Bạn đang xem bài viết Cách Nhanh Nhất Dể Chữa Trị Chó Bị Ho Khạc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó bị ho khạc bệnh khá nguy hiểm gây tử vong cho chó, nên cần quan sát thật chi tiết những triệu chứng của bệnh để điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.
Trong trường hợp chó bị ho khạc như hóc xương là bị làm sao? Cách chữa trị như thế nào để chó mau chóng hết bệnh.
Viêm phế quản chính là nguồn nguyên nhân gây ra cơn ho kéo dài ở cún, đặc biệt là đối với những chú chó già lớn tuổi thì tình trạng này càng dễ bắt gặp nhiều.
Biểu hiện của chúng thường bao gồm: Ho, sốt, rối loạn hô hấp, nước mũi chảy nhiều, thở khó.
Được biết đến như nhiễm streptococcus, viêm amidan khiến con vật lâm vào tình trạng sốt, nóng lạnh thất thường làm chúng cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
Ngoài ho căn bệnh này còn khiến chó bị ho và nôn mửa, trong dung dịch nôn có chất bọt trắng, hạch lympho ở vùng cổ bị sưng.
Những cơn ho này thường kéo dài và lâu dứt, cổ đau rát khiến việc nuốt thức ăn hay uống nước của cún cũng gặp nhiều khó khăn.
Giãn phế nang là căn bệnh thường ít gặp ở các giống chó, tuy nhiên việc cún nhà bạn cứ ho liên tục cũng không ngoại trừ trường hợp việc chúng đang mắc phải chứng giãn phế nang. Khi mắc bệnh này những cơn ho của cún khác thường hơn ở chỗ kéo dài và thở khó.
Để nhận định rõ rằng chó của bạn có đang bị chứng nhiễm phế nang thực sự hay không thì cần phải đi chụp X quang mới có kết quả chính xác.
Cầu khuẩn trong nội tiết cũng là một trong số nhiều nguyên nhân phổ biến gây nên những cơn ho của cún.
Vấn đề không chỉ dừng lại ở đó, cầu khuẩn khá độc và nguy hiểm còn khiến cún bị mất nước, hốc hác và trông cơ thể nhanh chóng bị suy kiệt.
Từ 8- 12 tuần tuổi là khoảng thời gian cún con rất suy yếu, đề kháng kém, cầu khuẩn xuất hiện trong giai đoạn này thường khiến cún tử vong nếu không có những biện pháp hữu hiệu để điều trị kịp thời.
Bên cạnh ho đôi khi triệu chứng của căn bệnh này lại là mắt và mũi thường xuyên chảy nước, sốt nhẹ, nếu dùng phiết kính kiểm tra sẽ thấy ấu trùng đang sinh sống.
Biểu hiện của căn bệnh viêm phổi là những triệu chứng: thân nhiệt tăng, khó thở, ho, từ mũi và mắt chảy ra chất dịch có mủ, nôn, nghe phổi có âm phổi bệnh lý.
Tiêm ngừa kết hợp với dùng thuốc là cách nhanh nhất điều trị dứt điểm những cơn ho. Nếu bị nhẹ thì cún chỉ cần uống thuốc là đủ, sau 2- 3 ngày mà vẫn không khỏi thì hãy kết hợp với tiêm.
Bromhexine: Bromhexine có nhãn dán là chai thuốc giảm ho, chúng có công dụng giảm tiết dịch nhày, giảm ho, long đàm, dãn phế quản.
Ngoài ho, Bromhexine còn có thể áp dụng trong các trường hợp như chó bị stress do áp lực, hen suyển hay dị ứng thời tiết.
Cứ 10kg của cún bạn tiêm cho chúng 1ml dung dịch thuốc vào bắp thịt, sử dụng liên tục từ 3- 5 ngày, bảo quản dưới nhiệt độ phù hợp, tránh ánh nắng cao.
Dexamethasone: là loại thuốc sử dụng kèm với thuốc kháng sinh. Tỉ lệ trên cơ thể của cún là 10kg/ 1ml dung dịch. Chống chỉ định dùng trong trường hợp chó đang mang thai hoặc chó đang cho con bú.
Doxycyclin: 5 viên, công dụng của Doxycyclin là thuốc kháng sinh.
Ambron: 5 viên. Ambron trị chứng chó bị ho khạc liên tục hiệu quả cả chứng viêm xoan và viêm thanh quản.
Theophylin: 2,5 viên. Khi chó bị khó thở, Theophylin giúp cún giảm bớt tình trạng này.
Nếu biểu hiện chó bị nặng, tốt nhất bạn nên cho chó khám và chữa bệnh trực tiếp ngay ở phòng khám để bác sĩ chăm sóc đúng cách nhất.
Không nên đưa chó về nhà sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc bạn cũng không biết cách cho chúng tiêm, uống như thế nào.
Cách Nhanh Nhất Và Dễ Nhất Để Chữa Trị Chó Bị Táo Bón
1
/
5
(
1
bình chọn
)
Chó bị táo bón là một trong những triệu chứng rất hay gặp, nhưng không phải ai cũng biết cách giải quyết vấn đề này.
Bệnh táo bón ở loài chó có thể đe doạ đến tính mạng của chúng nếu như bệnh không được chữa trị một cách kịp thời và đúng cách.
Khi phát hiện cho bị táo bón các bạn nên tìm cách chữa trị ngay, Gia Đình Pet sẽ giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Nguyên Nhân Chó Bị Táo Bón
Phần lớn chó bị táo báo phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng không phù hợp:
Ăn một lượng lớn xương, đặc biệt chó ăn phải những con luộc hình xương ống
Chó ăn lượng thức ăn quá nhiều
Chế độ ăn uống của chó có một lượng lớn chất xơ
Thức ăn khô không phù hợp với đặc điểm chó.
Bệnh tuyến Paraanal và bệnh tuyến tiền liệt.
Dấu Hiệu Chó Bị Táo Bón
Những chú chó bị táo bón thường có dấu hiệu khó khăn khi đi đại tiện. Dù đã mất rất nhiều thời gian để đi vệ sinh nhưng cuối cùng không đi được.
Hoặc chỉ ra 1 ít phân khô cứng. Phân thường bị dính xung quanh hậu môn. Việc này khiến chúng đi khó khăn hơn.
Đặc biệt khó khăn đối với một số giống chó lông dài như Poodle, Colie, một số ít trường hợp phân cũng có thể dính chất nhầy.
Khi chó bị táo bón cố rặn sẽ gây ra đau đớn. Nhiều chú cún có thể bỏ ăn, nôn, bụng cứng và trướng lên, hậu môn sưng tấy và lồi ra.
Có những chú cún còn bị chảy máu hậu môn. Cần đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y để được kiểm tra kịp thời.
Cách Chữa Trị Chó Bị Táo Bón
Không may là chứng táo bón một khi đã xuất hiện thường rất khó điều trị và có khi phải dùng đến thuốc xổ.
Bạn nên lưu ý vì thuốc uống phải mất đến vài ngày mới có thể di chuyển đến vị trí cần điều trị cuối đường ruột.
Vì vậy, một khi táo bón đã phát sinh, thuốc uống có thể không phải là phương pháp điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, thuốc uống chống táo bón là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
Bác sĩ thú y có thể để nghị một số phương pháp điều trị táo bón, bao gồm cả thuốc kê đơn. Nếu không biết nên cho chó dùng những gì, bạn có thể gọi điện cho bác sĩ thú y để xin lời khuyên.
Có thể cho chó uống thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, các thuốc này thường quá mạnh đối với chó nên bạn cần nhờ bác sĩ kê đơn loại phù hợp với chó.
Trộn dầu khoáng với thực phẩm của chó trong 1 tuần. Không nên cho chó uống trực tiếp dầu khoáng để tránh ảnh hưởng đến phổi và gây viêm phổi.
Có thể dùng thìa đong 0,5 ml dầu khoáng trên 1 kg cân nặng của chó, 1/8 thìa cà phê tương đương 0,5 ml. Ví dụ, nếu chó nặng 20 kg, bạn có thể thêm 10 ml dầu khoáng ít hơn 1 thìa vào thực phẩm của chó.
Nên chuyển sang cho chó ăn thực phẩm đóng hộp nếu chó thường ăn thực phẩm khô. Thực phẩm đóng hộp thường ướt, do đó có thể di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa của chó.
Tuy nhiên, chỉ nên cho chó ăn thực phẩm đóng hộp trong vài ngày để tránh làm chó bị tiêu chảy. Cho chó uống 1/4-1/2 cốc sữa. Sữa thường gây tiêu chảy nhưng lactose trong sữa có thể giúp giảm táo bón.
Chất xơ bổ sung giúp thực phẩm đi qua đường ruột dễ dàng hơn. Bạn có thể mua thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ không kê đơn tại hiệu thuốc.
Cho chó uống nhiều nước khi tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn.
Nếu các phương pháp trên không giúp giảm táo bón sau 1 tuần và chó có vẻ trở bệnh nặng thêm, bạn nên đưa chó đến phòng khám thú y để tiếp tục điều trị.
Cách Chăm Sóc Chó Bị Táo Bón
Lau sạch hậu môn cho chó
Khi phát hiện chó bị táo bón bạn nên xem ở phần hậu môn của chó có dinh phân hay dinh các bụi bẩn khác thì nên lau sạch cho chó. Khi lau hoặc chạm vào hậu môn chó bạn nên sử dụng găng tay.
Nếu chú chó của bạn có phần lông ở hậu môn quá dài thì bạn nên cắt bớt lông quanh phần hậu môn đi.
Nếu khi cắt tỉa lông cho chó ở phần hậu môn nếu chó không chịu cho cắt các bạn có thể bôi thêm chút nước vào lông để cắt cho dễ dàng hơn.
Nên sử dụng xà phòng với nước ấm kết hợp với khăn để lau phần hậu môn cho chó. Khi chó bị táo bón thì phần hậu môn thường bị đau, rát nên các bạn chú ý làm nhẹ nhàng
Chó bị táo bón các bạn có thể bôi gel lên phần hậu môn cho chó để xoa dịu khô rát ở phần hậu môn cho chó và kích thích hậu môn.
Bổ sung chất xơ cho chó
Việc bạn bổ sung chất xơ cho chó thường xuyên là cách tốt nhất ngăn ngừa táo bón cho cún thông qua thực phẩm như rau xanh, cà rốt, đậu hà lan, đậu xanh, các loại củ hoặc bạn sử dụng bột thực phẩm chất xơ đã nêu ở trên.
Khi tăng cường chất xơ cho chó thì nên cho chó uống nhiều nước hơn để phòng tránh chó bị táo bón.
Bởi vì nếu chó không được uống đủ nước thì phân không thể đi qua hậu môn và khiến cho bị táo bón.
Không cho chó ăn cỏ
Việc chó ăn cỏ là rất ít xảy ra nhưng bạn nên chú ý vì cũng có một số chú chó hay ăn cỏ ở ngoài sân bởi vì chó ăn cỏ có thể khiến chúng bị táo bón.
Cắt lông phần hậu môn cho chó
Những chú chó lông dài thì thường phần hậu môn lông cũng dài hơn và khi cún đi vệ sinh sẽ khiến phân bị dính lại ở phần lông.
Nên bạn cần thường xuyên cắt lông cho chó để giúp chúng đi vệ sinh thoải mái hơn. Ngoài ra nên để ý không cho chó ăn lông của mình vì có nhiều chú chó thường hay ăn lông của mình và gây lên táo bón.
Phòng Ngừa Chó Bị Táo Bón
Bệnh táo bón ở chó thông thường do thức ăn và chế độ chăm sóc không hợp lý. Chính vì vây, bạn cần quan tâm hơn tới khẩu phần ăn của chúng.
Tăng cường và bổ sung chất xơ hợp lý. Không quá ít cũng không quá nhiều. Có thể tham khảo theo chỉ định của các bác sĩ thú y.
Đưa thú cưng đi dạo thường xuyên, vận động giúp cho hệ thống các cơ quan hoạt động linh hoạt hơn trong đó có hệ thống đường ruột.
Một điều hết sức quan trọng nữa là cung cấp đủ nước uống cho vật nuôi. Đặc biệt là khi sử dụng thức ăn hạt dạng khô chó chó.
Có thể kết hợp trộn thức ăn khô và pate để tăng thêm độ ẩm cho thức ăn. Đồng thời giúp cún cưng ăn uống ngon miệng hơn.
Khi phát hiện bât cứ biểu hiện bất thương nào cần qua sát và theo dõi kịp thời. Tránh để chó bị táo bón dài ngày sẽ gây khó chịu và rất khó để điều trị.
Nếu trường hợp chó bị táo bón xảy ra, bạn cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc chó của mình để tránh chúng gặp phải những rắc rối không cần thiết.
Bật Mí Cách Chữa Trị Chó Bị Apxe Nhanh Khỏi Nhất
4.9
/
5
(
8
bình chọn
)
Chó Bị apxe là một biến chứng dẫn đến vết thương bị mưng mủ, bị loét, để lâu dài có thể tạo thành tổn thương lớn.
Nếu chó bạn chó hiện tượng trên, cùng Gia Đình Pet tìm hiểu cách chữa trị nhận biết chó bị apxe sao chó đúng bệnh chữa đúng cách.
Nguyên Nhân Chó Bị Apxe
Bị Cắn: Vết thương cắn của sinh vật truyền nhiễm sâu vào mô là nguyên nhân chính gây áp xe ở chó. Chó cũng có thể bị áp xe do bị mèo cắn hoặc cào.
Thường sẽ được tìm thấy ở vùng đầu và cổ nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Áp xe đầu và cổ thường làm cho một bên cổ bị sưng.
Nhai vật thể lạ quá cứng: Áp xe có thể là kết quả của việc nhai một vật lạ gì đó dẫn đến làm rách da. Trong những trường hợp này, áp xe có thể phát triển trên lưỡi, nướu hoặc má.
Do răng miệng: Chó có thể bị áp xe răng, hoặc túi mủ hình thành trong răng do nhiễm trùng, đặc biệt là ở răng bị vỡ trong khi nhai.
Một chiếc răng bị áp xe có thể khiến con chó của bạn chảy nước dãi hoặc không chịu ăn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Tuyến hậu môn: Chó cũng thường bị áp xe tuyến hậu môn, trong đó khu vực xung quanh trực tràng trở nên đỏ, sưng và đau.
Một khi áp xe bùng phát, bạn có thể nhận thấy có mùi, ẩm ướt tại vị trí nhiễm trùng.
Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Apxe
Vết sưng mềm, thường có dịch mủ màu xanh lá cây, vàng hoặc thậm chí có máu.
Bị đau và cảm thấy nóng khi chạm vào.
Chó bị áp xe sẽ bị sốt, nhác ăn, mất cảm giác ngon miệng hoặc không muốn di chuyển hoặc không cho ai chạm vào khu vực này.
Cách Chữa Trị Chó Bị Apxe
Để khắc phục cho chó: chị cần tiến hành theo các bước sau:
Đối với chó bị apxe nhẹ
Nếu là vết thương nông, có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ kháng khuẩn không cần kê đơn được chỉ định dùng cho vật nuôi để tránh nhiễm trùng.
Ngoài ra còn có một số loại nước tắm và dầu gội có thể điều trị các tổn thương ngoài da.
Nếu vết thương bị nặng hơn xíu, thì đầu tiên, phải cắt bớt lông xung quanh vùng bị sưng và khử trùng khu vực này bằng dung dịch Pididone-iodine.
Đối với chó của bạn bị apxe nặng
Dùng kéo cắt hết lông chỗ ổ áp xe. Sau đó dùng cồn Iodin 10% sát trùng kỹ toàn bộ vùng ổ áp xe. Dùng thuốc Novocain 3% tiêm với liều 5ml/con vào quanh ổ áp xe để giảm đau
Dùng dao mổ vô trùng mở ổ áp xe, chích lấy hết dịch viêm và máu cá. Dùng cồn Iodin 10% rửa sạch ổ áp xe
Dùng thuốc Penicillin + Streptomycin bôi vào vết thương. Sau đó khâu vết thương lại và dùng cồn Iodin 10% sát trùng bề mặt vết thương.
Khi vết thương đã lành hoàn toàn, dùng kéo cắt chỉ và rút chỉ, sát trùng lại bề mặt chỗ chỉ đã rút ra.
Dùng thuốc có hoạt chất Florfenicol hoặc Amoxycillin hoặc Oxytetracyclin tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền để chống nhiễm trùng. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Dùng thuốc Analgin cho tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền để giảm sốt.
Dùng thuốc Cafein + Vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền để trợ sức. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Dùng chất điện giải Gluco-C + Vitamin ADE + Vitamin Bcomplex cho uống 10 ngày liền để nâng cao thể trạng.
Lưu ý: Mặc dù điều trị áp xe có thể làm tại nhà nhưng chúng tôi khuyên các chủ của cún nên đưa đến bác sỹ thú y vì nếu xử lý không đúng cách sẽ làm nhiễm trùng nặng hơn và cún sẽ rất đau.
Đây Là Cách Nhanh Nhất Để Chữa Trị Chó Bị Xà Mâu
Chó bị xà mâu là căn bệnh không phải hiếm gặp và nếu như không được phát hiện, điều trị kịp thời thì sẽ gây nên tử vong.
Xà mâu ở chó là một bệnh viêm da. Bệnh này do ký sinh trùng gây ra. Loài ký sinh trùng này phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Nó để lại vô số dấu tích nghiêm trọng cho thú cưng. Đặc biệt, bệnh này thường xảy ra ở các chú chó nhỏ. Do hệ miễn dịch của chó con khá yếu.
Hoặc tiếp xúc với những chú chó khác đang bị mắc bệnh. Chủ yếu là lây bệnh từ chó mẹ có mầm bệnh sang chó con ngay sau khoảng 2 đến 3 ngày chó con bú sữa mẹ.
Bên cạnh đó, bệnh xà mâu còn thường xảy ra ở các chú chó lớn tuổi khi sức đề kháng cơ thể của chúng suy giảm. Vì thế bạn cần nhận biết sớm và có cách chữa trị nhanh chóng, các biểu hiện thường thấy như:
Xà mâu khu trú
Bệnh xà mâu này thường găp ở các chú chó nhỏ. Bệnh gây ra tình trạng rụng lông theo từng vùng nhỏ.
Diện tích tổn thương có giới hạn và không gây ngứa chó cún cưng. Đối với loại xà mâu này có thể được chữa trị thông qua các bài thuốc dân gian.
Xà mâu toàn thân
Tình trạng này thường gặp ở cả chó con và chó trưởng thành. Tuy nhiên đối với chó càng lớn thì càng khó điều trị. Triệu chứng của xà mâu toàn thân gây ra rụng lông trên phạm vi toàn thân.
Trên da chó sẽ xuất hiện những điểm lở loét và tình trạng mụn mủ tràn dịch. Bệnh tình nặng sẽ có thể khiến chó trở nên lờ đờ, bỏ ăn, bị sốt do nhiễm trùng.
Việc chữa trị toàn thân cho chó lúc này phức tạp hơn. Cần có thời gian lâu dài đòi hỏi phải tiêu diệt được cái ghẻ. Vừa phải chú ý tăng sức đề kháng cho chó khỏi sốt, nhiễm khuẩn.
Sau đó đem chó tới các trạm y tế, bệnh viện thú y có uy tín gần nhất để chữa trị kịp thời. Với những trường hợp bệnh biến chứng nghiêm trọng, tránh chữa trị tại nhà.
Long não: 10 viên
Dầu dừa: 1/2 chén.
Dầu hỏa: 1/2 chén.
Bột lưu huỳnh: 1 muỗng cà phê.
Bột Boric: 1 muỗng cà phê.
Khay trộn: 1 chiếc.
Cối nghiền: 1 chiếc.
Bàn chải đánh răng: 1 chiếc.
Xà phòng tắm thú cưng.
Bước 2: Tạo hỗn hợp bao gồm các thành phần trên:
Cho 10 viên long não vào cối và nghiền thành bột mịn.
Cho dầu dừa vào nồi nối sơ từ 1 đến 2 phút để làm đủ ấm dầu dừa, giúp dễ hòa tan các chất khác hơn, không nên đun quá nóng.
Cho bột long não, dầu dừa, dầu hỏa, bột lưu huỳnh và bột Boric vào khay rồi trộn đều hỗn hợp.
Bước 3: Thoa hỗn hợp vừa trộn lên da chó
Lấy hỗn hợp vừa trộn thoa lên da của chó cưng, chà cho thuốc chạm đến chân lông bằng bàn chải đánh răng.
Nhớ rọ mõm để chó không liếm thuốc.
Giữ chó cưng trong khoảng 2 tiếng
Bước 4: Tắm lại cho chó cưng bằng xà phòng.
Lưu ý: Phương pháp này có thể gây kích ứng da hơi nóng, châm chích và rát làm cho chó cưng của bạn bồn chồn, nhưng sẽ hết sau một hoặc hai giờ. Bạn có thể áp dụng cách này từ 2 đến 3 lần/tuần cho đến khi chó của bạn lành bệnh.
Phương pháp này điều trị rất hiệu quả đối với các bệnh viêm da. Hiệu quả có được là do đặc tính làm mát và kháng khuẩn của long não. Long não cũng khả năng tiêu diệt nhiều loại ve khác nhau.
Với xà mâu khu trú: Dùng dung dịch Advocate nhỏ trên da chó đặc biệt là những vùng bị ghẻ 1 lần/tháng. Kết hợp cùng dầu Dermaleen tắm cho chó 1 tuần/lần.
Hoặc sử dụng 0,5 – 5ml Catosal tiêm vào da chó/con/tuần. Nếu bệnh nhẹ, có thể sử dụng nước lá sả đun sôi để nguội tắm rồi sấy khô lông chó vẫn đạt được hiệu quả.
Với xà mâu toàn thân: Sử dụng thuốc nhỏ Advocate và dầu tắm Dermaleen như trên. Kết hợp cùng Amoxisol L.A tiêm dưới da chó 2 ngày/lần.
Catosal® 10% tiêm 3 ngày liên tục. Đặc biệt có thể sử dụng kem bôi ngoài VETZYME ngăn ngừa mụn mủ, Histamin, corticosteroid điều trị dị ứng. Chú ý bổ sung vitamin, dưỡng chất cho chó để chó mau lành bệnh.
Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ chỗ ở của chó.
Cách ly các vật cưng đang bị nhiễm bệnh với những con chó khác cho đến khi điều trị dứt điểm, tránh tình trạng lây lan.
Không quên tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu. Các vitamin cho chó bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe cho chúng.
Tiêm phòng cái ghẻ cho chó, vừa tránh được cả ký sinh ngoài lẫn ký sinh trong. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ cho chú cún cưng. Có thể sử dụng các loại thuốc tiêm thường dùng, tiêm 2 tháng/lần.
Ngăn ngừa cái ghẻ Demodex Canis bằng cách vệ sinh chỗ ở của chó thơm tho, sạch sẽ. Sử dụng các loại thuốc xịt đặc trị ghẻ, chấy, rận, vào những khu vực chó thường nằm nghỉ, chơi đùa. Điều trị dứt điểm các dấu hiệu ghẻ, lở càng sớm càng tốt.
Qua bài viết này Gia Đình Pet hy vọng sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc của mọi người về vấn đề chó bị xà mâu.
Mong rằng những phương thức chữa xà mâu cho chó tại nhà này sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm tiền, vừa đảm bảo an toàn nhưng lại hiệu quả không ngờ.
Chẩn Đoán Bệnh Chính Xác Khi Chó Poodle Bị Ho Khạc
Chó Poodle được coi là những chú khuyển cảnh thông minh và lanh lợi. Nhưng đôi khi Poodle lại rất dễ ốm, một trong số các vấn đề thường gặp là chó Poodle bị ho khạc. Nếu nhận thấy vật nuôi có dấu hiệu này, chúng ta không nên chủ quan, cần chẩn đoán sớm các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn để điều trị kịp thời.
+ Cảnh giác chó Poodle ăn phải xương – nguy hiểm khôn lường
+ Thực hư chó Poodle có chịu được nóng không?
1. Chó poodle bị ho khạc là dấu hiệu của bệnh gì?Ho khạc là biểu hiện rất thường gặp ở nhiều vấn đề sức khỏe và bệnh lý xảy ra ở vật nuôi, bao gồm cả Poodle. Không ngẫu nhiên mà vật nuôi có biểu hiện này, bởi thực tế là không có chú Poodle là được cho là có thói quen ho khạc thông thường.
Việc chó Poodle bị ho khạc có thể là dấu hiệu của một trong các vấn đề sau đây:
1.1 Do Poodle bị mắc dị vật:Nếu bỗng nhiên Poodle có dấu hiệu ho khạc đột ngột và dữ dội thì nhiều khả năng đó là biểu hiện của tình trạng vật nuôi bị mắc dị vật. Dị vật được nhắc đến ở đây có thể xương, vật cứng, có cạnh sắc. Những vật này sẽ gây đau và vướng víu cho phần cổ họng nên Poodle sẽ ho khạc khá dữ dội để cố gắng đẩy dị vật ra.
Việc làm này đôi khi có thể khiến cho vật nuôi vừa ho khạc, vừa nôn ói dưới ảnh hưởng của thao tác ho khạc.
Tình trạng ho khạc do mắc dị vật thường xảy ra sau khi vật nuôi ăn hoặc khi đang đùa nghịch các vật dụng cứng.
Bạn có thể theo dõi và xác thực xem có đúng vật nuôi bị vướng dị vật hay không bằng cách cho vật nuôi ăn món mà thường ngày chúng yêu thích. Nếu chúng bỏ ăn hoặc có cố gắng ăn nhưng nuốt rất khó khăn, thậm chí không thể nuốt được thức ăn. Khi đó, nhiều khả năng là Poodle đã bị mắc dị vật. Muốn xác định một cách chính xác hơn thì vật nuôi cần được thăm khám kỹ mới có thể khẳng định.
1.2 Do Poodle bị cảm lạnh:Ho khạc cũng là một trong những triệu chứng của bệnh cảm lạnh do thời tiết. Đi kèm với triệu chứng này là một số biểu hiện khác như chảy nước mũi, run rẩy, uể oải, đờ đẫn, mệt mỏi, lười vận động, ăn uống kém, tiêu chảy, buồn nôn. Tùy từng trường hợp mà các triệu chứng nhiều hay ít.
Khi Poodle bị cảm lạnh chuyển sang giai đoạn khó chữa hơn là lúc chúng có biểu hiện ho khạc, ho khan.
Bạn có thể quan sát việc ăn uống của vật nuôi để có thêm căn cứ về bệnh. Nếu chúng vẫn ăn uống và nuốt được không khó khăn nhưng lượng ăn giảm đi thì khả năng có thể là do bị cảm lạnh.
1.3 Do Poodle bị viêm đường ruột:Bệnh viêm đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho vật nuôi bị ho khạc. Đây chỉ là một trong những triệu chứng của bệnh, ngoài ra vật nuôi sẽ có nhiều triệu chứng khác nghiêm trọng hơn như tiêu chảy, nôn ói, mệt mỏi, bỏ ăn, đi ngoài ra máu hoặc có lẫn máu trong phân,…
Để chẩn đoán được chính xác bệnh lý này bạn cần đưa vật nuôi đi thăm khám tại cơ sở y tế phù hợp.
1.4 Do Poodle bị ngộ độc thực phẩm:Khi chẳng may ăn phải thức ăn ôi thiu, biến chất, quá hạn hoặc tệ hơn là thực phẩm có chứa hóa chất độc hại sẽ gặp phải tình trạng đau bụng, buồn nôn dữ dội. Đi kèm triệu chứng nôn chính là việc ho khạc do có vướng nhiều dịch nhầy trong cổ họng sau mỗi lần nôn.
Tất cả các triệu chứng này đều diễn ra khá dữ dội và cục bộ nên bạn có thể phát hiện ra ngay nếu nhận thấy chó Poodle bị ho khạc.
Để giải quyết được việc ho khạc của Poodle bạn cần khắc phục được triệt để tình trạng ngộ độc thực phẩm, cắt cơn nôn thì tự nhiên tình trạng ho khạc sẽ dứt hẳn.
1.5 Do Poodle bị chứng ho cũi:Bệnh ho cũi là bệnh rất dễ lây nhiễm ở giống chó. Riêng với chó Poodle, chúng dễ bị lây nhiễm bệnh này khi dưới 6 tháng tuổi và ở những chú Poodle ngoại nhập hoặc có sức đề kháng yếu.
Nguyên nhân gây ra bệnh này chủ yếu là do virus Canine parainfluenza đơn độc, hoặc là do virus Canine parainfluenza kết hợp một số vi khuẩn khác ở đường hô hấp như bordetella bronchiseptica, mycoplasma.
Khi mắc bệnh này, Poodle bị viêm đường hô hấp trên nên sẽ có triệu chứng ho khạc kéo dài trong khoảng 7 – 12 ngày. Bạn có thể quan sát, nếu vật nuôi vẫn ăn uống bình thường, nhanh nhẹn nhưng thường xuyên ho khạc, kèm theo chảy dịch xanh, hắt hơi, mắt có ghèn, mũi khô,… thì đó chính là các triệu chứng cho thấy vật nuôi đã mắc bệnh ho cũi.
2. Khi chó Poodle bị ho khạc nên xử lý thế nào?Việc xử lý khi chó Poodle bị ho khạc nên tiến hành dựa trên tình trạng chủ yếu của vật nuôi. Mức độ nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây ho khạc là gì, triệu chứng ra sao, bệnh lý vật nuôi mắc phải cụ thể là gì,… Chúng ta cần dựa trên tất cả những vấn đề này để xác định hướng xử lý.
Tuy nhiên, dù xử lý theo hướng nào bạn cũng cần lưu ý không tùy tiện chẩn bệnh cho vật nuôi khi chúng ta không có chuyên môn và kinh nghiệm. Bởi tất cả những nguyên nhân và bệnh lý gây ra ho khạc ở Poodle đều không đơn thuần và chúng ta nếu không có chuyên môn sẽ không thể giúp ích gì được cho vật nuôi.
Nếu bạn cố gắng tự chữa trị cho vật nuôi mà thực hiện không đúng cách và thiếu khoa học có thể gây nguy hiểm cho Poodle.
Do đó, ngay khi nhận thấy triệu chứng chó Poodle bị ho khạc có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân không đơn giản thì nên nhanh chóng đưa vật nuôi đi thăm khám. Trong thời gian chờ đợi bạn chỉ cần theo dõi, cách ly chúng và không có thêm bất cứ tác động nào tới vật nuôi.
+ Chó poodle có bị dại không
+ Chó poodle 1 năm đẻ mấy lứa
+ Chó poodle giá 4 triệu và những thông tin hữu ích dành cho bạn
Bắt Bệnh Chó Poodle: Bị Nôn, Tiêu Chảy, Ho & Cách Chữa Trị (P1)
Chó bị nôn là hiện tượng các chất bị đẩy ra khỏi miệng một cách không mong muốn, dưới lực tác động và co bóp của các cơ dạ dày.
Đa phần nếu bạn hiểu và nắm rõ được tình hình cũng như xử lý kịp thời thì sẽ không sao nhưng ngược lại có thể gây ra hậu quả khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của Poodle.
Một số trường hợp nôn ở Poodle bạn cần biết Poodle nôn ra thức ănĐây là trường hợp thường thấy nhất ở Poodle cũng như các giống chó khác. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này không có gì phức tạp và đáng lo. Đơn giản là vì chú chó của bạn ăn thức ăn quá nhanh, quá nhiều trong thời gian ngắn, hệ tiêu hóa hoạt động không kịp hoặc thức ăn có chứa lông của động vật khác.
Triệu chứng dễ nhận biết chính là chó hay chảy nước bọt, thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ bị nôn ngược trở ra, kèm theo cơn run rẩy mỗi lần nôn.
Poodle nôn ra dịch vàngKhi nhìn thấy chó bị nôn ra dịch vàng thì điều này có nghĩa Poodle của bạn đang gặp vấn đề về sức đề kháng. Có thể do một vài nguyên nhân sau:
Trong hoạt động thường ngày, chó nuốt phải những vật cứng, vật lạ có hại cho hệ tiêu hóa.
Thực đơn thiếu dinh dưỡng kéo dài lâu ngày dẫn đến việc Poodle bị thiếu hụt vitamin B1.
Ăn nhầm phải những thức ăn đã để lâu ngày, bốc mùi ôi thiu hoặc có trộn bả chuột.
Chó bị cảm lạnh, viêm phổi.
Bạn có thể nhận biết trường hợp này thông qua trạng thái dịch mà cún nôn. Theo đó, khi nôn ra, dịch có màu vàng, dạng lỏng và có mùi hôi.
Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra dịch vàng, ảnh hưởng xấu nhất với các bé Poodle là bỏ ăn, thường xuyên bị tiêu chảy và nôn liên tục. Việc không thể hấp thụ thêm dinh dưỡng do bỏ ăn khiến chó luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, di chuyển không vững, nhất là ở chi sau. Bạn cũng sẽ thấy bụng chó hóp lại, phần da xung quanh mắt nhăn nheo và trũng xuống.
Khác với nguyên nhân nôn ra dịch vàng bắt nguồn từ yếu tố bên ngoài, hiện tượng này thường xuất phát từ bản thân chó nhiều hơn. Tiêu biểu như:
Trong cơ thể Poodle có chứa kí sinh trùng hoặc vi khuẩn gây hại (thường do Poodle của bạn chưa được tẩy giun theo định kì).
Nhiễm các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là Care và Parvo. Cả hai hiện nay đều chưa có thuốc chữa trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chó.
Bị ngộ độc, bị nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa, viêm mật, viêm tụy hoặc viêm đường ruột.
Dịch trắng ở đây thường là nước bọt có màu trắng đục, dạng nhầy. Bên cạnh đó, Poodle của bạn cũng có thể đi ngoài có bọt, dạng sền sệt và bốc mùi hôi khó chịu.
Những ảnh hưởng đối với Poodle khi nôn ra dịch trắng cũng giống như dịch vàng. Ngoài ra, phần nướu răng của Poodle sẽ chuyển sang màu xanh xám hoặc vàng. Chó cũng sẽ thường xuyên liếm môi, mũi vì bị khô do thiếu nước, nuốt nước bọt với tần suất nhanh. Đặc biệt, khi mắc các bệnh Care và Parvo, đi kèm với nôn, chó sẽ sốt cao, co giật, đi ngoài ra máu. Điều này cho thấy chú chó của bạn đang gặp nguy hiểm và bạn cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thú y.
Poodle nôn ra máuSo với những trường hợp trên, chó bị nôn ra máu là trường hợp nguy hiểm nhất. Khi đó, thân nhiệt của Poodle tăng cao bất thường. Thay vì hóp lại như những trường hợp trên, phần bụng dưới của chó có dấu hiệu phình to hơn.
Nếu gặp hiện tượng này, bạn cần ngay lập tức đưa Poodle đến phòng khám thú y gần nhất để xác định nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Nếu không, rất có thể cún cưng của bạn sẽ khó lòng qua khỏi đấy.
Ngoài những nguyên nhân trên, bạn cần lưu ý một số yếu tố khách quan khác cũng có thể khiến Poodle bị nôn như:
Chế độ và khẩu phần ăn thay đổi đột ngột (thường xảy ra với những bé Poodle con được chủ mới nhận nuôi)
Phản ứng sau khi tẩy giun
Hậu quả sau phẫu thuật, ảnh hưởng của thuốc trong quá trình điều trị
Say xe do Poodle không quen với việc ngồi trên xe lâu
Sốc nhiệt do chó vận động quá lâu dưới trời nắng hoặc nhiệt độ môi trường tăng cao đột ngột
Chữa trị và chăm sóc Poodle khi bị nôn Chữa trị khi Poodle bị nônThông thường, cách hiệu quả và an toàn nhất chính là đưa Poodle của bạn đến phòng khám thú y để có chẩn đoán bệnh chính xác và chữa trị kịp thời.
Chăm sóc Poodle khi bị nônĐiều đầu tiên bạn cần lưu ý là chế độ ăn của Poodle. Bạn cần loại bỏ tất cả các thức ăn mà chó đã ăn gần nhất vì đó có thể là nguyên nhân dẫn đến bé bị nôn. Tuyệt đối không cho chó ăn trong vòng 12 tiếng sau khi nôn, rất dễ khiến tình trạng tồi tệ hơn. Thay vào đó, cho chúng những viên nước đá để liếm hoặc uống nước, một tiếng một lần. Sau khoảng thời gian đó, bắt đầu cho chó ăn lại với thức ăn nhẹ như trộn cơm với thịt ức gà, 1-2 tiếng một lần. Khi cơn nôn mửa hoàn toàn chấm dứt, bạn có thể cho Poodle quay lại chế độ ăn thông thường vào ngày tiếp theo.
Ngoài ra, bạn cần giữ ấm cho Poodle và cố gắng để chúng được thoải mái. Nếu thấy chó run rẩy, hãy đắp thêm chăn hoặc lót đệm sưởi. Bên cạnh đó, hãy lấy khăn ấm lau qua vết bẩn còn sót lại ở khóe miệng và lông. Bạn cũng cần vệ sinh chỗ chó nằm và nôn sạch sẽ bằng Cloramin B 0,5%, Cresy 1-2%, nước vôi 10%,…, tẩy rửa các dụng cụ mà chó hay tiếp xúc.
Biện pháp phòng ngừa Poodle bị nôn
Không để Poodle gặm, nuốt hoặc ăn những đồ chơi, đồ ăn có hại cho hệ tiêu hóa của chúng, đặc biệt là xương.
Sử dụng rọ mõm để tránh việc chó ăn phải thức ăn lạ ngoài đường.
Đưa Poodle đi khám và tiêm phòng, tẩy giun định kỳ.
Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp ở Poodle, đặc biệt với các bé chó con. Đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời thì hậu quả sẽ rất khó lường, thậm chí đe dọa đến tính mạng của chúng.
Nguyên nhân do thức ănThức ăn là nguyên nhân đầu tiên và thường thấy nhất gây nên hiện tượng này ở Poodle. Khẩu phần ăn của chó bị thay đổi đột ngột, hệ tiêu hóa lại quá yếu và nhạy cảm không thích nghi kịp hoặc cho ăn quá nhiều khiến chúng không tiêu hóa được đều có thể dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, những loại thức ăn nhiễm bẩn, không hợp vệ sinh như thức ăn thừa, thức ăn hỏng, ôi thiu hoặc thức ăn không dành cho chó cũng có thể là tác nhân gây bệnh.
Những chú chó thường thích bới rác tìm đồ ăn và Poodle cũng không ngoại lệ. Khi đó, nếu bạn không để ý, chó sẽ rất dễ ăn phải rác hoặc uống phải nước bẩn, rất có hại cho hệ tiêu hóa và khiến chúng bị tiêu chảy.
Nguyên nhân do stressNhững bé Poodle con 2-3 tháng tuổi được xuất chuồng về với chủ mới thường sẽ buồn bã, ủ rũ, thậm chí mệt mỏi do nhớ mẹ, nhớ đàn và chưa quen với môi trường mới. Khi đó, một số phản ứng nhẹ ở đường ruột sẽ dẫn đến tiêu chảy.
Ngoài ra, thay đổi thời tiết hoặc bị nhốt trong lồng quá lâu cũng có thể là lý do khiến Poodle căng thẳng quá độ và gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân do các bệnh khác
Bệnh do virus: Care, Parvo, viêm gan (Hepatitis), viêm ruột…
Bệnh do vi khuẩn: E.coli, Leptospira, Salmonella,…
Bệnh do kí sinh trùng: giun, sán, Giardia…
Tất cả những bệnh kể trên đều hết sức nguy hiểm, đặc biệt với Care và Parvo bởi không có thuốc chữa trị. Nếu không nhanh chóng phát hiện, chẩn đoán và can thiệp kịp thời, tình trạng bệnh có thể nặng lên, thậm chí khiến Poodle tử vong.
Bên cạnh tiêu chảy, bạn có thể dựa vào những biểu hiện sau để kết luận liệu Poodle của bạn có đang mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng này hay không:
Chó đi ngoài ra máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phân dạng dịch nhầy, hôi tanh, có màu đỏ của máu hoặc nâu sẫm. Bé có thể kêu la hoặc tỏ vẻ rất đau đớn khi đi vệ sinh.
Chó bỏ ăn, chỉ uống mỗi nước. Luôn trong tình trạng mệt mỏi, thường xuyên nằm, ít di chuyển.
Chó nôn mửa nhiều, kèm theo triệu chứng run rẩy.
Chó sốt cao trên 40 độ C, đi kèm co giật, nặng hơn có thể hôn mê.
Phần bụng xuất hiện các nốt phát ban, thỉnh thoảng ho mạnh.
Cách xử lý khi Poodle bị tiêu chảy Bù nước kịp thờiVấn đề nguy hiểm nhất khi Poodle bị tiêu chảy chính là tình trạng mất nước, đặc biệt khi chúng bỏ ăn, nôn mửa kéo dài. Khi đó, chó sẽ mất đi một lượng đáng kể các chất điện giải và khoáng chất. Điều này dẫn đến các dấu hiệu khô miệng, da mất đàn hồi, mắt trũng, nghiêm trọng hơn là trụy mạch và tử vong. Cho nên, điều bạn cần làm trước tiên là nhanh chóng bù nước cho Poodle của mình.
Trường hợp mất nước nhẹ, không bị nôn, bạn có thể cấp nước bằng cách pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho chó uống. Nếu bé không uống được thì dùng ống tiêm hút dung dịch rồi bơm vào miệng với công thức 1-2 ml/ kg thể trọng/ giờ tùy vào tình trạng mất nước.
Nếu tiêu chảy đi kèm với nôn mửa thì bạn không nên cấp nước cho Poodle bằng đường miệng vì sẽ càng kích thích chó nôn nhiều hơn. Cách tốt nhất là tiêm truyền cho bé theo các đường: tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, truyền tĩnh mạch.
Chế độ ănChế độ ăn cho Poodle trong khoảng thời gian này vô cùng quan trọng. Bạn nên kiêng cho chó ăn trong vòng 12 tiếng để ruột được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi. Thay vào đó cho bé uống nhiều nước sạch hoặc những viên nước đá để liếm. Trong quá trình kiêng ăn, nếu Poodle có biểu hiện mệt mỏi thì có thể cung cấp dung dịch đường Glucose.
Sau khi hết thời gian kiêng ăn trước tiên nên cho bé ăn lại bằng chế độ ăn nhạt, dễ tiêu hóa. Có thể cho chó ăn cháo với một ít thịt gà nấu nhừ, khoai tây nghiền, cơm trắng nấu mềm, đặc biệt tránh ăn các loại thịt đỏ, thức ăn làm từ sữa và chứa nhiều chất béo. Nên cho ăn chia thành nhiều bữa trong ngày với khẩu phần nhỏ để dạ dày có thể hấp thu được hết. Duy trì chế độ ăn này khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo trước khi cho ăn bình thường trở lại.
Poodle tiêu chảy nên uống thuốc gì?Bạn có thể bổ sung Probiotic, một loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa bằng cách trộn vào thức ăn 1 lần/ ngày. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, có thể cho chó uống thêm các loại thuốc kháng sinh: Ampicillin, Gentamicin, Doxycycline, Enrofloxacin, Colistin, Tetracycline…
Lưu ý: Đối với bệnh tiêu chảy thông thường (do thức ăn hoặc stress), bạn chỉ cần làm các bước kể trên là đủ. Ngoài ra, theo dân gian lưu truyền, một số loại lá cây như lá nhọ nồi, lược vàng, lá ổi… cũng có khả năng chữa bệnh tiêu chảy cho chó.
Tuy vậy, nếu Poodle nhà bạn tiêu chảy do các bệnh truyền nhiễm kể trên thì bạn cần đưa bé đến bác sĩ thú y sớm nhất có thể để có sự can thiệp và chữa trị kịp thời. Nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm cho chó.
Phòng bệnh tiêu chảy ở Poodle
Chế độ ăn uống hợp lý: Hình thành cho Poodle thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa và đủ bữa. Tránh việc thay đổi khẩu phần ăn đột ngột, hạn chế cho ăn các loại thức ăn khó hấp thụ như xương, chất béo. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh đối với thức ăn, nước uống.
Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát: Chỗ ở của Poodle cần phải luôn rộng rãi, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Bạn nên thường xuyên vệ sinh và khử độc định kỳ 1-2 tháng/ lần.
Thường xuyên đưa chó ra ngoài vận động: Điều này vừa giúp các bé tăng khả năng đề kháng, vừa để chúng dạn người hơn. Cần liên tục chú ý tránh để Poodle ăn phải vật lạ.
Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ.
Nguyên nhân Poodle bị ho Do Poodle bị mắc dị vậtNếu bỗng nhiên Poodle ho khạc dữ dội thì nhiều khả năng đó là biểu hiện của tình trạng chó bị mắc dị vật. Dị vật được nhắc đến ở đây có thể là xương, đồ chơi hoặc những vật cứng và sắc nhọn khác, bị chó nuốt phải khi ăn hoặc chơi đùa. Những vật này gây đau và vướng víu ở phần cổ họng dẫn đến việc Poodle sẽ ho để đẩy dị vật ra.
Đi kèm với ho khạc, Poodle cũng có thể bị nôn ói. Khi đó, bạn rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác ở chó. Vì vậy, để xác định xem có đúng Poodle có đang bị vướng dị vật hay không, bạn có thể cho chúng ăn món ăn yêu thích. Nếu chó cố gắng ăn nhưng nuốt rất khó khăn, thậm chí không thể nuốt được thức ăn thì khả năng cao là bé đã bị mắc dị vật. Muốn chính xác hơn, bạn cần đưa chó đến trung tâm thú y gần nhất để được thăm khám, kiểm tra.
Do Poodle bị cảm lạnhHo cũng là một trong những triệu chứng của bệnh cảm lạnh do thời tiết, do chỗ ở không đủ ấm hoặc chó phải tắm nước lạnh và không được sấy khô sau khi tắm. Đi kèm với triệu chứng này là một số biểu hiện khác như chảy nước mũi, run rẩy, uể oải, đờ đẫn, mệt mỏi, lười vận động. Chó chán ăn, ăn kém, thậm chí bỏ ăn. Ngoài ra, chó có thể nôn mửa, tiêu chảy, thân nhiệt hạ.
Khi Poodle bị cảm lạnh mà có dấu hiệu ho khạc, ho khan thì chứng tỏ căn bệnh này đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, khó chữa hơn.
Đối với bệnh viêm gan, Poodle sẽ gặp phải tình trạng sốt, kết mạc mắt bị viêm, amidan sưng. Nếu để ý, bạn sẽ thấy chó bị chướng bụng, thỉnh thoảng có biểu hiện đau thắt.
Do Poodle bị ngộ độc thực phẩmPoodle có khả năng bị ngộ độc thực phẩm khi chẳng may ăn phải thức ăn ôi thiu, biến chất, quá hạn hoặc tệ hơn có chứa hóa chất độc hại. Khi đó, chó sẽ đau bụng, buồn nôn dữ dội. Đi kèm sẽ là việc ho khạc do vướng nhiều dịch nhầy trong cổ họng sau mỗi lần nôn.
Do Poodle bị bệnh ho cũi chóBệnh ho cũi chó thực chất là bệnh viêm phế quản – cuống phổi, một loại bệnh về đường hô hấp thường gặp và dễ lây nhiễm ở chó. Đa số các bé cún dưới 6 tháng tuổi đều bị bệnh này ít nhất 1 lần trong đời.
Nguyên nhân gây ra bệnh này chủ yếu là do virus Canine parainfluenza đơn độc, hoặc kết hợp một số vi khuẩn khác ở đường hô hấp như Bordetella bronchiseptica, Mycoplasma.
Khi mắc bệnh này, Poodle sẽ có triệu chứng ho khạc kéo dài trong khoảng 7 – 12 ngày, tiếng ho nghe như tiếng ngỗng kêu. Ngoài ra, chó sẽ hắt hơi, kèm theo chảy dịch xanh, mắt có ghèn, mũi khô. Nếu nhẹ, chó sẽ ăn uống, sinh hoạt bình thường nhưng nếu nặng hơn, chúng sẽ sốt cao, bỏ ăn và hôn mê. Khi đó, bạn cần đưa ngay Poodle của mình đến bác sĩ thú y.
Điều trị chứng ho ở PoodleViệc xử lý khi Poodle bị ho nên dựa trên tình trạng của chúng: nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nặng nhẹ… Tốt nhất bạn nên đưa chó đến trung tâm thú y gần nhất để chẩn đoán bệnh và có sự can thiệp, chữa trị phù hợp.
Tuy nhiên với những tình trạng nhẹ, bạn có thể tự chữa trị cho các bé tại nhà nhưng tốt hơn hết là dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cần lưu ý một số điều sau đây để Poodle nhanh khỏe lại:
Lưu ý:
Giữ chó ở nơi khô ráo, ấm và đặc biệt kín gió.
Tuyệt đối không đưa chó ra ngoài trong thời gian bị bệnh. Cách ly chó bị bệnh với những chú khỏe mạnh khác trong nhà.
Dùng hơi nước để làm dịu khoang họng của chó bằng máy làm ẩm hoặc nước sôi để hơi nước bốc lên (gần giống với xông hơi ở người).
Tránh xa khói thuốc và những chất độc hại, có mùi khó chịu khác.
Có thể dùng thuốc giảm ho nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
Bạn cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của Poodle. Nếu sau 1 tuần, tình trạng không được cải thiện thì phải đưa ngay đến bác sĩ thú y, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Thông thường khi bị ho, trong khoảng 3 tuần sau điều trị thì chứng bệnh này sẽ chấm dứt, riêng đối với những con có sức đề kháng yếu (chó già, chó con vài tuần tuổi) thì có thể kéo dài hơn khoảng 6 tuần. Một vài trường hợp cá biệt là chú chó của bạn vẫn có thể lây lan sang cho những con vật nuôi khác ngay cả khi chúng đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Phòng ho cho Poodle bằng cách nào?
Tiêm vaccine phòng bệnh 6 tháng/ lần, ngay cả với chó trưởng thành.
Tẩy trùng khu vực nuôi chó thường xuyên.
Giữ ấm cho chó, nuôi ở nơi khô ráo, ăn uống hợp lý và đủ chất để tăng sức đề kháng.
Tránh đưa chó đến những nơi công cộng, tập trung nhiều động vật.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nhanh Nhất Dể Chữa Trị Chó Bị Ho Khạc trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!