Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Chó Ngao Pháp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó Ngao Pháp hay còn được biết đến với cái tên Dogue de Bordeaux. Đây là loài chó có kích thước lớn đến từ Pháp. Đã có thời gian giống chó này gần như bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, dưới sự giúp đỡ của các cơ quản bảo vệ, đã thành công trong việc duy trì giống chó này cho đến ngày nay.
1. Nét đặc biệt của chó Ngao PhápSuýt tuyệt chủng vào thế kỷ XX do nạn săn bắt tràn lan, nhưng nhờ thực hiện chính xác và kịp thời chính sách nhân giống, nên loài chó này vẫn còn tồn tại.
Mặc dù có ngoại hình to lớn, đầy cơ bắp nhưng tính cách của những chú chó Ngao này lại rất nhẹ nhàng. Điểm đặc biệt của loài chó này là sự trung thành tuyệt đối, đây là điểm đáng quý để chọn loại chó này là “người bảo vệ” gia đình.
Ngoại hình chó Ngao Pháp vô cùng to lớn
Giống chó Ngao Pháp này có chiều cao trung bình từ khoảng 70cm và trong lượng từ 55 – 65 kg. Tùy mỗi chú chó sẽ có màu lông khác nhau, nhưng phổ biến là lông ngắn với màu lông nâu vàng nhạt đến đỏ sẫm, đôi khi có những mảng nhỏ màu trắng. Tuổi thọ của chúng có thể kéo dài đến 5 – 8 năm.
Chó Ngao Pháp chính xác là loài chó “to đầu” theo đúng nghĩa đen bởi đầu chúng rất lớn, có mõm ngắn nhưng chiếm đến ⅓ diện tích đầu.
Nét ngộ nghĩnh đến từ gương mặt có nhiều nếp nhăn. Đôi tai cụp đặc trưng cùng lỗ mũi to và hếch. Mi mắt và phần mũi thường có màu đỏ hoặc đen, phân biệt với phần lông ở những bộ phận khác.
Xương to, chân khá thẳng. Đuôi to và thuôn dài về phía cuối.
Tính cách đáng yêu của Ngao Pháp
Tính cách dịu dàng và lòng trung thành tuyệt đối: Loài chó này khá an toàn, có thể chơi với trẻ em. Chúng luôn yêu thương và thường hay chơi đùa trong gia đình. Thói quen hay đi theo chủ nhân và sẽ rất “hờn dỗi” nếu bị bỏ rơi một mình.
Tính cách bảo vệ và “đúng giờ”: Bạn có thể xem chú chó Ngao Pháp như một chiếc đồng hồ báo thức vì khả năng định giờ khá tốt. Chúng có tính bảo vệ rất tốt, một phần do thân hình vạm vỡ của những chú chó này. Tuy nhiên, chúng rất hiếm khi tự tiện tấn công người khác, chỉ khi nhận lệnh của chủ nhân chúng mà thôi.
Chó Ngao Pháp cứng đầu và rất khó “đào tạo”: Chúng không hề thích sống cùng với những loài chó khác, bạn cần chú ý điều này khi chọn nuôi. Nếu muốn huấn luyện, bạn nên tập từ nhỏ vì chó Ngao Pháp học khá chậm và rất khó “đào tạo”.
2. Cách chăm sóc chó Ngao PhápTương tự như những giống chó khác, chó Ngao Pháp cũng có những yêu cầu riêng khi chăm sóc chúng.
Nên chải lông 1 lần/tuần. Mức độ rụng lông của loài chó này ở mức trung bình.
Vệ sinh da, móng chân: Chúng có thói quen liếm và chảy nước dãi lên ghế sofa hoặc bất kỳ nơi nào chúng nghỉ ngơi. Bạn nên chuẩn bị chỗ ở cho chúng thoải mái và tập thói quen để chúng không rơi nước dãi tùy tiện vì khá mất vệ sinh. Đồng thời cũng cần giữ vệ sinh phần nếp nhăn trên mặt và cổ vì những bộ phận này rất dễ kích ứng và nhiễm trùng. Chúng có thể tắm 1 lần/năm. Móng chân của chó Ngao này có thể mòn tự nhiên, tuy nhiên cũng cần kiểm tra định kỳ.
Chế độ vận động: Ngược với kích thước lớn, chúng lại ít sử dụng năng lượng. Chính vì thế nên cần để loài chó này vận động để tránh dư thừa năng lượng. Bạn có thể kết hợp với các bài tập như: đi bộ dài, đi bộ ngắn. Cần chú ý là không nên vận động quá sức sẽ gây tổn thương chân và hệ hô hấp.
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng cũng cần được chú trọng: Chó ngao pháp ăn từ 4 – 7 chén thức ăn khô mỗi ngày và nên chia thành 2 buổi/ngày. Không nên để chúng quá đói, ăn quá nhanh hay ăn uống một lượng lớn thức ăn cùng lúc. Vì điều này có thể dẫn đến việc đầy hơi và gây khó chịu. Sau khi ăn không được vận động mạnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Sử dụng nguồn nước sạch và thường xuyên vệ sinh bát ăn. Cần chú ý đến những thực phẩm dễ gây dị ứng như lúa mì.
Bạn nên theo dõi cân nặng và chiều cao của loài chó này thường xuyên và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý.
3. Các bệnh thường gặp ở Ngao PhápMột điểm đặc biệt là giống chó Ngao to lớn lại có cuộc sống ngắn hơn so với các loài chó nhỏ.
Những căn bệnh thường gặp là các bệnh về tim, động mạch chủ hoặc chết vì ung thư.
Một phần khác là chứng bệnh sình bụng do bị tắc nghẽn khi ruột bị xoắn, cần đưa đi cấp cứu khi gặp tình trạng trên.
Rất hiếm xảy ra nhưng vẫn có trường hợp gặp phải là các căn bệnh cuộn mí mắt hay bệnh di truyền như loạn sản xương hông, loạn sản khuỷu,…
Để hạn chế các tình trạng trên, cần giữ chế độ vận động và ăn uống hợp lý, không để vận động quá nhiều hoặc quá sớm và khám sức khoẻ định kỳ tại các phòng khám thú y.
4. Mua bán chó Ngao Pháp ngoài thị trườngNhìn chung, giá chó Ngao Pháp khá cao, kể cả trên thế giới hay ở Việt Nam. Giá chó ngao pháp cũng phụ thuộc vào mức độ thuần chủng, độ tuổi hay ngoại hình như các giống chó khác. Đối với những con chó Ngao Pháp cỡ nhỏ có giá tầm 3000 USD. Riêng đối với chó ngao pháp thuần chủng, con số có thể tăng đến 5000 USD.
Chó Ngao Pháp vẫn còn là một cái tên tương đối lạ lẫm với người việt Nam, một phần vì kích thước to của chúng. Vậy còn bạn thì sao? Bạn có yêu thích giố
Chăm Sóc Chó Ngao Tạng
Chăm sóc chó Ngao Tạng
Chó Ngao Tây Tạng là con chó đồng hành, nên cho sống trong nhà nhưng nhà phải có sân rộng với rào dậu chắc chắn để nó chạy nhảy. Cái sân bé teo là không đủ đáp ứng nhu cầu của nó đâu. Bộ lông rậm của nó không phù hợp để sống ở nơi có khí hậu nóng ẩm, dù nó có thể chịu đựng được khí hậu nóng khô. Nếu gặp lúc trời nóng, nó cần chỗ có bóng râm và nước mát nếu nó phải ở bên ngoài.
Chó Ngao Tây Tạng đòi hỏi thời gian tập luyện hàng ngày khoảng 20-30 phút bằng cách chơi đuà trên sân hay độ nửa giờ đi bộ. Nó cũng thích có con chó khác chơi cùng, tốt nhất là một con to gần bằng nó. Chó Ngao Tây Tạng con lớn rất nhanh so với những giống chó khác nhưng sự phát triển thể chất của nó chỉ hoàn tất khi nó được hơn một tuổi. Để hạn chế các chấn thương về xương khớp, nên hạn chế việc tập luyện tự do trên sân và tránh đi bộ xa cho tới khi bé cún của bạn được đầy năm.
Huấn luyện chó Ngao Tây Tạng
Bắt đầu tiến hành dạy dỗ cậu cún Ngao Tạng ngay từ ngày đầu bắt cậu về nhà. Chúng rất thông minh và học rất nhanh nhưng bản chất độc lập và cứng đầu của nó đòi hỏi việc huấn luyện vâng lời mà được thực hiện một cách cứng rắn và khuôn mẫu quá thì khó mà mong đạt kết quả tốt được. Cần kiên nhẫn, kiên quyết và nhất quán để phát triển sự ràng buộc mạnh mẽ nhất giữa bạn với con chó Ngao Tây Tạng của bạn. Hãy luôn cố tìm các hành vi đáng được tưởng thưởng của nó thay vì tìm lỗi vi phạm để trừng phạt nó.
Việc dạy dỗ thường xuyên và những tương tác xã hội sẽ giúp củng cố việc bạn & chó Ngao Tây Tạng của bạn có thể chung sống hạnh phúc với nhau. Một con chó Ngao Tây Tạng buồn chán hay cô đơn sẽ phá phách và làm ồn hơn bạn tưởng nhiều. Để chó Ngao Tây Tạng ở trong nhà rất dễ nhưng cũng cần có một một cái cũi để hỗ trợ việc dạy dỗ và phòng ngừa cu cậu nhai phải thứ gì đó mà cậu không được phép hay cậu lại gây ra trò ma gì khi bạn không rảnh mà để mắt tới cậu. Cái cũi cũng là nơi an toàn để cậu ta ẩn náu khi thấy mệt mỏi hay căng thẳng. Nhưng nhốt vào cũi không bao giờ được sử dụng như một hình phạt đâu đấy!
Huấn luyệnchó Ngao Tây Tạng
Huấn luyện đi với dây dắt rất quan trọng, đặc biệt là khi con Ngao Tạng của bạn đạt tới tầm ngoài 70kg hay hơn nữa nên nó có thể lôi bạn theo nó tới nơi nó muốn. Chó Ngao Tây Tạng không bao giờ được đi nếu không có dây dắt và có một sợi dây dắt tốt sẽ rất thói quen rất cần thiết cho cả cơ bắp lẫn niềm vui của bạn đấy.
Hội nhập xã hội là yêu cầu bắt buộc đối với giống này. Không chỉ vì sự vượt trội quá mức của nó so với các giống chó khác mà còn vì xu hướng bảo vệ thái quá ngôi nhà và gia đình của nó. Lớp học hội nhập xã hội dành cho cún con là sự khởi đầu rất tốt nhưng quá trình hội nhập xã hội không dừng lại ở đó.
Dẫn nó vào các cửa hàng cửa hiệu có cho đem chó vào, đi công viên và tham gia các sự kiện khác nhau; mời nhiều người khác nhau đến chơi nhà vào các dịp khác nhau sẽ làm cho con chó Ngao Tây Tạng của bạn làm quen với việc có người khác bước vào cơ ngơi của bạn (và là lãnh thổ của nó). Với phương pháp dạy dỗ thích hợp, nhất quán và cho hội nhập xã hội, con chó Ngao Tây Tạng của bạn sẽ trở thành thành viên tuyệt vời trong gia đình, có thể canh gác, bảo vệ và yêu thương bạn vô điều kiện.
Kỹ thuật nuôi khác
Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Chó Ngao Tây Tạng
Lịch sử ra đời và nguồn gốc xuất xứ của chó Ngao Tây Tạng Lịch sử ra đời
Chó Ngao Tây Tạng xuất hiện từ rất lâu rồi. Không có mốc thời gian cụ thể cho sự ra đời của giống chó này nhưng người ta ước tính vào khoảng 5000-6000 năm trước tại vùng cao nguyên Tây Tạng – Trung Quốc. Chó Ngao Tây Tạng khi ấy với tính cách hung dữ + sức mạnh vượt trội có thể hạ gục cả hổ báo và sư tử. Chúng được người dân Tây Tạng yêu quý và coi như linh vật huyền thoại đại diện cho sức mạnh.
Ngao Tây Tạng là giống chó duy nhất đến nay chưa bị lai tạp với bất kỳ giống chó nào. Chúng vẫn giữ được nguồn gen nguyên thủy nên ngoại hình khổng lồ và bản tính hung dữ không khác gì so với tổ tiên. Giống chó này chủ yếu được người cao nguyên Tây Tạng nuôi để canh gác gia súc. Đồng thời, bảo vệ cuộc sống của người du mục nơi đây khỏi những con thú nguy hiểm như: chó sói, hổ, báo, sư tử, …
Khoảng 1500 năm trước, chó Ngao Tây Tạng được phân chia thành 2 loại như sau:
Do-Khyi: loại chó này có kích thước vừa phải nhưng tính cách cực kỳ hung hãn và hiếu chiến. Chúng sống cùng người dân và được nuôi với nhiệm vụ canh gác nhà cửa, bảo vệ đàn gia súc khỏi thú rừng.
Tsang-Khyi: chó Ngao Tây Tạng loại này có kích thước khổng lồ (nặng nhất có thể lên đến 110kg). Tính cách hiền hơn so với Do-Khyi nên chủ yếu được sử dụng để canh gác đền chùa và bảo vệ cho tu sĩ Phật giáo và các vị Lạt Ma nơi đây.
Nguồn gốc xuất xứChó Ngao Tây Tạng có nguồn gốc xuất xứ từ vùng cao nguyên Tây Tạng – Trung Quốc, thuộc dãy núi Himalaya, cao hơn 8000m so với mực nước biển. Giống chó này được coi là tổ tiên của các giống chó Ngao trên Thế Giới hiện nay.
Giống chó khổng lồ này không hề được Thế Giới biết đến cho tới năm 1847, khi chú Ngao Tây Tạng đầu tiên được đưa đến Châu Âu như một món quà bởi chúa Hardinge – phó vương Ấn Độ gửi tới nữ hoàng Anh. Ngay lập tức, chúng khiến người Châu Âu choáng ngợp vì tầm vóc quá to lớn. Bản lĩnh và sức mạnh vượt xa giống chó vĩ đại của Châu Âu thời bấy giờ là Great Dance.
Năm 1874, thêm 2 chú chó Ngao Tây Tạng được nhập khẩu vào Anh bởi hoàng tử Edward. Bắt đầu thời kỳ thịnh vượng của giống chó này tại Châu Âu. Khi chiến tranh Thế Giới I và II diễn ra, chó Ngao Tây Tạng gần như tuyệt chủng tại Châu Âu. Mãi đến năm 1976, chúng mới được nhập khẩu và nhân giống phổ biến trở lại. Độ nổi tiếng của Ngao Tây Tạng đã lan rộng tới các nước Châu Mỹ như: Hoa Kỳ và Canada.
Ngày nay, sức hút của Ngao Tây Tạng là không bàn cãi. Có người sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ đồng để nhập khẩu chúng về. Tuy nhiên, giá thành đắt đỏ + sự nổi tiếng cũng dẫn đến việc chúng bị lai tạp và thương mại hóa đi quá nhiều. Những chú Ngao Tây Tạng thuần chủng tinh khiết chỉ còn được tìm thấy ở các đền chùa vùng cao nguyên Tây Tạng.
Đặc điểm hình dáng chó Ngao Tây Tạng Chiều cao, cân nặngNgao Tây Tạng được coi là mãnh khuyển khổng lồ, là giống chó to lớn nhất Thế giới khi chiều cao, cân nặng max từng được ghi nhận lên tới 110kg và 1.2m (vượt xa so với dòng Alaska Giant).
Tuy nhiên, đối với một chú Ngao Tây Tạng trưởng thành, kích cỡ thường nằm trong khoảng sau:
Chiều cao: 70-80cm (tính từ chân đến bả vai).
Cân nặng: 60-90 kg.
Thân hìnhChó Ngao Tây Tạng sở hữu thân hình mạnh mẽ và cân đối. Các phần cơ ngực, vai, hông và đùi phát triển săn chắc, thường ẩn dưới lớp lông xù. Kích thước khổng lồ chỉ xuất hiện ở những chú Ngao Tây Tạng được nuôi dưỡng tại vùng cao nguyên lạnh giá. Còn ở những nơi nắng nóng như Việt Nam, giống chó này rất khó phát triển đến kích thước tối thiểu chứ đừng nói đến khổng lồ.
Chó Ngao Tây Tạng có bốn chân to lớn, được ví như 4 bàn trụ vững chãi, cắm chặt xuống đất. Bạn không thể ép di chuyển nếu chúng không muốn. Một khi đã chạy, Ngao Tây Tạng có thể đạt tốc độ tối đa vượt xa chó sói, được những nhà thám hiểm phương Tây miêu tả trong sách là: “to hơn chó sói, mạnh hơn hổ báo và nhanh hơn hươu nai”.
Đuôi chó Ngao Tây Tạng to, dài, thường buông thõng khi đứng yên và cong ngược về phía lưng khi di chuyển. Lông đuôi bông xù nhưng mềm mượt.
Phần đầuChó Ngao Tây Tạng sở hữu cái đầu lớn với khuôn mặt xệ, rất lạnh lùng và lì lợm. Phần mõm dài và vuông vức với một cái miệng rộng. Hàm răng sắc nhọn + lực cắn lớn, chó Ngao Tây Tạng có thể giết chết bất kỳ con thú nào chỉ bằng một nhát cắt. Nhát cắn sẽ để lại vết thương sâu và rộng, con thú sẽ chết dần vì mất máu.
Ngao Tây Tạng sở hữu đôi mắt nhỏ, sắc bén, hơi xếch một chút. Màu mắt đa phần là màu đen hoặc nâu – đen. Đôi tai to, dài, rủ xuống hai bên má. Nhìn chung, khuôn mặt chó Ngao khá dễ thương lúc bình thường. Nhưng khi nhe răng, gầm gừ tức giận, trông chúng như một con quái thú khổng lồ.
Bộ lôngĐặc điểm nổi bật nhất trên người chó Ngao Tây Tạng chính là bộ lông. Bộ lông bông xù như tấm áo giáp giúp chúng tránh được những tổn thương bên trong. Lông chúng siêu dày, có hai lớp, bao phủ toàn bộ cơ thể. Lớp lông trong ngắn và mềm, cấu tạo như lông cừu. Lớp lông ngoài dài và cứng hơn, đặc biệt bông xù. Bộ lông giúp chó Ngao Tây Tạng chống chịu với thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt vùng cao nguyên dãy núi Himalaya.
Màu lông giống chó này không đa dạng lắm. Thường chỉ xoay quanh mấy màu cơ bản như: đen, nâu, vàng, nâu đỏ, cam, xám, đen – nâu, đen – vàng. Lông phần cổ dày, dài và bông xù hơn so với lông phần thân. Kết cấu trông giống hệt bờm sư tử, cực kỳ oai phong và dũng mãnh.
Đặc điểm tính cách của chó Ngao Tây Tạng Giống chó trung thànhTính cách nổi bật nhất của giống chó này chính là lòng trung thành tuyệt đối. Chúng chỉ tôn thờ một người chủ duy nhất, chính là người đã chăm sóc và nuôi dạy chúng từ bé. Ngao Tây Tạng sẵn sàng lao vào chiến đấu, không ngại hy sinh thân mình nếu thấy chủ gặp nguy hiểm. Đó là lý do tại sao, người du mục vùng cao nguyên Tây Tạng lại ưa chuộng dùng chúng cho mục đích bảo vệ như thế.
Với tính cách trung thành, chó Ngao Tây Tạng chỉ nghe lời chủ nhân của mình. Bất kỳ người lạ nào cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công của chúng. Bạn tuyệt đối không nên nhận nuôi chó Ngao Tây Tạng trưởng thành, sẽ rất nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh.
Giống chó hung dữ và nguy hiểmChó Ngao Tây Tạng được coi là “chúa tể của thảo nguyên”. Bản năng hung dữ và tốc độ linh hoạt có thể sánh ngang với hổ báo, sư tử. Chúng cùng Pitbull dẫn đầu trong top 10 những giống chó nguy hiểm nhất hành tinh, con người cần phải cảnh giác khi nuôi.
Đã từng có trường hợp một con chó ngao Tây Tạng đánh nhau và cắn chết 37 con chó sói để bảo vệ đàn gia súc cho chủ. Sức mạnh kinh khủng cùng bản tính hung dữ sẽ trở thành mối hiểm họa cho những ai không biết cách nuôi dạy. Dù bị rọ mõm nhưng chó ngao Tây Tạng vẫn có thể dùng móng vuốt và thân hình của mình gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Đã có hàng trăm vụ chó ngao Tây Tạng cắn chết người, tại Việt Nam cũng có một trường hợp. Nhưng dường như, nó không đủ sức răn đe khi con người vẫn tiếp tục chọn nuôi giống chó này chỉ để chứng minh bản lĩnh và độ ngầu. Họ không lường trước được những nguy hiểm nếu không nuôi dạy đúng cách.
Giống chó ương bướng nhưng rất cảnh giácChó Ngao Tây Tạng có bản năng hoang dã cao. Chúng rất ương bướng và khó bảo, thích làm theo ý mình. Bạn cần kiên nhẫn và chịu đựng trong quá trình huấn luyện dù đã nuôi dạy chúng từ nhỏ. Ngoài ra, khi chưa quản lý được giống chó này, bạn tuyệt đối không cho chúng đến những nơi đông người như: công viên hay khu vui chơi.
Chó Ngao Tây Tạng có tính cảnh giác cao độ. Đôi khi hơi thái quá. Chúng cảnh giác với tất cả mọi người trừ chủ. Ban đêm, chúng thường sủa nhiều và dai dẳng khi nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Nếu ngao Tây Tạng được nuôi cùng giống chó khác, chúng sẽ tạo ra những cuộc hỗn chiến để tranh giành lãnh thổ. Giống chó này không thích cuộc sống bầy đàn, đông đúc.
Chó Ngao Tây Tạng được nuôi dạy và huấn luyện tốt có thể sống hiền lành, thân thiện và hòa hợp với con người. Tuy nhiên, chỉ dừng ở mức độ nhất định. Bạn vẫn nên cảnh giác do chúng có thể gây ra những nguy hiểm không thể lường trước.
Chế độ dinh dưỡng cho chó ngao Tây TạngThức ăn cho chó ngao Tây Tạng qua từng giai đoạn
Đối với chó từ 2-4 tháng tuổiNhững chú chó Ngao Tây Tạng con chỉ nên cho ăn cơm + thịt nạc xay nhỏ, kết hợp với thức ăn khô. Chia thành 3 bữa / ngày, các bữa cách đều nhau.
Đối với chó từ 4-8 tháng tuổiGiai đoạn phát triển này, cần bổ sung nhiều protein cho ngao Tây Tạng thông qua các loại thực phẩm: thịt bò, thịt lợn nạc, nội tạng động vật, cổ gà vịt. Đồng thời, trứng gà, rau củ, thức ăn khô cũng nên được bổ sung xen kẽ. Giảm xuống cho chó Ngao Tây Tạng ăn còn 2 bữa trên ngày. Tăng khối lượng thức ăn cho phù hợp với độ tuổi.
Tuổi này, bạn có thể cho chúng gặm thêm các loại xương như: xương chân bò, xương ống lợn, … để rèn luyện cơ hàm và bổ sung canxi. Các loại xương sắc và vụn nhỏ như xương gà, vịt thì không nên cho ăn.
Đối với chó 8-12 thángChó Tây Tạng tuổi này cần tăng cường cho ăn các loại thịt dai, cần phải nhai nhiều như: thịt bò, thịt cừu, thịt dê, … kết hợp cho gặm xương ống hàng ngày. Thịt, nội tạng, cổ gà hay xương đều phải để theo khối lớn. Có thể cho chúng ăn thêm trứng gà sống hoặc trứng vịt lộn mỗi ngày 2-3 quả.
Có thể cho chó Ngao ăn 1 bữa chính + 1 bữa phụ trên ngày. Bữa chính phải đảm bảo nhiều đạm + canxi. Bữa phụ có thể cho ăn cổ gà, vịt, trứng, rau, …
Đối với chó trên 1 tuổiBắt buộc phải cho ăn ít nhất 1kg thức ăn mỗi ngày. Ví dụ: 400-500gram thịt bò hoặc thịt lợn tươi, nửa cân xương, 8-10 quả trứng vịt lộn. Thức ăn khô 2-4 bát, bổ sung thêm rau, củ, quả để dễ tiêu hóa thức ăn. Khối lượng thức ăn phải tăng dần dựa theo cân nặng.
Không cho chó Ngao Tây Tạng ăn khi vừa hoạt động mạnh. Bữa ăn nên cách từ 1-2 tiếng sau khi chúng được nghỉ ngơi đầy đủ. Ăn xong cũng nên cách 1-2 tiếng mới hoạt động trở lại.
Chó Ngao Tây Tạng trên 6 tháng tuổi không được thái nhỏ thức ăn. Nên để theo khối, mảng lớn, kích thích nhai, cắn xé, phát triển cơ hàm và răng.
Có thể cho chó trưởng thành ăn đồ tươi sống hoặc tái chín. Không nên nấu chín hoàn toàn thức ăn, có thể làm mất một lượng lớn chất đạm, nhất là thịt bò.
Chó ngao Tây Tạng không ăn được chất béo, thịt mỡ hay các loại cá tanh, do hệ tiêu hóa không phù hợp. Hải sản như: tôm, mực, cua, … nên cho ăn với số lượng ít.
Cho chó ăn theo giờ giấc đúng quy định. Không nên để sẵn đồ ăn trong một ngày. Hạn chế cho chúng ăn quá no hoặc quá đói.
Nước uống thì phải để sẵn. Thay nước 3 lần / ngày. Nhất là vào mùa hè, tránh để chó Ngao Tây Tạng khát mà không có nước để uống.
Vệ sinh sạch sẽ bát ăn + khay nước sau mỗi lần ăn. Chỗ ăn, uống nên đặt ở nơi khô ráo và sạch sẽ.
Huấn luyện chó Ngao Tây Tạng Huấn luyện nghe lờiNgao Tây Tạng là giống chó to lớn và rất hung dữ, bản tính hoang dã của chúng còn khá cao. Không phải ai cũng có thể huấn luyện được Ngao Tây Tạng khi chúng cực kỳ ương bướng và khó bảo. Bạn nên đào tạo và huấn luyện giống chó này ngay từ khi còn nhỏ thì lớn lên mới có thể kiểm soát và quản lý chúng.
Giai đoạn tốt nhất để huấn luyện ngao Tây Tạng là khi chúng từ 2-4 tháng tuổi. Lúc này, việc đầu tiên bạn cần làm là xã hội hóa, giúp chúng biết cách giao tiếp và ứng xử đúng mực với con người. Đồng thời, tạo mối quan hệ thân thiết với người thân trong gia đình và các con vật nuôi khác.
Ngoài ra, huấn luyện thêm các mệnh lệnh cơ bản như: “đứng, ngồi, bắt tay, …” để chó Ngao Tây Tạng biết cách nghe và tuân theo mệnh lệnh của bạn. Tạo cho chúng phản xạ có điều kiện ngay khi bạn ra lệnh. Chó Ngao Tây Tạng tuy ương bướng nhưng cực kỳ thông minh, chúng có thể tiếp thu bài tập một cách nhanh chóng.
Huấn luyện thành công giúp bạn kiểm soát được giống chó hung dữ này, phân định vị trí “chủ – tớ” rõ ràng. Nếu bạn dạy dỗ Ngao Tây Tạng đúng phương pháp, chúng sẽ hòa nhập khá tốt với xã hội. Thân thiện với con người và hòa thuận với các vật nuôi khác trong gia đình.
Huấn luyện các bài tập thể lựcChó Ngao Tây Tạng dưới 3 tháng tuổi không nên cho tập luyện quá nặng sẽ khiến hệ cơ và xương bị dãn nở. Dẫn đến không thể phát triển bình thường khi chúng bước vào giai đoạn dậy thì. Khi chó đủ 4 tháng tuổi mới bắt đầu các bài tập nhẹ như: chạy bộ, nhảy cao, bắt bóng, … Tập luyện khoảng 20-30 phút mỗi ngày, tăng dần mức độ bài tập theo từng độ tuổi.
Thời điểm chúng đủ 1 tuổi trở nên, bạn mới cho tập các bài tập thể lực phát triển cơ và xương như:
Chạy bền: cho chúng chạy theo xe máy từ 5-6km mỗi ngày.
Kéo lốp xe: Đối với gã khổng lồ này thì nên dùng 4-6 lốp oto gộp lại cho chúng kéo.
Đi bơi: có thể cho chó Pitbull đi bơi tại các sông, hồ quanh khu vực bạn ở.
Nhảy cao: Treo thịt bò lên cao, kích thích chó Ngao nhảy lên cắn xé, phát triển cơ đùi 2 chân sau.
Tập tạ: Buộc tạ vào 4 chân và bắt chúng di chuyển. Tăng dần khối lượng quả tạ.
Tư Vấn Huấn Luyện Chó Ngao Tây Tạng Cho Người Mới: 0973 303 708
Những lưu ý khi huấn luyện chó Ngao Tây TạngThời gian đầu huấn luyện, bạn nên dùng rõ mõm + dây xích dài để quản lý giống chó này, tránh gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Sau khi huấn luyện các bài tập thể lực, bạn chú ý cho chúng uống đầy đủ nước + bổ sung đầy đủ chất đạm để lấy lại sức.
Trong quá trình huấn luyện không được đánh đập hay chửi mắng. Có thể khiến chúng nổi điên và tấn công bạn.
Nếu chó Ngao làm tốt, bạn nên vuốt ve đầu hay có những phần thưởng để tạo sự hưng phấn, kích thích chúng làm tốt hơn vào lần sau.
Chó Ngao ương bướng và khó bảo. Khi huấn luyện, đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và chịu đựng thì mới có thành công.
Cách chăm sóc chó Ngao Tây Tạng Điều kiện sốngMôi trường sống thích hợp cho Ngao Tây Tạng là những vùng thảo nguyên rộng lớn, nơi chúng có thể tha hồ chạy nhảy và nô đùa. Tất nhiên, điều đó không thể xảy ra khi nuôi chúng tại Việt Nam. Bạn có thể cho chó Ngao sống cùng gia đình. Nhưng ít nhất, nhà bạn phải có sân vườn rộng + hàng rào chắc chắn. Sân bé quá cũng không đáp ứng được nhu cầu của giống chó khổng lồ này.
Ngao Tây Tạng không thích nghi tốt với khí hậu nắng nóng tại Việt Nam. Bạn nên giữ chúng trong nhà hoặc nơi có bóng râm khi nhiệt độ ngoài trời quá 35 độ C. Có thể cho ở phòng điều hòa vào những ngày nắng nóng.
Vệ sinh và chăm sóc lông cho chó Ngao Tây TạngBộ lông siêu dày chính là điều bất lợi nhất khi chó Ngao Tây Tạng sinh sống tại Việt Nam. Bạn nên cắt tỉa lông cho chúng thường xuyên để hạ nhiệt độ cơ thể, nhất là vào mùa hè. Có thể đưa chó Ngao đến các Spa chăm sóc thú cưng để tạo kiểu hoặc bạn cũng có thể tự cắt tại nhà.
Chăm sóc lông cho Ngao Tây Tạng cũng tốn khá nhiều thời gian. Để bộ lông chúng luôn mượt mà và không bị rối, đòi hỏi bạn phải chải chuốt thường xuyên, mỗi ngày 1- 2 lần. Nên dùng loại lược chuyên dụng, răng thưa để chải. Ngoài ra, khi gội nên dùng các loại sữa tắm tạo độ óng mượt chuyên dành cho chó.
Với cơ thể khổng lồ cùng bộ lông dày, việc tắm cho chó Ngao Tây Tạng mất khá nhiều thời gian và công sức. Nhưng để giữ vệ sinh sạch sẽ, bạn cũng nên tắm cho chúng ít nhất 1 tháng một lần. Khi lông bị bẩn thì có thể dùng khăn ẩm lau khô, không nhất thiết phải tắm.
Tránh để tình trạng lông chó Ngao bị ẩm ướt có thể gây ra một số loại vi khuẩn hoặc nấm trên da. Nên sấy khô lông sau khi tắm và cho phơi nắng vào buổi sáng hoặc chiều để lông khô thoáng. Có thể cho chúng ăn trứng vịt lộn nếu muốn bộ lông óng ả hơn.
Bệnh hay gặp ở chó Ngao Tây TạngNhiều người nhìn vào thân hình to lớn, đồ sộ lại nghĩ: chó Ngao Tây Tạng sống khá khỏe mạnh. Điều đó không hẳn là đúng, khi giống chó này thường có nguy cơ bị mắc một số bệnh phổ biến sau:
Bệnh loạn sản xương khuỷu: Bệnh này hay gặp ở những giống chó có thân hình to lớn. Nguyên nhân có thể do di truyền, thiếu canxi. Hoặc vận động quá tải khiến khuỷu trước bị lỏng lẻo khớp xương. Dẫn đến lệch khớp, đi lại khập khiễng.
Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm: Bệnh này thường gặp ở chó con Ngao Tây Tạng mới sinh khi chúng không được giữ ấm cơ thể đúng cách. Các triệu chứng của bệnh là: mắt ửng đỏ và có gỉ, mũi khô, ho kéo dài. Bệnh không chữa trị sớm có thể mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe chó Ngao Tây Tạng sau này.
Bệnh đường ruột: nguyên nhân có thể do vệ sinh và cách ăn uống không đúng cách. Hoặc do không tẩy giun định kỳ. Giun móc cắm vào thành ruột, gây ra những tổn thương và xuất huyết niêm mạc ruột. Bạn nên đưa chó Ngao Tạng đến bác sĩ thú y chữa trị kịp thời nếu phát hiện có những triệu chứng trên.
Sức khỏe sinh sản của chó Ngao Tây Tạng
Chó Ngao Tây Tạng dậy thì khá trễ. Con cái phải 3-4 tuổi mới bắt đầu phát triển hết và đủ tuổi sinh sản. Con đực còn chậm hơn, phải từ 4-5 năm mới có khả năng giao phối. Nếu muốn nhân giống chó Ngao, bạn phải nắm được những thông tin cơ bản này. Tránh tình trạng cho chúng sinh sản quá sớm, có thể sinh non hoặc đàn con ra đời bị tật, ốm yếu.
Những lưu ý khi nuôi chó Ngao Tây TạngChó Ngao Tây Tạng phải sống ở nơi rộng rãi
Tìm hiểu trước về phương pháp nuôi + huấn luyện chó Ngao Tây Tạng bài bản. Bạn phải chắc chắn có thể khống chế được giống chó hung dữ này.
Chuồng trại hoặc sân vườn nhà bạn phải có diện tích lớn. Bốn xung quanh phải được bảo vệ bằng hàng rào dây thép. Tránh để trường hợp chó Ngao Tây Tạng chạy tự do ra ngoài, có thể gây nguy hiểm cho người xung quanh.
Sức ăn của chó Ngao Tây Tạng rất lớn. Một chú trưởng thành có thể ăn tiêu tốn hết 1 triệu / ngày là chuyện bình thường. Điều đó đòi hỏi khi nuôi, bạn cần phải có kinh tế vững chắc.
Những ngày nắng nóng trên 38 độ C, bạn nên tìm cách giảm nhiệt cho chó Ngao Tây Tạng. Có thể cho chúng nằm trong phòng điều hòa. Khi nhiệt độ giảm vào chiều tối mới cho ra ngoài tập luyện.
Tiêm phòng đầy đủ cho chó Ngao Tây Tạng theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Tiêm phòng có thể giúp chúng phòng tránh một số bệnh nguy hiểm như: pravo, care, dại, …
Cách chọn chó Ngao Tây Tạng conĐể chú chó nhà bạn phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, điều đầu tiên bạn cần làm là phải chọn mua được một chú Ngao Tây Tạng con có sức khỏe tốt. Bởi vì, chó Ngao ốm yếu sau này cực kỳ khó nuôi và khó chăm sóc, khiến bạn tiêu tốn rất nhiều thời gian. Tính cách và thể lực của chúng thua xa so với chó Ngao đạt chuẩn.
Chó Ngao đủ 2 tháng tuổi, cân nặng tối thiểu phải đạt 10kg.
Bốn chân to lớn. Dáng đi phải nhanh nhẹn, dứt khoát, toát lên vẻ oai phong, dũng mãnh.
Xung quanh đầu và cổ được bao phủ bởi lớp lông rậm như bờm sư tử.
Đầu lớn, mõm rộng, môi trên phủ xuống môi dưới.
Tai hình chữ V, mọc thấp và rủ xuống hai bên má.
Mức giá để mua chó Ngao Tây Tạng thuần chủng ở Việt Nam Mua chó Ngao Tây Tạng conNgao Tây Tạng con khoảng 2 tháng tuổi có giá dao động từ 20-25 triệu, đây là mức giá rẻ hơn rất nhiều so với những chú chó Ngao trên thế giới. Bạn có thể tìm mua Ngao Tây Tạng ở bất cứ trại chó nào trên toàn quốc.
Lưu ý, Ngao Tây Tạng là giống chó hung dữ ngang với hổ, báo hay sư tử vì thế nếu bạn chưa có kinh nghiệm nuôi và huấn luyện, bạn nên lựa chọn nuôi một chú chó Ngao Tây Tạng con. Chúng sẽ rất nghe lời và chỉ trung thành với một chủ nếu được người chủ ấy nuôi từ nhỏ.
Mua chó Ngao Tây Tạng trưởng thànhNếu nuôi Ngao Tây Tạng trưởng thành thì đó là một thử thách nguy hiểm đối với bạn và cả những người xung quanh bởi Ngao Tây Tạng càng lớn thì càng hung dữ đặc biệt nếu không được chăm sóc và huấn luyện kỹ lưỡng.
Đối với Ngao Tây Tạng đã trưởng thành, người ta thường mua với mục đích để nhân giống hay phục vụ mục đích kinh doanh là chính. Nếu chọn chó Ngao Tây Tạng đã trưởng thành những người này sẽ không phải mất nhiều thời gian và công sức để thuần hóa và huấn luyện lại chúng.
Giá Ngao Tây Tạng trưởng thành thường rơi vào khoảng 35-40 triệu VNĐ một con đã trên 3 tuổi. Đây là một mức giá khá hợp lý cho một chú chó Ngao Tây Tạng đã trưởng thành bởi chi phí để nuôi chúng không hề rẻ.
Hiện nay, có rất ít nơi bán Ngao Tây Tạng đã trưởng thành, đa số vì số lượng ít, phần còn lại là vì họ muốn nuôi để nhân giống. Và hơn nữa, mức giá bán một chú chó Ngao Tây Tạng rẻ hơn rất nhiều so với chi phí nuôi nấng và huấn luyện chúng. Nếu bạn vẫn giữ ý định mua một chú chó Ngao Tây Tạng trưởng thành thì bạn nên lường trước những nguy hiểm trong quá trình huấn luyện bởi lòng trung thành của Ngao Tây Tạng khó có thể thay đổi.
Chó Ngao Tây Tạng nhập từ Châu Âu, Châu MỹVới những chú chó Ngao Tây Tạng được nhập từ Châu Âu, hay Châu Mỹ thì đều có mức giá cực kỳ đắt đỏ. Giá cho một chú chó vào khoảng 8.000 – 10.000 USD (tương đương khoảng 200 triệu VNĐ). Tuy nhiên, Ngao Tây Tạng nhập khẩu từ Châu Âu, Châu Mỹ có chất lượng tốt hơn so với chó Ngao trong nước kể cả về ngoại hình lẫn tính cách, tất cả đều vượt trội hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, Ngao Tây Tạng không thích nghi tốt được với khí hậu Việt Nam nên bạn phải lường trước mọi rủi ro với chúng.
Chó Ngao Tây Tạng nhập khẩu từ Tây TạngMức giá Ngao Tây Tạng được nhập khẩu từ chính đất mẹ của chúng sẽ không làm bạn khỏi bất ngờ. Một con Ngao Tây Tạng được định giá 10 tỷ, 22 tỷ có con còn lên đến 99 tỷ. Đây là mức giá cho Ngao Tây Tạng thuần chủng với nguồn gen siêu thuần khiết, ngoại hình tuyệt đẹp và kích cỡ khổng lồ. Thêm vào đó số lượng loài này rất hiếm vì thế chúng có mức giá “khủng” đến vậy.
Chó Bull Pháp: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc
Chó Bull Pháp nổi tiếng trên toàn thế giới bởi sự khan hiếm và đắt đỏ. Đây không phải giống chó nuôi dành cho mọi tầng lớp nhưng lại là giống chó nằm trong top những loài chó được yêu thích nhất thế giới.
Rất nhiều tài liệu đã viết về loài chó này để phục vụ thị hiếu tìm hiểu của người nuôi. Và ngay bây giờ, PETACY cũng sẽ gửi đến bạn những thông tin thú vị xung quanh loài chó này.
Dù cùng có tên là Bull nhưng so với chó Bull Anh thì Bull Pháp có một lịch sử hình thành êm đềm hơn rất nhiều. Bull Pháp được tạo ra khi giống chó Bull Anh đến Pháp và được lai tạo với giống chó Sục Pháp bản địa vào những năm cuối thế kỷ 19. Giống chó mới được tạo ra hiền lành và nhỏ nhắn hơn nhiều so với đời tổ tiên.
Bull Pháp được sinh ra khi các môn thể thao đẫm máu đến thời thoái trào nên chúng không có khả năng chiến đấu và chỉ được giao cho những việc nhẹ nhàng hơn rất nhiều như trông nhà hay bắt chuột. Vẻ ngoài nhỏ nhắn cũng được người Pháp yêu thích và thường nuôi làm thú cưng.
Chó Bull Pháp có dáng hình nhỏ nhắn, cao từ 25 – 30cm, nặng từ 8 – 13kg. Một bé chó chuẩn sẽ có chiều cao từ chân đến vai gần bằng hoặc tương đương từ vai đến mông nhưng đây không phải đa số.
Chân của giống chó này lớn hơn nếu so với tỷ lệ cơ thể, vai và mông có cơ săn chắc, nở nang. Thường một chú chó đẹp sẽ có phần cơ vai lớn hơn hẳn cơ mông. Tuy nhiên, để có được cơ bắp đẹp thì chủ nhân của chúng phải thường xuyên cho chúng luyện tập các bài tập thể thao từ khi còn nhỏ như kéo tạ, chạy, nhảy cao bắt đồ…
Lông của chó bò Pháp mỏng và bám sát da, rất mượt. Lông chúng ít rụng. Đầu của chúng to, hai tai dựng đứng, mắt màu sẫm và cách xa nhau. Mũi Bull Pháp ngắn và hếch.
Giống chó này có bộ hàm chắc khỏe, phần môi trên trễ và che phủ gần như toàn bộ phần miệng. Da mặt chó dày và nhiều nếp nhăn. Tổng thể thân hình của Bull Pháp nhỏ nhắn và tạo được nhiều thiện cảm.
Chó Bull Pháp có tính cách trái ngược hoàn toàn với Bull Anh dù cùng thuộc dòng chó bò Bulldog. Chó Bull Pháp hiền lành và dễ gần. Chúng không phải loài chó có thể đi săn hay thi đấu với bò.
Bull Pháp thích được vuốt ve và chạy nhảy. Nếu bạn có thời gian thì nên dẫn chúng ra ngoài đi dạo và vận động nhẹ nhàng để tránh béo phì và tăng cường sức khỏe Vì bản tính thích nô đùa và có phần tăng động nên nếu nuôi chúng trong nhà, bạn sẽ luôn cảm thấy vui vẻ.
Loài chó này cũng là một lựa chọn thích hợp nếu nhà bạn có trẻ con. Bull Pháp thân thiện và dễ gần với mọi người và các vật nuôi khác nên chúng có thể chơi cùng nhau mà không xảy ra vấn đề nào. Bull Pháp cũng là một giống chó sống tình cảm và dễ tủi thân nếu bạn không quan tâm hay chơi cùng chúng.
Tuy nhiên, tính cách của tất cả các loài chó nói chung và Bull Pháp nói riêng đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách nuôi dạy của chủ nhân.
Chế độ dinh dưỡngChó Bull Pháp không kén ăn nhưng bạn cần đảm bảo rằng đồ ăn của chúng được chế biến chín và giàu protein. Chế độ ăn giàu đạm từ động vật sẽ đảm bảo cho chúng có sức khoẻ và phát triển tốt. Bạn có thể cho chúng ăn thịt nạc, nội tạng hay trứng…
Các loại rau củ cũng sẽ bổ sung thêm chất xơ và giảm nguy cơ tiêu chảy và các bệnh về đường tiêu hoá cho chúng.
Nếu không có thời gian chế biến hoặc có điều kiện hơn thì bạn có thể bổ sung thêm cho Bull Pháp thức ăn dạng hạt khô chế biến sẵn. Đây là nguồn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thức ăn được chế biến còn thiếu và cũng đảm bảo vệ sinh cho chó.
Hiện trên thị trường có rất nhiều thương hiệu thức ăn cho chó nên nếu bạn chưa có kinh nghiệm chọn thì hãy ưu tiên các thương hiệu lớn và lâu năm.
Chế độ sinh hoạtLông của Bull Pháp không dày và dài như nhiều giống chó khác nên bạn cũng không cần tắm thường xuyên cho chúng, chỉ nên duy trì 2 lần mỗi tháng. Khi tắm, hãy dùng sữa tắm chuyên dụng và sấy khô lông sau khi tắm xong cho chó.
Một lưu ý nữa khi vệ sinh cho chúng đó là hãy làm sạch các nếp nhăn trên mặt chúng một cách nhẹ nhàng. Bạn cũng nên tránh đưa chúng đến các bể bơi hay sông hồ.
Giống chó này không chịu được thời tiết quá nóng hay quá lạnh. Nóng quá có thể khiến chúng đau đầu còn lạnh quá thì dễ bị ốm. Bạn cần chủ động chuẩn bị cho chúng một nơi ở đủ thông thoáng và ấm áp.
Chó Bull Pháp thường có tuổi thọ 10 – 12 năm trong điều kiện tốt. Nếu bạn chăm sóc chúng một cách khoa học và huấn luyện chúng thường xuyên thì tuổi thọ có thể nhiều hơn.
Nếu nuôi một bé Bull Pháp thì bạn nên thường xuyên dẫn chúng đi dạo để tránh béo phì và tạo điều kiện cho chúng vận động. Chúng thích nô đùa và có khả năng chạy nhảy liên tục hàng giờ.
Một điểm đặc biệt là khi chúng sinh đẻ thường khó khăn hơn các giống chó khác vì đầu chó to nên bạn cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Tiêm phòng cho chó đầy đủ là điều rất quan trọng khi bạn nuôi bất kỳ bé cún nào.
Do đặc điểm sinh đẻ nên số lượng chó Bull Pháp ít hơn hẳn chó Bull Anh khiến giá của giống chó này cũng cao hơn. Hiện mức giá cho mỗi bé Bull Pháp phụ thuộc theo nguồn gốc và giấy tờ đi kèm khi mua.
Bull Pháp thuần chủng, được nhân giống tại Việt Nam, có đầy đủ giấy tờ: 12 – 18 triệu.
Bull Pháp nhập từ Thái Lan: 28 – 25 triệu.
Bull Pháp nhập từ các nước châu Âu: 2.200 – 3.000 USD.
Ngoài ra, tùy thuộc vào uy tín của các trại nhân giống mà mức giá có thể cao hoặc thấp hơn. Đặc biệt, Bull Pháp “bò sữa” màu đen trắng được nhiều người săn lùng với mức giá cao ngất ngưởng.
Bull Pháp là giống chó của những người có điều kiện về tài chính do giá mua cao so với mặt bằng chung. Để chăm sóc chúng không khó nhưng bạn cần dành thời gian chơi và chăm sóc chúng chu đáo để chúng khỏe mạnh và vui vẻ.
Chó Ngao Anh Có Đặc Điểm Gì Và Cách Nuôi, Chăm Sóc Như Thế Nào?
Chó Ngao Anh được xác định là một trong những giống chó xuất hiện sớm nhất với tên gọi quốc tế là English Mastiff. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng chúng đã xuất hiện từ hơn 2500 trước đây, đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh thời Trung cổ.
Trước đây, loài chó này không được nuôi như những vật nuôi trong gia đình mà chỉ phục vụ chiến tranh. Chính vì thế giống chó này một thời gian đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Từ thế kỷ thứ 15 trở đi, để bảo vệ loài chó này khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng, các nhà lai tạo người Anh đã phát triển lại giống chó này và duy trì đến ngày hôm nay.
Chó Ngao Anh được đánh giá là có hình thể giống với chó Ngao Tây Tạng nhất. Trước đây, chúng được sử dụng nhiều trong quân đội hoặc sở cảnh sát nghiệp vụ. Còn hiện tại, chúng đã được nuôi nhiều hơn trong các hộ gia đình. Tuy không còn bản tính hung hãn và máu chiến, thế nhưng chó Ngao Anh vẫn là lựa chọn hàng đầu bởi sự tận tâm và trung thành.
Cách nuôi chó Ngao Anh
Cũng giống như các loại chó khác, kỹ thuật nuôi và chăm sóc chó Ngao Anh rất quan trọng nếu bạn muốn chú chó của mình khỏe mạnh. Dựa vào đặc điểm, tính cách của chúng mà bạn có thể tìm ra cách chăm sóc phù hợp nhất.
2.1 Cách chọn giống chó Ngao Anh
Chó Ngao có khá nhiều giống loài khác nhau như chó Ngao Ý, chó Ngao Ấn Độ, chó Ngao Tây Tạng… Mỗi giống chó lại có những đặc điểm riêng để phân biệt cho đúng. Với chó Ngao Anh thuần chủng sẽ có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
+ Giống chó đực thường có chiều cao khoảng 76cm và cân nặng trung bình 72kg. Trong khí đó, giống chó cái có chiều cao khoảng 69cm, cân nặng 68kg. Thân hình của chúng hài hòa, cân đối với những lớp cơ bắp cuồn cuộn.
+ Nên lựa chọn những chú chó có đôi mắt sắc màu nâu đen và nằm cách xa nhau. Xung quanh mắt có những quầng đen rất đặc trưng. Đôi tai hình chữ V và hơi cụp xuống che phủ phần hốc tai.
+ Lựa chọn những chú chó thuần chủng thường có lông màu nâu vàng nhạt, nâu vàng kim, màu bạc… để phân biệt với những giống chó Ngao khác.
2.2 Thức ăn cho chó Ngao Anh
Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và phân chia thời gian ăn hợp lý là những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó Ngao Anh. Trong một bữa ăn của chúng nên có đủ những thành phần như chất đạm, chất xơ và khoáng chất. Vì vậy, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm như: Yến mạch, lúa mạch, các loại thịt đỏ, khoai tây…
Nên nấu chín thức ăn trước khi cho chúng ăn hàng ngày, đảm bảo thức ăn đã mềm hoặc được ngâm ướt để quá trình tiêu hóa thêm dễ dàng. Với giống chó này, bạn không nên cho ăn các loại thức ăn khô dạng hạt. Bởi các loại thực phẩm đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bụng của chó.
Ngoài ra, giống chó này thường không kiểm soát được lượng thức ăn và thời gian ăn. Vì thế, bạn cần phải cho chúng ăn đúng giờ, không nên cho ăn quá no vào 1 bữa để chúng không bị khó tiêu hoặc mắc các bệnh đường tiêu hóa.
2.3 Cách huấn luyện chó Ngao Anh
Không giống như những loài chó khác, chó Ngao Anh với bản tính trầm tĩnh nên khá lười. Vì thế, ngay từ khi mới nuôi, bạn nên cho chúng vận động liên tục thành thói quen. Khi đó chúng sẽ năng động và biết lắng nghe hơn. Bạn có thể cùng dạo bộ với chúng vài lần trong tuần để chúng thành thói quen. Kết hợp là các bài tập đơn giản như nằm, ngồi, bắt tay… Điều này sẽ giúp chúng thêm nghe lời và có linh tính.
Không chỉ vậy, chó Ngao Anh cũng khá cứng đầu và lầm lì nên đôi khi không bảo vệ tốt chủ nhân. Bạn nên nhẫn nại chỉ dạy cho chúng để chúng có thể biết khi nào cần phải bảo vệ chủ nhân, khi nào cần ngoan ngoãn nghe lời.
2.4 Cách phòng trị bệnh cho chó Ngao Anh
Xét về vóc dáng, chó Ngao Anh có kích thước “đồ sộ” hơn các loại chó khác rất nhiều. Vì thế chúng cũng không thể tránh khỏi một số bệnh thường gặp của thú cưng như:
+ Loài chó này khá lười vận động, lại ăn uống không kiểm soát và không biết kiềm chế. Vì vậy, chúng có thể mắc các bệnh thừa cân, béo phì hoặc sưng phù các chi cho không chịu vận động.
+ Một số bệnh lý khác mà chó Ngao Anh có thể gặp phải như: lộn mí dưới, teo võng mạch, xoắn dạ dày…
Để phòng trị bệnh cho chó Ngao Anh, điều đầu tiên bạn cần phải nhớ là chú ý vệ sinh sạch sẽ cả nơi ở và thân thể của chúng. Đặc biệt cần vệ sinh nhiều hơn ở vùng mặt, các kẽ nếp nhăn và mồm để tránh nhiễm trùng. Đánh răng từ 2-3 lần/tuần để loại bỏ các chất bẩn và cao răng tích tụ. Bên cạnh đó, thường xuyên cho chúng vận động cũng là một cách để giảm tình trạng béo phì và các bệnh xương khớp.
Camnangnuoitrong.com
Phương Pháp Chăm Sóc Giống Chó Mặt Nhăn
Giữ vệ sinh và khô ráo
Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng các nếp nhăn trên mặt giống chó mũi và đầu ngắn là giữ vệ sinh và đảm bảo khô ráo. Bạn có thể sử dụng khăn lau em bé không gây dị ứng, không mùi hoặc khăn lau dành cho thú y có chứa chlorhexidine. Tốt nhất nên dùng bông gòn để thấm khô nếp nhăn, ngăn ngừa sự phát triển quá mức của nấm men và vi khuẩn. Chlorohexidine là chất khử trùng được sử dụng để làm sạch nhẹ nhàng nếp gấp của chó và ngăn ngừa nhiễm trùng. Khăn lau sát trùng VetOne KetoHex hoặc Duoxo Chlorhexidine đều chứa chlorohexidine, có thể được sử dụng an toàn trên mặt chó miễn là tránh tiếp xúc với mắt.
Nên làm gì khi nếp gấp trên mặt chó bị bẩn? Các nếp gấp sẽ dễ dàng giữ lại lông rụng bình thường và tế bào da chết. Nếp gấp da thường có nhiệt độ cao hơn và ẩm ướt. Ngoài ra, bụi bẩn từ môi trường khi chó chơi đùa bên ngoài cũng có thể tích tụ vào những vị trí này, thậm chí, thức ăn cũng có thể bị kẹt lại đó, gây kích ứng da và nhiễm trùng.
Nuôi dưỡng làn da từ bên ngoàiChủ nuôi nên vệ sinh các nếp gấp da sâu hàng ngày hoặc ít nhất hai ngày một lần. Tuy nhiên, nếu da trong nếp gấp trở nên quá khô thì có thể dẫn đến rạn da, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển. Chủ nuôi nên sử dụng các chất khoáng chiết xuất từ thực vật trộn với vài giọt dầu dưỡng da như emu, bơ hoặc argan và thoa vào các nếp gấp bằng bông gòn. Khoáng chất là những thành phần cấu tạo da và là một phần quan trọng của hệ miễn dịch.
Nuôi dưỡng làn da từ bên trongChế độ dinh dưỡng cho chó cũng góp phần cải thiện đáng kể làn da của chúng và tình trạng các nếp gấp ở mặt. Hãy trao đổi với bác sĩ thú y về việc bổ sung dầu cá cho chó, giúp hỗ trợ sức khỏe cho da, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Dầu cá Zesty Paws Wild Omega-3 hoặc kẹo dẻo Nutri-Vet Adult Vite Plus là những nguồn bổ sung giàu axit béo omega-3. Chủ nuôi có thể thêm dầu cá vào bữa ăn hàng ngày của chó hoặc cho chúng kẹo dẻo như là một món ăn bổ sung thường nhật. Chất bổ sung có chứa Omega 3 là một chất chống viêm tự nhiên hữu hiệu và có lợi cho làn da của chó.
Thời gian tắm
Sử dụng dầu gội làm sạch dịu nhẹ và cơ bản, được pha chế đặc biệt dành cho chó. Dầu gội đầu không gây dị ứng TropiClean là loại dầu gội nhẹ nhàng, không kích ứng da.
Thử tắm cho thú cưng bằng miếng bọt biển ẩm được nhúng vào dầu gội. Miếng bọt biển sẽ giúp phân phối dầu gội đều trên cơ thể chó, làm sạch cả bên trong và xung quanh nếp nhăn, cũng như các khu vực hậu môn và miếng đệm chân. Rửa sạch miếng bọt biển nếu cần và tiếp tục nhúng vào dầu gội. Chủ nuôi có thể dễ dàng bảo quản miếng bọt biển bằng cách dùng dây cao su cột vào chai dầu gội của vật nuôi. Như vậy, bạn sẽ không nhầm lẫn với miếng bọt biển dùng để rửa chén đĩa.
Tẩy rửa hoàn toàn xà phòng còn sót lại trên cơ thể vật nuôi. Sau đó, kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn bạn đã rửa sạch dầu gội ở các khu vực dưới nếp gấp. Dư lượng dầu gội có thể gây kích ứng và ngứa da, dẫn đến các bệnh về da.
Lau khô con chó của bạn, đặc biệt chú ý đến các nếp gấp. Sử dụng khăn giấy ở các nếp nhăn giúp giảm độ ẩm tốt hơn so với một chiếc khăn tắm thông thường. Chủ nuôi cũng có thể sử dụng khăn cho con chó có sợi dệt siêu nhỏ được thiết kế siêu thấm. Quan trọng nhất vẫn là cố gắng giảm bớt độ ẩm trên các nếp gấp da, đề phòng trường hợp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
Nếu chủ nuôi muốn tìm kiếm dụng cụ chải chuốt cho thú cưng của mình thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y hoặc người chăm sóc và vệ sinh thú nuôi để có được các lời khuyên về loại chổi và sản phẩm nào phù hợp nhất cho giống chó nhà bạn. Với những công cụ hỗ trợ, bạn sẽ bớt vất vả hơn khi vệ sinh những nếp nhăn trên cơ thể chó.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Chó Ngao Pháp trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!