Bạn đang xem bài viết Cách Hạ Sốt Cho Chó Khi Bị Ốm được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Nguyên nhân chó bị sốt
+ Do bị viêm Amidan, sẽ khiến cho chó của bạn bị sốt, ho liên tục, còn nôn sủi bọt mép, amidan sưng lên. Ngoài ra, rất có thể chó vì bị nhiễm khuẩn mà trở nên sốt cao, chảy nhiều dịch nhầy màu vàng nhạt. Hay bỏ ăn và nôn, nặng hơn sẽ là tiêu chảy, co giật liên tục. Ngoài ra, một số triệu chứng khác là co giật, sủa điên cuồng, ho.
+ Đối với các bộ phận như tai, mũi và họng của chó cũng có thể đã nhiễm khuẩn. Hơi thở bị khó khăn, khò khè hoặc không thở được. Sổ mũi và ho liên tục. Phần mắt và quanh chóp mũi sẽ dần xuất hiện dịch mủ bám lại. Ảnh hưởng đến sau này trong đường hô hấp của chó.
+ Còn có khả năng chính là chó đã bị nhẫm độc của chì. Dễ nhận thấy bằng mắt thường chính là việc chó sốt cao liên tục. Nôn, ỉa chảy (một số trường hợp có phân như màu máu), phần bụng luôn đau và nhói. Nặng hơn chính là bị liệt đi.
+ Cũng như trong khẩu phần ăn của chó bị thiếu canxi, làm cho nó bị hạ huyết. Khiến chó sốt hơn 42 độ C, thỉnh thoảng lâm vào tình trạng hôn mê. Lúc nào cũng gào thét và sủa nhanh hơn bình thường.
+ Cơ thể run rẩy, luôn trong trạng thái uể oải, buồn bã, vẻ mặt đờ đẫn, mệt mỏi mắt nhìn xa xăm, không còn vẻ tinh ranh, lanh lợi đùa nghịch như thường ngày.
+ Chó bị chảy mũi, nặng thì bị ho.
+ Chó bị ốm thường nằm im một chỗ, ít vận động hơn so với bình thường và ngủ nhiều hơn.
+ Thay đổi thói quen ăn uống và biểu hiện đặc trưng nhất là chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn kém.
+ Cún bị ốm hay cảm lạnh niêm mạc miệng và da tái, nôn, tiêu chảy có khi có màu, thân nhiệt hạ.
+ Khi bạn quan tâm, vuốt ve, gọi nó nó không có vẻ thích thú, vui mừng và phản ứng tích cực như thường ngày thì có thể nó đang có vấn đề về sức khỏe và cần nhanh chóng đưa chúng đến cơ sở khám thú y gần nhất để thăm khám, chữa trị.
+ Quan sát vẻ ngoài nếu thấy những dấu hiệu sau: tai rũ xuống, lông bớt bóng mượt, nhem nhuốc, có những vùng lông dựng đứng… Nếu tình trạng kéo dài, chó sẽ trụy tim rồi chết.
3. Cách hạ sốt cho chó
+ Nên chú ý tăng cường hệ miễn dịch khi chó bị sốt. Cho chúng ăn các đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa và cho thêm vitamin B và C tăng cường sức khỏe.
+ Nhỏ thuốc qua mắt và mũi cho chó.
+ Có thể ép lấy nước lá tía tô hay xương xông, húng quế để cho chó uống mỗi ngày.
+ Dùng acemuc hay bisolvo làm long đờm nếu chó thở khò khè hay chảy nước mũi quá nhiều.
+ Vệ sinh thường xuyên chuồng chó để diệt khuẩn và tránh chúng lây lan ra các khu vực khác.
+ Dùng kháng sinh nếu chó bị viêm phế quản hay viêm phổi,… Một số loại thuốc kháng sinh là amoxycillin hay zinnat. Dùng liều lượng tùy theo kích thước chó của bạn.
Tuy nhiên, cách đảm bảo nhất là đưa chúng đến một cơ sở thú y để có sự chăm sóc chuyên nghiệp nhất.
4. Phòng tránh chó bị sốt
+ Không cho chó tiếp xúc với các con chó đang mang mầm bệnh. Tránh để chúng chui vào nơi không được vệ sinh sạch sẽ.
+ Thức ăn và thuốc cho người không thể dùng cho chó. Có một số loại thức ăn chỉ có người mới ăn được và rất có hại cho chó. Thuốc dành cho người chỉ sử dụng cho chó nếu được bác sĩ thú y cho phép.
+ Không để chúng tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Ví dụ như sơn, sơn móng tay, chất tẩy rửa,… Dọn sạch những chất này khỏi các vị trí như sân chơi hay sàn nhà.
+ Làm ổ cho chúng bằng chăn ấm để ngủ. Chăn nên có mùi của bạn để chúng cảm thấy dễ chịu. Làm ổ cho chúng ở vệ sinh hay nơi dễ cọ rửa để vệ sinh nếu chúng nôn hay đi vệ sinh không kiểm soát. Giữ cho ngôi nhà im lặng và đừng để chúng bị làm phiền. Nơi nghỉ ốm lí tưởng cho chó cũng giống như của bạn khi bị ốm.
+ Cách ly chúng khỏi những con chó để tránh mầm bệnh lan truyền.
Bạn có thắc mắc gì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Link Facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn/
Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Mọc Răng Không Cần Dùng Thuốc
Mọc răng là một sự kiện thú vị diễn ra trong năm đầu tiên của trẻ. Giai đoạn mọc răng này các bé có thể khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn thậm chí sốt. Dùng thuốc sẽ giúp giảm sốt và giảm đau nhanh chóng nhưng với những trường hợp sốt nhẹ thì không cần thiết phải dùng thuốc.
by Nguyễn Phương533 Views
Khi bị sốt, cơ thể thường mệt mỏi, cách đơn giản nhất là nghỉ ngơi đầy đủ, cụ thể là ngủ.
Cho trẻ nằm ngủ trong phòng khô mát, yên tĩnh, bé mặc quần áo rộng rãi, có thể đắp chăn nếu cần.
Bạn có thể hát ru cho bé để bé dễ ngủ hơn, thấy dễ chịu và an toàn hơn.
Trong quá trình ngủ, mọi hoạt động sẽ giảm dần ngoài trừ hệ miễn dịch, bởi cơ thể đang dồn toàn bộ năng lượng cho việc hồi phục sức khỏe.
Sau một giấc ngủ dài, cơ thể bé sẽ khỏe mạnh hơn.
Không nên đánh thức khi bé đang ngủ.
2. Lau mát.
Hãy luôn lau khô người cho bé bằng khăn ẩm, để tránh mồ hôi thấm ngược trở lại vào trong, dễ khiến bé bị cảm lạnh.
Hoặc bạn có thể đắp một chiếc khăn mát lên trán hoặc bàn chân của bé.
Đây là một trong các cách hạ sốt cho trẻ mọc răng được sử dụng khá phổ biến.
Tuyệt đối không nên tắm nước lạnh khi sốt, đây không phải là cách hạ sốt đúng đắn.
Tắm nước ấm sẽ giúp thân nhiệt của bé của bé hạ xuống từ từ, cơ thể dễ chịu hơn, sạch sẽ hơn, phòng tránh các vi sinh vật tấn công gây bệnh khi cơ thể đang yếu.
Nên tắm nhanh, trong phòng kín và lau khô người trước khi mặc quần áo.
4. Mặc quần áo mỏng.
Nếu bé bị sốt mà mặc nhiều lớp quần áo hoặc mặc áo dài thì thân nhiệt của bé sẽ càng tăng lên.
Bạn nên để cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, mỏng, dễ thấm mồ hôi.
Trẻ thường đổ rất nhiều mồ hôi khi sốt cho nên việc lau khô người và thay quần áo thường xuyên là điều cần thiết.
Điều này không chỉ giúp trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu mà còn giúp ngăn ngừa cảm lạnh.
Đây là cách hạ sốt cho trẻ mọc răng cũng như cho tất cả trẻ em, người lớn.
Tiếp tục cho trẻ sơ sinh bú sữa để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé cũng như phòng tránh bị mất nước.
Nếu trẻ trên 6 tuổi đã biết ăn dặm thì nên cho trẻ uống nước trái cây như cam, quýt, táo, lê,…
Thức ăn dặm vẫn là cháo hoặc súp được nấu nhừ, dạng lỏng và đầy đủ các thành phần dinh dưỡng.
Dùng một miếng vải mát hoặc đặt núm vú giả trong tủ lạnh rồi cho trẻ ngậm, nhai. Cách này sẽ giúp giảm cơn đau nhức hoặc ngứa do mọc răng.
Luôn làm sạch nướu sau khi cho bé bú hoặc ăn.
Vệ sinh tay em bé và những đồ ngậm thường xuyên.
Luôn theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sốt 38 độ thì chỉ là sốt nhẹ. Còn nếu sốt trên 38,5 độ thì nên dùng thuốc.
Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa,…
Nếu tình trạng quấy khóc, bỏ ăn kéo dài hơn 1 tuần hoặc có bất kì dấu hiệu của bệnh nào đó bạn nên cho bé đi khám.
4 Bước Tự Tiêm Cho Chó Khi Chúng Bị Ốm
Chúng tôi khuyến khích việc bạn mang cún đến các phòng khám thú y gần nhất thay vì tự làm. Tuy nhiên, trong trường hợp cần cấp cứu, bạn cần làm theo những bước trong bài viết này.
Bước 1: Lựa chọn bơm tiêm phù hợp
Lựa chọn kim tiêm cho chó cũng cần phù hợp với trọng lượng của chú chó. Nếu chó của ta dưới 2kg thì ta sẽ sử dụng kim tiêm 1cc. Bởi vì lượng thuốc chích cũng sẽ không đến 1cc. Và mũi kim này rất nhỏ, khi tiêm cho chó sẽ ít đau.
Tùy vào lượng thuốc tiêm để chọn kim tiêm phù hợp với chó. Nếu chó lớn hơn, nặng khoảng 2kg đến 4kg thì ta có thể dùng kim tiêm 1cc hoặc 3cc. Tùy vào lượng thuốc mà ta tiêm phù hợp. Nếu lượng thuốc dưới 1cc thì ta nên dùng kim tiêm 1cc. Còn nếu lượng thuốc lớn hơn 1 cc thì ta bắt buộc phải dùng kim tiêm 3cc. Nếu chó nặng khoảng trên 4kg thì ta sẽ dùng kim tiêm 3cc hoặc 5cc.
Bước 2: Cách cầm kim tiêm
Khi tiêm cho chó, ta cần phải cầm chắc cây kim tiêm. Ta đặt mũi hở đầu kim hướng lên trên. Chú ý không đặt úp mũi hở đầu khi xuống dưới khi tiêm cho chó. Bởi vì như vây thuốc bơm trong ống bơm sẽ nghẹt, và thuốc sẽ không bơm được. Khi đó, ống chích bơm sẽ rất cứng. Nếu ta cố gắng bơm thì chó sẽ đau và giãy gây ra gãy kim tiêm.
Khi ta rút thuốc vào ống tiêm, ta phải đẩy thuốc lên trên hết. Không nên để chừa bất kỳ khoảng trống nào ở đầu ống tiêm. Đồng thời ta nên búng nhẹ vào ống tiêm để loại bỏ bọt khí trong ống tiêm.
Bước 3: Giữ chó thật chắc chắn
Khi tiêm cho chó, chó của bạn có thể bị hoảng sợ hoặc bị đau. Chính vì vậy cần giữ chó chắc chắn khi tiêm. Khi tiêm cần ít nhất hai người , một người giữ chó và một người tiêm cho chó. Nếu như chó của bạn bị bệnh quá nặng nên cơ thể yếu hoặc không có cảm giác đau thì mới cần 1 người vừa tiêm vừa giữ. Bạn nên đeo rọ mõm cho chó để giúp giữ an toàn cho bạn và cả chó khi tiêm.
Để tiêm cho chó, ta sẽ dùng 1 tay túm nhẹ ở gáy chó. Tay còn lại sẽ ôm giữ chó. Đồng thời tay sẽ gãi gãi và trò chuyện khiến chúng quên mất cảm giác bị tiêm. Chúng ta nên giữ chó một cách nhẹ nhàng, không nên giữ quá mạnh. Vì khi đó chó sẽ phản ứng lại. Hoặc ta sẽ dùng 2 tay đặt vào nách hai chân trước của chó. Sau đó bế bổng chó lên, không để chân sau chạm đất. Hoặc cũng có thể cho chó đứng bằng 2 chân sau rồi ôm nhẹ chó vào lòng hay đặt lên đùi. Rồi sau đó ta bắt đầu mới tiêm cho chó.
Bước 4: Chọn lựa đường tiêm phù hợp
Tiêm dưới da: Để tiêm dưới da cho chó, ta nên kéo lớp da ở bên hông chó hoặc ở bên sống lưng của chó. Sau đó ta đâm kim vào khoảng giữa 2 lớp da và cách khoảng góc 45 độ. Sau khi tiêm xong, ta nên vỗ vỗ vào chỗ vừa tiêm thật nhẹ để thuốc có thể tan ra dễ dàng. Chúng ta không nên đâm hết cả mũi kim vào da. Chỉ cần qua lỗ hở đầu kim vào da của chó là được.
Tiêm dưới bắp: Tiêm dưới bắp sẽ gây đau buốt hơn so với việc tiêm dưới da. Đường tiêm này tiêm sẽ khó hơn so với đường tiêm ở dưới da. Và nếu ta nhát tay thì sẽ rất khó thực hiện được. Nếu ta không xác định được chính xác chỗ tiêm thì sẽ tiêm nhầm. Nó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho chó của ta.
Để tiêm vào bắp, ta sẽ chích ở bắp đùi chân chó hoặc cơ lưng ở 2 bên của chó. Sau đó đâm thẳng mũi tiêm xuống. Vị trí này hơi khó tiêu và khó hình dung. Nên nếu ta nhát tay hoặc ít kiến thức hiểu biết thì nên đưa chó đến gặp .
Tiêm ở ven: Tiêm ở ven dành cho những trường hợp bệnh đã nặng. Tiêm ở ven là một đường tiêm cực kì khó. Và nếu không có bác sĩ hướng dẫn thì ta không nên tiêm cho chó. Muốn tiêm ở ven cho chó thì điều cần thiết là xác định được tĩnh mạch của chó. Sau đó ta mới tiến hành tiêm ven cho chó. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nhờ đến bác sĩ thú y để được tiêm đúng cách.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Hạnh Nguyễn
Cách Chăm Sóc Và Điều Trị Cho Chó Bị Ốm
Thật không vui vẻ gì khi nhìn thấy người bạn tốt nhất bị ốm. Chúng phụ thuộc vào sự chăm sóc của bạn, người chủ của chúng mỗi khi bị ốm. Bước đầu tiên cần làm là nhận biết khi nào chó bị ốm, tiếp theo là xác định mức độ nghiêm trọng của căn bệnh.
Một số trường hợp ốm có thể chăm sóc tại nhà cẩn thận, các trường hợp khác cần có sự theo dõi ngay lập tức của bác sĩ thú y. Bất cứ lúc nào bạn không biết chắc, đừng ngại gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ. Đôi khi đó là vấn đề giữa sự sống và cái chết.
Nhận biết các triệu chứng của bệnh
Ghi chép lúc nào chó đi vệ sinh, khi nào triệu chứng xảy ra, khi nào chúng ăn uống, v.v… Cách này sẽ giúp định hình các triệu chứng. Đây cũng là công cụ hữu ích để bác sĩ chẩn đoán bệnh của chó.
Nếu chó của bạn bị ốm nhẹ ( chó biếng ăn mệt mỏi trong ngày, bồn chồn, nôn mửa một hai lần, tiêu chảy một đợt), bạn có thể chăm sóc chó cẩn thận tại nhà và gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
Có những triệu chứng cần chăm sóc y tế khẩn trương. Không bao giờ chần chừ mà gọi ngay cho bác sĩ khi gặp những triệu chứng này:
Hôn mê
Chảy máu nhiều
Ăn phải chất độc hại
Nôn mửa và tiêu chảy không ngừng
Gãy xương
Khó thở
Co giật liên tục trong vòng 1 phút
Bí tiểu hoặc đi không ra nước tiểu
Triệu chứng mới hoặc lặp lại ở chú chó đang bị bệnh (như: tiểu đường, v.v…)
Các vết sưng tấy lớn trên mặt, mắt hoặc họng.
Một số triệu chứng bệnh khiến chú chó cảm thấy khó chịu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh cần được điều trị. Hãy gọi điện hỏi bác sĩ cách xử lý các triệu chứng sau:
Cơn co giật đơn lẻ kéo dài chưa đến 1 phút
Thỉnh thoảng bị nôn mửa và tiêu chảy kéo dài trên 1 ngày
Sốt
Ngủ lịm quá 1 ngày
Không ăn quá 1 ngày
Khó đại tiện
Đi khập khiễng hoặc đau khi vận động
Uống nước quá nhiều
Bị phù
Nổi u cục bất thường hoặc u cục sưng to hơn
Các triệu chứng hoặc hành vi bất thường khác (run rẩy hoặc rên rỉ)
Với chó con và chó trên 6 tháng tuổi đang khỏe mạnh. Cách chăm sóc cún con lúc này là có thể không cho ăn đến 24 giờ nếu triệu chứng ban đầu là nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Bạn cũng không nên cho chó ăn đồ ăn yêu thích và gặm xương đồ chơi.
Không bao giờ được hạn chế chó uống nước trừ khi chúng bị nôn khi uống. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
Sau khi không cho ăn trong 24 giờ và chó của bạn hoạt động bình thường hơn, bạn có thể cho chúng ăn nhạt từ từ trong 1-2 ngày. Chế độ ăn nhạt cho chó bao gồm 1 phần đạm và 2 phần tinh bột dễ tiêu hóa.
Nguồn đạm thường được dùng bao gồm pho mát từ sữa gạn kem hoặc thịt gà (không da và mỡ) hoặc thịt viên luộc.
Loại tinh bột tốt cho chó là cơm trắng.
Cho chó có cân nặng 5kg ăn một chén mỗi ngày (chia thành 4 khẩu phần, cứ 6 giờ ăn một lần).
Hạn chế chó tập luyện và chạy nhảy
Đảm bảo chó của bạn được nghỉ ngơi nhiều bằng cách hạn chế thời gian tập luyện và chơi đùa của chúng. Dắt chó đi ra ngoài cho thoải mái nhưng đừng để chúng chạy nhảy nếu cảm thấy mệt. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.
Chú ý lượng phân và nước tiểu của chó khi bị ốm. Nếu bạn thường để chó tự đi vệ sinh ở ngoài thì khi chúng bị ốm, hãy dắt chúng đi để bạn có thể quan sát lượng phân và nước tiểu của chúng.
Đừng phạt chó của bạn nếu chúng chẳng may đi vệ sinh hoặc nôn mửa trong nhà. Chúng không thể kiểm soát được vì đang bị ốm và có thể lẩn tránh bạn nếu bị phạt.
Đảm bảo bạn theo dõi sát chú chó đề phòng trường hợp triệu chứng xấu đi. Đừng để chó ở một mình trong ngày hoặc vào cuối tuần. Nếu bạn phải đi đâu (ví dụ đi làm), hãy kiểm tra chó 2 giờ một lần.
Nếu bạn không sắp xếp được, hãy gọi điện đến bệnh viện dành cho thú cứng để xem liệu họ có chăm sóc chó của bạn tại bệnh viện không. Triệu chứng có thể xấu đi nhanh chóng, các triệu chứng mới hoặc nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ngay lập tức.
Nếu bạn không biết chắc triệu chứng của chú chó, hoặc nếu chúng có vẻ yếu đi, hãy gọi điện hỏi bác sĩ.
Đừng để chúng ở ngoài hoặc trong nhà để xe. Chó của bạn có thể gặp vấn đề về kiểm soát thân nhiệt và bạn không theo dõi chúng được kỹ lưỡng khi triệu chứng thay đổi.
Cho chó nằm ổ kèm theo chăn đắp để ở chỗ bạn có thể dễ dàng và thường xuyên theo dõi chúng. Chọn chăn có mùi của bạn đắp cho chó để chúng cảm thấy dễ chịu.
Bạn nên chọn chỗ đặt ổ cho chó có sàn nhà dễ cọ rửa như trong nhà tắm hoặc bếp. Nếu chó nôn mửa hoặc đi vệ sinh, bạn có thể dọn dẹp nhanh chóng, dễ dàng.
Bạn nên giữ chú chó bị ốm tránh xa những chú chó khác. Cách này sẽ ngăn truyền bệnh. Thời gian yên tĩnh cũng giúp chó của bạn được nghỉ ngơi.
Những thức ăn an toàn cho con người cũng có thể gây tử vong đối với chó. Những sản phẩm như xylitol đặc biệt nguy hiểm cho chó. Chất này có trong thực phẩm không đường và sản phẩm vệ sinh răng miệng.
Những thực phẩm có hại khác là bánh mì, sôcôla, quả bơ, đồ uống có cồn, nho, nho khô, tỏi, và những thức ăn khác.
Không sử dụng thuốc dành cho người để điều trị cho chó trừ khi bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Những loại thuốc này có thể độc hại đối với chó và khiến chúng ốm nặng hơn.
Luôn theo dõi chó khi chúng ra ngoài. Để các chất độc hại xa tầm với của chó. Những chất này bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chống đông, phân bón, thuốc kê đơn, thuốc diệt côn trùng và những thứ tương tự. Những chất này có thể độc hại và gây tử vong ở chó.
Bài viết có tham khảo từ nguồn: wikihow.vn
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Hạ Sốt Cho Chó Khi Bị Ốm trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!