Bạn đang xem bài viết Cách Dạy Chó Lạp Xưởng Hiệu Quả Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách dạy chó lạp xưởng hiệu quả nhất từ nhỏ đến khi chó trưởng thành. Bí quyết hay cùng tham khảo và chia sẻ cho nhau để chăm sóc tốt thú cưng nhà mình.
Cách dạy và chăm sóc chó lạp xưởng conThời điểm thích hợp nhất để bạn mang chó lạp xưởng về nhà nuôi chính là vào độ tuổi từ 2 đến 2 tháng rưỡi. Ở độ tuổi này việc chăm chó đối với bạn sẽ có một chút khó khăn và cần nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, việc nuôi dạy ở thời điểm này là vô cùng phù hợp.
Cần cho lạp xưởng ăn đúng giờ, đúng khẩu phần ăn để có thể lớn nhanh và phát triển một cách tốt nhất.
Những thức ăn khi cho chó lạp xưởng con cần phải được nấu chín hoàn toàn như: bột gạo, bột ngô, thịt băm nhỏ( thịt gà, thịt bò) hạn chế ăn thịt heo vì sẽ gây khó tiêu cho chó.
Cách dạy chó lạp xưởng hiệu quả nhất từ 2 đến 2,5 tháng tuổi đối với giống chó lạp xưởng. Thời điểm này bạn có thể thay đổi nhận thức một cách dễ dàng. Không cần mất quá nhiều thời gian và cũng không cần phải áp dụng quá nhiều phương pháp nuôi dạy phức tạp. Lạp xưởng thích sự nhẹ nhàng và vô cùng sợ đòn roi. Vậy nên bằng những cách dạy thật nhẹ nhàng bạn có thể thuần phục rất nhanh.
Cách dạy chó lạp xưởng hiệu quả nhất khi trưởng thành
Xác định khu vực cần cho chó đi vệ sinh
Dẫn chó đến khu vực cần đi vệ sinh sau mỗi bữa ăn. Và chờ đến khi chó hoàn thành xong việc đi vệ sinh đúng nơi quy định thì hãy thưởng vài miếng thức ăn mà chó yêu thích. Để giúp cho hình thành thói quen này một cách tốt hơn thì cần luyện tập ít nhất 1 tháng. Đi vệ sinh đúng chỗ sau mỗi bữa ăn.
Khi bạn mang một chú chó về nhà nuôi đều đầu tiên bạn nên là đó là đặt ngay một cái tên. Việc gọi tên trở nên rất dễ dàng cho việc huấn luyện các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao. Một cái tên dễ thương cũng giúp các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè bạn dễ dàng tiếp cận hơn với chúng.
Đầu tiên là chọn một cái tên bạn yêu thích hoặc bạn nghĩ có có ý nghĩa đặc biệt với chú chó.
Tiếp theo đó là thường xuyên gọi tên chúng mọi lúc mọi nơi khi ăn, khi chơi và cả những khi chuẩn bị đi ngủ.
Bạn cứ là như thế thật nhẹ nhàng, yêu thương và thường xuyên vuốt ve khi chúng làm tốt điều gì đó. Đừng bắt nạt hay đúng chúng như thế sẽ làm chúng trỗi dậy bản năng hung dữ của thú.
Học cách đi vệ sinh đúng chỗ có thể là một khó khăn lớn đối với chó. Và cũng là nỗi lo ngại đau đầu của các chủ nhân. Nhưng nếu chó có thể làm quen với cách đi vệ sinh đúng chỗ quy định thì việc học nằm và ngồi sẽ vô cùng đơn giản.
Cách Huấn Luyện Chó Lạp Xưởng Hiệu Quả Cao Cần Lưu Ý Điều Gì?
Phương pháp huấn luyện chó Lạp Xưởng ngay tại nhà Dạy chó Lạp Xưởng biết cách đi vệ sinh đúng chỗ
Chắc hẳn không chủ nuôi nào mong muốn các con thú cưng của mình đi vệ sinh bậy trong nhà đúng không nào. Tương tự với những chú chó Lạp Xưởng khi nuôi, bạn cần phải tập cho chúng các thói quen tốt. Trong đó, thói quen đi vệ sinh đúng chỗ vô cùng quan trọng.
Nếu bạn mới mang một chú chó Lạp Xưởng về nhà trong khi chúng chưa biết đi vệ sinh đúng chỗ. Bạn cần chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết và áp dụng từng bước sau:
Đầu tiên, bạn cần chọn cho chú chó cưng một không gian phù hợp để làm nhà vệ sinh. Nên chọn vị trí cố định và hạn chế di chuyển nơi vệ sinh của chúng sau khi đã rèn luyện.
Tiếp đến, bạn lấy thùng cát đổ đầy cát vệ sinh vào (chọn mùi cát có mùi thơm dễ chịu). Sau đó, bạn dắt chó Lạp Xưởng đến gần để chúng làm quen với thùng vệ sinh của riêng mình.
Trong những ngày đầu tiên tập đi vệ sinh, nếu chó cưng vẫn còn bối rối như: Đánh hơi, chạy vòng vòng tìm chỗ vệ sinh,…Bạn chỉ cần nhẹ nhàng bế hoặc dắt chúng tới nơi mà bạn đã đặt sẵn thùng cát.
Hãy nhìn chú chó cưng của bạn bằng ánh mắt trìu mến và vuốt ve để chúng cảm thấy an toàn khi đi vệ sinh. Cách này giúp chó cưng biết rằng nơi nào mới là chỗ được phép đi vệ sinh.
Cuối cùng, bạn cần lặp đi lặp lại các hành động “dụ” chó cưng đến nơi có khay cát cho đến khi chúng quen dần.
Nếu muốn chó cưng đi vệ sinh trong nhà vệ sinh chung, bạn cần phải dọn chỗ cho chúng mỗi ngày. Hoặc có thể đặt khay cát vào trong đó để chó con tập đi mỗi ngày.
Trong trường hợp chú chó cưng của bạn vẫn đi tè bậy không đúng chỗ, bạn không nên phạt hay la mắng chúng. Bởi chó Lạp Xưởng rất bướng bỉnh và khó nghe lời nếu bạn dùng bạo lực. Tốt nhất, bạn nên vuốt ve, nói nhỏ nhẹ với chúng và tập lại các bước trên.
Dạy chúng biết cách chạy lại mỗi khi nghe chủ gọi tênHầu hết các chú chó cưng đều có tên riêng cho mình. Đặt tên cho chó Lạp Xưởng sẽ giúp bạn gọi chúng thân mật và dễ dàng phân biệt với các con chó cùng loài. Để rèn luyện chó cưng cách nhận biết tên của chúng và chạy lại khi được gọi tên. Bạn nên áp dụng cách sau:
Trước hết, bạn cần lựa cái tên thật dễ nghe, ngắn gọn để đặt cho chó cưng. Sau đó, bạn nhìn thẳng vào mắt chúng và lặp đi lặp lại cái tên để chó cưng làm quen dần.
Khi rèn luyện ở nhà hay đi ra ngoài, bạn cần cho chó cưng nằm/ngồi đối diện với bạn. Bạn hãy gọi tên chó cưng kèm theo các câu lệnh: Lại đây nào, đến đây, tới đây,…Khi chú chó phản ứng với tên gọi đó, chúng sẽ từ từ tiến lại nếu bạn cầm theo đồ ăn để nhử.
Trong quá trình rèn luyện, nếu chó Lạp Xưởng không chịu lại khi bạn gọi tên. Thay vì nôn nóng, bạn hãy dùng sợi dây buộc quanh cổ chú chó rồi từ từ kéo lại. Cứ mỗi lần bạn gọi tên thì kéo chúng lại gần cho đến khi chó cưng tự giác tiến tới chỗ bạn.
Những chú chó Lạp Xưởng cần thời gian để làm quen dần với tên gọi mới của chúng. Do đó, bạn cần rèn luyện và gọi tên của cún thường xuyên khi ở nhà hay bất cứ đâu.
Bạn cần lưu ý rằng, hãy chọn cái tên ngắn gọn và dễ ghi nhớ. Đôi khi cái tên quá dài làm cho chó cưng khó nhớ mà lại khiến bạn khổ sở mỗi khi cất tiếng gọi chúng.
Dạy chúng thực hiện các động tác đơn giản như: ngồi, nằm,…Đây cũng là những thói quen mà chủ nuôi cần rèn luyện cho chó Lạp Xưởng. Thay vì bắt ép chó cưng học các thói quen dồn dập, mỗi thói quen nên được học từ từ. Đối với các động tác đơn giản như: ngồi, nằm, đứng yên, lăn người,…Bạn có thể tập cho chó Lạp Xưởng khi chúng đang chơi ở nhà.
Khi đưa ra mệnh lệnh “nằm” bạn cần dạy chó nằm ngửa hoặc nằm sấp xuống sàn nhà. Tương tự với mệnh lệnh “ngồi xuống”, bạn nhẹ nhàng ấn đầu chó cưng xuống cho đến khi chúng ngồi hẳn. Các mệnh lệnh này lặp đi lặp lại khoảng 5 lần để chúng làm quen và ghi nhớ.
Dạy chúng biết phân biệt người lạ và người thân quenChó Lạp Xưởng với tính tình bướng bỉnh nên rất khó gần gũi với người lạ khi mới tiếp xúc lần đầu. Vì vậy, khi muốn nuôi chú chó này, bạn cần giúp chúng phân biệt giữa người thân quen với người lạ.
Lần đầu mới đưa Lạp Xưởng về nhà, đầu tiên bạn cho chó cưng đi dạo quanh nhà. Để chó cưng quan sát từng thành viên trong nhà, ngửi mùi và làm quen với người thân. Luôn tạo cho chó cưng cảm giác an toàn khi tiếp xúc với người trong gia đình.
Đa số các chú chó Lạp Xưởng rất thích được xoa đầu và vuốt ve. Vì vậy, người trong nhà cần bày tỏ tình cảm với chúng bằng các hành động yêu thương mỗi ngày. Lâu dần, chó cưng của bạn sẽ tự biết đâu là người thân quen và đâu là người lạ.
Dạy chúng biết nghe lờiChắc hẳn bạn sẽ bị đau đầu và phát điên khi sống chung với một chú chó Lạp Xưởng bướng bỉnh, không nghe lời. Để giải quyết thói quen xấu này, bạn cần tập cho chó cưng biết cách nghe lời chủ.
Với bản tính nghịch ngợm nên chó Lạp Xưởng thường xuyên chơi đùa, phá phách bất cứ đồ vật nào trong nhà. Để loại bỏ tính xấu này, mỗi khi chó cưng đụng vào đồ vật nào đó, bạn chỉ cần nhìn thẳng vào mắt chúng rồi lắc đầu. Báo hiệu rằng đây là đồ vật chúng không được phép nghịch.
Nếu chó cưng vẫn tiếp tục nghịch hay có hành động trái ý muốn. Hãy đưa ra hình phạt cho chúng bằng cách giảm khẩu phần ăn hoặc giấu đồ chơi yêu thích của chó. Trong trường hợp, chó cưng biết sai và thay đổi thì bạn nên vuốt ve và khuyến khích chúng phát huy thói quen tốt.
Nên bắt đầu cách huấn luyện chó Lạp Xưởng khi nào?Bất cứ loài chó cưng nào khi muốn nuôi trong nhà đều cần được huấn luyện những thói quen lành mạnh. Những chú chó Lạp Xưởng cũng không ngoại lệ, cần được huấn luyện càng sớm càng tốt. Để chó cưng tự lập và có nhiều thói quen tốt, bạn cần áp dụng cách huấn luyện phù hợp với từng giai đoạn:
Cách huấn luyện chó Lạp Xưởng lúc còn nhỏChó Lạp Xưởng khi còn nhỏ tuổi vẫn còn tính “con nít” nên chúng thích chơi đùa, chỉ muốn ăn ngủ. Vì vậy, rèn luyện chú chó Lạp Xưởng nhỏ tuổi thường khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn chó trưởng thành.
Ở giai đoạn này, bạn cần huấn luyện cho chó cưng các thói quen lành mạnh như: đi vệ sinh đúng chỗ, chơi đùa trong phạm vi cho phép, nghe lời chủ, phân biệt được người lạ,…Từng thói quen này cần mất 2 tháng để chó cưng thực hiện thành thạo.
Ngoài ra, bạn có thể huấn luyện chó cảnh Lạp Xưởng nhỏ các động tác đáng yêu. Kể cả các trò chơi mà bạn muốn chơi đùa mỗi ngày. Mỗi khi muốn chó cưng học hỏi các thói quen nào đó, bạn cần dùng đồ ăn ngon để “dụ” và làm phần thưởng cho chúng.
Cách huấn luyện chó Lạp Xưởng khi trưởng thànhNhững chú chó Lạp Xưởng trưởng thành thường có tính cách điềm đạm hơn so với lúc nhỏ. Chúng sẽ biết nghe lời và học được nhiều thói quen tốt khi bạn áp dụng các phương pháp huấn luyện phù hợp.
Tập cho chó Lạp Xưởng cách đuổi bắt những trái bóng. Để thực hiện bài tập này, bạn cần cho chó cưng ra không gian rộng lớn và thực hiện mỗi ngày. Cứ mỗi lần tập nên bắt 10 lượt bóng để chó cưng rèn luyện khả năng chạy nhảy nhanh nhẹn hơn.
Các cơ chân và ngực của chó Lạp Xưởng sẽ phát triển rắn chắc với cơ bắp cuồn cuộn khi được tập chạy theo xe chủ nhân. Mỗi ngày, bạn cần đạp xe 5km và cho chú cưng chạy theo cùng.
Để rèn luyện khả năng phán đoán và phát triển tư duy nhạy bén, bạn cho thú cưng tập các bài đánh hơi tìm đồ vật trong nhà hoặc ngoài trời.
Bạn cũng cần cho chó cưng tiếp xúc với những con chó ở ngoài để tập cách xử lý các tình huống khi tiếp cận chó lạ.
Những lưu ý khi huấn luyện chó Lạp Xưởng mà bạn cần biếtHuấn luyện chó Lạp Xưởng sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn khi bạn am hiểu về chú chó cưng của mình. Trước khi quyết định nuôi chó Lạp Xưởng, bạn cần tìm hiểu các thông tin về giống chó này. Đồng thời chuẩn bị sẵn tâm lý để đón nhận một chú chó bướng bỉnh về nhà và rèn luyện từ từ.
Chó Lạp Xưởng cần được huấn luyện tùy theo từng giới tính và độ tuổi. Chó con còn nhỏ cần kiên trì và mất nhiều thời gian hơn so với những chú chó trưởng thành.
Mỗi khi rèn luyện các thói quen tốt cho chó Lạp Xưởng, bạn cần tìm đọc từng phương pháp huấn luyện. Không nên tùy tiện huấn luyện trong khi bạn chưa có kinh nghiệm nếu không muốn mang lại tác dụng ngược.
Luôn giữ vững tâm lý rằng, chó Lạp Xưởng vốn khó bảo, hung hăng và thậm chí sẵn sàng tấn công chủ nếu bạn áp đặt cách huấn luyện sai.
Quan trọng nhất là vẫn nên áp dụng cách huấn luyện chó Lạp Xưởng ngay từ khi chúng còn nhỏ, càng sớm càng tốt. Bởi khi trưởng thành mới huấn luyện sẽ tốn rất nhiều sức lực mà lại khiến bạn nản chí.
Bên cạnh đó, mỗi khi muốn huấn luyện chó Lạp Xưởng, bạn cần cho chó cưng ăn đồ ngon. Chúng cần được ăn no mới có sức để luyện tập và ghi nhớ các bài tập hiệu quả.
Lời kếtTóm lại, mỗi chú chó đều có cách để huấn luyện và có thời gian để thực hành thành thạo các thói quen. Khi áp dụng cách huấn luyện chó Lạp Xưởng, mỗi người cần kiên trì và không bỏ cuộc giữa chừng. Chắc chắc sau một thời gian rèn luyện sẽ mang đến cho bạn chú chó cưng vô cùng đáng yêu, ngoan ngoãn và biết nghe lời.
Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/cho-canh/cach-huan-luyen-cho-lap-xuong/ khi chia sẻ nha.
Chó Lạp Xưởng: Đặc Điểm, Tính Cách, Giá Chó Lạp Xưởng
Nguồn gốc và xuất xứ chó lạp xưởng
Chó lạp xưởng có nguồn gốc từ giống chó săn nhỏ mang quốc tịch Đức. Xuất hiện từ thế kỷ 15 nhưng phải đến thế kỷ 17 chó lạp xưởng mới bắt đầu phổ biến. Khi ấy, chúng được biết đến với vai trò “thợ săn” tiêu diệt cáo rừng. Tuy sở hữu ngoại hình nhỏ bé nhưng chúng có thể săn các loài động vật to lớn hơn như hươu, lợn rừng…
Sang đến thế kỷ thứ 19, người ta bắt đầu du nhập giống chó này vào đất Mỹ. Từ đó chú chó Tacken trở nên phổ biến và được ưa chuộng cho đến ngày nay. Tuy trở thành một loại thú cưng nhưng Dachshund vẫn duy trì được đặc tính can trường và dũng cảm vốn có của loài chó săn.
Môi trường và điều kiện sống của chó dachshundNhư đã đề cập bên trên, nguồn gốc của chó lạp xưởng là chó săn nên chúng ưa khoảng không rộng lớn để bay nhảy hơn là môi trường chật hẹp. Tuy nhiên, cư dân căn hộ vẫn hoàn toàn có thể cân nhắc nuôi bởi chúng thích nghi nhanh. Ban đầu có thể em chó lạp xưởng chưa quen sống trong chung cư, hãy dẫn chúng ra ngoài chơi thường xuyên để dễ hòa nhập với khu vực sống.
Ngoài ra, bạn cũng đừng nên nuôi Tacken chung với các loài thú cưng khác như mèo, cá, thỏ… Bản tính săn mồi của em chó sẽ có dịp trỗi dậy, chú sẽ xem đấy là con mồi và gây nguy hiểm đối với các em thú cưng khác đấy.
Nhìn chung, Dachshund dù khỏe mạnh và sống lâu (từ 12 – 15 năm) nhưng vẫn dễ mắc phải nhiều bệnh lý thường gặp ở loài chó. Nổi bật trong số đó là bệnh đĩa xương sống – do cấu tạo cơ thể lưng dài chân ngắn nên em chó khó tránh khỏi bệnh này. Ngoài ra, chủ nuôi cũng cần lưu ý các bệnh về tim, béo phì và tiểu đường khi chăm sóc Dachshund.
Giá chó lạp xưởng ở Việt NamHãy cảnh giác khi mua chó lạp xưởng giá rẻ. Đây là loại chó không có nguồn gốc rõ ràng, đã qua lai tạo và không còn giữ nhiều đặc điểm của loài thuần chủng. Chó càng trưởng thành càng khác với giống gốc bởi vì chân dài hơn, lưng ngắn hơn, tai có thể không cụp.
Với tầm giá này, bạn có thể mua chó lạp xưởng thuần chủng được nhân giống tại Việt Nam. Người chơi chó đa phần chọn mua giống Dachshund ở tầm giá này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý là những chú chó có bộ lông 2 màu thường cao giá hơn em đơn sắc.
Ở tầm giá 7 triệu trở lên, bạn hoàn toàn sở hữu được chú chó lạp xưởng thuần chủng được nhân giống ở nước ngoài như Thái Lan, Indonesia, Phillipines… Dòng chó này có chất lượng khá tốt từ sức khỏe, màu lông, thể chất. Tuy nhiên không nhiều người nhập dòng này về Việt Nam do đa số người nuôi chó đã hài lòng với dòng Tacken nhân giống trong nước.
Với tầm giá trên 10 triệu là bạn đã có thể tậu được những em chó thuần chủng nhập từ các nước châu Âu như Nga, Ukraine… Giống chó này có sức khỏe và thân hình khá chuẩn, đa phần vẫn còn giữ được bản tính vốn có của giống chó đi săn Đức – tổ tiên của chúng.
Và cuối cùng, nếu như bạn yêu mến Dachshund và mong ước được sở hữu một em chó thuần chủng, hãy tìm đến dòng chó ở tầm giá này. Với túi tiền rủng rỉnh trên 20 triệu, bạn sẽ được diện kiến em chó thuần chủng nhân giống từ chính quê hương của chúng – nước Đức. Đây là những chú chó Tacken có thể hình cực kỳ đẹp và đúng chuẩn, đã qua chọn lọc kỹ càng. Sức khỏe của chú cũng tốt hơn hẳn và chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt như nắng nóng hay mưa tuyết.
Tuy nhiên, cũng vì giá thành đắt nên nhu cầu của người Việt không cao. Chó sẽ được nhập khẩu khi có đơn đặt hàng nên không có sẵn ở các cửa hàng.
Những lưu ý khi chọn mua chó lạp xưởngKhác với giống chó được nhân giống ở Việt Nam, Thái Lan hay châu Âu, chó lạp xưởng thuần chủng đến từ nước Đức có đặc điểm ngoại hình chuẩn nhất với thân dài, bốn chân ngắn hơn nhiều so với chiều dài cơ thể. Với mục đích ban đầu là để lai tạo ra giống chó đi săn động vật nhỏ sống trong hang nên đặc điểm thân nhỏ và lưng ngắn lại chính là ưu điểm của chú chó.
Chó lạp xưởng có đầu và mõm dài với bộ hàm chắc khỏe, những chiếc răng vô cùng sắc bén. Bụng hóp sâu nhưng ngực khá to và săn chắc. Mắt chó hơi lồi, hình oval, màu đỏ sẫm hoặc oval. Đôi tai khá to, linh hoạt và thường rũ xuống hai bên.
Chó lạp xưởng có 2 kích thước:
Khi mua chó lạp xưởng con, bạn cần chú ý đến bộ lông của lạp xưởng để chọn mua được giống chó thuần chủng. Lông chó lạp xưởng được chia làm ba loại:
Dachshund lông mướt là giống thuần chủng
Dachshund lông dài là kết quả của sự đột biến gien và lai tạo có chọn lọc với giống chó Đức Spaniel.
Dachshund lông ngắn là sự kết hợp giữa Dachshund thuần chủng, Schnauzers, và Dandie Dinmont Terriers.
Dachshund là giống chó năng động, kiêu hãnh và bạo dạn. Bên cạnh đó, những em chó nhỏ khá thích sủa và tiếng sủa thường to. Do đó, đừng chọn mua những em chó có vẻ ù lì, lặng lẽ, nằm yên một chỗ. Hãy chọn những chú cún tinh nghịch, hiếu động, đang chạy nhảy.
Hãy chú ý đến từng cử chỉ của chó trước khi rước về nhà. Tránh trường hợp mua phải chú chó ốm yếu, nhiều dị tật. Từ đó, đưa ra lựa chọn chính xác để có thể mua được một chú chó khỏe mạnh.
Nếu bạn dự định bỏ một số tiền lớn để mua em chó Dachshund nhập khẩu thì hãy xem giấy tờ đầy đủ của chúng trước khi mua. Hãy đảm bảo bạn nắm được đầy đủ thông tin về em chó như: nguồn gốc, quốc tịch, thuộc dòng chó nào, bố mẹ là ai, tiền sử bệnh án… Tránh trường hợp mất khoản tiền lớn nhưng chỉ mua được chú chó nhân giống tại Việt Nam.
Nhìn chung, chó lạp xưởng có giá thành khá thấp so với các giống chó cảnh khác và dễ nuôi dưỡng. Tùy theo tầm giá mà bạn sẽ chọn mua được dòng chó phù hợp với túi tiền. Tuy thế, đừng quên kiểm tra các đặc điểm ngoại hình, thể chất và giấy tờ đầy đủ trước khi chọn mua chó lạp xưởng.
Chăm Sóc Nuôi Dạy Chó Lạp Xưởng A
Nguồn gốc xuất xứ cua chó lạp xưởng
Giống chó Duchshund đã xuất hiện ở Đức từ tận thế kỉ 15. Cho đến thế kỉ 17, chúng đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Khi ấy, người ta nuôi chúng với mục đích sử dụng như một giống chó săn dùng để tiêu diệt những con cáo rừng.
Chó Lạp Xưởng được mang đến Mỹ vào khoảng cuối thế kỉ 19 và được coi như một vật nuôi trong gia đình. Tuy được nuôi trở thành một loại thú cưng, nhưng chúng không hề mất đi đặc tính dũng cảm và mạnh mẽ của một loài chó săn như chúng vốn có.
Đến khi chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai nổ ra, tình trạng của giống chó này trở nên khá “nguy kịch”. Người ta không còn thấy chúng xuất hiện nhiều ở Đức và Châu Âu. Tuy nhiên, khoảng những năm 1950s, chúng dần trở lại và trở nên phổ biến cho đến thời điểm hiện tại.
Duchshund là kết quả của chó Lạp Xưởng lai fox chuyên săn bắt chuột Pinschers và giống chó Toy Terriers.
Ngoại hình của giống chó Lạp XưởngTuy chó Lạp Xưởng được chia thành 3 loại nhưng nhìn chung chúng đều có nhiều đặc điểm giống nhau như:
Thân hìnhChó Lạp Sườn là giống chó thân dài, bốn chân của chúng rất ngắn, ngắn hơn nhiều so với chiều dài cơ thể. Đặc điểm thân hình độc đáo đó khiến chúng trông khá giống một cây lạp xưởng.
Chúng có đầu và mõm dài, bụng hóp sâu, cơ ngực khá to và săn chắc. Mắt chó Lạp Xưởng hơi lồi, đặc biệt là tai khá to và rủ xuống, buông thõng xuống hai bên má trông cực đáng yêu.
Với mục đích ban đầu trong việc lai tạo là dùng để đi săn các loài động vật trong hang như thỏ, chuột, … nên bốn chân ngắn và thân hình nhỏ bé đã trở thành ưu điểm của chó Lạp Xưởng.
Kích cỡChiều cao và cân nặng của giống chó Lạp Xưởng có một chút chênh lệch giữa 3 loại: Standard Dachshund (chó Lạp Xưởng tiêu chuẩn), Miniature Dachshund (chó Lạp Xưởng mini) và Toy Dachshund (chó Lạp Xưởng đồ chơi):
Chó Standard Dachshund (tiêu chuẩn): Đây là giống chó Dachshund thuần chủng với chiều cao từ 30-35 cm và cân nặng khoảng 9-15 kg.
Chó Miniature Dachshund (loại nhỏ): có chiều cao từ 20-25 cm, nặng khoảng 4-5 kg. Chúng là kết quả của phép lai tạo giữa chó Dachshund thuần chủng với dòng chó Đức Spaniel.
Chó Toy Dachshund (đồ chơi): chiều cao khoảng 15-20 cm, cân nặng khá nhẹ, chỉ khoảng 3,5 kg. Chúng là kết quả của phép lai tạo giữa chó Dachshund thuần chủng với dòng chó Terriers và Schnauzers.
Bộ lông và màu sắcDựa vào bộ lông, chó Lạp Xưởng được chia thành 3 loại: chó Lạp Xưởng lông dài, lông ngắn và lông mướt.
Lông của chó Lạp Xưởng khá mượt và bóng bẩy. Chúng được coi là giống chó đơn sắc, với một màu lông phủ hầu hết cơ thể, chủ yếu là màu đen hoặc nâu đồng. Phần mõm, hóp bụng và 4 chân có màu sáng hơn như màu vàng, hạt dẻ.
Ngoài loại Dachshund lông đơn sắc, còn có số ít loại chó Lạp Xưởng lông 2 màu pha nhau như màu socola, đen sẫm pha nâu sáng, …
Đặc điểm tính cách của giống chó DachshundTuy ngày nay, giống chó Dachshund có kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều so với tổ tiên, nhưng nhìn chung tính cách chúng vẫn giữ được những đặc điểm nổi bật mà tổ tiên chúng đã từng có:
Hoạt bát, năng động và tinh nghịchNhững chú chó Lạp Xưởng rất thích được dẫn ra ngoài đi dạo, chúng không thích bị nhốt trong một không gian chật hẹp. Chúng thích đào bới đất, cát, nô đùa, đuổi bắt, chạy nhảy và đặc biệt là đi săn.
Bạn có thể sẽ nhiều lần bắt gặp chúng tìm cách trốn ra ngoài chơi khi bạn vắng nhà. Tuy nhỏ con nhưng chúng rất hay sủa và sủa khá là to.
Dũng cảm, mạnh mẽ và khá nhút nhátVới nguồn gốc là giống chó săn, chó Lạp Xưởng ngày nay vẫn còn giữ được bản tính dũng cảm vốn có. Chúng có thể sẵn sàng lao vào chiến đấu với một con chó lớn hơn rất nhiều nếu chúng nhận thấy con chó đó đang đe dọa chủ nhân của mình.
Chó Lạp xưởng khá là tăng độngĐặc điểm tính cách của giống chó Lạp Xưởng Chó Lạp xưởng khá là tăng động
Giống chó Xúc xích này lúc bình thường khá là nhút nhát, đôi khi còn sợ người lạ. Đặc biệt không bao giờ để người lạ chạm vào người. Khả năng bảo vệ nhà của chúng khá kém.
Chó Lạp Xưởng trung thành, tình cảm và yêu quý trẻ emChó Lạp Xưởng rất trung thành và quấn quýt với chủ. Chúng chỉ tôn sùng duy nhất một người chủ. Bạn không nên nhận nuôi một chú Lạp Xưởng đã trưởng thành. Chúng sẽ luôn nhớ người chủ cũ và có thể quay ra chống lại bạn.
Những gia đình nuôi chó Lạp Xưởng có thể yên tâm để chúng chơi đùa cùng những đứa trẻ, vì chó Lạp Xưởng khá thân thiện với trẻ em. Chúng thích đuổi bắt, nô đùa cùng những đứa trẻ. Bạn cũng nên giám sát chúng vì đôi khi chúng cũng có những hành vi bất ngờ nếu bị những đứa trẻ chọc giận.
Chó Lạp Xưởng bướng bỉnh và hơi khó dạy bảoChúng đôi khi có thể cáu kỉnh và không nghe lời, thậm chí cố tình chống lại mệnh lệnh của chủ. Ví dụ như bạn cấm chúng không được vào phòng ngủ, thì tôi tin, với bản tính tò mò, chúng sẽ tìm cách vào phòng của bạn ngay khi bạn không có nhà.
Bạn phải thật kiên nhẫn trong việc huấn luyện và dạy bảo loại chó này. Bạn phải dạy cho chúng biết bạn là chủ, những điều chúng không thể làm và mệnh lệnh của bạn bắt buộc chúng phải nghe lời.
Chúng tôi khuyên bạn nên huấn luyện chó Lạp Xưởng từ bé ngay khi 2-3 tháng tuổi. Vì khi chúng càng lớn, tính bướng bỉnh càng tăng, dẫn đến việc càng ngày càng khó dạy bảo, tránh phá phách lung tung.
Chó lạp xưởng có thông minh không?Bản năng của Lạp Xưởng là săn bắt mồi ở những nơi hiểm hóc, diện tích nhỏ hẹp nên thói quen và sở thích của chúng cũng theo bản năng bẩm sinh như trên mà hình thành.
Chúng cực kỳ ưa chuộng các hoạt động ngoài tự nhiên, sân cỏ, thích đào bới, chạy nhảy và săn bắt những con vật đang ẩn nấp.
Với con người, Lạp Xưởng rất yêu thương và thân thiện, chúng trung thành với chủ nhân của mình một cách tuyệt đối và sẳn sàng liều thân mình bảo vệ khi đứng trước những mối đe dọa nguy hại nghiêm trọng.
Không chỉ với người lớn mà đối với trẻ nhỏ, loài vật này cũng tỏ ra quấn quýt, không có những hành động mạnh hoặc thô bạo khi chơi với trẻ em.
Ngược lại chúng còn biết nhường nhịn trong những lúc đùa giỡn nên phụ huynh có thể an tâm tuyệt đối khi để con em mình chơi đùa cùng Lạp Xưởng.
Bản tính hiền lành và năng động của chó Dachshund có thể sẽ trở nên thay đổi theo chiều hướng tiêu cực nếu bạn không dẫn chúng ra ngoài mỗi chiều và hướng dẫn cho em ấy các bài tập thể dục cần thiết.
Thân hình linh hoạt của chúng rất có thể sẽ trở nên ì ạch và béo phì dẫn tới tính tình thay đổi. Điều cần thiết là người nuôi phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập của Lạp Xưởng mỗi ngày.
Môi trường sống của giống chó Lạp XưởngMôi trường sống lý tưởng của giống chó này là những căn nhà thuộc vùng ngoại ô, có sân vườn rộng rãi, có không gian để chúng chơi đùa và chạy nhảy. Bản chất của chó Lạp Xưởng là giống chó săn nên chúng không thích bị giam giữ ở trong nhà.
Bạn cũng có thể nuôi chúng trong một căn hộ nhỏ hoặc một căn chung cư. Ban đầu có thể chúng chưa quen với không gian sống chật hẹp, nhưng bản chất chúng là giống chó dễ thích nghi, sẽ dần quen nhanh. Bạn nên dẫn chúng ra ngoài chơi thường xuyên, tránh giữ chúng trong nhà cả ngày.
Khi chó Lạp Xưởng không được giải phóng năng lượng, chúng có thể trở nên hung dữ, khó kiểm soát, phá phách đồ đạc lung tung trong nhà.
Không nên nuôi chó Lạp Xưởng cùng các loài thú cưng khác như: thỏ, gà, mèo, … Với nguồn gốc là giống chó săn mồi, chúng sẽ nghĩ đấy là con mồi và có thể gây nguy hiểm cho những con vật nuôi đó.
Cách chăm sóc chó Lạp Xưởng Chăm sóc bộ lôngĐối với loại Dachshund lông dài, bạn nên chải lông và tắm gội hàng ngày để tránh lông bị rối. Thường xuyên đưa chúng đi cắt tỉa để bộ lông luôn được đẹp nhất.
Còn với loại lông ngắn, bạn đơn giản chỉ cần tắm cho chúng và lấy khăn lau qua, không cần chăm sóc lông và cắt tỉa phức tạp. Đây là giống chó rụng lông ít, rất phù hợp nuôi trong gia đình.
Chăm sóc sức khỏeBạn nên cho chó Lạp Xưởng sống ở nơi có khí hậu ôn đới vì chúng không chịu được khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh. Khí hậu tại Việt Nam chính là môi trường lí tưởng để chó Lạp Xưởng phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Cho chúng hoạt động nhiều hơn ở ngoài trời như chạy nhảy, bắt bóng, nô đùa, … tầm 30 phút mỗi ngày để cơ thể chúng săn chắc và khỏe mạnh hơn.
Với thân hình không cân đối, chân ngắn, thân dài, bạn không nên cho chúng nô nghịch quá đà, nhảy quá cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến xương cột sống, mắc các bệnh về xương.
Không để cho chúng ăn thức ăn ôi thiu, đã quá hạn sử dụng. Thường xuyên vệ sinh và thay bát ăn, tránh để cho chúng ăn đồ thừa, uống nước bẩn dễ gây đến các bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như đau bụng, ỉa chảy, …
Không nên cho chó Lạp Xưởng ăn quá nhiều chất béo. Đặc tính thân hình chúng nhỏ, dễ gây béo phì, nguy hiểm đến sức khỏe.
Bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay khi chúng có những biểu hiện thất thường như bỏ ăn, đi ỉa, … Tránh việc chậm trễ hay tự chữa trị tại nhà khiến bệnh trở nên trầm trọng, khó chữa hơn.
Vệ sinh cơ thểNếu thời tiết nóng, bạn nên tắm cho chó Lạp Xưởng hàng ngày. Còn nếu trời lạnh, hạn chế tắm cho chúng. Khi tắm nên dùng nước ấm tránh tắm bằng nước lạnh khiến chúng bị nhiễm cảm.
Chó Dachshund thích đào bới và nghịch đất. Bạn nên chú ý tắm rửa cho chúng sau mỗi lần ra ngoài chơi, tránh để cơ thể chúng bụi bẩn dễ dẫn đến các bệnh về hô hấp.
Bạn cũng nên thường xuyên để ý vệ sinh vùng tai và kẽ ngón chân cho chó Lạp Xưởng. Vì những chỗ đó chính là môi trường sống lý tưởng cho nấm, vi khuẩn và bọ rận sinh sôi nảy nở.
Một điều bạn cần lưu ý là nên cho chó Lạp Xưởng đi tiêm phòng dại định kì, cho uống thuốc tẩy giun đều đặn 6 tháng / 1 lần. Bạn nên thực hiện đầy đủ điều đó vì sự an toàn của bạn và những người xung quanh, vì chó Lạp Xưởng đôi khi có thể cắn người nếu bị chọc giận.
Nếu được chăm sóc tốt, chó Lạp Xưởng có thể sống được khoảng 12-15 năm.
Cách huấn luyện chó Lạp XưởngChó Lạp Xưởng cứng đầu, bướng bỉnh và khó dạy bảo nên việc huấn luyện chúng nghe lời gặp nhiều khó khăn. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để huấn luyện nếu muốn chú chó của bạn thật ngoan ngoãn và vâng lời.
Huấn luyện chó Lạp Xưởng conBạn nên dạy chúng cách đi vệ sinh đúng lúc, đúng chỗ. Chó còn nhỏ thường không kiểm soát được việc đi vệ sinh. Huấn luyện cho chúng đi vệ sinh vào đúng các thời điểm trong ngày như buổi sáng và buổi tối. Lặp đi, lặp lại thường xuyên khoảng 1 tháng. Tránh để cho chúng đi vệ sinh ra nhà, lâu dần thành thói quen không tốt.
Huấn luyện cho chúng biết nghe lời bạn. Dạy chúng biết ngồi, biết đứng mỗi khi bạn ra lệnh.
Dạy cho chúng biết những đồ đạc nào trong nhà không được động tới, những thứ không được ăn và những điều không được làm. Không nên để chúng tự ý nghịch ngợm.
Bạn phải dạy chúng những điều này ngay từ khi còn nhỏ. Vì khi chúng đã trưởng thành, dù bạn có cấm nhưng bản tính tò mò sẽ khiến chúng làm những điều trái ý bạn.
Huấn luyện chó Lạp Xưởng trưởng thànhVào giai đoạn này, chó Lạp Xưởng đã hình thành được tính cách. Tùy vào từng con mà bạn nên có những cách huấn luyện khác nhau. Không nên áp dụng cách huấn luyện con này vào con kia, có thể gây tác dụng ngược.
Bạn nên dẫn chúng ra ngoài thường xuyên, cho chạy nhảy, bắt bóng, … để phát triển cơ bắp và thân hình săn chắc.
Nếu chúng không nghe lời, bạn không nên đánh đập hay chửi mắng. Bản tính giống chó này là ương bướng, bạn càng đánh đập, chúng càng không nghe lời. Nên nhẹ nhàng huấn luyện, dạy lại cho chúng nếu chúng làm sai.
Bạn nên có phần thưởng nếu chúng làm tốt. Thưởng cho chúng những đồ khô ăn vặt dành cho chó, kích thích chúng để chúng cố gắng làm tốt hơn vào lần sau. Lưu ý, mỗi đợt huấn luyện không nên quá dài. Vì giống chó này sẽ nhanh chán nếu các bài tập cứ lặp đi lặp lại.
Chế độ dinh dưỡng dành cho chó Lạp XưởngChó Lạp Xưởng là giống chó vận động cao nên chúng không quá kén ăn. Nhưng bạn cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho chúng để chúng có thể phát triển cơ thể toàn diện:
Bạn nên cho chúng ăn nhiều các loại thực phẩm ít chất béo nhưng giàu dinh dưỡng như: thịt bò, thịt gà, trứng vịt lộn, cá … Những thực phẩm này cung cấp nhiều protein có tác dụng tốt cho việc phát triển cơ bắp của chó Lạp Xưởng.
Bạn cũng nên cung cấp cho chúng thêm các loại chất xơ, tinh bột, vitamin, … Những chất này hay có trong các loại rau, các loại quả, cơm, cháo, … như rau cải, rau mầm, chuối, nho, …
Chó Lạp Xưởng là giống chó khá thích đồ ngọt. Chúng có thể ăn được cả bánh kẹo. Bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều, có thể khiến chúng mắc phải bệnh tiểu đường.
Nếu bạn không có thời gian nấu ăn cho chú chó nhà bạn, bạn có thể lựa chọn các hộp thức ăn sẵn. Trong đó đã có chứa đủ các loại chất dinh dưỡng phù hợp cho chó Lạp Xưởng. Bạn nên chọn một nhãn hiệu uy tín, tránh dùng phải hàng thiếu chất lượng.
Nên cho chó Lạp Xưởng ăn khoảng 3 bữa một ngày, không nên cho ăn quá nhiều trong một bữa. Tăng khẩu phần ăn cho phù hợp với cân nặng của chúng.
Các bệnh chó Lạp Xưởng hay gặp phải Bệnh béo phìKhông nên cho chó Lạp Xưởng ăn quá nhiều chất béo hoặc không cho chúng vận động dễ gây tích tụ mỡ, gây béo phì, có hại cho sức khỏe. Bệnh này thường hay gặp ở những con chó Lạp xưởng đã lớn tuổi, lười vận động.
Bệnh đau cột sốngNhững người nuôi chó Dachshund luôn cố gắng để chúng không mắc phải bệnh này. Nhưng điều đó khá là khó. Vì đặc điểm thân hình chúng dài, chân ngắn lại thích chạy nhảy, gây ảnh hưởng nhiều đến cột sống. Biểu hiện của bệnh là chúng không thể đứng dậy bằng 2 chân sau và mất kiểm soát trong việc tiểu tiện.
Bệnh đường ruột, tiêu hóaBệnh này hay gặp ở chó Lạp Xưởng nhỏ, khoảng 2-3 tháng tuổi. Khi mà hệ tiêu hóa của chúng còn kém, chưa tiêu thụ tốt được các loại thức ăn như: xương, đồ khô, các loại hạt, … Chó Lạp Xưởng trưởng thành thì ít mắc bệnh này hơn. Biểu hiện của bệnh là nôn mửa, đi ỉa chảy và chê ăn.
Bệnh động kinhChó Lạp Xưởng cũng dễ bị động kinh. Có thể là do di truyền hoặc do chúng chạy nhảy quá đà bị ngã, ảnh hưởng đến đầu. Tránh để cho chúng chơi đùa ở những nơi có nhiều gạch, đá.
Bệnh đái tháo đườngNhững con chó Lạp Xưởng bị thừa cân thì hay bị mắc bệnh này. Biểu hiện ban đầu của chúng là đi tiểu nhiều, sụt cân dù ăn rất nhiều. Hạn chế cho chúng ăn đồ ngọt, và ăn những thực phẩm có chứa nhiều glucozo như nho, chuối, …
Dị tật ở chânĐây là bệnh bẩm sinh, không thể tránh. Bệnh này có thể khiến chân chó Lạp Xưởng càng lớn càng bị teo lại. Lúc nhỏ có thể nhìn không rõ. Nhưng càng lớn, chúng càng đi khập khiễng và dần dần có thể bị liệt.
Để phòng tránh các bệnh này, chúng tôi khuyên bạn nên giữ cho chó Lạp Xưởng một môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ, vệ sinh cho chúng đều đặn hàng ngày. Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh và đưa chúng đi kiểm tra sức khỏe định kì.
Chó Lạp Xưởng bao nhiêu tiền tại Việt Nam vào thời điểm hiện tạiNếu bạn muốn sở hữu một chú chó Lạp Xưởng vào khoảng thời điểm năm 2007 thì giá của chúng khá cao. Lâu dần, do được nhân giống rộng rãi cộng với việc chúng mắn đẻ đã khiến cho giá của chúng vào thời điểm hiện tại chỉ còn bằng 1/3 so với năm 2007.
Giá chó Lạp Xưởng cũng có nhiều loại, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng sẽ giao động trong các mức giá sau đây:
Giá chó Lạp Xưởng nhân giống tại Việt Nam Giá từ 2-3 triệuĐây là giống chó Lạp Xưởng giá rẻ đã qua lai tạo. Chúng không còn giữ được nhiều đặc điểm của chó Dachshund thuần chủng. Khi còn bé, trông chúng có thể giống với chó Lạp Xưởng, nhưng càng lớn sẽ càng có nhiều điểm khác như chân dài hơn, lưng ngắn hơn và tai có thể không cụp.
Đa phần loại chó này đều không có nguồn gốc rõ ràng. Nếu bạn mua chó Lạp Xưởng thuần chủng mà chỉ có giá 1-2 triệu thì bạn nên cẩn thận. Vì những chú chó này có thể bị dị tật hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa. Bạn không thể nhận biết chúng bằng mắt. Đừng ham rẻ mà “tiền mất tật mang”.
Giá từ 3-4 triệuNhững chú chó Lạp Xưởng có giá này đều là chó thuần chủng và được nhân giống tại Việt Nam. Chúng cũng là giống chó phổ biến nhất được người chơi chó chọn mua và nuôi.
Giá chó Lạp Xưởng nhập ngoại từ nước ngoàiGiá từ 7-8 triệu
Loại này có giá cao hơn. Chúng là dòng chó thuần chủng, tuy nhiên được nhập khẩu từ nước ngoài về. Những nước nhập khẩu có thể là Indonesia, Thái Lan, Philipine, …
Chúng cũng có thể được coi là loại chó chất lượng với sức khỏe tốt, màu sắc lông đẹp. Những loại này thường không được nhập về Việt Nam nhiều. Vì những người nuôi chó cũng khá hài lòng với loại chó được nhân giống tại Việt Nam.
Nếu bạn định mua một chú chó Lạp Xưởng loại này thì nên kiểm tra giấy tờ đầy đủ. Tránh trường hợp bị lừa đảo. Mất tiền nhưng mua phải chó được nhân giống tại Việt Nam.
Giá từ 12-15 triệu
Những em chó này được nhập khẩu từ các nước Châu Âu như Nga, Ukraina, … Chúng có sức khỏe và thân hình khá chuẩn. Tính cách loại chó này đa phần vẫn còn giữ được những đặc điểm vốn có của giống chó đi săn – tổ tiên của chúng.
Những chú chó này có nguồn gốc lai lịch rõ ràng, có giấy tờ đầy đủ. Chúng thường hay có mặt tại các địa chỉ bán chó lớn ở Thành Phố. Bạn nên cân nhắc lựa chọn cửa hàng uy tín để mua.
Giá từ 20-25 triệu
Nếu bạn muốn mua chó Lạp Xưởng đúng chuẩn thì lựa chọn loại chó này. Chúng được nhập khẩu trực tiếp từ nước Đức – quê hương của giống chó chó Dachshund. Giá này cũng không phải quá cao so với một chú chó cảnh đúng tiêu chuẩn.
Những yếu tố cấu thành nên giá của giống chó Lạp Xưởng Dựa vào nguồn gốc xuất xứKhông phải chỉ mỗi chó Lạp Xưởng, mà giá của loại chó nào cũng phải phụ thuộc vào yếu tố này. Như đã liệt kê ở phần bảng giá, giá những chú Lạp Xưởng được sinh ra ở trong nước là thấp nhất. Những chú được sinh ra tại nước ngoài như Hàn Quốc, Nga và được nhập khẩu về thì có giá gấp 3 đến 4 lần trong nước.
Đặc biệt là những chú chó Lạp Xưởng có nguồn gốc xuất xứ từ nước Đức, có “gia thế khủng” cộng với ngoại hình chuẩn thì giá đạt ngưỡng cao nhất. Nhưng so với các giống chó cảnh nhập khẩu khác thì giá chó Lạp Xưởng vẫn được xếp vào loại rẻ.
Dựa vào đặc điểm kích thước, ngoại hìnhNhững chú chó Lạp Xưởng có kích thước chuẩn, có ngoại hình đẹp chắc chắn sẽ có giá cao hơn.
Ví dụ: Mỗi lứa đẻ sẽ có 5-6 chú chó Lạp Xưởng con được sinh ra. Những con có thân hình chuẩn, ngoại hình đạt tiêu chuẩn chắc chắn sẽ có giá đắt hơn những con còn lại.
Dựa vào độ tuổiNhững chú chó Lạp Xưởng con có giá rẻ hơn nhiều so với những chú Lạp Xưởng đã trưởng thành. Đấy là điều hiển nhiên đúng không nào?
Đa phần những người nuôi chó trong gia đình đều muốn sở hữu chúng ngay từ khi còn nhỏ. Vì đó là giai đoạn chúng dễ huấn luyện nhất. Và cũng vì muốn chúng có thể dễ dàng thân quen với các thành viên trong gia đình.
Những người muốn mua chó Lạp Xưởng sinh sản thì lại chọn những con trưởng thành, khỏe mạnh. Và giá của chúng tất nhiên là đắt hơn nhiều rồi.
Dựa vào giới tínhThường thì chó Lạp Xưởng cái sẽ có giá rẻ hơn loại đực. Những người chọn chó Lạp Xưởng để nuôi trong gia đình thì hay chọn chó đực, vì họ không có nhu cầu cho sinh sản. Còn những con chó cái đa phần được chọn nuôi bởi những người muốn nhân giống và kinh doanh loại chó này.
Dựa vào bộ lông và màu sắc lôngDựa vào bộ lông thì chó Lạp Xưởng được chia thành 3 loại chính: Lông mượt, lông ngắn, lông dài. Tùy vào loại lông mà chúng sẽ có giá khác nhau, có một chút chênh lệch nhưng không nhiều.
Chó Lạp Xưởng lông mượt sẽ có giá cao nhất vì chúng là giống thuần chủng, chưa qua lai tạo. Còn chó Lạp Xưởng lông ngắn và lông dài sẽ có giá thấp hơn vì chúng đã qua lai tạo với nhiều giống chó khác. Đối với 2 loại này thì giá chó lông dài sẽ cao hơn vì chúng được chuộng nuôi hơn.
Về màu sắc lông thì những chú chó Lạp Xưởng đơn sắc (đen, vàng, nâu) sẽ có giá rẻ hơn những chú Lạp Xưởng hai màu lông như nâu pha vàng, xám pha hạt dẻ, …
Dựa vào độ phổ biếnChó Lạp Xưởng được nuôi phổ biến hơn sẽ có giá rẻ hơn vì chúng dễ nhân giống và dễ nuôi. Được lựa chọn nhiều trong các hộ gia đình.
Ngược lại, những con chó Lạp Xưởng hiếm, không được biết đến nhiều sẽ có giá đắt hơn vì số lượng chúng rất ít.
Những lưu ý khi chọn mua chó Lạp Xưởng Chú ý đến cách nhận biết chó Lạp Xưởng thuần chủngBạn cần nắm rõ những đặc điểm của một chú chó Lạp Xưởng thuần chủng. Tránh việc bỏ tiền nhưng lại mua được những chú chó lai tạp, không rõ nguồn gốc:
Ví dụ về những đặc điểm của một chú Lạp Xưởng thuần chủng:
Ngoại hình: Thấp, chân to và ngắn, đầu và tai dài, rủ xuống 2 bên má. Tuy thân hình không cân đối nhưng di chuyển rất nhanh và uyển chuyển.
Màu lông: Chỉ có 1 màu đen, nâu, xám, … Phía mõm, chân, hóp bụng sẽ có màu sáng hơn.
Đuôi: Nhỏ gọn, lông phủ kín đuôi nhưng không quá rậm, …
Chú ý nên trực tiếp tới mua chó Lạp Xưởng ở cửa hàngDù có bận rộn cỡ nào thì chúng tôi cũng khuyên bạn nên tới tận cửa hàng để mua. Hạn chế đặt hàng qua mạng hay nhờ người khác mua hộ. Những thông tin bán chó trên mạng có thể không chính xác, hình ảnh chú chó mập mờ, giá chưa niêm yết.
Chú ý đến tình trạng sức khỏe chú chó khi muaBạn nên để ý đến sức khỏe của chú chó khi mua. Tránh trường hợp mua phải chú chó ốm yếu, nhiều dị tật. Bạn nên chọn những chú cún nhỏ tinh nghịch, đang chạy nhảy. Vì ở độ tuổi này chúng khá hiếu động, ít khi chịu ngồi yên một chỗ.
Còn những chú chó chỉ nằm yên một chỗ thì bạn nên tránh mua. Vì có thể chúng đang bị bệnh hoặc bị dị tật ở chân. Bạn nên chú ý nhiều hơn đến từng cử chỉ của chúng trước khi mua. Từ đó, đưa ra lựa chọn chính xác để có thể mua được một chú chó khỏe mạnh.
Chú ý đến giấy tờ đầy đủ của chó Lạp Xưởng trước khi muaNếu bạn muốn mua chó Lạp Xưởng được sinh ra ở Việt Nam thì có thể bỏ qua mục này. Còn nếu bạn có ý định mua một chú chó nhập khẩu thì chúng tôi khuyên bạn nên xem giấy tờ đầy đủ của chúng trước khi mua. Bạn phải nắm được đầy đủ thông tin như: Chúng đến từ đâu, thuộc dòng chó nào, bố mẹ là ai?… để chắc chắn không bị lừa đảo.
Cách Nuôi Chó Lạp Xưởng
Cách nuôi chó Lạp Xưởng – Dachshund
1. Chọn giống chó Lạp XưởngGiống chó Lạp Xưởng gồm có 3 dòng chó chính có kích cỡ và loại lông khác nhau gồm dòng chó lạp xưởng lông ngắn mướt đây là giống thuần chủng, chó lạp xưởng lông vừa và chó lạp xưởng lông dài. Chó lạp xưởng là loài chó vật nuôi rất thân thiện, hoạt bát và đáng yêu.
Để chọn mua được một con chó lạp xưởng giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó lạp xưởng và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó lạp xưởng tốt.
Kinh nghiệm chọn mua chó Lạp Xưởng – Dachshund
Một con chó lạp xưởng đúng tiêu chuẩn là chúng có cơ thể dài hơn so với chiều cao của các cặp chân,. Khoảng cách từ mặt đất đến thân mình bằng 1/3 chiều cao đến vai. Chiều dài thân mình hài hoà so với chiều cao đến vai, theo tỷ lệ từ 1,7 đến 1,8 so với 1. Thân hình dài nhưng chắc khỏe và các cặp chân ngắn cứng cáp, nhanh nhẹn, ngực nở, bụng hóp.
Chó lạp xưởng có chiếc cổ đầy và tương đối cao, cổ hơi cong nhẹ ở vùng gáy, đầu thuôn dài luôn ngẩng cao, mắt hơi lồi, mõm dài, sống mũi dài và hẹp, đôi tai khá linh hoạt và luôn buông lơ lửng ở hai bên má.
Khi chọn mua chó lạp xưởng con bạn cần phải theo dõi con chó trong vòng ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để quan sát hành vi, tính cách và tình trạng thể lực của chó con, quan sát và đánh giá xem chó con phải nhanh nhẹn, hoạt bát, vui tươi thì mới chọn mua.
Những điểm lỗi không đạt tiêu chuẩn ở chó Lạp Xưởng
Chó lạp xưởng có thân mình ngắn, chân dài. Cơ thể lõng lẻo, không chắc chắn và kém nhanh nhẹn.
Chó có bộ ngực hẹp, ngực kém phát triển. Hông và bụng thắt quá cao.
Tìm hiểu chi tiết những đặc tính của giống chó Lạp Xưởng
2. Chế độ dinh dưỡng của chó Lạp XưởngChó lạp xưởng là giống chó nhỏ, cấu trúc cơ thể thuôn dài vì vậy mà hệ tiêu hóa của chó cũng yếu hơn so với những dòng chó lớn khác nên điều quan trọng trong việc chăm sóc chó là cần cho chúng ăn các loại thức ăn phù hợp và đủ dinh dưỡng.
Các chăm sóc chó lạp xưởng theo độ tuổi
Chó lạp xưởng con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo thịt băm nhuyễn, bột gạo, bột ngô, bột ngũ cốc và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày. Nên tránh cho chó ăn thức ăn khô và hạt cứng.
Chó lạp xưởng từ 3 – 6 tháng tuổi bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt, tôm, trứng, rau củ,… để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của chó lạp xưởng phải được nấu mềm và loãng, nên tránh cho chó ăn các loại xương hay nội tạng động vật vì sẽ gây nguy hiểm cho chó.
Khi chó lạp xưởng từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, canxi và đạm cho chó, nên tập cho chó ăn các loại trái cây, rau củ như bắp cải, cà rốt, bí đỏ, chuối, dưa hấu….
Một số điều cần lưu ý trong việc cho lạp xưởng ăn uống
Tránh cho chó lạp xưởng ăn thức ăn khô, ăn nhiều chất béo dẫn đến tình trạng béo phì rất nguy hiểm cho chó.
Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.
Khi chó ăn xong phải cất đồ ăn và vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng thức ăn, nước uống cho chó, không để chó ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn thừa hoặc uống nước dơ ở ngoài đường.
3. Cách chăm sóc chó Lạp Xưởng
Để có thể chăm sóc tốt cho chó lạp xưởng, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó phải thông thoáng, sạch sẽ, không ẩm ướt. Chó lạp xưởng thường không chịu được khí hậu lạnh và thời tiết nắng nóng, vì vậy nên giữ ấm cho chó khi trời lạnh và tránh cho chó ra đường khi trời nắng nóng.
Chó lạp xưởng cũng rất dễ bị béo phì và bị các vấn đề về xương khớp, hệ tiêu hóa, vì vậy cần chú ý đến chế độ ăn uống và cần phải cho chó cưng của bạn vận động thường xuyên, bởi loài chó lạp xưởng cũng rất hoạt bát và thích vui đùa bên ngoài bên chúng cần được thả chạy nhảy vui chơi tự do trong nhà, đi bộ, vui chơi ở bên ngoài mỗi ngày.
Cho chó tập thể dục và vận động ở ngoài trời như chạy nhảy, bắt bóng,…. khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để rèn luyện thể lực và giúp chó khỏe mạnh hơn.
4. Cách làm vệ sinh cho chó Lạp Xưởng
Việc làm vệ sinh cho chó lạp xưởng không khó và cũng không cần phải tốn nhiều thời gian, chỉ cần bạn kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ ở các vùng nhạy cảm của chó như mắt, tai và răng miệng cho chó hàng tuần.
Chó lạp xưởng thường không bị rụng lông nhiều nên chỉ cần chải lông cho chó hàng tuần để loại bỏ những sợi lông chết, không nên tắm cho chó thường xuyên mà chỉ nên tắm cho chó khi cần thiết, có thể là tắm 1 – 2 tuần 1 lần. Nếu thời tiết lạnh thì bạn có thể hạn chế tắm cho chó, bạn nên dùng khăn bông ngâm vào nước ấm vắt cho khô và lau mình cho chó.
Chó lạp xưởng con lúc còn nhỏ thường không kiểm soát được việc đi vệ sinh, vì vậy bạn cần phải tập cho chó biết đi vệ sinh đúng giờ và đúng chỗ.
5. Các bệnh thường gặp ở chó Lạp xưởng
Một lưu ý dành cho những người nuôi chó là tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Khi nuôi chó lạp xưởng thì bạn cần chú ý một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở chó lạp xưởng như chúng dễ bị mắc các bệnh về đường ruột, hệ tiêu hóa, bị sỏi bàng quang, bệnh đái đường và dễ mắc bệnh béo phì.
Cũng cần chú ý rằng do cấu trúc cơ thể của chó lạp xưởng với lưng dài, chân ngắn nên con chó dễ mắc phải hội chứng bệnh đĩa xương sống, đau cột sống và các vấn đề xương khớp khác.
Nếu phát hiện chó thở khò khè, ho, nôn, bỏ ăn, thụ động, tiêu chảy, thì nên đưa đến bác sĩ thú y để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Bạn có thể tìm hiểu một số chứng bệnh thường gặp ở loài chó vật nuôi để có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và phát hiện bệnh cho chó của mình.
Các bệnh phổ biến ở chó – Cách chữa bệnh ở chó
Cách tẩy giun sán ở chó, mèo
Cách Dạy Chó Lạp Xưởng Tại Trường Huấn Luyện Chó Tphcm
Cách dạy chó lạp xưởng từ nhỏ đến trưởng thành tại truong huan luyen cho tphcm
Không những áp dụng với mỗi giống chó lạp xưởng mà đối với bất kể loại có chó, việc dạy từ khi chúng còn nhỏ vẫn là dễ dàng nhất, đó là nhận định của rất nhiều trường huấn luyện chó tphcm hiện nay.
Để đến khi chúng trưởng thành lên rồi thì mọi thiết quen dần được thiết lập. Bạn sẽ gặp phải vô vàn khó khăn để dạy chúng theo ý mình. Tuy vậy, ở mỗi giai đoạn, ta sẽ có những phương pháp và cách dạy hoàn toàn khác nhau:
Cách dạy chó lạp xưởng từ lúc nhỏ cho đến trưởng thành
Cách dạy chó lạp xưởng lúc nhỏ tại truong huan luyen cho tphcm Hoàng Gia
Ở giai đoạn này, chú chó lạp xưởng vẫn còn rất ham chơi và không chịu để ý và không nghe lời là vì chúng chưa hiểu rõ bạn đang muốn gì. Vì vậy việc dạy chó lạp xưởng lúc còn nhỏ sẽ mất khá nhiều thời gian.
Những điều trường huấn luyện chó Hoàng Gia sẽ dạy khi chúng còn nhỏ đó chính là dạy chúng nghe lời, dạy chúng biết phân biệt đâu là người lạ và dạy chúng đi vệ sinh đúng chỗ là điều cần thiết nhất.
Cách dạy chó lạp xưởng khi trưởng thành tại truong huan luyen cho tphcm Hoàng Gia
Ngay tại thời điểm trưởng thành, một số tập tính và thói quen đã dần được hình thành. Lúc còn nhỏ trung tâm đã dạy cho chú chó biết vân lời việc còn lại trung tâm sẽ chuẩn bị những bài cơ bản nhằm giúp chúng phát triển một cách toàn diện nhất:
Dạy chúng một số bài tập bắt bóng mỗi khi ra ngoài đường. Bài tập này giúp chúng tăng độ nhanh nhẹn.
Cho chạy theo xe đạp mỗi 3 – 5 km mỗi ngày để chúng phát triển cơ chân, ngực.
Cho tập thêm một số bài tập như tìm độ vật, đánh hơi tìm đồ để chúng phát triển tư duy của mình.
Những vấn đề cần lưu ý khi dạy chó lạp xưởng
Những vấn đề bạn cần hết sức lưu ý khi dạy chó lạp xưởng
Bạn nên có những hiểu biết cơ bản về các phương pháp huấn luyện, tuyệt đối không làm theo ý mình vì như vậy sẽ gây tác dụng ngược.
Nên tham khảo các phương pháp huấn luyện trên mạng hoặc các group chuyên về chó lạp xưởng, trường huấn luyện chó tphcm Hoàng Gia hoặc có thể hỏi những người có kinh nghiệm nuôi.
Xuyên suốt quá trình dạy, hạn chế tối đa việc đánh đập chú chó lạp xưởng, bản chất của chúng rất khó bảo và rất hung hăng, bạn có thể khiến chúng chống trả lại bạn.
Nên dạy cho lạp xưởng ở độ tuổi từ 2 đến 3 tháng, càng chậm trễ để đến khi chúng trưởng thành sẽ rất khó dạy.
Phải cho chú chó lạp xưởng ăn uống đầy đủ thì chúng mới có sức khỏe để thực hiện cách bài dạy thật tốt.
Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp dạy chó lạp xưởng thích hợp. Bạn nên kiên trì trong việc nuôi dạy, điều đó sẽ giúp bạn sở hữu một chú chó lạp xưởng biết vâng lời nhất.
Trang chủ:
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Dạy Chó Lạp Xưởng Hiệu Quả Nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!