Bạn đang xem bài viết Cách Dạy Chó Đi Vệ Sinh Vào Khay được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mua khay nhựaĐầu tiên bạn cần phải mua khay nhựa để chứa chất thải cho chó khi chúng đi vệ sinh. Khi mua khay cần lưu ý:
Khay cần đủ rộng và đủ lớn để chó có thể xoay người bên trong.
Chiều cao các cạnh của khay cần vừa đủ để chó có thể tự ra vào và ngăn không cho nước tiểu ra khỏi khay khi chúng giơ chân lên đi vệ sinh.
Nên mua 2 khay để thay thế trong trường hợp bạn chưa kịp dọn chất thải cho chó.
Ngoài ra, tùy vào điều kiện tài chính mà bạn có thể mua các thiết bị đi vệ sinh đắt hơn cho chó, tất nhiên là vẫn cần phải đáp ứng được các lưu ý trên.
Mua cát để vào khayCát có đặc tính thấm hút tốt nên Cảnh Khuyển 24h khuyên bạn nên mua để chó đi vệ sinh. Hiện nay có rất nhiều loại cát dành cho chó đi vệ sinh, từ đất sét thông thường cho đến than hoạt tính kiểm soát mùi.
Trước khi rải cát vào khay, bạn nên rải một lớp muối nở dưới đáy để kiểm soát mùi hôi.
Đặt khay nơi mong muốn
Khay vệ sinh cần đặt ở những nơi riêng tư và thuận tiện cho việc “giải quyết nỗi buồn” của chó. Đặt tại những nơi chó thường xuyên lui tới và cách xa tầm nhìn của bạn.
Không đặt khay vệ sinh gần nơi ăn uống của chó, vì chúng sẽ không đi vệ sinh ở gần nơi chúng ăn.
Hiểu rõ tập tính đào bới trong khay của chó, ví dụ như chó Phú Quốc thường có thói quen vùi chất thải xuống cát để giấu đi. Do đó nên đặt hộp tại những nơi mà chất thải rơi ra ngoài sẽ không làm bẩn quá nhiều.
Mỗi con 1 khay riêngÝ thức đánh dấu lãnh thổ của loài chó rất cao, vậy nên nếu bạn có nhiều hơn 1 con chó thì hãy chuẩn bị cho mỗi con một khay riêng để chúng có quyền làm chủ khay vệ sinh; nếu không nó sẽ đi tiểu bên ngoài khay để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ.
HUẤN LUYỆN CHÓ VỆ SINH VÀO KHAY Dùng mệnh lệnh
Dùng lệnh để dạy chó đi vào trong khay vệ sinh. Ví dụ: “Đi vào khay”.
Khi chó đã bước vào trong khay thì hô lệnh “Đi vệ sinh”. Khi chúng đi vệ sinh xong thì khen ngợi chúng.
Lặp lại lệnh
Chờ chó ra khỏi khay rồi dắt chúng quay trở lại, lặp lại lệnh ‘Đi vào khay”
Tiếp tục lặp lại lệnh “Đi vệ sinh” và khen ngợi khi chúng thực hiện được.
Lặp lại nhiều lần để hình thành thói quen vệ sinh trong khay cho chó.
Thấm nước tiểu hoặc phân vào khayDùng giấy báo để thấm ít nước tiểu của chó hoặc bỏ chất thải của chó từ bên ngoài vào trong khay vệ sinh. Điều này sẽ giúp chó ngửi được mùi của mình, khiến chúng lầm tưởng đấy là điểm đi vệ sinh quen thuộc, từ đó hình thành thói quen đi vệ sinh vào khay.
Cho ăn theo giờQuy định giờ ăn cụ thể cho chó, không cho chó ăn nhiều bữa trong ngày vì ăn nhiều sẽ khiến chúng đi vệ sinh nhiều.
Quan sát dấu hiệuKhi thấy chó chạy qua chạy lại, rên rỉ, ngửi xung quanh nhà hoặc đi ra cửa, thì đấy là những dấu hiệu cho thấy chúng đang muốn đi vệ sinh. Hãy đưa chó đến khay vệ sinh ngay lập tức và dạy chúng đi vào khay.
Nhốt lại khi đi ngủ hoặc chủ không ở nhàKhi bạn đi ngủ hoặc không ở nhà, hãy để chó vào một căn phòng nhỏ có đặt khay vệ sinh trong phòng và khóa cửa lại để chó không chạy lung tung ra bên ngoài.
Khen thưởngTrong quá trình huấn luyện, khi chó đi vệ sinh trong khay thành công, hãy thưởng bằng cách khen ngợi, chơi với chúng hoặc cho chúng một ít thức ăn để khuyến khích chúng.
Hãy kiên nhẫnDạy chó đi vệ sinh vào khay cần lạc quan và kiên nhẫn, tránh nổi nóng hoặc phạt khi chúng đi vệ sinh ra ngoài, vì như vậy chỉ khiến chúng sợ và khó dạy hơn.
Vệ sinh sạch khay sau mỗi lần đi vệ sinhSau khi chó đi vệ sinh, bạn cần xúc chất thải và đổ ra ngoài. Mỗi tháng một lần đổ tất cả cát trong khay và rửa khay sạch sẽ. Chó sẽ không đi vệ sinh vào khay nếu khay quá bẩn.
Hãy bình tĩnhCần bình tĩnh khi huấn luyện chó đi vệ sinh, thời gian đầu nếu chúng chưa làm được thì không nên nổi nóng hoặc đánh mắng khiến cho chúng sợ. Nếu thấy chó có dấu hiệu đi vệ sinh ra ngoài, hãy vỗ tay thật to để nó giật mình, cách này thường khiến chúng dừng hành động đi vệ sinh lại.
Sau đó dắt chó đến khay vệ sinh và dạy theo từng bước. Nếu chúng đi vệ sinh đúng vào khay thì hãy thưởng hoặc khen khích lệ; ngược lại cần kiên nhẫn để huấn luyện chó dần dần.
Lưu ý:
Chỉ áp dụng khi nuôi nhốt trong nhà, chó chạy nhảy ra ngoài nhiều không phù hợp
Chỉ áp dụng với chó nhỏ dưới 8 tháng và chó cái, chó đực trên 8 tháng sẽ dơ chân lên đái nên không áp dụng được
Trong bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách dạy chó đi vệ sinh vào khay. Việc huấn luyện nên thực hiện từ sớm để chó tiếp thu nhanh nhất, chó càng lớn thì việc huấn luyện càng khó. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc huấn luyện chó đi vệ sinh vào khay, hãy tham khảo khóa học huấn luyện chó cảnh, chó nghiệp vụ của Cảnh Khuyển 24h, chúng tôi cam kết sẽ thay đổi thói quen của chó và đưa cún cưng của bạn lên một tầm cao mới.
Cách Dạy Chó Đi Vệ Sinh Vào Khay Nhanh Nhất
Dạy chó đi vệ sinh vào khay giống như dạy cho chúng những kĩ năng căn bản. Nhưng việc dạy cho chó đi vệ sinh đúng nơi quy định đã và đang là vấn đề nhức nhối. Những ngày đầu tiên đưa các bé về là những ngày khó khăn nhất của cả hành trình chăm bẵm. Và đối với các chú chó, việc thích nghi với môi trường mới cũng đầy bỡ ngỡ. Chúng lạ lẫm với mọi vật thể xung quanh. Vậy nên, bài viết này 4CE Pet sẽ giúp các bạn có thể “dạy dỗ” thú cưng của mình. Và trang bị kĩ năng cơ bản cho pet đi vệ sinh đúng cách.
I, Một vài lưu ý quan trọng khi các bé mới về nhà 1, Cho các bé một khoảng thời gian để có thể thích nghi được môi trường sống mớiCũng giống như con người chúng ta, chó mèo cũng cần có thời gian để thích nghi khi thay đổi môi trường sống. Bởi vậy nên khi mới đưa các bé về nhà, biểu hiện trốn trong góc nhà, run sợ là điều dễ hiểu.
Trong những ngày đầu huấn luyện chúng ta cần mềm mỏng và đừng cố gắng bắt các bé theo ý mình. Bắt ai đó ra khỏi vòng an toàn của mình, họ sẽ càng bảo thủ và loại vật cũng vậy. Đừng làm gì mà hãy quan sát những hành động của chúng
Sau một vài ngày quen với nhà mới, em bé pet sẽ bắt đầu cuộc khám phá “tổ ấm” mới của mình. Lúc này, bạn có thể chơi đùa, giao lưu với chúng nhưng thật nhẹ nhàng để chúng không bị hoảng. Đồng thời cũng là lúc mà bạn có thể thể hiện sự quan tâm. Vuốt ve bộ lông, trò chuyện với chúng và chơi cùng sẽ quấn quýt nhau hơn.
Bạn có thể dạy bé chó đi vệ sinh đúng nơi quy định mà bạn đã đặt ra. Kết hợp với việc xây dựng thói quen ăn uống và cách sinh hoạt của bé.
II, Cách dạy chó đi vệ sinh vào khay nên bắt đầu từ đâu ?Để có thể huấn luyện được chú chó của mình phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất và đơn giản nhất. Chúng ta sẽ bắt đầu ở nơi gần gũi, thân thuộc với chúng nhất. Đó là chiếc ổ vùi thân vào giấc ngủ của chúng. Tại nơi ngủ của chú chó, bạn có thể sắm cho chúng 1 cái chuồng nhỏ. Và nếu có điều kiện tốt hơn thì bạn hãy làm cho chúng một ngôi nhà. giống như tổ ấm thực sự của chúng. Chúng sẽ thấy thích thú với nó hơn. Và chúng ta sẽ huấn luyện dễ dàng hơn.
Theo bản năng tinh nhuệ của một chú chó thông minh nó sẽ không đi vệ sinh bừa bãi lên nơi nó nằm ngủ. Đó chính là nơi bắt đầu để bạn giúp chú chó của mình giữ gìn vệ sinh chung. Và việc dạy chó đi vệ sinh vào khay thiết lập thói quen đi vệ sinh đúng chỗ cho chúng.
III, Các bước dạy chó đi vệ sinh vào khay đúng nơi quy địnhNếu bạn còn băn khoăn và chưa có hướng giải quyếd hoặc chưa biết cách Dạy chó đi vệ sinh vào khay. Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi. 4CE Pet luôn đem lại những kinh nghiệm thực tế đã qua trải nghiệm.
Bước 1: Lựa chọn nơi mà chú chó của bạn muốn đi vệ sinhNếu mong muốn chú cún của bạn đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn phải xác định được nơi mà mình sẽ huấn luyện và cho nó đi. Nếu ở ngoài nhà thì bạn có thể chọn những nơi như là góc sân, góc vườn hoặc một bụi cây nào đó (nếu có). Còn ngược lại ở trong nhà thì nên chọn một góc ban công khuất hay là góc sân thượng. Nhưng tốt nhất là nên mua một chiếc khay vệ sinh cho chó để giữ một không gian sạch sẽ hơn cho ngôi nhà của bạn. Và bạn thì sẽ không phải tốn hàng giờ để dọn dẹp nữa. Ngôi nhà của bạn cũng không bị ám mùi hôi của nước tiểu chú cún thải ra.
Lưu ý: Hãy chọn những nơi mà chú cún của bạn có thể di chuyển đến nhanh và dễ dàng nhất. Việc dạy chó đi vệ sinh vào khay cho các bé là rất quan trọng. Đó sẽ là nơi hình thành thói quen và góp phần vào nhiệm vụ huấn luyện.
Bước 2: Lập kế hoạch và lên thời gian biểu cho các bữa ănCách thực hiện: Bạn nên cho chú chó của mình ăn đúng chỗ mà bạn đã quy định. Cho chúng ăn đúng thời gian đã lên kế hoạch trước đó. Nên cho chúng ăn và uống nước khoảng 10 đến 20 phút. Sau khi cho chúng ăn uống xong, bạn hãy cất thức ăn và nước mà chúng không thể tìm được. Nếu làm điều này bạn sẽ kiểm soát được lượng thức ăn cho mỗi bữa.
Ngoài ra, làm như vậy bạn sẽ tạo cho thú cưng của mình một thói quen ăn uống điều độ và đúng giờ giấc.
Bước 3: Lên thời gian biểu và huấn luyện cụ thểVì quá trình nuôi và điều kiện nuôi khác nhau nên cách huấn luyện cũng sẽ khác nhau.
Ngoài ra, mỗi chú chó sẽ có thể trạng khác nhau và dẫn đến việc thiết lập thời gian huấn luyện cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.
Bài viết trên là chia sẻ những kinh nghiệm của chúng tôi. Mong các bạn sẽ huấn luyện chú chó của mình thành công.
Để tìm hiểu thêm một số kĩ năng, cách chăm sóc và huấn luyện chú thú cưng của mình hãy liên hệ với chúng tôi.
Hướng Dẫn Cụ Thể Cách Dạy Chó Đi Vệ Sinh Vào Khay
Hiện nay có khá nhiều cách tập cho chó đi vệ sinh đúng chỗ, tuy nhiên đa phần đều dành cho những gia đình có khuôn viên vườn rộng rãi. Nhưng đối với những ai nuôi chó trong không gian chật hẹp như nhà phố hay chung cư thì quả thật là một thử thách khó khăn. Đừng lo, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách dạy chó đi vệ sinh vào khay rất đơn giản và vô cùng hiệu quả.
Hướng dẫn cách dạy chó đi vệ sinh vào khay Những vật dụng cần chuẩn bị
Khay: Các bạn có thể sử dụng loại khay làm bằng Inox đi kèm theo khi mua chuồng cho chó, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một cái chậu cây cảnh cũng được. Điều quan trọng nhất là chiếc khay vệ sinh cho chó phải có kích thước phù hợp.
Cát khử mùi: Đây là một trong những vật dụng quan trọng nhất, loại cát này có khả năng thấm hút rất nhanh và có tính năng khử mùi tốt. Cát khử mùi sẽ hạn chế các chất thải phát ra mùi hôi khó chịu và giúp cho việc dọn dẹo cũng đơn giản hơn rất nhiều.
Chuồng cho chó.
Những vấn đề cần lưu ý khi huấn luyệnChó thường có thói quen đi vệ sinh ở những khu vực để lại mùi của chúng, chính vì thế các bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ những chỗ chú chó của bạn đã từng đi sai quy định. Nếu chú chó của bạn lỡ đi vệ sinh ra sàn nhà, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ, có thể mua một số loại nước xịt khử mùi chất thải để sử dụng.
Thời gian đầu huấn luyện, các bạn không nên phạt chúng khi chúng đi vệ sinh sai chỗ quy định vì lúc này chúng vẫn chưa thể nào hiểu được ý của bạn là gì. Các bạn nên đợi đến khi chúng thật sự nhận biết được đi vệ sinh vào khay mới được thưởng, lúc đó mới áp dụng những hình phạt phù hợp. Hình thức phạt không nên quá mạnh bạo, bạn có thể la mắng hay đánh nhẹ lên mông của chúng.
Tập luyện là một quá trình kéo dài và có mật độ ổn đỉnh, không nên để quá trình huấn luyện chó đi vệ sinh vào khay bị gián đoạn. Mỗi ngày bạn nên cho chó ăn vào một khung thời gian nhất định, đi ngủ hay thức dậy cũng phải có giờ giấc.
Cách dạy chó đi vệ sinh vào khay
Giai đoạn tiếp theo là các bạn hãy quan sát tứ 1-2 ngày thời điểm chú chó của bạn thường đi vệ sinh nhất, có thể chúng sẽ đi vệ sinh sau khi ăn khoảng 30 phút, cũng có thể là lúc mới ngủ dậy,… thường thì mỗi chú chó sẽ có thời gian biểu khác nhau.
Như đã đề cập trước đó, chó thường đi vệ sinh ở những nơi để lại mùi của chúng nhưng không đồng nghĩa với việc các bạn để khay đi vệ sinh ngay chỗ đó. Trong trường hợp khu vực đó quá nặng mùi thì chắc chắn chú chó của bạn sẽ không đi vô khay mà chọn một vị trí xung quanh khu vực đó. Chó cũng biết nơi nào sạch và nơi nào dơ, vì thế sau khi chúng đi vệ sinh các bạn nên vệ sinh và khử mùi khi phân ướt đã vón cục.
Trung bình khoản 2 tuần áp dụng cách dạy chó đi vệ sinh vào khay là chú chó của bạn sẽ biết phải làm gì khi muốn đi vệ sinh, tuy nhiên theo bản năng của giống loài thì chúng vẫn thích những không gian rộng rãi và thoáng đãng như ngoài vườn.
—
cách dạy chó đi vệ sinh vào khay
huấn luyện chó đi vệ sinh vào khay
cách sử dụng khay vệ sinh cho chó
Giá Bán Khay Đi Vệ Sinh Cho Chó. Cách Sử Dụng Khay Đi Vệ Sinh Cho Chó
Cách sử dụng khay đi vệ sinh cho chó khá đơn giản, bạn có thể làm theo các bước như sau:
Bước 1Bạn mua khay về, tùy theo loại khay mà bạn cho cát vệ sinh chuyên dụng hay lót tấm thảm vệ sinh vào khay.
Bước 2Bạn đặt khay ở một vị trí cố định, tốt nhất là nên đặt trong nhà vệ sinh để tiện chùi rửa.
Bước 3Bạn dắt cún yêu lại gần khay vệ sinh để chúng làm quen dần với vật dụng mới mẻ này. Bạn nên bế cún đứng vào khay và đặt ra một mệnh lệnh cố định, ví dụ như “đi tè đi” để cún có thể hiểu vào lần sau. Bạn hãy đùa giỡn và khen ngợi khi cún đứng ngoan trong khay.
Bước 4Bạn đợi đến khi cún bước ra khỏi khay thì lại bế cún đặt vào khay, tiếp tục hô mệnh lệnh. Cứ như thế cho đến khi cún có thể tự giác bước vào khay mỗi khi bạn hô mệnh lệnh cho cún.
Bước 5Mỗi lần cún đang buồn đi vệ sinh, bạn hãy dắt cún đến gần khay và hô mệnh lệnh. Sau khi cún bước vào khay, bạn đợi cho cún giải quyết xong mới cho cún ra ngoài. Đừng quên khen ngợi mỗi lần cún đi vệ sinh trong khay thành công.
Bước 6Nếu cún vẫn chưa chịu đi vệ sinh trong khay, bạn hãy dùng giấy báo thấm một ít nước tiểu hoặc bỏ một ít chất thải của cún cho vào khay. Cún ngửi thấy mùi cũ sẽ hiểu rằng khay là chỗ để đi vệ sinh.
Bước 7Với các khay vệ sinh dùng cát chuyên dụng, loại cát này sẽ vón cục lại khi bị ẩm, bạn chỉ cần dùng xẻng hốt đi những phần cát bẩn do cún tè lên. Chó cũng không chôn phân như mèo, nên nếu cún đi nặng, bạn cũng chỉ cần xúc phân mang đi đổ là được.
Mỗi tháng một lần, bạn mang cát cũ đi đổ, rửa sạch khay rồi thay cát mới. Với loại khay dùng thảm vệ sinh thì càng đơn giản hơn, bạn chỉ cần lấy thảm cũ mang đi vứt, cọ rửa sạch khay bằng nước và xà phòng rồi lót thảm mới vào.
1. Khay vệ sinh dùng cát hoặc thảm lótKhay đi vệ sinh thường được chế tạo từ nhựa hoặc hợp kim không gỉ, trong đó phổ biến nhất vẫn là nhựa. Cấu tạo của khay vệ sinh đa phần đều giống nhau, thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, thành khay không quá thấp để ngăn nước tiểu không văng ra ngoài khi chó đi vệ sinh ở trạng thái đứng giơ chân, cũng không quá cao để cún có thể tự bước vào khay.
Trong khay chứa có thể chưa cát thấm để giảm mùi hôi và sạch sẽ hơn. Cát có thể là các loại cát vệ sinh với giá bán từ 15 – 20k / kg.
Ưu điểm:
Loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nước tiểu đổ ra sàn nhà do cát hấp thụ hết nước.
Dùng được cho cả chất thải rắn và lỏng.
Dễ dàng tìm mua với giá cả phải chăng
Nhược điểm:
Không phù hợp cho các giống chó thích đào xới đất
Không đảm bảo loại bỏ hết mùi hôi
Cát nếu đổ ra sàn nhà sẽ rất khó để dọn dẹp
Không dùng được cho chó mắc phải “Hội chứng ăn phân”
2. Khay vệ sinh dùng thảm lótLoại khay này cũng gần giống với khay vệ sinh dùng cát, chỉ khác là thay cát bằng thảm lót. Thảm lót ở đây là loại tấm lót siêu thấm, siêu hút mùi dành riêng cho chó với giá bán khoảng 150k – 200k mỗi bịch tùy loại, mỗi bịch có khoảng 40 – 50 tấm lót.
Ưu điểm:
Ngăn mùi hôi và tránh làm bẩn sàn nhà nhờ có tấm lót thấm hút nước tiểu
Dễ dàng dọn dẹp, chỉ cần vứt đi mỗi khi sử dụng xong
Nhược điểm:
Chi phí để mua tấm lót đắt hơn so với cát.
Tuy làm bằng chất liệu bông vải hoặc giấy dễ phân hủy nhưng mỗi tấm chỉ dùng một lần, kém thân thiện với môi trường
3. Khay vệ sinh dùng lướiPhía trên khay có thể kèm theo một tấm lưới với kích cỡ mắt lưới nhỏ vừa đủ sao cho cún đứng trên lưới mà chân không bị lọt. Tấm lưới này có tác dụng giữ cho bộ lông của cún không bị ướt, đồng thời giữ khoảng cách để cún không đụng vào chất thải của mình tránh bị vấy bẩn. Tuy nhiên, tấm lưới này chỉ tiện cho việc đi nhẹ, còn khi cún đi nặng thì tất nhiên phân không thể lọt qua lưới để rơi xuống khay được.
Ưu điểm:
Lưới cho phép ngăn chó không bị vấy bẩn nước tiểu
Dễ dàng làm sạch và khử mùi
Giá cả phải chăng và dễ dàng tìm mua
Nhược điểm:
Chất thải rắn không thể rơi qua lưới
Có thể bị tràn ra ngoài
Lưới gây khó chịu cho bàn chân của cún và khiến cún ngại dùng khay vệ sinh
Trên thị trường còn có một loại khay đi vệ sinh không có tấm phủ bằng lưới, mà phủ bằng lớp cỏ nhân tạo. Tác dụng của lớp cỏ chính là tạo không gian như đi vệ sinh trong vườn, khiến cún dễ làm quen hơn với khay vệ sinh.
Giá khay vệ sinh thảm cỏ nhân tạo đắt hơn so với các loại khay thông thường, khoảng 300 – 500k / chiếc tùy kích thước.
Ưu điểm:
Ngăn mùi hôi và tránh làm bẩn sàn nhà nhờ đựng nước tiểu trong khay nhựa.
Cỏ nhân tạo khiến cún có cảm giác như được đi vệ sinh ở bên ngoài.
Nhược điểm:
Khó để rửa sạch hoàn toàn thảm cỏ
Không thể loại bỏ hoàn toàn mùi hôi trên cỏ
Một số giống chó thích đào bới có thể phá hỏng thảm cỏ
Chưa được bán phổ biến tại Việt Nam
Cách Cho Chó Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ. Cách Dạy Chó Con Đi Vệ Sinh.
Cách cho chó đi vệ sinh đúng chỗ:
Bạn mới đón một em cún về nhà. Ngay từ ngày đầu tiên về nhà. Việc vệ sinh của chú cún làm bạn điên đầu. Chú chó của bạn không hề phân biệt đâu là bãi cỏ. Đâu là tấm thảm trong phòng. Thậm chí có nhiều cu cậu còn nhảy lên giường, nệm để giải quyết. Gây ra những nỗi buồn không biết chia sẻ cùng ai.
Bạn muốn quay cuồng với những câu hỏi chó đi vệ sinh mấy lần 1 ngày ? làm sao để chó không ị bậy ? làm sao để chó đi vệ sinh đúng chỗ ? cách cho chó đi vệ sinh đúng chỗ ? cách dạy chó con đi vệ sinh ? cách dạy chó đi vệ sinh vào khay ? cách dạy chó đi vệ sinh trong wc hay cao thủ hơn là cách dạy chó đi vệ sinh vào bồn cầu ?… Bằng bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ như sau:
Nếu chúng ta không dạy cách cho chó đi vệ sinh đúng chỗ. Không chú chó nào tự có khả năng đó. Chỉ sau khi được chủ nhân huấn luyện, dạy dỗ. Chú chó của bạn mới có khả năng thực hiện đi vệ sinh đúng chỗ theo yêu cầu của chủ.
Việc huấn luyện đi vệ sinh khi nuôi chó là một phần quan trọng trong việc chăm sóc, huấn luyện chó. Bằng việc áp dụng nguyên lý phản xạ có điều kiện ở động vật. Chúng ta không những có thể huấn luyện làm sao để chó không ị bậy. Mà còn có thể dạy chó những yêu cầu nâng cao khác.
Phần I: Tạo môi trường phù hợp để dạy chó con đi vệ sinh đúng chỗ. Hiểu chó con nhận thức về môi trường xung quanh chúng như thế nào ?Chó con không có khả năng tư duy theo suy nghĩ của con người. Vì vậy, nếu không được huấn luyện, chúng không thể hiểu thế nào là đúng, thế nào là sai như con người được. Mặc dù thế, loài chó có thể học được theo hành vi cư xử. Chúng không thể biết việc đi vệ sinh trong nhà, lên giường chiếu là hành vi “không tốt”. Không có khái niệm phân biệt của chó con giữa đống đất, gốc cây, bãi cỏ và giường, nệm, thảm… Chỗ nào chúng thấy thuận tiện cho việc đi vệ sinh là chúng đều hồn nhiên tự xử. Vì vậy, bạn cần biết cách dạy chó con đi vệ sinh. Để chúng có hành vi tuân thủ theo mong muốn của bạn hơn.
Tạo cơ hội cho chú chó của bạn đi vệ sinh bên ngoài đúng chỗ một cách tự nhiên nhất.Bạn nên thường xuyên dắt chó con ra bên ngoài căn nhà của mình. Khi đó, chú chó con sẽ có nhiều cơ hội đi vệ sinh ở bên ngoài. Mỗi lần chúng làm vậy. Bạn nên khen ngợi kịp thời. Dần dần chúng sẽ hiểu. Việc đi vệ sinh bên ngoài là một hành vi được khuyến khích. Chúng sẽ hình thành thói quen ra ngoài đi vệ sinh để được khen ngợi. Việc này cần phải được lặp đi lặp lại nhiều lần để thành phản xạ.
Khi nhìn thấy chú cún của bạn đi vệ sinh trong nhà. Ngay lập tức bạn cần ra hiệu lệnh ngăn chặn “không”. Mệnh lệnh dứt khoát, thể hiện sự không vừa ý. Chúng ta không cần đánh, mắng chúng. Việc ra lệnh “không” ngay tức thì có tác dụng yêu cầu chú cún dừng ngay hành động không được khuyến khích lại.
Ngay tiếp sau đó, bạn mang chú cún của bạn đến nơi bạn muốn chúng đi vệ sinh. Nếu chúng đi vệ sinh tiếp tại nơi bạn mong muốn. Bạn nên khen và thưởng thức ăn ưa thích ngay cho chú cún. Bạn cần xác định thống nhất một địa điểm cho cún đi vệ sinh ở bên ngoài. Để giữ cho chú cún của bạn không chạy lung tung. Bạn có thể xử dụng dây dắt để giữ chúng quanh khu vực bạn muốn dạy chó con đi vệ sinh đúng chỗ.
Cách cho chó đi vệ sinh đúng chỗ : Không phạt chó con vì hành động đi bậy.Bạn đừng nên đánh, mắng hoặc phạt chú chó của bạn vì đi vệ sinh bậy. Việc này chỉ làm cho cún cưng của bạn hoảng sợ. Chúng sẽ không bao giờ nhận thức được vì sao chúng lại bị trừng phạt. Đôi khi, chúng lại hiểu là bạn không muốn … chúng đi vệ sinh. Cứ thế, chúng sẽ trốn ra một góc khuất trong nhà. Như sau tủ quần áo, gầm bàn.. những nơi bạn không thấy được để giải quyết. Và mọi chuyện sẽ trở nên càng tồi tệ hơn. Thay vì bạn có thể áp dụng đúng cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ.
Dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ : Nắm rõ những hạn chế tự nhiên của bàng quang.
Bạn cần hiểu cơ chế sinh lý trong việc đi vệ sinh của chó. Mỗi độ tuổi chó đi vệ sinh mấy lần 1 ngàyBạn nên hiểu, tần suất đi vệ sinh của chó phụ thuộc vào độ tuổi. Cụ thể như sau:
Trong giai đoạn từ 1,5-2 tháng tuổi. Chó con sẽ đi vệ sinh khoảng 2 h/lần. Bạn nên bắt đầu huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ vào độ tuổi này.
Từ 2-4 tháng tuổi. Chú cún của bạn có thể nhịn đi vệ sinh đến 4h/lần. Bạn nên căn thời gian để chú chó của bạn ra ngoài đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Từ 4-6 tháng tuổi. Chú chó con của bạn về cơ bản đã được huấn luyện đi vệ sinh xong. Tuy nhiên, do độ tuổi này chúng vẫn còn đang hiếu động. Đôi khi, chúng đuổi theo một con thú nhỏ, hoặc một con côn trùng. Đến mức quên cả việc đi vệ sinh ngay cả khi đã được dẫn đến nơi quy định. Vào độ tuổi này, chú cún của bạn có thể nhịn vệ sinh từ 4-5 h/lần. Sau 6 tháng tuối, chó có thể nhịn vệ sinh lên đến 6-7 h/lần.
Sau 6 tháng tuổi, do sự thay đổi về sinh lý. Chú chó đực của bạn sẽ có thể chuyển sang đi tiểu ghếch 1 chân. Chúng có xu hướng đánh dấu lãnh thổ bằng cách đi tiểu lên các khu vực trong nhà. Bạn cần ngăn chặn hành vi này của cún cưng. Chúng chỉ có thể đi vệ sinh tại nơi mà bạn mong muốn.
Nếu sau 1 tuổi. Bạn vẫn có thể dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì và mất nhiều thời gian hơn. Nếu chú chó của bạn không được huấn luyện cách đi vệ sinh đúng chỗ từ trước đó.
Giống chó khách nhau, thói quen đi vệ sinh cũng khác nhau.Các giống chó kích thước lớn lớn hơn sẽ dễ dạy chó con đi vệ sinh đúng chỗ hơn. Đối với các giống chó nhỏ (như chihuahua, pormerian…). Do hệ tiêu hóa nhỏ nên tần suất đi vệ sinh sẽ cao hơn. Nếu không để ý. Các giống chó nhỏ sẽ đi vệ sinh ở những vị trí khuất trong nhà và tạo thành hành vi không tốt. Bạn cần có biện pháp để ngăn chó chạy lung tung khắp nhà để ngăn không cho chú cún có cơ hội để làm việc này.
Chuẩn bị chuồng hoặc lồng cho chó.Cún cưng không khi nào đi vệ sinh tại khu vực chúng nằm hoặc ăn. Vì vậy, sử dụng chuồng (lồng) có kích thước phù hợp sẽ dễ để hướng dẫn chó đi vệ sinh đúng chỗ hơn.Bạn có thể cho đồ chơi, thức ăn và tấm nệm vào chuồng (lồng). Điều này khiến chó cảm thấy vui vẻ và an toàn ở trong chuồng. Bạn nên cho chú cún của mình làm quen sớm với việc ở trong chuồng hoặc lồng từ bé.
Bạn không nên nhốt chó nhỏ dưới 6 tháng ở trong chuồng (lồng) liên tục trên 4 h đồng hồ. Nếu bạn bận đi làm, bạn cần nhờ người nhà đưa chú chó của mình ra ngoài để đi vệ sinh. Ngay sau khi bạn đi làm về, bạn cũng nên cho chó ra ngoài để vệ sinh. Tuyệt đối tránh cho chó đi vệ sinh ở trong nhà.
Cách cho chó đi vệ sinh đúng chỗ: Mua lồng có kích thước phù hợp.Bạn không nên mua lồng có kích cỡ quá lớn so với cơ thể cún cưng. Chúng có thể ăn, nghỉ ở đầu này và đi vệ sinh ở phía còn lại. Chiếc lồng thích hợp là đủ cho chó của bạn đứng thẳng, quay đầu và nằm vừa văn. Sở dĩ vậy, vì chúng ta vận dụng bản năng tự nhiên của chó không đi vệ sinh tại chỗ nằm.
Ấn định nơi đi vệ sinh cho cún cưng.Bạn cần nhất quán và dứt khoát trong việc chọn 1 vị trí cố định cho chú chó của mình đi vệ sinh. Tuyệt đối không thay đổi nhiều vị trí một cách tùy tiện. Điều này có thể làm hỏng quá trình huấn luyện chó đi vệ sinh của bạn.
Cho chó ăn uống điều độ theo lịchCho chó ăn uống điều độ theo đúng giờ quy định hàng ngày sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ. Luôn dắt chó ra ngoài đi vệ sinh khoảng 20 phút sau khi ăn xong. Nếu cho chó ăn uống một cách tùy tiên. Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn sẽ không dễ dàng trong việc xác định thời điểm đi vệ sinh của chó.
Cho chó đi vệ sinh hàng ngày theo đúng giờ quy định.Bạn cần nhất quán, tuân thủ đúng thời gian đi vệ sinh hàng ngày cho cún. Thời gian khuyến nghị như sau:
Ngay sau khi ngủ dậy lúc sáng sớm.
Sau khi ăn khoảng 20 phút.
Sau khi ngủ dậy. Hoặc sau khi cho chó vui chơi.
Đối với chó con 2-3 tháng tuổi. Chúng có thể phải đi vệ sinh vào nửa đêm. Bạn nên đặt lồng cạnh giường ngủ. Khi chú cún của bạn có nhu cầu đi vệ sinh. Chúng sẽ kêu, rên rỉ muốn ra ngoài. Bạn có thể dậy và cho chúng đi vệ sinh. Sau 3 tháng tuổi, chó có thể nhịn đi tiểu cả đêm được.
Dạy cho chó đi vệ sinh ngay khi vừa về nhà mới.Dạy con từ thủa còn thơ. Ngay khi đón cún cưng về. Bạn cho chúng uống nước. Làm quen với nơi ở mới. Ngay sau đó, bạn dẫn chúng tới nơi đi vệ sinh đã được ấn định.
Cách cho chó đi vệ sinh đúng chỗ: để ý tín hiệuBạn có thể dễ dàng để ý những tín hiệu của cún con khi muốn giải quyết. Thường là sủa, cào cửa, bồn chồn, đánh hơi hoặc xoay vòng. Ngay khi nhận biết những tín hiệu trên. Bạn nên lập tức cho chó ra ngoài để giải tỏa.
Ra khẩu lệnh khớp với hành động đi vệ sinh.Khi đưa chó đến vị trí cần đi vệ sinh. Bạn có thể ra khẩu lệnh “ị” hoặc “tè” tương ứng ngay khi chó bắt đầu hành động. Các mệnh lệnh cần nhất quán. Tránh sử dụng tùy tiện quá nhiều câu lệnh khiến chó bị phân tâm.
Khen thưởng kịp thời khi chó đi vệ sinh đúng.Bạn cần khen thưởng, động viên cún cưng. Ngay sau khi chúng vừa đi vệ sinh xong. Bạn cần lưu ý, không khen thưởng khi cún vẫn đang đi vệ sinh khiến chúng bị phân tâm. Cũng không nên đưa ra lời khen quá chậm khi cún đã thực hiện một hành động khác. Chú chó của bạn có thể hiểu bạn khen thưởng cho hành độ sau đó. Chứ không phải cho hành vi đi vệ sinh đúng chỗ.
Ngoài ra, chơi đùa với chúng cũng là một phần thưởng lớn. Nếu sau khi đi vệ sinh xong, chúng được chơi đùa với chủ nhân. Đó là phần quà tuyệt vời nhất đối với cún yêu của bạn. Chúng sẽ mong xử lý thật nhanh để được chơi với chủ.
Lặp lại hành vi đúng đắn, không đánh mắng chó vì đi vệ sinh sai chỗ.Trong khoảng 4-5 phút. Cún cưng của bạn đi vệ sinh đúng chỗ. Bạn có thể khen thưởng và thả chúng chơi tự do. Nếu chúng không giải quyết nỗi buồn trong khoảng thời gian trên. Bạn lập tức cho chúng vào chuồng và chốt lại. Sau tầm 20 phút, lại dắt chó đến nơi quy định. Nếu tiếp tục không đi vệ sinh. Bạn có thể lặp lại lần nữa. Chó sẽ hiểu nếu đi vệ sinh nhanh sẽ được chơi thoải mái.
Cần có sự tham gia thống nhất của cả gia đình.Nếu bạn độc thân, việc dạy chó sẽ dễ nhất quán và đơn giản hơn. Tuy nhiên, nếu chú cún sống với cả gia đình. Bạn cần thống nhất cả nhà về thời gian biểu, mệnh lệnh các cách thức huấn luyện. Như vậy, sẽ nhanh chóng thành công hơn.
Không cho chó uống nước vào ban đêm.Trước khi cho chó đi ngủ khoảng 2 h. Bạn cần cất bát đựng nước không cho chó uống vào ban đêm. Việc không uống thêm nước sẽ giúp chó ngủ đủ giấc và hình thành thói quen không đi tiểu đêm ở chó.
Nếu chó con đòi đi vệ sinh lúc nửa đêm. Bạn cần nhanh chóng cho chúng ra ngoài đi vệ sinh. Ngay sau khi chúng đi xong. Lập tức cho trở lại chuồng. Không cần khen thưởng hay có biểu hiện chơi đùa với chúng (như bật điện, nói chuyện…) Nếu làm vậy. Cún cưng sẽ nghĩ là cứ gọi bạn dậy dẫn đi vệ sinh là được chơi.
Dọn sạch chỗ bị chó đi bậy.Chó có thói quen vệ sinh tại nơi chúng từng đi. Vì vậy, ngay khi chó đi bậy ra nhà. Bạn cần tẩy rửa thật sạch. Chó rất thính mùi, nếu bạn không làm thật sạch. Chúng sẽ tiếp tục đi tại chỗ vẫn còn mùi. Vì vậy, bạn nên nhốt chó ở trong nhà 1-2 tháng và huấn luyện chúng trước khi để chúng tự do khám phá môi trường mới.
Bạn cũng không nên dùng nước lau sàn công nghiệp. Vì chúng đều chứa Amoniac, Điều này khiến chó tưởng có mùi của con chó khác, chúng sẽ đi bậy đè lên để át mùi. Mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Bạn nên dùng nước tẩy chuyên dụng khử mùi nước tiểu chó tại các cửa hàng dành cho cún để xử lý vết bẩn do thú cưng đi bậy ra sàn nhà.
Phần 3 Nới dần không gian hoạt động của cún cưngKhi đón cún cưng về nhà. Bạn nên nuôi nhốt chúng. Sử dụng chuồng (hoặc lồng) để dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ như hướng dẫn ở trên.
Khi chó còn bé. Bạn nên để diện tích hoạt động bên ngoài lồng cho chó chỉ khoảng 1,5-2 m. Khi cún cưng của bạn học dần với việc đi vệ sinh đúng chỗ. Chúng sẽ được nới rộng dần diện tích. Đến khi trưởng thành. Chó có thể tự biết đi vệ sinh đúng chỗ mà không cần sự giám sát của chủ nhân. Và chúng sẽ được tự do mà không phải chịu sự hạn chế của chủ.
Xích chó và để chúng hoạt động tự do trong phạm vi giám sát của bạn ở trong nhàBạn cần giám sát và để thời gian nhất định để xích chó ở trong nhà chơi tự do. Không bị nhốt trong lồng. Bạn chỉ tăng thời gian thêm cho cún chơi dưới xích ở trong nhà khi cún đòi ra ngoài khi cần đi vệ sinh. Thời gian để cún cưng hiểu được thường mất từ 1-2 tuần.
Bạn đừng bất ngờ khi sau 1 thời gian. Chú cún của bạn lại “chữ thầy trả thầy”. Mọi thứ lại trở về vạch xuất phát.Cún cưng có thể vẫn có khả năng vệ sinh trong nhà. Kể cả khi chúng đã được chỉ dạy. Có nhiều nguyên nhân như: thay đổi về sinh lý, đánh dấu lãnh thổ. Bạn cần kiên trì huấn luyện để đảm bảo cún cưng thực hiện nhất quán theo yêu cầu của bạn
Dạy chó đi vệ sinh vào khay có giấy báo.Nếu nhà bạn không có sân vườn. Bạn sống trong điều kiện căn hộ. Hoặc bạn đi làm cả ngày không có ai ở nhà dắt chó đi vệ sinh. Bạn có thể tham khảo cách huấn luyện chó đi vệ sinh vào khay, dạy chó đi vệ sinh trong WC hoặc thậm chí dạy chó đi vệ sinh vào bồn cầu. Toàn bộ quy trình sẽ không khác cho chó đi vệ sinh ở bên ngoài. Chỉ có điều vị trí đi vệ sinh của chó sẽ là khay, nhà vệ sinh hoặc bồn cầu. Trong trường hợp này. Bạn cần sử dụng giấy báo, giẻ có thấm mùi nước tiêu, chất thải của cún cưng để vào nơi bạn muốn chúng đi vệ sinh. Toàn bộ quá trình huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ cũng theo phương pháp đã nêu ở trên.
Cách Dạy Chó Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ
Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ
Điều mà bạn cần biết là những con chó sẽ không bao giờ làm bẩn chỗ nằm của mình, vì vậy chúng sẽ “nín” cho đến khi được đưa đi giải quyết hoặc sẽ chạy bậy trong nhà và tìm một nơi nào đó mà nó thích để “tự xử” nếu lúc này nó được tự do trong nhà mà không bị nhốt.
Lưu ý: Những ngày đầu tiên khi mới đưa chó về nhà bạn không được thả chó tự do, mà phải nhốt chúng lại một chỗ để xác định lịch trình ăn uống và vệ sinh của chúng.
Khi chưa xác định được lịch đi vệ sinh của chúng thì nhất quyết không được để chó được tự do đi trong nhà, lúc này chúng sẽ “ị” bậy và rất khó để dạy chúng đi đúng chỗ.
Bước 1: Nguyên tắc đầu tiên để dạy chó cưng đi vệ sinh đúng chỗ là bạn cần phải chọn một 1 nơi cố định trong nhà như toilet hay góc nào đó, tiếp theo đó là bạn phải lên lịch trình ăn uống và vệ sinh đúng giờ cho chó.
Bước 2: Dẫn chó ra chỗ đi vệ sinh khi nó thức dậy, mới ăn, uống nước xong, trước khi nó đi ngủ, hoặc tùy theo tuổi chó lớn hay nhỏ mà bạn cứ canh giờ cách vài tiếng bạn hãy kiên nhẫn dẫn chúng đến đúng chỗ đi vệ sinh ra lệnh “tè đi” hoặc “ị đi” và đợi chúng đi khoảng 10 – 15′, nếu chúng không đi, hãy dẫn chúng về chỗ nằm và xích lại. Lúc này, bạn hãy theo dõi biểu hiện của chúng, nếu chúng mắc vệ sinh thì sẽ có những hành động như kêu, sủa, lập tức bạn hãy đưa chúng ra đúng chỗ quy định và ra lệnh cho chúng đi vệ sinh. Khi chúng đi xong, bạn nhớ khen thưởng chúng.
Thời gian khi mới nuôi chó, bạn cần phải nhốt nó lại và kiên nhẫn theo dõi lịch vệ sinh và canh giờ đi của chó, tập cho chúng thói quen đi vệ sinh đúng chỗ và đúng giờ trong khoảng thời gian 2 – 3 tuần trước khi thả chúng ra.
Nếu chỗ ở của bạn có không gian bên ngoài để đưa chó đi ra ngoài vệ sinh mà không cần phải đi vệ sinh trong nhà thì hãy áp dụng các nguyên tắc cho chó đi vệ sinh ngoài trời theo cách sau.
Theo nguyên tắc chó sẽ không đi bậy tại nơi ở của mình, vì vậy những ngày đầu tiên khi bạn mang chó về nhà, hãy nhốt chúng lại 2 – 3 tuần.
Lưu ý: Bạn cần nhận biết những dấu hiệu lúc chó cần đi vệ sinh sẽ có những biểu hiện như đột ngột ngừng chơi, đi lòng vòng, khụt khịt mũi hoặc kêu, lúc này bạn hãy dẫn chúng đến chỗ quy định. Nếu bắt được chúng đi vệ sinh bậy trong nhà, hãy lập tức la mắng, đánh vào mông chúng nói “không được” và lập tức dẫn chúng ra đúng chỗ, sau khi chúng đi xong thì khen ngợi chúng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Dạy Chó Đi Vệ Sinh Vào Khay trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!