Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Mắt Trẻ Sơ Sinh được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mắt trẻ sơ sinh còn yếu ớt và non nớt. Việc chăm sóc mắt trẻ sơ sinh cũng cần đúng cách với những lưu ý cần thiết để tránh gây bệnh cho bé.
Chào đời, do bị ép trong âm đạo, tiếp xúc với nước ối, mắt bé có thể bị sưng đỏ và chảy nước trong những ngày đầu. Tình trạng viêm kết mạc, nhiễm khuẩn có thể xảy ra nếu cha mẹ không chăm sóc cẩn thận.
Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).
Lậu cầu Neisseria gonorrhoea gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.
Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh.
Cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh đôi mắt còn rất mong manh và yếu ớt và đặc biệt rất nhạy cảm. Để giúp mắt trẻ phát triển một cách tốt nhất ba mẹ nên chú ý cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh
Cho trẻ đi khám định kỳ
Theo tài liệu của Hội Nhãn khoa Mỹ, phụ huynh nên chú ý khám mắt định kỳ cho trẻ sơ sinh. Đây là một điều quan trọng để sớm phát hiện các bệnh về mắt mà trẻ có thể gặp phải, từ đó có cách chữa trị kịp thời. Ngoài ra, phụ huynh cho bé bú đủ sữa mẹ, ngủ đủ giấc cũng là một cách bảo vệ mắt cho con.
Hạn chế ánh sáng phòng ngủ
Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong được thư giãn. Nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, đồng tử có thể sẽ co giãn và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.
Ban ngày bé ngủ phụ huynh cũng nên kéo rèm. Ngoài ra, đồ chơi treo ở phía trên hay cạnh giường cha mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi vị trí để bé có thể nhìn được ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu chỉ treo ở một phía cố định, lâu dài có thể làm cho mắt bé bị lác, giảm thị lực.
Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh và những lưu ý
Cẩn thận viêm kết mạc
Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt.
Đứng trước tình trạng này, nhiều người vội vã đổ lỗi cho bản thân đã không giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do gây ra triệu chứng này. Chứng nhiễm trùng sinh lý này phần nhiều là do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Chỉ cần vệ sinh đơn giản, 1, 2 ngày sau hiện tượng này sẽ hết.
Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị mắt dính ghèn gần 1 tuần. đặc biệt đổ ghèn mủ nặng, bạn nên đến bác sỹ khám. Lúc này, có thể bé đã bị viêm kết mạc.
Vệ sinh sạch mắt cho trẻ
Sử dụng nước muối sinh lý đẳng trương (tức 1 lít dung dịch nước muối chứa 9 g muối ăn) vệ sinh mũi là lựa chọn an toàn cho trẻ sơ sinh.
Đầu tiên, mẹ chuẩn bị khăn mềm, bông gòn vô trùng, nước ấm. Tiếp theo phụ huỵnh lấy bông gòn vô trùng với nước muối lau theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt, thực hiện khoảng 2 lần hoặc lau khi có gỉ xuất hiện. Cuối cùng, mẹ nhúng khăn trong nước ấm lau quanh toàn bộ mặt của bé.
Sau khi thực hiện xong, mẹ nên giặt khăn mặt phơi ngoài nắng, không dùng khăn vệ sinh các vùng cơ thể khác. Trước và sau khi vệ sinh, nhỏ mắt cho trẻ, phụ huynh cần rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Khi vệ sinh mắt, mẹ nên nhẹ để bé không cảm thấy đau. Trong trường hợp mắt có gỉ khô, chỉ cần nhỏ thêm nước muối và dùng bông gòn lấy nhẹ nhàng, không tì mạnh gây tổn thương cho trẻ.
Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh
Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ
Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý chuyên biệt cho vệ sinh mắt trẻ sơ sinh, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.
Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.
Bạn nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đừng quên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người. Đặc biệt mẹ cần phải lựa chọn nước muối sinh lý chuyên biệt cho trẻ, nên sử dụng loại đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo được các chuyên gia Nhi khuyên dùng.
Một số biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh
Khi cho trẻ đi ra ngoài nên đeo kính chống bụi, chống nắng để bảo vệ và tránh những tổn thương cho mắt trẻ từ các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời…..tác động vào sẽ làm giảm thị lực của trẻ.
Hãy xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ, bổ sung các thực phẩm, dinh dưỡng cần thiết và tốt cho mắt trẻ. Đặc biệt là cho trẻ ăn nhiều rau xanh, cá, thịt, trứng, sữa đậu nành, dầu mè, hoa quả các loại có lợi cho mắt…
Thêm vào đó, các mẹ cần phải cho trẻ ăn, ngủ đủ giấc, đúng thời gian quy định cũng là một cách bảo vệ mắt trẻ.
Ngoài ra, khi xảy ra thời điểm dịch đau mắt đỏ, chúng ta cần cách ly trẻ khỏi những người bị nhiễm bệnh kẻo nguy cơ trẻ bị lây bệnh là rất cao, vì nếu trẻ bị lây nhiễm thì sẽ gây những ảnh hưởng nhất định tới thị lực của trẻ sau này.
Hãy chủ động trong việc chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh, giúp con có được hành trang tốt nhất để bước vào cuộc sống.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Bs.Nguyễn Thị Thu Thủy
Chăm Sóc Cún Sơ Sinh
Trong vài tuần đầu đời, các hoạt động cơ bản bạn cần làm cho cún con là cho ăn, giữ ấm và giúp chúng phát triển những kỹ năng xã hội. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta đơn giản chỉ cần để cho chó mẹ cung cấp đủ những chăm sóc cần thiết cho các con của mình. Tuy nhiên, nếu cún con mà bạn chăm sóc bị tách rời khỏi mẹ hay chó mẹ không muốn chăm sóc con của nó hoặc không có đủ sữa, thì việc chăm sóc cún phụ thuộc hoàn toàn vào bạn.
Cách thức chăm sóc một cún con mới sinh
Sữa của chó mẹ sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho cún con trong thời gian bốn tuần đầu tiên sau khi ra đời. Bởi vậy, nếu bạn đang chăm sóc cho một chú cún xa mẹ hoặc đã mất mẹ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để được hướng dẫn đúng đắn về cách thức cho cún sơ sinh ăn bằng bình vì nếu bạn làm việc đó sai cách sẽ rất dễ gây ra nguy hiểm. Bạn nên cho cún con uống loại sữa dành cho chó. Cần chắc chắn là bạn sử dụng một loại sữa đặc biệt có thể dành cho cún, bởi sữa bò hay những sữa thay thế khác sẽ gây ra chứng tiêu chảy.
Cho chó con ăn bằng bình hoặc ống tiêm và cách vài tiếng một lần trong những tuần đầu.
Bao lâu thì nên cho cún con ăn một lần?
Thông thường, trong những tuần đầu tiên sau khi sinh ra, cứ khoảng 2 tiếng một lần, cún con cần được cho bú. Khi chúng phát triển và lớn hơn, khoảng cách giữa các cữ bú cũng tăng lên. Khi được khoảng 4 tuần tuổi, cún con bắt đầu chuyển dần từ chỉ bú sữa sang giai đoạn ăn thêm các thức ăn rắn hơn. Khi bắt đầu chuyển sang “ăn dặm”, bạn có thể ngâm đồ ăn thô của cún con trong nước ấm hoặc sữa rồi trộn cho tới khi thức ăn đặc như cháo. Có thể thực hiện chế độ ăn này vài lần một ngày. Dần dần, bạn giảm lượng sữa uống ngoài cho tới khi cún hoàn toàn ăn đồ ăn khô khi cún khoảng 7 – 8 tuần tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về lượng thức ăn hợp lý cho cún để được giúp đỡ lập một thời gian biểu bữa ăn lâu dài cho cún, phù hợp với nhu cầu phát triển của cún.
Chó sơ sinh có cân nặng bao nhiêu là hợp lý?
Trọng lượng trung bình của cún con phụ thuộc vào từng giống chó. Trong những tuần đầu tiên, cún con có thể sẽ tăng gấp 2 tới 3 lần cân nặng ban đầu. Nếu mỗi ngày tăng 10 – 15% trọng lượng mới sinh thì được coi là khỏe mạnh. Những chú chó con không tăng cân đủ trong giai đoạn đầu này sẽ khó sống hơn.
Tôi có nên nâng hay bế chó con không?
Bạn không nên cầm nắm cún con nhiều trong khoảng hai tuần đầu tiên và chú ý đừng làm chó mẹ khó chịu khi giữ cún con quá lâu. Tuy nhiên, nếu bạn phải tự chăm sóc cún thì việc bế cún nhiều là cần thiết để giữ cho chúng luôn ấm áp, sạch sẽ và cho chúng ăn trong hai tuần đầu.
Hãy chắc chắn rằng cún con luôn được giữ ấm trong thời gian này – có thể dùng một miếng đệm làm ấm có điều khiển hoặc chai nước ấm được bọc trong một chiếc khăn. Lúc cún ba tuần tuổi, cố gắng giữ chúng nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn vài lần mỗi ngày – đây là khoảng thời gian thị giác và thính giác của chó con đang phát triển, răng bắt đầu mọc và được xem như là quãng thời gian quan trọng cho cún hòa nhập với thế giới bên ngoài. Trước khi cún được khoảng 3 tuần tuổi, hãy chú ý đừng cho trẻ em bế giữ, cún khi không có người lớn để mắt tới.
Phương pháp để hướng dẫn cún con đi vệ sinh
Trong vài tuần tuổi đầu tiên, cún con không thể tự mình điều khiển việc đi vệ sinh. Theo bản năng, chó mẹ sẽ liếm chó con để kích thích chúng bài tiết. Nhưng nếu bạn đang nuôi một chú chó con mà không còn mẹ, bạn sẽ phải làm điều này để giúp cún và may mắn là bạn có thể dùng tay thay vì dùng lưỡi như chó mẹ. Nhúng một chiếc khăn mềm hoặc một miếng gạc trong nước ấm, rồi nhẹ nhàng chà xát vùng hậu môn và tiết niệu sau khi ăn. Sự ấm áp, mềm mại cùng những chuyển động sẽ giống hệt tác động chó mẹ gây ra. Đây là điều quan trọng bạn phải làm, do đó cần có bác sĩ thú y tư vấn cho bạn những phương pháp để thúc đẩy cún con tự mình bài tiết. Cún con sẽ bắt đầu tự chủ trong việc này khi chúng khoảng 3 – 4 tuần tuổi.
Khi nào chó con nên được đưa tới bác sĩ thú y để kiểm tra lần đầu tiên?
Giả sử tất các cún con đều khỏe mạnh, hầu hết các bác sĩ thú y khuyên rằng chúng vẫn cần được kiểm tra lần đầu tiên vào lúc 6 tuần tuổi. Tẩy giun và khám lâm sàng có thể thực hiện từ khi chúng còn rất nhỏ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để sắp xếp kế hoạch y tế dự phòng cho chó con của bạn. Tuy nhiên, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức, nếu cún có biểu hiện gì bất thường trong những triệu chứng sau đây:
• Tỏ ra chán ăn
• Chậm tăng cân
• Nôn mửa
• Tiêu chảy
• Khó thở
• Ho/thở khò khè
• Khóc liên tục
• Lợi nhạt màu
• Mắt sưng lên hoặc có rỉ mắt
• Chảy nước mũi
• Không đi tiểu, đi ngoài
Trẻ Sơ Sinh Ra Nhiều Gỉ Mắt: Bình Thường Và Bất Thường.
by Nguyễn Phương903 Views
Ghèn, gỉ mắt là sự kết hợp của chất nhờn, dầu, tế bào da và các mảnh bụi khác tích tụ trong các góc của mắt.
Mắt của con người luôn được phủ bởi màng nước mắt 3 lớp để giúp mắt hoạt động tốt. Lớp ngoài cùng được tạo thành bởi một chất nhờn gọi là meibum vốn được tạo nên từ các axit béo và cholesterol.
Bình thường nó trong suốt nhưng khi nhiệt độ giảm xuống, nó sẽ cô đặc lại, tích tụ cùng với những thành phần khác trong mắt Nó thường là khô hoặc là một chất dịch nhày màu đục.
Nó hay xuất hiện sau khi thức dậy là vì ban đêm, nhiệt độ hạ xuống, mắt luôn nhắm, lượng meibum được tiết ra nhiều khi ngủ.
Trẻ sơ sinh ngủ khá nhiều nên có nhiều gỉ mắt, ghèn mắt là điều bình thường.
Trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt là bình thường?
Nếu trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt, ghèn mắt cùng với những dấu hiệu sau thì được coi là bình thường:
Xảy ra vào những tuần đầu sau sinh.
Chảy nhiều nước mắt.
Mí mắt có thể dính với nhau bởi ghèn, gỉ.
Mí mắt có thể hơi sưng lên, ửng đỏ.
Mắt không bị đỏ hoặc sưng.
Hiện tượng này được gọi là tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, là do ống dẫn nước mắt (nasolacrimal) bị tắc nghẽn khiến cho phần nước mắt, chất nhờn và các thành phần khác không được thải đi.
Đây là một hiện tượng rất phổ biến và không có gì đáng lo lắng. Sau một thời gian nó sẽ dần biến mất và không để lại biến chứng gì.
Trường hợp này trẻ chỉ cần được lau, vệ sinh mỗi ngày hoặc xoa bóp nhẹ nhàng vùng ống dẫn nước mắt để giúp trẻ dễ nhìn hơn, nhanh chóng hết bị tắc và phòng tránh nhiễm trùng.
Nếu sau vài tháng trẻ vẫn bị tắc, phương pháp thông tuyến lệ (trong bệnh viện) sẽ được áp dụng. Cách này khá hiệu quả, nhanh gọn và khá an toàn. Sau 1 ngày là trẻ có thể xuất viện và mắt trở lại bình thường.
Trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt là bất thường?
Cũng nhiều trường hợp có nhiều gỉ mắt, ghèn mắt ở trẻ sơ sinh là do một số nguyên nhân đáng lo hơn như:
Rối loạn chức năng các tuyến meibomian làm cho mắt bị khô, từ đó bề mặt mắt không được bôi trơn dễ bị kích thích và viêm. Khô mắt càng kích thích mắt tiết ra nhiều nước mắt hơn.
Viêm kết mạc: mắt bị kích thích và sưng đỏ lên do ngứa hoặc dị ứng.
Viêm kết mạc do virut: phổ biến nhất là virus simplex hoặc herpes, bệnh này rất dễ lây.
Viêm kết mạc (viêm giác mạc) do vi khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng.
Viêm bờ mi: một loại rối loạn mãn tính của mí mắt.
Lên lẹo: bị gây ra bởi một nang lông mi bị nhiễm bệnh, làm tắc tuyến meibomian.
Là do một vật thể lạ bị bay vào trong mắt như bụi bẩn, mảnh vụn gì đó, chất hóa học,…chúng sẽ kích ứng mắt là mắt tiết ra nhiều nước mắt hơn, từ đó trẻ có nhiều gỉ, ghèn mắt.
Trường hợp nặng xảy ra là xuất huyết mạc, tức là chảy máu trong mắt kèm theo mủ; lúc này trẻ phải được cấp cứu ngay lập tức.
Được gây ra bởi nhiễm trùng mắt hoặc chấn thương mắt không được điều trị, tình hình kéo dài càng trở nên nghiêm trọng hơn. Rủi ro tệ nhất là trẻ có thể bị mất thị lực hoàn toàn.
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Nếu trẻ có những dấu hiệu sau, rất có thể bé bị nhiễm trùng hoặc tổn thương mắt, bạn cần cho bé đi khám để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị:
Mắt bị ngứa, sưng, đỏ.
Gỉ, ghèn mắt hoặc nhiều chất nhầy màu vàng, xanh lá cây.
Mắt nhắm tịt, khó mở mắt.
Có mủ chảy ra.
Đau mắt.
Có vết xước, chảy máu ở mắt.
Ngoài ra bạn cũng lưu ý, lau mắt cho bé thường xuyên, rửa tay mẹ và bé, dùng thuốc nhỏ mắt, không chạm tay trực tiếp vào mắt bé để tránh lây lan (nhiễm trùng).
Trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt, ghèn mắt có thể bình thường hoặc không. Để phòng tránh nguy cơ mắt trẻ bị tổn thương, bạn hãy chú ý vệ sinh cho bé thường xuyên, nếu thấy có bất kì dấu hiệu đáng lo nào, hãy gặp bác sĩ sớm, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Các Kỹ Thuật Để Chăm Sóc Chó Sơ Sinh
Các Kỹ Thuật Để Chăm Sóc Chó Sơ Sinh
Không ít các trường hợp không may mắn hiện nay đã dẫn đến hoàn cảnh 1 số bé không được chăm sóc bởi mẹ – ví dụ như là mẹ phải mổ đẻ, bị bẫy trộm, mẹ ko nuôi vì cảnh giác nguy hiểm, hay mẹ chết trong lúc sinh, bị bắt đem bán…
Kỹ thuật nuôi chó con đang bú sữa
Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con bắt đầu phải chịu đựng điều kiện sống tương đối khắc nghiệt như : nhiệt độ, ôn độ, ẩm độ và điều kiện dinh dưỡng hoàn toàn mới lạ và việc bú sữa mẹ, cơ quan tiêu hóa chính thức hoạt động.
Việc nuôi dưỡng chó con tuân theo một số giai đoạn với những biện pháp kỹ thuật hết sức khoa học, nhằm hướng tới đích là : chó khỏe mạnh, phát triển tốt.
Nuôi chó con đúng khoa học là tạo cho con chó có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi với hoàn cảnh sống Việt Nam, chó luôn cảnh giác với người lạ, khứu giác, thính giác phải nhạy, cũng cần dạy cho chó “vâng lời”.
Muốn có đàn chó con khỏe mạnh cần chú ý đến chất lượng chó bố và chó mẹ. Khi chó mẹ mang thai và cả khi nó nuôi con đều phải được nuôi dưỡng đầy đủ, chú ý chất đạm, khoáng và vitamin.
Chó con mới sinh ra chưa thích nghi với điều kiện sống mới, nên phải quan tâm đầy đủ tới chúng như : đệm lót phải sạch, khô, đảm bảo nhiệt độ ấm thường xuyên (nếu nhiệt độ thích hợp, chó con tản đều, ngủ tốt, nếu quá lạnh chúng chụm vào nhau, quá nóng chúng phân tán nhiều hơn, tỏ ra khó chịu). Chú ý, khi khí hậu thời tiết thay đổi bất thường (mưa bão đột ngột).
Chó con mới sinh ra phải cho bú sữa mẹ, nhất thiết phải được bú sữa đầu (vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật). Khi mới sinh chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại chó con chuyển động rất khó khăn, mọi hoạt động của chó con lúc này nhờ bản năng như : tìm vú mẹ và bú mút, chó mẹ cũng tạo thuận lợi cho chó con bú sữa. Nếu chó mẹ vụng về (tức là bản năng không phát triển) người chủ chó phải đưa sát mõm chó con vào đầu vú mẹ, lúc này cần theo dõi hành vi của chó mẹ và sự bú mút của chó con, nếu có gì không bình thường cần mời bác sĩ thú y.
Sau khi chó con ra đời được 1 ngày phải theo dõi chúng hoạt động có bình thường không, đồng thời kiểm tra các ngón thừa. Thường sau 3 – 4 ngày người ta phải cắt ngón thừa cho gọn. Mỗi ổ chó sinh ra thường nuôi từ 4 – 7 con tùy khả năng và sự tiết sữa của chó mẹ, từ ngày thứ 3 – 10 cần cắt phần nhọn ở hai chân trước của chó con (đề phòng chúng cào rách vú mẹ) đến ngày thứ 20 cắt lại một lần nữa.
Cần cho chó mẹ ăn đủ chất, chú ý đủ chất đạm (protit, khoáng và vitamin nhóm A, nhóm B). Trong thời kỳ đầu nuôi chó con chủ yếu bằng sữa chó mẹ, và từ ngày thứ 5 trở đi có thể cho chó con ăn thêm sữa bò.
Việc cho chó con ăn theo một khẩu phần hợp lý có ý nghĩa lớn đến sự phát triển của chó sau này. Khi mới sinh chó được bú sữa mẹ tương đối đủ (nếu được bú no đủ, chó ngủ tốt) nếu thiếu sữa chó cựa quậy đòi ăn.
Sau khi đẻ được 5 – 10 ngày cho chó con ăn thêm sữa hâm nóng, lúc đầu bú bằng vú cao su, về sau rót sữa ra đĩa và dúi mõm chó con vào đĩa có sữa để chó con tự liếm sữa cho quen dần cách “tợp” sữa. Hàng ngày cho mỗi chó con ăn thêm 100 – 200 ml sữa đến khi chó được 120 ngày tuổi.
Chó con được 15 ngày tuổi, cho ăn thêm cháo sữa, có thịt băm (khoảng 20 gam thịt nạc), mỗi ngày cho ăn 1 – 2 bữa.
Từ tuần tuổi thứ ba (21 ngày tuổi) cho chó con ăn thêm cháo gạo ninh nhừ, trộn thịt nạc băm, mỗi ngày cho chó ăn 2 bữa. Từ 30 ngày tuổi trở đi, lượng thịt tăng lên từ 20 – 50 gam cho mỗi ngày.
Cũng từ ngày tuổi thứ 30 trở đi cho ăn thêm khoai tây, rau xanh, lượng rau và khoai tây tăng dần, tăng lượng vitamin.
– Các loại vitamin A và D thường được quan tâm hơn cả, và được bổ sung bằng dầu gan cá thu. – Các chất khoáng đa lượng và vi lượng rất cần thiết cho quá trình tạo khung xương và tham gia nhiều quá trình trao đổi chất.
– Chó con dưới 120 ngày tuổi, mỗi ngày cho ăn 5 bữa, từ 4 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho ăn 4 bữa, từ 6 tháng trở lên mỗi ngày cho ăn 3 bữa hoặc 2 bữa, lượng thức ăn được tăng dần theo mức độ phát triển của cơ thể chó con. Cần quan tâm đến độ choán dạ dày chó con.
Chó con từ 30 – 60 ngày tuổi mỗi bữa cho ăn từ 100 – 200 ml thức ăn, từ 2 – 4 tháng tuổi mỗi bữa cho ăn từ 0,2 – 0,3 lít. Từ 6 – 11 tháng tuổi mỗi bữa cho ăn 0,4 lít hỗn hợp thức ăn (tùy chó lớn hay bé mà điều chỉnh dung tích thức ăn).
Theo dõi tình hình phát triển bình thường của chó con theo một trình tự như sau : chó con sinh ra được 5 – 8 ngày, khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển, đến 11 – 16 ngày thính giác đã hoạt động bình thường. Từ ngày thứ 11 – 15 (tùy theo số lượng chó con sinh ra) khe mắt bắt đầu mở. Từ ngày thứ 20 – 25 răng sữa bắt đầu mọc. Trong khoảng từ 8 – 10 ngày (kể từ khi mọc răng) răng cửa, răng nanh mọc xong. Khi chó con được 60 ngày tuổi răng sữa cơ bản mọc xong. Nếu răng mọc chậm, chứng tỏ sự nuôi dưỡng không đầy đủ và sự phát triển của chó con là kém.
Cân trọng lượng để đánh giá tình trạng phát triển và sức khỏe của chó con.
Chó xù Nhật Bản nuôi ở Việt Nam bình quân trọng lượng khi mới sinh dao động trong khoảng 0,1 – 0,5 kg. Trong 10 ngày đầu mỗi ngày cân một lần, từ 30 ngày trở đi cách một ngày cân một lần. Sau đó cách 5 ngày cân một lần. Kết quả mỗi lần cân đều ghi cẩn thận vào sổ đăng ký. Căn cứ vào bảng ghi ta đánh giá tình trạng phát triển của chó con, và dựa vào qui luật sau đây để đánh giá.
Nếu nuôi dưỡng đầy đủ, khi 30 ngày tuổi một số chó có thể nặng 1 – 1,2 kg.
Theo một số chuyên gia nuôi chó cho biết tốc độ chó con tăng nhanh 60 – 180 ngày tuổi, độ dài tứ chi tăng từ 2,5 – 3 lần, lúc này xương ống ngừng phát triển, lồng ngực vẫn phát triển, độ dài đốt các ngón, chiều cao vây tạm ổn định.
Mức tăng trọng của chó so với sơ sinh :
8 – 9 ngày tuổi : Tăng gấp 2 lần
18 ngày : Tăng 3,5 – 4 lần
25 ngày : Tăng 5 – 6 lần
30 ngày : Tăng 6 -7 lần
45 ngày : Tăng 10 – 11 lần
Tốc độ lớn mãnh liệt nhất của chó diễn ra trước khi nó được 6 tháng tuổi. Chiều cao vây tăng từ 87,5 – 108% khi chó được 120 ngày tuổi, và từ 120 – 180 ngày tuổi chỉ tăng thêm 3,5 – 7%, từ 180 – 210 ngày tuổi tăng 7,1 – 8,3%, từ 6 – 11 – 12 tháng tuổi, chó lớn lên rất ít, hầu như ngừng lại, tuy vậy mãi cho tới khi chó được 2,5 tuổi mới ngừng lớn.
Từ đặc điểm sinh lý này của chó, giúp ta nuôi dưỡng chó một cách hợp lý. Việc chăm sóc nuôi dưỡng chó con từ khi mới sinh cho đến khi chó được 210 ngày tuổi có tính chất quyết định trong nghề nuôi chó.
Cũng trong thời kỳ này việc cho ăn thức ăn bổ sung giàu chất khoáng và vitamin cực kỳ cần thiết. Các chất khoáng, vitamin có nhiều trong thịt nạc, trứng, sữa, gan. Trong 100 gam sữa tươi có 120 mg canxi, 95 mg phốt pho, 14 mg magiê, 0,1 mg sắt và 34 mg lưu huỳnh. Hàm lượng sắt trong sữa là thấp nhất. Trong khi đó đậu tương có 11,0 mg sắt, gan lợn 12,0 mg, gan bò 10,0 mg vì vậy vấn đề bổ sung sắt cho chó con bằng con đường dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tạo máu. Chó con mới sinh cần phải được bú sữa đầu. Vì trong sữa đầu có các kháng thể giúp chó con chống đỡ với một số bệnh truyền nhiễm. Hàm lượng kháng thể này giảm dần, đến khi 2 tháng tuổi hầu như không còn. Vì vậy kể từ lúc này người ta đã phải gây miễn dịch chủ động cho chó.
Bác sĩ thú y Võ Hải ST
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Mắt Trẻ Sơ Sinh trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!