Xu Hướng 6/2023 # Các Câu Hỏi Thường Gặp (Faq) # Top 7 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Các Câu Hỏi Thường Gặp (Faq) # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Các Câu Hỏi Thường Gặp (Faq) được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mặc dù việc kết hợp đó mang đến nhiều khó khăn cho trung tâm cứu trợ khi tìm nhà cho các con vật, nhưng chúng tôi tự hào đưa ra báo cáo mức tăng ổn định, lâu dài về tỷ lệ phóng sinh cho hàng trăm con vật đến trung tâm mỗi tháng.

Chúng tôi sẽ không thể đạt được những thành quả trong vài năm qua nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với cộng đồng lớn bao gồm những người yêu động vật trong quận để xây dựng dựa trên những lợi ích đó để mọi con vật đều khỏe mạnh, có thể điều trị được và có thể quản lý khi đến trung tâm cứu trợ đều tìm thấy nhà.

Hãy bắt đầu từ những điều cơ bản. Dịch Vụ Động Vật Quận Multnomah cung cấp những dịch vụ nào?Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi của động vật và con người ở Quận Multnomah. 

Nhiệm vụ đó bao gồm:

Qiải quyết những khiếu nại về sự phiền toái của động vật

Giúp đỡ chủ sở hữu vật nuôi thông qua các dịch vụ tìm kiếm vật nuôi thất lạc của chúng tôi để đưa về đoàn tụ với họ

Làm việc với tất cả các đối tác trong cộng đồng của chúng tôi để nhận nuôi động vật

Cấp phép cho động vật

Khuyến khích cộng đồng quan tâm và chăm sóc thú cưng của họ

Phần lớn công việc của chúng tôi là cam kết cải thiện tỷ lệ động vật sống rời trung tâm cứu trợ, đôi khi được gọi là tỷ lệ động vật được cứu sống đối với chó và mèo.

Tỷ lệ động vật sống rời trung tâm cứu trợ được tính như thế nào? Tỷ lệ động vật sống rời trung tâm cứu trợ được tính bằng cách chia tổng số kết quả động vật sống (nhận nuôi, chuyển giao và trả lại cho chủ sở hữu) cho tổng kết quả.

Tỷ lệ động vật sống rời trung tâm cứu trợ gần đây nhất của những con chó tại trung tâm là bao nhiêu? 96,2% trong năm 2016.

Tỷ lệ đó so với những năm trước như thế nào? Tăng từ 70,9% trong năm 2006.

Tỷ lệ động vật sống rời trung tâm cứu trợ gần đây nhất của những con mèo tại trung tâm là bao nhiêu? 92,5% trong năm 2016.

Tỷ lệ đó so với những năm trước như thế nào? Tăng từ 37,7% trong năm 2006.

Trung tâm cứu trợ đã đạt được những tỷ lệ đó bằng cách nào? Các nhân viên và tình nguyện viên đã hợp tác với cộng đồng để thiết lập các chương trình đã được kiểm chứng trong vài năm qua. Trong số những nỗ lực thành công nhất là việc chuyển giao chó và mèo cho các đối tác cộng đồng như trung tâm cứu trợ tư nhân, nhóm cứu hộ và nhà nuôi dưỡng riêng cho những động vật có nhu cầu cao.

Nhân viên và tình nguyện viên cũng không ngừng học hỏi những cách mới để giảm bớt căng thẳng cho chó và mèo tại trung tâm cứu trợ và tìm cách làm phong phú thêm trải nghiệm ở đây cho động vật, chẳng hạn như chương trình đào tạo của chúng tôi.

Tại sao lại có sự khác biệt về tỷ lệ động vật sống rời trung tâm cứu trợ giữa chó và mèo? Số lượng chó được tiếp nhận đã giảm gần một nửa trong vòng 20 năm qua, sự cải thiện đáng kể mà chúng tôi nghĩ là nhờ những người nuôi chó có lưu ý đến thông điệp về việc cần phải chiều chuộng và chăm sóc thú cưng của họ.

Số lượng mèo được tiếp nhận trong cùng khoảng thời gian đó đã tăng lên, có nghĩa là chúng ta có thể đạt được lợi ích to lớn trong cộng đồng bằng cách tăng tỷ lệ mèo thiến/hoạn.

Chủ sở hữu chó cũng có nhiều khả năng xin giấy phép cho vật nuôi của họ hơn chủ sở hữu mèo, vì vậy cũng cần tăng khả năng này cho mèo.

Cơ sở để tính toán tỷ lệ động vật sống rời trung tâm cứu trợ là gì? Từ Asilomar Accords.

Tôi chưa bao giờ nghe nói đến Asilomar Accords. Đó là gì? Vào tháng 8 năm 2004, một nhóm các nhà lãnh đạo trong ngành phúc lợi động vật trên toàn quốc đã triệu tập tại trung tâm cứu trợ Asilomar ở California. Trong số các lý do của buổi triệu tập đó là để tạo ra các mục tiêu tập trung vào việc giảm đáng kể tình trạng trợ tử cho động vật đồng hành khỏe mạnh và có thể chữa trị ở Hoa Kỳ.

Mục đích của Accords và tỷ lệ động vật sống rời trung tâm cứu trợ là tạo ra một hệ thống thống nhất để các cộng đồng hiểu rõ hơn về tiến trình của trung tâm cứu trợ động vật và có được cái nhìn toàn cảnh về tiến trình trên toàn quốc.

Ngoài trung tâm cứu trợ động vật Quận Multnomah, còn bên nào sử dụng phép tính này từ Asilomar? Hàng trăm cơ sở chăm sóc động vật công và tư nhân trên toàn quốc, bao gồm cả Liên Minh Trung Tâm Cứu Trợ Động Vật Portland (Animal Shelter Alliance of Portland, ASAP), đã đồng ý sử dụng phép tính thường được chấp nhận này để đo lường tiến trình của họ trong việc chấm dứt tình trạng trợ tử cho những con chó và mèo khỏe mạnh, có thể điều trị được và có thể quản lý được.

Có những ai trong Liên Minh Trung Tâm Cứu Trợ Động Vật Portland ngoài Dịch Vụ Động Vật Quận Multnomah? Liên minh là liên kết tất cả các trung tâm cứu trợ động vật công và tư nhân trong khu vực cũng như trong cộng đồng thú y.

Những người sáng lập Liên Minh bao gồm:

Dịch Vụ Động Vật Quận Multnomah

Đội Cứu Hộ Xã Hội Nhân Đạo Oregon

Hiệp Hội Nhân Đạo Tây Nam Washington

Hiệp Hội Y Tế Thú Y Portland

Liên Minh Mèo Hoang Oregon, Nhóm Nhận Nuôi Mèo

Liên Minh Ngừa Thai Cho Mèo và Chó

Hiệp Hội Thú Y Tây Nam 

Dịch Vụ Động Vật Quận Washington

Dịch Vụ Cho Chó của Quận Clackamas

Khi chó và mèo được đưa đến trung tâm cứu trợ của quận, trung tâm cứu trợ quyết định xem chúng có khỏe mạnh, có thể chữa trị và quản lý được hay không bằng cách nào? Mọi con chó và mèo mà có thể được đối xử an toàn đều được kiểm tra sức khỏe. Chó cũng được đánh giá hành vi để xác định xem chúng có thể được nhận nuôi an toàn vào nhà mới hay không.

Nếu con chó có thể điều trị được và được đánh giá là có thể phục hồi hoặc có thể quản lý được, các phương án có thể bao gồm chuyển đến một trong các tổ chức đối tác của trung tâm cứu trợ trong cộng đồng của chúng tôi, đưa vào nhà nuôi dưỡng, huấn luyện trong trung tâm cứu trợ hoặc kiểm tra y tế bổ sung.

Không có đánh giá chính thức được công nhận trên toàn quốc dành cho mèo. Tuy nhiên, nhân viên của trung tâm cứu trợ sẽ theo dõi tất cả hành vi của mèo bằng cách ghi chú, cập nhật hàng ngày trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 ngày khi mèo được giữ lại để chờ chủ sở hữu đưa ra yêu cầu.

Những phương án dành cho các con mèo có thể điều trị được và được đánh giá là có thể phục hồi hoặc có thể quản lý được cũng có thể bao gồm chuyển đến một trong các tổ chức đối tác của trung tâm cứu trợ trong cộng đồng của chúng tôi, đưa vào nhà nuôi dưỡng, huấn luyện trong trung tâm cứu trợ hoặc kiểm tra y tế bổ sung.

Thuật ngữ có thể phục hồi bao gồm tất cả những con chó và mèo không khỏe mạnh, nhưng có khả năng trở nên khỏe mạnh nếu được chăm sóc tương đương với sự chăm sóc thường được cung cấp bởi những chủ sở hữu/người giám hộ hợp lý và chu đáo.

Thuật ngữ có thể quản lý bao gồm tất cả những con chó và mèo không khỏe mạnh và không có khả năng trở nên khỏe mạnh, nhưng có khả năng duy trì chất lượng sống đạt chất lượng nếu được chăm sóc tương đương với sự chăm sóc thường được cung cấp bởi những chủ sở hữu/người giám hộ hợp lý và chu đáo.

Có những phương án nào đối với động vật bị bệnh? Dịch Vụ Động Vật Quận Multnomah là trung tâm cứu trợ đầu tiên trong khu vực được Hiệp Hội Bệnh Viện Động Vật Hoa Kỳ công nhận vào năm 2006. Chúng tôi có một bác sĩ thú y toàn thời gian và ba chuyên viên thú y được chứng nhận.

Đối với các nhu cầu y tế đặc biệt, trung tâm cứu trợ sử dụng Quỹ Dolly được hỗ trợ bởi các khoản quyên góp riêng từ cộng đồng của chúng tôi. Các tổ chức đối tác cộng đồng của trung tâm cứu trợ cũng hỗ trợ bằng cách đôi khi chấp nhận những con chó và mèo cần chăm sóc y tế đặc biệt.

Trung tâm cứu trợ có đặt ra ngày trợ tử chó thú cưng không? Không. Động vật được nhận nuôi có đủ thời gian cần thiết để được sắp xếp vào nhà nhận nuôi hoặc chuyển đến một trong các cơ quan đối tác nhận vật nuôi trong cộng đồng của chúng tôi.

Tại sao một số con vật cuối cùng được trợ tử? Chúng tôi quan tâm đến tất cả các loài động vật đến trung tâm cứu trợ mở cửa của chúng tôi và chúng tôi cố gắng tạo chỗ ở cho tất cả chúng. Chúng tôi cũng làm việc với nhiều đối tác cộng đồng của mình để sắp xếp chỗ ở cho chó và mèo trong nhà, hoặc với các tổ chức động vật hoặc nhà nuôi dưỡng khác.

Kể từ năm 2009, trung tâm cứu trợ đã chấm dứt tình trạng trợ tử cho những con chó và mèo khỏe mạnh và trong mối quan hệ hợp tác với các đối tác cộng đồng, trung tâm cứu trợ đang xây dựng dựa trên nhiều năm đạt được tỷ lệ động vật sống rời trung tâm cứu trợ đối với những con vật có thể điều trị được.

Tuy nhiên, một số con chó và mèo được trợ tử một cách nhân đạo khi được xác định dựa trên Asilomar Accords được quốc gia chấp nhận rằng chúng có vấn đề về sức khỏe gây nguy hiểm cho những con vật còn lại của quần thể động vật tại trung tâm cứu trợ hoặc được xác định là quá nguy hiểm cho cộng đồng.

Vì sứ mệnh trong cộng đồng của chúng tôi là bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi của cả động vật và con người, nên có một số loài động vật được coi là quá không an toàn để nuôi dưỡng trong quần thể động vât nuôi giữ hoặc thả ra nơi công cộng.

Tôi có thể giúp đỡ bằng cách nào?

Chọn nhận nuôi từ trung tâm cứu trợ động vật mở cửa của chúng tôi, nơi tiếp nhận tất cả chó và mèo bất kể tuổi tác, giống loài, sức khỏe hoặc tính cách của chúng. Mỗi con vật chỉ cần một người chăm sóc yêu thương chúng một cách dịu dàng. Bạn có thể là người đó.

Được rồi. Tôi đã đọc tất cả những điều này. Giờ thì sao? Nếu bạn quyết định nhận nuôi một con chó hoặc mèo, trung tâm cứu trợ của chúng tôi có các chuyên gia được đào tạo sẽ cố gắng hết sức để tìm ra con vật phù hợp nhất với bạn. Trung tâm cứu trợ mở cửa hàng ngày ngoại trừ thứ Tư và ngày lễ.

Tìm hiểu về phí nhận nuôi chó và mèo.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đã có một con chó hoặc con mèo và không muốn nuôi thêm con khác? Sau đó, vui lòng cân nhắc việc thiến hoặc hoạn vật nuôi của bạn để ngăn chúng mang thai ngoài ý muốn.

Giảm $30 cho dịch vụ hoạn mèo và $25 cho dịch vụ triệt sản mèo cũng được áp dụng cho những cư dân có thu nhập thấp không được chính phủ hỗ trợ.  Tìm hiểu xem bạn có đủ điều kiện hay không.

Tôi nên làm gì khác nếu tôi đã có một con chó hoặc con mèo? Có, vui lòng xin giấy phép cho con vật của bạn. Làm như vậy sẽ làm tăng cơ hội trở về an toàn cho động vật của bạn và cũng cung cấp cho trung tâm cứu trợ các khoản doanh thu cho phép nhân viên và tình nguyện viên cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho động vật. Tất cả doanh thu mà chúng tôi nhận được từ việc cấp phép đều được dùng để hỗ trợ chi trả cho việc chăm sóc động vật tại trung tâm cứu trợ.

Ước tính hiện tại ít hơn một phần ba số chó và ít hơn một phần sáu số mèo trong quận có giấy phép, với giá thấp nhất là $25 cho một con chó bị thiến/hoạn và $12 cho một con mèo bị thiến.

Bạn còn có những suy nghĩ nào khác? Trung tâm cứu trợ động vật tự hào về những thành quả mà chúng tôi đã đạt được nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng trong nhiều năm qua trong việc tăng tỷ lệ động vật sống rời trung tâm cứu trợ đối với chó và mèo. Với sự giúp đỡ của những người yêu động vật trong cộng đồng, chúng tôi cam kết tiếp tục đạt được những lợi ích đó và phát triển dựa trên cơ sở đó.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Sinh Sản Ở Poodle

Poodle là giống chó cảnh được nhiều người yêu thích bởi vẻ bề ngoài dễ thương, đáng yêu cùng bộ lông xoăn tít như thú bông. Poodle còn là giống chó được yêu thích bởi trí thông minh của nó, ngoài ra, Poodle nằm trong top những chú chó thông minh nhất thế giới nữa.

Bởi những ưu điểm của mình, Poodle rất được ưa chuộng và nhân giống, tuy nhiên, những người chủ nuôi thường có những thắc mắc về vấn đề sinh sản của giống chó này và chưa được giải đáp. Bài viết này sẽ giúp giải đáp một số thắc mắc thường gặp ở việc sinh sản của Poodle, giúp các bạn bổ sung thêm một số kiến thức để chăm sóc chú chó của mình tốt hơn.

– Poodle thường sẽ rụng trứng vào ngày thứ 10 bắt đầu tính từ ngày tiết dịch đầu tiên. Poodle diễn ra chu kỳ động dục khá lâu, khoảng 6 đến 9 tháng một lần. Trung bình chúng sẽ động dục 1 đến 2 lần mỗi năm.

– Nên kiểm tra cơ thể của Poodle mỗi tuần một lần để xem các cơ quan bộ phận trên cơ thể của chúng đã sẵn sàng cho việc sinh sản hay chưa.

– Theo bản năng của mình, khi Poodle cái chưa sẵn sàng cho việc giao phối, nó sẽ không để cho con đực tiếp cận và có phản ứng gay gắt. Khi cảm thấy thời điểm đã thích hợp, Poodle cái sẽ tiếp nhận chó đực bằng cách đứng yên và cong đuôi.

– Nên lựa chọn chó đực đẹp để nguồn gen không bị lai tạp. Nếu quá trình giao phối diễn ra đúng ngày rụng trứng, lượng con sẽ nhiều hơn và tỉ lệ thành công cao hơn.

– Những thay đổi về cân nặng cũng như cơ thể cũng không thể cho bạn biết chắc rằng chú chó của mình đã mang thai hay chưa. Có một vài chú chó mắc phải bệnh mang thai giả nhận tín hiệu nhầm từ hormone, dẫn đến tình trạng tăng cân thậm chí là tiết sữa.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Triệt Sản Chó, Mèo – Bệnh Viện Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

1. Triệt sản là gì?

Triệt sản chó, mèo là một dạng phẫu thuật nhằm loại bỏ cơ quan sinh dục: Buồng trứng, (ở chó, mèo cái) và tinh hoàn (ở chó, mèo đực). Đây là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất để kiểm soát số lượng thú cưng.

2. Có nên triệt sản cho chó, mèo không?

Nếu nuôi chó, mèo không có mục đích sinh sản, tốt nhất nên phẫu thuật triệt sản cho thú cưng của bạn vì những lý do sau đây:

Khống chế sinh sản ngoài ý muốn, giảm số lượng chó mèo vô gia cư. Chó, mèo đẻ nhiều không quản lý được chó, mèo con, không chăm sóc được tốt nếu chủ thú cưng bận rộn.

Kiềm chế các hành vi xấu: Ở chó, mèo đực không được triệt sản thường có hành vi tiểu bậy khắp nơi nhằm mục đích “đánh dấu” điều này đã gây khá nhiều phiền toái cho những người chủ của chúng. Triệt sản có thể giảm được tình trạng này hoặc kết thúc nó hoàn toàn.

Hạn chế tình trạng mèo bỏ nhà ra đi khi đến kỳ động dục. Chó, mèo có thể kêu la gào thét tìm bạn khi đến thời kỳ động dục, gây mất trật tự, phiền toái cho xóm giềng. Đặc biệt khi chó mèo bỏ nhà đi tìm bạn có thể bị bắt trộm và tạo nguy cơ lây nhiễm bệnh Dại nguy hiểm cho người nếu không được tiêm vacxin phòng bệnh Dại.

Triệt sản cho chó, mèo có thể làm tăng tuổi thọ và tránh được nguy cơ của các bệnh ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt ở chó, mèo đực và giảm các bệnh ung thư, viêm tử cung, viêm hệ thống sinh sản ở chó mèo cái.

3. Khi nào có thể triệt sản cho chó, mèo?

Đối với chó, độ tuổi căn bản phù hợp cho việc triệt sản là từ 6-9 tháng tuổi. Với chó có độ tuổi nhiều hơn 6-9 tháng, việc triệt sản sẽ khó khăn hơn một chút vì chúng có thể bị thừa cân.

Đối với mèo tốt nhất trước kỳ động dục đầu tiên, khoảng 6 tháng tuổi Triệt sản mèo mẹ khi mèo con được 1 tháng tuổi, biết ăn và chơi đùa. Vì nếu lâu hơn, mèo mẹ nhanh chóng mang thai lại mặc dù con vẫn theo bú mẹ. Không nên triệt sản khi mèo đang động dục (gào đực) vì đường sinh dục sung huyết, dễ mất máu. Phải chắc chắn mèo không mang thai khi đưa đi triệt sản.

4. Cần lưu ý gì trước khi triệt sản?

Chỉ triệt sản chó mèo tại các địa chỉ thú y tin cậy.

Chó mèo nên được tẩy giun, tiêm phòng đầy đủ trước khi triệt sản để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất sau khi triệt sản.

Nếu chó mèo vừa tiêm phòng vacxin thì phải đợi ít nhất 2 tuần sau đó mới được triệt sản.

Chó, mèo cần được nhịn ăn ít nhất 6 – 8 tiếng trước khi triệt sản.

5. Sau khi triệt sản cần lưu ý gì?

Chỉ đưa chó, mèo rời khỏi thú y khi chó mèo đã tỉnh thuốc mê (mở mắt, ngóc đầu, cử động…)

Khi đưa chó, mèo về nhà, đặt chó mèo ở vị trí thoáng mát, yên tĩnh, ít người qua lại để chó mèo nghỉ ngơi trong giai đoạn thuốc mê mất dần tác dụng.

Vài tiếng sau triệt sản, chó mèo sẽ có một số biểu hiện như loạng choạng, đi xiêu vẹo, mắt đờ đẫn, gương mặt chưa hoàn toàn tỉnh táo… Đây là những biểu hiện hoàn toàn bình thường do thuốc mê vẫn chưa hết tác dụng, vì vậy chủ nuôi không cần phải lo lắng. Sau vài tiếng, chó mèo sẽ tỉnh hẳn.

Không cho/ép chó mèo ăn ngay sau khi triệt sản.

Giữ vệ sinh vết mổ của chó mèo. Không cho chó mèo ra đất, cát, nơi ẩm ướt và kém vệ sinh để tránh nhiễm trùng vết thương.

Quan sát và theo dõi chó, mèo thật kỹ trong suốt 24 tiếng đầu tiên sau triệt sản để kịp thời phát hiện các trường hợp bất thường nếu có, như: vết thương chảy máu liên tục, bung chỉ… đưa chó, mèo đến thú y để được can thiệp kịp thời.

Đưa chó, mèo đến thú y tiêm hậu phẫu theo lời dặn của bác sĩ.

Như vậy bạn đã có thể thấy được những lý do phải triệt sản chó & mèo.

Bệnh viện thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam với đầy đủ các trang thiết bị máy móc hỗ trợ cùng chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong việc triệt sản chó mèo. Hãy liên lạc hoặc mang thú cưng đến với chúng tôi để việc triệt sản chó mèo trở nên dễ dàng.

Chân Của Chó Và Các Bệnh Thường Gặp

Chó dành phần lớn thời gian để đi bộ, chạy và săn mồi trên đôi chân của chúng, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nhìn thấy tầm quan trọng của chân.

Chính vì thế, bạn cần chăm sóc cho đôi chân của người bạn nhỏ hết sức cẩn thận.

Trên thực tế, lớp đệm đã khá phù hợp cho mọi hoạt động diễn ra của chó, tuy nhiên vẫn có thể gặp một số vấn đề ngoài ý muốn.

Điều quan trọng là bạn cần phải kiểm tra bàn chân của chó thường xuyên, mục đích là phát hiện sớm các bất thường để có thể điều trị kịp thời – giúp luôn khỏe mạnh.

Dấu hiệu nhận biết các bệnh thường gặp ở chân chó

Người bạn bốn chân cũng có nhiều khả năng bị nhiễm trùng tai và da mãn tính hoặc các vấn đề về tuyến hậu môn.

Trong một vài trường hợp, liếm quá nhiều có thể gây kích ứng hoặc tổn thương, đồng thời có thể khiến chân dễ bị nhiễm nấm và vi khuẩn thứ phát.

Những chú chó khi liếm chân quá mức nên được đưa đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, đánh giá chính xác về tình trạng dị ứng.

Các dấu hiệu của nhiễm trùng ở bàn chân mà bạn có thể thấy được đó là chó thường xuyên liếm và nhăm bàn chân, chân bị , sưng tấy, đau, ngứa và tiết dịch.

Nấm men và nấm ngoài da là những loại nấm phổ biến nhất có thể lây nhiễm sang bàn chân của vật nuôi.

Những nhiễm trùng này đôi khi cũng có thể là thứ phát sau dị ứng.

Bạn nên đưa chó đến gặp bác sĩ thú y, vì bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhiễm trùng và đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp, cũng như kê đơn thuốc cho chúng, có thể bao gồm bôi kem, dùng khăn lau và nước rửa để điều trị.

Móng dài cũng có thể khiến cho chó dễ bị gãy hoặc rách móng.

Móng không được cắt tỉa đúng cách hoặc bị mòn tự nhiên do đi lại có thể trở thành móng chân mọc ngược gây đau đớn cho chó.

Lớp đệm lót bàn chân của chó bị khô, nứt nẻ

Đệm lót bàn chân của vật nuôi thường khá thô, mục đích là để chúng có thể bám chắc, đi vững trên bề mặt nhẵn.

Tuy nhiên, lớp đệm lót đó có thể gặp nhiều vấn đề bởi nhiều yếu tố khác nhau tác động, bao gồm mặt đường nóng, trời lạnh, hóa chất, không khí khô, tiếp xúc với bề mặt thô ráp và liếm quá nhiều – những điều này có thể gây khô, nứt chân.

Bàn chân khô và nứt nẻ có thể gây đau đớn và khiến thú cưng của bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Chân chó bị bỏng, phồng rộp

Bạn nên cảm nhận nhiệt độ mặt đường trước khi để chó đi lên.

Nếu bạn không thoải mái khi đặt tay lên mặt đường khoảng 10 giây trở lên, thì tức là, mặt đường quá nóng, và không thích hợp để chó đi lên.

Thật không may, là vật nuôi của bạn có thể bị bỏng khi đi trên mặt đường quá nóng.

Bàn chân bị bỏng sẽ có các biểu hiện như bị sưng, đỏ hoặc phồng rộp.

Bỏng bàn chân là một vấn đề y tế nghiêm trọng và cần được các bác sĩ thú y chăm sóc kịp thời.

Vì thế, nên điều quan trọng là bạn cần phải để ý các vật sắc nhọn trên mặt đất khi dắt chó đi dạo và cần giúp chúng đi an toàn trên những nơi không phẳng.

Không có gì quá bất ngờ khi bạn có thể tìm thấy các vật thể lạ như đá nhỏ, que củi, thủy tinh vỡ và các mảnh vỡ khác trong các vết thương của chó.

Nếu bạn không thể đến bác sĩ thú y, thì hãy sử dụng nhíp hoặc dụng cụ gắp bỏ ve chuyên dụng để kẹp con ve từ trên và nhẹ nhàng kéo nó ra khỏi kẽ chân của chó.

Bạn cần tránh làm ve bị vỡ ra trong lúc gắp.

Bên cạnh đó, trong bàn chân của chó, cũng có bọ ve sinh sống, chúng có thể làm chó bị ghẻ, rụng lông và sưng tấy.

Bạn cần mang chó đến gặp bác sĩ thú y để được xét nghiệm và chẩn đoán chuẩn xác và có hướng điều trị phù hợp.

XEM THÊM:

Nang, khối u trên chân của chó

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh về chân ở chó

Cắt móng cho chó thường xuyên

Khi bạn nhận thấy móng của chó đã dài đến mức đi bộ mà bị cà xuống đất, thì lúc đó bạn nên cắt móng cho chúng.

Cắt móng là một trải nghiệm ít căng thẳng dành cho bạn và chú chó của mình.

Bạn có thể dạy chó tiếp nhận việc cắt móng, cũng như có thể dạy chúng giũa móng vào bảng cào móng.

Khi bạn thấy chó của mình có dấu hiệu căng thẳng và sợ hãi, thì nên tránh bắt chúng đi cắt móng, nếu bạn ép chúng cắt móng thì có thể sẽ gây khó khăn hơn chó các lần cắt sau.

XEM THÊM:

Cần quan tâm đến thời tiết hơn

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không được dùng kem dưỡng ẩm dành cho người để thoa cho chó của bạn.

XEM THÊM:

Thường xuyên kiểm tra chân cho chó

Thực hiện các biện pháp sơ cứu cho chân của chó

Nếu bạn tình cờ phát hiện thấy có các vết cắt nhỏ hoặc vết phồng rộp trên bàn chân của chó, thì hãy làm sạch chân bằng thuốc sát trùng và băng bó lại.

Bạn cũng có thể cho chó mang ủng để tránh làm vết thương nặng thêm.

Để ý đến chú chó của bạn nhiều hơn, và liên lạc với bác sĩ thú y ngay, nếu trường hợp chó bị thương nặng.

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: 📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi

Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Câu Hỏi Thường Gặp (Faq) trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!