Bạn đang xem bài viết Cách Chữa Bệnh Rụng Lông Đầu Ở Chim Chào Mào được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngoài 3 bệnh thường gặp ở chim chào mào và cách trị bệnh thì chào mào bị rụng lông đầu cũng coi là bệnh và phải có phương pháp điều trị thích hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe khi nuôi chim chào mào.Chim chào mào bị rụng lông đầu không phải do chim thay lông và có dấu hiệu nhận biết như sau thành viên trong hội chim cảnh hải phòng chưa sẻ: đầu tiên chòa mào bị rụng lông quanh mắt và một phần tách đỏ rụng giống như cái họa quanh mắt chim vành khuyên. Mắt chim khi bị loại này hơi mờ và tỏ vẻ chậm chạp hơn nhiều.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do cám có nhiều chất kích thích và chất gây nóng, hàm lượng đạm quá cao như: Ớt, táo tàu, kỳ tử, mật ong, tôm…làm cho chú chim luôn nóng và bức rức trong người. cũng có thể chim bị rụng lông do thời tiết vào mùa đông chim ăn cám đó bình thường, giúp giữ ấm cho cơ thể. Nhưng khi sử dụng cám đó vào mùa hè sẽ gây nóng cho chim. Hoặc chim ít được tắm nắng, dợt dãi để xả lửa và điều đặc biệt nữa là chỉ cho ăn cám mà không nhớ rằng bản chất chào mào là loại ăn trái cây. Không phát hiện kịp thời từ lúc rụng lông quanh mắt nên dần chim bị rụng luôn hết đầu.
Cách chữa: Đầu tiên bạn cần đổi cám cho chim đừng vì sợ chim mất lửa mà để cám đó dẫn đến hỏng chú chim. Bổ sung nhiều trái cây giúp chim mát để kích thích ra lông như : Đu đủ, cam, bình bát dây, cà chua, mướp khía… Nên ngày nào cũng cho ăn và thay đổi các loại trái cây. 1 tuần cũng nên bổ sung cào cào non 1 lần để loài chim cảnh hót hay này có sức đề kháng và dinh dưỡng tự nhiên.
Với những chú chim bị rụng lông đầu bạn nên cho chim tắm 4 lần/ tuần và khi tắm bạn pha vào 1 ít muối để diệt khuẩn hoặc cho 1/2 nước xúc miệng Listerine bạc hà, vừa giúp diệt khuẩn và kích thích cho lông tơ phát triển.
Tránh việc trùm kín áo lồng vì chim đang bức bối trong người trùm nhiều quá làm chú chim càng cuồng hơn. Chỉ nên trùm kín vào lúc chim đi ngủ, sáng ra thì mở 1/3 áo lồng ( đối với lồng tròn ) và vén áo lồng hình chữ A đối với lồng vuông và treo chim ở nơi yên tĩnh. Cho chim tắm xong cũng để áo lồng như vậy và treo chim ở nơi yên tĩnh, có ánh sáng để ăn.
Việc chăm sóc bảo vệ chào mào không bị bệnh cực kỳ quan trọng để đảm bảo chim có sức khỏe, tiếng hót và vẻ đẹp thẩm mỹ.
Nguồn: sưu tầm
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bệnh Rụng Lông Đuôi Ở Chim Yến Phụng
Vấn đề chim Yến Phụng thay lông được nhiều thành viên trong hội Chim cảnh Việt Nam chia sẻ, khi thay lông là điều bình thường, thay xong bộ lông của chúng trở nên lộng lẫy hơn tuy nhiên với những chú chim rụng lông từng phần bạn cần phải chú ý. Tình trạng bệnh:
Bệnh rụng lông từng phần là bệnh thiếu sắc tố, biểu hiện bằng nhiều trạng thái khác nhau và cũng không phải luôn luôn có nguồn gốc như nhau. Thông thường là do bệnh gan gây nên. Khi nuôi chim yến phụng.
Thời kỳ thứ nhất: Trạng thái đầu tiên là da ngứa ngáy; chim cứ rúc rỉa lông mãi không ngừng. Sau đó chim rụng lông sau đầu, phía trên ót và đôi khi gần nơi mỏ.
Thời kỳ thứ hai : Sau đó, ta thấy một lông cánh phía dưới lồng, rồi một lần khác là một lông đuôi. Vết vụng lông sau đầu rộng thêm ra; đôi khi đầu rụng hết lông và kết thúc với sự hình thành vết sắc tố.
Thời kỳ thứ ba: Từ thời kỳ thứ hai qua thời kỳ thứ ba, có một giai đoạn dài ngừng lại, lông không rụng nữa, nhưng lông đã rụng thì không mọc lại. Bệnh tấn công cả ngoại lẫn nội. Nếu ta bắt và cầm con chim trong tay, nó để lại trong tay ta một ít lông; ta có cảm giác cầm trong tay một con chim ươn ướt, run rẩy; chim có vẻ mềm, ẻo lả và đứng không vững trên cần đậu. Chim thường rù, dáng buồn bã, màu lông úa, không tươi. Chim hết lanh lợi, hai con mắt cũng mất đi vẻ linh hoạt. Phần mút cánh thì thòng xuống. Chim ăn không ngừng.
Nguyên nhân gây bệnh:
Chế độ ăn uống.
Sự thay đổi thời tiết, khí hậu..
Sự thay đổi chỗ ở.
Thường nhất là do sự nấu ăn hay sưởi ấm bằng những lò cháy chậm và lâu, như lò than quạt cho hừng rồi rắc tro lên phủ kín để than lâu tàn.
Thức ăn bổ dưỡng quá độ cũng làm cho chim đau gan và đó cũng là nguyên nhân làm cho nó rụng lông từng phần.
Cách chữa trị:
Ta có thể chận đứng bệnh rụng lông từng phần và chữa lành bệnh khi còn trong thời kỳ thứ nhất.
Ta có thể làm ngừng lại sự rụng lông và chặn đứng bệnh rụng lông từng phần trong thời kỳ thứ hai.
Ta có thể, trong thời kỳ thứ ba, làm cho bệnh ngưng lại và chữa cho chim lành bệnh, nhưng phải đợi đến thời kỳ thay lông bình thường để cho lông mọc lại.
Nguồn: sưu tầm
Nguyên Nhân Chó Bị Rụng Lông &Amp; Cách Chữa Trị Rụng Lông Ở Chó
Nếu chó nhà bạn bị rụng lông, thì bạn đừng lo lắng, vì gần như 99,99% các bạn nuôi chó khác cũng gặp phải chứng rụng lông ở chó, từ chó tây cho đến chó ta, từ chó to cho đến chó nhỏ, từ chó đực cho đến chó cái, chó thiến cho đến chó không thiến, chó đang cho con bú hay vừa mới mang thai…thì đều có khả năng rụng lông, dù ít hay nhiều thì vẫn có rụng.
Chó bị rụng lông nhiều và bạn không biết cách chữa trị rụng lông ở chó?
Tuy ở nhiều nơi trên thế giới, chó là loài động vật được yêu quý và tôn trọng như con người, nhưng ở một số nước như Việt Nam, thì loài chó chỉ được xe là động vật bậc thấp, ít được trân trọng và thường bị mang đi giết thịt, hay phục vụ những mục đích quái đản của chủ chó.
Cho nên, nếu việc rụng lông, hay cụ thể là lông chó ở các nước phát triển xem là vấn đề bình thường, như rụng tóc ở người, thì tại Việt Nam, lông chó rụng là điều gì đó rất khiếp sợ, nguy hiểm và thiếu an toàn với nhiều người, họ cứ ngỡ như việc hít, liếm, nuốt phải lông chó là điều gì đó ghê gớm, ảnh hưởng đến tính mạng. Trong khi họ suốt ngày nuốt, móc cứt mũi cũng như cắn, cạp móng tay của mình và cho vào bụng.
Mỗi ngày quét nhà 2 lần, lần nào cũng nhiều lông rụng thế này
Trước hết, chúng tôi xin khẳng định, lông chó không nguy hiểm đến như vậy, nó cũng là chất sừng như tóc, móng của chúng ta, nhưng có thể sẽ ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh của chúng ta nếu như rơi vào thức ăn, nước uống. Nếu chó của bạn được vệ sinh sạch sẽ, tiêm chủng đàng hoàng, thì mấy cọng lông chẳng gây ảnh hưởng gì nhiều, chủ yếu là khó chịu con mắt, đôi chân…nếu như đi trong nhà đầy lông chó.
Lông chó rụng có thể ở nền nhà, ở trên ghế, nằm trong tấm chăn bông, giường chiếu, ít thì không khó chịu, chứ nhiều thì khó chịu vô cùng. Nên xử lý chuyện rụng lông ở chó là điều cấp thiết, vừa đảm bảo cuộc sống của người trong gia đình, vừa đảm bảo sức khỏe của chó, nếu chó rụng lông quá nhiều, đó không chỉ là vấn đề bình thường nữa, mà đó là một căn bệnh rụng lông ở chó, cần được xử lý.
Rụng lông ở chó chia ra 2 trường hợp như sau:1 – Rụng lông ít, đều toàn thân, không nhìn thấy rõ sự thay đổi ở lông: Thì đây là trường hợp rụng lông rất bình thường, chó nào cũng rụng, gần như ngoại hình, lông chó vẫn phát triển sau khi rụng. Nên chúng ta có thể thoải mái yên tâm về vấn đề này, chỉ cần siêng năng quét nhà, tắm rửa cho chó, hút lông, chải lông cho chó là được, vì chó nào cũng rụng, chỉ có chó không có lông mới không rụng. Và rụng theo chu kỳ, có vài tháng sẽ rụng ít và vài tháng sẽ rụng nhiều.
Nếu chó rụng lông nhiều, cần phải chú ý và tìm cách xử lý ngay
2 – Rụng lông ít nhiều, nhưng rụng trụi, rụng từng mảng, thấy rõ sự thay đổi ở lông và da: Đây là tình trạng rụng lông khác so với trường hợp trên, chó rụng lông để tại từng mảng, rụng hết lông trên da, đi kèm các biểu hiện như mệt mõi, ghẻ lỡ, hay các bệnh khác như nôn mửa, biết ăn, da dẻ sần sùi…thì chúng ta sẽ biết ngay là chó đã bị bệnh, có thể bệnh về da hoặc bênh bên trong cơ thể. Một số nguyên nhân có thể gây ra như sau:
Nhiễm ký sinh trùng, bọ chét, giun sán, ghẻ
Thừa hoocmone cortisol hay còn gọi là bệnh Cushing, gây biếng ăn, mệt mõi, phình bụng, ốm và rụng lông do thiếu các chất dinh dưỡng.
Chó không được vệ sinh, nơi ở bẩn thỉu, đây cũng là nguyên nhân chính khiến chó bị rụng lông nhiều
Do thời tiết không hợp với cơ địa của chó, ví dụ chó ở xứ lạnh, nhưng về Việt Nam ở cũng sẽ gặp nhiều vấn đề.
Do thiếu dinh dưỡng, việc thiếu dinh dưỡng sẽ khiến chó rụng lông gấp nhiều lần so với bình thường
Cách chữa trị và xử lý chứng rụng lông ở chóNếu bạn muốn chó hết rụng lông, thì có hai trường hợp như sau:
1 – Rụng lông ít, đều toàn thân, không nhìn thấy rõ sự thay đổi ở lông: Thì chỉ cần tắm rửa sạch sẽ cho chó, vệ sinh chuồng trại, thường xuyên chải lông, bổ sung dinh dưỡng cho chó, chọn loại chó phù hợp với môi trường mà bạn đang sống, đừng vì sở thích mà làm hại đến chó của mình.
Chó chạy nhảy nhiều làm rụng lông khắp nhà thì cũng bình thường
2 – Rụng lông ít nhiều, nhưng rụng trụi, rụng từng mảng, thấy rõ sự thay đổi ở lông và da: Với trường hợp này, ngoài các vấn đề đã đề cập đến ở trường hợp một, thì chúng ta cần phải tiêm chủng cho chó khỏi các loại bệnh, mua thức ăn bổ sung dinh dưỡng chuyên dụng, nếu tình trạng phức tạp, mang đến thú ý chuyên chó mèo để được hướng dẫn xử lý, cấp những loại thuốc đặc dụng, đặc trị khi chuẩn đoán chính xác nguyên nhân rụng lông ở chó của bạn.
Chó Bị Rụng Lông Nguyên Nhân Và Cách Chữa Rụng Lông Ở Chó Khỏi 100%
Chó bị rụng lông là hiện tượng rất bình thường và thường xuất hiện theo một chu kỳ nhất định. Bạn không nên quá lo lắng khi cún cưng của mình rụng lông. Mặc dù vậy, chó bị rụng lông kèm với ngứa, sưng tấy, chó gãi liên tục hay rụng quá nhiều thì đó lại là dấu hiệu của những căn bệnh ngoài da. Lúc này bạn cần phải quan sát các nguyên nhân gây nên việc rụng lông ở chó và đưa ra cách điều trị
Chó bị rụng lông là biểu hiện bình thườngChó hay mèo bị rụng lông là biểu hiện rất bình thường chứ không phải bé đã gặp vấn đề sức khỏe gì. Đến chu kì, mùa thay lông hay đến thời kì chuẩn bị động dục thì nó sẽ càng rụng lông nhiều hơn. Đơn giản là để khoác lên mình bộ lông mới để hấp dẫn con khác giới.
Chó thường thay lông 1 năm 2 lần nên nếu khi các bạn thấy chó bị rụng lông đều, dần dần thì đây là dấu hiệu sinh lý bình thường. Tuy nhiên những điều này chỉ đúng khi chúng đến chu kì thay lông ở chó. Nếu bạn thấy chó bị rụng lông kết hợp với mẩn đỏ, chó gãi gãi hoặc rụng lông từng chỗ, từng mảng, bong da thì có thể chó đã bị bệnh rụng lông ở chó rồi. Lúc này bạn cần phải xem nguyên nhân rụng lông ở chó là gì để có phương án xử lý.
Chó bị rụng lông do dị ứngChó là giống vật rất tò mò, chúng khá nghịch ngợm và luôn hào hứng với thế giới xung quanh mình. Không khó để nhìn thấy một chú cún đang chui rúc vào bụi rậm hay những nơi không được vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân khiến chó dễ mắc các bệnh ngoài da, có thể do ký sinh trùng, bọ chét hoặc phấn hoa gây ra.
Nếu phát hiện thấy chó có những biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động những giải pháp để xử lý những tác nhân gây bệnh ra khỏi cún, tránh để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tốt nhất nên áp dụng những biện pháp phòng tránh ngay từ khi nhận nuôi chó. Khi thấy bọ chét, kí sinh thì bạn cần phải tiêu diệt chúng ngay đồng thời vệ sinh sạch sẽ nơi ở, khu vực sống của chúng để giảm thiểu tác nhân gây rụng lông.
Ngoài ra thì một số nguyên nhân như sử dụng sữa tắm, dầu gội của con người với nồng độ pH cao sẽ dẫn đến chó bị rụng lông. Nhiều bạn thường mắc phải sai lầm rất cơ bản này khiến chó bị rụng lông. Bạn cần phải sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho chó mèo để hạn chế tối đa việc gây dị kích, kích ứng da cho chó.
Chó rụng lông do thiếu dưỡng chấtChó không được ăn uống đầy đủ, không được bổ sung dinh dưỡng và các loại vitamin cùng khoáng chất tốt cho lông cũng sẽ khiến chúng bị rụng lông nhiều hơn. Bạn hãy bổ sung kẽm, các loại vitamin A và B cho cún. Kết hợp với đó là chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng để chó cứng phát triển, tránh được các bệnh về lông.
Chó mắc bệnh CushingCăn bệnh thường xảy ra với những chú chó già với biểu hiện teo cơ, sạm da rõ rệt. Nguyên nhân đến từ sự tác động của Hormone Cortisol được sản sinh ra nhiều hơn mức bình thường.
Chó rụng lông do di truyềnCác nhà lai tạo giống thường xuyên nghiên cứu để chó ra những giống chó mới sở hữu đặc tính lạ hoặc một đặc điểm ưu tú nào đó. Tuy nhiên, những đặc tính không mong muốn cũng sẽ đi kèm và một trong số đó là chứng rụng lông. Điểm dễ nhận biết nhất với một chú cún bị rụng lông di truyền đó là rụng cả mảng lông, nhìn bộ lông rất loang lổ thành từng khoang.
Chó bị rụng lông do lực ma sátChó nằm quá lâu ở một vị trí, nhất là với những giống chó lười vận động sẽ làm xuất hiện những vết sẹo ở khu vực vùng lông phía dưới xương chậu do cơ thể đè lên. Đương nhiên những vết sẹo này sẽ làm mất đi vẻ đẹp bên ngoài của cún.
Những giống chó lớn, chó già và chó lười vận động chiếm đa số trong trường hợp này. Ngoài ra, điều kiện sống, môi trường, vi khuẩn và cách chăm sóc của bạn cũng là nguyên nhân khiến chó bị rụng lông.
Làm gì khi chó rụng lông và gãi liên tục
Tìm chỗ ngứa của chó, chỗ chúng hay dùng chân gãi hay dùng miệng cắn vào. Có thể đây là nơi ve, bọ chét, vùng bị dị ứng. Các bạn có thể làm sạch chỗ lông này để điều trị cho chó cho nhanh khỏi.
Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc mỡ kháng sinh bôi vào vùng da bị viêm, ngứa. Sau đó dùng băng gạc để đè và cố định vùng da. Các bạn nên xích chó vào và bôi một ít kẹo đắng lên trên mặt ngoài băng gạc để cho chó không liếm vào phần này.
Bắt Bệnh Chó Poodle: Viêm Da, Ghẻ, Rụng Lông &Amp; Cách Chữa (P2)
Do kí sinh trùng
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm da ở Poodle. Nguyên nhân phổ biến nhất là do các ngoại kí sinh trùng sống bám trên lông, da, tai chó như ve, rận, bọ chét hoặc một số loại sinh vật gây nên các bệnh viêm da đặc trưng như Demodex canis, Otodectes cynotis, Sarcoptes. Chúng hút máu gây ra tình trạng thiếu máu, dị ứng, gây tổn thương da, nhiễm trùng và dẫn đến viêm da có mủ.
Vậy những sinh vật gây bệnh này từ đâu mà có? Vấn đề chính từ những nơi Poodle sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt nơi chó nằm như ổ, đệm… không được dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên hoặc chó tắm xong nhưng không được sấy khô. Khi đó, da chó luôn bị ẩm, hôi và bụi bẩn bám trên bề mặt da dưới lớp lông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại virus nấm phát triển. Ngoài ra, những kí sinh trùng trên cũng có thể xuất hiện ở những nơi Poodle đi vệ sinh hoặc lây từ những vật nuôi khác.
Do bị dị ứngPoodle dị ứng với các yếu tố ngoài môi trường như phấn hoa, khói thuốc, các hóa chất độc hại… đều là tác nhân gây nên chứng bệnh khó chịu này. Dị ứng với thức ăn cũng là điều cần lưu ý nhưng khá hiếm gặp.
Do thói quen tắm sai cáchMột nguyên nhân sai lầm khác đó là do bạn thấy chó hôi, nên ngày nào cũng tắm cho chó. Chính việc này vô tình đã làm cho da Poodle mất hết các chất dầu nhờn giúp giữ ẩm và có lợi trên bề mặt da. Việc các bạn có thể dùng những loại dầu tắm có nồng độ pH quá cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến sức đề kháng với bệnh tật ở da chó yếu đi khiến Poodle dễ bị viêm da hơn.
Lưu ý: Chứng bệnh này cũng có thể lây nhiễm từ Poodle mẹ sang con trong giai đoạn bú sữa.
Triệu chứng viêm da ở Poodle
Ngứa dữ dội là triệu chứng xuất hiện đầu tiên và dễ thấy ở chứng bệnh này. Chú chó của bạn sẽ gãi ngứa rất nhiều, tự cào cấu hoặc cắn khắp người, cọ những chỗ ngứa xuống đất hay bề mặt nhám.
Poodle sẽ bị trụi lông ở nhiều vùng trên cơ thể, trước hết ở khu vực quanh mắt. Những vùng trụi lông này có kích thước từ lớn đến rất lớn, thậm chí là toàn thân với tình trạng bệnh nặng.
Sau khi rụng lông, chó sẽ bị nổi ban, thường ở trên mặt, chân hoặc dưới bụng. Dấu hiệu này cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn trầm trọng. Thậm chí để lâu không chữa có thể xuất hiện mụn mủ tràn dịch, gây nên mùi hôi khó chịu.
Bệnh có thể khiến chó bị sốt, nhiễm trùng máu hoặc uốn ván do gãi ngứa gây chảy máu. Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng Poodle nhà bạn nếu không có sự can thiệp kịp thời.
Khi bạn nhận thấy triệu chứng của việc Poodle bị viêm da như da nổi mẩn, ngứa ngáy thì việc đầu tiên bạn cần làm là cách ly chú chó bị bệnh khỏi những chú chó khỏe mạnh khác, tránh lây lan cho cả đàn chó. Sau đó nhanh chóng kiểm tra trên da chó xem chúng đang bị loại sinh vật nào kí sinh, từ đó xác định chính xác chứng bệnh chó mắc phải.
Tiếp theo, bạn cần cạo sạch lông ở phần da bị viêm. Nhẹ nhàng bôi thuốc sát trùng hoặc thuốc đặc trị viêm da cho chó lên các vùng bị lở loét hoặc chảy mủ. Những loại thuốc này đều có thể dễ dàng tìm thấy ở tiệm thú y.
Nếu cần tắm gội cho chó, hãy sử dụng các loại dầu tắm chuyên dụng. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm cho người hoặc các loại dung dịch tẩy rửa như dầu rửa bát, nước giặt, nước lau sàn… sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Trong trường hợp Poodle bị viêm nhiễm nặng, lở loét nghiêm trọng, các vết thương chuyển biến xấu thì bạn cần nhanh chóng đưa chó đến các trạm thú y uy tín để chẩn đoán và chữa trị, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Phân loại và triệu chứng khi Poodle bị ghẻTuy có tên gọi chung là bệnh ghẻ nhưng chứng bệnh này được phân chia thành những dạng bệnh khác nhau. Có 2 loại ghẻ chính ở chó Poodle.
Ghẻ Sarcoptes (ghẻ thường)Bệnh do loài kí sinh trùng Sarcoptes scabiei var canis gây nên. Những con ghẻ cái sẽ xâm nhập vào phần da của Poodle, sau đó đào hang và đẻ trứng trên da chú chó của bạn gây ngứa ngáy, khó chịu. Những nơi bị ghẻ cắn sẽ xuất hiện những nốt phát ban mẩn đỏ khiến chó bồn chồn, đứng ngồi không yên. Chó sẽ cố gãi ngứa bằng chân hoặc chà xát liên tục làm cho da bị xước, lông bị rụng. Những mảng da bị chảy máu sẽ đóng vẩy nhìn khá mất thẩm mỹ.
Mặc dù không nguy hiểm lắm nhưng bệnh này có thể lây sang người nếu tiếp xúc với chó bị bệnh. Điều may mắn là sau khi được chữa khỏi, bé Poodle nhà bạn sẽ hoàn toàn khỏe mạnh mà không có bất kì di chứng nào để lại.
Ghẻ Demodex (bệnh xà mâu)Bệnh ghẻ Demodex cũng bắt nguồn từ loài ghẻ kí sinh trên da chó Demodex Canis. Loại ghẻ này hoạt động gần giống loại ghẻ thường ở trên. Nhưng do có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt nên chúng có thể đào những hang sâu hơn rất nhiều trên da chó. Chính đặc điểm này mà ghẻ Demodex Canis được đánh giá là nguy hiểm và khó chữa hơn ghẻ thường. Tuy nhiên căn bệnh này lại không có nguy cơ lây nhiễm sang người và ít lây sang các con chó khác trong đàn.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy da chó dày lên một cách bất thường và bắt đầu sừng hóa. Poodle sẽ có dấu hiệu chảy nước ở kẽ móng bàn chân và có mùi hôi khá đặc trưng.
Cách chữa ghẻ cho PoodleĐể chữa ghẻ cho Poodle, bạn có thể sử dụng các bài thuốc tự chế được lưu truyền trong dân gian. Những bài thuốc này đặc biệt hiệu quả nếu tình trạng ghẻ của chó chưa trở nặng.
Nước điếu: Đầu tiên bạn hãy lấy một chút nước điếu trong điếu thuốc lào xin được ở các quán hàng nước. Sau đó, dùng một miếng bông nhỏ thấm vào phần nước điếu rồi thoa lên vùng da bị ghẻ lở của Poodle. Thực hiện liên tục như vậy trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sát khuẩn và làm mát da. Hàng ngày bạn hãy dùng loại tinh dầu này thoa vào vùng da ghẻ lở của chó 2 – 3 lần. Thực hiện liên tục trong vòng 7 – 10 ngày. Không nên thoa quá nhiều ở vùng da quanh bộ phận sinh dục và tránh để tinh dầu dính vào mắt hoặc mũi chó.
Lá đào, lá xà cừ: Đun sôi lá đào hoặc lá xà cừ với nước và một chút muối trắng. Dùng nước đã đun tắm cho chó 2 – 3 ngày/lần trong vòng 2-3 tuần.
Trường hợp đã áp dụng những bài thuốc trên mà Poodle nhà bạn vẫn không đỡ thì nên đưa bé đến các cơ sở thú y để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Với bệnh ghẻ, các loại thuốc hay sử dụng thường ở dạng tiêm hoặc bôi ngoài da. Ngoài ra cũng có thể kết hợp nhiều loại thuốc.
Tuy nhiên với ghẻ Demodex thì các cách trên hầu như không có hiệu quả nhiều. Cách duy nhất là bạn nên cho chó đi tiêm phòng vacxin từ sớm.
Nguyên nhân Poodle bị rụng lôngNhư mình đã đề cập đến ở 2 chứng bệnh trên, nhiễm trùng, dị ứng hay các loại kí sinh trùng đều là nguyên nhân dẫn đến viêm da và ghẻ, gây ngứa ngáy, rụng lông cho Poodle. Bên cạnh đó, tắm quá nhiều, quá ít hay sử dụng sai loại sữa tắm/ dầu gội cũng là mối nguy tiềm tàng, làm mất đi tính thẩm mỹ của bộ lông Poodle.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân sau.
Rụng lông do thiếu chấtChế độ ăn uống của Poodle không khoa học và hợp lý có thể dẫn đến tình trạng rụng lông (không đi kèm ngứa). Trong khẩu phần ăn hàng ngày, có thể bạn cho chúng ăn quá mặn, hoặc cũng có thể không cung cấp đầy đủ các vitamin, chất đạm và các khoáng chất cần thiết.
Việc bạn cần làm là điều chỉnh lại chế độ ăn cho Poodle nhà mình ngay lập tức bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng vịt lộn… Khi chó bị rụng lông vì lí do này, bạn không cần quá lo lắng về việc tình trạng xấu sẽ xảy ra. Việc rụng lông sẽ được giải quyết chỉ bằng việc xây dựng lại các bữa ăn cho chó.
Rụng lông do di truyềnĐể lai tạo được những chú chó Poodle có đặc điểm nổi bật thì người phối giống đã thực hiện rất nhiều tác động. Điều đó vô tình tạo ra những đặc tính không mong muốn kèm theo, trong đó có rụng lông quá nhiều.
Rụng lông do bệnh CushingBệnh thường xảy ra ở những chú chó già hoặc những chú chó lạm dụng quá nhiều thuốc corticosteroid.
Rụng lông tại các vùng chịu áp lực ma sát thường xuyênNhững vùng chịu nhiều áp lực do sức nặng cơ thể đè lên như khủy chân, hông… cùng là những vùng thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt cứng. Điều đó làm cho bề mặt da ở những vùng này thường có sẹo, lông bị rụng hết và thậm chí là nứt da, chảy máu.
Phòng ngừa Poodle bị các bệnh da liễu
Thường xuyên chải lông cho Poodle. Việc chải lông giúp loại bỏ lông rụng dư thừa, đồng thời giúp phủ đều chất dầu lên lông chó để giúp lông chắc khỏe hơn.
Tiêm vacxin ngừa các kí sinh trùng gây bệnh. Một mũi tiêm có thể phòng chống từ một đến nhiều loại bệnh khác nhau.
Đảm bảo môi trường sống của Poodle sạch sẽ, gọn gàng. Thường xuyên giặt giũ, phơi khô chăn, ổ, đệm của chó. Sử dụng các loại thuốc xịt trị ghẻ, ve, rận để loại bỏ nguồn bệnh.
Tắm cho chó bằng các loại dầu tắm chuyên dụng nhưng không nên quá thường xuyên. Chó có thể bị cảm lạnh, suy giảm hệ miễn dịch nếu tiếp xúc nhiều với nước.
Giữ chó trong môi trường an toàn, cách ly với chó bị nhiễm bệnh.
Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và điều độ. Bổ sung vitamin cũng như chất đạm để tăng sức đề kháng cho chó.
Bài viết có tham khảo kiến thực tại bài viết: https://www.petcarerx.com/article/poodle-information-health/396
Hamster Bị Rụng Lông Phải Làm Sao? Cách Chữa Trị Hamster Bị Rụng Lông
Tình trạng rụng lông có thể xuất hiện ở trên lưng, bụng hoặc toàn thân, có thể kể tới các nguyên nhân sau:
– Bị nấm da: Khi có biểu hiện bị nấm, hamster sẽ cọ xát thân mình vào các vật dụng xung quanh như thành lồng, đồ chơi trong chuồng dẫn tới tổn thương da, gây rụng lông.
– Thiếu chất cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng rụng lông. Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng (VD: Vitamin B) sẽ gây ảnh hưởng tới da và lông. Nên lựa chọn các loại thức ăn giàu Protein, Vitamin như bột ngũ cốc không đường, trứng luộc, mì ống, phô mai, rau củ quả vào khẩu phần ăn của hamster
– Do côn trùng hoặc các loại ký sinh trùng làm tổn thương da: Các loại ghẻ, chấy, rận, bọ ve, bọ chét là nguyên nhân gây nên những kích ứng da cho hamster khiến chúng bị rụng lông. Không nên xem thường trường hợp này, bởi những tổn thương về da không được chữa trị kịp thời có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng máu, tổn thương nội tạng,..
– Một chuồng nhốt chung quá nhiều cá thể hamster: không quá khó để thấy những xung đột xảy ra ở chuột hamster khi chúng tranh giành thức ăn hoặc bạn đời.
– Hoặc đơn giản là hamster tới thời kỳ thay lông. Đừng lo lắng vì thông thường vào mùa xuân và mùa thu hamster sẽ bắt đầu vào chu kỳ rụng lông, và sau một thời gian ngắn bộ lông sẽ mọc trở lại như cũ.
Cách chữa trị khi hamster bị rụng lôngKhi hamster có những dấu hiệu bị rụng lông cần nhanh chóng di chuyển chúng ra khỏi ổ, thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi.
Tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng rụng lông. Nếu do thiếu chất cần cân đối lại chế độ dinh dưỡng. Nếu do quá đông cá thể trong cùng một chuồng cần tiến hành tách bớt sang chuồng khác để đảm bảo không gian sống thoải mái nhất cho hamster. Trường hợp có cá thể hamster bị rụng lông nhưng chưa xác định được nguyên nhân, cần tách riêng khỏi các cá thể khỏe mạnh để tránh lây truyền chéo. Hoặc nếu do nấm cần tìm tới các nhà thuốc mua các loại thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bác sỹ thú y.
Rụng lông ở hamster không khó chữa trị nhưng cần đúng cách và càng sớm càng tốt, tránh tình trạng để lâu dẫn tới bệnh nặng, việc điều trị tốn nhiều công sức.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chữa Bệnh Rụng Lông Đầu Ở Chim Chào Mào trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!