Xu Hướng 6/2023 # Cách Chọn Và Chăm Sóc Chó Mông Cộc, Quốc Khuyển Việt Nam # Top 15 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Chọn Và Chăm Sóc Chó Mông Cộc, Quốc Khuyển Việt Nam # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Cách Chọn Và Chăm Sóc Chó Mông Cộc, Quốc Khuyển Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó Mông Cộc là loài chó giữ nhà được đồng bào H’mông thuần hóa. Là biểu tượng của núi rừng Tây Bắc. Nếu bạn đang tìm kiếm một chú chó giữ nhà hay huấn luyện làm chó nghiệp vụ thì chó Mông cộc là lựa chọn hợp lý. Bài viết này sẽ cung cấp chi tiết cho bạn cách chọn loại chó Mông Cộc tốt cũng như cách chăm sóc chó Mông Cộc.

Đặc điểm nhận biết chó Mông Cộc

Chó Mông cộc có rất nhiều tên gọi khác nhau như chó cộc đuôi, chó H’Mông cộc đuôi, chó H’Mông côc, chó H’Mông đuôi cộc hay chó cộc. Tổ tiên của chúng là loài sói hoang, tuy đã được thuần hóa qua nhiều đời nhưng vẫn còn giữ những đặc điểm ngoại hình của giống loài. Chúng có đặc điểm nhận dạng là sở hữu chiếc đuôi cụt lủn, thân hình toát lên vẻ khỏe khoắn, hùng dũng. Một chú chó trưởng thành có chiều dài khoảng 45-55 cm, cân nặng 15-25 kg.

Phần đầu chó to và rộng với hộp sọ lớn, trán thẳng, rộng. Mõm chó ngắn,mắt chó không to nhưng sâu, sắc và hơi xếch. Vì có nguồn gốc từ loài sói hoang nên chúng sở hữu đôi tai nhọn và thẳng, hàm răng sắc nhọn, những chiếc răng mọc rất khít nhau. Đây chính là nỗi sợ hãi của con mồi khi bị chó Mông cộc đe dọa vì vậy mà cúng thường được người dân H’Mông chọn làm trợ thủ đắc lực khi đi săn.

Loài chó này sở hữu lưng rộng, dài, dáng vẻ rất chắc chắn. Phần xương bả vai nhấp nhô. Bụng chó rất thon thả, gọn gàng. 4 chân vững trãi với cơ thịt săn chắc. Lông của chúng có các màu phổ biến là thuần đen hoặc hung nâu, vện,một số có màu hung đỏ.

Nếu như các bạn chưa biết thì chó Mông cộc chính là một trong những 4 khuyển của Việt Nam, là một trong các giống chó săn của Việt Nam hiện nay được công nhận.

Ưu điểm nổi bật của chó Mông Cộc

Trí nhớ tốt

Xuất thân từ giống chó hoang, chó Mông Cộc có trí nhớ rất siêu phàm. Chúng có khả năng nhớ đường chuẩn xác 100%. Chính vì lợi thế này nên chó Mông Cộc được người dân H’Mông mang theo đi săn hoặc đi theo những chặng đường dài. Chúng được đặt cho biệt danh là la bàn của người dân tộc H’Mông.

Còn có câu chuyện kể về chú chó khi đã được bán đi xa 10km nhưng ngày hôm sau, người ta lại thấy chú trở về ngôi nhà cũ. Khó có loài chó nào có được bộ óc tốt như loài Mông Cộc.

Trung thành, biết bảo vệ chủ nhân

Các loài chó, mèo khi được người cho ăn một món đồ ngon thì chúng rất hào hứng, không từ chối nhưng bạn hãy thử với chó Mông Cộc. Câu trả lời là không. Món đồ dù ngon đến đâu nhưng nếu bạn là người lạ chúng sẽ không ăn. Chúng chỉ ăn đồ ăn mà chủ của mình cung cấp.

Chó Mông Cộc thường được mang theo làm chó săn không chỉ bởi khả năng săn mồi, trí nhớ tốt mà nó còn biết bảo vệ chủ nhân khỏi các loài thú dữ và những nguy hiểm rình rập. Chúng sẵn sàng lao vào cứu chủ khi họ bị tấn công.

Bản năng giữ nhà

Đương nhiên, chó Mông Cộc là loài chó giữ nhà số 1. Chúng không có thói quen cắn, sủa vang xa như một số loài chó khác. Bình thường, chúng rất ít sủa, thân thiện nhưng khi có người lạ vào nhà chúng sẽ báo hiệu cho chủ nhân bằng vài tiếng sủa. Và sẽ thể hiện bộ dạng hung dữ nếu người lạ cố tình tiến vào mà không có sự xuất hiện của người chủ.

Các loại chó Mông Cộc phổ biến

Để phân loại chó Mông Cộc người ta dựa trên 2 đặc điểm về ngoại hình là màu sắc và độ dài đuôi.

Màu sắc: Có ba loại màu phổ biến là lông đen, vện hoặc hung nâu. Ngoài ra còn có loài chó Mông Cộc đỏ rất hiếm và khó tìm.

Về độ dài đuôi: Có 3 loại là cộc tịt, cộc thỏ, cộc lửng.

Cộc tịt: Giống như tên gọi. Loài này sở hữu chiếc đuôi gần như không có. Tuy nhiên theo nhận định của những người nuôi thì loài này rất thông minh nên được tìm mua rất nhiều.

Cộc thỏ: Là loài chó sở hữu chiếc đuôi giống như đuôi thỏ, chiều dài đuôi khoảng 3-5cm.

Cộc lửng: Đây là loài chó có chiếc đuôi dài nhất trong họ Mông Cộc. Độ dài đuôi chó khoảng 8-15 cm.

Chăm sóc chó Mông Cộc có khó không?

Khi biết được nguồn gốc cũng như đặc điểm của loài chó này nhiều người e ngại quá trình chăm sóc và huấn luyện chó sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng. Chúng là loài rất dễ thích nghi với môi trường và không đòi hỏi điều kiện sống quá cao nhưu các loài chó Tây.

Chọn chó Mông Cộc con đẹp

Tiêu chuẩn đầu tiên để có 1 chú chó Mông Cộc tốt là em chó đó nhìn nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật.Đuôi của cún con càng ngắn càng tốt. Tức là bạn nên chọn giống chó Mông cộc tịt vì chúng rất khôn, dễ huấn luyện.Mõm cún ngắn, màu sắc mõm hòa hợp với màu lông là giống thuần chủng. Nên chọn những cún có tai nhỏ, nhọn.

Chó H’Mông Cộc: Một Trong Tứ Đại Quốc Khuyển Của Việt Nam

Giống chó H’Mông cộc cùng với Bắc Hà Lào Cai, chó Phú Quốc và Dingo Đông Dương là bốn loài chó săn và là Tứ đại quốc khuyển của Việt Nam. Chúng được đồng bào dân tộc H’Mông coi là những người bạn, người thân trong gia đình. Những bé cún này sở hữu chiếc đuôi ngắn đặc biệt cùng khả năng canh gác, bảo vệ tốt.

Nguồn gốc xuất xứ của giống chó Mông cộc

Mông cộc là loài chó bản địa lai với chó sói rừng. Chúng chỉ xuất hiện rải rác ở vùng núi Tây Bắc – nơi người Mông sinh sống như Hà Giang, Lào Cai. Môi trường sống hoang vu cùng nguồn gốc xuất thân là sói rừng đã tạo lên bản tính hoang dã của Mông cộc. Sau này, những anh bạn này được người dân tộc H’Mông thuần hóa.

Chó Mông cộc xuất hiện cùng với thời điểm người dân tộc H’Mông di cư đến vùng đất này. Có thể nói Mông cộc có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời. Dần dần, chú cún Mông cộc trở thành biểu tượng đáng tự hào của vùng đất Tây Bắc nói chung và của người dân tộc H’Mông nói riêng.

Cảnh khuyển Mông cộc được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau như chó cộc đuôi, chó H’Mông đuôi cộc, H’Mông cộc hay đơn giản là cộc.

Những chú cún Mông cộc được coi như thần giữ của của những người dân bản địa. Công dụng phổ biến nhất của H’mông cộc là trông nhà, giữ của cho gia chủ. Với bản năng của một loài sói, cảnh khuyển Mông cộc được cho là hữu dụng nhất khi đi săn. Chúng sẵn sàng đương đầu với thú dữ nơi rừng thiêng để bảo vệ chủ nhân của mình.

Cũng giống với chó Bắc Hà, Mông cộc được sử dụng để huấn luyện làm chó nghiệp vụ. Ở các vùng biên giới của nước ta, cảnh khuyển Mông cộc được các lực lượng công an và bộ đội biên phòng lựa chọn để đào tạo vào công tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Phân loại chó Mông cộc

Người ta thường phân loại giống chó Mông cộc đuôi dựa trên hai tiêu chí là độ dài đuôi và màu lông của cún.

Về độ dài đuôi, chó cộc của người Mông được chia thành ba loại:

Cộc tịt: Đây là những bé cún có đuôi cộc bẩm sinh, chúng gần như không có đuôi, chỉ chừa ra một ít lông.

Cộc thỏ: Từ tên gọi có thể hình dung ra được chiếc đuôi của các bé giống với đuôi của loài thỏ. Đương nhiên, loại Mông cộc này sẽ có đuôi dài hơn so với loại cộc tịt. Độ dài của đuôi vào khoảng 3cm – 5cm.

Cộc lửng: Đây là loại Mông Cộc có đội dài đuôi dài nhất trong ba loại. Đuôi của chúng có độ dài khoảng 8cm – 15cm.

Trong ba loại cảnh khuyển Mông cộc đuôi này, hai loại là cộc tịt và cộc thỏ được đánh giá cao hơn. Đuôi càng ngắn thì giá trị của cún càng cao. Vì vậy, giới chơi thú cảnh săn lùng ráo riết hai loại cộc này.

Về màu sắc, chó Mông cộc gồm ba màu lông thuần: Màu lông đen, màu vện hoặc màu hung nâu. Những màu này rất được ưa chuộng. Bên cạnh đó, còn một số loại có lông màu trắng hay vàng nhạt. Tuy nhiên số lượng những bé cún có bộ lông như vậy không nhiều.

Xét về độ quý hiếm và khó săn tìm nhất phải kể đến các bé Mông cộc đỏ. Chúng rất hiếm gặp vì sở hữu bộ lông màu đỏ sậm.

Đặc điểm ngoại hình của chó Mông cộc

Về tổng thể, Mông Cộc có ngoại hình khá đặc trưng với thể hình dũng mãnh và oai phong. Điểm nhấn nổi bật nhất về ngoại hình của chúng là chiếc đuôi cụt lủn không giống ai.

Là loài cảnh khuyển có kích thước trung bình, có chiều dài thân dài hơn chiều cao. Nếu so sánh với chó Bắc Hà thì Mông cộc có phần nhỏ con hơn.

Chó Mông cộc có kích thước gần giống với dòng chó kiến. Một chú cún H’Mông cộc đuôi khi trưởng thành có kích thước trung bình từ 45cm – 55cm tùy theo giới tính.

Những bé cún cộc đực kích thước hơi nhỉnh hơn những con cái. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là thể hình của những con cái yếu hơn.

Trong những cuộc thi dành cho chó bản địa, chó Mông cộc luôn đứng ở những thứ hạng cao. Theo kết quả thống kê thì thành tích đứng đầu của những bé cún Mông cộc cái không hề kém cạnh những con đực. Điều này chính là minh chứng cho thể lực cùng khác biệt thể hình giữa hai giới là không quá chênh lệch.

Về cân nặng, giống cảnh khuyển cộc đuôi của người H’Mông khi trưởng thành có cân nặng dao động trong khoảng từ 15kg – 25kg. Tất nhiên, giống đực sẽ có cân nặng nhỉnh hơn giống cái.

Nhìn chung, cảnh khuyển H’Mông cộc có kích thước không quá to cũng không quá nhỏ. Thể hình tốt có sự ngang ngửa giữa hai giống.

H’Mông đuôi cộc có ngực rộng vừa phải, cơ bắp săn chắc. Điểm đặc biệt ở lồng ngực của chúng là tồn tại chiếc xương sườn giả khá phát triển.

Lưng Mông cộc rộng, dài và chắc khỏe với vệt lõm rõ nét dọc sống lưng. Phần lưng của chúng không thẳng mà có sự nhấp nhô ở phần vai. Khi nhìn ngang, bạn có thể dễ dàng nhận thấy điểm nhô cao hơn so với bề mặt lưng của bả vai. Không cần chạm vào cũng đủ thấy được bả vai của Mông cộc chắc nịch như thế nào.

Bụng và eo của Mông Cộc rất thon thả và gọn gàng, phần hông rộng, có hệ cơ rất phát triển. Cơ thể Mông cộc rất ít mỡ thừa, chủ yếu là cơ nên vô cùng săn chắc.

Đặc trưng trên thân mình của chó H’Mông cộc đuôi phải kể đến chiếc đuôi khác biệt. Đây là đặc điểm giúp phân biệt giống cảnh khuyển H’Mông cộc với những loài chó cảnh khác. Những anh bạn này đa số là không có đuôi, nếu có cũng rất ngắn: Có loài chỉ 3cm – 5cm, có loài dài hơn nhưng cũng chỉ 8cm – 15cm.

Đặc điểm của đuôi chính là dấu hiệu đặc trưng của giống chó Mông cộc. Do đó, người ta lấy chính đặc điểm ấy để đặt tên cho loài cảnh khuyển quý hiếm này.

Phần đầu của các bé H’Mông cộc đuôi có những đặc điểm cụ thể như sau: Đầu to, rộng, hộp sọ lớn.

Theo nghiên cứu thì những loài chó có hộp sọ lớn đều rất thông minh và có trí nhớ tốt. Phần trán của Mông cộc tương đối phẳng và rộng, gần như không có nếp nhăn. Nếp nhăn chỉ xuất hiện khi cún ở trong trạng thái cảnh giác.

Mõm của H’Mông cộc đuôi không quá dài, có xu hướng thu hẹp dần về phía chóp mũi. Mõm cún càng ngắn thì càng được ưa chuộng bởi độ dài mõm tỉ lệ nghịch với độ thuần chủng. Những bé có mõm càng ngắn thì tỉ lệ thuần chủng càng cao.

Chóp mũi của Mông cộc đa phần có màu đen. Một số cá thể có chóp mũi nâu đi kèm với màu lông vàng. Môi chúng cũng khá dày và luôn ở trạng thái khép chặt, tạo cảm giác đây là một loài chó ác.

Hàm răng của những anh bạn này chắc và khoẻ với những chiếc răng sắc, nhọn mọc sát nhau. Mắt Mông cộc tuy không to nhưng khá sâu, sắc và hơi sếch. Màu mắt của chúng có sự tương đồng với màu lông trên cơ thể. Giống với Bắc Hà lông xù, cảnh khuyển H’Mông đuôi cụt có tai hình tam giác và luôn dựng đứng để nhận biết âm thanh được tốt nhất.

Chuyển động

Với thân hình cân đối và khá nhỏ nhắn, H’Mông cộc đuôi di chuyển rất khéo léo và nhanh nhẹn. Sự phối hợp ăn ý giữa từng chuyển động giúp cún băng rừng, leo núi một cách dễ dàng.

Ngay từ khi còn nhỏ, ưu thế leo dốc vượt địa hình hiểm trở của cảnh khuyển Mông cộc đã bộc lộ khá rõ nét. Khi trưởng thành, Mông cộc di chuyển nhịp nhàng và vững chắc hơn. Sự biến hóa linh hoạt trong chuyển động là một trong những lí do giúp chúng được lựa chọn để làm chó săn hay huấn luyện làm chó nghiệp vụ.

Sự chuyển động của Mông cộc được biểu hiện qua hai trạng thái:

Trạng thái đi săn.

Trạng thái còn lại là trạng thái bình thường, khi chúng không phải thực hiện bất cứ nhiệm vụ gì. Ở trạng thái này, mọi chuyển động của H’Mông cộc đuôi đều diễn ra nhẹ nhàng, từ tốn và tiết kiệm năng lượng.

Càng trưởng thành thì chuyển động của Mông cộc càng linh hoạt và thông minh hơn.

Về đặc điểm của da, cảnh khuyển Mông cộc có lớp da căng và tương đối dày, gần như không bao giờ xuất hiện nếp nhăn. Nếp nhăn chỉ xuất hiện trên trán khi cún ở trạng thái cảnh giác.

Lông của những bé cún Mông cộc dày và thẳng nhưng không mượt. Chúng có lớp lông dày với lớp ngoài thô cứng và lớp lông đệm bên trong êm mịn. Độ dài của lông khác nhau ở mỗi bộ phận: Độ dài lông dài nhất ở vùng gáy rồi đến phần thân, phần đầu và tứ chi có lông ngắn hơn.

Về màu lông, Mông cộc có các màu phổ biến như: Màu lông thuần đen, vện hoặc hung nâu. Đây là các màu rất điển hình ở giống Mông cộc và được rất nhiều người ưa chuộng. Một số ít bé cún có màu hung đỏ được săn lùng với giá cao, giá có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Một số cá thể xuất hiện đốm trắng nhỏ trên ngực và các ngón chân. Tuy nhiên số lượng này không nhiều. Những chú cún có đặc điểm như vậy tuy hiếm nhưng không được ưa chuộng.

Đặc điểm tính cách của chó Mông cộc

Bản năng bảo vệ lãnh thổ

Xét về tính cách của Mông cộc đuôi, bạn cần nhắc đến đầu tiên là bản năng bảo vệ lãnh thổ của chúng. Nếu như chó Bắc Hà có tiếng sủa lớn, vang xa thì Mông cộc lại thường hay im lặng. Chúng chỉ để lộ ra tiếng sủa của mình khi làm nhiệm vụ canh gác.

Nếu có người lạ gần đến nhà, những bé cún này sẽ sủa báo động với chủ. Vậy nên, mỗi khi nghe thấy Mông cộc sủa thì thường nhà bạn sẽ có khách tới chơi.

Khi khách bước vào, chúng lại im lặng quan sát nhất cử nhất động của họ. Khách lạ lần đầu đến thăm nhà thì cún sẽ ở trong trạng thái cảnh giác, đề phòng. Đối với khách quen, cảnh khuyển Mông cộc đuôi chỉ sủa báo động để báo hiệu cho bạn, rồi chúng lại ngoan ngoãn nằm yên.

Nếu chủ không có nhà mà khách cứ đi vào thì những chú cún sẽ sủa dữ dội. Mức độ báo động lúc này của chó cộc đã tăng lên. Ban đầu chúng chỉ đe dọa bằng cách nhe răng, quắc mắt. Dựa vào sự tinh khôn của mình, nếu cảm nhận được sự đe dọa đến từ người lạ, chúng có thể tấn công bất cứ lúc nào.

Bởi có nguồn gốc từ loài sói rừng, nên giống chó H’Mông đuôi cộc bẩm sinh đã hình thành bản năng này mà không cần phải huấn luyện.

Trung thành

Đặc tính thứ hai phải kể đến của loài cảnh khuyển này là sự trung thành.

Mông cộc chỉ trung thành với một chủ nhân duy nhất. Việc một chú chó đang đói sẵn sàng ăn thức ăn của người lạ là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, Mông cộc đuôi lại khác, chúng chỉ ăn đồ ăn mà chủ nhân đưa.

Với đồ ăn của người lạ, chúng sẽ không ngó ngàng gì đến. Hiện tượng này chắc chỉ có ở giống cảnh khuyển Mông cộc. Điều này không chỉ thể hiện sự trung thành tuyệt đối mà còn thể hiện sự cảnh giác, đề phòng của H’Mông cộc đối với người lạ.

Lòng trung thành còn được thể hiện ở việc chúng sẵn sàng đương đầu với thú dữ trong rừng để bảo vệ chủ nhân. Trong những chuyến đi rừng dài ngày, những người dân bản địa thường mang theo bên mình những bé cún Mông cộc để bầu bạn và quan trọng hơn là để chúng trở thành vệ sĩ bảo vệ an toàn cho họ.

Bên cạnh đó, giống cảnh khuyển H’mông cộc đuôi còn sở hữu một trí nhớ siêu phàm. Chúng học hỏi rất nhanh những bài huấn luyện từ người chủ.

Mông cộc đặc biệt nhớ đường rất tốt. Chúng thường được những người dân bản địa dẫn đi rừng dài ngày, tham gia vào những cuộc đi săn, chinh phục những chướng ngại vật và địa hình hiểm trở. Nhờ những điều kiện trên mà giống chó Mông cộc được ví như chiếc la bàn của những người đi rừng. Bạn sẽ không lo bị lạc trong rừng nếu dắt một bé Mông cộc theo cùng.

Có nhiều trường hợp, bé cún H’Mông cộc đã được bán đi nhưng vẫn quay lại tìm chủ cũ dù khoảng cách lên tới hàng chục km. Điều này không chỉ nói lên sự trung thành của loài cảnh khuyển này mà còn thể hiện trí nhớ đáng kinh ngạc của chúng.

Liên Hệ Tư Vấn Về Mông Cộc Thuần Chủng: 0838 336 888

Khẩu phần ăn của chó Mông cộc

Một trong những mối bận tâm lớn nhất của những ai chuẩn bị nuôi chó H’Mông cộc đuôi là khẩu phần ăn của chúng. Cũng giống như cảnh khuyển Bắc Hà, Mông cộc có chế độ ăn chia làm hai giai đoạn: Nuôi cún con và nuôi cún trưởng thành. Tùy vào từng độ tuổi và kích thước mà người ta sẽ cho cún ăn với phương pháp phù hợp.

Cún càng nhỏ thì đòi hỏi bạn phải càng quan tâm đến chế độ ăn của chúng. Không quan trọng ăn ít hay ăn nhiều, quan trọng là phải đủ chất. Cún con có hệ tiêu hóa kém, do vậy bạn nên sử dụng thức ăn nấu chín để tránh trường hợp Mông cộc bị đi ngoài.

Khi những bé cún Mông cộc lớn hơn, bạn có thể cho chúng tập quen dần với đồ tươi sống. Cho cún ăn với một lượng nhỏ rồi sau đó mới tăng dần cường độ.

Yêu cầu bắt buộc đối với thịt sống là phải tươi ngon, hợp vệ sinh. Thường xuyên cho cún yêu đi tẩy giun, sán để đường ruột của cún hấp thụ được tối đa lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Chế độ ăn cho Mông cộc trưởng thành thường được chú ý thiên về phát triển ngoại hình giúp cơ thể của cún săn chắc. Để làm được điều đó, bạn nên tăng lượng thịt và giảm thiểu lượng rau.

Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về thức ăn của giống chó Mông cộc, hãy liên hệ với Siêu Pet. Nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn về chế độ ăn cho cún cùng cách chăm sóc giúp chúng khỏe mạnh.

Tư Vấn Chăm Sóc Chó Mông Cộc: 0838 336 888

Cách nhận biết chó Mông cộc thuần chủng

Để sở hữu một bé cún Mông cộc thuần chủng không hề dễ dàng. Đó là điều mà hầu hết những người đã và đang săn lùng giống cảnh khuyển này khẳng định. Ở vùng Tây Bắc có rất nhiều những chú chó Mông cộc lai nhưng số lượng cún thuần chủng lại vô cùng quý hiếm.

Sự khan hiếm của giống cảnh khuyển này được lý giải là do những người yêu mến Mông cộc đuôi ở miền xuôi lặn lội săn lùng ráo riết. Và để sở hữu được một bé cún Mông cộc chuẩn thì vô cùng gian nan. Một phần vì giá của chúng khá cao, nhưng phần lớn là do người chủ không chịu bán. Họ muốn giữ lại những chú cún có nguồn gốc thuần chủng để nhân giống sau này.

Đuôi cún càng ngắn càng đẹp.

Mõm Mông cộc thuần chủng phải ngắn. Mõm dài là giống đã bị lai tạp, tỉ lệ thuần chủng rất thấp.

Tai của Mông cộc nhỏ và dựng.

Lông phải thuần màu, không bị pha tạp và không được xù. Lông xù là những chú chó đã bị lai tạp.

Bộ khung của H’Mông cộc cân đối, gọn gàng. Cân nặng của chúng không quá to cũng không quá nhỏ.

Nếu bạn có những nghi vấn cần giải đáp trong việc nhận biết giống chó cảnh Mông cộc, hãy liên hệ với Siêu Pet theo số Hotline: 0838 336 888

Liên hệ mua bán chó H’Mông Cộc thuần chủng

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều những địa chỉ rao bán cảnh khuyển H’Mông cộc. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng chất lượng và có những chính sách đảm bảo cho khách hàng.

Với phương châm luôn cung cấp tới khách hàng dịch vụ cùng những bé cún Mông cộc thuần chủng chất lượng tốt nhất, Siêu Pet sẽ rất vui lòng nếu bạn lựa chọn chúng tôi. Siêu Pet – đơn vị mua bán cảnh khuyển chất lượng hàng đầu khu vực.

Mua cún tại Shop của chúng tôi, bạn hoàn toàn có thể yên tâm cún Mông cộc sẽ có nguồn gốc, thông tin rõ ràng. Chất lượng cún đảm bảo thuần chủng, ngoại hình đẹp.

Ngoài ra, mỗi bé cún tại Shop của chúng tôi đều được chuyên gia chăm sóc chu đáo, đảm bảo cún khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

Liên hệ với chúng tôi ngay nếu bạn muốn sở hữu một bé cún Mông cộc chất lượng và uy tín. Hotline của Siêu Pet: 0838 336 888

Chó H’Mông Cộc Đuôi: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc

Chó H’Mông Cộc đuôi được biết đến là một trong Tứ đại Quốc khuyển của nước ta. Đây là giống chó có nhiều điểm đặc trưng thu hút và được nuôi phổ biến. Nếu bạn đang tìm hiểu về loài chó này hay muốn nuôi chúng thì những chia sẻ sau đây sẽ cần thiết cho bạn.

Nguồn gốc giống chó H’Mông Cộc

Chó H’Mông Cộc đuôi hay còn được gọi là Mông Cộc hay chó cộc, là một trong bộ Tứ đại quốc khuyển của nước ta. Giống chó này có nguồn gốc lâu đời và thường được nuôi bởi người dân tộc Mông tại Hà Giang và vùng núi Tây Bắc. Từ xa xưa, chúng được dùng làm chó canh nhà, chó săn và hiện vẫn đang làm rất tốt vai trò này.

Chó Mông Cộc có nguồn gốc là sói hoang nên bản tính của chúng cũng có phần hoang dã, lâu dần được người Mông thuần hoá.

Đặc điểm ngoại hình

Chó Mông Cộc thuộc dòng chó có kích thước trung bình khi trưởng thành, không quá nhỏ hay to. Một con chó đực trưởng thành thường có kích thước lớn hơn con cái. Tuy nhiên sự chênh lệch về kích thước này không nhiều và cũng không thể khẳng định chó đực khỏe hơn hay dẻo dai hơn chó cái. Thông thường, chó Mông Cộc trưởng thành thường cao 45 – 55cm và nặng 15 – 25kg.

Thân hình chó săn chắc. Phần xương vai nhô hẳn lên so với bộ xương nên nếu nhìn ngang, bạn có thể thấy rõ sự nhấp nhô này. Phận bụng và eo thon gọn, hông rộng và ít mỡ thừa. Đầu của giống chó này to, mõm thon dài về phía chóp mũi. Mũi của chúng thường màu đen, mắt hơi xếch. Theo kinh nghiệm của những chuyên gia trong ngành, chó Mông Cộc có mõm càng ngắn thì tỷ lệ độ thuần chủng càng cao. Tai của chó Mông Cộc khi mới sinh sẽ cụp rủ xuống nhưng khi trưởng thành thì dựng lên cảnh giác.

Lông của giống chó này gồm 2 lớp: lớp ngoài và lớp trong. Lớp ngoài thô cứng và lớp trong êm mịn. Lông của chúng dày, thẳng nhưng không mượt. Các màu lông thường gặp là đen, vện và hung nâu. Một số trường hợp cá biệt có đốm lông trắng ở ngực.

Điểm đặc biệt làm nên tên gọi của giống chó này chính là cái đuôi cụt ngủn. Thông thường, chó Mông Cộc không có đuôi hoặc nếu có cũng rất ngắn, có loài chỉ 3 – 5cm, có loài dài hơn thì 8 – 15cm.

Đặc điểm tính cách

Xuất thân từ giống chó săn nên chó Mông Cộc luôn có sự cảnh giác cao độ với mọi sự biến động quanh mình. Nếu nhận thấy có người lạ đến gần, chúng có thể tấn công bất cứ lúc nào.

Chó Mông Cộc luôn dành sự trung thành tuyệt đối cho chủ nhân của mình. Chúng chỉ ăn đồ ăn khi chủ đưa cho dù trong trường hợp đang đói nhưng chúng cũng sẽ không nhận đồ ăn từ người lạ. Thời xưa, khi đi rừng cùng chủ nhân, chúng sẵn sàng đương đầu với thú dữ để bảo vệ chủ nếu nhận thấy nguy hiểm đến gần.

Một đặc điểm tuyệt vời của loài chó này là trí nhớ rất tốt. Chúng không bao giờ lạc đường và rất dễ nhớ những bài huấn luyện đã được dạy. Nếu bạn có thể dành thời gian huấn luyện chúng, chắc chắn chó Mông Cộc sẽ trở thành một chú chó nghiệp vụ đắc lực.

Cách chăm sóc chó H’Mông Cộc đuôi

Chế độ dinh dưỡng

Chó Mông Cộc cũng như những giống chó khác, cũng có sự khác nhau giữa khẩu phần ăn của chó con và chó trưởng thành.

Chó sơ sinh cần nhất vẫn là sữa mẹ nên trong giai đoạn này bạn chưa thể cho chúng ăn thêm loại thực phẩm nào.

Chó con là giai đoạn chó Mông Cộc đã có thể nhai và hệ tiêu hoá đã bắt đầu làm quen với các loại thức ăn ngoài. Bạn nên cho chó con ăn chín và không nên ăn nhiều, miễn là ăn đủ chất. Một số loài thực phẩm như thịt lợn và thịt gà nên thường xuyên có mặt trong khẩu phần ăn của chúng. Thịt bò giàu protein và ít béo cũng là một loại thực phẩm tốt.

Ở giai đoạn lớn hơn, bạn có thể cho chúng ăn đồ ăn sống như thịt sống. Bạn nên cho chúng ăn đồ sống với lượng tăng dần, từ ít đến nhiều để theo dõi hệ tiêu hoá. Đồ ăn sống phải là đồ tươi, không ôi thiu. Khi cho chúng làm quen với loại thức ăn này thì bạn cũng nên thường xuyên tẩy giun cho chúng.

Chó trưởng thành cần nhiều năng lượng để hoạt động nên bạn cần giảm rau và tăng đạm trong thức ăn hàng ngày cho chó.

Sinh hoạt

Tổ tiên của loài chó này là chó săn nên hiển nhiên, chó Mông Cộc thích sống trong không gian rộng rãi, thông thoáng. Chúng thích vận động và vận động thường xuyên. Chó Mông Cộc có đặc tính cảnh giác cao nên nếu cho chúng ra ngoài thì bạn nên đeo mõm cho chúng, tránh trường hợp chúng làm tổn thương đến người hoặc vật khác. Loài chó này vào mùa đông thì có thể tắm ít nhưng mùa hè thì bạn nên tắm thường xuyên cho chúng.

Thông thường, một chú chó Mông Cộc có thể sống được từ 15 – 20 năm tuỳ vào chế độ chăm sóc và huấn luyện. Nếu chủ nhân chăm sóc tốt thì chó Mông Cộc hoàn toàn có thể sống được lâu hơn.

Chó H’Mông Cộc giá bao nhiêu?

Chó Mông Cộc là giống chó xuất xứ từ Việt Nam nhưng cũng có nhiều mức giá, tùy thuộc vào độ thuần chủng của chúng.

Kích thước nhỏ, độ thuần chủng thấp: 800 nghìn – 2 triệu

Kích thước chuẩn, độ thuần chủng cao: 1,5 triệu – 8 triệu

Chó H’Mông Cộc Đuôi Và Chó Phú Quốc , 2 Giống Chó Bản Địa Tinh Khôn Nhất Việt Nam

Chó H’mông cộc đuôi và Chó phú Quốc được coi là 2 giống chó bản địa tinh khôn nhất Việt Nam. Bất kể người dân nào, kể cả cánh hương dẫn viên, cũng đều công nhận điều này.

Bởi lâu nay chó Phú Quốc đã trở thành thương hiệu lừng danh của Việt Nam, từng tham gia hội thi chó giống quốc tế ở Paris, có tên trong tự điển Larousse. Ngoại hình đẹp, đầu nhỏ, tai vểnh cao, cổ và chân dài, bụng thon, mắt cọp, xoáy dọc sống lưng, chạy nhanh như sóc, bơi như rái cá; dáng dũng mãnh, thông minh, thân thiện với con người. Chó thích đẻ trong hang, khẩu phần ăn luôn có cá.

Nhiều chuyện kể về sự trung thành, tinh khôn và hy sinh cứu chủ của chó Phú Quốc. Là bảo vệ và trợ thủ tuyệt vời của nhiều gia đình, bất kể giàu nghèo. Thời Nguyễn Ánh bôn tẩu vì Tây Sơn, 4 con chó Phú Quốc hết lòng “cứu khốn, phò nguy”, được vua Gia Long phong là “Tá quốc huấn thuần Thần Khuyển đại tướng quân”. Quân khuyển nhà Nguyễn thời đó chủ lực là chó Phú Quốc.

Ít ai biết rằng, ở cực Bắc xa xôi của địa đầu tổ quốc, có giống chó săn cổ của đại ngàn đá Hà Giang, cũng ngang ngửa chín mười với chó Phú Quốc. Giống chó H’Mông này đuôi rất ngắn, chỉ vài phân. Răng thường có từ 6 đến 8 cạnh khác nhau (đây là đặc điểm của loài chó săn cổ xưa, theo kiểu cắn cổ con mồi và xé thịt). Tai hình tam giác luôn dựng đứng, kiểu nằm hai chân trước duỗi thẳng, hai chân sau luôn trong tư thế sẵn sàng tấn công. Tầm vóc trung bình nhưng toàn thân đậm chắc, khung xương rộng, đầu to và ánh mắt biểu cảm. Thể hình hơi góc cạnh, thiếu các nét thanh tú và mềm mại nhưng luôn bộc lộ các đặc điểm về thể lực rất tốt cũng như khả năng chịu đựng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Trên các bản của huyện Đồng Văn, Mèo Vạc… vẫn còn những con chó khôn và đẹp như huyền thoại, không bao giờ mua được dù trả bằng vàng

Chó H’Mông cộc đôi có bản năng về việc bảo vệ lãnh thổ. Từ xưa giống chó này đã được sử dụng làm chó săn, chó canh gác và hiện tại vẫn tiếp tục đảm nhiệm khá tốt các vai trò này với lực lượng biên phòng Việt Nam. Nhiều dân chơi cả nước đang săn lùng và khao khát sở hữu một chú H’Mông cộc chuẩn, được các tổ chức thế giới nghiên cứu, công nhận mang nguồn gen quý đẳng cấp quốc tế.

Mấy năm gần đây, chó H’Mông đã có mặt và ngày càng khẳng định tầm vóc trong các cuộc thi chó giống Việt Nam. Tại các thành phố lớn đều có câu lạc bộ chó H’Mông cộc. Từ năm 2012, Hà Nội và chúng tôi liên tục diễn ra các cuộc tranh tài chó H’Mông cộc và Phú Quốc, 2 giống chó bản địa được đánh giá rất cao về phẩm chất, thể lực.

Ngày 4 – 5.10.2014 vừa qua tại nhà thi đấu Phú Thọ, chúng tôi lần đầu tiên chó H’Mông cộc đã ngoạn mục soán ngôi chó Phú Quốc, giành vương miện quán quân chó giống Việt Nam. Giải thưởng này càng khẳng định những ưu điểm của giống chó săn cổ đại ngàn.

Giống chó H’Mông này đuôi rất ngắn, chỉ vài phân

Không phải tự nhiên mà người chơi lại đam mê dòng chó này như vậy. Giờ đây những cái tên như Nhị Tử, Hắc Tử, Hổ, Báo, Sói, Bão, Mila, Tun, Tom… không ai trong làng chơi H’Mông cộc không biết. Hành trình để một chú chó H’Mông cộc tới tay người chơi là cả quá trình gian nan, lắm lúc làm nản lòng dân chơi chó miền xuôi nhưng cái duyên là điều mà ai cũng công nhận. Vào bản là phải uống rượu, loại rượu ngô đặc sản, uống bằng tô. Nhập gia tùy tục, nhập bản tùy tửu. Nhiều người chưa thấy rõ chó đã say lăn kềnh. Thật lòng mới say, dân bản bảo thế. Chưa thấy ai vào bản không say mà mua được chó.

Trong cái giá lạnh, có khi dưới 0 độ C của vùng sơn cước, chó con vừa đẻ thường rất dễ bị chết. Con tốt nhất sẽ được chó mẹ cắp vào gần bếp lửa, con ấy sẽ sống và sau này khôn cực

Để sở hữu được con chó ưng ý nhiều khi mất hàng tháng trời, không loại trừ cả “khổ nhục kế”. Phải 3 cùng với dân bản, từ ăn ở, lên núi, vào rừng và nhiều sinh hoạt khác. Muốn “mục sở thị” chó xịn phải vào tận bếp người H’Mông. Bếp là nơi quan trọng nhất, nơi giữ lửa, giữ ấm cho mọi người trong gia đình, linh thiêng tựa gian ban (không phải bàn) thờ của người Việt. Với người H’Mông, các vật dụng lao động dựng trong bếp chính là những “vị thần” đã giúp làm ra của cải, nuôi sống họ từ bao đời nay. Vì vậy, con chó nào được nuôi trong bếp là “ISO” chứng tỏ sự tinh khôn, được gia chủ tin yêu và cưng chiều như thần giữ của. Còn những con chạy loăng quăng ngoài sân, hàng rào là chó loại 2, chó ở chợ là chó loại 3, hàng dạt mới đem bán.

Trong cái giá lạnh, có khi dưới 0 độ C của vùng sơn cước, chó con vừa đẻ thường rất dễ bị chết. Con tốt nhất sẽ được chó mẹ cắp vào gần bếp lửa, con ấy sẽ sống và sau này khôn cực. Chủ nhà cũng thường quan sát và chọn con ấy nuôi trong bếp. Những con chó cực khôn như vậy rất hiếm khi có mặt ở chợ phiên.

Người dân vùng cao thì đơn giản, chỉ biết chó cộc là giống chó từ thời cụ kị ông bà kể lại đã có, rất khôn và trung thành. Người lạ gần đến nhà là sủa báo động với chủ. Nếu chủ không có nhà mà khách cứ đi vào thì xông đến sủa dữ dội, quắc mắt, nhe nanh đe dọa, 2 chân cào mạnh xuống đất khiến người ta bạt vía. Chó sẽ tấn công nếu khách cố tình tiến vào nhà hay cầm vật gì đó mang ra.

Để hỏi mua được một chú chó H’Mông cộc đủ chuẩn về thể hình, phẩm chất là điều cực khó. Người dân quý chó hơn vàng. Có chó mang đi cúng nguời nhà bị ốm. Thầy cúng phán “Con chó đấy không được bán hay mổ thịt, nếu làm điều đó, người trong nhà sẽ bệnh chết”. Bởi thế, trên các bản của huyện Đồng Văn, Mèo Vạc… vẫn còn những con chó khôn và đẹp như huyền thoại, không bao giờ mua được dù trả bằng vàng. Chó H’Mông cộc là loại chó con nhà nghèo, dễ nuôi và giỏi chịu đựng. Nhiều con đã được “hạ sơn” xuống đồng bằng, về thành phố. Ở đâu thì chó vẫn sinh sôi và hết lòng làm đẹp cho đời. Để duy trì nguồn gen quý và nhu cầu, một số dân chơi đã đầu tư và xây dựng trại bảo tồn giống chó H’Mông cộc. Hà Nội có các trại của Anh Dũng, Nguyễn Minh Thoan, Phạm Cường Anh. Hà Giang có trại của Trần Danh Tuyên…

Đại ngàn đá Hà Giang “Đất không 3 bước bằng, nắng không 3 ngày tiếp. Ngước mặt thấy nhau, đi cả ngày chưa gặp”. Nơi 2/3 cư dân vẫn bập bẹ tiếng Việt, còn đậm đà chất hoang dã thiên nhiên. Thương hiệu du lịch đại ngàn đá Hà Giang độc đáo với hoa tam giác mạch Đồng Văn, cúc vàng dại Mèo Vạc, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, đệ nhất đèo Mã Pí Lèng, cực Bắc của tổ quốc với cột cờ Lũng Cú… Càng tuyệt vời thêm với giống chó săn cổ H’Mông cộc, quán quân các giống chó Việt Nam với bao chuyện hấp dẫn, thú vị đang chờ bạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chọn Và Chăm Sóc Chó Mông Cộc, Quốc Khuyển Việt Nam trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!