Bạn đang xem bài viết Cách Cho Chó Con Ăn Để Chó Không Bị Còi Cọc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách cho chó con ăn thế nào để khi chó lớn có đủ dinh dưỡng phát triển? Có bao giờ bạn đã bị choáng ngợp trước muôn vàn của bạn ở các gian hàng thức ăn dành cho thú cưng chưa? Vấn đề này không hề xa lạ gì đối với những người nuôi chó, đặc biệt là những người vừa mới nuôi lần đầu tiên. Từ khi nào mà việc chọn thức ăn cho chó con lại trở nên phức tạp đến vậy? Trước đây, các lựa chọn thức ăn cho chó rất bị hạn chế và không được đa dạng, thậm chí cách nuôi chó con cũng không cần phải lo lắng trách nhiệm về thức ăn quá nhiều như bây giờ.
Ngày nay, cách cho chó con ăn đã được quan tâm nhiều hơn. Các thành phần dinh dưỡng chất lượng cao cùng với chế độ ăn uống chuyên biệt sẽ giúp cho sức khỏe của chó con trở nên khỏe mạnh hơn, sức đề kháng tốt kèm theo đó là đáp ứng được những nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt thiết yếu mà cún cưng cần.
Cách chia bữa ăn cho chó con trong năm đầu tiênĐây là giai đoạn chó con đang phát triển vì vậy chó con cần được cung cấp thức ăn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Chế độ ăn uống của chó con nên được xây dựng đặc biệt nhằm cung cấp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường của chúng.
Nếu bạn cho chó con ăn các thức ăn dành cho chó trưởng thành thì khả năng cao sẽ khiến cho con thiếu hụt đi các dưỡng chất quan trọng.
Cho chó con ăn 4 lần/ngày là đủ để cung cấp dinh dưỡng cần thiết của chúng. Đối với các giống chó có kích thước lớn bạn nên cho chúng ăn thức ăn hạt khô trong vòng 9 đến 10 tuần tuổi, còn giống chó nhỏ hơn thì khoảng 12 đến 13 tuần tuổi.
Đối với giống chó nhỏ bạn có thể chuyển đổi thức ăn vào khoảng từ 7 đến 9 tháng. Giống chó lớn hơn thì 12, 13 hoặc 14 tháng đều được.
Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận bởi vì để chó dùng thức ăn dành cho chó con trong thời gian quá lâu cũng không đem lại hiệu quả tốt.
Cách cho chó con ăn còn phụ thuộc vào lượng thức ăn bạn cung cấp cho cún cưng trong một ngày. Có một câu nói trong việc dành cho chó ăn chính là: “Hãy quan sát chú chó của bạn chứ không phải nhìn vào thức ăn”.
Tình trạng cơ thể của chú chó không thể hiện qua số lượng thức ăn mà chúng ăn vào, hay số lượng thức ăn ở trong khay thức ăn của chúng. Thay vào đó, bạn nên xác định kích cỡ khẩu phần ăn. Kích cỡ khẩu phần ăn phụ thuộc vào sự trao đổi chất của mỗi cá thể khác nhau, qua đó yêu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau dành cho mỗi chú chó.
Nếu chú chó của bạn thỉnh thoảng bỏ bữa ăn hoặc chỉ ăn những món mà chúng muốn, thì bạn đừng lo lắng. Khi chú chó của bạn có những biểu hiện như vậy thì điều đó nói lên rằng chúng muốn được ăn các loại thức ăn khác hoặc bạn đã cho chúng ăn quá nhiều. Để giải quyết vấn đề này bạn chỉ cần giảm số lượng thức ăn của chó xuống.
Ngoài ra, nếu bạn đang thực hiện việc huấn luyện chó, vậy thì bạn nên điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp. Hãy đảm bảo sau quá trình đào tạo huấn luyện, chú chó của bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
Tuy nhiên, trong lúc áp dụng cách cho chó con ăn, không phải lúc nào chó con cũng sẽ giải quyết bữa ăn nhanh chóng. Nếu bạn gặp trường hợp chó con kén chọn thức ăn thì bạn hãy cho chúng ăn thức ăn đó thường xuyên với các khẩu phần nhỏ liên tiếp cách nhau 10 – 20 phút mỗi lần, để cún cưng dần làm quen với loại thức ăn đó.
Cách cho chó con ăn hiệu quả sẽ được nâng cao khi bạn chọn các loại thức ăn có thương hiệu, thành phần dinh dưỡng rõ ràng. Người ta thường nói rằng “tiền nào của nấy”, với thức ăn như vậy. Thức ăn cao cấp sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
Nếu bạn cho chú chó của bạn ăn thức ăn đắt tiền thì nên giảm số lượng thức ăn lại trong mỗi bữa ăn để đạt được kết quả tốt nhất. Hơn thế nữa, thức ăn cao cấp sẽ có thành phần chất dinh dưỡng ổn định, còn đối với thức ăn giá phổ thông thì thường sẽ có xu hướng không đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng có trong các thành phần.
Một số những hãng thức ăn cho chó con bạn nên tham khảo tại Việt Nam bao gồm:
Cách cho chó con ăn còn phụ thuộc nhiều vào loại thức ăn bạn cho bé ăn hằng ngày. Nhiều công ty sản xuất thức ăn cho chó đã làm việc với các nhà khoa học để nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của chó qua đó phát triển các công thức chế biến đặc biệt dành cho giống chó lớn và giống chó nhỏ.
Thức ăn dạng mềm, có nước : Bạn sẽ dễ dàng tìm mua được loại thức ăn này ở trong các dạng đóng gói, đây là loại hạt được ướp thêm nước sốt, vừa ngon lại giúp việc ăn của chó con cũng dễ dàng hơn.
: Đây là dạng thức ăn được các nhà sản xuất với số lượng nhiều nhất, nó sẽ cung cấp được một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng cho chó ở mọi kích thước, lứa tuổi. Loại thức ăn này sẽ được làm khô và có thể đóng gói trong túi.
Thức ăn hạt mềm : đây là một trong những loại thức ăn mới nhất dành cho chó con. Hạt giờ đây đã mềm như kẹo dẻo, vì thế sẽ phù hợp với những chú chó có hàm răng nhỏ hoặc lười cắn hạt.
Một số chủ nuôi thú cưng nhận xét rằng thức ăn hạt khô có ích trong việc giúp lợi và hàm răng của thú cưng trở nên chắc khỏe hơn khi chúng nhai. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm mềm hạt khô bằng cách pha thêm chút nước nóng hoặc sữa vào để chó con dễ ăn và làm thức ăn trở nên ngon hơn.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các biểu đồ tăng trưởng trọng lượng dành cho chó con ở trên internet hoặc được in ấn tại các cửa hàng thú cưng. Bạn hãy đo cân nặng cho cún con hằng tuần, ghi lại sự thay đổi trọng lượng của chúng và sau đó so sánh với biểu đồ tăng trưởng trọng lượng phù hợp với giống chó đó.
Ngoài ra, bạn cũng cần điều chỉnh lượng thức ăn sao cho cần thiết để chó con đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình. Đây chính là cách cho chó con ăn khoa học nhất, vì bạn biết chính xác sự phát triển của cún con, từ đó có thể dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn cho thú cưng.
Biểu đồ cân nặng cho chó con kích cỡ nhỏ Biểu đồ cân nặng cho chó con kích cỡ trung bình Biểu đồ cân nặng cho chó con kích cỡ lớn Biểu đồ cân nặng cho chó con kích cỡ khổng lồ
Cách đo cân nặng của một chú chó rất đơn giản. Đầu tiên, bạn hãy ôm lấy chú chó của bạn, bước lên bàn cân rồi ghi lại trọng lượng. Sau đó, lấy tổng trọng lượng của bạn và chó trừ đi trọng lượng của bạn là sẽ ra được cân nặng của chó.
Nếu bạn phát hiện trọng lượng của những chú chó khác nhau thì đừng lo lắng về điều đó, bởi vì sẽ không có chú chó nào giống hệt chú chó nào cả, cho dù chúng chung một giống chó.
Chó con có trọng lượng vượt mức bình thường sẽ dễ mắc các bệnh về vấn đề phát triển ngoại hình, khiến các khớp xương chưa trưởng thành. Bên cạnh đó, tình trạng cũng rất dễ sinh ra bệnh tiểu đường và các bệnh về .
Chó con nên ăn đồ ăn vặt không?Đôi khi, món khoai tây chiên kiểu Pháp có thể khiến chú chó của bạn bị béo phì nếu chúng được cho ăn quá nhiều. Ngoài ra, chế độ ăn các món ăn vặt cũng làm mất cân bằng các chất dinh dưỡng dành cho chó, không những vậy một số gia vị, thành phần trong đồ ăn vặt có thể sẽ gây khó chịu cho dạ dày của chó.
Chắc chắn nhiều lần bạn đã không thể kiềm lòng được trước ánh mắt van nài xin được cho ăn thức ăn vặt của chó. Vấn đề này vốn không nghiêm trọng gì, trong khoảng thời gian chú chó tiếp xúc với bạn, chúng sẽ dần dần hoàn thiện các mẹo “làm nũng”.
Vào thời tiền sử, con người nuôi dưỡng chó và cung cấp thực phẩm cho chúng. Sau khi xây dựng nên một mối quan hệ thân thiết, chó sẽ dần thay đổi các hành vi cầu xin. Chính vì thế, bạn chắc chắn sẽ “mủi lòng” khi chó con xin ăn đồ ăn vặt.
Chính vì thế, khi bạn thấy chó con xin ăn thức ăn vặt, bạn có thể cho chó ăn một chút. Tránh để chó con ăn vặt quá nhiều, vì chó sẽ bỏ bữa ăn chính, và điều này không tốt trong việc bổ sung dinh dưỡng để cún con phát triển.
Cách chọn mua thức ăn cũng quyết định đến sự hiệu quả khi bạn tập cách cho chó con ăn. Khi chó con bị bệnh, bạn có thể mua các loại . Hiện nay, đã có nhiều loại thức khác nhau dành cho chó bị bệnh như , , hoặc . Bạn chỉ cần chọn loại thức ăn phù hợp nhất với tình trạng cơ thể của chó con hiện tại.
Nếu bạn bổ sung vitamin, khoáng chất cho chó con mà không đúng cách (chẳng hạn như có kích thước lớn kèm một chế độ ăn uống tốt) có thể sẽ gây hại nhiều hơn đến quá trình phát triển của chúng. Cách tốt nhất là bạn nên mua các loại . Đây là những sản phẩm đã được nghiên cứu về thành phần để phù hợp và an toàn nhất với cơ thể của chó con.
Trước khi bạn muốn thay đổi một vấn đề gì đó trong chế độ ăn uống của chó con, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y hoặc người bán. Một khi bạn đã chọn được chế độ ăn uống phù hợp dành cho chó của bạn thì hãy áp dụng nó trong một thời gian dài. Thay đổi đột ngột có thể khiến chú chó của bạn gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Nước uống cũng cần có sẵn trong khi bạn thực hành cách cho chó con ăn. Bạn nên chuẩn bị nhiều nước để chú chó có thể uống khi cần, đặc biệt nhất là vào mùa hè. Bạn có thể thiết lập nhiều trạm nước trong nhà hoặc ngoài trời. Ngoài ra, để tránh vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong nước uống, bạn cần thường xuyên rửa sạch khay, bát đựng nước của chó.
Cách chuyển thức ăn cho chó con sang thức ăn cho chó trưởng thànhKhi chuyển thức ăn cho chó con sang thức ăn cho chó trưởng thành bạn nên thực hiện chuyển dần dần, từ từ trong vài ngày để chú chó có thể thích nghi được. Một sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng.
Cách cho chó con ăn thức ăn của chó trưởng thành phù hợp nhất chính là áp dụng việc trộn tỉ lệ hai loại hạt này lại với nhau, và dần dần thay thế một trong hai để chó con quen với thức ăn mới.
Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người trong gia đình của bạn đều biết đến chế độ ăn uống dành cho chó con. Nếu có một ai đó trong gia đình làm sai với chế độ thì khả năng cao chúng sẽ dần gặp các vấn đề về sức khỏe. Giữ cho chó con luôn được khỏe mạnh là trách nhiệm ý thức và nỗ lực của tất cả thành viên trong gia đình.
Nếu bạn cho chó con gặm xương thì nên cẩn thận. Xương gia cầm, xương thịt, hay xương được hầm chín cũng đều trở nên nguy hại đối với chó con. Các mảnh vụn xương có thể khiến chó con bị nghẹt thở và gây tổn hại nghiêm trọng đến phần miệng, cổ họng thậm chí ruột của chúng.
Trên thực tế dù là loại xương nào thì mảnh vụn xương cũng có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của chó con, dẫn đến bệnh táo bón. Nguy hiểm hơn là làm rách miệng và các cơ quan nội tạng hoặc đâm vào cổ họng của chó con. Ngoài ra, xương cũng đem lại giá trị dinh dưỡng rất ít. Vì thế, cách cho chó con ăn không những phải đảm bảo về dinh dưỡng mà còn phải phù hợp, để tránh gây tổn thương đến cơ thể của chó.
📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.
Thức Ăn Và Dinh Dưỡng Giúp Chó Tránh Còi Cọc, Ốm Yếu
Khi chú chó của bạn chó bị thiếu dinh dưỡng, ngoại hình thường còi cọc, ốm yếu, khung xương nhô, thiếu sức sống. Việc thiếu dinh dưỡng còn khiến cơ thể của chó thiếu sức sống, suy giảm hệ miễn dịch, đường tiêu hóa kém và xuất hiện những vấn đề về lông và da.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó còi cọc, thiếu dinh dưỡng
Chế độ ăn uống không hợp lý: Một chế độ ăn uống kém chất lượng được xem là nguyên nhân chính khiến chó bị còi cọc, thiếu dinh dưỡng. Bạn cần đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ lượng protein, canxi, vitamin, … mà cơ thể cún cần, đồng thời biết cách cân bằng chúng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nếu không biết cách, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về thực đơn dinh dưỡng cho cún nhà mình. Vì mỗi giống chó, mỗi độ tuổi, mỗi mức độ hoạt động khác nhau lại đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như chó đang cho con bú, bị mắc một nào đó và nhiễm ký sinh trùng gồm một số loài như: vắt, ve, bọ chét, rận. Những nguyên nhân này cũng khiến cơ thể của chó suy nhược, còi cọc và ốm yếu.
Biện pháp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chó ốm yếu, gầy gò
Bạn có thể bổ sung dưỡng chất cho cún bằng một số loại thực phẩm dinh dưỡng sau:
Thức ăn khô
Thức ăn khô có một ưu điểm là thành phần các chất dinh dưỡng đã được các nhà sản xuất tính toán kỹ lưỡng. Bạn chỉ cần đổ ra và cho cún ăn hằng ngày. Đây là phương pháp cho ăn cực kỳ tiện lợi, tiết kiệm thời gian mà vẫn cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún.
Bạn có thể lựa chọn một số thương hiệu thức ăn khô cho chó tốt nhất trên thị trường hiện nay như:
Royal Canin
Thức ăn khô cho chó Royal Canin được sản xuất tại Pháp với công thức dinh dưỡng tuyệt vời. Với những thành phần chính như: protein trong thịt gà, thịt bò, tinh bột trong bột gạo, bột bắp, bột yến mạch, chất béo trong dầu cá, dầu thực vật cùng một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A,B1,B6,B12,…
Thức ăn khô SmartHeart
Thức ăn khô Smartheart có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan nên giá thành rẻ hơn nhiều so với Royal Canin. Giá thấp nhưng chất lượng không hề thấp. Ngoài những chất dinh dưỡng quan trọng, thành phần SmartHeart còn chứa DHA từ dầu cá, bổ sung colin giúp não bộ phát triển tốt, tăng trí tuệ và chức năng của hệ thần kinh.
Hai loại thức ăn khô trên bạn có thể đặt mua tại Thú Y Thi Thi.
Sữa
Sữa sẽ giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng giúp cơ thể cún phát triển đầy đủ hơn. Không cho chó uống sữa người vì thành phần sữa người có thể gây hại cho đường tiêu hóa cún.
Gel ăn dinh dưỡng cho chó Megaderm
Gel dinh dưỡng Megaderm giúp bổ sung các axit béo thiết yếu (EFA) từ các nhóm Omega 3 và Omega 6. Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng giúp làm mượt lông, giảm rụng lông ở chó. Bổ sung thêm các loại Vitamin A, E giúp nuôi dưỡng da, phòng dị ứng, mụn ngứa, mẩn đỏ, … Gel dinh dưỡng Megaderm có thể chó cún ăn trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn. Liều dùng: 1 gói 4ml / 10kg thể trọng, mỗi ngày một lần.
Thuốc Canxi, Xương Canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng giúp hệ thống xương khỏe mạnh và phát triển đầy đủ. Đó là lý do, khi cơ thể cún bị thiếu Canxi, tình trạng ốm yếu, còi cọc chắc chắn sẽ xảy ra.
Hi vọng, qua bài viết trên, bạn đã biết cách bổ sung dinh dưỡng để giúp cún khỏe mạnh và phát triển đầy đủ hơn. Để tốt nhất bạn hãy mang tới các phòng khám thú y uy tín để được các bác sĩ thú y thăm khám và tư vấn về lộ trình chăm sóc cho chó bị còi cọc, ốm yếu.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: 0978899004 Email: [email protected]
Phú Cao
Nên Cho Mèo Con Ăn Gì Để Bé Không Bị Ói?
Thức ăn nào phù hợp với mèo con?
Cũng giống như con người, đối với 1 bé mèo sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển của mèo. Khi mới sinh, mèo nên được bú ngay sữa đầu vì có chứa nhiều chất kháng thể giúp bé khỏe mạnh và chống lại bệnh tật.
Ở thời điểm tập ăn dặm, cho mèo ăn quá no. Tiêu hóa của bé chưa ổn định nên việc chứa nhiều thức ăn một lúc sẽ làm cho đường ruột đầy. Và việc đưa thức ăn trào ngược lên trên là phản ứng của cơ thể giúp hệ tiêu hóa không bị quá tải.
Thường xuyên thay đổi thức ăn mới khiến hệ tiêu hóa của bé chưa thể dung nạp nổi.
Thức ăn chưa được nấu chín hoàn toàn. Ngoài ra, đồ ăn chế biến quá to khiến mèo bị hóc hoặc cho mèo ăn xương động vật chưa được nghiền nhỏ.
Khi đã được 1 tháng tuổi, đây là thời điểm thích hợp để mèo ăn dặm. Khi cho mèo làm quen với các loại thức ăn, bạn không nên giới thiệu nhiều loại cùng một lúc. Hãy làm từ từ từng bước một, từ các loại thức ăn đơn giản đến những thực phẩm cung cấp dinh dưỡng. Mục đích để mèo nhận biết được mùi vị thức ăn.
Bắt đầu cho việc ăn dặm, bạn hãy nấu một chút cháo loãng, không cần rau hay thịt. Sau đó, đổ ra đĩa cho mèo liếm.
Cháo nên sắp xếp cho mèo ăn vào bữa chính và bú sữa mẹ sẽ là bữa phụ. Sau vài ngày, bạn có thể nấu cháo với nước xương hầm hay thịt bằm thay cho cháo trắng. Mỗi ngày nên chia thành 5 bữa nhỏ. Cứ vài hôm, bạn lại đổi món cho mèo.
Nên cho mèo con ăn gì để có đủ dinh dưỡng?Các loại thịt gia súc gia cầm là thức ăn khoái khẩu của mèo. Khi cho mèo ăn thịt, bạn chỉ nên cho cún ăn thịt nạc bởi thịt mỡ không tốt cho tiêu hóa và hệ tim mạch của mèo.
Cá, tôm cũng là thức ăn mèo yêu thích. Với cá, bạn nên gỡ xương để tránh cún bị hóc. Tôm cần được bóc vỏ nếu cho mèo ăn bởi vỏ tôm chứa axit benzoic không tốt cho sức khỏe thú cưng.
Mỗi ngày mèo con cần hấp thụ 10-15gr rau củ. Bạn có thể nấu lẫn với cháo hoặc luộc rồi trộn cùng cơm để cún ăn. Không nên cho mèo ăn các loại rau chân vịt, cà rốt đậu xanh, nho vì chúng không tốt cho hệ tiêu hóa và có thể gây ngộ độc.
Trứng gà hay trứng vịt không những là nguồn cung cấp protein dồi dào mà còn chứa nhiều canxi tốt cho hệ xương. Mỗi tuần bạn nên cho bé ăn 2 quả bằng cách luộc chín.
Với vỏ trứng bạn đừng vứt đi mà hãy nghiền nhỏ trộn vào thức ăn để cung cấp canxi cho mèo.Tuyệt đối không được cho mèo con ăn trứng sống có thể gây một số bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Một lưu ý nhỏ là bạn không nên xay nhuyễn thức ăn, bởi sẽ làm mất đi lượng taurine tự nhiên. Thiếu đi chất này, mèo có thể dễ mắc các bệnh tim mạch hoặc mù màu.
Sữa cũng là một thực phẩm nên bổ sung cho mèo giai đoạn này. Nên cho mèo uống các loại sữa theo lứa tuổi giúp bổ sung canxi và cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.Tuyệt đối không cho bé uống sữa bò bởi trong sữa bò chứa lượng lactose cao gây tiêu chảy.
Ngoài các loại thức ăn tự chế biến, thức ăn khô cũng là lựa chọn thích hợp cho mèo con. Ngày nay, các loại thức ăn sẵn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mèo. Nếu như bạn là người bận rộn thì thức ăn khô là lựa chọn tuyệt vời bởi chúng rất tiện lợi và bảo quản rất lâu.
📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.
10 Loại Thức Ăn Không Nên Cho Chó Ăn Để Bảo Vệ Chó Không Bị Đi Ngoài
Không nên cho chó ăn thực phẩm gì?
Trong quá trình chăm sóc các thành viên đặc biệt của gia đình, chúng ta cần lưu ý những thức ăn “KHÔNG NÊN” dành cho những em chó, từ đó tránh được việc sự yêu thương của chúng ta vô tình làm tổn thương sức khỏe của chúng.
Một số thức ăn không nên cho các em chó ăn:
Thức ăn quá nóng, lạnh, cay, mặn, ngọt và nhiều chất béo Thức ăn cho chó quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm hỏng vị giác của các em chó và ảnh hưởng đường tiêu hóa, thức ăn mặn sẽ khiến chúng bị rụng nhiều lông.
Thức ăn quá ngọt hay quá béo sẽ khiến các em chó bị béo phì, phá vỡ quá trình tiêu hóa của chúng, sẽ khiến chúng thường xuyên bị chảy nước mũi.
Không cho ăn các loại thực phẩm tươi sống
Các loại thực phẩm tươi sống chứa nhiều giun, sán sẽ khiến chú cún dễ mắc các thể bệnh đường ruột nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong nếu bệnh nặng.
Các loại mỳ, bánh mỳ, đậu, khoai tây…
Đôi khi chúng ta ăn gì sẽ cho các em chó ăn đấy, nhưng các loại thức ăn như mỳ, bánh mỳ, hay khoai tây rất dễ làm cho chúng bị sình bụng, khó tiêu và tái lên men trong đường tiêu hóa.
Các loại giò, chả và xúc xích
Các loại thực phẩm này rất quen thuộc với chúng ta nhưng là loại thực phẩm không tốt cho các em chó, vì trong những loại thực phẩm này có chất gây hại gan, rất ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của các cún yêu.
Mỡ và trứng gà sống
Những thực phẩm này dễ khiến cho chó mắc bệnh tiêu chảy, khó ăn dẫn đến tình trạng suy kiệt và bệnh nặng.
Không cho chó ăn hành tỏi
Dù được cung cấp vào bữa ăn cho các em chó dưới hình thức nào, thì tỏi và hành là những gia vị cần tránh trong khẩu phần ăn của các em ấy. Những gia vị này sẽ gây cho chúng mệt mỏi, uể oải, kém ăn, nôn mửa và khó thở, nặng hơn sẽ phá hủy các tế bào hồng cầu của chó và dẫn đến tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm.
Không cho chó ăn Sô cô la
Nếu thực phẩm đứng đầu trong bảng các thức ăn cần tránh cho các em chó thì đó là sô cô la. Vì trong sô cô la chứa hàm lượng chất theobromine cao có khả năng làm cho chúng bị nôn mửa, háo nước, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, co giật, run cơ, thậm chí là tử vong.
Đối với con người thì đã có những nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng sôcôla rất có lợi cho sức khỏe chúng ta, nhưng chúng lại có tác dụng ngược lại với loài chó, gây ngộ độc cho chúng.
Trong thành phần của sôcôla có chứa một loại chất hóa học gọi là “theobromine”. Đó là chất bột màu trắng được chiết xuất từ hạt cacao (nguyên liệu chế tạo chocolate), chất này cùng họ với caffein và cũng là một dạng chất kích thích. Nó tác động đến hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và làm tăng huyết áp.
Nếu cho chó ăn, chúng có thể bị hiếu động thái quá, tiêu chảy, gặp các vấn đề về tiêu hóa, nôn mửa, tiểu tiện nhiều lần, cơ bắp co giật, thở hổn hển hay lên cơn động kinh rất nguy hiểm.
Những em chó đáng yêu khỏe mạnh và là niềm vui của mỗi gia đình phần lớn cũng nhờ vào sự chăm sóc chu đáo, sự yêu thương chăm bẫm của chủ nhân. Vì vậy đảm bảo dinh dưỡng cho chúng, tránh những thức ăn có hại cũng như lựa chọn khẩu phần ăn hợp lý cho từng thể trạng và từng sở thích của các em chó là điều mà chủ nhân cần phải nắm rõ. Hãy trao cho những chú chó một mái nhà yêu thương, nơi mà chúng biết mình luôn thuộc về.
Khi Mang Thai Không Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Con?
Mang thai là thời điểm phải đặc biệt chú ý đến dinh dưỡng, ngoài bổ sung các thực phẩm có lợi, phụ nữ mang thai cũng cần tránh/hạn chế một số thực phẩm có hại. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần chú ý gì, khi mang thai không nên ăn gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Khi mang thai không nên ăn gì?Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số món ăn, thực phẩm phụ nữ mang thai cần hạn chế gồm:
MăngMăng tươi có chứa nhiều độc tố như glucozit sinh ra acid xyanhydric, khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày gặp chất chua sẽ bị thủy phân, giải phóng acid xyanhydric (HCN) gây ngộ độc, nôn mửa.
Vì thế, phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế chỉ nên ăn ở mức độ cực ít khoảng 200 – 300gr mỗi tháng. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cần giảm độc tố bằng các luộc sôi 2 – 3 lần, mở vung khi sôi sau đó mới chế biến thức ăn.
Các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân caoPhụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng một số loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao như cá thu, cá kiếm, cá mập… vì thủy nhân nhiễm trong cá có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.
Thực phẩm muối chuaCác loại thực phẩm được chế biến bằng cách muối chua như cà muối, dưa muối nên hạn chế vì chúng được chế biến bằng cách lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Tuy nhiên, nếu ăn trong những ngày đầu vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric khiến hàm lượng này tăng cao, độ pH giảm dần. Ở giai đoạn này, dưa sẽ có vị cay, nồng, hơi đắng và chứa nhiều nitrate có hại cho cơ thể.
Các loại rau sống, rau mầmCác chuyên gia cảnh báo, phụ nữ mang thai không nên ăn sống bất kì loại rau mầm nào kể cả giá đỗ. Vì vi khuẩn vẫn có thể tồn tại trong hạt giống trước khi cây mầm lớn lên, bạn nên nấu chín để tiêu diệt tất cả vi khuẩn có trên rau.
Ngoài ra, tất cả rau của đều phải rửa kỹ dưới vòi nước sạch để loại bỏ ký sinh trùng toxoplasma có thể sống trên rau và trái cây chưa rửa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần của thai nhi.
Các thực phẩm ăn nhanh như xúc xích, thịt nguội Sắn (khoai mì)Đây là món ăn vặt rất được các chị em yêu thích nhưng thực tế thực phẩm này lại chứa nhiều axit cyanhydric khi ăn có thể bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.
Các chất phụ giaPhụ gia, chất bảo quản có nhiều trong thực phẩm đặc biệt là thực phẩm đóng gói cũng cần hạn chế với phụ nữ mang thai. Một trong những phụ gia cần tránh là (bột ngọt) vì nó có thể gây rối loạn dạ dày, đau đầu.
Các thực phẩm gây nguy hiểmNhững thực phẩm sau đây đã được xác định gây nguy hiểm cho thai nhi gồm: Các loại củ quả mọc mầm; Sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; Cá, thịt, trứng còn sống; Thức ăn có mùi lạ, ôi thiu, mốc.
Ngoài các thực phẩm các mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng các loại rượu bia, cafein có trong cà phê. Các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai nên từ bỏ các thói quen ăn uống như ăn quá nhiều một món ăn dẫn đến tình trạng dư thừa, ngộ độc. Đến đây bạn đã có đáp án cho câu hỏi khi mang thai không nên ăn gì? Nhưng phụ nữ mang thai nên ăn gì bạn đã biết chưa?
Khi mang thai không nên ăn gì – chế độ dinh dưỡng chuẩnNgoài thắc mắc khi mang thai không nên ăn gì, các mẹ cũng nên đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bổ sung khác. Các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ mang thai cần bổ sung bao gồm:
Chất sắtSắt giúp tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu cho phụ nữ mang thai, làm giảm nguy cơ sảy thai. Vì nếu thiếu máy sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu. Bà bầu nên bổ sung ít nhất 15gr mỗi ngày. Các thực phẩm chứa nhiều sắt gồm thịt bò, hồng xiêm, tim , cật…
CanxiĐây là dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển hệ xương, hệ thần kinh của trẻ vì thế mẹ cũng nên bổ sung thường xuyên. Các thực phẩm chứa nhiều canxi gồm sữa, tôm, cua, trứng, cá, các loại đậu…
Acid folic (Vitamin B9)Đây là vitamin giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tật nứt đốt sống trong bào thai cần phải bổ sung. Vitamin này có trong rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc…
– Vitamin DVitamin này có trong sữa, trứng và ánh nắng mặt trời các thai phụ nên bổ sung để trẻ phát triển xương, mầm răng chắc khỏe.
Vitamin CVitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, tạo bánh nhau bền chắc. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung bằng các loại rau xanh, trái cây…
Mua Chó Con Làm Sao Để Không Bị Hớ?
Các giống chó “Collie” đẹp: Border Collie, Rough Collie hay mini Collie…thông minh, dễ huấn luyện, tình cảm, quấn chủ.
Các giống chó kéo xe: Samoyed, husky, alaska…bề ngoài ấn tượng, nghịch ngợm, hiền lành.
Các giống chó thuộc dòng Toy nhỏ như: Phốc, phốc sóc, poodle… nhỏ nhắn, dễ thương,…
Tất cả những giống chó này tạo nên cơn sốt mua chó con giống ngoai nhập trong cộng đồng người Việt Nam. Hầu như ai cũng muốn sở hữu ít nhất 1 con chó trong số những giống chó này.
Từ thời gian đầu mới rộ lên mốt chơi chó, rất nhiều người muốn mua nhưng không biết ai bán vì số lượng có hạn. Các từ khóa (keyword) như: bán chó, bán chó đẹp, mua chó đẹp, mua chó con ở đâu, mua chó con ở Hà Nội, chó con đẹp, mua cho o dau, web bán chó, trang web bán chó , web mua bán chó, các giống chó cảnh, chó cảnh đẹp, web bán chó cảnh, ban cho canh, mua cho canh, nuoi cho canh, bán chó cảnh hà nội, mua chó cảnh, mua chó cảnh ở hà nội, bán chó cảnh tại hà nội … là những từ khóa được người dùng tìm kiếm (search) trên google rất là nhiều.
Chính vì thế, để đáp ứng nhu cầu nhiều người muốn mua chó cảnh, đã có rất nhiều người đứng ra cho chó nhà mình sinh sản rồi bán chó con hoặc đứng ra nhận đặt mua chó từ các nước ngoài như: Thái Lan, Đức, Bỉ, Úc…. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người vì lợi ích kinh tế nên sang bên các chợ chó của Trung Quốc nhập về những con giống chất lượng kém, lai tạp và bệnh tật về bán. Rất nhiều người mua chó không biết đã phải vừa tốn số tiền lớn cả chục triệu, vừa tốn công chăm sóc và tổn thương cả tình thương yêu động vật khi mà mua con chó Tàu về chưa đến 1 tuần nó đã phát bệnh rồi chết.
Rất nhiều người sau khi mua chó con về bị chết đã có những ý nghĩ tiêu cực như: chó nước ngoài khó nuôi, dễ chết; hay giờ cứ ra mua chó là toàn bị chết.. nên ko dám nuôi chó nữa.
Để giúp các bạn tìm mua được những chú chó khỏe mạnh, đẹp đẽ, thông minh, lanh lợi; tránh bị kẻ xấu lừa đảo bán chó bệnh tật không ra gì, mình đã tổng hợp những điều cần lưu ý kinh nghiệm chọn mua chó cảnh sau đây:
1. Người bán chó là ai?
Trước khi mua chó, cần tham khảo bạn bè, các diễn đàn trên mạng và trên google thông qua số điện thoại, tên, nick chat, nick diễn đàn của người bán xem người ta có bị tai tiếng gì chưa, có uy tín hay không. Tránh mua chó ở những nơi “nổi tiếng” bán chó bệnh, ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh có chợ chó đường Lê Hồng Phong, các xe bán chó trước cổng trường cấp 2-3 Lê Quý Đôn …
Đến tận nơi gặp mặt người bán xem họ nhìn thế nào, bán ở nhà hay bán ở cửa hàng chó mèo.
2. Sức khỏe con chó đó thế nào?
Đến tận nhà xem tận mắt chó con và chó mẹ.
Đã có rất nhiều người mang chó con Trung Quốc về bán xong nói là chó đẻ ở Việt Nam, không nuôi được nên bán lại để tạo sự tin tưởng khi lừa bán cho khách. Người mua cần tỉnh táo trong trường hợp này. Hãy yêu cầu người bán cho xem hình của con chó đó lúc nó còn nhỏ hơn, hình chụp cùng chó mẹ và hỏi rõ đã mua con đó ở đâu.
Nhìn các biểu hiện bề ngoài của con chó con lúc đến xem như:
Có nhanh nhẹn, nghịch ngợm ko
Mắt có đỏ không, có gỉ mắt không (chó có gỉ mắt nhiều và mắt đỏ thì không nên mua)
Mũi có khô không, có nước mũi chảy ra không (mũi chó mà không thì không nên bắt lúc đó vì có thể nó đang sốt; mũi chó mà có dịch mũi chảy ra thì không nên mua)
Miệng của chó có nhiều nước bọt chảy ra không
Chó có bị ho, khạc không
Chó có bỏ ăn không
Chân cún chạy có run rẩy không, có bị khụy hay cong chân không
Bụng của cún có các chấm màu đỏ không, có mụn không
Chó có bị ỉa chảy không, lông sát lỗ đít có bị ướt, bị bết không. Nếu có thì tuyệt đối không mua hoặc không bắt lúc đó hẹn hôm khác đến xem sau.
Những biểu hiện này cần phải theo dõi ít nhất 30 phút đến 1 tiếng. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý để đến xem chó khi bạn có thể ở đó chơi được từng đó thời gian.
3. Chất lượng con chó đó ra sao?
Cũng là 1 giống chó nhưng sẽ có sự khác biệt giữa các con giống nên khi mua chó cần yêu cầu người chủ cho xem trực tiếp chó mẹ và hình hoặc video phối với chó bố. Nếu bố mẹ mà xấu thì nhiều khả năng sau này chó con lớn lên cũng không đẹp.
Ngoài những yếu tố về hình thể cơ bản, bạn có thể cân nhắc xem tinh thần con chó có vững hay không. Về cách kiểm tra tinh thần thì bạn dậm chân thình thịch phía trước chó con mà nó không hoảng sợ bỏ chạy là được.
Các giai đoạn phát triển của chó con bạn cần biết
Điều quan tâm với các bạn khi mua chó con là không biết mình mua giá này có hợp lý hay không? Loài chó A với loài chó B giá chênh lệch thế nào để mình còn quyết định mua theo túi tiền. Xin hãy xem qua bảng giá chó cảnh mà chúng tôi tổng hợp hàng tháng để có thêm kinh nghiệm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Cho Chó Con Ăn Để Chó Không Bị Còi Cọc trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!