Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Chó Cảnh Cho Bạn Trẻ Bận Rộn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiểu đúng về cách chăm sóc chó sẽ giúp cho cuộc cống của nhiều bạn trẻ sẽ bớt bộn bề hơn. Nếu bạn là một người trẻ yêu chó và cũng đang cảm thấy không đủ thời gian chăm sóc chó thì bài viết này là dành cho bạn.
Bài 1: Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Vào Mùa Thu
Bài 2: 3 Dấu Hiệu Chó Bị Bệnh Cần Cảnh Giác
Tìm hiểu về cách chăm sóc chóĐây là Hoa, Hoa năm nay 24 tuổi. Đang làm nhân viên văn phòng cho một công ty về thời trang tại Hà Nội. Hoa đang nuôi 1 chú chó Poodle 6 tháng tuổi.
Nguồn gốc của chú chó này là do Hoa thấy chú chó này “chill” quá, thế là bế luôn về nhà mà không cần nghĩ ngợi nhiều. Đúng ra là trước khi đưa chó về nhà, Hoa đã phải hiểu khá rõ cách nuôi cho con này.
Các yếu tố như thực phẩm dinh dưỡng, nước sạch, môi trường, thời gian… đều là những điều mà chú chó của Hoa cần. Cách nuôi chó cảnh như thế nào cho đúng là một nhiệm vụ lớn lao và không nên xem nhẹ.
Cách chăm sóc chó về dinh dưỡngThời gian ăn cố định trong ngày cho chó là một yếu tố cần lưu ý. Việc này không những giúp bạn phân bổ thời gian cho chó ăn tốt hơn. Mà còn giúp ích cho việc huấn luyện chó của bạn.
Thông thường với chó lớn, bạn chỉ cần cho chúng ăn 2 bữa 1 ngày. Như vậy bạn có thể phân bổ thời gian cho chó ăn vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi tối khi đi làm về. Tuy vậy, bạn cần chú ý cho chó ăn một lượng thức ăn phù hợp.
Không nên cho ít quá cũng không nên cho nhiều quá để tránh tình trạng để thức ăn thừa kéo dài trong ngày. Đồng thời lượng nước cũng cần được đáp ứng đủ mỗi ngày.
Và bạn cũng nên cho chó ăn những thực phẩm dinh dưỡng chất lượng. Nếu mua thức ăn cho chó, hãy chú ý đến thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì. Thức ăn tốt chỉ nên chứa thành phần chủ yếu là thịt.
Không phải là ngũ cốc hoặc các sản phẩm phụ của thịt. Nếu bạn chưa biết nên chọn thức ăn gì cho chó, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y. Họ sẽ giúp bạn biết được loại thức ăn nào phù hợp với chú chó của bạn.
Có nên cho chó ăn thức ăn của người?Câu trả lời là bạn có thể cho chó ăn, nhưng nên cho ăn ít. Nếu ham vui cho ăn quá mức, chúng có thể bị tăng cân hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe.
Bạn chỉ nên cho chó ăn vặt khi đang huấn luyện. Nhiều chú chó sẽ biểu lộ khuôn mặt đáng thương với bạn, nếu bạn không cho chúng ăn. Tuy nhiên, hãy mạnh mẽ lên và làm theo nguyên tắc của mình.
Có nhiều loại thực phẩm không những tổn hại đến cún cưng mà còn nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng. Tuyệt đối không cho chó ăn sô cô la, bơ, bột bánh mì, nho khô, nho, hành tây, hoặc xylitol, một chất tạo ngọt không chứa calo.
“Sôcôla là chất độc đối với chó. Sôcôla chứa hóa chất theobromine có thể làm chó tăng nhịp tim, tăng huyết áp, thậm chí co giật. Chó ăn phải sôcôla cần được điều trị ngay lập tức. Chó sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu ăn nhiều sôcôla và trì hoãn thời gian điều trị.”(Nguồn: Wikihow)
Cách nuôi chó cảnh về vệ sinh cho chóNhiều chú chó có ngoại hình đáng yêu đến nỗi nhìn là bạn muốn xỉu. Âu cũng là do người chủ chịu khó chăm sóc bộ lông, vệ sinh sạch sẽ cho chúng. Luôn muốn mang đến cho chúng một vẻ ngoài đẹp nhất.
Nhất là đối với những giống chó lông dài như Poodle, Golden, Chihuahua lông dài… thì việc chăm sóc bộ lông lại càng cần thiết.
Tần suất chải lông cho chó sẽ khác nhau tùy thuộc vào giống chó và mức độ rụng lông của chúng. Chải lông thường xuyên sẽ giúp chó giảm nguy cơ rụng lông.
Và hơn nữa trong lúc chải, bạn có thể phát hiện ra bệnh của chúng, ví dụ như ve rận, bệnh về da. Nếu chó bị rụng lông quá nhiều, bạn có thể mua sữa tắm ngăn rụng lông tại các cửa hàng, siêu thị cho thú cưng.
Hoặc các bệnh viện thú y hiện nay đều có PetShop để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Bạn hãy tắm cho chó một lần một tuần cho đến khi tình trạng rụng lông giảm hẳn. Cách huấn luyện chó poodle đi vệ sinh đúng chỗ bạn cần nắm rõ.
Giữ vệ sinh cho bộ lôngLông chó bị bẩn có thể khiến chó bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh về da. Vậy nên bạn hãy tắm bằng loại dầu tắm có mức độ dịu nhẹ. Chó thường chỉ cần tắm một lần mỗi tháng. Nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào giống và tần suất hoạt động.
Nếu lông chó quá dài, bạn có thể cân nhắc đưa chúng đến các tiệm Grooming/Spa cho chó mèo để cắt tỉa lông. Lông dài sẽ gây kích ứng các kẽ ngón chân, hoặc che lấp tầm nhìn của chó.
Và kèm theo đó, hãy nhớ cắt móng chân cho chúng khi quá dài. Công việc tưởng chừng như đơn giản này nhưng thực ra lại không. Bạn cần cắt một cách chậm rãi và từ từ để tránh gây thương tổn cho chó.
Việc cắt phạm vào tủy móng sẽ làm tổn thương chó và khiến chúng sẽ chống đối kịch liệt khi sau này bạn cắt móng cho chúng. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn hãy đưa chó cưng đến Spa để cắt móng.
Với các bạn trẻ, nhiều khi vướng việc đi làm, không thể đưa chó đến Spa. Mà chờ đến ngày nghỉ thì các Spa thường đông, sẽ phải chờ lâu.
Một giải pháp khác đó là hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ đưa đón tận nhà của các Spa, bệnh viện… Hoặc gửi chó ở Spa cho đến khi bạn đi làm về. Như vậy sẽ tiện lợi hơn rất nhiều đấy.
Cách nuôi chó cảnh về sức khỏeĐây hẳn là vấn đề mà rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Nếu đã nuôi chó cưng, chúng có đau yếu thì chắc hẳn bạn cũng không an tâm được. Vì vậy, hãy tìm một bệnh viện thú y uy tín để đưa chó cưng đến khám sức khỏe định kỳ.
Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục đấy. Cũng giống như người, nếu bạn đưa chó đi khám sức khỏe định kỳ, bạn có thể phát hiện bệnh cho chúng sớm và chữa trị kịp thời. Đừng để đến lúc chúng bị bệnh nặng mới đưa đi bác sĩ thú y.
Tiêm phòng và tẩy giun đầy đủ cho chóNhững loại vaccin bạn nên tiêm phòng cho chó là vaccin 7 bệnh, 5 bệnh và vaccin dại. Tùy theo tuổi thú cưng và kinh tế mà bạn có thể lựa chọn vaccin phù hợp. Cần quan tâm chó có bị tiêu chảy hay không?
Hãy cân nhắc tự mua thuốc về cho uống nếu như bạn đã có kỹ năng. Hoặc sử dụng dịch vụ bác sĩ tại nhà.
Triệt sản cho chóBước này có tác dụng giảm thiểu nguy cơ rối loạn sức khỏe, như là ung thư vú (nếu triệt sản trước khi chó sinh lứa thứ hai) và bọc mủ tử cung ở chó cái. Ngăn chặn tính hung hăng và bệnh tuyến tiền liệt ở chó đực.
Đây cũng là trách nhiệm mà bạn cần thực hiện, vì điều này có tác dụng giảm dấu hiệu chó mang thai ngoài ý muốn. Và bùng nổ số lượng thú cưng.
“Sinh sản không kế hoạch đã gây ra vấn nạn quá đông thú nuôi ở Việt Nam. Chúng không có chốn dung thân và người chăm sóc. Rất nhiều chó mèo đã chết vì đói, vì tai nạn hoặc gặp phải những tình huống đáng thương khác khi phải sống lang thang ngoài đường.” (Nguồn: Vnexpress.net)
Rèn luyện sức khỏe cho chóBạn nên sắp xếp lượng thời gian hoạt động tùy thuộc vào giống chó của mình. Những giống chó nhỏ thường dễ mệt sau khi chơi bắt bóng. Trong khi loài chó tha mồi Labrador cần đi dạo nhiều, ít nhất là 30-45 phút hai lần một ngày để đốt cháy năng lượng.
Ngoài ra, giống chó lông xù thường có đặc điểm thích hoạt động nhiều nhưng không bao giờ biết mệt là gì. Chúng có thể chạy nhảy cả ngày mà không mệt mỏi.
Với quỹ thời gian eo hẹp, bạn có thể đưa chúng đi dạo ngắn 2 lần/ngày vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi tối khi đi làm về. Cũng có thể là 1 chuyến đi dạo dài vào buổi tối. Tùy vào cách bạn sắp xếp thời gian.
Đồ dùng cho chó cảnh cực cần thiếtTrong cách nuôi chó cảnh đầy đủ nhất thì bạn nên trang bị cả những đồ dùng cần thiết nhất cho chúng. Bao gồm:
Vòng cổ, bảng tên cho chó: Bảng tên sẽ ghi số điện thoại của bạn để đeo vào vòng cổ. Trong trường hợp bị thất lạc thì phần trăm tìm thấy sẽ cao hơn.
Bàn chải, kem đánh răng: Bạn nên tìm những loại ban chải có 2 đầu tỏ, nhỏ để tiện sử dụng.
Lược chải lông: Dùng loại lược có răng to và răng nhỏ. Sử dụng linh hoạt để tránh làm chúng bị rách da hoặc tổn hại đến da của chúng.
Ngoài ra cũng cần có tông đơ cắt lông, túi vận chuyển, rọ mõm,…
Một vài lưu ý chung trong cách nuôi chó cảnhCó thể nói chó cảnh vốn dĩ khó nuôi hơn so với chó thường. Cho nên tất cả các công đoạn chăm sóc đều phải đặc biệt lưu tâm. Trong đó có một vài lưu ý đặc biệt trong cách nuôi chó cảnh bao gồm:
Chọn chó con: Việc lựa chọn được một chú chó phù hợp cũng là một lưu ý quan trọng trong cách nuôi chó cảnh. Nên mua những chú từ 08 tuần trở nên, được tiêm phòng và được tẩy giun sán đầy đủ. Tốt nhất bạn nên dành thời gian xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn, tránh nóng vội rồi lại chọn nhầm.
Chuẩn bị chỗ ở: Trước tiên bạn cần cho chúng một chỗ ở thật thoáng, đầy đủ ánh sáng. Hợp lý nhất là gần cửa để chúng có thể tắm nắng. bên cạnh đó không nên cho cún con ở phòng điều hòa vì dễ bị cảm lạnh.
Cho ăn: Thời gian đầu vì chưa quen nên cách nuôi chó cảnh trong lúc này là bạn nên cho ăn theo chế độ ăn của chủ cũ. Sau khi đã quen dần thì bạn mới thay đổi khẩu phần ăn từ từ. Nhất là với chó nhỉ thì thức ăn cần xay nhuyễn hoặc thái nhỏ.
Cách Chăm Sóc Chó Cho Người Bận Rộn
Cung cấp dinh dưỡng cho chó
– Nên phân bố cho chó thời gian ăn uống cố định, vừa tiện cho bạn lại vừa tập luyện cho chó tính kỉ luật. Bạn có thể phân bố bữa ăn cho chó thành hai bữa một ngày, một bữa sáng trước khi bạn đi làm và một bữa tối sau khi bạn đi làm về. – Nên lựa chọn những loại thức ăn hoặc thực phẩm đóng gói đầy đủ dinh dưỡng và có nguồn gốc từ thịt là chủ yếu bằng cách xem những thông số trên bao bì để phù hợp với chú chó của bạn. Không nên mua các loại ngũ cốc hoặc các loại thực phẩm phụ của thịt để cho chó ăn cả ngày, nó sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho chó. Có thể tham khảo bác sĩ thú y để lựa chọn loại thực phẩm phù hợp với chú chó của bạn.Cho chó ăn thức ăn của người
Bạn có thể cho chó ăn những loại thức ăn của người, nhưng không nên quá nhiều bởi vì có những loại thức ăn của người sẽ khiến chó bị tăng cân, gặp các vấn đề về sức khoẻ và dị ứng như socola, bơ, bột bánh mì, nho khô,… – Nên chải lông thường xuyên cho chó để giảm bớt tình trạng rụng lông ở chó, và chải lông thường xuyên còn có thể giúp cho bạn phát hiện những căn bệnh ở chó như ve, rận, dị ứng,… để điều trị kịp thời. Nếu chú chó của bạn bị rụng lông quá nhiều, có thể tham khảo bác sĩ thú y và sử dụng những loại sữa tắm ngăn rụng lông cho chó. – Lông chó quá bẩn sẽ dẫn đến những căn bệnh về da cho chó. Nên tắm cho chó định kì. Một chú chó bình thường nên được tắm mỗi tháng một lần nhưng còn tuỳ vào giống chó và tần suất hoạt động để điều chỉnh số lần tắm cho phù hợp và nên sử dụng những loại sữa tắm dịu nhẹ. – Nếu chú chó của bạn có bộ lông quá dài, hãy đưa chó đến các cửa hàng thú cưng để cắt tỉa lông cho chó. Lông mọc quá dài có thể gây kích ứng các kẽ ngón chân và mắt, làm khuất tầm nhìn của chó. – Chó cũng cần được cắt tỉa móng để không mọc móng quá dài, nên cắt chậm rãi và nhẹ nhàng để không làm chó bị thương. – Nếu bận đi làm, các bạn có thể đưa chó đến các cửa hàng thú cưng để được chăm sóc đầy đủ và chuyên nghiệp nhất.10 Giống Chó Dành Cho Gia Đình Bận Rộn
10 GIỐNG CHÓ DÀNH CHO GIA ĐÌNH BẬN RỘN
Nuôi một chú chó trong nhà có thể mang lại sự hoà hợp cho những gia đình bận rộn nhưng bạn cần đảm bảo rằng đã chọn đúng giống để nuôi. Một chú chó con dễ thích nghi, thoải mái, sẵn sàng học hỏi (và chơi đùa) với mọi thành viên trong gia đình vừa đảm bảo chó của bạn có được những sự chăm sóc cần thiết, vừa tạo cho trẻ em cơ hội tuyệt vời để học về sự trách nhiệm.
Người đại diện American Kennel Club, Lisa Peterson cho biết: “Những chú chó luôn cần được quan tâm 24/7, từ những cuộc dạo chơi cùng gia đình đến việc học cách làm thể nào để dạy chúng những lệnh khác nhau khi huấn luyện”.
Bulldog Pháp
Là giống chó ban đầu được nuôi như chó cảnh, chó Bull Pháp dần trở thành những thành viên thân thiện của nhiều gia đình ở Mỹ. Chúng được đánh giá cao không những ở bản tính tình cảm mà còn bởi sự lanh lợi, chúng hoạt bát nhưng không quá hiếu động. Là giống chó nhỏ với phần đầu hơi bẹt và mõm ngắn, bulldog Pháp dễ gặp các vấn đề về hô hấp vì mũi của chúng và có xu hướng khịt mũi, hắt hơi thường xuyên.
French Bulldog thuộc dòng chó Non-Sporting
French Bulldog nằm trong nhóm 6 giống chó dành cho người hướng ngoại
Chó Corgi Cardigan (Cardigan Welsh Corgi)
Là giống chó cỡ trung bình với thân hình dài và chân ngắn đặc trưng. Chó Corgi Cardigan (có đuôi dài) yêu chủ và trung thành, sống tình cảm và ôn hoà. Chúng được nhận dạng bằng cái đuôi dài, lông rậm rạp và màu sẫm hơn những họ hàng Corgi Pembroke của chúng, Corgi Cardigan có thể thích nghi với cuộc sống ở nông thôn hay thành thị nhưng cần đảm bảo được chế độ vận động đều đặn để tránh bị béo phì
Chó Corgi Cardigan
Golden Retriever
Được xem là một ví dụ điển hình của chó gia đình, chó Golden Retriever thể hiện trí thông minh tuyệt vời và luôn mong muốn làm hài lòng chủ nuôi. Chúng là giống chó năng động, tràn đầy năng lượng có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh sống khác nhau và phù hợp với nhiều loại công việc từ phục vụ, tìm kiếm và cứu hộ. Là một giống chó trung thành và đáng yêu, Golden Retrievers thích chơi đùa cùng các thành viên trong gia đình và giao lưu cùng với con người, trẻ em và các động vật khác
Golden Retriever thuộc dòng chó thể thao (Sporting Group)
Thông tin về chó Golden Retriever (ảnh: www.cityzoo.vn)
Golden Retriever nằm trong nhóm 6 giống chó dành cho người hướng ngoại
Pug
Nổi tiếng với tính tình ôn hoà, thích vui đùa và hướng ngoại, Pug thích ở gần con người. Chúng dễ dàng thích nghi và thoải mái sống ở cả thành phố hoặc vùng nông thôn, và nhu cầu vận động thấp. Là một giống chó đáng yêu và thân thiện, Pug là người bạn đồng hành tuyệt vời và luôn khiến thành viên trong gia đình hài lòng.
Pug thuộc dòng chó Toy (Toy Group)
Một chú chó Pug tại sự kiện Ngày hội thú cưng PET WEEK-END 2023 ở Crescent Mall vào 07-04-2023 (ảnh: www.cityzoo.vn)
Pug nằm trong nhóm 6 giống chó dành cho người hướng nội
Basset Hound
Là giống chó với bản tính tự nhiên hiền lành, dịu dàng, Basset Hound xuất hiện đầu tiên vào thế kỉ 16, với mục đích tham gia vào các trò chơi săn bắt những loài thú nhỏ như thỏ. Nhờ bản tính không hiếu chiến, Basset hound rất được yêu thích bởi những người sành nuôi chó, thợ săn và các hộ gia đình. Với bộ lông ngắn của mình, chúng không đòi hỏi quá nhiều sự chăm sóc và nhu cầu vận động thấp, điều này dễ dàng giúp người nuôi mang chúng đi dạo cả ngày.
Basset Hound thuộc dòng chó săn (Hound Group)
Chó Basset Hound
Basset Hound nằm trong nhóm 6 giống chó dành cho người hướng nội
Chó sục Wheaten lông mềm (Soft-coated Wheaten Terrier)
Được nhân giống để phục vụ các công việc ở nông trại, dắt đàn cừu, săn bắt và canh giữ những trang trại nhỏ. Soft-Coated Wheaten Terrier tự tin, cảnh giác và vui vẻ. Chúng không có bản tính hiếu chiến như những giống chó dòng Terrier khác, mà lại hoạt bát hơn nhiều, và là những thợ săn thực thụ. Chúng rất thích thú với việc tập thể dục mỗi ngày. Những chú chó Wheaten hòa đồng với trẻ nhỏ, dễ dàng sống ở bất cứ đâu, thành thị, nông thôn hay ngoại ô, chỉ cần chúng có đủ chỗ để chơi đùa và chạy nhảy.
Soft-Coated Wheaten Terrier thuộc dòng chó sục (Terrier Group)
Chó Soft-coated Wheaten Terrier
Chó Greyhound
Mặc dù nổi tiếng là giống chó đua, nhưng Greyhound vẫn rất yên tĩnh và thoải mái khi nuôi trong nhà. Là những người bạn đồng hành đáng yêu thích thú với việc ở cùng với các thành viên trong gia đình giống như những chú chó khác. Greyhound rất thân thiện với trẻ em và sống tình cảm, đối với khách lạ thì lại hơi ngại ngùng. Là một giống chó lười biếng, Greyhound chỉ cần một chế độ tập luyện vừa phải, và bộ lông ngắn mềm mại của chúng rất dễ chăm sóc.
Greyhound thuộc dòng chó săn (Hound Group)
Chó Greyhound
Greyhound nằm trong nhóm 6 giống chó dành cho người hướng nội
Clumber Spaniel
Một trong chín giống chó ban đầu được đăng ký bởi AKC, giống chó Clumber Spaniel phù hợp với nhiều gia đình cũng như những vật nuôi khác. Là một giống chó vui vẻ, sống tình cảm, Clumber Spaniel thích đi dạo hàng ngày nhưng nhu cầu vận động của chúng không cao. Chúng nổi bật với bộ lông trắng và vàng chanh hoặc trắng và cam, Clumbers rụng lông quanh năm và có xu hướng chảy nước dãi nhiều hơn các giống khác, theo AKC.
Clumber Spaniel thuộc dòng chó thể thao (Sporting Group)
Chó Clumber Spaniel
Chó sục Boston Terrier
Là một trong những giống chó đầu tiên đến từ nước Mỹ, chó Boston Terrier là giống chó hoạt bát, thông minh với khả năng xử lý tuyệt vời. Chúng thích nghi tốt và dễ nuôi, nhu cầu vận động không cao và không cần chăm sóc nhiều. Chúng rất dễ huấn luyện, sống tình vảm với chủ nuôi và thân thiện với người khác.
Boston Terrier thuộc dòng chó Non-Sporting
Chó Boston Terrier
Chó sục Toy Fox Terrier
Hướng ngoại và thân thiện nhưng vẫn trung thành tuyệt đối với chủ, Toy Fox Terrier có thể làm rất nhiều việc, dù là săn bắn hay nuôi tại nhà. Can đảm và thông minh, Toy Fox Terrier có kích cỡ nhỏ phù hợp với gia đình sống trong căn hộ đô thị và bộ lông ngắn của chúng chỉ cần chải sơ qua để ngăn ngừa rụng lông. Dù loại chó này rất hoạt bát và nhiệt tình chơi đùa với trẻ em, nhưng không nên để chúng thường xuyên ở gần trẻ nhỏ, theo khuyến cáo của AKC.
Toy Fox Terrier thuộc dòng chó Toy
Chó Toy Fox Terrier
Bài viết: 10 GIỐNG CHÓ DÀNH CHO GIA ĐÌNH BẬN RỘN
Nguồn: PetMD
Biên soạn: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam
[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]
4 Giống Chó Cho Người Bận Rộn
Ngược lại với vẻ bề ngoài khá kỳ lạ, chó xúc xích (lạp xưởng – Dachshund) có tính cách đáng yêu và rất hoạt bát. Tên gọi của chúng tại Việt Nam bắt nguồn từ hình dáng thon dài cùng 4 chân ngắn giống Corgi. Mõm của chó lạp xưởng khá dài, hàm răng sắc nhọn và phần bụng hơi hóp về phía hai chân sau. Bản năng của lạp xưởng là hoạt động, thích đào bới nhằm giữ cho thân hình cân đối và dễ di chuyển. Tuy nhiên, do đặc điểm hình thể nên Dachshund không thể hoạt động quá lâu hoặc quá nhiều, đặc biệt là chạy hoặc bơi. Đây là một trong những giống chó dễ huấn luyện và tuân thủ kỷ luật. Ngoài ra, chúng còn được đánh giá là một chủng chó dũng cảm, có khả năng săn mồi độc lập. Hoặc trong những tình huống cấp bách, chúng hành động rất cẩn trọng. Trên thế giới, chó lạp xưởng được ưa chuộng và sử dụng làm chó trông nhà.
Chó lạp xưởng có 3 dòng chính: lạp xưởng lông mượt, lông dài và lông ngắn. Trong đó, chó lạp xưởng lông mượt là dòng thuần chủng, còn lông dài và lông ngắn là do lai tạo. Tuy nhiên, cả hai dòng có lông hầu như không gây cho chủ nhân khó khăn khi chăm sóc. Vậy nên, bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại nào bạn thích.
Chó Bull PhápChó Bull Pháp có ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu và lanh lợi. Tuy sở hữu khuôn mặt khá hung dữ nhưng Bull Pháp rất hiền lành và thân thiện với con người. Đặc trưng ngoại hình của chó Bull Pháp là đôi tai vểnh và lớn, mõm phẳng, mũi tẹt và hơi hếch lên phía bên trên. Bộ lông và da của chúng cực kỳ mềm mại, và bạn không phải lo lắng về vụ “thay lông” của Bull Pháp.
Lý do thứ hai khiến Bull Pháp phù hợp với cuộc sống của người bận rộn chính là khả năng ăn tạp. Dạ dày của Bull Pháp rất tốt nên bạn có thể dễ dàng thay đổi loại thức ăn cho chúng. Tuy nhiên, với bản năng “lười hoạt động” nên bạn cần chú ý để cân đối khẩu phần ăn để tránh bệnh béo phì. Một điểm thú vị nữa ở dòng chó Bull Pháp đó là chúng ít khi sủa bậy và gây tiếng ồn. Nếu bạn sống ở chung cư hay khu vực dân cư đông đúc thì nên lựa chọn nuôi Bull Pháp để bầu bạn hơn
Chó Chihuahua
Nếu đang có cảm tình với những chú chó kích thước nhỏ nhắn, Chihuahua là giống chó bạn nên nuôi. Chỉ nặng từ 1,5 đến 3 kg, Chihuahua là giống chó bỏ túi và có thể đi theo bạn khắp nơi. Mặc dù, chihuahua là giống chó có nguồn năng lượng “bùng nổ”. Nhưng bù lại, chúng không cần tập thể dục nhiều. Chúng có thể tự thỏa mãn nhu cầu hoạt động của bản thân trong một khoảng không gian hẹp như ngồi nhà của bạn.
Chó Toy PoodleToy Poodle cùng là một ứng cử viên hội tụ mọi yếu tố của một chú chó sinh ra cho người “bận rộn”: dễ thương và hiền lành, thông minh và trung thành lại không cần tập thể dục quá nhiều hay ăn tạp. Toy Poodle thích hợp nếu như căn hộ của bạn tách biệt với hàng xóm hoặc là có khả năng chống ồn.
Đầu tiên, Poodle cũng giống như Bull Pháp, ăn mọi thứ mà bạn cho chúng. Từ rau củ quả cho đến mọi loại thịt, thức ăn khô chúng đều có thể hấp thụ. Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị đồ ăn là những gì mà một người nuôi Poodle cảm nhận. Kích thước nhỏ nên Poodle có thể quen thuộc với không gian hoạt động hẹp. Poodle có trí thông minh vượt bậc, chúng đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng trí thông minh của loài chó. Có lẽ đây là lý do khiến Poodle có hành vi chuẩn mực, dễ kiềm chế so với các giống chó anh chị em khác. Và đây cũng được coi là điểm trừ duy nhất của chúng.
Có Nên Nuôi Chó Hay Không Khi Bạn Quá Bận Rộn?
Chó là một trong những loại động vật có đặc tính xã hội, vì vậy theo quy luật chung, chúng sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nhất chính là khi được ở cạnh bên những thành viên thân thiết trong gia đình của mình. Rất nhiều chú chó đã hình thành một sợi dây gắn bó tình cảm sâu sắc với người chủ đến nỗi chúng trở nên đặc biệt lo lắng, sợ hãi và cảm thấy không an toàn khi người chủ ra khỏi nhà. Hơn nữa, các cún cưng cũng sẽ cảm thấy rất buồn chán, nhất là khi chúng phải ở một mình trong khoảng thời gian quá dài. Và điều này có thể dẫn đến một số vấn đề khiến bạn phải lo lắng.
Bạn có nên nhận nuôi một chú chó hay không?
Trước khi đưa ra một quyết định khá quan trọng là nhận nuôi một chú chó, bạn cần cân nhắc về mong muốn cũng như điều kiện của bản thân mình và cũng không thể bỏ qua việc xem xét tới nhu cầu thiết yếu của các chú chó. Bạn nên suy nghĩ thật kỹ xem liệu mình có thể chăm sóc tốt cho chú cún của mình và có được những khoảng thời gian vui vẻ, hạnh phúc cho cả bạn lẫn chó cưng hay không.
Hầu hết các chú cún đều có nhu cầu được bầu bạn và như vậy chúng mới cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Do đó, việc bạn để chó cưng ở lại một mình trong thời gian dài không phải là một điều tốt cho chúng. Một số giống chó có nhu cầu bầu bạn lớn hoặc ưa thích hoạt động sẽ cảm thấy quãng thời gian một mình đấy vô cùng khó khăn và căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng không thể quên rằng phần lớn các chú chó cứ cách khoảng 4 giờ lại cần đi vệ sinh. Nếu cún cưng của bạn không thể ra ngoài để tới khu vực quy định, chúng sẽ buộc phải “giải quyết” trong nhà hoặc cố gắng nhịn và việc này có thể gây ra những ảnh hưởng về mặt sức khỏe của cún.
Trong trường hợp nhà bạn có một không gian an toàn ngoài trời có thể yên tâm để cún yêu ở đó khi bạn đi làm, vẫn có nhiều chú chó cảm thấy buồn chán, căng thẳng và thậm chí là làm ồn hoặc phá phách lung tung. Thêm nữa, đây không phải một phương án hợp lý trong những ngày thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Hay một vấn đề khác bạn nên suy nghĩ đến là việc chó yêu của bạn sẽ có thể bị bắt trộm nếu nó ở một mình ngoài sân. Và việc cún gây ra những âm thanh quá ồn ã cũng có thể khiến hàng xóm quanh nhà bạn khó chịu.
Nếu bạn thích nhận nuôi cún con chứ không phải một chú chó già, thì có lẽ sẽ càng có nhiều vấn đề hơn. Chẳng hạn như việc huấn luyện cún con biết đi vệ sinh đúng nơi quy định đòi hỏi phải có sự giám sát liên tục thì quá trình mới thành công được, vì vậy việc để các chú chó con ở nhà một mình trong một thời gian quá dài sẽ dẫn đến một số rắc rối. Ngoài ra, chó con đặc biệt cần có con người thường xuyên ở gần bên bầu bạn với chúng trong khoảng một năm đầu đời, để giúp chúng làm quen và hòa nhập xã hội xung quanh, tránh mắc phải những vấn đề hành vi như hay lo sợ hoặc tỏ ra hung dữ.
Hãy đặt ra những khoảng thời gian để tiến hành một số bài huấn luyện cơ bản, bởi điều này rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng cún con của bạn sẽ biết cách cư xử phù hợp. Việc huấn luyện này cũng sẽ giúp bạn không rơi vào tình huống buộc phải chuyển chú chó nhỏ của mình sang nhà khác hoặc vào các trạm cứu hộ vì không thể kiểm soát được hành động của nó.
Nếu hoàn cảnh của bạn không cho phép nhận nuôi một chú chó thì sao?
Một số gợi ý giúp bạn có thể chăm sóc cún cưng tốt dù rất bận rộn
Tùy vào khoảng cách giữa công ty và nhà của bạn cũng như thời gian nghỉ trưa, bạn có thể cân nhắc đến việc về nhà ăn trưa. Nếu chỉ mất khoảng 10 phút cho mỗi lần đi về và bạn vẫn có khoảng 1 giờ để ăn trưa, nghỉ ngơi thì đây là một phương án hoàn toàn khả thi. Thời gian đó sẽ đủ để bạn cho cún cưng ra ngoài đi vệ sinh, vận động nhẹ nhàng hoặc thậm chí là thực hiện một chuyến đi bộ ngắn dạo quanh khu vực gần nhà. Nếu bạn đã chuẩn bị đồ ăn từ hôm trước hoặc buổi sáng, bạn có thể vừa ngồi ăn vừa ngắm nhìn chó yêu chạy nhảy, tận hưởng khoảng thời gian thư giãn ngắn ngủi nhưng vô cùng thoải mái giữa ngày làm việc bận rộn.
Thử xem liệu rằng quanh khu nhà bạn có người hàng xóm nào yêu chó và ở nhà ban ngày không? Hoặc bạn có sống gần một người đã nghỉ hưu, có thời gian thoải mái và thích ra ngoài đi dạo chứ? Nếu có, hãy thử đặt vấn đề và trao đổi để có được sự giúp đỡ từ những người đó. Nếu có thể, bạn hãy đưa ra thỏa thuận về chi phí phù hợp hoặc nhận chăm sóc cho thú cưng của họ vào cuối tuần hay những dịp họ đi nghỉ xa. Đây có thể là một giải pháp hoàn hảo, đơn giản cho vấn đề của bạn và cũng an toàn cho cún yêu.
Ý tưởng về việc đưa chó yêu tới nơi làm việc thoạt nghe có vẻ rất điên rồ và với một số ngành nghề hay doanh nghiệp thì đó là một điều không thể. Tuy nhiên, bạn cũng có thể hỏi lãnh đạo xem liệu mình có thể đưa chú chó tới cơ quan hay không, nhất là khi bạn làm ở một văn phòng nhỏ, ấm cúng với những đồng nghiệp yêu chó. Trong trường hợp bạn làm việc ngoài trời hay có văn phòng riêng, ý tưởng này có vẻ sẽ càng khả thi, tuy nhiên, nếu bạn làm việc cho một công ty lớn hay trong môi trường công sở thì điều đó gần như là không thể.
Tùy thuộc vào đặc thù công việc cũng như vị trí hay vai trò của bạn trong công ty, bạn có thể cân nhắc hình thức làm việc tại nhà để có được thời gian biểu thoải mái hơn. Trước đây, làm việc tại nhà có thể coi là một khái niệm không phổ biến. Tuy nhiên, ngày nay, khi so sánh với việc phải di chuyển những quãng đường xa xôi, trang bị cơ sở hạ tầng tốn kém cho các văn phòng làm việc, cùng với sự bùng nổ của công nghệ, rất nhiều người lao động đã lựa chọn hình thức làm việc này để tăng năng suất công việc và giảm thiểu chi phí. Nếu công việc của bạn phù hợp để có thể làm tại nhà, đây sẽ là một lựa chọn giúp bạn có thời gian chăm sóc cún cưng yêu quý của mình dễ dàng hơn.
Đây là một lựa chọn khá tốn kém, nhưng nếu bạn có đủ điều kiện chi trả thì cũng nên cân nhắc tới gợi ý này. Bạn có thể thuê một người tới trông chú chó của mình trong khoảng 1 – 2 giờ trong ngày, giúp chúng được đáp ứng những nhu cầu về thực phẩm, vận động hay bài tiết. Hoặc bạn cũng có thể thuê một người tới dắt cún cưng đi dạo một vòng từ nhà bạn tới những khu vực rộng rãi, an toàn và đưa cún trở về nhà khi đã mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn phương án này, hãy xem xét thật kỹ về người mà bạn quyết định thuê, đảm bảo chắc chắn họ sẽ đối xử thật tốt với cún cưng khi bạn không có mặt.
Cũng có thể bạn sẽ may mắn gặp được hai chú chó vốn rất thân thiết với nhau và chúng ít khi cảm thấy quá buồn bã với việc người chủ phải rời đi. Dù vậy, trong trường hợp này bạn sẽ vẫn phải chắc chắn rằng hai chú cún không bị buồn chán hay đảm bảo chúng có những khoảng thời gian ra ngoài để đi vệ sinh. Tuy nhiên, lựa chọn này cũng có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ bởi có khá nhiều chú chó không cảm thấy được khuây khỏa kể cả khi đã có một chú chó khác ở bên bầu bạn, vì nó chỉ thấy nhớ người chủ của mình. Và nếu như vậy, rất có thể đến cuối cùng bạn lại phải lo lắng cho cả hai chú chó buồn bã, thay vì chỉ có một.
Hãy xem xét thật kỹ cuộc sống của mình trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bạn hãy tự đặt ra những câu hỏi xem liệu cuộc sống của mình có phù hợp để nhận nuôi một chú chó hay một bé cún con cho tiêng mình không; hoặc bạn có thể dành cho chú cún những quan tâm, chăm sóc tối thiểu mà chúng cần có chứ? Nếu công việc bắt buộc phải làm việc ở ngoài và tiêu tốn nhiều thời gian trong ngày, bạn không thể có thời gian để ý tới những nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của cún, có lẽ việc sở hữu một chú chó lúc này không phải là lựa chọn sáng suốt cho cả bạn và cún. Nhưng nếu bạn có thể cân đối cuộc sống của mình hợp lý để chào mừng một chú chó dễ mến bước vào gia đình mình, thì xin chúc mừng vì bạn sắp có những tháng ngày vui vẻ và thú vị sắp tới với cún cưng yêu dấu.
Người Bận Rộn Nên Chọn Nuôi Giống Chó Nào?
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta ước mơ sở hữu một chú chó nhưng có nhiều trở ngại, đặc biệt là quỹ thời gian hạn hẹp. Rõ ràng, người chủ tận tụy phải đầu tư thời gian không kém gì so với công sức và tiền bạc như bản kế hoạch này. Vậy một người bận rộn nên chọn nuôi giống chó nào để không cần vào bếp chuẩn bị đồ ăn, hay dắt chúng đi dạo?
Không có giống chó nào có thể sống trong gia đình bạn, tuân thủ quy định về ăn uống, đi vệ sinh mà không cần trợ giúp. Tuy nhiên, có một vài giống chó vẫn sống tốt mà không cần sự quan tâm hay chăm sóc quá nhiều. Và thậm chí có nhận nuôi hai đứa thì bạn giành danh hiệu “người chủ trách nhiệm”.
Hướng dẫn cho người mới nuôi chó
Tiêu chí lựa chọn nuôi giống chó cho người bận rộnCần cân nhắc một số yếu tố quan trọng sau đây trước khi bắt tay vào lựa chọn người bạn tri kỷ của mình.
Tập thể dục: Bản năng của loài chó là di chuyển. Chúng khác loài mèo, có thể nằm ngủ hoặc quẩn quanh một chỗ 24 giờ. Lựa chọn giống chó ít di chuyển, thích nằm ngủ hoặc hiền lành là yếu tố then chốt.
Huấn luyện: Chắc chắn bạn không muốn một chú chó sống quá hoang dã mà bạn không thể kiểm soát. Hãy lựa chọn những giống chó thông minh, hiểu nhanh chóng những yêu cầu cơ bản của chủ nhân.
Chăm sóc: Vệ sinh lông, móng và răng miệng sẽ chiếm một phần “Lịch làm việc hàng tuần” của bạn. Móng và răng miệng là 02 yếu tố tương đồng giữa các chủng chó khác nhau. Vậy nên, hãy lựa loài nào có bộ lông đơn giản, hoặc cụt lông để giảm tải khối lượng công việc.
Chăm sóc sức khỏe: Ngay cả những con chó khỏe mạnh nhất cũng cần đến bác sĩ thú y một hoặc hai lần một năm để kiểm tra. Những loài chó có dạ dày tốt, ít bị dị ứng hay gặp vấn đề về tiêu hóa sẽ có sức đề kháng cao hơn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để gặp bác sỹ thú y trừ việc khám định kỳ.
Đầu tiên, hãy tránh chọn nuôi giống chó nàyTrước hết, không nên nhận nuôi những chú chó có quá nhiều năng lượng bởi chúng luôn có nhu cầu hoạt động như chạy nhảy, đuổi bắt hoặc cắn gặm. Sống với một người bận rộn, ít nhận được sự quan tâm sẽ khiến chúng có khả năng mắc bệnh trầm cảm.
Ngoài ra, những giống chó quá thông minh cũng sẽ gặp trở ngại trong chính ngôi nhà của bạn. Chúng cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc hạn chế của bạn, dễ buồn và thất vọng. Khoảng cách tình bạn giữa hai bên có nguy cơ bị rạn nứt bởi vì chú chó này sẽ tự thích nghi với một lối sống cực kỳ độc lập.
Độ tuổi cũng là yếu tố để bạn quyết định nhận nuôi chó vào thời điểm nào. Chó con, đặc biệt dưới 16 tuần tuổi, có lượng năng lượng và sự tò mò vô biên. Chúng luôn luôn chạy nhảy, học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Thời điểm 6 tháng tuổi, chó con ít khi tuân thủ những quy tắc được hướng dẫn từ khi còn bé. Chúng cực kỳ hứng thú với những hoạt động thử thách như trận giả, đuổi bắt.
Chính vì vậy, bạn hãy lựa chọn những chú chó ở độ tuổi trưởng thành hơn như 2 hoặc 3 tuổi. Giống như một đứa con bắt đầu trưởng thành, mọi hành động đều được cân nhắc từ những kinh nghiệm học được khi còn nhỏ. Đặc biệt, chó trưởng thành luôn ý thức để tuân thủ luật lệ mà bạn đặt ra.
Giống chó tốt nhất cho người lười biếng hoặc bận rộn 1. Chó lạp xưởng (Dachshund)Ngược lại với vẻ bề ngoài khá kỳ lạ, chó xúc xích (lạp xưởng – Dachshund) có tính cách đáng yêu và rất hoạt bát. Tên gọi của chúng tại Việt Nam bắt nguồn từ hình dáng thon dài cùng 4 chân ngắn giống Corgi. Mõm của chó lạp xưởng khá dài, hàm răng sắc nhọn và phần bụng hơi hóp về phía hai chân sau.
Bản năng của lạp xưởng hoạt động, thích đào bới nhằm giữ cho thân hình cân đối và dễ di chuyển. Tuy nhiên, do đặc điểm hình thể nên dachshund không thể hoạt động quá lâu hoặc quá nhiều, đặc biệt là chạy hoặc bơi.
Đây là một trong những giống chó dễ huấn luyện và tuân thủ kỷ luật. Ngoài ra, chúng còn được đánh giá là một chủng chó dũng cảm, có khả năng săn mồi độc lập. Hoặc trong những tình huống cấp bách, chúng hành động rất cẩn trọng. Trên thế giới, chó lạp xưởng được ưa chuộng và sử dụng làm chó trông nhà.
Chó lạp xưởng có 3 dòng chính: lạp xưởng lông mượt, lông dài và lông ngắn. Trong đó, chó lạp xưởng lông mượt là dòng thuần chủng, còn lông dài và lông ngắn là do lai tạo. Tuy nhiên, cả hai dòng có lông hầu như không gây cho chủ nhân khó khăn khi chăm sóc. Vậy nên, bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại nào bạn thích.
2. Chó Bull PhápChó Bull Pháp đứng vị trí thứ hai trong danh sách đề cử của Fonti về giống chó dành người bận rộn. Bull Pháp có ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu và lanh lợi. Tuy sở hữu khuôn mặt khá hung dữ nhưng Bull Pháp rất hiền lành và thân thiện với con người.
Đặc trưng ngoại hình của chó Bull Pháp là đôi tai vểnh và lớn, mõm phẳng, mũi tẹt và hơi hếch lên phía bên trên. Bộ lông và da của chúng cực kỳ mềm mại, và bạn không phải lo lắng về vụ “thay lông” của Bull Pháp.
Lý do thứ hai khiến Bull Pháp phù hợp với cuộc sống của người bận rộn chính là khả năng ăn tạp. Dạ dày của Bull Pháp rất tốt nên bạn có thể dễ dàng thay đổi loại thức ăn cho chúng. Tuy nhiên, với bản năng “lười hoạt động” nên bạn cần chú ý để cân đối khẩu phần ăn để tránh bệnh béo phì.
Một điểm thú vị nữa ở dòng chó Bull Pháp đó là chúng ít khi sủa bậy và gây tiếng ồn. Nếu bạn sống ở chung cư hay khu vực dân cư đông đúc thì nên lựa chọn nuôi Bull Pháp để bầu bạn hơn.
3. Phốc sócNếu đang có cảm tình với những chú chó kích thước nhỏ nhắn, Chiahuahua là giống chó nên nuôi. Chỉ nặng từ 1,5 đến 3 kg, Chihuahua là giống chó bỏ túi và có thể đi theo bạn khắp nơi. Mặc dù, chiahuahua là giống chó có nguồn năng lượng “bùng nổ”. Nhưng bù lại, chúng không cần tập thể dục nhiều. Chúng có thể tự thỏa mãn nhu cầu hoạt động của bản thân trong một khoảng không gian hẹp như ngồi nhà của bạn.
Ở Việt Nam, Chiahuahua lông ngắn được nuôi phổ biến hơn dòng lông dài. Chính vì vậy, bạn cũng không cần lo lắng về việc chải chuốt lông cho chúng. Nếu bạn là người ít khi để mắt đến thú cũng, chiahuahua cũng khiến bạn an tâm vì người lạ rất khó tiếp cận chúng. Không những vậy, chúng còn biết ghen tị mỗi khi bạn tiếp xúc với một chú chó khác.
4. Toy PoodleToy Poodle cùng là một ứng cử viên hội tụ mọi yếu tố của một chú chó sinh ra cho người “bận rộn”. Dễ thương và hiền lành, thông minh và trung thành, không cần tập thể dục quá nhiều và ăn tạp. Điểm trừ duy nhất của Toy Poodle đó là chúng quá thông minh. Toy Poodle thích hợp nếu như căn hộ của bạn tách biệt với hàng xóm hoặc là có khả năng chống ồn.
Đầu tiên, poodle cũng giống như Bull Pháp, ăn mọi thứ mà bạn cho chúng. Từ rau củ quả cho đến mọi loại thịt, thức ăn khô chúng đều có thể hấp thụ. Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị đồ ăn là những gì mà một người nuôi poodle cảm nhận.
Kích thước nhỏ nên poodle có thể quen thuộc với không gian hoạt động hẹp. Poodle có trí thông minh vượt bậc, chúng đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng trí thông minh của loài chó. Có lẽ đây là lý do khiến Poodle có hành vi chuẩn mực, dễ kiềm chế so với các giống chó anh chị em khác.
Như đã nói bên trên, bạn sẽ gặp khó khăn nếu như nhận nuôi một dòng chó quá thông minh. Tuy nhiên, nếu như Poodle có những đặc tính phù hợp với những gì bạn mong đợi thì chúng cũng đáng để nhận nuôi.
Ngoài 04 giống chó trên, bạn có thể tìm hiểu thêm và chọn nuôi giống chó khác như Labrador, Golden Retriever,… Tuy 04 giống chó trong danh sách trên đều thích hợp với một cuộc sống độc lập khi chủ nhân không thể dành nhiều thời gian cho chúng, nhưng sự chăm sóc là điều cần thiết. Hãy cố gắng cân bằng thời gian dành cho chúng, nô đùa vào mỗi buổi tối sau khi về nhà hoặc thức dậy vào buổi sáng sớm dắt chúng đi dạo.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Chó Cảnh Cho Bạn Trẻ Bận Rộn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!