Bạn đang xem bài viết Cách Chữa Nấm Chó, Mèo Lây Sang Người được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bệnh nấm cơ thể bao gồm một khu vực rộng lớn, nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với thuốc toa, có thể cần một toa thuốc tăng cường (lotion, kem hoặc thuốc mỡ) hoặc thuốc uống (thuốc viên, viên nang hoặc viên). Nhiều tùy chọn có sẵn, bao gồm:
Butenafine (Mentax).
Ciclopirox (Loprox).
Clotrimazole (Mycelex).
Terbinafine (Lamisil).
Griseofulvin (Grifulvin V).
Itraconazole (Sporanox).
Fluconazole (Diflucan).
Terbinafine (Lamisil).
Các tác dụng phụ từ thuốc uống bao gồm khó chịu đường tiêu hóa, phát ban và chức năng gan bất thường. Một số thuốc uống có thể thay đổi hiệu quả của warfarin, một loại thuốc chống đông máu làm giảm khả năng đông của máu.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục
Đối với một trường hợp nhẹ, có thể áp dụng lotion toa kháng nấm, kem hoặc thuốc mỡ. Hầu hết các bệnh nhiễm nấm đáp ứng tốt tại chỗ, trong đó bao gồm:
Clotrimazole (Lotrimin AF).
Miconazole (Micatin, Micaderm).
Terbinafine (Lamisil AT).
Tolnaftate (Tinactin).
Rửa và lau khô vùng bị ảnh hưởng. Sau đó, áp một lớp mỏng của các đại lý tại chỗ một lần hoặc hai lần một ngày trong ít nhất hai tuần, hoặc theo hướng gói. Mở rộng các ứng dụng một inch ngoài rìa nhìn thấy được để đảm bảo điều trị tốt nhất. Nếu không thấy sự cải tiến sau bốn tuần, gặp bác sĩ.
Phòng chống nấm chó mèo lây sang người
Bệnh nấm là khó khăn để ngăn chặn. Các loại nấm gây ra bệnh nấm là phổ biến và lây nhiễm ngay cả trước khi các triệu chứng xuất hiện. Tuy nhiên, có thể giúp giảm nguy cơ bệnh nấm bằng cách tham gia các bước sau:
Giáo dục chính mình và những người khác. Hãy nhận biết các nguy cơ bệnh nấm từ người bị nhiễm hoặc vật nuôi. Hãy cho trẻ em biết về bệnh nấm, những gì để xem và làm thế nào để tránh nhiễm trùng.
Giữ sạch. Rửa tay thường xuyên để tránh sự lây lan của nhiễm trùng. Giữ hoặc chia sẻ các khu vực chung sạch sẽ, đặc biệt là trong các trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em, phòng tập thể dục và phòng thay quần áo.
Giữ lạnh và khô. Không mặc quần áo dày trong thời gian dài, thời tiết ẩm ướt ấm. Tránh ra mồ hôi quá nhiều.
Tránh nhiễm bệnh động vật. Nhiễm thường trông giống như một bản vá lỗi của da. Trong một số trường hợp, mặc dù, có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của bệnh. Hãy hỏi bác sĩ thú y để kiểm tra vật nuôi và vật nuôi cho bệnh nấm.
Không dùng chung vật dụng cá nhân. Đừng để người khác sử dụng khăn, quần áo, bàn chải tóc hoặc các cá nhân khác. Không được dùng các mặt hàng này từ những người khác.
Bệnh Care Chó Là Gì? Có Lây Sang Người Không? Cách Chữa Trị?
Bệnh Care ở chó và Parvo là 2 chứng bệnh vô cùng nguy hiểm ở chó. Hầu như những chú chó mắc phải 2 loại bệnh này đều tử vong. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu tất cả những thông tin về bệnh Care.
BệnhCare là một trong những chứng bệnh nguy hiểm, nếu như không biết cách phòng tránh và chữa trị những chú chó rất dễ bị tử vong.
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, thường xuất hiện ở những chú chó nhỏ
Bệnh Care ở chó là do một loại virus có tên gọi Canine distemper virus gọi tắt là CDV.
Khi những virus CDV vào trong cơ thể, chúng sẽ mã hóa các chuỗi protein và hợp nhất các loại tế bào.
Từ đó gây ra hiện tượng dung hợp và hình thành hợp bào. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của cún.
Thông thường chó độ tuổi từ 2 cho đến 12 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh Care
🔔🔔🔔 KINH NGHIỆM: Đặt tên cho Chó hay
Bệnh Care có biểu hiện tương tự như bệnh chúng tôi nhiên, nếu quan sát và có những hiểu biết, bạn có thể dễ dàng nhận biết được bệnh Care.
Khi chó bị nhiễm bệnh care, biểu hiện ban đầu sẽ là mệt mỏi, chán ăn, ít hoạt động và nôn mửa.
Tiếp theo sau đó, nhiệt độ cơ thể của chúng tăng lên tầm 40 o C. Sau khoảng 24h, cơ thể của chúng lại giảm xuống khoảng 35 – 38 o C.
Cứ như vậy, khoảng 3 – 4 ngày sau cơn sốt lại bắt đầu (lúc này cún đã mắc bệnh nặng hơn).
Trong lần thứ 2 sốt, đi kèm với tăng nhiệt độ là các triệu chứng về đường hô hấp, tiêu hóa, da và hệ thần kinh.
Khi virus CDV tấn công vào cơ thể của chó. Chúng sẽ tấn công vào hệ tiêu hóa đầu tiên. Chính vì vậy, dẫn đến hiện tượng viêm da dày và ruột non.
Từ đó gây ra hiện tượng cún khát nước, nôn mửa, thường cún không ăn gì nên sẽ nôn khan, nôn ra bọt hoặc nước màu vàng.
Sau đó, càng lúc càng loãng dần và có lẫn máu tươi và niêm mạc ruột bong ra (cùng với đó là mùi hôi tanh vô cùng khó chịu).
Virus CDV không chỉ gây hại đến đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Khi virus tấn công hệ hô hấp sẽ gây ra hiện tượng viêm mũi, viêm thanh và phế quản.
Bệnh nặng hơn là dẫn đến hiện tượng viêm phổi cấp khiến cho cún khó thở, khi thở có tiếng kêu lớn và nhịp thở không đều.
Đi kèm với đó là hiện tượng chảy nước mũi. Ban đầu loãng dần dần đặc hơn và có màu xanh hoặc một chút máu đen.
Biểu hiện ban đầu ở trên da, xuất hiện những nốt nhỏ màu đỏ ở vùng bụng, bẹn đùi, ngực và đùi. Sau đó, chúng sẽ loang to ra thành những hạt như hạt đỗ xanh.
Nếu để lâu chúng sẽ có mủ, khi vỡ ra sẽ có mùi tanh và hôi rất khó chịu. Những vết mụn này khi chó bệnh sức đề kháng yếu nên rất lâu lành.
Điều này sẽ khiến cho virus phát triển, dễ bị hiện tượng hoại tử da.
Khi cún bị bệnh khoảng 10 – 15 ngày, phần gan bàn chân của cún có thể bị dày lên và nứt ra. Đây là nguyên nhân khiến nhiều chú chó mắc bệnh Care bị đi khập khiễng.
Triệu chứng đầu tiên của chó mắc bệnh Care ở hệ thần kinh, chính là hiện tượng ủ rũ hoặc hung dữ. Tiếp theo là những cơn co giật từ bắp chân, mũi, tai cho đến toàn bộ cơ thể.
Những chú chó mắc bệnh Care thường sụt cân nhanh, thường dễ bị mù và điếc. Tuy nhiên, để chắc chắn chó có mắc bệnh Care hay không các bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y.
Để xác định chính xác bệnh thì cún phải được chụp X – quang phổi, chụp CT não và sử dụng que thử phân để kiểm tra.
Phương pháp kiểm tra bằng que thử là phương pháp khá đơn giản mà cũng rất chính xác. Bạn hòa phân của cún vào trong nước dung môi, sau đó nhúng que thử.
Nếu que thử hiện 2 vạch thì cún của bạn bị nhiễm Care, một vạch cún của bạn không bị mắc bệnh Care.
Bệnh Care lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa và hệ thần kinh. Nếu như một chú chó bị mắc chứng bệnh Care, các bạn nên cách ly chúng ra khỏi những chú chó khỏe mạnh.
Virus CDV khi vào được cơ thể chó thông qua hệ tiêu hóa, hô hấp hoặc hệ thần kinh, sau 24h chúng sẽ sinh sản ở trong đại thực bào.
Từ đó, chúng sẽ đi theo các mạch bạch huyết vào hạch và bạch huyết phế quản (thời gian khoảng 2 – 4 ngày.
Bắt đầu từ ngày thứ 4 – 6, virus sẽ sinh sản nhiều ở dạ dày, ruột non và trong gan. Tiếp đó, chúng sẽ lây lan đến các phần biểu mô và mô thần kinh ở ngày thứ 8 – 9.
Bệnh Care có thời gian ủ bệnh và phát triển bệnh khá lâu. Tuy nhiên, mọi biểu hiện bên ngoài thường xảy ra ở chu kỳ bệnh cuối.
Chính vì vậy, nhiều người chủ quan và không có kiến thức về căn bệnh này, đã khiến cún bị chết.
Về cơ bản, bệnh Care và bệnh Parvo là 2 chứng bệnh truyền nhiễm và rất khó chữa. Tuy nhiên, cơ chế truyền nhiễm, loại virus và các biểu hiện cũng không giống nhau.
Bệnh Care là do virus CDV gây ra, chúng có biểu hiện là mệt mỏi ban đầu. Sau đó là sốt và xuất hiện thêm những biểu hiện ở hệ hô hấp, hệ da và hệ thần kinh.
Đặc biệt hơn, khi cún mắc bệnh Care thường có những nốt mẩn đỏ và có những triệu chứng về thần kinh như sài giật.
Bệnh Parvo là do virus Parvoviridea gây ra. Chúng xâm nhập chủ yếu vào hệ tiêu hóa và các tế bào máu. Triệu chứng mệt mỏi giống với triệu chứng của bệnh Care.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc giai đoạn này, cún sẽ đi ỉa chảy và mất nước luôn. Thời gian ủ bệnh và phát bệnh là rất nhanh. Thông thường chỉ 1 – 4 ngày là chó có thể bị tử vong.
Bệnh Care là bệnh nguy hiểm, khó chữa nhưng không phải không chữa được. Tuy nhiên, muốn chữa khỏi bệnh các bạn phải phát hiện sớm và có cách điều trị đúng cách.
Khi cún xuất hiện những triệu chứng mệt, ít chạy nhảy bạn tiến hành cách ly cún.
Bạn nên cho cún vào chuồng, chuồng phải rộng rãi, thoáng mát
Khi cún xuất hiện hiện tượng đi ỉa chảy ngay tại chỗ, bạn phải kịp thời lau dọn chuồng và phần lông của chúng.
Luôn đảm bảo chuồng luôn được khô thoáng và đảm bảo nhiệt độ cho cún.
Lưu ý: khi cún mắc phải chứng bệnh Care, chúng rất thích nằm ở những nơi có nước và uống nước rất nhiều.
Chính vì vậy, tuyệt đối không cho cún ra nước nằm (rất dễ viêm phổi cấp) và đảm bảo nguồn nước uống phải sạch.
Muốn điều trị dứt điểm bệnh Care chó, các bạn phải kịp thời bổ sung nước, chất điện giải. Bổ sung đủ chất đề kháng và những chất giúp phòng chống hiện tượng nhiễm trùng kế phát.
Khi cún bắt đầu có những triệu chứng nôn mửa, các bạn cho cún uống atropin hoặc primeran để giảm và cắt cơn nôn.
Cùng với đó, nên bổ sung thêm chất điện giải để tránh bị mất nước. Nên cho cún bổ sung thêm Ozeron (5%), muối sinh lý loại 0.9% hoặc bổ sung thêm đường glucozo 5%.
Thông thường, mọi người sẽ tiêm vào tĩnh mạch để thẩm thấu nhanh hơn là cho cún uống.
Cún xuất hiện hiện tượng đi ỉa chảy, các bạn lập tức cho cún uống hoặc tiêm loại thuốc đặc trị ỉa chảy dành cho chó mèo.
Nên tiêm thuốc ADP, Imudium hoặc Bisepton. Lưu ý, 1 ngày chỉ được tiêm 1 lần.
Để đề phòng nguy cơ gây bội nhiễm, các bạn tiêm thêm kháng sinh liều mạnh chó cún.
Để tránh hiện tượng sài giật và động kinh ở cún, các bạn nên tiêm thuốc an thần cho cún. Một số loại thuốc an thần như: Seduxen, Novocain, Analgin hoặc Meprobamat.
Trong khi điều trị bệnh, việc tiêm quá nhiều thuốc sẽ khiến cơ thể cún bị suy nhược.
Để tăng sức đề kháng cho cún, các bạn nên cho cún bổ sung thêm vitamin C, vitamin B1, vitamin B12, vitamin K, Spartein…
Lưu ý: trong quá trình chữa trị bệnh Care, các bạn tuyệt đối không được cho cún ăn cơm hay ăn bất cứ loại thức ăn nào khác.
Điều này sẽ càng làm tổn thương hệ tiêu hóa của cún.
Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc tây y thì ở trong dân gian còn sử dụng lá nhọ nồi hoặc lá lược vàng.
Hai loại lá này giúp cầm máu, cầm tiêu chảy rất tốt. Trong khi điều trị với thuốc tây, các bạn có thể kết hợp điều trị cùng với 2 loại lá này.
Vậy phòng bệnh Care như nào cho đúng cách?
Điều đầu tiên của việc phòng bệnh Care chính là chuẩn bị môi trường sống cho cún thật tốt. Chuồng nuôi và môi trường xung quanh phải thật đảm bảo.
Bên cạnh việc chuẩn bị chuồng và chế độ dinh dưỡng, các bạn cần phải cho cún đi tiêm phòng định kỳ.
Việc tiêm vắc – xin phòng bệnh Care cho cún phải được thực hiện khi chó từ 7 tuần đến 9 tuần tuổi.
Sau khi tiêm mũi đầu tiên khoảng 24 ngày, các bạn cho cún đi tiêm thêm 1 mũi nhắc lại (nếu không tiêm mũi nhắc lại, thuốc sẽ không có tác dụng).
Hàng năm các bạn cần đưa cún đi khám định kỳ và tiêm lại mũi phòng bệnh Care, theo đúng lịch của bác sĩ thú y đã chỉ định.
Trung bình, một lần tiêm vắc – xin phòng bệnh Care cho cún có giá dao động từ 150 – 190 nghìn đồng/mũi tiêm.
Mức giá của mũi tiêm phòng 7 bệnh có giá dao động khoảng 250 nghìn đồng/mũi tiêm.
Hy vọng rằng, sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, các bạn có thêm những hiểu biết trong việc phòng và điều trị bệnh Care cho chó.
Rận Mèo Có Lây Sang Người Không? Cách Điều Trị Rận Cho Mèo Tại Nhà
Rận mèo thường xuất hiện trên cơ thể mèo nhiều nhất vào mùa ẩm, khi điều kiện phát triển thuận lợi nhất. Chúng hút máu mèo để tồn tại. Những vết cắn của chúng nhỏ nhưng lại gây ra rất nhiều khó chịu cho mèo cưng và tiềm ẩn những nguy cơ gây nhiễm khuẩn rất lớn.
Ve, rận hay các loài động vật ký sinh trên cơ thể chó và mèo khi hút máu sẽ để lại những vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây ra nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và truyền các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Ngoài ra, việc nhiễm rận. các động vật ký sinh trên cơ thể mèo còn gây ra các chứng bệnh thiếu máu hoặc dinh dưỡng ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo. Chúng biếng ăn, nhợt nhạt và nhanh chóng thụt cân nếu không được điều trị kịp thời.
Biểu hiện của mèo khi bị rận
Không quá khó để phát hiện mèo bị rận. Những dấu hiệu này thường rất dễ thấy nếu bạn để ý và quan sát mèo yêu hàng ngày.
Ngứa, cọ xát, gãi nhiều hơn thường ngày là dấu hiệu đầu tiên khi bị rận. Những vết cắn gây ra ngứa tại những khu vực nhất định. Khi không thể loại bỏ chúng bằng việc gãi, mèo có xu hướng cọ cát cơ thể vào tường hoặc những vật dụng xung quanh để cố gắng giảm bớt sự khó chịu.
Xuất hiện vảy gàu màu trắng tại vùng ngứa bám trên da mèo. Nếu quan sát mèo hàng ngày bạn sẽ nhận ra sự khác biệt trên da khi chúng nằm gần. Khi không được điều trị kịp thời, mèo có thể bị bong da, rụng lông.
Khi tắm cho mèo, hoặc làm vệ sinh móng cho chúng, bạn sẽ thấy rận khi tình cờ bới lông của mèo. Chúng rất dễ phát hiện.
Rận mèo có lây sang người không?
Ve chó hay cả rận chó đều có thể cắn người nhưng một điều quan trọng là chúng khó có thể sinh sản trên cơ thể con người. Theo nhiều nghiên cứu, rận, ve.. là những loài đặc trưng cụ thể rận chó thích sống trên cơ thể của chó, rận mèo thích mèo vì vậy rận mèo có thể nhẩy vào cắn bạn để thử độ ngon của máu nhưng lại không thể đẻ trứng trên cơ thể của người.
Chúng sẽ cố quay lại trong bộ lông rậm rạp của chó, mèo để sinh trưởng và phát triển. Đối với chúng đó là thiên đường cực kỳ tuyệt vời. Tuy nhiên chúng có thể chờ đợi và ẩn nấp trong chăn chiếu và các khu vực vui chơi của trẻ nhỏ để sẵn sàng cắn bạn bất cứ lúc nào.
Cách điều trị rận cho mèo hiệu quả ngay tại nhà
Bạn có thể sử dụng vòng cổ trị rận được mua tại bất kỳ cửa hiệu bán đồ cho thú cưng nào, bênh cạnh vòng cổ trị rận còn có thuốc xịt gáy và dầu tắm để hỗ trợ quá trình điều trị rận một cách hiệu quả. Vòng cổ trị rận là công cụ được sử dụng nhiều dành riêng cho thúc cưng cực kỳ công hiệu.
Ngoài các phương pháp hiện đại, bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp dân gian cũng rất hiệu quả như:
Bột hàn the được biết tới với công dụng diệt khuẩn, khử uế cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bột hàn the để loại bỏ các loại côn trùng hiệu quả khi rắc lên thảm và hút bụi lại sau 24 tiếng.
Giấm táo được pha với nước theo tỷ lệ 1:2 cho vào bình xịt lên thảm cũng sẽ đạt được hiệu quả cực kỳ cao. Rận, bọ chét sẽ nhanh chóng nhẩy ra khỏi khu vực thảm.
Long não: Sử dụng 2 -3 viên Long não giấu dưới khu vực mèo nằm và rắc bột long não lên lông mèo và đặt mèo trong một khoảng sân rộng. Sau khoảng 15- 30 phút bọ chét và rận mèo sẽ nhảy ra ngoài.
Cách phòng tránh rận mèo tại nhà
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho khu vực sống của mèo, thường xuyên rửa sạch và hút bụi thảm và khăn, quần áo mèo sử dụng thường xuyên.
Tắm cho mèo bằng dung dịch chuyên dụng trị rận theo định kỳ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại sữa tắm, dung dịch này trong các cửa hàng chó mèo hoặc các nhà thuốc thú y.
Hút bụi nhà cửa, thường xuyên đặc biệt là khu vực mèo sống.
Để tránh bị rận cắn, cách tốt nhất là cách ly trẻ nhỏ với mèo mắc bệnh và tránh để mèo tiếp xúc với chăn chiếu của người để tránh chúng cư trú và cắn người.
Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó Mèo Lây Từ Vật Nuôi Sang Người
Bệnh sán chó mèo là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ vật nuôi sang người (zoonosis) do giun tròn ký sinh được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Được nhiều người gọi là bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó.
Bệnh sán chó mèo thường lây bệnh cho người như thế nào?
Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường có tên gọi là sán chó mèo.
mèo sẽ đẻ trứng, trứng theo phân và ra bên ngoài môi trường sau 1 đến 2 tuần lễ, các trứng này sẽ hoá phôi.
Đây là giai đoạn có thể gây nên bệnh cho người nếu nuốt phải trứng giun sán. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất vì do thói quen hay đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun sán nhiều do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó mèo.
Sau khi nuốt trứng vào trong cơ thể, ấu trùng giun sẽ được phóng thích ra ngoài, đi xuyên qua thành ruột và đi theo đường máu để di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể nhiều tháng và sau đó lại phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã để lại hậu quả tổn thương tại các mô.
Tiếp xúc với chó mèo có nhiễm bệnh sán chó mèo không?
Do đặc điểm chó mèo là những vật nuôi rất gần gũi với con người, nên bệnh thường phân bố khắp thế giới và bất kỳ ai trên thế giới cũng đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó mèo.
Bệnh sán chó mèo ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, phần vì việc làm xét nghiệm phân không được áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành để đẻ trứng trong ruột của con người.
Những năm gần đây có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu kỹ thuật Elisa nhưng chỉ được giới hạn ở một số địa điểm cụ thể. Số mẫu chứa nhiều nên các số liệu khó nói lên được tình hình nhiễm chung trong cả nước.
Tuy chưa có số liệu thật chính xác về tình hình của bệnh, nhưng nguy cơ lây nhiễm trứng sán chó mèo ở người tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp, do việc nuôi chó mèo trong nhà rất phổ biến và đa số các vật nuôi này không được tắm rửa thường xuyên hay chích ngừa để phòng bệnh.
Thói quen ăn rau sống, hải sản, thịt tái sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nhiễm ấu trùng giun sán. Dấu hiệu bệnh sán chó mèo hiện nay có tỷ lệ nhiễm rất cao. Do đó những trường hợp bị ngứa lâu ngày cần phải đi khám và làm xét nghiệm máu để chẩn đoán giun sán gây ngứa, dị ứng da. Thông thường thì sau điều trị đặc hiệu giun sán thì bệnh nhân sẽ hết ngứa trong vòng 3 tuần.
Phòng ngừa nhiễm bệnh sán chó mèo
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải lau dọn sạch sẽ, ăn chín uống sôi, ăn rau sống phải rửa sạch và rửa dưới vòi nước đang chảy.
Nên tắm cho chó mèo thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở thú y và xổ giun theo định kỳ. Thu gom và xử lý phân chó mèo như phân người, không để chó mèo ỉa bậy ở khắp nơi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chữa Nấm Chó, Mèo Lây Sang Người trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!