Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Giống Chó Mặt Nhăn Đơn Giản được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giữ vệ sinhTrên khuôn mặt chú chó sở hữu nhiều nếp nhăn, cho nên chủ nhân cần đảm bảo vệ sinh và giữ luôn khô ráo. Hãy sử dụng khăn em bé hoặc khăn chuyên dùng trong thú y để lau cho chú chó.Bạn có thể dùng bông gòn để thấm khô nếp nhăn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm men. Khăn lau sát trùng VetOne KetoHex rất an toàn cho các nếp gấp trên mặt chó, tuy nhiên hạn chế cho chúng tiếp xúc với mắt.
Chăm sóc da cho chó
Thông thường, chủ nuôi nên vệ sinh các nếp gấp ở da chó 2 ngày/lần.Nếu da trong nếp gấp quá khô thì khả năng da bị rạn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Hãy sử dụng các khoáng chất từ thực vật kết hợp giọt dầu dưỡng da để thoa vào các nếp gấp trên bề mặt chúng. Đây là khoáng chất quan trọng giúp cấu tạo da và nuôi dưỡng da.
– Dùng dầu gội dịu nhẹ và chuyên dùng trong thú y, đặc biệt dành cho chó. Những dầu gội không gây kích ứng da hoặc gây ngứa cho thú cưng.
– Dùng miếng bọt biển tắm cho chó. Miếng bọt biển giúp phân phối dầu gội đều trên toàn cơ thể của chú chó. Ngoài ra, nó còn giúp làm sạch các khu vực bên trong, bên ngoài các nếp nhăn trên khuôn mặt chó. Hãy bảo quản miếng bọt biển nơi khô ráo, tránh xa tầm tay của trẻ em, không để miếng bọt biển ẩm ướt quá lâu dễ sinh ra vi khuẩn.
– Lau khô bằng khăn bông nhẹ nhàng, chú ý đến các nếp gấp ở da mặt chúng. Dùng khăn giấy lau nhẹ các nếp nhăn sẽ kỹ càng hơn so với chiếc khăn tắm bình thường. Sử dụng những khăn tắm có thiết kế siêu thấm cũng rất có ích đối với thú nuôi. Hạn chế tối đa độ ẩm trên nếp gấp, tránh trường hợp ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Chó Mặt Nhăn Shar Pei Lông Gấu Giá Bao Nhiêu, Cách Nuôi, Chăm Sóc
Giống chó Shar Pei được mệnh danh là chú chó “nhăn nhất thế giới” nhưng lại cực kỳ đáng yêu. Chinese Shar-Pei có cùng tổ tiên với giống chó Chow Chow rất nổi tiếng.
Hiện nay Chinese Shar-Pei không những được ưa chuộng trên thế giới mà cũng đang trở thành thú cưng của rất nhiều gia đình ở Việt Nam bởi nét ngộ nghĩnh và vô cùng đáng yêu của chúng.
Shar Pei được cho là loài chó xuất hiện sớm nhất vào thời Hán ở Trung Quốc
Shar Pei (âm Hán Việt là Sa Bì, còn có cách gọi khác là Shaphia). Giống chó này đã được phát hiện từ mấy trăm năm về trước ở Huyện Nam Hải, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Nếu như một xem ghi chép về Shar Pei ngày xưa thì dường như chúng đã có lịch sử khoảng 2000 năm ở Bắc Bộ Trung Quốc cùng khu vực Tây Tạng.
Từ những bức tranh ở thời nhà Hán để lại, người ta có phát hiện ra có hình vẽ một loài chó rất giống với chó Shar Pei.
Hơn nữa, chúng còn được tìm thấy trong những bức tượng đất khám phá được trong mộ đời nhà Hán. Tượng đất đuôi cuộn, chân ngắn, đầu hình dạng vuông.
Vì vậy có thể nhận định rằng loài Shar Pei đã có mặt từ 206 – TCN 220.
Tổ tiên của chúng từ xa xưa thì nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực. Nhưng giống chó chọi có tên là Đại Lịch vào khoảng mấy trăm năm trước chính là tổ tiên gần nhất của Shar Pei.
Tại thời điểm đó, rất nhiều dân làng cá cược bằng chó chọi. Không chỉ vậy, hải tặc và thủy thủ ở gần đấy cũng giết thời gian bằng cách này.
Chó Shar Pei mang phong thái của vương giả
Ở loài chó Shar Pei, chúng ta thấy được sự thông minh, uy thế. Khuôn mặt trầm tĩnh, nghiêm nghị. Lại cả sự điềm đạm và xa cách đối với người lạ. Nhìn qua nhiều người sẽ nghĩ chúng hơi ngốc nghếch.
Nhưng trên thực tế chúng lại có khả năng chiến đấu độc lập, mạnh mẽ.
Có không ít người cho rằng muốn nuôi chó Shar Pei phải cẩn thận. Vì chúng được xếp vào loại chó chọi. Có điều trong thực tế, loài chó này rất ngoan ngoãn đáng yêu.
Lại rất ỷ lại đối với người nhà. Nhưng không đồng nghĩa là bản tính kiên cường của chúng bị mất đi.
Đối với người nhà là thế, nhưng đối với kẻ địch thì sự dũng cảm cứng cỏi là vũ khí mạnh của chúng. Bất kể đối phương có mạnh mẽ bao nhiêu, chúng cũng sẽ không lùi bước.
Thậm chí có hy sinh mạng sống cũng không hề thoái lui. Tuyệt đối không thể coi thường chỉ vì vẻ bề ngoài.
Shar Pei rất thích hợp để nuôi trong nhà trọ hay nội trong nhà riêng. Bởi vì tính cách của chúng không ưa hoạt động. Chúng thường thích nằm tại ổ của mình để nhắm mắt nghỉ ngơi.
Loài chó này cho người ta cảm giác lúc nào nó cũng u buồn, ủ dột. Điều này là do ảnh hưởng bởi lớp thịt nhăn nheo.
Thường ngày thực chất Shar Pei rất hoạt bát ưa được chiều chuộng. Thái độ của chúng đối với người nhà và người lạ khác biệt một cách rõ ràng.
Đặc điểm hình thể gốc của chó Shar Pei
Chó Shar Pei vốn dĩ được chia làm 2 loại hình. Đó là chó Shar Pei truyền thống (mõm xương) và giống chó có thịt hỗn độn (mõm thịt).
Hầu như mọi người đều nhầm loại hình mõm thịt mới là giống Shar Pei thuần chủng của Trung Quốc. Nhưng trên thực tế chúng khác nhau.
Shar Pei truyền thống của Trung Quốc thân hình nhẹ nhàng linh hoạt. Miệng phẳng và cứng cáp, không có phần thịt dư thừa nào. Còn loại hình mõm thịt thì che kín đầu là những lớp da nhăn nheo.
Khuôn miệng da thịt trĩu nặng xuống, cơ thể nặng nề. Nhìn tựa như một con hà mã.
Giống chó Shar Pei truyền thống vốn dĩ được dùng làm chó chọi vào 1920. Từ 1945, chúng được đưa sang Ma Cao, rồi lại dẫn đến Hong Kong.
Năm 1969, do nhu cầu thiết yếu cho các hoạt động chọi chó chúng được đưa đến Hong Kong. Chúng đã bị lẫn vào với chó Võ Sĩ, chó Bò Anh, chó Ngao Bò cho nên đã biến thành hình dạng mõm thịt.
Sau này chúng thay thế cho giống chó truyền thống đưa tới nước Mĩ với cái tên “chó Shar Pei Trung Quốc”.
Giống chó này đã từng suýt chút nữa bị tuyệt chủng. Vào 1947 thuế chó của chính phủ Trung Quốc tăng mạnh, những người nuôi chó không kiếm được lời. Theo đó mà đã từ bỏ việc nhân giống loài chó này.
Chân trước thẳng, độ dài ở mức trung bình. Chân trước da dẻ không có nếp nhăn. Phía chân sau vạm vỡ cường tráng, không uốn cong quá mức. Từ bắp chân sau thẳng xuống vuông góc với mặt đất. Đùi và trong đùi nếu có da dày hay quá nhăn thì cũng không nên chọn.
Về phần đuôi, đuôi Shar Pei vừa thô vừa tròn, nhọn dần về sau. Đuôi nằm ở vị trí khá cao, đây là đặc điểm riêng biệt của chúng. Đuôi có thể uốn cong và dựng thẳng lên rất cao.
Thậm chí còn uốn thành vòng tròn lên trên lưng. Không có đuôi hoặc đuôi cụt thì sẽ không được ưa chuộng.
Dáng đi của giống chó Shar Pei khá tự do, thăng bằng và hơi xu hướng đổ về trước. Lúc tốc độ tăng lên thì lòng bàn chân khi chạm đất có xu hướng đưa vào giữa người. Dáng chạy mà nâng cao chân thì cũng không được nhiều người yêu thích.
Chính sách bảo vệ chó Shar Pei
Mãi đến gần năm 1970 mới có những người quan tâm và mong muốn cứu vớt lấy chúng. Họ đã thành lập “Câu Lạc Bộ chó Sa Bì Trung Quốc” nhằm bảo tồn giống chó quý hiếm này.
Trong thời điểm mà Hong Kong ra chính sách yêu cầu các hộ dân giảm thiểu việc nuôi chó. Thì ở Mĩ, có người đã giương lên lời cầu “Cứu lấy chó Shar Pei Trung Quốc”. Việc này đã gây xôn xao, khiến mọi người dần hứng thú với giống chó này.
Vào mùa thu năm 1973, họ đã đưa một số lượng chó Shar Pei có hạn vào Mĩ. Sau đó, có một nhóm người quyết định thành lập Câu Lạc Bộ chó Shar Pei toàn cầu.
Cứ thế hàng năm, họ tổ chức những buổi biểu diễn chuyên nghiệp. Từ đấy mà có thể lưu giữ lại được loài chó Shar Pei.
Đánh giá chung về loài chó Shar Pei.
Loài Shar Pei giống đực nặng khoảng 16-29 kg, giống cái nặng khoảng 18-25 kg. Về chiều cao, thông thường chúng cao khoảng 46-56 cm. Chó Shar Pei cỡ nhỏ cao khoảng 38 – 45 cm.
Đầu của chúng tựa như đầu một con Hà Mã, miệng tựa như cái mái ngói. Đôi mắt hình tam giác, lưỡi màu xanh nhạt. Chó Shar Pei từ nhỏ da đã nhăn nheo, cơ thể xinh xắn.
Đầu chúng trông lớn hơn là thân, mũi đen, khuôn mặt càng nếp nhăn sâu thì càng tốt. Lông ngắn mà cứng cáp, giống như lớp lông trên bàn chải đánh răng.
Bề ngoài có vẻ u buồn, như thể lúc nào cũng hận đời. Nhưng tính tình rất phóng khoáng, hoạt bát lại hóm hỉnh. Chúng thuộc nhóm ăn tạp, có thể ăn bất cứ thứ gì mà bạn cho. Nên cũng rất dễ cho ăn.
Da mặt trùng xuống và nhăn nhúm có thể khiến nhiều người ái ngại về mặt thẩm mỹ, nhưng có một số lại khá yêu thích điểm đó ở chúng.
Nhất là giống chó Shar Pei lông gấu nổi tiếng, cả người và mặt đầy lông. Trên mặt nhăn nhúm và gương mặt u buồn già dặn thế mà lại đáng yêu như một “tiểu vương gia”.
Cách nuôi chó shar pei cũng khá đơn giản để chúng có thể phát triển tốt cũng như huấn luyện chó ngay khi chúng còn nhỏ để đảm bảo chúng trở nên ngoan ngoãn và biết nghe lời chủ đúng từng trường hợp cụ thể.
Đối với chế độ dinh dưỡng thì giống như đã nói trên, chó Shar pei rất ham ăn nên chúng trở nên dễ nuôi. Tuy nhiên bạn cần hạn chế để tránh nguy cơ bị bệnh béo phì ở chúng.
Việc vệ sinh cơ thể cũng không kém phần quan trọng, bạn nên vệ sinh cho chó Shar pei hằng ngày để đảm bảo chúng được sạch bởi bộ da nhăn nheo của chúng có thể giơ bẩn bởi thời tiết nóng bức.
Vậy nên chó Shar pei thường bị vấn đề về sức khoẻ như viêm da, dị ứng hay các vấn đề về sương bởi cơ thể nặng nề của chúng.
Chó Shar pei cũng cần có một không gian dống rộng rãi và thoải mái. Tính hiếu động của chó Shar pei cần được thường xuyên vận động như đi dạo hay chạy bộ để thoải mái tinh thần và hạn chế khả năng béo phì của chúng.
Thời kì giao phối tốt nhất của chó Shar Pei là thời điểm động dục lần thứ 2. Thời điểm động dục lần đầu chỉ có thể gọi là trưởng thành. Không có hoàn toàn phát dục. Lần động dục thứ hai sẽ rất tốt cho bản thân chúng và con cái.
Chu kỳ mang thai của giống chó Shar Pei thường khoảng 55-65 ngày. Trong thời điểm đó, cả trạng thái hình thể lẫn tính cách sẽ có nhiều sự biến đổi.
Sau khi chó Shar Pei mang thai được một tháng, bụng sẽ to lên một cách rõ ràng. Đầu vú co dãn, cũng có màu hồng phấn, đầu vú cũng có vẻ nhô lên. Sau 30 ngày mang thai, nếu chủ nhân khám bằng cách sờ nắn ở ngoài bụng sẽ cảm giác được thai nhi.
Huấn luyện Shar Pei như thế nào?
Khi chó Shar Pei vô ý thức sủa, thì chủ nhân phải biết cách ngăn lại kịp thời. Nếu như chúng không nghe lời, có thể phạt cảnh cáo bằng cách đập nhẹ vào trán chúng. Để có thể tạm thời ngăn chúng không gây ồn ào.
Chủ nuôi cần phải biết cách huấn luyện Shar Pei hợp lý và bài bản
Trông cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cần cho chúng hoạt động xung quanh để quen thuộc hoàn cảnh. Ví dụ như, bạn có thể cho chúng nghe tiếng còi xe xung quanh. Cho chúng nghe tiếng mở cửa quen thuộc, tiếng TV. Để chúng có thể tiếp nhận được những trạng thái khác nhau.
Nhờ như vậy Shar Pei có thể nhanh nhạy phân biệt mọi tình huống, bình tĩnh đối diện mọi thứ. Tránh việc chúng tùy ý sủa bậy.
Không chỉ thế, ăn uống ngủ nghỉ cố định, đi ra ngoài hay đứng thẳng. Những điều này cũng cần phải huấn luyện. Hơn nữa còn phải huấn luyện theo nhiều phương thức khác nhau.
Người nuôi phải luôn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để có thể huấn luyện chúng.
Giá Bán Chó Chinese Shar-pei Ở Việt Nam
Không thể lý giải được vì có rất ít cửa hàng bán chó Shar-pei nên giống chó này hiếm hay vì giống hiếm nên ít có cửa hàng bán giống chó này ở Việt Nam, chỉ biết rằng nhiều người nói họ sẽ không nuôi giống chó này do nó khó nuôi, tuổi thọ ngắn (8-10 năm), da lại nhăn nheo và lông thì ngắn khiến cho bề ngoài của Shar-pei không thật sự đáng yêu.
Số lượng Shar-pei sinh trong nước rất hiếm, người muốn mua Shar-pei chủ yếu phải liên hệ các cửa hàng để nhập Shar-pei về Việt Nam.
Có 2 nguồn nhập chó Shar-pei chính là nhập từ Mỹ và nhập từ Trung Quốc hoặc Thái Lan). Đa phần người ta nhập Shar-pei từ Trung Quốc để giảm gánh nặng về giá và lại dễ vận chuyển hơn.
Giá chó Shar-pei ở Việt Nam hiện khoảng 10 – 14 triệu đồng/ em.
Mua Bán Chó Shar Pei (Sa bì) ở đâu tại TPHCM, HN, Việt Nam
Thông minh, ngoan ngoãn. Vẻ u buồn như ông cụ non cất giấu một tâm hồn tinh nghịch. Còn ngần ngại gì mà không ẵm một em Shar Pei về?
6 Thủ Thuật Đơn Giản Để Chăm Sóc Chó Bắc Kinh
5
/
5
(
3
bình chọn
)
Chó Bắc Kinh được sinh ra với hệ gen ổn định nên gần như những bé rất khỏe mạnh và hiếm khi mắc bệnh.
Tuy nhiên để đảm bảo mang đến những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các bé, bạn nên chú ý đến việc chăm sóc hơn.
Môi Trường Sống Của Chó Bắc Kinh
Dù đã quen sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới cho nên khá phù hợp khi nuôi ở Việt Nam tuy nhiên chúng lại không chịu được khí hậu lạnh cho nên vào mùa đông cần chuẩn bị cho chúng một chỗ ở ấm áp, giữ ấm đầy đủ để tránh mắc các bệnh về hô hấp.
Là giống chó nhỏ nhắn lại không ưa hoạt động nhiều nên chó Bắc Kinh thích hợp nuôi trong các căn hộ hay chung cư nhỏ.
Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng nên dành thời gian dắt chúng đi dạo và vận động để giữ được cơ thể cân đối.
Cách Chăm Sóc Lông Chó Bắc Kinh
Giống chó Bắc Kinh sở hữu bộ lông kép dày và dài, vì thế bạn cần dành thời gian để chăm sóc lông cho chúng.
Vào những thời điểm giao mùa, chúng rụng rất nhiều lông, mỗi tuần nên tắm cho chó 1 – 2 lần với loại sữa tắm chuyên biệt, nên cắt tỉa lông đều đặn khoảng 3 – 4 tháng/ lần để chúng được mát mẻ hơn vào mùa hè và tiện lợi khi hoạt động.
Thêm vào đó cần thường xuyên chải chuốt bộ lông cho chúng bằng lược chải lông dành riêng cho chó mèo để bộ lông luôn mềm mượt, không bị xù, rối.
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Chó Bắc kinh
Chó Bắc kinh khá kén ăn vì vậy câu hỏi Chó bắc kinh ăn gì để chúng đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng.
Khi chó Bắc kinh con vừa hết bú mẹ khoảng từ 1-2 tháng tuổi chúng ta nên cho nó ăn cháo nhuyễn xen kẽ là các thức ăn khô ngâm mềm.
Chia nhiều bữa nhỏ cho chó ăn 4-5 bữa, trong ngày, đồng thời thường xuyên cho chó uống thêm sữa ấm nữa.
Khi chó Bắc kinh bước sang giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi, khẩu phần ăn của chó được thêm nhiều hơn và ngoài ra chúng ta cần bổ sung thêm các loại thịt, xương ống to dài, rau cũ quả.
Mỗi khẩu phần ăn cần cung cấp đầy đủ lượng chất cần thiết để cho chó phát triển khỏe mạnh nhất.
Thức ăn hằng ngày không được quá khô, hơi ấm và đặc biệt không cho chúng ăn cá có nhiều xương nhỏ sẽ rất nguy hiểm cho chó con.
Khi chó được từ 6 tháng tuổi trở lên, mỗi ngày cho chó ăn khoảng 3 bữa. Khẩu phần ăn hằng ngày của chó cũng cần phải tăng lên và thay đổi liên tục, trong mỗi khẩu phần ăn cần cung cấp các thực phẩm có nhiều protein, đạm, canxi và rau củ quả… đồng thời thỉnh thoảng cho chó ăn thêm trứng lộn, cút lộn.
Chó Bắc Kinh Thích Ăn Gì
Dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn chăm sóc cá bé Bắc Kinh. tùy vào độ tuổi của các bé mà bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý. Cụ thể như sau:
Với những bé được 1 đến 2 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bắt đầu tách mẹ nên việc chăm sóc cá bé chó Bắc Kinh lai cần phải chú ý rất nhiều.
Mỗi ngày, bạn nên nấu cháo xay thịt chó cá bé ăn và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Trung bình một ngày bé nên được cho ăn từ 4 đến 6 bữa. Mỗi bữa không nên chó bé ăn quá nhiều vì dễ khiến bé bị trớ.
Giai đoạn từ 3 đến 7 tháng: Đây là giai đoạn các bé chó hoàn thiện và phát triển toàn diện. Vì vậy khi mua chó Nhật lai,bạn nên hỏi kỹ về chế độ dinh dưỡng trong khoảng thời gian này.
Theo đó, các bé cho lai nên được ăn nhiều thịt, nội tạng động vật kết hợp rau rau củ để có đủ chất, đủ năng lượng cho sự phát triển.
Giai đoạn trên 7 tháng: Lúc này, về cơ bản các bé Nhật lai Bắc Kinh đã bước sang tuổi trưởng thành.
Thực đơn bữa ăn vẫn giữ nguyên như thời kỳ phát triển, nhưng giảm xuống còn 2 đến 3 bữa cho một một. Nếu bạn cho ăn quá nhiều thì các bé cưng rất dễ mắc bệnh béo phì đấy!
Cách Vệ Sinh Cho Chó Bắc kinh
Chó Bắc kinh có bộ lông rất đẹp, lông dày rậm và dài, tuy nhiên lông rụng khá nhiều, vì vậy chúng ta cần chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc bộ lông cho chó.
Nên lựa chọn các dầu tắm phù hợp với bộ lông của chúng và tắm cho chó 1 tuần lần, nếu thời tiết lạnh thì tắm 2 tuần 1 lần.
Bộ lông của chó Bắc kinh nên được cắt tỉa thường xuyên, tháng nên cắt tỉa 1 lần, thường xuyên chải lông cho chú chó để loại bỏ lông chết và lông rụng.
Nếu chú chó gặp các vấn đề về lông hay da thì bạn hãy dùng các loại lá cây như lá bưởi, chè xanh nấu lấy nước vừa ấm để tắm cho chó thay dầu tắm.
Ngoài ra, sau khi tắm cho chó bằng dầu tắm, thì hãy vắt một quả chanh lấy nước cốt chanh xoa lên lông của chú chó và xả lại bằng nước sạch, điều đó giúp cho bộ lông của chú chó tơi hơn và sạch sẽ hơn.
Bệnh Thường Gặp Ở Chó Bắc Kinh
Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho cún cưng của mình, bạn nên chưa chúng đến trạm thú y để được tiêm chủng, tẩy giun sán, khám sức khỏe định kỳ đầy đủ.
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Poodle Mang Thai Đơn Giản Và Hiệu Quả
Chăm sóc chó Poodle mang thai hẳn là việc khiến những chủ nuôi quan tâm nhiều nhất, nhất là với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu Poodle có mang thai thì siêu âm thai cũng khó có thể phát hiện trong 45 ngày đầu tiên. Vì vậy, người nuôi cần có kiến thức cơ bản để nhận biết liệu chú chó Poodle nhà mình có đang mang thai hay không. Đồng thời, bạn cũng nên điều chỉnh cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Nếu bạn chưa nuôi Poodle
1. Dấu hiệu chó Poodle mang thai
Thời điểm mang thai
Đầu tiên, chó Poodle cái có thể mang thai khi:
✓ Bất cứ lúc nào sau cơn động đực đầu tiên (kể cả khi tuổi của chó còn nhỏ)
✓ Ở mọi lứa tuổi miễn là cơ thể chúng vẫn còn xuất hiện những cơn động đực thì vẫn có khả năng mang thai.
✓ Nếu chủ nuôi chưa đưa chó đi triệt sản.
Như Fonti đã đề cập, sóng siêu âm hoặc tia X-quang sẽ không thể phát hiện được chó Poodle mang thai trong 30-45 ngày đầu thai kỳ. Vậy nên, người nuôi phải chú ý quan sát các dấu hiệu sau:
Dấu hiệu mang thai
✓ Bụng của chó mở rộng ra khá nhanh và rở nên cứng hơn kể từ tuần thứ 2. Đến tuần thứ 4, bụng sưng to rõ rệt. Để đảm bảo chính xác, bạn nên đo vòng bụng chó kể từ ngày có dấu hiệu động đực.
✓ Các tuyến vú của chó phát triển và lớn hơn.
✓ Một số núm vú nhỏ sát với da mà bình thường bạn không nhìn thấy xuất hiện.
✓ Chó thường xuyên liếm lông và vệ sinh cơ thể sạch sẽ hơn.
✓Chó bắt đầu có hành vi “làm tổ”
Thông thường khi mang thai, chó sẽ có xu hướng thu thập đồ chơi và những đồ dùng khác từ khắp nhà, thể hiện bản năng làm mẹ. Chó cũng có thể kéo gối, mền và các vật liệu mềm khác đến một góc yên tĩnh của căn phòng để xây một cái “tổ”.
✓ Chó thèm ăn và ăn nhiều hơn mức bình thường.
Sau khi kiểm tra đầy đủ những dấu hiệu trên thì bạn có thể kết luận sơ bộ rằng chó đang mang thai hay không. Tuy nhiên, chủ nuôi nên mang chó đến khám tại bệnh viện thú y để có kết quả chính xác nhất.
Bác sĩ và phòng khám sẽ hướng dẫn bạn cụ thể. Tuy nhiên, kết quả mang thai sẽ được thể hiện qua một vài phương pháp như:
✓ Kết quả xét nghiệm máu có thể dùng để thử thai. Và đáng tin cậy nhất vào ngày thứ 30.
✓ Siêu âm có thể lấy nhịp tim thai vào ngày thứ 28.
✓ Nên cho Poodle chụp X-quang để xác định chính xác có bao nhiêu thai nhi đang phát triển. Điều này giúp bạn sẽ chủ động trong quá trình chăm sóc hơn. Lưu ý, chỉ siêu âm sau ngày thứ 45 bởi vì đây là thời điểm xương của chó con có đủ độ vôi hóa để phản ứng khi chiếu tia X-quang, hình ảnh phim chụp nhận được rõ nét.
2. Chăm sóc chó Poodle mang thai
Chó Poodle có tính cách khá năng động và thường xuyên chạy nhảy, đùa giỡn. Khi có thai, chủ nuôi nên hạn chế những hoạt động mạnh để tránh trường hợp hư thai. Khi mang thai, chó Poodle ăn và ngủ nhiều hơn bình thường, cơ thể tăng cân nhanh. Vì vậy, chủ nuôi tuyệt đối không được để tình trạng kéo dài. Chó dễ bị thừa cân và béo phì.
Chó được coi là khỏe mạnh khi tăng từ 25 – 30% trọng lượng tại thời điểm sinh con. Ví dụ, một chú Standard Poodle nặng 25kg sẽ tăng từ 6 – 7,5kg khi mang thai. Nếu chó tăng cân quá 30% trọng lượng cơ thể bình thường thì rấ có thể chúng mắc bệnh béo phì.
Vì vậy, việc tập thể dục hàng ngày với cường độ vừa phải nên được duy trì trong suốt thai kỳ để tránh tình trạng này. Cụ thể, chủ nuôi nên dắt chó đi bộ một vòng công viên mỗi ngày. Việc này giúp Poodle duy trì khối lượng cơ bắp. Đồng thời kích thích hệ tiêu hóa và tuần hoàn máu của chó mẹ. Hơn nữa, cơ thể của chúng được duy trì ở trạng thái tốt nhất để chuẩn bị cho việc chuyển dạ.
Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle mang thai
Chó mẹ sẽ tăng cân vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 và đến tuần thứ 5. Đồng thời, nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng gần gấp đôi. Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ tốt hơn cho chó Poodle mang thai hơn là một bữa ăn tạp. Một quả trứng một lần hoặc hai miếng phô mai, sữa dê mỗi ngày sẽ bổ sung nhanh chóng protein, canxi và các chất dinh dưỡng cho chó mẹ và thai nhi.
Để tránh tình trạng béo phì do ăn quá mức trong thai kỳ, chủ nuôi cần biết đâu là cân nặng phù hợp của chó Poodle mang thai. Chó được coi là khỏe mạnh sẽ tăng từ 25 – 30% trọng lượng lý tưởng của con chó vào lúc nó sinh con. Ví dụ, một con Toy Poodle nặng 3,5kg sẽ tăng từ 1 – 1,1 kg khi mang thai. Một con Standard Poodle nặng 25kg sẽ tăng từ 6 – 7,5kg khi mang thai.
Không nên được cung cấp thêm canxi thông qua thực phẩm bổ sung. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho tình trạng sức khỏe của Poodle mẹ. Cụ thể là tình trạng giảm nồng độ canxi trong máu có thể xảy ra khi chó chuyển dạ.
Không khí trong nhà cũng cần được thoáng đãng, tạo cảm giác thoải mái hết mức có thể. Chó mẹ rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng. Có thể gây tác động xấu đến quá trình phát triển thai nhi.
Không thể phủ nhận việc chó Poodle mang thai là một nhiệm vụ khó khăn đối với bất cứ chủ nuôi nào. Nhưng sẽ đơn giản hơn nếu bạn nắm chắc những kiến thức cơ bản về: thời gian, dấu hiệu mang thai và một vài chú ý về chế độ dinh dưỡng. Dòng Toy và Miniature Poodle có nhiều khả năng phải sinh mổ hơn Standard Poodle. Tuy nhiên, trung bình khoảng 98% việc sinh nở sẽ diễn ra tốt đẹp nên bạn đừng quá lo lắng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Giống Chó Mặt Nhăn Đơn Giản trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!