Bạn đang xem bài viết Cách Nhận Biết Nguyên Nhân Chó Bị Sưng Chân Đau Chân được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
4.7
/
5
(
4
bình chọn
)
Bỗng dưng chó bị sưng chân đi khập khiễng, có thể chó bạn gặp tai nạn ngoài ý muốn như gãy xương, bong gân, trật khớp hoặc đứt dây chằng, có thể vật nặng nào đó rơi vào chân chúng.
Vậy khi chó bị sưng chân do nguyên nhân nào, điều trị ra sao, cùng Gia Đình Pet tìm hiểu và đưa ra cách chữa trị tốt nhất sau đây.
Nguyên Nhân Chó Bị Sưng Chân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chó bị viêm khớp. Ví dụ như bị tổn thương do vận động, bị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng.
Nhưng có nhiều nguyên nhân do nguyên tố di truyền, béo phì và vận động quá nhiều dẫn đến bệnh xương khớp.
Có thể là 2 chân trước, 2 chân sau do đùa nghịch ngã hoặc bị tấn công. Tuy nhiên, trường hợp này có thể nhanh chóng điều trị. Đối với việc chó bị đau chân do viêm khớp có thể xảy ra do:
Do quá trình lão hóa ở chó làm sụn khớp bị thoái hóa và trở nên kém linh hoạt hơn, khiến chó bị đau chân, đi lại khó khăn.
Bệnh phát triển do chấn thương, gãy xương – căng, đứt dây chằng – gân – cơ, trật khớp hoặc nhiễm trùng khớp. Chúng cũng gây nên tổn thương về chân cho cún cưng.
Những nguyên nhân thường gặp khi chó bị sưng chân
Chó bị đau chân do tổn thương ngoài da: như móng chân, đá, kính cỡ đâm vào chân. Chó bị đau chân do căng cơ
Chân chó bị bong gân hoặc trật khớp: do bị tai nạn hoặc do leo cầu thang, khi chạy nhảy mạnh. Bong gân nặng có thể gãy xương hoặc sai khớp
Chó bị đau chân do bệnh còi xương: Biểu hiện chủ yếu là rối loạn tiêu hóa, xương bị dị dạng, đau chân, đi lại cà nhắc.
Chó bị thấp khớp: các khớp và các mô xung quanh bị phù nề, các khớp sưng to, đi lại, di chuyển khó khăn.
Chó hay chạy nhảy, hoạt động mạnh: có thể dẫn đến ngã gãy xương. Đặc biệt là những chú chó nhỏ có xương mảnh như Poodle, Chihuahua, Maltese.
Chó bị đau chân do kí sinh trùng: Các loại kí sinh trùng như bọ chó, ve, rận cắn ở bề mặt da làm loét da, vi khuẩn dễ xâm nhập làm vết loét lan rộng. Để lâu có thể bị liệt, yếu cơ cùng các triệu chứng khác.
Làm Gì Khi Chó Bị Sưng Chân
Nếu cún đi cà nhắc, đi khập khiễng, nhưng bàn chân của cún không có dấu hiệu sưng tấy, không có dấu hiệu gẫy chân, chân vẫn còn lành nặn thì bạn không cần phải quá lo lắng vì cún chỉ bị thương nhẹ, cứ để thế là cún sẽ khỏi
Nếu cún bị nặng, chân có hiện tượng sưng tấy, chân bị trẹo, gẫy xương thì hãy để cún nằm yên tại chỗ, không di chuyển cún. Nếu cún đau quá cố gắng kiểm soát không cho cún dãy dụa, chạy đi.
Nếu xương bị gãy bạn cần tìm người có chuyên môn, chăm sóc cho cún, nẹp chân cho cún, nếu chân không có hiện tượng bị gãy, thì bạn không cần phải nẹp chân.
Hạn chế vận động cho cún từ 1-2 ngày, nếu sau 24h mà cún không đi lại bình thường thì hãy đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất để được hỗ trợ.
Nếu chúng bị đau chân cà nhắc mức độ nặng có thể dùng một miếng gạc lạnh dán và khớp chân để giảm viêm. Sau đó đưa cún đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Nếu chó bị đau chân do bệnh thấp khớp hay do chó bị thiếu canxi , phải đưa chúng đến bác sĩ thú y để thăm khám, chẩn đoán và đưa ra cách điều trị thích hợp.
Chẩn đoán nhanh và chính xác là cơ sở giúp quá trình điều trị có nhanh chóng và thành công hay không.
Cách nhận biết chó bị gãy chân
Dựa theo những dấu hiệu khi chó bị gãy xương như chân biến dạng, không di chuyển được hoặc di chuyển khó khăn.
Kèm theo đó là bị sưng, bong gân hoặc các cơ năng gặp trở ngại. Cún cưng thường sẽ có những hoạt động khác thường.
Chó bị gãy xương, bên ngoài sẽ có những thay đổi rõ ràng. Tùy theo vị trí gãy xương chân, chậu, sườn hay xương sống.
Tuy nhiên, đối với chó bị gãy chân thì chân bị biến dạng, tư thế bốn chân bất thường. Chân bị ngắn lại, dài ra hoặc cong cong lại.
Thông thường chúng bị tình trạng này là do hoạt động nặng hoặc bị chịu tác động ngoại lực.
Khi phát hiện ra chó bị gãy chân cần quan sát luôn phần mềm xem xung quanh có vết thương hay không. Tránh để vết thương hở bị nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Cổ Họng Bị Sưng: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị
Cổ họng bị sưng thường xảy ra do giao tiếp quá nhiều, uống đồ lạnh, tiếp xúc với bụi bẩn hoặc hít khói thuốc lá trong thời gian dài. Ngoài ra triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, tay chân miệng, bệnh sởi,…
Nhận biết cổ họng bị sưng
Cổ họng sưng là tình trạng niêm mạc họng bị viêm, gây đau rát, vướng víu và khó chịu. Triệu chứng này thường xảy ra do thói quen xấu nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý.
Bạn có thể nhận biết cổ họng bị sưng qua một số dấu hiệu sau:
Quan sát vùng cổ họng nhận thấy niêm mạc sưng, nóng và đỏ hơn bình thường
Cổ họng sưng gây nghẹn vướng khi nuốt kèm ngứa ngáy và nóng rát
Có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như đau, khô họng, ho khan, khàn tiếng, nghẹt mũi,…
Các nguyên nhân khiến cổ họng sưng đau
Thông thường, sưng đau cổ họng có thể tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên nếu xảy ra do các bệnh lý tiềm ẩn, triệu chứng có thể nghiêm trọng dần theo thời gian và có nguy cơ gây ra các biến chứng nặng nề.
1. Bệnh viêm họng
Viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cổ họng sưng và đau rát. Bệnh lý này xảy ra khi niêm mạc hầu họng bị viêm do nhiễm trùng, kích ứng, dị ứng hoặc do một số nguyên nhân khác.
Ngoài triệu chứng cổ họng bị sưng, bệnh còn gây ra một số triệu chứng điển hình khác như ho khan, khàn giọng, sốt cao, mệt mỏi, sưng hạch ở cổ, nghẹt mũi, đau đầu,…
2. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là vấn đề thuộc hệ tiêu hóa. Tuy nhiên bệnh lý này có thể gây tổn thương và làm sưng viêm niêm mạc cổ họng.
Nguyên nhân là do axit dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản và cổ họng trong thời gian dài dẫn đến tình trạng ăn mòn, gây viêm và loét cổ họng. Nếu không kịp thời điểu trị, tình trạng có thể chuyển biến thành viêm họng mãn tính.
3. Viêm amidan
Amidan là 2 hạch lympho nằm ở 2 bên cổ họng, có tác dụng bảo vệ cơ quan hô hấp dưới khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên trên thực tế, cơ quan này có thể bị tổn thương và viêm nhiễm do sự tấn công ồ ạt của các tác nhân gây hại. Do nằm liền kề với cổ họng nên tình trạng viêm nhiễm ở amidan có thể lây lan sang niêm mạc cổ họng và gây sưng viêm tại cơ quan này.
Viêm amidan gây ra các triệu chứng tương tự viêm họng. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt 2 bệnh lý này thông qua tổn thương thực thể. Quan sát cổ họng nhận thấy 2 amidan sưng viêm, nóng rát và có kích thước to hơn bình thường. Ở một số trường hợp, bề mặt amidan có thể được phủ lớp nhầy màu trong suốt hoặc dịch trắng đục có mùi hôi.
4. Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là một trong những bệnh lý hô hấp trên có thể khiến cổ họng bị sưng và đau rát. Bệnh lý này có thể xảy ra do do hút thuốc, tiếp xúc với gió lạnh, uống nhiều rượu bia hoặc do nhiễm trùng.
Ở giai đoạn cấp, bệnh thường gây sưng cổ họng kèm theo một số triệu chứng như chân tay mỏi, đau nhức mình mẩy, ớn lạnh, khô họng, ho, khạc đờm và khàn tiếng. Trong giai đoạn mãn tính, viêm thanh quản chủ yếu gây khàn tiếng, ứ đờm ở cổ, hay đằng hắng vào buổi sáng, thanh quản ngứa, khô và sưng.
Viêm thanh quản gây ra các triệu chứng tương tự viêm họng. Tuy nhiên thanh quản là cơ quan giữ chức năng phát âm nên khi bị tổn thương và viêm nhiễm, bạn sẽ nhận thấy tình trạng khàn giọng và mất tiếng kéo dài và nghiêm trọng hơn so với các bệnh lý hô hấp khác.
5. Mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính
Ngoài ra, cổ họng bị sưng và đau có thể là hệ quả do các bệnh truyền nhiễm cấp tính như:
Tay chân miệng: Là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh thường gây sốt cao, nổi mụn nước tập trung ở bên trong miệng, lòng bàn tay và bàn chân. Các mụn nước xuất hiện trong miệng khiến cổ họng sưng đau, khó chịu và vướng víu khi nhai nuốt.
Bệnh sởi: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra do nhiễm virus Paramyxoviridae và bùng phát mạnh vào thời điểm đông – xuân. Bệnh sởi thường gây sốt cao, viêm kết mạc đi kèm với một số bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng và viêm thanh quản. Ngoài ra bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua tổn thương da dạng ban dát, có màu hồng, xuất hiện ở lưng, vùng ngực, sau tai, trán và bàn chân.
6. Do một số thói quen xấu
Cổ họng bị sưng còn có thể xảy ra do một số thói quen xấu như:
Thường xuyên uống nước đá hoặc ăn đồ lạnh (kem)
Không sử dụng khẩu trang khiến không khí lạnh đi vào cổ họng và gây viêm sưng
Nói chuyện trong thời gian dài và la hét quá mức
Hít nhiều bụi bẩn và sinh sống trong môi trường ô nhiễm
Cổ họng cũng có thể bị sưng do dị ứng thức ăn hoặc dị ứng phấn hoa, thời tiết,…
Cổ họng bị kích ứng do ăn đồ cay nóng
Mắc xương cá, thuốc hoặc vật dụng ở cổ họng
Trên thực tế, cổ họng bị sưng còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác. Nếu triệu chứng khởi phát cùng với các biểu hiện đặc biệt, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định nguyên nhân cụ thể.
Cổ họng bị sưng có nguy hiểm không?
Phần lớn các trường hợp cổ họng bị sưng đều khởi phát do các thói quen xấu và các bệnh lý hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,… Nếu chăm sóc và điều trị kịp thời, các bệnh lý này thường thuyên giảm nhanh và ít khi phát sinh biến chứng.
Tuy nhiên với những trường hợp chủ quan, bệnh tình có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu, tiến triển mãn tính, gây tổn thương niêm mạc và lây lan nhiễm trùng sang các cơ quan lân cận.
Ngoài ra đối với những trường hợp cấp cứu (vướng xương cá, vật dụng ở cổ họng), bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý. Tự ý khắc phục tại nhà có thể khiến niêm mạc cổ họng bị tổn thương, chảy máu và khiến vật dụng đi sâu vào thanh quản.
Đừng để đến khi gặp biến chứng mới cuống cuồng tìm cách điều trị
CLICK NGAY để tìm giải pháp trước khi quá muộn
Cổ họng bị sưng có thể gây khàn tiếng, khó khăn khi giao tiếp và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vì vậy bạn cần áp dụng các phương pháp điều trị để kiểm soát triệu chứng trong thời gian sớm nhất.
1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân
Khi nhận thấy cổ họng bị sưng kèm theo các dấu hiệu khác, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp điều trị. Hầu hết các bệnh lý hô hấp đều gây ra triệu chứng tương tự nên rất khó nhận biết thông qua tổn thương lâm sàng. Vì vậy cần tránh tình trạng tự ý xác định bệnh lý và tùy tiện dùng thuốc.
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc tương ứng:
Đối với các trường hợp viêm nhiễm do virus, điều trị chủ yếu là sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng như thuốc hạ sốt Paracetamol, Ibprofen, thuốc xịt mũi, khí dung corticoid + kháng sinh,…
Trong trường hợp do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh tương ứng trong 7 – 10 ngày.
Với các bệnh truyền nhiễm cấp tính, cần bù dịch (Oresol) kết hợp với điều trị triệu chứng và nâng đỡ thể trạng.
Nếu cổ họng sưng đau do trào ngược dạ dày, điều trị chủ yếu là dùng thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamine H2, thuốc kháng axit kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định kèm theo một số loại thuốc không được đề cập trong bài viết.
2. Dùng thảo dược trị sưng cổ họng
Đối với những trường hợp cổ họng sưng do thói quen xấu hoặc do các bệnh viêm nhiễm, bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng với một số thảo dược như:
Ngậm gừng tươi: Gừng chứa hoạt chất Zingerol, Shogaol và Gingerol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế virus và tiêu đờm. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng làm ấm phổi, giảm buồn nôn và đau đầu. Vì vậy bạn có thể ngậm vài lát gừng tươi để làm giảm các triệu chứng như sưng cổ họng, ho và khàn tiếng.
Uống trà bạc hà: Lá bạc hà có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa cổ họng và long đờm. Uống 1 – 2 tách trà bạc hà/ ngày giúp làm dịu vùng cổ họng sưng viêm, cải thiện tình trạng ứ đờm, ngứa và khó chịu ở cổ họng.
Nước chanh mật ong: Nước chanh mật ong có tác dụng bù nước, cân bằng điện giải, cung cấp chất dinh dưỡng và nâng cao chức năng miễn dịch cho cơ thể. Khi mắc các bệnh viêm nhiễm hô hấp hoặc bệnh truyền nhiễm cấp tính, bạn nên uống nước chanh mật ong thường xuyên để bù chất lỏng và nâng đỡ thể trạng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm tình trạng cổ họng bị sưng đau với các loại thảo dược khác như hẹ, quất, đường phèn, đinh hương, lá húng chanh,…
3. Các biện pháp chăm sóc khoa học
Song song với việc sử dụng thuốc và mẹo chữa bằng thảo dược, bạn nên kết hợp đồng thời với chế độ chăm sóc khoa học nhằm hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, phục hồi sức khỏe tổng thể và rút ngắn thời gian chữa trị.
Các biện pháp chăm sóc cổ họng bị sưng đau:
Đánh răng 2 – 3 lần/ ngày và thường xuyên súc miệng với nước muối nhằm làm dịu niêm mạc cổ họng, hỗ trợ loại bỏ virus và vi khuẩn gây hại.
Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch đờm, hạn chế khô rát và sưng nóng cổ họng. Ngoài ra thói quen này còn giúp hạ thân nhiệt, giảm sốt và cân bằng điện giải.
Trong thời gian cổ họng bị sưng, nên ưu tiên dùng các món ăn mềm và dễ nuốt như cháo, súp, canh,… Hạn chế các món ăn khô cứng, nhiều gia vị và dầu mỡ.
Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng trà đặc và cà phê.
Vệ sinh không gian sống nhằm loại bỏ bụi bẩn và chất kích thích.
Nếu cổ họng bị sưng xảy ra do nhiễm trùng, nên ở nhà nghỉ ngơi từ 1 – 3 ngày. Đồng thời hạn chế tiếp xúc thân mật và sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khỏe mạnh. Virus/ vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể dễ dàng lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp/ gián tiếp với nước bọt và dịch tiết hô hấp.
Phòng ngừa cổ họng bị sưng bằng cách nào?
Cổ họng bị sưng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao tiếp, ăn uống và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vì vậy sau khi triệu chứng thuyên giảm, bạn nên chủ động phòng ngừa với các biện pháp đơn giản như:
Giữ vệ sinh răng miệng và dùng khẩu trang khi đến những nơi đông người.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, hạn chế nói chuyện, la hét quá nhiều, đồng thời cần tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng thức ăn lạnh và cay nóng.
Trồng nhiều cây xanh, sử dụng máy lọc không khí và vệ sinh nhà cửa thường xuyên nhằm loại bỏ chất gây dị ứng (bụi mịn, lông chó mèo,…).
Tăng cường sức đề kháng với chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thường xuyên.
Rửa sạch tay với xà phòng sau khi hắt hơi, sau khi tiếp xúc với vật dụng công cộng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Cổ họng bị sưng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu triệu chứng đi kèm với các biểu hiện toàn thân, bạn nên thăm khám để được điều trị y tế. Mặc dù hiếm gặp nhưng ở một số trường hợp, sưng cổ họng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của các bệnh lý mãn tính.
Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Chó Bị Đau Và Sưng Mắt
Nguyên nhân thứ nhất: đau mắt tự nhiên
Đối với phần ngoài của mắt bị thương không cần nói đến, vì điều này chỉ cần chó tự điều dưỡng. Qua vài ngày sẽ tốt hơn, vì dựa vào miêu tả. Nó không phải quá nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Nguyên nhân thứ hai: đau mắt do thức ăn lạ Vì phần lớn chủ nhân thú cưng có sở thích cho thú cưng ăn đồ ăn của người. Có rất nhiều gia vị, cũng sẽ dẫn đến việc phát sinh vấn đề này. Ví dụ dùng thức ăn có quá nhiều muối. Nếu là tình huống tương tự như vậy có thể xem xét việc thay đổi thức ăn của thú cưng rồi tiến hành quan sát tiếp. Có thể thử cho ăn thức ăn của chó 1 – 2 tháng trước. Nếu nhất định phải cho ăn thức ăn của người, nên chắc chắn ăn những loại thực phẩm có ít gia vị, hoặc chủ nhân tự làm cho thức ăn nhạt bớt đi.
Nguyên nhân thứ ba: đau mắt do côn trùng sâu bọ Côn trùng sâu bọ là thứ rất rắc rối, rất nhiều chủ nhân thú cưng đều biết, ở một vài nơi ẩm ướt côn trùng sâu bọ rất dễ sinh sôi. Phần mắt cũng vậy, có rất nhiều trường hợp khám trong khoa mắt. Vậy phân biệt việc phân biệt có phải là côn trùng sâu bọ không rất quan trọng. Đặc biệt là lông xung quanh phần mắt có dấu vết bị rụng không. Nếu có thể nhìn thấy rõ ràng lông rụng, và chó có những biểu hiện khó chịu ở phần mắt. Vậy đó chính là bị sâu bọ, quá trình chữa bệnh rất rắc rối. Nhưng nguy hiểm không lớn, sử dụng thuốc chính xác 2 – 3 tháng có thể khỏi được.
Nguyên nhân thứ tư: ngứa mắt tự gãi mắt Chó vì có thói quen ngứa mắt tự gãi mắt, vì thế phần mắt bị sưng cũng là do tự nó tạo thành. Mọi người đều biết, móng của chó có rất nhiều vi khuẩn, vô tình cào rách mình có khả năng rất cao. Trường hợp chú chó của bạn gãi quá mạnh gây tổn thương mắt nên cho chúng đi khám thú y ngay để chữa trị kịp thời.
Cùng Danh Mục:
Nội Dung Khác
Nguyên Nhân Khiến Chó Bị Yếu Chân Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất
+ Do chó hoạt động mạnh: Khi chó phải hoạt động mạnh với các bài tập luyện liên tục điều này khiến chó trở lên quá sức khiến chân chó bị mỏi dẫn tới tình trạng chó bị yếu. Trong trường hợp bạn đang huấn luyện hoặc tập thể dục cho chó thì nên cho chó khởi động những bài tập nhẹ nhàng trước sau đó mới áp dụng các bài tập vận động mạnh.
+ Do hệ thần kinh của chó: Hệ thần kinh của chó bị rối loạn, nội tiết các cơ quan điều khiển bị chi phối đồng thời hoạt động thể chất của cún không được tốt đồng thời tinh thần, đầu óc của cún không được tỉnh táo gây lên mệt mỏi cho chân tay.
+ Chó bị mệt mỏi chân do thời tiết thay đổi như khi trời lạnh khiến cho máu trong cơ thể co lại làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến các bắp chân, tay làm cho bắp tay của chó bị đau, mệt mỏi.
+ Chó bị chủ bỏ đói không đủ chất dinh dưỡng đến nuôi cơ thể và đặc biệt chó bị nhốt cả ngày sinh ra lười vận động khiến cún bị chân yếu và hạ bàn.
+ Chó ít được vận động: Thông thường có nhiều chú chó khi chủ mua về thường bị chủ nhốt 1 chỗ và không cho vận động nhiều điều đó vô tình khiến chú chó của bạn bị yếu chân do không được vận động nhiều khiến chó bị hạ bàn.
+ Chó bị yếu chân do thiếu canxi: Trường hợp này thường xảy ra nhiều hơn do chủ chó chó ăn uống chế độ không hợp lý đông thời chó không được bổ sung canxi từ bé đều đặn nên dẫn tới chó bị thiếu canxi và bị yếu chân, hạ bàn chân, dễ gãy xương, dễ bị ốm, chó gầy gò.
1. Canxi Đức sản phẩm bổ sung canxi dành cho chó Becgie, malinois, rottweiler rất tốt
Dòng canxi được nhập khẩu từ Đức nên giá thành sẽ cao hơn các sản phẩm Canxi dành cho chó khác dòng canxi này có giá trị dinh dưỡng rất cao đối với chó bị yếu chân.
Sản phẩm gồm có: Canxi, photpho, vitamin A, D3, C
+ Duy trì khung xương cho chó mèo ở tuổi trưởng thành
+ Thúc đẩy sự phát triển xương toàn diện cho chó con
+ Sử dụng được cho chó mẹ mang thai và cho con bú
+ Sử dụng cho chó nhanh liền xương sau phẫu thuật
Cách sử dụng: Cho chó uống 1 viên / 10kg thể trọng mỗi ngày
2. Canxi Mỹ (Canxi Calcium PhosPhorus)
Canxi Mỹ thích hợp sử dụng cho tất cả các dòng chó bị yêu xương, còi xương trong sản phẩm có chứa các thành phần: Canxi, Phospho, Vitamin D giúp chó hấp thụ tối đa canxi từ thuốc và thức ăn vào cơ thể giúp chó khỏe mạnh.
Dòng sản phẩm này sử dụng 1 viên / 20kg thể trọng chó thích hợp với các chú chó đang mang thai, bị hạ bàn, đang nuôi con, còi xương, chó đang trong giai đoạn phát triển.
Sản phẩm này nhập của thái nên giá thành sẽ rẻ hơn các sản phẩm kia chút nhưng chất lượng tốt như các sản phẩm được nhập từ Đức hay Mỹ.
Thành phần: Vitamin tổng hợp, Canxi, Phospho
Sử dụng: 1 viên cho 10kg thể trọng chó
Các sản phẩm trên bạn có thể trộn vào thức ăn trong bữa ăn hằng ngày của chó nhưng lưu ý nên trộn vào khi thức ăn đã ở nhiệt độ nhỏ hơn 40 độ C vì nếu trộn khi thức ăn quá nóng sẽ khiến một số chất trong thuốc bị mất đi.
Khi nuôi chó các bạn cũng nên biết về các thời kỳ nên bổ sung canxi cho chó và bổ sung số lượng như nào để biết cách chăm sóc hợp lý cho thú cưng của mình.
+ Chó nhỏ hơn 8 Tuần tuổi: Lúc này nguồn dinh dưỡng chính cho chó vẫn từ sữa mẹ mà đặc biệt sữa mẹ đã đủ các dinh dưỡng thiết yếu dành cho chó rồi nên bạn không cần bổ sung canxi cho cún.
+ Chó từ 8 – 36 tuần tuổi: Đây là lúc chó đã cai sữa mẹ chuyển sang chế độ ăn dặm và phát triên khung xương nên bạn cần áp dụng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với bổ sung viên canxi ở trên.
+ Chó từ 36 – 48 tuần tuổi: Chó ở độ tuổi này đã trưởng thành và phát triển hết nên bạn không cần bổ sung canxi hằng ngày cho cún mà có thể tách ra 1 tuần 1 lần là cũng rất ok rồi. Đồng thời có thể kết hợp bổ sung canxi cho chó qua thực phẩm.
+ Chó từ 48 tuần tuổi trở đi: Ở độ tuổi này chó bắt đầu phát triển về độ rộng của cơ thể, gân, cơ bắp nên rất cần bổ sung vitamin và canxi nên trong giai đoạn này bạn nên bổ sung canxi đều đặn cho chó trở lại không chó sẽ rất dễ bị yếu xương chân và gầy gò nếu không đủ chất.
+ Bổ sung sữa cho chó: Sữa có giá trị dinh dưỡng cao không chỉ cho người sử dụng mà cho cũng nên sử dụng sữa để bổ sung dưỡng chất và canxi. Nhưng các bạn lưu ý không nên cho chó uống sữa người mà nên cho cún uống sữa dành cho chó vì sữa người rất dễ có khiến chó bị đi ngoài do liều lượng và dưỡng chất khác nhau khiến sữa của người không phải là loại thích hợp dành cho chó.
+ Ngoài việc bổ sung canxi cho chó quá thức ăn, thuốc hỗ trợ các bạn nên cho cún tập thể dục hằng ngày đi lại thường xuyên và không nên nhốt một chỗ vì như vậy rất dễ khiến chó bị yếu chân.
Tìm hiểu thêm các bệnh của chó:
Báo Hà Nội
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nhận Biết Nguyên Nhân Chó Bị Sưng Chân Đau Chân trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!