Xu Hướng 9/2023 # Cách Điều Trị Và Phòng Bệnh Sán Chó Ở Người Bạn Nên Biết # Top 13 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Điều Trị Và Phòng Bệnh Sán Chó Ở Người Bạn Nên Biết # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Điều Trị Và Phòng Bệnh Sán Chó Ở Người Bạn Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh sán chó là gì?

Toxocara spp là một nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người (zoonosis) do giun tròn ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Được gọi là bệnh giun đũa chó hay còn gọi là sán chó

Bệnh giun đũa chó (sán chó), mèo ở người được bác sĩ Wilder phát hiện vào năm 1950 khi có dấu hiệu giun sán trong võng mạc con người. Sau đó được bác sĩ Beaver đặt tên là “ấu dùng di chuyển bên trong nội tạng.

Những điều cần biết về triệu chứng bệnh sán chó Bệnh sán chó lây bệnh cho người như thế nào?

Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo.

Giun đũa chó/mèo (sán chó) sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-2 tuần lễ các trứng này sẽ hoá phôi.

Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo.

Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô.

Bênh sán chó ở người do lây từ chó?

Do đặc điểm chó, mèo là những động vật rất gần gũi với người, nên bệnh phân bố khắp thế giới và bất kỳ ai trên thế giới cũng đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh giun đũa chó, mèo tại Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, một phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, một phần vì việc xét nghiệm phân không áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và đẻ trứng trong ruột của người.

Những năm gần đây đã có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu với kỹ thuật ELISA nhưng chỉ giới hạn ở một số địa điểm cụ thể và số mẫu chưa nhiều nên các số liệu khó nói lên tình hình nhiễm chung trong cả nước.

Tuy chưa có số liệu chính xác về tình hình bệnh, nhưng nguy cơ lây nhiễm trứng giun sán chó, mèo vào người tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp do việc nuôi chó, mèo trong nhà rất phổ biến và đa số các thú nuôi này không được tắm rửa thường xuyên hay chích ngừa bệnh.

Một khảo sát tình hình nhiễm giun tròn ở 177 con chó thì cho thấy tỷ lệ nhiễm Toxocara canis trong ruột chiếm từ 10% – 25% và qua xét nghiệm phân thì có tỷ lệ là 22,8% – 40%. Ngoài ra một khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, số mẫu rau nhiễm trứng giun sán chó, mèo chiếm đến 67,7%.

Dấu hiệu bệnh sán chó như thế nào?

Nhiều người cho rằng ngứa, nổi mề đay chỉ là do cơ thể dị ứng với các tác nhân từ bên ngoài như thực phẩm, lông chó, bụi, hóa chất… Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân gây ngứa da có thể là do mắc bệnh ký sinh trùng giun sán, đặc biệt là bệnh sán chó. Đây là một nguyên nhân khó nhận biết bằng những cách đơn thuần mà chỉ khi thực hiện xét nghiệm tình trạng nhiễm giun sán mới có thể phát hiện được.

Bệnh giun sán hiện có rất nhiều loại, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo (sán chó), amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi (Paragonimus).

Khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà thường tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng…

Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.

Ngoài ra, ấu trùng còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Còn khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.

Mỗi loại giun sán sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.

Nguyên nhân bị ngứa khi nhiễm giun sán là do chất thải tiết của chúng có trong máu người và cơ thể chúng ta nhận biết chất thải tiết đó là kháng nguyên lạ. Từ đó, cơ thể sẽ sinh kháng thể chống lại dị nguyên này khiến cho người bị nhiễm giun sán trong máu rất ngứa, nhiều người gãi mà không thể hết ngứa.

Thói quen ăn rau, hải sản, thịt tái, sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến con người bị nhiễm ấu trùng giun sán trong máu gây ngứa dị ứng da, đặc biệt là ấu trùng giun đũa chó (sán chó) có tên khoa học là toxocara canis. Bệnh hiện nay có tỷ lệ nhiễm rất cao.

Hiện nay phần lớn bệnh nhân có biểu hiện dị ứng mề đay, ngứa da đều cho kết quả xét nghiệm máu bị nhiễm toxocara canis giun đũa chó.

Bệnh giun sán hiện nay nếu được xét nghiệm, chữa trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn, để lâu bệnh gây biến chứng lên não, gan, mắt rất nguy hiểm.

“Ngứa, dị ứng da là nguyên nhân thường gặp và cũng là triệu chứng báo hiệu bệnh nặng sau này. Song, nhiều người đang bỏ qua triệu chứng này, họ ít nghĩ đến nguyên nhân từ giun sán dẫn tới việc không chữa trị tận gốc được bệnh”, bác sĩ Ánh cho hay.

Theo đó, những trường hợp bị ngứa lâu ngày nên xét nghiệm máu để chẩn đoán một số loại giun sán trong máu gây ngứa dị ứng da. Thông thường, sau chữa trị đặc hiệu giun sán, bệnh nhân sẽ hết ngứa trong vòng 3 tuần.

Xét nghiệm bệnh sán chó mèo ở đâu?

Bạn hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm và chữa trị sán chó ở các bệnh viện công lập, bệnh viên tư nhân nhưng phải tuân thủ theo đúng liệu trình chữa bệnh của bác sĩ. Tuy nhiên, để được xét nghiệm kịp thời khi có những biểu hiện bệnh hoặc xét nghiệm tầm soát định kỳ, bạn có thể đến các trung tâm xét nghiệm tư nhân uy tín để được trả kết quả nhanh chóng. Những cơ sở y tế có thể xét nghiệm sán chó ở Thành phố Hồ Chí Minh cho bạn tham khảo như sau:

+ Bộ y tế viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

+ BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM: 764 Võ Văn Kiệt, phường 1, Hồ Chí Minh.

+ Viện Sốt rét, Kí sinh trùng, Côn trùng TP HCM: 699 Trần Hưng Đạo, Phường 7, Hồ Chí Minh.

Xét nghiệm sán chó bao nhiêu tiền? Chi phí cho mỗi lần xét nghiệm khá rẻ rơi vào tầm 100.000 – 120.000 tùy theo điều kiện và gói xét nghiệm

Cách điều trị bệnh sán chó hiệu quả hiện nay Phác đồ điều trị cho người bị nhiễm sán chó

Vấn đề điều trị sán chó tùy thuộc vào diễn biến lâm sàng của bệnh nhân. Nếu sán chó gây ảnh hưởng đến các cơ quan nhạy cảm và dễ tổn thương như mắt có khi phải phẫu thuật. Khi dùng thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về uống. Sán chó có thể trị khỏi nhưng sẽ bị tái phát nếu bị nhiễm trở lại. Một số cơ quan như mắt, não bộ,… bị ấu trùng sán chó gây tổn thương nhiều thì khó chữa khỏi hoàn toàn.

Để điều trị nhiễm giun đũa sán chó, người ta dùng Albendazole 400mg chia 2 lần trong ngày và uống trong 2-3 tuần.

Sau khi điều trị, người bệnh khi làm thử nghiệm Elisa có thể cho kết quả dương tính (+) hằng năm do kháng thể ký sinh trùng sán chó có thể tồn tại trong máu vài năm sau đó. Do đó, cần phải đi xét nghiệm máu lại mỗi 3 tháng/ lần cho đến khí kết quả hoàn toàn âm tính thì mới kết luận được kết quả điều trị.

Phòng ngừa nhiễm sán chó

Bệnh sán chó có nguy hiểm hay không? Trò chuyện cùng bác sĩ

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải được lau dọn sạch sẽ, ăn chín, uống chín, nếu ăn rau sống phải rửa sạch bằng thuốc tím và rửa dưới vòi nước đang chảy.

– Nên tắm cho chó thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở thú y và xổ giun định kỳ. Thu gom, xử lý phân chó như phân người, không để chó ỉa bậy khắp nơi.

Nhiễm sán chó là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Thậm chí là để lại nhiều di chứng nếu không điều trị kịp thời. Và bệnh này thường sẽ không lây từ người qua người.

Khi có những dấu hiệu nhiễm bệnh sán chó như mô tả của bài viết mà Resolute Bay tổng hợp ở đây, hãy đến ngay các trung tâm y tế có chuyên khoa để xét nghiệm và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị dứt điểm.

Phương Pháp Điều Trị Bệnh Sán Chó Ở Người

Phương pháp điều trị bệnh sán chó ở người là cần xác định bị bệnh hay không bị bệnh, sau đó bác sĩ giải thích rõ tình trạng bệnh, thời gian trị bệnh, chế độ ăn uống, kiêng cữ. Vì mỗi người có cân nặng và thể tạng khác nhau, thời gian nhiễm bệnh và dấu hiệu lâm sàng khác nhau nên phương pháp điều trị bệnh sán chó ở người không ai giống ai.

Bệnh sán chó ở người là gì?

Sán chó là bệnh ký sinh trùng do một loài giun tròn có tên khoa học là Toxocara lây nhiễm cho con người chủ yếu qua đường ăn uống, số ít qua da trầy xước và qua niêm mạc.

Phối hợp thuốc theo thể bệnh là phương pháp điều trị bệnh sán chó hiệu quả?

Bệnh sán chó ở người điều trị sớm sẽ dứt bệnh sau 1 đến 3 đợt, mỗi đợt từ 7 đến 15 ngày. Trị bệnh sán chó ở người không cần nằm viện. Trị bệnh sán chó cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đúng thể bệnh, phối hợp thuốc tốt, an toàn cho người bệnh.

Chú ý, có những thuốc không được phép sử dụng cho trẻ em dưới 15 tuổi, có những thuốc uống sau ăn, có thuốc uống trước ăn hoặc khi đói. Chính vì vậy, bác sĩ trị bệnh sán chó cho bạn phải là người có chuyên môn trong lĩnh vực trị bệnh ký sinh trùng. 

Cách phát hiện bệnh sán chó ở người qua thói quen sinh hoạt

Một số thói ăn uống sau đây có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó ở người

Thường xuyên ăn rau sống 

Ăn trái cây không gọt vỏ

Uống nước không đảm bảo vệ sinh

Ăn gỏi cá, hải sản tái sống, ốc, cua, ghẹ nấu không ký

Phở bò tái, thịt, gan tái

Cách phát hiện giun sán chó mèo qua thói quen sinh hoạt

Cách phát hiện bệnh sán chó ở người qua môi trường sống

Khu vực quanh nhà có chó mèo thả rông, phóng uế phân bừa bãi ra môi trường

Người dân có thói quen bón phân chuồng cho cây trồng

Hàng xóm hoặc trong gia đình có người nhiễm bệnh giun sán chó mèo

Cách phát hiện bệnh sán chó ở người qua triệu chứng

 lâm sàng

Mới nhiễm: ít có dấu hiệu triệu chứng lâm sàng, khó phát hiện bệnh ở giai đoạn này.

Nhiễm lâu ngày: Trên 2 tháng, có thể có một trong các dấu hiệu sau

Mệt mỏi, làm việc kém tập trung, hay quên

Ngứa da nổi mể đay dị ứng

Đau đầu thoáng qua

Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa

Sốt nhẹ

Ho, tức ngực

Thể lực giảm

Mắt mờ, giảm thị lực

Có thể gặp dấu hiệu tê mỏi chân tay, yếu, liệt chi, rối loạn thần kinh, viêm não – màng não do ấu trùng di chuyển đến não

Phương pháp chẩn đoán sớm

 bệnh sán chó ở người 

Ngoài dấu hiệu lâm sàng, để chẩn đoán xác định bệnh sán chó ở người cần xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA. Kết quả xét nghiệm Toxocara Positive nếu dương tính nghĩa là bị bệnh sán chó. Trường hợp tê mỏi tay chân, có các dấu hiệu tổn thương thần kinh cần chụp MRI để đánh giá triệu chứng sán chó gây ảnh hường đến não.

Khi trị bệnh sán chó ở người bác sĩ cần chú  ý điều gì?

Khi trị bệnh sán chó ở người. Bác sĩ điều trị cần giải thích rõ tình trạng bệnh, thời gian trị bệnh, chế độ ăn uống, kiêng cữ. Vì mỗi người có cân nặng và thể tạng khác nhau, thời gian nhiễm bệnh và dấu hiệu lâm sàng khác nhau nên việc sử dụng thuốc không ai giống ai. Bệnh sán chó ở người càng nặng dấu hiệu triệu chứng càng nhiều và nghiêm trọng, số lượng, thời gian dùng thuốc sẽ khác với người bệnh nhẹ ít dấu hiệu lâm sàng.

Mỗi thể bệnh có những liệu trình khác nhau, khi sử dụng thuốc cho người bệnh cần giải thích có hay không phản ứng phụ, nếu có là dấu hiệu gì, cho người bệnh biết uống thuốc A có tác dụng gì? Thuốc B có tác dụng gì? Tại sao có thuốc uống trước ăn có thuốc uống sau ăn? Bác sĩ có thể giải thích rõ lần xét nghiệm này tình trạng bệnh thế nào? Mức độ kháng thể bệnh sán chó ở người hiện tại là bao nhiêu so với lần trước. Sau khi kê toa bác sĩ nên cho người bệnh biết khi nào tái khám để xét lại?

Khi đến xét nghiệm lại thì xét nghiệm những gì, thời gian bao lâu? Để người bệnh yên tâm và chủ động thời gian chữa trị bệnh sán chó sao cho dứt điểm. Khi có những dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ nhiễm bệnh sán chó Toxocara, người bệnh có thể tới Phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga, địa chỉ số 402 An Dương Vương, P.4, Q,5, TP. HCM, để xét nghiệm và điều trị bệnh bệnh sán chó. Tại đây có các bác sĩ ký sinh trùng trực tiếp khám, xét nghiệm và điều trị  bệnh sán chó ở người và các bệnh ký sinh trùng giun sán khác cho người lớn và trẻ em./.

Cách Phòng Bệnh Và Điều Trị Bệnh Nấm Da Ở Chó

Bệnh nấm da ở chó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chó cưng mà còn khiến chúng khó chịu, lông rụng quá nhiều gây phiền toái cho gia đình bạn. Vì vậy, chủ nuôi cần phải hiểu rõ về căn bệnh này để tìm cách phòng tránh cũng như chữa trị cho chó cưng của bạn.

Bệnh nấm da ở chó là gì?

Bệnh nấm da (Dermatophytosis) là một căn bệnh do nấm gây ra ảnh hưởng đến da, móng vuốt của chó cũng như các loài động vật khác và bao gồm cả con người. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm mà khả năng lây lan rất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của chó.

Bệnh nấm da thường gặp nhất là Microsporum Canis, Microsporum Gypseum. Theo nghiên cứu cho thấy căn bệnh này xảy ra nhiều trên cún con hơn là ở chó trưởng thành, chó lông dài mùa nóng có tỉ lệ mắc cao hơn so với chó lông ngắn. Bệnh nấm da cần được điều trị triệt để nếu không sẽ lây sang người, để lại nhiều di chứng không tốt và gây mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân xảy ra bệnh nấm da ở chó

Bệnh nấm da của chó xuất hiện do những nguyên nhân sau:

Chỗ ở của chó không được dọn dẹp sạch sẽ

Không được tắm rửa thường xuyên

Bị lây từ chó mẹ hoặc chó xung quanh

Biểu hiện của bệnh nấm da

Biểu hiện đặc trưng khi chó bị nấm da mà người nuôi cần lưu ý:

Rụng lông loang lỗ hoặc thành vùng, lông yếu

Lở loét, mẩn đỏ

Ngứa

Da sẫm màu

Có vảy

Móng giòn (nếu nhiễm nặng)

Hai loại nấm da thường gặp ở chó

Nấm da đa phần có 2 loại là nấm vảy gàu và nấm đồng xu.

Nấm vảy gầu thường bị trên lưng, đầu hoặc khắp người. Có nhiều vảy gàu trắng nhỏ trên bề mặt da và lông.

Nấm đồng xu: cún bị rụng lông từng mảng, to như đồng xu, viền của đồng xu dày hơn và sưng đỏ hơn.

Nấm da ở chó rất khó nhận ra vì triệu chứng phổ biến của loài bệnh này với các loại bệnh về da khác, vì vậy, bạn cần theo dõi thường xuyên để chữa trị kịp thời cho bé, tránh ảnh hưởng tới bé cũng như các loại vật cưng khác và chính bản thân gia đình của bạn.

Cách điều trị

Đầu tiên, để xác định chính xác bệnh của chó, bạn cần mang bé đến các cơ sở thú y để được các bác sĩ thú y uy tín thăm khám. Tại đây, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành một vài chẩn đoán và xét nghiệm để xác định chính xác bệnh từ đó đưa ra phương pháp điều trị.

Nếu bệnh nấm dược phát hiện sớm, bạn có thể chữa trị bằng cách:

Cạo lông để dễ dàng điều trị

Sử dụng vôi lưu huỳnh (Lấy bột lưu huỳnh và nước vôi trong với liều lượng pha loãng 1/16 đem đun sôi rồi để nguội. Khi dung dịch đã lắng xuống bạn lấy lớp nước màu vàng phía trên rồi bỏ lớp nước phía dưới)

Nước rửa enilconazole (tỉ lệ pha loãng 1/68 rửa vào những vết nấm)

Miconazole có trong thành dầu gội đầu ( đơn lẻ hoặc kết hợp với chlorhexidine)

Sử dụng 2 lần một tuần, nên kết hợp với thuốc trị nấm toàn thân để diệt tận gốc nấm

Nếu nhiễm nấm nặng chúng ta có thể sử dụng các loại kháng sinh dạng uống như itraconazole, griseofulvin, fluconazole,… theo chỉ định của bác sĩ thú y. Bạn không nên tự sử dụng làm ảnh hưởng đến chó.

Cách phòng bệnh nấm da ở chó

Nấm phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa hè, vì vậy bạn cần lưu ý vệ sinh thật kỹ để phòng bệnh.

Nên cắt lông vào mùa hè vừa để chống sốc nhiệt cho bé vừa dễ dàng theo dõi tình hình sức khỏe của bé

Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở cũng như nơi đi vệ sinh

Sát trùng các vật dụng bé chơi để tránh lây lan hoặc nhiễm nấm

Theo dõi những nơi bé hay chơi, cũng như các loại động vật bé tiếp xúc

Bổ sung dinh dưỡng cho bé để tăng sức đề kháng

Tắm rửa sạch sẽ định kỳ hàng tuần hoặc vài ngày 1 lần

Khi một bé có dấu hiệu nhiễm bệnh cần cách ly để tránh lây lan cho các con vật khác và gia đình

Không tiếp xúc với các loại động vật hoang để tránh mang mầm bệnh lây lan

Lựa chọn giống loài ít nguy cơ nhiễm bệnh hơn nếu bạn chưa có kinh nghiệm (nên lựa các loại lông ngắn hơn là các loại lông dài vì chó lông dài có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn)

Địa chỉ phòng khám thú y tại Thi Thi Pet

Bệnh viện thú y ThiThi pet clinic chúng tôi thành lập từ tháng 2 năm 2012 với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, luôn đi đầu tại Việt Nam. Thi Thi Pet luôn chú trọng trong việc sử dụng và nhập khẩu các phương pháp điều trị cũng như thuốc điều trị bệnh trên thú y tiên tiến nhất. Sở hữu hệ thống phòng khám sạch sẽ, có phòng cách ly bệnh truyền nhiễm, phòng xét nghiệm riêng biệt, đội ngũ bác sĩ thú y giỏi chuyên môn, yêu động vật và giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu tại đại học nông lâm TP HCM. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại dịch vụ khám chữa bệnh thú cưng với giá thành và chất lượng tốt nhất khi bạn tin tưởng đưa thú cưng của mình đến với chúng tôi.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới phòng khám thú y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.

Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004 Email: vovietlinh@gmail.com

Hạnh Nguyễn

Bệnh Parvo Ở Chó: Phòng Bệnh Và Phương Pháp Điều Trị

Bệnh Parvo ở chó là nguyên nhân gây ra cái chết cho rất nhiều chú cún. Qua 2 bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về bệnh Parvo ở chó, nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán. Bài viết này sẽ chỉ ra cách phòng bệnh và phương pháp điều trị bệnh Parvo ở chó.

Cách phòng bệnh Parvo ở chó

Thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng: chế độ ăn, vệ sinh, chế độ nghỉ ngơi, đi chơi……… Tiêm phòng vaccine định kì: bắt đầu từ khi chó được 6 -7 tuần tuổi tiêm mũi lần 1. Nhắc lại sau khoảng 21 ngày sau và định kỳ tái chủng mỗi năm 1 hoặc 2 lần tùy thuộc và điều kiện kinh tế, mùa vụ… Vaccine thường có 3 loại:

Vaccine 2 bệnh: Bệnh care +

Vaccine 5 bệnh: Bệnh parvo + bệnh care + hoi cũi chó + viêm gan…

Vaccine 7 bệnh: Bệnh parvo + bệnh care + bệnh leptospira + cúm chó + ho cũi chó + viêm gan…..

TIÊM VACXIN PHÒNG BỆNH PARVO Ở CHÓ LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế chủ nuôi lựa chọn loại vaccine để phòng bệnh Parvo ở chó.

Phương pháp điều trị bệnh Parvo ở chó

Hiện nay bệnh Parvo ở chó chưa có thuốc đặc trị. Để đảm bảo cho sự an toàn của chó cưng, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đưa chó tới ngay bệnh viện thú y để được khám chữa kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc cũng như điều trị tại nhà.

Chăm sóc, hộ lý

Là khâu quan trọng nhất trong điều trị bệnh Parvo ở chó. Dựa vào đặc điểm tính chất bệnh Parvo ở chó ta tiến hành chăm sóc hộ lý như sau:

Luôn luôn giữ khô ráo cho con vật : chuồng nhốt kê cao hơn khoảng 10 cm so với mặt đất. Trong chuồng để các tấm khay nhựa có lỗ thoát nước, đặt nên khăn hoặc tã thấm nước tiểukos.edu.vn

Trường hợp vì lí do nào đó con vật bị ẩm hoặc ướt thân thể cần làm khô ngay bằng cách dùng máy sấy hoặc dùng khăn khô mềm lau thật sạch

Luôn luôn giữ sạch sẽ: tính chất bệnh Parvo ở chó gây cho con vật nôn và tiêu chảy nhiều. Nên mỗi khi con vật nôn hoặc tiêu chảy ta tiến hành lau dọn và làm sạch ngay. Tránh để dịch nôn hoặc phân vấy bẩn vào thân thể con vật

Vào mùa đông hoặc thời tiết lạnh bắt buộc phải giữ ấm cho con vật. Dùng đèn sưởi, thắp bóng sáng, che đậy khăn, cho khăn sạch lót vào chuồng nơi nằm của con vật

Vào mùa hè, thời tiết oi bức cần phải tạo bầu tiểu khí hậu nơi điều trị phải thật thoáng mát. Dùng quạt, điều hòa, che cửa tránh nắng chiếu trực tiếp vào con vật..

Chú ý trong quá trình điều trị bệnh Parvo ở chó

Dù mùa đông hay mùa hè, gió nồm ẩm… thì đều phải giữ nhiệt độ phòng điều trị ổn định. Tránh để con vật bị sốc nhiệt do môi trường.

Thường xuyên lau dọn, dọn dẹp vệ sinh nơi điều trị: dùng cloramin B sát trùng phòng, dụng cụ chăm sóc, khăn….. khi điều trị xong mỗi ngày khi không có bác sĩ trong phòng có thể bật tia cực tím. Tắt tia cực tím trước khoảng 30p khi bác sĩ vào

Dụng cụ chăm sóc, nuôi nhốt phải để riêng, cách ly với các phòng khác. Tránh để bệnh Parvo ở chó lây lan thành dịch

Trong phòng chỉ có 1 hoặc 2 bác sĩ trực tiếp điều trị. Không tự ý đi lại từ phòng này sang phòng khác. Trường hợp cần thiết thì phải sát trùng tay chân, thay quần áo rồi mới được di chuyển đến nơi cần thiết

Chủ vật nuôi đến thăm phải được sự đồng ý của bác sĩ mới được phép vào phòng và tuân thủ mọi yêu cầu, nội quy phòng điều trị.

Biện pháp can thiệp

Bệnh Parvo ở chó không có thuốc đặc trị mà ta tiến hành nâng cao sức đề kháng cho con vật để giúp con vật tạo kháng thể đào thải mầm bệnh ra khỏi cơ thể, bên cạnh đó tiến hành điều trị triệu chứng do căn bệnh gây nên

Bệnh Parvo ở chó có tính hướng niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra tiêu chảy với tần số nhiều, tiêu chảy ra máu nên cơ thể mất nước, mất máu , mất chất cân bằng điện giải rất nhanh, con vật mệt mỏi. Ta tiến hành bổ sung nước, cân bằng điện giải cho con vật bằng cách truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactate, nước muối sinh lý 0,9% , kaliclorid 10%, đường glucose 5 %..

Khi số lượng virus nhân lên đủ mạnh, đủ độc lực làm cho hệ miễn dịch cơ thể suy giảm từ đó hệ vi sinh vật gây hại đặc biệt đường ruột như E. coli, salmonella, clostridium,…phát triển nhân lên làm niêm mạc đường tiêu hóa càng bị tổn thương. Tiến hành dùng kháng sinh: ampixilin….để phòng bội nhiễm kế phát

Niêm mạc ruột bị kích ứng bởi các yếu tố gây hại nên gây ra hiện tượng nôn: tiến hành cầm nôn bằng atropin sulphat, chú ý tới việc hạ sốt cho con vật.

Khi niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương gây nên bong tróc niêm mạc dẫn đến chảy máu gây ra hiện tượng con vật tiêu chảy ra máu hoặc phân lẫn máu. Tiến hành cầm máu bằng vitamin k, transamin,…..

Trong quá trình chữa trị bệnh Parvo ở chó, ta kết hợp song song với việc điều trị triệu chứng thì việc nâng cao sức đề kháng cho con vật quan trọng hàng đầu. Nâng cao bằng cách sử dụng các thuốc trợ sức, trợ lực: natri benzoat, cafein, catosal, vitamin…..

Một số chú ý cần thiết khi can thiệp vào bệnh Parvo ở chó:

Để con vật nơi yên tĩnh

Thường xuyên kiểm tra diễn biến nhiệt độ, mức độ tiến triển của con vật để kịp thời có hướng can thiệp mới

Vệ sinh, chăm sóc tốt cho con vật.

Tùy vào điều kiện kinh tế bác sĩ nên tư vấn cho chủ vật nuôi về các biện pháp can thiệp như: truyền máu, tiêm kháng huyết thanh.

Sau 3 bài viết vừa qua, chúng tôi hi vọng bạn đã hiểu rõ phần nào về mức độ nguy hiểm của bệnh Parvo ở chó, triệu chứng, cách phòng bệnh và điều trị.

Để phục vụ hơn 10.000 khách hàng mỗi năm, ngay từ những ngày đầu làm dịch vụ (2004) bệnh viện thú y PetHealth đã đầu tư những trang bị hiện đại và một đội ngũ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp. Khách hàng sẽ được cập nhật mọi thông tin, được sử dụng dịch vụ chất lượng cao với chi phí hợp lý, được những bác sĩ giỏi khám chữa cho thú cưng của mình.

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng

Sán Chó Ở Người Cách Phát Hiện Và Thời Gian Trị Sán Chó Ở Người Bao Lâu

Sán Chó Ở Người Cách Phát Hiện Và Thời Gian Trị Sán Chó Ở Người Bao Lâu

Sán chó ở người là gì?

Sán chó ở người là một bệnh nhiễm giun sán từ chó, mèo hoặc từ thú nuôi khác cho con người, sán chó ký sinh ở chó mèo là vật chủ chính, con người là vật chủ phụ khi bị nhiễm bệnh sán chó.

Hình ảnh sán chó Toxocara nhiễm bệnh cho người

Sán chó có bao nhiêu tên gọi?

Bệnh toxocara, bệnh giun đũa chó mèo, ấu trùng giun đũa chó mèo, sán chó, là những tên gọi mà mọi người hay gọi.Tên chính xác của bệnh sán chó chính là bệnh toxocara. Nhưng do 80% lây nhiễm từ chó nên thường gọi là bệnh sán chó.

Sán chó lây cho con người qua con đường nào?

Sán chó lây cho con người qua ba con đường đó là: qua đường tiêu hóa do nuốt phải ấu trùng qua ăn uống, qua da trầy xước khi làm vườn hoặc chơi thể thao tiếp xúc với đất, qua niêm mặc mắt, mũi do ấu trùng phát tín trong môi trường hoặc do dụi mắt tay dính ấu trùng sán chó

Cách phát hiện bệnh sán chó ở người như thế nào?

Bệnh sán chó thường khó phát hiện vì triệu chứng đa dạng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.Cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh sán chó là chủ động xét nghiệm máu định kỳ để chẩn đoán bệnh cho dù có hay không có các biểu hiện triệu chứng

Cách phát hiện sán chó ở trẻ em

Sán chó gây tổn thương thần kinh :với biểu hiệnđau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt, nặng có thể dẫn đến tử vong.

Sán chó gây tổn thương đường hô hấp  :với biểu hiện ho kéo dài, khó thở nhẹ

Sán chó gây tổn thương da :ngứa da dị ứng nổi mề đay giống như bệnh da liễu, xuất huyết da thường gặp nhiều nhất là bầm da, nổi cục u ở da, sung phù một vùng da.

Trường hợp sán chó gây chàm da bụng ở bệnh nhân nam 32 tuổi

Sán chó gây rối loạn tiêu hóa như : tiêu chảy hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm gan to, công thức máu thường có bạch cầu ái toan tăng cao.

Sán chó gây sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, đau khớp, sốt, ói, kèm bạch cầu ái toan tăng cao. Gầy ốm, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung. Là những dấu hiệu nhiễm sán chó lâu ngày

Sán chó gây tổn thương thận: viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư.Sán chó gây

Cách phát hiện dấu hiệu Hội chứng ấu trùng sán chó di chuyển ở mắt là gì?

Triệu chứng bệnh nhân than phiền là mờ mắt, khi khám thường gặp là :

Mắt trẻ viêm đỏ ngứa thường là một bên, sau có thể lan sang hai mắt

Nhiễm sán chó gây mẩn ngứa da đầu ở bệnh nhân nữ 36 tuổi

Trẻ hay dụi mắt

Khám mắt thấy viêm mủ nội nhãn,viêm màng bồ đào một mắt

Trường hợp trẻ bị viêm màng bồ đào một mắt, với hình ảnh đáy mắt có ổ tổn thương ở hoàng điểm nghĩ ngay đến trẻ đang bị nhiễm ấu trùng sán chó.

Những dấu hiệu trên rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh nhãn khoa khác như: viêm kết mạc dị ứng, viêm màng bồ đào…nếu con bạn có các dấu hiệu trên về mắt nên cho bé xét nghiệm máu tìm sán chó trong máu và trị sán chó ở mắt mới dứt bệnh về mắt, phòng chống mù lòa cho bé.

Cách phát hiện nhiễm bệnh sán chó ở người lớn

Sán chó ở người lớn chủ yếu là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng. Các thể lâm sàng ở người lớn được chia theo cơ quan bị tổn thương, bao gồm: Thể thần kinh gây liệt, tổn thương não, tổn thương da, ngứa da nổi mề đay dị ứng giống như bệnh da liễu, tiêu hóa, hô hấp, mệt mỏi, hay quên làm việc kém tập trung.

Nhiễm sán chó gây nổi mụn tại cẳng tay

 Sán chó làm tổ trong não gây u não

Dấu hiệu sán chó ở da: ngứa da, nổi mề đay, dị ứng da ngứa, một số ít có cảm giác châm chích, rần rần dưới da khiến bệnh nhân khó chịu và lo lắng

Dấu hiệu sán chó ở nội tạng: mệt mỏi, kém ăn, làm việc mất tập trung, hay cáu gắt, đau đầu, liệt, ở não gây u não, nặng có thể dẫn tới tử vong

Dấu hiệuchó ở mắt ít gặp: gây giảm thị lực, mờ mắt một hoặc hai bên

Thời gian trị sán chó bao lâu?

Bệnh sán chó là một nhiễm trùng nội khoa thuộc chuyên ngành ký sinh trùng, sán chó nếu phát hiện sớm, điều trị sớm có thể dứt bệnh sau một đến ba lần sử dụng thuốc.

Thời gian sử dụng thuốc mỗi đợt từ 7 đến 15 ngày và nên điều trị tuyến chuyên khoa có bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng.

Thời gian xét nghiệm lại tùy thuộc vào từng trường hợp, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể cho kiểm tra lại  saumột thang, hai tháng hoặc ba tháng

Tại sao bệnh sán chó nên chữa trị tại tuyến chuyên khoa

Chữa trị sán chó tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng vì lý do bệnh sán chó là một bệnh ký sinh trùng nguy hiểm, nhưng ít được các bác sĩ quan tâm để ý dẫn đến chủ quan bỏ sót bệnh.

Trường hợp tổn thương não do nhiễm sán chó

Bác sĩ ký sinh trùng có kinh nghiệm về lĩnh vực này sẽ khám bệnh cho bạn, nếu nghi ngờ nhiễm sán chó các bác sĩ cũng có sẵn trang thiết bị cần thiết để xét nghiệm chẩn đoán và trị bệnh cho bạn.

Phòng bệnh nhiễm sán chó như thế nào?

Ăn chính uống sôi, không ăn thịt tái sống, rau sống chưa được rửa sạch dưới vòi nước

Vệ sinh sạch sau khi tiếp xúc với đất cát

Quản lý phân vật nuôi như chó mèo đúng cách, cho phân chó vào bịch kín và bỏ vào thùng rác

Không mang giày dép vào nhà

Xổ giun định kỳ cho chó

Liên hệ xét nghiệm và điều trị ký sinh trùng giun sán tại Phòng khám bệnh giun sán, 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5. Là phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng uy tín tại TP. HCM. Giờ mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.

Bác sĩ. Lê Giang

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG

76 TRẦN TUẤN KHẢI, TP.HCM

TRỊ MẨN NGỨA DA DO GIUN SÁN

 ĐC: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM

Bác sĩ của bạn: 0877688286 

Làm việc từ thứ 2 – 7, Nghỉ ngày CN

Nguyên Nhân Bị Bệnh Sán Chó Và Cách Điều Trị Sán Chó Như Thế Nào

1) Nguyên nhân bị bệnh sán chó

Đa số những người bị nhiễm bệnh sán chó điều do ăn phải trứng của sán chó có trong phân của chó khi nó thải ra môi trường bên ngoài. Hay khi mà bạn tiếp xúc gần gũi với chó như ôm hôn, ngủ hay chơi đùa với nó đều có khả năng bị dính trứng sán chó đó gây nên bệnh sán chó. Các ấu trùng sán chó khi đi vào cơ thể con người sẽ chui qua thành ruột non theo đường máu đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, mắt và gây tổn thương ở các cơ quan này làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu như phát hiện trễ hay không điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

2) Triệu chứng của bệnh sán chó

Sán chó là một trong những căn bệnh rất khó có thể phát hiện ra, thường thì nó ít có biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài ngay lập tức. Tuy nhiên nếu để ý thì vẫn có thể phát hiện bệnh sớm thông qua các triệu chứng sau:

+ Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, thường xuyên đau bụng không rõ nguyên nhân.

+ Biếng ăn hay cảm giác ăn uống không còn ngon miệng.

+ Bị sụt cân nhanh chóng mà không biết lý do.

+ Nổi ngứa, mề đay ở các vùng da trên cơ thể.

+ Giảm thị lực ở mắt.

+ Hay cáu gắt, đau đầu.

3) Điều trị bệnh sán chó như thế nào?

Khi thấy các dấu hiện bên trên cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có thể được đưa đi xét nghiệm cụ thể xem có bị bệnh sán chó hay không.

Trong quá trình điều trị phải phối hợp và làm theo các hướng dẫn của bác sỹ.

Tuân thủ các liệu trình điều trị và chế độ ăn uống nghỉ ngơi theo lời dặn của bác sỹ.

Bệnh sán chó hoàn toàn có thể điều trị và chữa khỏi. Tuy nhiên để chữa hết hoàn toàn 100% cần phải có thời gian lâu dài và thay đổi lối sống hằng ngày. Ngoài ra nếu như các ấu trùng sán chó đi đến các cơ quan như mắt, hay não thì khả năng chữa trị lành hoàn toàn rất khó. Chính vì vậy khi có bất kì biểu hiện bất thường nào cách tốt nhất là phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có thể điều trị sán chó kịp thời.

Chú ý là không được tự ý đọc trên mạng và mua các toa thuốc về sử dụng mà chưa được sự cho phép, hướng dẫn của bác sỹ. Khi bị bệnh sán chó cần phải đi tái khám định kì theo yêu cầu của bác sỹ.

4) Cách phòng bệnh sán chó

+ Để phòng bệnh sán chó bạn phải có lỗi sống lành mạnh sạch sẽ.

+ Thường xuyên xử lý phân của vật nuôi trong nhà như chó và mèo.

+ Sau khi tiếp xúc với vật nuôi thì phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hay uống một thứ gì đó.

+ Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi trong nhà.

+ Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Hay những nơi mà vật nuôi nhà bạn ở.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Điều Trị Và Phòng Bệnh Sán Chó Ở Người Bạn Nên Biết trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!