó poodle nhìn chung thích vận động và chơi đùa, vì vậy bạn nên dắt bé poodle của mình đi dạo thường xuyên, tốt nhất là mỗi buổi chiều. Công viên là nơi thích hợp để đi dạo. Bạn cũng nên mua 1 quả bóng hoặc xương cao su và chơi trò ném bắt với bé poodle, vừa mang tính giải chí, vừa là cách huấn luyện để rèn luyện sức khỏe và tăng sự gắn kết.

Poodle nói chung không đòi hỏi phải vận động hàng ngày, nhưng bạn nên cho bé vận động nhiều nhất có thể để giảm mỡ thừa, tăng cường sức khỏe và “xả stress” sau cả ngày dài ở trong 4 bức tường. Cũng là cơ hội để bạn ra ngoài đi dạo, thể dục và hít thở khí trời nữa.

1. Thức Ăn Cho Chó Poodle

Thức ăn cho chó Poodle có 2 loại là thức ăn tươi tự nấu, và thức ăn sẵn (dạng khô hoặc ướt). Về 2 loại này, Thú Kiểng đã có một bài phân tích rất chi tiết. Mời bạn tham khảo bài viết Thức ăn và dinh dưỡng cho chó Poodle.

2. Kiểm Soát Cân Nặng Của Chó Poodle

Poodle sẽ tăng cân nhanh nếu bạn cho ăn quá nhiều. Một bé poodle mập mạp có thể trông rất cute nhưng cũng gây ra những vấn đề tai hại về sức khỏe, như mỡ máu, tim mạch và giảm tuổi thọ. Cho ăn đúng bữa là cách tốt nhất để “giữ dáng” cho bé poodle của bạn. Chỉ cho ăn 3 bữa / ngày sẽ tốt hơn là để thức ăn trong bát suốt cả ngày.

Nếu bạn không chắc rằng liệu em cún của bạn có thừa cân hay không, bạn có thể thực hiện bài test đơn giản sau đây:

Đầu tiên, nhìn xuống lưng bé Poodle, bạn sẽ thấy 1 vòng eo. Đặt 2 tay trên lưng ở khu vực eo, ngón tay cái để dọc theo xương sống, các ngón còn lại ôm xuống và ấn nhẹ:

Nếu bạn có thể cảm thấy xương sườn, em poodle của bạn hoàn toàn bình thường.

Nếu không thấy thì bạn ấy đang thừa cân, bạn cần cho ăn ít đi và tập thể dục nhiều hơn.

Còn nếu bạn có thể cảm nhận thấy xương sườn ngay khi đặt tay mà không cần ấn, bạn poodle này đang gầy và bạn cần tăng khẩu phần ăn lên.

1. Lồng hoặc Chuồng Nuôi

Có nhiều loại chuồng nuôi cho chó Poodle. Nên dùng nhất là loại chuồng sắt sơn tĩnh điện, loại lồng này thoáng khí nên không bị ẩm ướt và gây mùi khó chịu. Ngoài ra còn có lồng nhựa, tuy nhiên loại này bí hơn và thường chỉ được dùng để vận chuyển bé đi xa.

2. Dây dắt

Đây là thứ chắc chắn phải có rồi. Nên dùng loại đai hoặc yếm cho thú cưng. Tránh dùng loại dây dắt quấn quanh cổ dễ làm hỏng lông cổ. Nếu không để ý thắt quá chặt có thể gây ngạt thở cho bé.

3. Bát ăn

Bạn có thể tận dụng các loại bát trong nhà. Nhưng nên dùng bát đế rộng để tránh bị đổ. Bát nên làm bằng nhựa hoặc kim loại. Tránh dùng các bát thủy tinh hoặc sành sứ, khi bé nghịch ngợm có thể làm vỡ. Mảnh vỡ sắc nhọn có thể làm bé bị thương. Đã nhiều trường hợp cún bị thương rất nặng vì làm vỡ bát sành sứ.

4. Các loại đồ dùng vệ sinh và chăm sóc lông

Về cách vệ sinh và chăm sóc lông cho chó Poodle, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết Cách cắt tỉa và chăm sóc lông cho chó Poodle

5. Đồ chơi cho chó Poodle

Poodle rất thích vận động và chạy nhảy nhiều, vì vậy nên có đồ chơi dành riêng cho chó để giữ bé vui vẻ khi bạn không ở bên. Nên dùng các loại đồ chơi bằng cao su, tránh các loại đồ chơi bằng vải vì sẽ chẳng thể giữ được lâu.

6. Balo, túi hoặc lồng vận chuyển

Nếu đưa bé ra ngoài đi dạo với quãng đường ngắn bạn nên dùng balo hoặc túi vận chuyển. Còn nếu vận chuyển quãng đường dài, bằng xe ô tô hay máy bay thì phải dùng lông nhựa, được thiết kế dành riêng cho việc vận chuyển.

Poodle không phải là giống chó khó nuôi. Bạn chỉ cần bám sát các hướng dẫn trên là sẽ nuôi bé thành công.

Nếu bạn chưa chắc chắn liệu mình có phù hợp để nuôi một bé Poodle không, hay cần tư vấn chi tiết hơn về kinh nghiệm nuôi trước khi đón một bé Poodle về nhà, bạn có thể liên hệ với chuyên gia về chăm sóc Poodle của Thú Kiểng theo số bên dưới để được giải đáp mọi thắc mắc.

Hoặc mời bạn tham khảo các đàn cún Poodle 2 tháng tuổi đang xuất chuồng tại Thú Kiểng. Tất cả đều được bảo hành 1 đổi 1 lên tới 180 ngày, có kèm hướng dẫn nuôi chi tiết và cách xử lý trong từng tình huống cụ thể trong quá trình nuôi.

Cách Chăm Sóc Chó Poodle 3 Tháng Tuổi Đúng Cách

1. Bật mí với bạn cách nuôi chó poodle 3 tháng tuổi tốt nhất

Nếu như giai đoạn từ lúc mới sinh đến 2 tháng tuổi những chú chó Poodle cần người chủ nuôi phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng tỉ mỉ, cẩn thận bởi do chúng mới ra đời, sức khỏe còn non kém và hệ tiêu hóa yếu ớt. Thì khi bước sang giai đoạn 3 tháng tuổi chúng lại có cách cách chăm sóc chó poodle 3 tháng tuổi đơn giản hơn do hệ tiêu hóa của chó Poodle lúc này đã dần ổn định.

Cách chăm sóc chó poodle 3 tháng tuổi bằng ăn dặm

Khi 3 tháng tuổi chủ nuôi ngoài việc cho chú chó Poodle của mình ăn cháo nấu hoặc cơm xay nhuyễn được trộn lẫn cùng các loại thịt như thịt bò, thịt gà, hoặc hải sản như tôm, cá (nhưng nên làm sạch cá, loại bỏ sạch xương) và các loại rau củ ra thì còn có thể cho chúng ăn thêm các loại thức ăn hạt khô dành cho chó được bán sẵn trên thị trường.

Việc cách chăm sóc chó poodle 3 tháng tuổi theo dinh dưỡng thông thường bạn còn phải bổ sung thêm nhiều các loại thực phẩm có chứa các chất tinh bột, chất xơ, protein và nhất là canxi. Điều này sẽ giúp cho chú chó Poodle của bạn có được một sức khỏe tốt hơn và sự phát triển thể chất tốt nhất.

2. Những điều bạn cần lưu ý khi nuôi chó Poodle 3 tháng tuổi

Với những chú chó Poodle được 3 tháng tuổi thì bạn có thể huấn luyện chúng thực hiện theo nhiều yêu cầu của mình, nhưng nên chú ý là việc sử dụng thức ăn trong quá trình huấn luyện chỉ là việc làm không thường xuyên. Tránh việc huấn luyện mà lại khiến cho chú chó nhà mình có thói quen ăn vặt thì sẽ vừa không đảm bảo sức khỏe lại vừa gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Bạn nên huấn luyện cho chú chó nhỏ có thói quen ăn đúng giờ cũng như không nên cho chúng ăn quá no trong một bữa, bởi điều đó sẽ khiến cho chúng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa lượng thức ăn đã nạp vào cơ thể.

Việc cách chăm sóc chó poodle 3 tháng tuổi không bao giờ là dễ dàng. Nếu nấu cháo, cơm cho chó Poodle bạn cũng cần phải hết sức lưu ý bởi giống chó này không ăn được thức ăn nấu quá mặn hay quá cay.

Thức ăn có chứa quá nhiều chất béo hoặc không ăn được các loại cá có xương. Không chỉ vậy giống chó này còn không ăn được thức ăn ở trong tình trạng bị quá nóng hay quá lạnh, nhất là không được để chúng ăn thức ăn bị dư thừa, ôi thiu từ những lần ăn trước.

#pet_dang_yeu_com

#benh_vien_thu_cung

#petdangyeu

#meo_bi_rung_long_tren_mat

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi, Chăm Sóc Chó Con 1 Tháng Tuổi trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!