Xu Hướng 9/2023 # Cách Huấn Luyện Chó Samoyed. Chia Sẻ Cách Nuôi Chó Samoyed # Top 9 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Huấn Luyện Chó Samoyed. Chia Sẻ Cách Nuôi Chó Samoyed # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Huấn Luyện Chó Samoyed. Chia Sẻ Cách Nuôi Chó Samoyed được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Siberia lạnh giá của nước Nga là vùng đất của rất nhiều giống chó nổi tiếng thế giới, trong đó có Husky. Chó Samoyed cũng là giống chó săn có nguồn gốc từ Siberia được tôn vinh là nàng bạch tuyết của rừng taiga băng giá. Ban đầu nó là giống chó săn mồi có khả năng tự tìm kiếm thức ăn vô cùng tài tình. Khi được con người thuần hóa, nó trở thành giống chó kéo xe tuyết chăm chỉ và cần mẫn.

Chó Samoyed còn được những người thợ săn và đánh cá sử dụng làm người bạn đồng hành trong những chuyến phiêu lưu của mình. Khả năng đi săn của nó là vô cùng ấn tượng, nó làm quá tốt vai trò kép của mình và được những người chủ đặc biệt yêu mến. Năm 1889, một nhà thám hiểm tên là Robert Scott đã phát hiện ra giống chó này và mang về nuôi và nhân giống. Kể từ đó, nó bắt đầu được nhân giống và trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Ngày nay, sở hữu một con Samoyed quyền quý là mong ước của rất nhiều người yêu thú cưng ở khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam.

Ngoại hình chó Samoyed

Chó Samoyed sở hữu ngoại hình vô cùng đáng yêu và tinh nghịch. Màu trắng như tuyết của vùng băng giá giúp nó trở nên huyền bí và đầy vẻ kiêu sa. Chính sự đáng yêu này mà giống chó này đã làm điên đảo trái tim của biết bao tín đồ yêu chó. Để nhận biết một con Samoyed thuần chủng khá dễ dàng. Chúng ta hãy nhìn vào đặc điểm ngoại hình nổi bật của nó như:

Vóc dáng gọn gàng và khỏe khoắn, khuôn mặt vui tươi và tràn đầy năng lượng

Kích thước của Samoyed:

Con cái cao từ 48 đến 53 cm và nặng từ 16 đến 20 kg.

Con đực cao từ 53 đến 60 cm và nặng từ 20 đến 30 kg.

Đầu của Samoyed nhỏ với nhiều lông ở xung quanh. Mắt hơi hip và con mắt đen nháy tinh anh và thị lực rất tốt. Tai của chó Samoyed hình tam giác rất vừa vặn và đáng yêu, hai tai đều nhau, vểnh lên và hướng về phía trước. Mũi màu đen và khứu giác rất nhạy.

Chân của Samoyed thẳng, chân sau hơi ngắn nhưng khỏe mạnh và khá cơ bắp. Đuôi của nó vểnh lên trên lưng và thường cúp về một bên, lông ở đuôi nhiều và đẹp.

Cũng giống như những chú chó ở vùng cực thì chó Samoyed cũng có 2 lớp lông dày và mượt. Lớp ngoài hơi xù nhưng đan kín với lớp lông ở trong nên nó có khả năng chịu lạnh vô cùng tốt.

Samoyed là giống chó thông minh, siêng năng và cần mẫn. Chúng là những con chó làm việc không bao giờ biết mệt mỏi. Khi được con người sử dụng trong những cuộc đi săn thì chúng luôn luôn năng nổ và đánh hơi, truy đuổi, cũng như tha mồi cực kỳ cần mẫn. Chúng có thể đảm nhận nhiều việc được giao mà không bao giờ có hành động chống đối hay khước từ nhiệm vụ.

Chúng ta có thể hình dung được rằng, Samoyed là giống chó mạnh mẽ, linh hoạt và ưa vận động. Chính đặc điểm nguồn gốc đã tạo nên những con chó này bản năng thích nghi cực tốt, chúng luôn tràn đầy sức sống và vui vẻ. Bạn gần như sẽ không thể thấy được một chút gợn buồn nào trên khuôn mặt của chó Samoyed.

Tuy là những chú chó săn nhưng Samoyed lại là loài chó đầy thân thiện và tuyệt đối trung thành. Chúng hầu như chỉ xem một người chủ là duy nhất của nó nhưng nó vẫn rất yêu quý những người xung quanh. Chính vì sự lành tính nên nó hầu như không làm tổn thương ai. Chúng đặc biệt thân thiện với trẻ em và thích đùa nghịch với chúng. Sự năng nổ và tươi vui của Samoyed sẽ truyền được nhiều niềm vui và năng lượng cho những người nuôi nó. Nó thấu hiểu và nhận biết cảm xúc rất tốt cộng với bản tính thích chọc phá sẽ luôn nghĩ ra những chiêu trò để khiến bạn hết buồn phiền.

Samoyed là một giống chó đặc biệt thú vị, nó hầu như không bao giờ giận dỗi bạn hay có biểu cảm ủ dột. Ngay cả khi nó đang bị bệnh thì khuôn mặt nó vẫn sẽ hớn hở khi được bạn an ủi nó. Nhiều người đã nói rằng, kể khi nó bệnh nặng sắp chết thì đôi mắt nó vẫn luôn long lanh khi bắt gặp bạn. Chính vì lẽ đó mà trong ngôi nhà có một chú Samoyed sẽ luôn vui vẻ và đầy sức sống.

Biểu cảm của chó Samoyed là đề tài thu hút rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về chó. Chúng có thể tạo hơn 50 kiểu biểu lộ cảm xúc một cách chưa thể giải thích được.

Sức khỏe và khả năng thích nghi

Chó Samoyed có sức đề kháng cao và tuổi thọ từ 12 đến 15 năm. Nếu được chăm sóc tốt và sống với điều kiện khá giống với vùng Siberia thì nó có thể sống tới 20 năm. Một vài bệnh mà giống chó này hay gặp phải đó là các bệnh về máu, tiểu đường và kích ứng da.

Điều kiện sống thích hợp dĩ nhiên là càng lạnh càng tốt. Nếu bạn nuôi ở khí hậu Việt Nam thì cũng nên tạo không gian vui chơi thoải mái cũng như nền nhiệt độ thấp sẽ tốt nhất cho chó.

Nên có chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho chó Samoyed và chăm sóc nó đúng cách. Vấn đề của các chú chó xứ lạnh này là các bệnh dễ phát sinh khi sống ở môi trường nóng. Bạn nên cắt và tỉa lông cho nó cũng như tắm rửa hợp lý. Chú ý đặc biệt là không được cạo lông của chúng vì sẽ không mọc lại.

Huấn luyện chó Samoyed

Nuôi chó cảnh thì người nuôi đặc biệt quan tâm đến sẽ huấn luyện nó trở nên thực sự đáng yêu và hữu ích trong ngôi nhà của mình. Những hình ảnh và hành động đầy thông minh của các chú chó trên phim ảnh đã thôi thúc những người nuôi tìm đến các trung tâm huấn luyện chó (huan luyen cho) hay là dạy chó tại nhà.

Với chó Samoyed thì bạn nên dạy nó thế nào? Đối với bất cứ chú chó nào khi muốn chúng phục tùng và nghe lời thì bạn cũng phải thể hiện cái uy của mình với chó. Hãy khẳng định ai là người chủ thực sự của nó.

Bạn nên nuôi nó từ nhỏ để dễ dạy bảo cũng như gắn kết với nó. Dựa vào những đặc tính cũng như tính tình của chó thì ta có thể lên kế hoạch huấn luyện cho nó một cách tốt nhất. Các chuyên gia của chúng tôi khuyên rằng, nên huấn luyện chó Samoyed những bài học như sau:

Thuộc tên, gọi lại gần chủ

Đứng chào, bắt tay, ngồi yên, bò lại gần chủ

Lăn lề trườn.

Đi cạnh chủ khi dã ngoại

Giả chết

Vệ sinh đúng chỗ

Kêu, sủa, làm toán

Tha đồ vật lại gần chủ

Canh trẻ nhỏ.

Báo khi nhà có người lạ.

Mở cửa cho khách

Chống ăn phải bả

Với chó Samoyed nuôi làm cảnh thì gần như không dạy nó tấn công được, tuy nhiên bạn cũng có thể dạy nó đánh hơi bởi vì nó vốn dĩ là loài chó săn giỏi.

Quá trình huấn luyện bạn nên kiên nhẫn và có sự khen thưởng và phạt hợp lý đối với chú chó của mình. Không nên quá chiều chuộng mà nó sẽ quậy phá và ít nghe lời bạn. Có nhiều tài liệu huấn luyện chó hướng dẫn nâng cao để các bạn có thể tự thực hành tại nhà. Tuy nhiên theo chúng tôi thì đối với những người không có nhiều thời gian và kinh nghiệm thì sẽ rất khó làm được việc này. Bạn nên gửi chó đến các trung tâm huấn luyện chó uy tín và gần nhà để được dạy một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất.

Khi cần bất cứ sự tư vấn nào thì các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp miễn phí. Chúng tôi luôn đồng hành với tất cả các bạn.

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN

Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Website: https://huanluyenchosaigon.com

Hotline: 0972 944 624

Cách Nuôi, Chăm Sóc Chó Samoyed. Cách Huấn Luyện Chó Samoyed Con

1. Thức ăn cho chó Samoyed

Tổ tiên của chó samoyed sống trong điều khiện khí hậu lạnh giá, nên chúng cần ăn những thức ăn rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein để cung cấp năng lượng và giữ ấm trong điều kiện xuống tới -10 độ. Chó samoyed nuôi ở Việt Nam, tất nhiên, không phải chống trọi với cái lạnh nhưng bạn vẫn cần phải cho ăn theo chế độ dinh dưỡng chúng đã thích nghi hàng nghìn năm qua.

Chế độ dinh dưỡng của samoyed cần giàu đạm động vật. Khẩu phẩn ăn của samoyed phải có nhiều thịt, có thể là thịt bò (hơi “sang chảnh” nhưng đây là món ăn ưa thích của nhiều giống chó tuyết), thịt gà, cá (cá biển là tốt nhất vì ít mỡ), thịt lợn nạc hoặc nội tạng lợn (gan, phổi, tim, cật,…).

Các loại thức ăn cung cấp vitamin và khoáng chất, như rau củ quả. Chó samoyed tất nhiên là loài ăn thịt, tuy nhiên vẫn cần có các loại chất này để tăng sức đề kháng. Bạn có thể để ý nếu khẩu phần ăn của chó Samoyed thiếu rau củ, chúng sẽ tự ra ngoài tìm cỏ ăn để bổ sung. Có lẽ bạn sẽ muốn bé Samoyed nhà mình được ăn rau thay vì phải ăn cỏ.

Canxi, chất cực kỳ cần thiết cho chó Samoyed, đặc biệt là trong giai đoạn 6 tháng đầu, nhưng rất nhiều người nuôi chó ít kinh nghiệm bỏ qua. Những chú chó bị thiếu canxi có thể dễ dàng nhận biết thống qua bệnh yếu chân, hạ bàn, nghiêm trọng có thể bị bại liệt, co giật,… Để bổ sung, hãy cho bé Samoyed của bạn ăn trứng (trứng thường, trứng lộn), phô mai, hoặc uống sữa.

a. Với chó samoyed con

Ở giai đoạn từ 2 – 6 tháng tuổi, chó samoyed phát triển rất nhanh. Điều này khiến chúng dễ bị thiếu chất nếu ăn uống không đầy đủ. Bạn cần cho chúng ăn các loại thực phẩm giàu đạm, canxi, vitamin như đã nói ở trên. Có thể tự chế biến hoặc mua các loại thức ăn đóng gói dành riêng cho chó con.

Tránh để các bé chơi đùa trên mặt cứng, cỏ là nơi thích hợp nhất với giống chó này cho đến khi khớp của chúng phát triển đầy đủ (khi được khoảng 8 tháng tuổi).

Hãy dùng tối đa thời gian rảnh của bạn ở bên em samoyed ngay từ khi chúng còn bé để chơi đùa, vuốt ve và huấn luyện, việc này sẽ tăng liên kết, gắn bó, giúp bạn có được sự trung thành của chú chó.

b. Samoyed trưởng thành

Samoyed được xếp vào giống chó lao động, vì vậy chúng cần được hoạt động thường xuyên. Chó Samoyed trưởng thành luôn ‘thừa năng lượng’. Bạn nên có một khoảng sân rộng cho chúng chơi đùa chạy nảy để giải tỏa bớt năng lượng dư thừa.

Nếu bạn bắt em samoyed ở yên một chỗ, chúng sẽ có cách riêng để giải trí, có thể là đào bới, cắn xé đồ vật,… Sẽ là thảm họa nếu nhốt em samoyed trong nhà thời gian dài, nhà bạn sẽ không khác gì bãi chiến trường.

c. Phòng chống sốc nhiệt cho Samoyed

Samoyed là giống chó tuyết thích nghi với điều kiện lạnh giá, vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu bạn để những em samoyed chơi trong điều kiện nóng bức (trên 35 độ), đặc biệt là với những bé sam nhỏ. Chúng có thể bị “sốc nhiệt” do bộ lông quá dày.

Cần phải có những cách giải nhiệt như trú trong bóng râm, tắm nước mát, nghỉ trong phòng điều hòa. Hoặc đơn giản nhất là tỉa bớt bộ lông dày đi. Bạn không cần lo lắng về bộ lông kiêu sa, chúng sẽ mọc lại rất nhanh thôi.

3. Làm đẹp cho Samoyed a. Chải chuốt

Nói chung, chăm sóc lông cho samoyed khá mệt. Lông của samoyed thuần chủng có 2 lớp và rất dày, cần được chải chuốt ít nhất 1 lần / tuần. Chúng cũng bị rụng lông nhiều theo mùa. Việc ăn bổ sung thêm các khoáng chất và vitamin (bằng cách ăn thêm rau củ quả), hoặc tắm bằng các loại dầu tắm chuyên dụng có thể hạn chế phần nào việc rụng lông.

b. Cắt móng

Samoyed có móng khá dài ở mỗi ngón chân. Tuy nhiên không giống với nhiều giống chó khác, móng của samoyed khi phát triển đủ dài sẽ cuộn tròn lại, gây đau đớn khi đi lại. Vì vậy bạn nên cắt móng cho chúng mỗi tháng 1 lần.

* Quan trọng: chỉ cắt phần đỉnh móng, KHÔNG cắt vào phần màu hồng, sẽ khiến em samoyed bị đau và chảy máu.

c. Tắm cho Samoyed

Những bé Samoyed trưởng thành ít nghịch ngợm và có xu hướng tự giữ sạch sẽ, nên bạn không cần phải tắm cho chúng quá nhiều, 1 2 lần mỗi tháng là đủ. Tuy nhiên, các bé Samoyed còn nhỏ thì khác, chúng nó rất nghịch ngợm. Bộ lông trắng tinh mà lăn lộn đất cát chắc bạn cũng tưởng tượng ra rồi. Với bọn này thì bạn cần tắm thường xuyên, 1 – 2 lần / tuần hoặc sau khi nghịch bẩn.

Có một vấn đề nhỏ là lông của Samoyed dày và có xu hướng không thấm nước, vì vậy bạn cần phải tắm đủ lâu để bộ lông được ướt toàn bộ. Sau khi tắm cần lau và sấy khô lông, bộ lông dày và dài nên rất lâu kho nếu để khô tự nhiên. Lông ẩm để lâu có thể gây nấm và mùi rất khó chịu.

d. Đánh răng

Huấn luyện chó samoyed là cả một thách thức lớn. Sẽ rất khó huấn luyện 1 chú chó samoyed lớn vì chúng có xu hướng chỉ trung thành với 1 chủ duy nhất. Samoyed nhỏ dễ huấn luyện hơn. Samoyed có thể nói là khá bướng, bạn cần phải chiếm được lòng tin và cho chúng thấy bạn là “kẻ lãnh đạo”. Hãy kiên nhẫn, huấn luyện bằng sự yêu thương và cách thức phù hợp. Tuyệt đối không đánh mắng, sẽ gây phản tác dụng.

Việc huấn luyện chó samoyed các lệnh và khẩu lệnh cơ bản cũng có cách thức tương tự như các giống chó khác, bạn có thể tham khảo cách huấn luyện chó pitbull. Tuy nhiên với samoyed thì bạn cần phải kiên nhẫn hơn.

Ngoài ra, việc huấn luyện cũng có thể thực hiện trong các việc hàng ngày như:

a. Đi dạo hàng ngày

Khi bắt đầu ra ngoài đi dạo, bạn nên là người bước ra ngoài đầu tiên để thể hiện sự lãnh đạo. Cũng cần sử dụng một dây dắt khi ra ngoài, bản năng săn mồi của samoyed khá mạnh mẽ, vì vậy có thể xảy ra các tình xuống xầu như rượt đuổi theo một đứa trẻ, xe cộ hoặc những chú thú cưng nhỏ khác.

b. Cho ăn

Chỉ để em samoyed ăn khi bạn cho phép, bằng cách nói từ “ăn”. Để thực hiện, mỗi lần trước khi cho ăn bạn cần nói “ăn”. Khi được vài ngày thì đặt bát thức ăn xuống nhưng không nói “ăn”, nếu em chó ăn khi bạn chưa nói, hãy cầm bát lên, làm như vậy vài lần rồi nói “ăn”. Hãy kiên trì làm vậy hàng ngày, dần dần em samoyed sẽ chỉ ăn khi được bạn cho phép.

c. Mắng và khen ngợi đúng lúc

Hầu hết giống chó chỉ phân biệt được vài từ qua quá trình huấn luyện bền bỉ. Chúng gần như không phân biệt được những từ nào là khen, hay mắng mà chỉ phân biệt được qua giọng điệu của bạn. Vì vậy bạn cần phải có ngữ điệu rõ ràng khi mắng mỏ hoặc khen ngợi.

Cách Huấn Luyện Chó Samoyed Đơn Giản Tại Nhà

TỔNG QUAN VỀ CHÓ SAMOYED

Samoyed là giống chó săn có nguồn gốc từ vùng Siberia lạnh giá, sở hữu những tính cách nổi trội của chó sói và từng được dùng để kéo xe trượt tuyết trước đây. Giống chó Samoyed rất thông minh, mạnh mẽ, năng nổ và hoạt bát song lại yêu thích yên ổn, không chủ động tìm kiếm kẻ thù nhưng sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết. Trang nhã và lanh lợi, Samoyed là một trong những giống chó cưng được giới nhà giàu yêu thích nhất và được gọi là nàng Bạch Tuyết của từng Taiga.

Lưu ý: Bài viết nhằm mục đích chia sẻ đến những bạn không có điều kiện đưa chó đi huấn luyện hoặc muốn tự huấn luyện chó tại nhà. Mọi hành vi sao chép chưa được sự đồng ý của Cảnh Khuyển 24h được cho là vi phạm bản quyền. Chúng tôi sẽ báo cáo DMCA (Digital Millennium Copyright Act) và xử lý không nhân nhượng!

HUẤN LUYỆN CHÓ SAMOYED CƠ BẢN

Huấn luyện chó Samoyed đứng yên tại chỗ

Huấn luyện chó Samoyed đứng yên tại chỗ là bài học cơ bản đầu tiên giúp bạn kiểm soát được chú chó của mình, đặc biệt là khi đưa chúng ra ngoài.

Đứng trước mặt chó, giơ tay cầm thức ăn ngay phía trên mũi rồi từ từ di chuyển bàn tay lên đỉnh đầu, vị trí giữa 2 tai. Theo phán xạ cún sẽ đứng yên hoặc ngồi xuống đất. Ngay khi cún đứng yên hãy hô lệnh “Yên” và thưởng cho cún.

Đọc hiệu lệnh “Yên” và khi chó Samoyed của bạn đã thực hiện được, hãy chờ khoảng 3 – 4 giây rồi hãy thưởng cho chó để chó tập làm quen dần với việc nghe hiệu lệnh. Dần dần kéo dài thời gian hơn và hô lệnh “Yên” để chúng đứng yên tại chỗ. Lặp lại nhiều lần cho chó quen rồi nghỉ.

Huấn luyện chó Samoyed ngồi, ngồi yên tại chỗ

Lệnh ngồi khi đang đứng

Đứng trước mặt chó Samoyed

Tay cầm thức ăn để phía trên mũi của chú chó Samoyed

Di chuyển tay từ từ về phía đỉnh đầu, tại vị trí giữa hai tai

Khi đó cún theo phản xạ sẽ ngồi xuống, bạn sẽ hô khẩu lệnh “Ngồi”

Thưởng cho cún

Lặp lại hành động này 10 – 15 lần để hình thành thói quen cho chúng.

Lệnh ngồi khi đang nằm

Đứng trước mặt cún cưng, tay cầm thức ăn và để gần sát mũi

Di chuyển tay lên đến độ cao nhất định để cún chuyển về trạng thái ngồi

Hô khẩu lệnh “Ngồi” ngay khi Samoyed ngồi xuống

Thưởng cho cún

Lặp lại hành động này 10 – 15 lần để hình thành thói quen cho chúng và cho cún nghỉ.

Huấn luyện chó Samoyed nằm, nằm yên tại chỗ

Cách 1:

Tay cầm thức ăn đặt trước mũi Samoyed

Hạ thấp tay xuống sát mặt đất, chú cún sẽ di chuyển theo tay và nằm xuống

Hô “Nằm” ngay khi cún nằm xuống

Thưởng cho cún

Cách 2:

Đặt tay lên vị trí giữa xương bả vai và mông

Dùng lực nhẹ đủ để ấn cún nằm xuống

Hô “Nằm” khi cún nằm xuống

Thực hiện 10 – 15 lần để hình thành thói quen rồi cho cún nghỉ

Huấn luyện chó Samoyed luôn đi bên cạnh

Bước 1: Bạn đứng bên phía chân trái của chú chó Samoyed, hô “Ngồi” để cún ngồi bên cạnh.

Bước 2: Khi chó đang ngồi thì giật nhẹ dây, hô “Đi”.

Bước 3: Giật dây và hô “Chậm” khi chú cún đi nhanh, để cún giảm tốc độ để đi ngang chân bạn, đến ngang chân hô “Tốt”. Ngược lại nếu cún đi chậm, thì hô “Nhanh” và làm những hành động tương tự.

Kết hợp huấn luyện chó Samoyed luôn đi bên cạnh với các lệnh: đi, đứng, nằm, ngồi và bò mang lại hiệu quả rất tốt.

Huấn luyện chó Samoyed bắt tay

Bước 1: Ngồi xổm đối diện với chó Samoyed và đặt khay thức ăn vào lòng, lúc này chó sẽ nhìn vào khay thức ăn.

Bước 2: Hô “Bắt tay”, đồng thời dùng tay trái nhấc chân phải của cún lên bắt tay. Tay phải thưởng đồ ăn cho cún.

Bước 3: Lặp lại bước 2 khoảng nhiều lần để hình thành thói quen cho chó.

Huấn luyện chó Samoyed ngồi chào

Bước 1: Hô “Ngồi”, chỉnh đuôi cho thẳng và chỉnh tư thế ngồi chuẩn, tạo thế kiềng ba chân vững chắc.

Bước 2: Hô “Chào”, đồng thời kéo dây dắt lên tay trái và đỡ chân Samoyed. Đứng yên cho đến khi cún mệt, chúng sẽ tự ngồi xuống.

Bước 3: Tập 10 – 15 giây và cho cún nghỉ. Lặp lại nhiều lần để hình thành thói quen cho cún.

Huấn luyện chó Samoyed kêu, sủa

Bước 1: Tay cầm thức ăn có mùi thơm gần mũi cún

Bước 2: Hô “Sủa” và búng tay

Nếu cún sủa: Thưởng đồ ăn, khen tốt và gãi tai âu yếm cho cún.

Nếu cún không sủa: Bạn bỏ đi chơi với những con chó khác và cho chúng ăn, khi đó chú chó Samoyed sẽ sủa vì ghen tức. Bạn quay lại và thực hiện lại bước 2 (nếu nhà chỉ có 1 con, hãy bỏ lơ đi và chơi với đồ chơi khác để chúng ghen)

Bước 3: Lặp lại khẩu hiệu và hành động búng tay để hình thành thói quen cho cún.

HUẤN LUYỆN CHÓ SAMOYED NÂNG CAO

Lưu ý: Bài tập nâng cao này sẽ tùy thuộc vào thần kinh của chó Samoyed, vì thế có con học nhanh, có con học chậm. Nếu quan tâm đến khóa học Huấn Luyện Chó Samoyed của Trường Cảnh Khuyển 24h, vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết

Huấn luyện chó Samoyed tìm đồ vật và gắp mang lại

Bạn nên bắt đầu huấn luyện chó Samoyed tìm đồ vật và gắp mang lại khi chúng khoảng 4 – 5 tháng tuổi, điều này sẽ giúp chúng phát triển kỹ năng tư duy và đánh hơi.

Bước 1: Lấy một đồ vật của bạn và cho Samoyed đánh hơi.

Bước 2: Ném đồ vật ra xa để kích thích chúng chạy đi tìm đồ vật và gắp mang lại. Nếu cún không chịu chạy đi thì bạn dắt cún đi tìm, hoặc đến điểm đồ vật bị ném để kích thích chúng tìm đồ vật.

Bước 3: Luyện tập nhiều lần để hình thành thói quen tìm đồ vật và gắp mang lại.

Bước 4: Nâng cao bài tập bằng cách giấu đồ vật tại những nơi khó tìm.

Huấn luyện chó Samoyed bảo vệ chủ khi có lệnh

Samoyed có bản tính khá hiền lành, cho dù chúng có thể sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết song để huấn luyện chó Samoyed bảo vệ chú khi có lệnh khá khó, đôi khi nhiều con sẽ không học được. Khi huấn luyện tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chọn hiệu lệnh. Chọn một từ quen thuộc để làm hiệu lệnh dạy Samoyed báo động, ví dụ như “sủa”. Khi sử dụng hiệu lệnh này cần sử dụng đúng một giọng điệu để cún có thể hiểu được.

Bước 2: Thực hành với hiệu lệnh.

Buộc chân chó vào chân bàn bếp hoặc hàng rào ngoài sân.

Đưa ra phần thưởng cho chó thấy và lùi ra sau, đi ra khỏi tầm nhìn của chó.

Khi chó sủa hoặc phát ra âm thanh khác, thì hãy lại gần và khen hoặc nói hiệu lệnh. Đồng thời thưởng cho chó.

Lặp lại hành động nhiều lần để chó liên hệ lời khen với phần thưởng, hình thành phản xạ với hiệu lệnh.

Khi chó đã quen với hiệu lệnh, hãy đưa chúng ra những khu vực khác và tiếp tục rèn phản ứng với hiệu lệnh.

Bước 3: Kiên quyết và rõ ràng khi ra lệnh. Khi muốn thử phản ứng của Samoyed trong lúc đi dạo, hãy dừng lại và nhìn thẳng vào chúng rồi nói hiệu lệnh với giọng điệu quen thuộc của những lần trước. Nếu chúng không có phản ứng, hãy đưa ra phần thưởng và lặp lại hiệu lệnh một lần nữa.

Lưu ý: Nếu chó sủa không ngừng, đừng cho chó phần thưởng thay vào đó hãy đợi nó im lặng và nói lại hiệu lệnh, nếu chó làm đúng thì hãy đưa phần thưởng cho nó.

Huấn luyện chó Samoyed tấn công khi có lệnh

Để huấn luyện chó Samoyed tấn công khi có lệnh, bạn cần phải kích thích được sự hung dữ của chúng và bài huấn luyện nên được áp dụng khi cún được khoảng 8-9 tháng tuổi. Tuy nhiên cần lưu ý là giống Samoyed khá hiền lành, nên nhiều con sẽ không học được bài này. Các bước huấn luyện chó Samoyed tấn công khi có lệnh như sau:

Bước 1: Xích chó vào một vật thể cố định. Nên chọn dây xích dài khoảng 2-3m trở lên để chúng có thể dễ dàng di chuyển.

Bước 2: Trêu chó bằng cách đập mạnh xuống đất để kích thích bản tính hung dữ của chúng, tạo ra tiếng động càng lớn càng tốt để kích thích chó muốn tấn công người. Bạn nên đeo đồ bảo hộ trong quá trình huấn luyện để bảo vệ an toàn cho bản thân.

Bước 3: Sau khi đã kích thích được sự hung dữ của chó, bắt đầu dạy chó tấn công.

Bước 4: Dùng các hành động ở bước 2 để kích thích chó tấn công và cho chúng tấn công thật. Đeo đồ bảo vệ tay và cho chó cắn trực tiếp vào bao tay. Bạn có thể buông bao tay để chúng cắn xé để đảm bảo an toàn.

Huấn luyện chó tấn công theo khẩu lệnh cần khoảng 3 – 4 tháng huấn luyện hoặc nhiều hơn. Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian huấn luyện chó Samoyed tấn công khi có lệnh, hãy liên hệ Trường huấn luyện chó cảnh khuyển 24h.

Huấn luyện chó Samoyed phân biệt người lạ (không theo người lạ)

Khi học xong bài Bảo vệ chủ và Tấn Công, thì cún của bạn sẽ mặc định phân biệt người lạ và không đi theo người lạ nữa.

Huấn luyện chó Samoyed dữ thành hiền

Bạn cần dành nhiều thời gian để quan tâm và chăm sóc những chú chó Samoyed có bản tính hung dữ, cộc cằn. Đối với những chó bị tự kỷ và đề phòng người lạ, nên giao lưu với chúng nhẹ nhàng để làm giảm sự cảnh giác rằng không phải người lạ nào cũng đều nguy hiểm và để dạy chó không nên cắn người.

Bắt đầu việc huấn luyện chó dữ bằng cách cho chúng tiếp xúc nhiều với những con chó hoặc các loài vật nuôi khác. Nhớ là dùng dây xích để kiểm soát chó trong lần đầu tiếp xúc.

Nếu cảm thấy chó căng thẳng, hãy ở bên cạnh an ủi để làm giảm cảm giác áp lực cho chúng và giữ cho chúng không cắn người. Đồng thời bạn cũng nên huấn luyện Samoyed biết nghe lời như: đi, đứng, nằm, ngồi, đi vệ sinh….

Huấn luyện chó Samoyed dữ từ nhỏ sẽ đơn giản hơn chó đã trưởng thành. Đối với những con đã trưởng thành bạn hãy dành nhiều thời gian để quan tâm, vuốt ve, âu yếm khiến chúng giảm bớt sự cảnh giác và bản tính hung dữ của mình. Dần dần chúng sẽ cảm thấy an toàn, nghe lời và dễ dạy bảo hơn. Khi có biểu hiện dung dữ quá mức, cần mang đến trường huấn luyện chó để giải quyết vấn đề này.

Huấn luyện chó Samoyed không ăn bậy, chống ăn bả

Cún cưng cần phải có đồ đựng thức ăn riêng. Đến giờ ăn thì bạn bỏ thức ăn vào đó và chúng chỉ được phép ăn đồ ăn trong đó mà thôi.

Đặt đồ đựng thức ăn tại một nơi cố định để tạo thói quen cho cún, hình thành thói quen ăn uống đúng nơi quy định.

Huấn luyện chó Samoyed đi vệ sinh đúng nơi, đúng chỗ

Chọn địa điểm vệ sinh cố định, phù hợp và thuận tiện. Không được thay đổi địa điểm vệ sinh.

Khi thấy chúng có những biểu hiện buồn đi vệ sinh như: đánh hơi tìm chỗ, đi lòng vòng, thì hãy dắt chúng đến địa điểm vệ sinh cố định. Ép cún đi nếu chúng không hợp tác.

Lặp lại nhiều lần để hình thành thói quen cho cún.

Huấn luyện chó Samoyed không cắn phá đồ đạc

Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng để chúng khó tìm kiếm được đồ gặm.

Dùng chuồng hoặc lồng nhốt lại khi có biểu hiện cắn phá đồ đạc.

Cho dùng đồ chơi để gặm, giảm bớt sự ngứa răng và thường xuyên đưa chúng ra ngoài vận động.

Cho cún chơi những đồ chơi an toàn, không gặm những đồ chơi có đầu sắc nhọn vì có thể gây nguy hiểm khi chó nuốt vào. Đồng thời dạy chúng cái gì có thể gặm và cái gì không thể gặm.

NHỮNG LƯU Ý KHI HUẤN LUYỆN CHÓ SAMOYED

Việc huấn luyện chó Samoyed nên tiến hành từ khi còn nhỏ để đạt được hiệu quả tốt trong thời gian ngắn hơn. Bản tính của Samoyed là hiền lành nên trong quá trình huấn luyện không được đánh chửi, không được nổi nóng, vì như vậy có thể khiến chúng sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Thay vào đó hãy thường xuyên chơi đùa, âu yếm, chăm sóc chúng để tạo sự gần gũi và có những phần thưởng xứng đáng để khuyến khích nếu chúng huấn luyện tốt.

Samoyed từ 3 – 4 tháng tuổi dễ huấn luyện tại nhà nhất, chó càng lớn thì việc huấn luyện càng khó vì chúng khó tiếp thu và lúc đó bạn nên đưa chó đến trường huấn luyện chó nghiệp vụ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

LỜI KẾT

Ở bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách huấn luyện chó Samoyed con, Samoyed trưởng thành đơn giản nhất tại nhà. Đừng quên Cảnh Khuyển 24h có khóa học huấn luyện chó Samoyed, tham khảo ngay để tiết kiệm thời gian & nâng tầm cún cưng của bạn lên một cầm cao mới.

Huấn luyện chó lớn

Becgie, Doberman, Rottweiler, Corgi, Lạp xưởng, Bull, Golden, Husky, Alaska, Pug, Chó Đốm, Chó ta (chó cỏ), Phú quốc…

Thời gian học: 4 tháng

2,5tr

/tháng

Đăng ký ngay

*Học phí đóng theo từng tháng, Bé phải đủ 4-5 tháng mới huấn luyện

Huấn luyện theo yêu cầu

Tất cả các giống chó, không phân biệt. Khóa học này sẽ dạy các bài học theo yêu cầu riêng biệt.

Thời gian học: Liên hệ

Liên hệ

Đăng ký ngay

*Liên hệ để trao đổi cùng huấn luyện viên về khóa học này

5

/

5

(

32

bình chọn

)

Chó Samoyed Ăn Gì ? Cách Nuôi Chó Samoyed Đơn Giản Hiệu Quả

Những chú chó samoyed thường được đánh giá cao, cũng như là 1 trong những giống chó dễ thường đáng yêu nhất hiện nay, vì thế mà hầu như ai cũng có thể có 1 em chó samoyed trong nhà như 1 người bạn đồng hành của mình

Nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi chúng 1 cách đơn giản dễ dàng, bởi giống như những giống chó khác, bạn cũng cần phải có 1 vài cách nhỏ để nuôi chúng được đơn giản hiệu quả hơn

Chó samoyed được lai tạo và sống trong cộng đồng người Samoyede ở syberia từ hàng nghìn năm trước , thực hiện rất nhiều công việc nặng nhọc như kéo xe, săn bắn và chiến đấu suốt nhiều thế kỷ. Lần đầu tiên vượt qua biên giới syberia vào cuối thế kỷ 19 để kéo xe trượt tuyết cho các cuộc thám hiểm bao gồm bao gồm cuộc hành trình vĩ đại của Sir Ernest Shackleton khám phá châu Nam Cực. Những chú chó samoyed này đã chịu đựng gian khổ khủng khiếp trên những cuộc hành trình này và chỉ có những chú chó mạnh nhất, dẻo dai nhất mới có thể thực hiện được cuộc hành trình này

Bất kì những loài chó nào cũng có những đặc điểm mà chỉ riêng nó mới có, bạn chỉ cần tập trung vào những đặc điểm này để tìm ra cách hiệu quả nhất để nuôi những chú chó samoyed là ổn

SAMOYED được biết đến như loài chó của gia đình, loài chó thân thiện. Chúng vui vẻ và hòa đồng với tất cả mọi người, ngay cả những người xa lạ, các loài động vật khác. Mọi người thích chơi đùa và hòa nhập cùng chúng mỗi ngày

Chúng cũng là loài chó tình cảm, rất quấn người, nhất là chủ của chúng. Chúng có thể quấn quýt và đi theo bạn cả ngày. Nếu như bạn phải đi công tác xa hay thường xuyên không ở nhà thì cũng nên dành thời gian ở bên chúng để chúng không cô đơn . Chúng rất dễ cáu bẳn và khó chịu nếu như không có ai để ý đến chúng

Nếu nhà bạn có không gian lớn để chúng có thể thường xuyên chạy nhảy vui chơi thì tốt, nhưng nếu không có, bạn sống trong các khu trung cư thì thi thoảng cũng nên dắt chúng đi chơi xung quanh

Chúng cũng cần được huấn luyện từ nhỏ để tạo các thói quen tốt, cũng như chúng trung thành với 1 chủ duy nhất trong đời, bạn nên chọn nuôi những chú chó samoyed từ nhỏ để huấn luyện và làm quen với chúng được tốt hơn

Bạn cần cân bằng 1 cách hợp lý các bữa an của samoyed để chúng được phát triển 1 cách nhanh chóng và tốt nhất

Từ sau khi cai sữa – 4 tháng tuổi: 200g – 500g / ngày, chia làm 5 bữa. Từ 4 – 6 tháng: 360 – 600g / ngày, chia làm 3 bữa. Từ 6 – 8 tháng: 400 – 500g / ngày, chia làm 2 bữa. Từ 8 tháng tuổi: 350 – 450 / ngày, chia làm 2 bữa.

Chia Sẻ Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chó Bull Lùn

Bull rất phàm ăn và có thể ăn ngon lành mọi thứ nên rất thích hợp nuôi tại gia đình, không tốn kém tiền cho thức ăn. Chế độ ăn của Bull phải giàu protein bạn có thể cho ăn thịt nạc, ít mỡ, nội tang, trứng vào khẩu phần ăn hàng ngày của chó Bull lùn. Bổ sung thêm rau củ quả, để bổ sung vitamin và chất xơ, giúp tăng sức đề kháng, và giảm nguy cơ bị tiêu chảy. Hiện nay, trên thị trường có những gói thức ăn sẵn dành cho chó người nuôi cần xem xét kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì. Hạn chế cho chó ăn nhiều tinh bột bởi chúng sẽ dễ bị tích mỡ thừa và béo phì, dẫn đến tuổi thọ giảm và sức khỏe yếu. Nếu như những chú chó Bull bị mắc béo phì thì tuổi thọ của chúng rất ngắn chỉ khoảng 6 năm thay vì 8 năm như bình thường.

Do chó Bull lùn có đặc tính thường rất lười khi ăn xong chúng thường nằm một chỗ chỉ khi đói chúng mới di chuyển đứng dậy đòi ăn. Điều này khiến chó Bull rất dễ bị béo phì khi mà chế độ ăn giàu tinh bột và protein như ở Việt Nam.

Đối với những chú chó Bull lùn nhập từ châu Âu mà cụ thể là nơi bắt nguồn của giống chó Bull là nước Anh, mức giá không bao giờ dưới 50.000.000đ/con.

Top 6 giống chó thông minh và trung thành nhất thế giới

S&C Dog Shop cung cấp những giống chó thuần chủng, được tuyển chọn khắt khe qua nhiều vòng kiểm định.

S&C Dog Shop sở hữu đa dạng các loại chó, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: béc giê, Alaska, Husky, Bull Dog, Phốc Sóc, Corgi, vv.

S&C Dog Shop chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết nuôi chó và chăm sóc các loại chó cảnh, hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong việc chọn lựa, chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng.

Chia Sẻ Cách Nuôi Chó Pug Nhanh Lớn Và Khỏe Mạnh

Cách nuôi chó Pug trong giai đoạn sinh sản

Dù ở bất cứ loài thú cảnh nào, giai đoạn mang thai cũng ẩn chưa nhiều khó khăn và nguy hiểm. Với các bạn chó Pug thì cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy nên chủ nuôi cần đặc biệt chăm sóc các bạn ấy trong quá trình thai sản.

Dấu hiệu nhận biết chú cún Pug của bạn có thai

Thật ra khi mới có thai thì chú cún Pug nhà bạn nhìn vẫn hết sức bình thường. Những thay đổi về ngoại hình chưa hề rõ ràng ở những cô nàng Pug. Chỉ từ tuần thứ 9 bạn mới có thể nhận biết được những dấu hiệu mang thai ở cún. Một số dấu hiệu có thể thấy rõ nhất ở giai đoạn đầu thai sản này sẽ là:

Bụng cún bắt đầu phình to. Điều này cũng làm tăng kích thước đáng kể cho phần hông và eo của cún.

Tuyến vú phát triển khiến cho bầu vú phình to trông thấy.

Chú cún tiết dịch nhờn màu trắng đục.

Nhưng ở nhiều chú cún mang thai gọn thì những dấu hiệu trên cũng không quá rõ ràng hoặc đến muộn hơn. Việc này sẽ khiến bạn khó chắc chắn hoàn toàn về việc cún có thai hay không. Vì vậy bạn nên đưa cún đến thú y để khám thai sản sẽ là biện pháp chính xác nhất. Thời gian thích hợp nhất sẽ là tầm khoảng 1-2 tuần sau khi bạn cho cún đi phối giống.

Cách nuôi chó pug trong thời kì mang thai

Khi chú cún Pug của bạn có thai bạn cần chăm sóc cho Pug ấy cẩn thận. Đặc biệt là bạn phải chú ý về chế độ ăn uống đặc biệt của cún cưng ấy. Nhiều người thắc mắc loại chó cảnh như chó pug ăn gì có cầu kì không. Thực chất thì các chú Pug ăn ấy ăn uống khá bình thường và giản đơn. Bạn chỉ cần hơi mất thời gian để cân bằng các loại dinh dưỡng thôi.

Khi có thai thì các bạn chó Pug sẽ cần nhiều dưỡng chất từ protein, chất xơ, vitamin hơn bình thường. Theo cách nuôi chó Pug khi đang mang thai mà mọi người thường rỉ tai nhau thì chế độ ăn đầy đủ sẽ bao gồm:

150 – 200 gram protein thịt đỏ như bò hay lợn

1 quả trứng

Sữa bò tươi

Rau củ cắt nhỏ để bổ sung vitamin và chất xơ

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý chia nhỏ các bữa ăn cho các chú cún ấy thành 3 bữa một ngày; sáng, chiều, tối. Cách ăn nhiều bữa một ngày sẽ khiến các bạn chó Pug luôn no bụng và có sức khỏe tốt. Khi mang thai thì các bạn ấy luôn háu ăn và thích thú được đánh chén món gì đó. Vậy nên sau khi nuôi chó pug trong thời kì thai sản 1 thời gian bạn có thể tăng số bữa ăn lên 4.

Bạn cũng nên chú ý tới việc đưa cún đi đến trung tâm thú y để khám thai đinh kì. Và nếu bạn có điều kiện hãy để cún tiêm vaccine phòng bệnh khi mang thai. Điều này sẽ giúp cả cún mẹ và cún con tăng cường khả năng miễn dịch đó.

Kinh nghiệm nuôi chó pug trong khi sinh

cách nuôi chó Pug không quá khó nhưng khi nói đến giai đoạn cún sinh thì bạn cần phải cực kì cẩn thận. Vì lúc này cún rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bạn sẽ cần phải tỉ mỉ và chú tâm hơn một chút.

Dấu hiệu chó Pug sắp sinh

Bạn nên chú ý tính toán này dự sinh của cún Pug của mình. Bình thường thì ngày sinh sẽ cách ngày chú cún ấy thụ thai tầm 65 – 70 ngày. Tuy nhiên số ngày cũng có thể thay đổi nhiều tùy theo số lượng chó pug con mà chú cún nhà bạn mang thai. Bạn hãy cố gắng ước lượng và đến khi cún mang thai được hơn 60 ngày thì hãy chú ý quan sát. Nếu cún có những biểu hiện sau thì chú cún ấy đang sắp sinh:

Cún sẽ bỏ mứa đồ ăn trong vòng 1 ngày trước thời điểm sinh

Cún đau và hay rên rỉ khẽ trong vòm họng

Cún thở gấp hơn nhiều và không đều hơi

Chó Pug của bạn sẽ đi đi lại lại đánh hơi để tìm nơi sinh cún con.

Những điều cần lưu ý khi chó Pug sinh

Theo thì khi thấy cún sắp sinh bạn cần chuẩn bị ngay một ổ sinh cho cún. Nơi này cần kín gió, ấm áp và có ánh sáng nhẹ nhàng của một bóng đèn vàng. Khi cún bắt đầu đau đẻ bạn nên ở cạnh bên theo dõi và giúp đỡ chú cún nếu cần. Sau 1 giờ mà cún vẫn không thể đẻ được cho pug con thì bạn cần nhờ đến bác sĩ thú y. Bởi chú Pug nhà bạn khi đó đã rơi vào tình trạng khó sinh. Nếu không có sự can thiệp của thú y sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi cún sinh xong bạn cần làm gì

Sau khi chó buck nhà bạn vượt cạn thành công thì điều đầu tiên bạn phải làm là đưa Pug đến một chỗ khô ráo và ấm áp để nghỉ ngơi. Bạn có thể tách pug con và chó pug mẹ, để cho cún mẹ nghỉ ngơi lấy lại sức sau sinh. Khi chú cún đã hồi sức và khỏe mạnh thì hãy để cún mẹ với con của mình.

Chế độ ăn uống của bà đẻ Pug lúc này sẽ khá khắt khe. Do cún còn yếu và tiêu hóa chưa tốt nên bạn chỉ nên cho cún mẹ ăn cháo thịt băm kết hợp với các loại rau khác nhau. Một ngày thì cún mẹ cần ăn tầm 4-5 bữa mới có thể đủ no và có sữa.

Chó pug con thì bạn cứ để các bạn ấy bú mẹ. Vì không ai biết rõ hơn về cách nuôi chó pug con ngoại trừ chó mẹ đúng không nào.

Cách nuôi chó Pug con

Đối với những bạn muốn mua chó Pug con chứ không phải con của cún nhà mình. Thì bạn nên chú ý đến độ tuổi cún khi mua. Ở nhiều cơ sở nuôi chó kinh doanh họ sẽ không để ý đến sức khỏe của cún mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Họ sẽ bán chó Pug với giá chó mặt xệ con còn non nớt rẻ hơn. Nhưng các bạn không nên ham rẻ mà mua cún còn quá nhỏ kẻo các chú cún chết yểu hoặc không khỏe mạnh.

Độ tuổi thích hợp nhất để nhận nuôi một chú cún con là khi cún cưng ấy được 2 tháng tuổi. Vì lúc này chó pug con đã đủ cứng cáp và mạnh mẽ hơn nhiều. Các chú cún ấy có khả năng tự ăn ngoài mà không còn phải bú mẹ nữa. Khi đó cách nuôi chó Pug con sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Chế độ dinh dưỡng cho chó Pug con khi Pug được 2-6 tháng tuổi

Giai đoạn từ 2-6 tháng tuổi là lúc cún còn non và mới được cai sữa mẹ. Chính vì vậy, cách nuôi chó mặt xệ con lúc này sẽ hơi phức tạp một chút. Đòi hỏi bạn phải chăm chỉ và kĩ tính một chút trong việc lập ra chế độ ăn uống cho Pug.

Chó pug ăn gì khi tròn 2 – 3 tháng tuổi

Khi các chú chó Pug con mới tròn 2-3 tháng tuổi hệ tiêu hóa của các chú cún còn non nớt. Các chú Pug chỉ có thể ăn được những món ăn dễ nuốt như cháo loãng nấu với nước xương và rau củ xay. Bạn nên thay đổi loại rau củ để chú Pug được hấp thu nhiều loại vitamin khác nhau. Một ngày chú Pug nên được cho ăn tầm 4 bữa để đảm bảo sức khỏe.

Đặc biệt lưu ý rằng khi Pug mới được 2-3 tháng tuổi thì bạn tuyệt đối không thể cho chó Pug nhà bạn ăn những đồ tanh như cua, cá,… Bởi giai đoạn này Pug chưa hấp thu được những chất đạm từ hải sản. Pug có thể bị tiêu chảy hoặc dị ứng nếu bạn cố tình cho Pug ăn những món ăn đó.

Chó pug ăn gì khi được 3 – 6 tháng tuổi

Và khi cún được 3 – 6 tháng tuổi rồi thì bạn cũng có thể cho cún ăn 3 bữa một ngày thay vì 4 bữa. Bạn có thể tăng lượng thức ăn một bữa và giảm số bữa xuống 3 vì lúc này cún đã phát triển hơn về dạ dày. Ngoài những bữa chính bạn có thể cho chú Pug nhà mình ăn thêm sữa vào khoảng 300 – 400 ml trong một ngày. Việc uống sữa sẽ giúp các chú cún phát triển nhanh và cứng cáp hơn nhiều.

Cách huấn luyện chó pug con Các bước huấn luyện chó Pug đi vệ sinh đúng chỗ

Bước 2: Khi bạn thấy Pug đi lại liên tục, chạy vòng quanh và đánh hơi để tìm chỗ vệ sinh. Hơn cả là nhấc chân lên để tìm chỗ đi tè. Thì ngay lập tức bạn cần bế chú Pug ấy ra vị trí mà bạn đã lựa chọn làm nhà vệ sinh cố định của chú cún ấy.

Bước 3: Khi đặt chó xuống xong bạn hãy hô liên tục câu lệnh ” Tên cún + đi đái”. Bạn hãy đảm bảo rằng mình lặp đi lặp lại câu lệnh thật nhiều lần.

Việc huấn luyện chó Pug luôn đòi hỏi ở bạn sự kiên nhẫn. Hãy lặp đi lặp lại những bước huấn luyện này khoảng 2-3 lần/ ngày và liên tục trong 1 tháng. Sau đó bạn sẽ thấy được sự khác biệt trong thói quen đi vệ sinh của cún đó.

Cách nuôi chó Pug trưởng thành

Những tưởng rằng khi những chú chó Pug trưởng thành rồi thì việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Các chú chó Pug vốn là một giống chó cảnh không quá mạnh mẽ và đòi hỏi nhiều sự quan tâm. Nhất là về những phương diện dinh dưỡng và huấn luyện.

Chế độ dinh dưỡng cho chó Pug trưởng thành

Chế độ ăn đối với chó pug luôn là một vấn đề cực quan trọng. Khi bạn mua chó pug chắc hẳn người bán pug có nhắc nhở bạn về điều này. Bởi các chú chó pug rất háu ăn và ăn khá tạp. Nên nếu bạn cho bao nhiêu các chú Pug ấy cũng có thể ngốn sạch. Như vậy rất dễ gây ra tình trạng béo phì ục ịch.

Theo các chuyên gia chuyên về cách nuôi chó Pug thì khẩu phần ăn phù hợp cho một chú Pug tiêu chuẩn trưởng thành sẽ là 3-4% trọng lượng cơ thể. Chẳng hạn như chú Pug của bạn nặng 10 kg thì chú Pug ấy nên ăn 300 gram thức ăn một ngày. Và số thức ăn đó nên được chia làm 2 bữa/ ngày khi cún đã trưởng thành.

Trong bữa ăn thì lượng các thành phần dinh dưỡng cũng được phân đều để Pug có chế độ ăn cân bằng. Chỉ có như vậy thì cún Pug mới mau lớn và có sức khỏe tốt.

Protein trong các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò hoặc các loại hải sản tôm, cua, cá (20 – 25%)

Chất béo thường có sẵn khi bạn cho cún ăn thịt, cá (10 – 15%)

Tinh bột bạn có thể lấy từ gạo nấu cơm và cháo. Hoặc khoai sắn và ngô cũng là nguồn cung cấp tinh bột hợp lí (10 – 15%)

Các thành phần dinh dưỡng khác như chất xơ, vitamin hay canxi cũng cực kì cần thiết và được chưa sẵn trong các thành phần như tôm, cá, thịt, rau củ mà cún ăn.

Huấn luyện pug trưởng thành

cách nuôi chó Pug sẽ chẳng hề khó khăn nếu bạn đã có nền tảng huấn luyện chó pug khi các chú cún còn nhỏ. Các chú Pug hiểu một số lệnh cơ bạn như đứng lên ngồi xuống thì việc huấn luyện lúc trưởng thành cũng khá nhàn. Bạn chỉ cần tập luyện sao cho cún chăm và yêu thích vận động hơn. Bởi về bản chất chó pug là một giống chó cảnh lười vận động. Chúng chỉ thích nằm một chỗ và ngủ chứ không đam mê chạy nhảy.

Việc huấn luyện để chó Pug tham gia vào các hoạt động thể thao như chạy nhảy, bắt đĩa, bắt bóng là cực kì cần thiết. Mỗi ngày bạn nên dắt chó ra công viên và sân chơi để vận động tầm 15 – 20 phút. Những giờ luyện tập này sẽ giúp cún khỏi béo phì và trở nên săn chắc hơn.

Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên để cún thực hiện những hoạt động quá vất vả. Như những bài tập thiên về sức bền như kéo lốp xe, chạy bền, săn mồi. Bởi pug là giống chó cảnh khá yếu. Các chú cún có đường thở nhỏ và dễ gặp vấn đề về hô hấp. Nếu bạn bắt cún tham gia những bài tập này sẽ khiến cún mệt mỏi, khó thở và nôn mửa.

Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/cho-canh/cach-nuoi-cho-pug/ khi chia sẻ nha.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Huấn Luyện Chó Samoyed. Chia Sẻ Cách Nuôi Chó Samoyed trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!