Bạn đang xem bài viết Các Mũi Tiêm Phòng Cho Chó Con Theo Tuần Tuổi được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để các mũi tiêm phòng cho chó con đạt hiệu quả. Các bạn phải có lịch tiêm phòng cho chúng đúng tuần tuổi, đúng ngày lặp lại. Sau khi chó con mới được sinh ra (sơ sinh), với bản năng tự nhiên. Chúng tự tìm vú chó mẹ để bú, thời điểm bú sữa lúc đó gọi là bú sữa đầu. Sữa đầu rất quan trọng vì trong sữa đầu có chứa các kháng thể bảo hộ chống lại các mầm bệnh nguy hiểm đang tồn tại ở môi trường. Nhưng các kháng thể này không tồn tại mãi được mà theo thời gian chúng sẽ mất đi, thường chúng tồn tại từ 5 – 6 tuần sau sinh. VẬY CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ CHÓ CON?Về cơ chế, kháng thể bảo hộ do mẹ truyền qua sữa đầu là kháng thể của cơ thể chó mẹ tạo ra. Ở trên chó con sơ sinh, các kháng thể này không có cơ quan tái tạo lại. Do chúng cần thời gian hoàn thiện các hệ thống của cơ thể.
Để tiếp tục bảo vệ sức khỏe cho chúng. Bạn cần thực hiện các mũi tiêm phòng dành cho chó con vào đúng thời điểm. Tức là lượng kháng thể của chó mẹ suy giảm khoảng 5-6 tuần sau sinh. Lúc này cơ thể chúng có thể tự tạo ra kháng thể bảo hộ. Vậy khi nào chúng mới có thể tự tạo ra kháng thể cho mình?
Trên thế giới, các giống chó rất đa dạng. Tùy trường hợp, các giống chó sẽ hoàn thiện hệ thống của chúng sớm hơn vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vaccine cũng thống kê được thời điểm để chích ngừa tốt nhất cho chúng là khoảng 7 – 8 tuần tuổi sau khi sinh.
CÁC MŨI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON NHƯ THẾ NÀO?Trên chó con có một số bệnh nguy hiểm bắt buộc phải tiêm phòng. Nếu không tiêm phòng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chó con. Tiếp theo sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, thời gian và tiền bạc của chủ nuôi nếu chúng mắc phải những bệnh nguy hiểm này. Thị trường hiện nay, có nhiều dạng vaccine nhưng mình chỉ giới thiệu có 2 loại vaccine thông dụng nhất.
Vaccine phòng 6 bệnh (Ví dụ: Canigen)
Vaccine phòng 7 bệnh (Ví dụ: Vanguards plus)
Về cơ bản vaccine đều là hàng nhập vào Việt Nam. Đều có công ty đại diện nhập khẩu vào Việt Nam. Mình xin giới thiệu 2 loại vaccine có độ bảo hộ chó con an toàn hiện nay. Đó là vaccine Vanguard plus (Mỹ) phòng 7 bệnh và vaccine Canigen (Pháp) phòng 6 bệnh.
Để điều chế vaccine, nhà sản xuất làm khảo sát, thống kê vùng dịch tễ chó thường nhiễm bệnh. Và sản xuất vaccine phục vụ cho nước sở tại. Dựa vào tính hiệu quả của vaccine, họ kinh doanh qua các nước lân cận. Dần dần lan tỏa qua các nước thuộc khu vực khác.
Dựa theo tuần tuổi thì có các mũi tiêm phòng dành cho chó con như sau:
* Đối với vaccine Canigen: 2 mũi tiêm cách nhau 4 tuần.
Từ 8 – 9 tuần sau sinh: tiêm mũi tiêm phòng đầu tiên cho chó con bằng vaccine 6 bệnh.
Từ 11 – 12 tuần: nhắc lại mũi tiêm phòng vaccine 6 bệnh cho chó con, kèm theo 1 mũi vaccine dại. Thường vaccine dại chó con phải đạt 11 – 12 tuần tuổi. Chú ý: khi tiêm vaccine dại cơ thể chó con phải khỏe mạnh, đúng ngày tuổi thì mới đạt hiệu quả cao.
* Đối với vaccine Vanguard: 3 mũi tiêm trong 6 tuần.
Từ 6 – 7 tuần tuổi: tiêm mũi tiêm phòng đầu tiên bằng vaccine 5 bệnh.
Từ 9 – 10 tuần tuổi: nhắc lại mũi tiêm phòng cho chó con bằng vaccine 5/L: Lọ chứa 5 bệnh kèm 1 bệnh Lepto.
Từ 12 – 13 tuần tuổi: nhắc lại mũi tiêm phòng cho chó con bằng vaccine 5/L – CV: Lọ vaccine khô chứa 5 bệnh kèm 1 bệnh Lepto + Lọ huyễn dịch (lọ nước) chứa Corona; Đến tuần này, tiêm kèm theo 1 mũi vaccine dại.
Sau khi các bạn đã tiêm đúng lịch tiêm phòng. Theo từng loại vaccine thì hằng năm các bạn chỉ cần lập lại 1 lần gồm: vaccine bệnh + vaccine dại.
Tóm lại, ở chó con chỉ có 2 mũi tiêm phòng vaccine: đó là tiêm phòng vaccine bệnh và tiêm phòng vaccine dại.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIÊM PHÒNG ĐẠT HIỆU QUẢ?Thời gian bảo hộ của kháng thể mẹ truyền tốt nhất từ 3 – 4 tuần sau sinh. Trong thời gian từ 5 – 6 tuần tuổi chó con có thể nhiễm bệnh trước khi tiêm phòng. Các bạn phải chú ý thời gian này để có biện pháp cách ly tránh tiếp xúc chó lạ, các dịch tiết, môi trường đất cát, nước bẩn, chuột, mèo, ngay cả khi bạn đi đâu đó có tiếp xúc chó, mèo lạ… Tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc và cách ly.
Trước khi tiêm phòng các bạn phải kiểm tra sức khỏe của cho chó con: kiểm tra nhiệt độ, màu phân, thể phân, niêm mạc mắt, tẩy giun… Những dấu hiệu khác thường. Trường hợp xảy ra bệnh thì đến phòng khám thú y điều trị, sau khi điều trị thì mới được tiêm phòng.
Ngoài ra, việc bảo quản vaccine cũng quan trọng. Vaccine phải được bảo quản lạnh và còn hạn sử dụng. Khi tiêm phòng nên dùng kim mới tránh dùng kim tiêm đã sử dụng hoặc sử dụng nhiều lần.
Với thông điệp “Hiểu rõ các mũi tiêm phòng là cách bảo vệ tuyệt vời nhất cho người bạn trung thành của bạn”.
Bài viết số: 01
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Hominhhoang.com
Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM
Điện thoại: 090 252 9302
Chó Poodle Phải Tiêm Mấy Mũi? Và Lịch Tiêm Của Poodle Theo Từng Độ Tuổi.
Vì sao phải có lịch tiêm chủng của Poodle – chó Poolde phải tiêm mấy mũi?
Đối với thú cưng nhà ta, các chàng các nàng cũng rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Nếu không được tiêm phòng theo định kỳ có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe xấu, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong hoặc các bệnh lây nhiễm cho chủ nhân.
Khi tiêm các loại vacxin khi tiêm vacxin phòng bệnh vào cơ thể chó,. Hệ miễn dịch sẽ bị kích thích nhẹ và sản xuất ra các kháng thể chống lại các loại virus gây bệnh. Nếu như cún cưng đã từng mắc bệnh thì hệ miễn dịch của chúng sẽ nhận biết và có khả năng tấn công các tác nhân gây bệnh.
Chó Poodle phải tiêm mấy mũi? lịch tiêm chủng từ các chuyên gia.Những thông tin sau để giúp bạn biết được loài chó Poodle nên tiêm mấy mũi. Đồng thời lịch tiêm chủng của Poodle ra sao.
Đợt 1:Từ 6 – 8 tuần tuổi: Sau khi chó vừa dứt sữa mẹ, bạn nên cho Poodle nhà mình đi tiêm ngay 5 mũi Care virus, Parvovirus, Bệnh viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó và Phổi cúm. Để tăng sức đề kháng cũng như khả năng phòng bệnh tốt.
Đợt 2:
Từ 10 – 12 tuần tuổi: Lúc này bạn cần tiêm cho boss nhà ta cần tiêm phòng mũi 7 loại bệnh: Care virus, Parvovirus, Bệnh viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó, Phổi cúm, Lepto và Corona.
Bạn lưu ý, không nên tiêm đợt 2 sớm hơn 3 hay muộn hơn 4 tuần kể từ lúc tiêm đợt đầu cho chó.
Đợt 3:Từ mũi đợt 3 bắt đầu từ khi chó được 14-16 tuần tuổi. Cũng như đợt 2 tiêm những mũi phòng 7 bệnh trên để ngừa bệnh. Hơn hết cũng không nên tiêm sớm hơn 3 hay muộn hơn 4 tuần kể từ đợt 2.
Chó Poodle phải tiêm mấy mũi? – và những lưu ý khi tiêm.Trước khi tiêm phòng, bạn cần chuẩn bị cho chó con một cơ thể khỏe mạnh, sau đây là những lưu ý chăm sóc sức khỏe cho boss:
Sữa ấm: Chó con mới sinh trong 7 ngày đầu bạn nên có đèn chiếu hồng ngoại 40W để sưởi ấm. Thời gian sưởi ấm cho chúng khoảng 15 – 20 phút trong ngày. Việc sưởi ấm giúp cho chó con mau khô, tia hồng ngoại giúp tổng hợp Calci phát triển khung xương. Ngoài ra, sức nóng của đèn còn tăng kích thích tuyến sữa của chó mẹ.
Tẩy giun: đối với chó Poodle dưới 6 tháng tuổi, mỗi tháng bạn đều tẩy giun cho các boss. Đối với chó Poodle trên 6 tháng thì cách 3 tháng nên tẩy giun 1 lần.
Phòng – trị ve: Nếu chó con Poodle có ve nên mua thuốc xịt ve là tốt nhất để trị ve bên ngoài da. Trên thị trường còn có các loại thuốc khác như: nhỏ giọt trên da, tiêm, uống cũng đi vào máu nhưng lại gây ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết. Với chó con Poodle có hệ đường ruột yếu nên tránh sử dụng các loại này.
Vệ sinh môi trường sống: Thường chó mẹ trước khi đẻ sẽ tự làm ổ. Sau khi sinh chó mẹ sẽ tự chăm sóc vệ sinh chó con. Thời điểm chó mẹ chăm sóc con là lúc môi trường sống bên ngoài thay đổi. Bạn nên vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ giúp cho chó con luôn khỏe mạnh.
Chó Poodle phải tiêm mấy mũi? – những lưu ý về lịch tiêm chủng của chó Poodle.Không phải trong giai đoạn nào cũng có tiêm chủng cho chó Poodle. Đây là vấn đề hết sức cần lưu ý vì nếu chó không đủ sức đề kháng để tiêm phòng, thậm chí là dẫn đến mất mạng.
Chó đang mang thai và chó vừa mới sinh:
Đối với trường hợp chó Poodle mang thai, khi tiêm mũi 7 bệnh có thể gây ra sốc và chèn ép thai nhi ở trong bụng, dẫn đến tình trạng chó bị sảy thai hoặc thậm chí thai bị chết lưu, chết trong bụng.
Đối với chó con cơ thể chúng cũng chưa được ổn định và phát triển toàn diện. Nên nếu tiêm phòng quá sớm sẽ khiến chúng bị sốc thuốc, thậm chí bị mất mạng.
Chó con đang bị bệnh không nên tiêm phòng:Chó con đang bị bệnh mà tiếp tục tiêm phòng càng khiến bệnh của chúng nặng hơn, trầm trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều. Rất nhiều người không biết điều này đã tự ý dẫn cún cưng của mình đi tiêm phòng trong lúc bị bệnh. Càng khiến bệnh phát tán nhanh hơn rất nhiều.
Đừng quên những lưu ý ở trên để cẩn trọng với những trường hợp không nên cho đi tiêm phòng bệnh. Tiêm phòng cho chó là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Chích ngừa cho chó đúng lịch trình và định kỳ theo hướng dẫn. Sẽ khiến chúng phát triển và sinh sản một cách bình thường và khỏe mạnh.
Hãy liên hệ với chúng tôi POODLE STORELịch Tiêm Phòng Bệnh Cho Chó Con. Giá Tiêm Các Loại Vacxin Cho Chó
I. Lịch tiêm phòng cho chó và Giá các loại vac-xin Mũi 1: từ 6 – 8 tuần tuổi
Loại Vacxin 5 bệnh, có giá khoảng 150k – 170k.
– Phòng bệnh Care (do virut Paramyxovirus trong hệ bài tiết): gây chán ăn, ủ rủ, mắt đỏ, tiêu chảy, có nước mũi, rỉ mắt xanh…nếu nặng có thể tử vong.
– Phòng bệnh Parvo (do virus Parvo hoặc Corona trong thức ăn, nước uống gây ra): chó đi phân lỏng, có lẫn máu có mùi hôi tanh.
– Phòng bệnh viêm gan truyền nhiễm (do virut Adenovirus gây ra): gây ủ rũ, mệt mỏi, bụng phềnh to.
– Phòng bệnh ho cũi chó và cúm.
Mũi 2: từ 10 – 12 tuần tuổiVac-xin 7 bệnh, có giá khoảng 160k – 180k.
Tương tự mũi 5 bệnh nhưng có phòng thêm 2 bệnh là:
– Bệnh Lepto (do vi khuẩn Lêptospira xâm nhập qua vết thương hở): gây ủ rũ, chán ăn, thường nôn và đi phân lỏng.
– Bệnh Corona (do virut Coronavirus trong ruột non gây nên): gây nôn mửa và tiêu chảy.
Mũi 3: từ 12 – 14 tuần tuổiVacxin phòng dại, giá khoảng 200 – 220k
Phòng bệnh dại (do virut Rhabdovirus lây truyền qua nước dãi và vết cắn của chó): khiến chó trở nên hung dữ bất thường và sau đó bị bại liệt.
Bệnh có thể lây truyền qua người nên rất nguy hiểm.
Mũi 4: 1 năm tuổiNhắc lại mũi 2 (mũi vacxin 7 bệnh)
Không bắt buộc nhưng nên tiêm để chó có sức đề kháng tốt nhất.
– Nếu cún cưng của bạn đã lớn mà chưa tiêm vac-xin lần nào, nên đưa đi tiêm ngay lập tức từ mũi đầu tiên.
– Trước khi tiêm vac-xin cần tẩy giun cho cún trước từ 3 – 4 tuần. Tránh tuyệt đối tẩy giun và tiêm vac-xind đồng thời.
– Nếu cún trong tình trạng sức khỏe không tốt, nên đợi khi nào chúng khỏe hãy tiêm.
– Trước khi tiến hành phối giống cho thú cưng, nếu gần với lịch tiêm phòng, bạn nên đưa đi tiêm trước từ 1 – 2 tháng. Việc này sẽ giúp truyền kháng thể từ chó bố mẹ sang bào thai, giúp cún con sinh ra khỏe mạnh.
– Khi mua chó con hoặc chó đã trưởng thành, bạn cần yêu cầu giấy chứng nhận tiêm phòng. Nếu chó chưa được tiêm phòng phải yêu cầu người bán tiêm 2 mũi phòng dại và phòng 7 bệnh trước khi đưa chó về nhà.
– Hằng năm, tại trung tâm y tế của huyện, xã đều tổ chức tiêm vac-xin định kì cho chó, mèo, trâu, bò,…bạn nên chú ý những thông báo này để đưa thú cưng của mình đi tiêm. Nếu không bạn có thể đưa cún đến các cơ sở thú y để tiêm trực tiếp.
– Tiêm vac-xin phòng bệnh vừa đảm bảo sức khỏe cho chó vừa bảo đảm an toàn cho người nuôi, vì vậy cần chú ý tiêm phòng định kì hằng năm cho chó của bạn.
Lịch Tiêm Phòng Cho Chó Theo Khuyến Nghị Của Akc
Lịch tiêm phòng cho chó cần tuân thủ liệu trình như sau:
Mũi thứ 1: Tiêm cún cưng vào lúc 6~8 tuần tuổi, khi mà cún đã tương đối cứng cáp, chuẩn bị dừng sữa mẹ và tập ăn cơm thịt. Khi đó lượng kháng thể trong sữa mẹ giảm, cún cần được tiêm phòng mũi 5 bệnh để có đề kháng trước các bệnh nguy hiểm.
Mũi thứ 2: không sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần sau mũi thứ 2, bạn phải tiêm phòng cho cún mũi 7 bệnh để đề phòng thêm bệnh lapto và corona.
Mũi thứ 3: Tương tự như mũi 2 và không đc quá sớm, quá muộn. Nếu quá muộn bạn phải tiêm liệu trình lại từ đầu.
Mũi phòng dại: khi cún cứng cáp được 6~8 tháng.
Mũi tiêm nhắc lại hàng năm: tiêm phòng mũi 7 bệnh cho cún hàng năm vào các mốc thời gian dễ nhớ (sinh nhật, dịp lễ)
Khi tiêm phòng cho chó cần lưu ý:
Nên tẩy giun cho cún trước hoặc sau khi tiêm từ 5~7 ngày. Không tiến hành tẩy giun và tiêm phòng đồng thời.
Tiêm cún trong tình trạng sức khỏe tốt, không tiêm khi cún bị mệt mỏi, bệnh lý, sốt…
Tiêm đúng chủng loại vaccine. Phân biệt rõ loại 5 bệnh, 6 bệnh, 7 bệnh.
Mua cún từ 2,5 tháng tuổi trở lên, có sổ tiêm rõ ràng, có dán nhãn vaccine.
@ Petizen
Tiêm phòng cho cún cưng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ cho các Boss. Tiêm vaccine là cách tốt nhất để giúp Boss tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm, bệnh hiểm không có thuốc chữa. Rất nhiều trường hợp không tuân thủ liệu trình dẫn đến cún tử vong chỉ trong vòng vài ngày.
Cách Tiêm Phòng Cho Chó Con
Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách tiêm phòng cho chó con hiệu quả nhất. Qua bài viết này bạn sẽ thấy được dịch vụ tiêm phòng tại nhà là như thế nào?
Trước khi tiêm phòng các bạn phải chú ý đến thể trạng của thú cưng. Không phải cứ đến ngày, đến tháng tuổi của thú cưng là bạn “đè” chúng ra tiêm phòng. Mà chúng ta phải chuẩn bị sức khỏe tốt cho chúng.
Vào một ngày đẹp trời có một khách hàng gọi cho mình và muốn mình tiêm phòng cho chó Alaska. Rất là bất ngờ luôn, khi vị khách hàng gửi cho mình địa chỉ là ở Hóc môn. Đây là tin nhắn của vị khách đó
Hôm đó mình rất vui vì có một khách hàng ở rất xa mình mà vẫn tin tưởng dịch vụ tiêm phòng tại nhà thú cưng của mình. Nhưng điều gì đã làm cho khách hàng tin tưởng đến vậy? Hôm nay mình tổng hợp quá trình tư vấn về dịch vụ tiêm phòng chó mèo tại nhà. Và chia sẻ cho các bạn.
GIAI ĐOẠN CHÓ CON VỀ NHÀ MỚICách mà mình tiêm phòng cho chó con là mình hỏi về sức khỏe, tình trạng của chó con hiện đang như thế nào? Chắc các bạn cũng biết có nhiều nguyên nhân chủ nuôi nhận nuôi chó con. Và khi chó con về nhà mới, chủ nuôi luôn sẵn sàng cho việc tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nhưng các bạn thử nghĩ chó con mới về nhà thì có nên tiêm phòng ngay được không???
Bạn hãy tưởng tượng mình đang ở Sài Gòn, sắp bước lên máy bay để đi du lịch. Khi máy bay đáp xuống chắc chắn không ít thì nhiều môi trường sẽ tác động lên cơ thể bạn. Các bạn sẽ cảm thấy hơi mệt một chút.
Cơ thể chó con cũng như vậy, cũng chịu stress do môi trường. Ngoài ra, thú cưng còn chịu thêm những yếu tố tâm lý khác như: tách biệt gia đình anh chị em cũng lứa, nhận chủ nuôi mới, thức ăn bị thay đổi, khẩu vị cũng thay đổi, tiếp xúc với động vật khác trong nhà… Và rất nhiều lý do khác. Sự thay đổi đó ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe và thể trạng của chó con.
Như vậy bạn có nên chích ngừa khi mới đem chó về nhà không?
Mình nghĩ các bạn đã có câu trả lời rồi!
CHÚNG TA CHUẨN BỊ SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG CHÓ CON?Chó con mới về nhà chúng ta nên làm gì đây?
Khoảng thời gian quan trọng nhất khi chó con về nhà mới là khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày. Trong thời gian “vàng” này bạn cần:
Có thời gian chăm sóc chơi đùa với chó con khi mới về nhà. Vì bây giờ bạn là chủ nuôi mới nên làm quen và tạo thiện cảm. Việc làm quen giúp cho chó con của bạn ổn định về tâm lý và tin tưởng bạn. Bạn chính là chỗ dựa của chúng, chúng chỉ tin mỗi bạn. Khi chúng gặp vấn đề gì thì chúng sẽ “méc” với bạn.
Do môi trường sống thay đổi nên từ ngày đầu bạn đặt chó con trong khu vực sinh hoạt mà bạn chuẩn bị sẵn. Giúp chúng làm quen với môi trường mới. Lúc đầu chưa quen, chúng có thể sẽ nôn hoặc tiêu chảy vài ngày. Nhưng sau đó các triệu chứng này sẽ tự hết. Khi chúng nôn hoặc tiêu chảy bạn có thể bù nước cho chúng bàng Orezol (nước biển khô của em bé, bạn có thể mua ở bất kỳ tiệm thuốc tây gần nhà)
Khẩu phần ăn trong 2 ngày đầu của chó con không nên thay đổi đột ngột và cho ăn ít. Từ ngày thứ 3 trở đi, nếu mọi việc đều ổn thì bạn hãy tăng dần lượng thức ăn lên.
Cách ly với những động vật khác trong nhà. Có thể chó con của bạn nhiễm giun từ trong bụng mẹ hoặc đang ủ bệnh nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài. Việc cách ly là bảo vệ chó con và những động vật khác ở trong nhà. Bạn hãy nhớ! Nhớ rửa tay của bạn trước và sau khi tiếp xúc với chúng. Bàn tay sạch là bàn tay yêu thương chúng, là lá chắn bảo vệ bạn và thú cưng của mình.
Nếu ngày thứ 3 ở nhà mới chó con vẫn khỏe mạnh thì bạn nên tẩy giun sán cho chúng. Lịch tẩy giun sán với chó dưới 6 tháng tuổi là mỗi tháng tẩy giun 1 lần. Với chó trên 6 tháng tuổi thì 3 – 4 tháng sau mới tẩy giun sán 1 lần. Thuốc tẩy giun có hại cho sức khỏe của chó con không? Đương nhiên thuốc tẩy giun sẽ ảnh hưởng đến cơ thể chó con. Có thể làm chúng khó chịu, mệt, không muốn vận động hoặc bỏ vài bữa ăn hoặc ngứa ngáy vùng kín, vùng hậu môn. Các biểu hiện này cũng quá không lâu và thể trạng chó con cũng trở lại bình thường. Với bản tính hiếu động và học hỏi thế giới bên ngoài nên chúng sẽ khám phá thế giới xung quanh nhà. Ngoài ra, chó con thiếu khoáng, thiếu Canxi sẽ có biểu hiện liếm đất, liếm cát,…Vì thế chúng rất dễ nhiễm giun sán từ môi trường.
Đó là toàn bộ quá trình mình tư vấn cho khách hàng hiểu thêm về sức khỏe của thú cưng và hiệu quả của vắc xin trước khi tiêm phòng. Bài viết sau mình sẽ chia sẻ thêm về cách khám bệnh, những lưu ý khi tiêm phòng cho chó con.
Bài viết số: 32
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Hominhhoang.com
Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM
Điện thoại: 090 252 9302
Các Loại Vacxin Và Giá Tiêm Phòng Cho Chó
Vacxin cho chó cũng tương đối giống vacxin của con các bạn. Nó bao gồm mầm bệnh hay chỉ là 1 phần cấu trúc mầm bệnh đã yếu đi và đã không còn khả năng gây bệnh. Khi tiêm vào cơ thể thì hệ thống miễn dịch của chó sẽ được kích thích và gây lên kháng thể để có thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh sau này.
Theatre20.com tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu, như đã đưa ra trong phần Điều khoản Sử dụng, rằng những người sử dụng trang web chúng tôi hoặc bất kỳ các trang web thành viên nào của chúng tôi (sau đây mỗi trang được gọi là Trang Web) cũng sẽ ứng xử hao hao. Chúc Bạn Đọc 1 Ngày Vui Vẻ!
Nguyên nhân là do virut Rhabdovirus lây truyền qua nước dãi và vết cắn của chó. Bệnh dại tại chó có thể lây truyền sang cho con các bạn nên rất nguy hại. Khi chó bị bệnh thì có thời kỳ, thời kỳ một là hung dữ bất thường, thời kỳ 2 là bại liệt.
lLý do của bệnh là do vi khuẩn Lêptospira thường xâm nhập vào cún thông qua các vết thương hở hay do uống phải nước có chứa mầm bệnh. Bệnh lepto có thể lây truyền từ cún sang các bạn. Triệu chứng của bệnh là chó ủ rũ, chán ăn, thường nôn và đi phân lỏng. Khi thấy chó có triệu chứng đi tiểu có máu và vàng da thì không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
– Bệnh viêm gan truyền nhiễmBệnh này là do virut Adenovirus tạo ra, truyền nhiễm qua đường thức ăn, phân hay nước dãi của cún bị bệnh. Triệu chứng của bệnh là ủ rũ, mệt mỏi, bụng phềnh to. Kể cả khi được điều trị khỏi, bệnh cũng có thể để lại các thương tổn về thận hay mắt ở cún.
– Bệnh parvo(viêm ruột)Vì sao của bệnh là virus Parvo hoặc Corona sảy ra. Bệnh truyền nhiễm qua phân, thức ăn hay nước uống của chó bị bệnh. Vì là bệnh viêm tuột nên triệu chứng của bệnh là cún đi phân lỏng, có lẫn máu có mùi hôi tanh. Khi bị bệnh chó sẽ mất nước rất nhanh nên cần phảu truyền dịch và uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa những bệnh khác có thể phát triển.
Khi cún 4 tuần tuổi: đi kiểm tra sức khỏe và tẩy giun cho cún
Từ 6 – tám tuần tuổi: Tiêm vacxin (care, lepto, viêm gan, cúm…) mũi 1.
Từ 8 – 10 tuần tuổi: Tiếp tục tiêm các vacxin phòng bệnh mũi 2.
Từ 12 tuần tuổi: Khởi đầu tiêm phòng dại mũi 1.
24 tuần tuổi: Tiêm phòng dại mũi 2
Lưu ý: Bệnh dại nên tiêm phòng nhắc lại vào hàng năm
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Mũi Tiêm Phòng Cho Chó Con Theo Tuần Tuổi trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!