Bạn đang xem bài viết Cách Làm Cho Chó Không Sủa Bậy được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trước hết, chó sủa bậy, bâng quơ đều có thể xảy ra ở chó nhỏ hoặc chó trưởng thành. Khi nhỏ chúng ta không dạy thì đến khi nó lớn nói nó không nghe. Cũng một phần đây là tập tính giống loài và biểu hiện ở mỗi con một khác, mỗi giống chó mỗi kiểu. Tuy nhiên, chúng ta cùng lạc quan là ta có thể dạy và điều chỉnh được hành vi này của chúng theo ý muốn của bản thân. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân chó sủa bậy đã để có được cách dạy tốt nhất cho cún nhà mình.
Chó sủa là một điều bình thường trong hành vi của chúng. Thông thường chó mà sủa dai hay sủa bậy là các nguyên nhân sau:
Có người lạ đến hoặc đi ngang qua.
Có tiếng động hoặc nó cảm thấy bất an.
Tiếng sủa của con chó khác rồi hùa theo
Do tâm lý buồn chán của chó
Do đòi hỏi mà không được đáp ứng, giận dỗi
Cũng có khi chó sủa bậy mắc một hay nhiều tác nhân này gây ra. Các bạn để ý chó nhà mình hay sủa bậy khi nào để có bước đi đúng đắn trong quá trình điều chỉnh hành vi này của nó.
Cách làm cho chó không sủa bậy và sủa daiThông thường khi thấy chó sủa dai thì chúng ta hay la mắng nó, đuổi nó đi chỗ khác, hoặc bực bội quá thì tìm cái gì ném nó. Chúng tôi cũng nói rõ là nhiều con hết được bệnh sủa dai bằng những cách đơn giản thế này. Bởi tâm lý loài chó nhiều lúc rất khó đoán biết. Khi mà nó sủa đã thành thói quen thì ta chắc chắn phải dạy nó mới được.
Chấm dứt chó sủa bậy khi có người lạ đến nhàHãy xích nó lại và nhờ một người lạ đến nhà mình. Hãy cứ để cho chó của bạn sủa mà không nên la mắng nó. Cho nó thức ăn để làm nó sao nhãng và quên sủa. Bạn nên cho nó một ít thức ăn. Khi nó ăn xong mà còn tiếp tục sủa thì bạn đưa thức ăn ra mà ra lệnh “IM”. Dĩ nhiên bạn không đưa cho nó ăn ngay mà mục đích để nó quen khẩu lệnh và giúp nó nhận biết nếu yên thì sẽ được ăn. Khi nó mừng rỡ thì bạn hãy cho nó ăn.
Tập một ngày khoảng 3 lần trong 4 ngày liên tục là chó nhà bạn sẽ không còn sủa bậy nữa. Bạn kết hợp với việc cho người lạ đi ngang ngoài đường để khiến nó sủa thì khi dạy sẽ hiệu quả hơn.
Ở nước ngoài người ta dùng hành động gọi tên để kêu chó ngừng sủa hoặc đến gần. Cái quan trọng là giúp chó nhận biết được những người đến nhà mình mà có chủ là một người an toàn thì lập tức ngừng sủa. Điều này với những con chó khôn thì bạn chỉ cần dạy như vậy là nó nhận thức được.
Sủa bậy khi nó thấy buồn chánChó có nhiều con sẽ sủa khi nó thấy buồn chán trong lòng. Bạn nên cho nó thức ăn hoặc chơi đùa với nó lúc ấy. Cho nó tự do và nơi có ánh sáng để nó thấy vui vẻ hơn thì tự nhiên nó hết.
Sủa khi mong muốn của nó không được đáp ứngNhiều cún cưng do được chiều nên hay có thói quen đòi hỏi. Như bị nhốt cũng sủa, đòi thức ăn cũng sủa. Sủa khi nào nó thấy vừa lòng thì thôi. Không ít chú chó mắc căn bệnh này. Bạn phải thật nghiêm khắc và làm lơ với nó.
Thông thường thì khi nó đòi thức ăn mà sủa cũng là một trò vui, tuy nhiên khi bị nhốt mà sủa hoài cũng bực. Bạn nên làm lơ và đi chỗ khác. Ít bữa là nó sẽ không sủa để đòi nữa vì nó cảm thấy không có tác dụng. Thay vào đó, khi nó có biểu hiện bớt sủa thì bạn cho nó thức ăn nhiều hơn bình thường.
Sủa khi nghe tiếng chó hàng xóm sủaĐây là một bản năng bầy đàn của chó. Tiếng sủa vừa để thể hiện cái uy cũng như là lời đe dọa. Bạn hãy kêu tên nó thật to và ra lệnh im và quăng thức ăn để nó sao nhãng việc này. Lâu nó sẽ hiểu được hiệu lệnh của bạn.
Các bạn thân mến, dạy chó không sủa bậy là bạn phải là người thể hiện được cái uy của nó. Hãy cho nó sự tin tưởng và cảm thấy an toàn khi nghe được tiếng nói của bạn và các thành viên trong gia đình. Tập tính của chó là phục tùng mệnh lệnh nên bạn khéo léo kỷ luật và khen thưởng nó một cách hợp lý. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng chó cũng cần được quan tâm. Càng gắn kết thì bạn càng dễ sai bảo nó nghe lời.
Mọi thông tin xin liên hệ:
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN
Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.
Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM
Website: https://huanluyenchosaigon.com
Hotline: 0972 944 624
Cách Để Chó Không Sủa Bậy
Nguyên nhân chó sủa bậy
Trước hết bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao chó lại sủa bậy để có thể tìm ra cách giải quyết và huấn luyện chúng. Trường hợp mà chó thường hay sủa là do: – Hằn học đòi hỏi điều gì đó – Khi có người lạ vào nhà, hay phát hiện điều gì đó lạ lẫm không quen – Khi giao tranh với các chú chó khác – Đôi lúc bạn quên cho chúng ăn, bỏ đói chúngCách 1: Kiểm soát sự đòi hỏi của chú chó nhà bạn
Khi chú chó nhà bạn đòi hỏi một điều gì đó như là đồ chơi hay thức ăn nó thích bằng cách sủa inh ỏi lên để gây sự chú ý của chủ nhà. Lúc này bạn cần kiểm soát sự đòi hỏi của chúng ví dụ như chú chó của bạn đòi ăn, bạn chỉ cho nó ăn và sau đó không đáp ứng thêm nhu cầu nào của nó nữa. – Khen thưởng nó vài câu như ngoan lắm, giỏi lắm… – Thưởng món ăn mà nó thích – Hay đi chơi cùng nó, dẫn nó đi dạoCách 2: Chấm dứt kiểu sủa báo động khi có người lạ vào nhà.
Về phương pháp này bạn cần huấn luyện chú chó nhà bạn một cách từ từ, nhận biết được dấu hiệu im lặng, bằng cách khi có người lạ vào nhà chú chó sủa nhưng khi bạn ra chỉ cần vỗ tay là chú chó sẽ ngưng lại và im lặng. Cách huấn luyện như sau: Đầu tiên khi có báo động như có người đến. Bạn hãy đợi nó sủa 3-4 tiếng, sau đó bạn hãy đưa đồ ăn mà chó nhà bạn thích nhất lúc đó sẽ gây sự chú ý của chó đến thức ăn. Việc này được luyện tập trong thời gian dài cho đến lúc chỉ cần bạn vỗ tay là chú chó im lặng lúc đó bạn không cần sử dụng đồ ăn nữa.Cách 3: Ngưng sủa vì buồn chán
Có thể chú chó của bạn bị nhốt quá lâu, dẫn đến dư năng lượng và nhàm chán nên sủa lên, cách giải quyết bạn có thể chơi đùa với chúng, cho chúng đi dạo hoặc mua những vật dụng đồ chơi như bóng, dây để chúng chơi.Cách 4: Một số lưu ý khi chó sủa
Khi chó sủa có thể do những tác nhân bên ngoài, bạn có thể thay đổi những thứ bên ngoài để chó ngưng sủa. Kiểm tra sức khỏe của chó có thể chúng bị bệnh. Chó sủa do bị vướng mắc vật dụng như dây xích, bị kẹt…cần bạn tháo gỡ.Sủa Bậy: Làm Sao Để Khắc Phục
Làm gì để khắc phục hành vi sủa bậy ở chó cưng? 1. Ra lệnh cho chó ngừng sủa bậy và theo dõi chúng thêm một lúc nữa
Khi chó cảm thấy không gian xung quanh có điều gì “bất thường” và bắt đầu sủa, bạn có thể ra hiệu cho chó ngừng sủa bậy bằng cách nghiêm khắc nhìn chó, hoặc dùng âm thanh hay các động tác ra hiệu. Nhưng đừng chỉ dừng ở đó.
Thường thì chó sẽ ngừng sủa vài giây khi bạn quay qua chúng, rồisẽ lại tiếp tục sủa liền ngây sau đó luôn.
Khi bạn kêu tụi chó im lặng, tụi nó sẽ ngoan ngoãn nghe theo, cơ thể trông có vẻ thả lỏng nhưng não thì vẫn đang tập trung cao độ, nên chỉ cần chó cảm nhận được xung quanh có bật kỳ động tĩnh gì là cún cưng sẽ sủa tiếp.
Vì vậy bạn nên kiên nhẫn, chờ cho cún hoàn toàn bình tĩnh rồi hãy quay đi tiếp tục làm việc của mình.
2. Hãy giữ bình tĩnhTất nhiên là bạn rất là bực mình khi mà chó cứ sủa hoài không chịu ngừng. Nhưng khi chúng ta càng “nóng” thì lại càng khó thói quen này của cún.
Thú cưng sẽ không nghe theo lời của người chủ không giữ được bình tĩnh.
Thực tế là chó sẽ bị ảnh hưởng bởi nguồn năng lượng của bạn. Nếu bạn nóng tính, chó cưng cũng như vậy và càng sủa hăng hơn.
3. Khẳng định quyền sở hữu của bạn để chó ngừng sủa
Nếu chó cứ sủa vào một món đồ, người hay một chỗ nào đó trong nhà thì sao?
Lúc này bạn nên đứng dậy khẳng định cho chó hiểu là thứ đó thuộc về bạn, bằng cách dùng ngôn ngữ cơ thể cùng với thái độ bình tĩnh.
Hãy tạo một bức tường tâm lý vững chắc.
4. Áp dụng các bài thể dục tinh thần và thể chất cho cún
Nguyên nhân của việc sủa bậy rất có thể là do chó đang ở trạng thái dư thừa năng lượng.
Nếu rơi vào trường hợp này, giải pháp khá đơn giản là giải phóng năng lượng dư thừa một cách hợp lý và hữu ích.
Bạn có cho chó cưng đi dạo mỗi ngày không?
Ngoài ra, có thể cân nhắc tăng mức độ vận động của cún bằng các cách như:
Cho chó chạy cùng xe đạpbậy
Cho chó đi dạo ở đoạn đường dốc
Thử sức với các bài thể dục về tinh thần (vượt chướng ngại vật)
Có rất nhiều bài tập giúp bạn nâng cao tinh thần và thể chất cho chó. Từ đó, gián tiếp giảm hành vi sủa bậy.
Tắm cho chó cũng là một hoạt động bổ ích.
5. Tìm đến các trợ giúp y tếMột khi bạn quyết định mang chó về nuôi, bạn có trách nhiệm chăm sóc cho chúng tốt nhất trong khả năng của mình.
Vậy nên, khi vấn đề trở nên nghiêm trọng, bạn cần tìm sự trợ giúp từ các bác sĩ thú y để có biện pháp điều chỉnh hàng vi sủa bậy quá mức ở chó, cũng như các vấn đề sai lệch hành vi khác.
NanaPet
Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:
Huấn Luyện Chó Sủa Đúng Lúc Đúng Chỗ Không Sủa Bậy
Nghe tiêu đề của bài huấn luyện này có vẻ hơi kỳ vì sủa là bản năng của chó, không riêng gì chó cảnh mà các loại chó đều sủa nhiều, nhất là chó ta, nhiều khi ngồi trong nhà mà mấy em cứ sủa rất khó chịu . Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể huấn luyện chó sủa đúng lúc đúng chỗ nếu biết cách, nhất là đối với các giống chó thông minh.
Cách huấn luyện– Nếu nhà bạn nhốt chó thì nên thường xuyên thả hoặc dắt cún đi dạo nhé! Vì tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ giúp cún thân thiện và hoà đồng hơn. Nhất là những chú chó có bản tính hung dữ như: Rottweiler, Pitbull, Becgie,…
– Bạn nên xích chó lại và khi đến gần nó thường sẽ gọi bạn bằng cách sủa hoặc khi bạn đang ăn hoặc trộn thức ăn chó sẽ sủa, ngay lúc chó sủa bạn ra lệnh “sủa” (có thể ra thêm hiệu lệnh bằng cử chỉ tay) và cho chó ăn, lặp lại nhiều lần như vậy.
– Khi cún đã quen với hiệu lệnh “sủa” bạn cũng làm như vậy nhưng lần này không cho cún ăn khi bảo nó “sủa” nữa mà ra thêm hiệu lệnh “không” hoặc “im” và chỉ vào mặt nó nếu chó ngừng sủa thì thưởng thức ăn. Còn không bóp miệng nó lại không cho sủa kết hợp nói “im” rồi thả tay ra nếu chó không sủa nữa cho ăn. Lặp lại nhiều lần như vậy cho đến khi cún thành thạo.
Nếu nhà bạn có khách mà ra hiệu lệnh cún ngoan ngoãn nghe theo nên thưởng cho cún ngay. Một vài lần như vậy cún sẽ hiểu chuyện hơn.
Lúc huấn luyện cho cún bạn phải thật nghiêm khắc với chúng. Vuốt ve, âu yếm kết hợp với khen ngợi và thưởng thức ăn khi chúng làm đúng. Còn khi chúng làm sai nên quyết liệt và cứng rắn dạy bảo. Dùng từ “không” và chỉ vào cún để chúng biết chúng làm sai. Hành động của bạn góp phần rất quan trọng vào tính cách của chúng.
Mách Nhỏ Cách Dạy Chó Không Sủa Bậy Chủ Nuôi Nên Biết
Nếu chó của bạn đã quen với việc sủa bậy khá lâu và thường xuyên thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể thay đổi được hành vi của nó.
Thông thường, nếu chó hay sủa thì bạn không nên la mắng nó, vì đây không phải là một cách hay để chó ngưng sủa. Hãy cố gắng kiên định, kiên trì và có sự đồng lòng của cả gia đình để huấn luyện chú chó của bạn có được những thói quen tốt.
Ở một số trường hợp, chó của bạn sẽ nhận được một số phần thưởng khi chúng sủa. Nếu không, bé sẽ không sủa. Vì vậy, cần tìm hiểu xem những gì mà cún cưng sẽ nhận được từ việc sủa bậy, từ đó loại bỏ và không cho chúng có cơ hội tiếp tục với hành vi sủa bậy nữa.
Ví dụ: Sủa lúc người qua đường.
Nếu chó bạn của người hoặc động vật lúc đi ngang qua cửa sổ phòng khách, hãy quản lý hành vi sủa bậy của nó bằng cách đóng rèm cửa, hoặc đưa chó của bạn tránh xa vị trí cửa sổ.
Sủa người đi đường khi đi ngang qua sân. Bạn hãy đưa nó vào trong nhà, không nên để chó ở bên ngoài khi không được giám sát cả ngày và đêm.
Cách dạy chó không sủa bậy: Bước 2 – Làm lơ chúngBỏ qua tiếng sủa, đây là một cách dạy chó không sủa bậy khá hay. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không chú y hay quan tâm đến việc nó sủa. Sự chú ý của bạn giống như sự khích lệ, phần thưởng cho nó ồn ào thêm mà thôi.
Đừng nói chuyện với bé, đừng chạm và thậm chí là không nhìn. Cuối cùng, sau khi nó đã dừng lại thì bạn hãy thưởng cho cún cưng.
Để thành công với phương pháp này thì bạn cần phải đợi chú chó ngưng sủa. Nếu chó sủa quá lâu, suốt một tiếng đồng hồ khiến bạn cảm thấy bực bội, la mắng, thì lần sau nhất định bé cún có thể sẽ sủa lâu hơn. Bởi vì, chó học được rằng, nếu nó sủa càng lâu thì sẽ khiến bạn chú ý đến.
Ví dụ: Sủa khi bị giới hạn
Khi bạn đặt con chó của bạn vào nhà của nó hoặc trong một phòng có cổng, quay lưng lại và phớt lờ.
Một khi cún cưng ngưng sủa, hay quay lại và thưởng cho bé một chút .
Giữ cho chó của bạn vui vẻ bằng cách thay đổi thời lượng mỗi lần. Có thể áp dụng cách thưởng cho cún cưng theo khung thời gian. Ví dụ lúc đầu có thể là 5 phút 1 lần, rồi tăng lên 15 phút 1 lần thưởng, rồi có thể dài hơn 30 phút 1 lần thưởng nếu cún cưng không sủa bậy.]
Nếu chó của bạn thường xuyên sủa với mọi thứ xung quanh. Hãy tập cho chúng quen với những thứ đó. Ví dụ, nếu chó của bạn thường khi sủa khi thấy chai nước. Hãy thử làm cho chúng thấy quen với chai nước bằng cách đặt chai nước xa ngoài tầm mắt của chú cún. Rồi từ từ đưa lại gần, nếu chú cún không sủa, hãy thưởng bé bằng snack.
Tiếp tục đưa vật lại gần hơn, và nếu bé vẫn không sủa, hãy tiếp tục thưởng cho bé. Đây là cách tạo cho bé thói quen không sủa khi thấy vật lạ, vì bé biết không sủa thì bé sẽ được thưởng.
Ví dụ: Sủa chó lạ
Có một người bạn với một con chó đứng khuất tầm nhìn hoặc đủ xa để chó của bạn không sủa con chó lạ kia.
Khi bạn của bạn và con chó của cô ấy xuất hiện, hãy bắt đầu cho chó của bạn ăn nhiều bánh thưởng.
Ngừng cho ăn bánh thưởng ngay khi bạn của bạn và con chó của cô ấy biến mất khỏi tầm nhìn.
Lặp lại quá trình nhiều lần
Hãy nhớ đừng cố gắng thực hiện quá nhanh vì có thể mất vài ngày hoặc vài tuần trước khi chó của bạn quen dần với điều này.
Cách dạy chó không sủa bậy: Bước 4 – Tạo lập hiệu lệnhNhững bước đầu tiên của cách dạy chó không sủa bậy này đó chính là dạy chó sủa theo lệnh. Đưa cho chó của bạn lệnh “nói”, đợi nó sủa hai hoặc ba lần, sau đó thưởng snack cho các bé.
Khi chó ngừng sủa để đánh hơi món món ăn, hãy khen và tiếp tục cho thức ăn trong những lần tập luyện sau. Lặp lại cho đến khi bé cún làm theo đúng hiệu lệnh bạn đưa ra.
Một khi chó bạn đã quen với lệnh “nói” thì bạn hãy dạy tiếp tục lệnh “im lặng”. Trong một môi trường không có quá nhiều sự tác động, ảnh hưởng, hãy bảo chó “nói”.
Khi nó bắt đầu sủa, nói “im lặng” và tặng bé snack làm phần thưởng. Hãy liên tục khen ngợi cún cưng của bạn vì giữ im lặng, và thưởng cho bé nhiều bánh thưởng hơn.
Ví dụ: Ai đó ở cửa
Khi chuông cửa reo, con chó của bạn cảnh báo bạn về sự hiện diện của một “kẻ xâm nhập” bằng cách sủa dữ dội.
Khi bạn đã dạy cho chú chó của mình lệnh “im lặng” trong một môi trường yên tĩnh, hãy thực hành trong các tình huống như thế này để chó của bạn quen dần. Khi nào chó bạn đạt được yêu cầu ngưng sủa ngay cả khi “kẻ xâm nhập” đến trước cửa thì coi như bạn đã thành công.
Cách dạy chó không sủa bậy: Bước 5 – Huấn luyện ngượcKhi chó của bạn bắt đầu sủa, hãy yêu cầu bé làm điều gì đó không tương thích với tiếng sủa. Cụ thể hơn, bạn có thể dạy cho bé không sủa bằng cách mỗi lần bé sủa, hãy bắt bé làm một hành động khác.
Ví dụ đơn giản nhất là khi chó của bạn sủa, hãy sử dụng món đồ chơi bé thích và kêu bé chơi. Việc chơi đùa sẽ giúp cún cưng bị sao lãng và không sủa bậy nữa. Cách này cũng có thể áp dụng theo một hướng khác, đó chính là mỗi khi bé sủa, hãy cho bé xương gặm da bò để bé mãi mê gặm mà quên sủa.
📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi
Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.
Cách Làm Chó Con Không Sủa Về Đêm
Cách làm chó con không sủa về đêm như thế nào? Bạn là một người yêu chó con và là một người có tính kiên nhẫn? Bạn là một người luôn bình tĩnh trong công việc và cuộc sống? Nhưng cho dù như vậy bạn cũng không thể vui vẻ được khi bị thiếu ngủ bởi chính tiếng chó sủa mỗi đêm do thú cưng gây ra đúng không nào?
Thậm chí tệ hơn nữa, tiếng chó sủa có thể sẽ ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh, khiến bạn đau đầu mỗi ngày vì suy nghĩ biện pháp giải quyết!
Trong bài viết này, sẽ chia sẻ cho bạn cách làm chó con không sủa về đêm, đồng thời đưa ra các biện pháp làm chó con ngoan ngoãn nghe theo lời bạn.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, biện pháp này sẽ không thể đạt hiệu quả ngay trong vòng 1 – 2 ngày, bạn phải áp dụng biện pháp trong nhiều ngày liên tiếp để chó con có thể của bạn đặt ra lòng tin tưởng của chúng, có cảm giác an toàn và thoải mái hơn khi ở bên bạn.
Nguyên nhân và cách làm chó con không sủa về đêmCó một sự thật là chó con của bạn sẽ không sủa suốt một đêm dài đâu. Chúng cũng không sủa về đêm chỉ vì bạn cho chúng ăn thức ăn mà chúng không thích.
Chó con sủa về đêm nguyên nhân chính là vì chúng đang cảm thấy buồn chán hoặc cực kỳ căng thẳng, lo sợ.
Bạn hoàn toàn không thể giải quyết được vấn đề chó con kêu vào ban đêm nếu như không hiểu rõ được nguyên nhân.
Bên cạnh đó, các biện pháp áp dụng chưa hẳn phù hợp với tất cả chó con, có thể cách này sẽ hiệu quả với chó con này nhưng lại vô ích với cún con khác.
Do đó, bạn cần lưu ý thật kỹ trước khi bắt tay vào áp dụng bất kì phương pháp nào cho thú cưng.
Nhà mới luôn làm cho cún cưng thấy lo sợ và không được quen thuộc. Đó cũng chính là lý do khiến chó con khóc, sủa nhiều về đêm.
Khi màn đêm buông xuống, ở trong một cái chuồng lạ lẫm, chúng sẽ cảm thấy sợ hãi, cảm thấy mọi thứ xung quanh đều khiến chúng gặp nguy hiểm.
Dấu hiệu: Chó con của bạn sẽ chán nản và nằm yên trong suốt cả ngày, sau đó khi đêm xuống, chúng sẽ cất tiếng sủa thể hiện sự lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, lúc chúng không ở trong chuồng, tiếng sủa của chúng sẽ khá hơn rất nhiều, thể hiện một tâm trạng tốt.
Biện pháp: Hãy suy nghĩ kỹ việc đưa chó con của bạn ra bên ngoài ngủ, cách xa chuồng thì sẽ giải quyết được vấn đề này. Còn nếu bạn muốn chó con của bạn ngủ ngon giấc trong chuồng, bạn cần phải xem xét lại cách tạo dựng một cái chuồng khác phù hợp dành cho chúng.
Chó con nhạy cảm với tiếng ồnChó con kêu vào ban đêm có thể là do mẫn cảm với tiếng ồn quá lớn như xe cộ ở ngoài đường hoặc tiếng rì rào của lá cây.
Trong những tình huống như vậy, chúng sẽ thường tỏ ra cảnh giác cao độ dẫn đến căng thẳng.
Bạn tuyệt đối không được quát mắng chó con của bạn khi chúng đang bị hoảng sợ bởi tiếng ồn.
Chuyên gia tư vấn hành vi của loài chó, Will, học trò của tiến sĩ Patricia McConnell đã chỉ ra rằng loài chó cũng giống như con người, chúng cũng phải vật lộn trải qua nỗi cô đơn và sợ hãi với tiếng ồn.
Dấu hiệu: Đa phần khi chó con bị hoảng sợ bởi tiếng ồn sẽ có khuynh hướng giật mình tỉnh dậy vào ban đêm. Thính giác của loài chó rất nhạy bén, vì vậy chúng có thể nghe được những âm thanh ở khoảng cách xa mà chính cả bạn cũng không thể nghe thấy.
Biện pháp: Vấn đề tiềm ẩn ở đây chính là các dây thần kinh của chó con không được ổn định. Bạn sẽ phải đặt ra một kế hoạch cụ thể để giúp đỡ chó con ổn định trở lại. Cách tốt nhất bạn có thể làm là sắp xếp lại chỗ ngủ của chó ở khu vực ít tiếng ồn hoặc bạn có thể dùng vải dày để đắp lên chuồng nhằm hạn chế tiếng ồn gây khó chịu cho cún cưng.
Nếu bạn có thể xác định được nguồn gốc của âm thanh xuất phát từ đâu khiến chó con của bạn sợ hãi, bạn có thể giải quyết vấn đề theo hướng huấn luyện chúng không sợ tiếng ồn đó nữa.
Ngoài ra, có một số loài chó rất mẫn cảm với tiếng ồn đến nỗi phải sử dụng thuốc thì chúng mới ổn định được.
Một chuyên gia tư vấn hành vi đã đưa ra lời khuyên rằng bạn nên kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và huấn luyện để chó con mau chóng làm quen được với tiếng ồn đó dễ dàng hơn.
Chó con cảm thấy khó chịuThông thường khi thời tiết trở lạnh, chó con sẽ có dấu hiệu khó chịu, không được thoải mái.
Đây cũng là một trong những vấn đề khiến bạn phải suy nghĩ xem nên để chó con ngủ ở trong chuồng hay ngoài trời.
Dấu hiệu: Vấn đề hay dễ nhận ra nhất chính là chó con sẽ thút thít cả đêm hoặc tỏ ra miễn cưỡng đi đến chỗ ngủ của chúng. Hơn thế nữa, thời tiết se lạnh dẫn đến chó con bị cảm lạnh hoặc đau các .
Biện pháp: Không chần chừ gì nữa, bạn cần phải nhanh chóng lót đệm ấm và chăn và chuồng của chó con để giữ ấm trong mùa lạnh. Hoặc bạn cũng có thể chọn mua chuồng có chế độ sưởi ấm, chuồng chó chuyên dành cho mùa đông nếu chó con của bạn ngủ ở ngoài trời. Sau khi bạn đã tạo điều kiện đầy đủ cho chúng mà chúng vẫn sủa ầm ĩ vào ban đêm thì bạn cần tìm đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe của chúng.
Chó con cảm thấy chán nảnNếu chó con của bạn không muốn chạy nhảy tung tăng khi chúng đang ở ngoài trời thì lý do đơn giản chính là chúng cảm thấy buồn chán vào ban đêm đến nỗi không thể ngủ được.
Dấu hiệu: Điều này rất dễ nhận ra khi bạn nhìn thấy tần suất chạy nhảy của chúng giảm đi hơn trước. Vấn đề này thường xuyên xảy ra đối với giống chó hoạt động nhiều năng lượng như Border Collies và . Đôi khi bạn sẽ phải dành thời gian quan tâm đến thú cưng của bạn vì chúng quá buồn chán vì phải ngồi yên một chỗ trong nhà.
Biện pháp: Hãy để cho chó con của bạn được vận động chạy nhảy nhiều hơn, tất nhiên phải để chúng có thể được sủa thoải mái rồi. Hãy thử chơi đùa với chúng mỗi ngày vừa cải thiện tâm trạng của chó còn vừa giúp bạn có được khoảng thời gian vui vẻ sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Hoặc bạn có thể dắt chó đi dạo, đây cũng là một cách để giải tỏa năng lượng.
Chó con cảm thấy bị cô đơnMột số chó con kêu vào ban đêm vì chúng cảm thấy cô đơn, đôi khi dẫn đến cảm giác sợ hãi. Nếu lần đầu bạn mang một chó con về nhà, chúng chắc chắn sẽ khóc lóc và sủa nhiều suốt đêm vì nơi ở lạ.
Dấu hiệu: Vấn đề này sẽ thường xảy ra khi chó con ngủ ở trong chuồng, ngoài trời hoặc bị nhốt vào một căn phòng tách biệt với gia đình chủ. Thậm chí vấn đề này cũng diễn ra ngay cả khi chó con đang ở bên cạnh mẹ hoặc anh em của chúng.
Biện pháp: Cách làm chó con không sủa về đêm là hãy để cún cưng được ngủ bên cạnh bạn hoặc gia đình. Bạn cũng có thể để thú cưng của bạn ngủ chung ngay trên giường. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái thì hãy đặt một chiếc giường dành cho chó ngay bên cạnh hoặc đặt một cái lồng ở đâu đó bên trong phòng ngủ của bạn để đem lại cảm giác an toàn cho chó con.
Các cách làm chó con không sủa về đêm khácĐối với những ai đã suy nghĩ biện pháp, cố gắng tìm ra lý do tại sao chó con của bạn lại sủa suốt đêm mà không có câu trả lời thì đừng nên lo lắng!
Nếu như bạn đang rơi vào tình trạng bế tắc thì hãy buông bỏ mọi suy nghĩ và thử áp dụng các cách sau đây:
Tăng cường vận động, tập thể dục với chó con của bạn. Biện pháp này phần lớn sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Giúp cải thiện tình trạng thú cưng.
Dành cho chó con một không gian thoải mái. Nhiều chó con sủa về đêm bởi vì chúng cảm thấy không được thoải mái với không gian hiện tại. Bạn có thể mang chúng vào trong phòng của bạn hoặc thay cho chúng một chiếc giường êm ái hơn.
Sử dụng các sản phẩm làm ổn định tâm trạng. Như đã được đề cập ở trên, các sản phẩm như tiếng ồn trắng, áo sơ mi, áo thun, vòng đeo cổ không có khả năng giải quyết được triệt để vấn đề mà chó con gặp phải. Tuy nhiên, những sản phẩm này lại có thể giúp đỡ bạn được trong nhiều trường hợp.
Chó con của bạn nên ngủ ở đâu?Nếu chó con của bạn ngủ một mình, trong thùng giấy hoặc ngoài trời, chúng sẽ có cảm giác bị bỏ rơi và dần dần lâm vào tình trạng cô đơn, buồn chán.
Giả sử, việc bạn đem trẻ con trong nhà tránh xa chó con nhằm mục đích muốn chó con cảm thấy tốt hơn thì bạn đã sai lầm rồi! Điều này chỉ khiến chó con bị xa lánh, cô lập và thậm chí chúng có thể sẽ dần hoảng sợ hơn.
Điều gì khiến chó con kêu vào ban đêm?Thật ra, chó con của bạn sẽ không thể sủa suốt một đêm dài cho dù ngay cả khi chúng muốn như vậy.
Liệu có phải chó con giật mình tỉnh giấc vì nghe thấy tiếng sủa của các con chó khác ở xung quanh? Chó con sẽ sủa chậm, đứt quãng nhưng lại đều đặn suốt đêm? Hoặc là chúng sẽ vừa sủa vừa kèm tiếng rên rỉ vào thời điểm bình minh và hoàng hôn trong ngày?
Bạn hãy thử sử dụng cách quay phim vào ban đêm khi chó con của bạn sủa để biết được chắc chắn chuyện gì đang xảy ra, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra cách xử lý đem lại hiệu quả.
Cuối cùng, bạn không nên thay đổi môi trường xung quanh chó con của bạn một cách đột, mà hãy thay đổi từ từ theo một cách tích cực!
Hơn thế nữa, bạn cũng có thể tìm hiểu các biện pháp khác nhau cùng một lúc để xác định được cách làm chó con không sủa về đêm nào phù hợp, vừa không tốn quá nhiều thời gian vừa đạt được hiệu quả tốt nhất.
📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi
Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Cho Chó Không Sủa Bậy trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!