Xu Hướng 9/2023 # Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Mèo Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 18 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Mèo Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Mèo Và Cách Điều Trị Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

CẤP CỨU TRÚNG ĐỘC

Triệu chứng: toàn bộ cơ thể bị cứng đơ, đi đứng khó khăn, bị co giật và miệng bị sủi bọt mép, đồng tử giãn ra, nôn ra máu…

Gây nôn ngay nếu mới ăn uống chất độc chưa quá nửa tiếng, dùng H2O2 ( nước ô-xy già 3%), với liều lượng: 3ml cho 1 kg thể trọng, cho uống 5 phút/ 1 lần, uống tới khi nôn thì thôi.

Nếu đã ăn uống chất độc quá nửa tiếng: cho uống lòng trắng trứng gà 1 quả cho 3-5kg, dầu ăn (2ml cho 1kg)…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

Làm cho cơ thể vật hạ nhiệt tương tự như cách xử lý sốc nhiệt bằng nước ở quyển số 1.

Sau nửa tiếng cho uống: bột gạo, sữa hoặc bột sắn dây. Orezol pha một gói với một lít nước, cho uống dần để phòng mất nước. Duy trì chăm sóc tích cực một vài ngày.

Trúng độc thì luôn có hiện tượng tiêu chảy gây mất đi lượng lớn hệ vi sinh vật đường ruột, nên những ngày sau đó cần cho uống thêm men tiêu hóa sống (mua ngoài hiệu thuốc người) để cấy lại ệ vi sinh vật cho đường ruột.

Lưu ý: Khi có biểu hiện ngộ độc, sau khi xử trí đúng cách tại nhà theo các bước có chữ in nghiêng ở trên, cần nhanh chóng chuyển thú cưng tới cơ sở thú y để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

HÓC XƯƠNG, DỊ VẬT

– Viên bi, đồng xu, kim may, xương… rất hay bị chó mèo ăn phải và bị kẹt lại trong miệng, hoặc thực quản sẽ khiến chúng nuốt rất khó khăn, chảy nhiều dãi, đưa chân lên gảy miệng và có thể ho. Tuy nhiên có một điều cần chú ý là nếu hóc xương và dị vật thì thú cưng sẽ hoàn toàn không ăn được gì, khác so với bị bệnh đường hô hấp sẽ ho nhưng vẫn ăn uống bình thường.

Quý khách có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cho chó con có thể tham khảo các dịch vụ sau:

– Đầu tiên cần phải mở miệng thú cưng (nếu cần thiết đặt một miêng gỗ giữa hai hàm răng để giữ cho miệng luôn mở) và sau đó tìm vật lạ trong miệng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể lấy vật lạ ra một cách dễ dàng, bạn cần tìm cái nhíp hoặc kìm phù hợp để lấy vật đó ra. Khi thấy khó khăn, hãy cố gắng đưa thú cưng tới cơ sở thú y gần nhất để gây mê và lấy vật đó ra giúp bạn.

CÔN TRÙNG CHÍCH

– Thường do ong vò vẽ, ong bầu hay ong mật. Vết chích côn trùng nói chung tương đối lành tính trừ trường hợp có quá nhiều vết chích.

– Có thể điều trị bằng cách cho uống allphachoay mua ngoài hiệu thuốc người 1 viên cho 7kg giúp chống viêm, furosemid 1 viên cho 30kg giúp tiêu phù hiệu quả. Uống ngày 1 lần, hoặc 2 lần nếu thấy viêm sưng nhiều. Uống thường 3 ngày khỏi bệnh.

– Thường xảy ra khi chúng nhai dây điện. Hậu quả thường thấy nhất là chỉ gây ra một vết phỏng nhẹ trên lưỡi và môi.

– Việc đầu tiên phải làm là ngắt ngay dòng điện, sau đó có thể dùng nước oxy già thấm nhẹ vào vết bỏng. Đa phần sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày sau đó.

CÁC BỆNH TIÊU HÓA Do nhiễm khuẩn

Không nôn, phân loãng toàn nước hoặc có bọt khí trong phân. CẦN CHO UỐNG THUỐC

Ăn nhiều, thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết thì đã bị đẩy ra ngoài thành phân. Bãi phân sẽ to, mềm, càng về sau bãi phân càng thuôn và mềm. Không có máu và nhầy. CẦN GIẢM KHẨU PHẦN ĂN HOẶC TĂNG VẬN ĐỘNG.

Phân nhiều chất nhầy như gỉ mũi, có thể có tí máu, một vài vệt máu ở sau cùng bãi phân. Tiến hành điều trị đường ruột theo phác đồ trong quyển số 1. Sau đó TẨY GIUN VÀ SÁN BẰNG CÁCH MUA THUỐC TẨY GIUN CÓ HIỆU QUẢ TRÊN SÁN, TẨY 3 NGÀY LIÊN TIẾP.

Do viêm đại tràng

Phân nát thường xuyên, hậu môn hay bị dãn và đỏ hơn. Phân hay có vệt máu đỏ tươi hoặc sau cùng bãi phân có một vài giọt máu. Uống thuốc thì hết, sau lại bị. BẠN CẦN QUA TRUNG TÂM ĐỂ NỘI SOI CHẨN ĐOÁN BỆNH VÀ PHÂN BIỆT VỚI CÁC BỆNH u đại tràng, mắc dị vật đại tràng.

NÔN NHIỀU, BỎ ĂN. Bạn cần đưa ra thú y, vì ở nhà uống thuốc vào thú cưng sẽ nôn ra, thuốc bị nôn ra ngoài, vừa k có tác dụng của thuốc mà còn làm thú cưng mệt hơn.

nôn sáng sớm, ra dịch vàng hoặc dịch dạ dày nhưng CHO ĂN VẪN ĂN BÌNH THƯỜNG. Cách giải quyết bạn nên cho ăn tối muộn hơn chút và ăn sáng sớm hơn để thú cưng không bị đói nữa thì sẽ hết bệnh.

Bệnh truyền nhiễm

Các bệnh này ở các cơ sở thú y đều có que test, nếu 2 vạch thường là bị, 1 vạch là không bị bệnh

Parvo trên chó

100% thú cưng bị bệnh này sẽ NÔN MỬA, BỎ ĂN, TIÊU CHẢY, NGÀY THỨ 2 HOẶC 3 THƯỜNG TIÊU CHẢY RA MÁU. Điều trị tiêm thuốc bình thường sau 1 ngày vẫn không đỡ mà còn nặng hơn.

Care trên chó Giảm bạch cầu trên mèo

Nôn mửa ra bọt trắng rất nhiều lần, nôn ra nhiều bãi bọt trắng, BỎ ĂN HOÀN TOÀN, tiêu chảy có hay không thì không quan trọng, cần 2 triệu chứng trên kết hợp hỏi bệnh xem tiêm vaccine chưa thì thường là rõ bệnh rồi.

CÁC BỆNH HÔ HẤP

– Thú cưng vẫn ăn uống, chạy nhảy bình thường. Không ho. Triệu chứng điển hình là ra gỉ mũi xanh hoặc đục, có thể không ra gỉ mũi nhưng hay hít 4-5 lần liên tục thành từng cơn như mình cố hít gỉ mũi vào họng.

– Chữa: bóc nhánh tỏi, lấy một ít bằng hạt đậu xanh nhỏ, đập dập ra rồi thả vào lọ nước nhỏ mắt sinh lý 0,9% của người. Mỗi lần dùng thì lắc nhẹ 1-2 cái rồi nhỏ vào mũi cho thú cưng mỗi bên mũi 1-2-3 giọt tùy cân nặng. Ngày làm 2-3 lần. Bệnh này điều trị bằng thuốc tây ít hiệu quả. Cần nhỏ thuốc kiên trì. Nhấn mạnh chút về điều trị bệnh này cho các bsty chưa biết: bệnh viêm xoang không thể điều trị bằng các thuốc tiêu viêm như dexa thông thường hay dùng, vì không có tác dụng, ngược lại còn gây hại thận, rối loạn tiết dịch, bệnh càng nặng hơn. Liên hệ qua fb mình sẽ cung cấp phác đồ cho các bạn

Luôn là ho nhiều, có thể bị sốt, mà sốt thì luôn giảm ăn hoặc bỏ ăn. Nước mũi và nước mắt nhiều hơn bình thường là biểu hiện của bệnh này

để chẩn đoán cần qua trung tâm thú y chụp xquang và nghe phổi mới nhận định được viêm phổi và mức độ nghiêm trọng, từ đó đưa ra đơn thuốc phù hợp

BỆNH HỆ TIẾT NIỆU SINH DỤC Sỏi bàng quang

– Đái ra nước tiểu hồng hoặc có máu. Lúc có lúc không. Uống tiêu viêm allphachoay thì thường hết nhưng dừng thuốc lại bị. Tiểu khó, đi vệ sinh rặn nhiều. Đa phần gặp ở con đực.

– Chẩn đoán bằng siêu âm sẽ rõ nhất. Sỏi to can thiệp phẫu thuật mổ bàng quang lấy sỏi và rửa sỏi. Sỏi bùn chỉ cần gây mê đưa ống thông chuyên dụng vào rửa, tiêm truyền C, tiêu viêm, kháng sinh liên tục 5 ngày.

– Các bạn ở xa: mua kim tiền thảo ngoài hiệu thuốc người về cho uống, thuốc thảo dược này có thể dùng liên tục thời gian dài, sỏi có thể sẽ tự hết nếu bị nhẹ.

– Dừng không cho thú cưng ăn hạt, ăn mặn nữa, uống nước nhiều hơn. Đặc biệt là mùa đông, vốn đã uống ít nước, ăn hạt khô cơ thể sẽ cần nhiều nước hơn, mùa đông lạnh lại càng lười uống nước hơn nữa. Chính vì thế mùa đông là mùa chó mèo hay bị sỏi nhất.

Viêm bàng quang, u bàng quang

– Nước tiểu càng về sau càng đậm màu máu. Sau cùng có thể ra máu tươi. U bàng quang thường đau quặn khó chịu lúc sáng sớm. Khi u lớn có thể đái ra nhiều máu tươi, cơ thể mất máu và gầy dần. Phát hiện được nhờ máy siêu âm, can thiệp thường phải mổ u bàng quang. Không thể phát hiện và tự điều trị tại nhà.

Vỡ động mạch niệu đạo con đực

– Máu tươi ra ở đầu dương vật, lúc ra lúc không. Buổi sáng máu ra nhiều hơn, máu đông lại thành cục rõ rệt, bị nhiều ngày dai dẳng mặc dù đã tiêm và uống các loại thuốc.

– Điều trị: Bsty cần phẫu thuật mở ống niệu đạo phần đầu dương vật, bóp dương vật để tìm mạch máu vỡ phun hoặc rỉ máu ra. Khâu chỗ đó lại bằng chỉ vicril 3.0 hoặc 4.0. sau đó khâu niệu đạo vừa mổ lại. Đặt ống thông 4 ngày, tiêm cầm máu hàng ngày. Đêm theo dõi, tiêm thuốc ngủ tác dụng kéo dài lúc 4h sáng hàng ngày trong 4 ngày liên tiếp.

Sa niệu đạo dương vật

– Đầu dương vật thấy lồi ra một cục đỏ như hình súp lơ, có lỗ tiểu ở giữa. Cần can thiệp phẫu thuật cắt bỏ phần sa đó sẽ hết. Sau đó cần được đặt ống thông và điều trị hậu phẫu tích cực. Phẫu thuật không ảnh hưởng tới việc phối giống. Yêu cầu các bạn đưa ra thú y để thực hiện tiểu phẫu này.

Polyp âm đạo

– Thường gặp trên chó, tới kỳ salo mới ra, thường có hình dạng tròn giống quả trứng gà màu đỏ lồi ra ở âm đạo. Bắt đầu thấy lồi ra âm đạo ở ngày thứ 2-4. To nhất khoảng ngày thứ 6-8 sau đó nhỏ dần đi. Tới kỳ salo sau lại to lên tiếp nếu không được cắt đi.

– Sẽ ảnh hưởng tới việc phối giống, con đực khó đưa dương vật vào và khó bám găng.

– Phối xong dễ sảy do polyp luôn đóng vai trò như một vật lạ kích thích tử cung, tử cung không ổn định thì việc sảy thai hoặc đậu ít thai là điều tất yếu.

– Giải quyết: điều trị bằng thuốc hoàn toàn không hiệu quả. Cần can thiệp phẫu thuật cắt bỏ polyp vào ngày thứ 3 của kỳ salo. Sau đó căn ngày tới 9 hoặc 10 ngày kể từ ngày ra kinh đầu tiên sẽ cho phối nhân tạo, qua thự tế rất nhiều đàn vẫn mang thai như thường.

Viêm tử cung

– Ở bộ phận sinh dục chảy ra dịch, máu hoặc mủ CÓ MÙI HÔI THỐI, CHẢY NHIỀU VÀ THƯỜNG XUYÊN nếu bị viêm tử cung tích mủ hở.

– Cơ thể gầy, lông xơ xác, cơ quan sinh dục không ra dịch – máu – mủ, BỤNG TO, THỞ KHÓ, UỐNG NƯỚC NHIỀU VÀ HAY NẰM NGỦ MÊ MAN thường là trường hợp viêm tử cung tích mủ kín.

– Phát hiện bệnh nhờ triệu chứng, nếu có siêu âm chẩn đoán sẽ chính xác hơn. Can thiệp bệnh này rất cần phải ra thú y để kiểm tra xét nghiệm máu để đưa ra hướng phù hợp. Liệu trình phù hợp 7-10 ngày để trị dứt điểm. Đặc trưng của bệnh là dễ tái phát, chữa khỏi nhưng tới kỳ phối sau lại bị tái phát. Vậy nên cần cho nghỉ 1 năm sau mới được phối giống.

BỆNH XƯƠNG KHỚP

Viêm khớp

Thiếu canxi

Viêm cột sống

Thoái hóa, loãng xương

Bệnh di truyền…

nếu có nhu cầu khám xương và bó bột cho chó mèo các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi sẽ có bsty đến phục vụ tận nhà

BỆNH NGOÀI DA Ghẻ (demodex và sacoptes trên chó)

– Ghẻ demodex trên chó thường bị rụng trụi lông quang 2 mắt và má trước, sau đó phần bàn chân trước. Đặc trưng của bệnh là luôn gây viêm sưng đỏ và tiết dịch nhầy ẩm ẩm ở da, có dịch mủ lỗ chân lông và trên bền mặt da.

– Ghẻ sacoptes thường rụng lông 2 bên sườn, vùng bên ngoài của bụng và đùi. Chỉ có dấu hiệu rụng lông, ít thấy hiện tượng viêm da tấy đỏ như ghẻ demodex.

– Chẩn đoán dựa vào mắt thường, nếu có kính hiển vi cần cạo da soi dưới kính hiển vi sẽ chắc chắn được bệnh. Uống braveto của thú y tôi thấy hiệu quả trên 2 loại ghẻ này tất rốt và nhanh khỏi. Uống 1 viên khỏi luôn, có thể uống thêm 1 viên nữa sau 1-2 tháng để phòng tái phát. Ăn thêm megaderm của thú y để kích thích mọc lông nhanh. Kết hợp tắm bằng chanh và bóp sạch chỗ lông có mủ 2-3 ngày một lần.

Dịch vụ chữa ghẻ viêm da và nấm cho chó mèo tại nhà

Viêm da cơ địa

– Bull anh, bull pháp, pug là 3 giống hay bị nhất. Da khắp người hoặc chỉ có một vài vùng như mặt, cổ và vai hay bị viêm đỏ, rụng lông và ngứa. Điều trị thì hết, dừng thuốc lại bị, không thể chữa dứt điểm. Phương pháp hiện nay trung tâm Funpet hay khuyên khách hàng là dùng povidin 10% (mua ngoài hiệu thuốc người, bản chất đây là thuốc sát khuẩn, có tác dụng tốt trên vi khuẩn G-, G+ và nấm, các dùng có thể pha 3cc povidin với một ca nước 1 lít dội quanh người sau khi tắm bằng sữa tắm khác, sấy khô là xong). Kết hợp ăn megaderm của thú y định kỳ nhằm tăng cường sức đề kháng, mọc lông nhanh, và chống viêm loét

– Nấm da đa phần có 2 loại là nấm vẩy gàu và nấm đồng xu.

+ Nấm vẩy gầu thường bị trên lưng, đầu hoặc khắp người. Có nhiều vảy gàu trắng nhỏ trên bề mặt da và lông. Điều trị bằng cách tắm sữa Malaset của Anh, hoặc tắm bằng nizoral mua hiệu thuốc người. Phải cạo lông để bề mặt da khô thoáng vì da ẩm sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Tắm 2 ngày 1 lần, kiên trì nửa tháng.

+ Nấm đồng xu: bị rụng lông từng mảng, to như đồng xu, viền của đồng xu dày hơn và sưng đỏ hơn. Điều trị hiệu quả nhất bằng cách xem phần pha thuốc nấm và điều trị tại nhà

Thiếu khoáng

Triệu chứng điển hình là rụng lông 2 bên phía ngoài đùi và phần sau mông. Không có hiện tượng viêm, loét. Thường chó mang thai và sau sinh hay bị. Mua bột khoáng ngoài thú y về cho ăn, kết hợp ăn uống tốt. Tẩy giun để đường ruột hấp thu thức ăn hiệu quả thì tự khắc bệnh hết dần

Nóng trong người

Có thể thấy rõ khi 2 bên bẹn hoặc 2 bên nách bị viêm sưng nhiều mụn đỏ, mụn xuất phát từ trong cơ thể tựa như mụn mọc ở mặt của người đang trong thời gian sưng và chưa chín. Bổ sung thêm vitaminC, uống bổ gan và ăn nhiều rau, uống nhiều nước tự bệnh hết dần. Chú ý tắm rửa sạch sẽ đề phòng nấm, ghẻ và viêm da kế phát.

Viêm da do bẩn, tiếp xúc nước lau sàn nhà

– Có thể thấy điển hình là trên bề mặt da, vùng giữa bụng và bẹn có nhiều mụn bọc, mủ trắng ngay dưới bề mặt da. Cấu lớp da mỏng đó là bọc mủ vỡ ra luôn, và trên bụng luôn có 5-7 mụn như thế trở lên. Cần tắm vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, mua thuốc mỡ D.E.P của người về bôi vào các vết đó hàng ngày, bệnh khỏi một cách nhanh chóng.

*Bênh về da có thể do gan thận kém, làm chất độc, chất thải trong cơ thể tăng lên, từ do da cũng sẽ bị suy giảm sức đề kháng dẫn tới bị viêm da, nấm, ghẻ… vậy nếu gần thú y các bạn nên cho đi xét nghiệm máu để biết tình trạng cơ thể và gan thận, cạo da soi ghẻ dưới kính hiển vi để tìm chính xác nguyên nhân 100%, từ đó sẽ có cách điều trị chính xác nhất

– Điển hình là vệ sinh tai thường xuyên mà cứ sau 2-3 ngày lại đùn đầy bã cà phê đen hoặc nâu ở trong lỗ tai rồi. Vệ sinh sạch xong lại có tiếp, vậy là do rận tai. Chúng chíc vào ống tai gây chảy máu, máu chảy ra và ô xy hóa thành màu bã đen đó. Trị bệnh này bạn cần ra thú y, vì không có cách nào điều trị tại nhà. Hiện tại Funpet có loại thuốc uống trị rận tai rất hiệu quả, các bạn ở Hn có thể qua khám và mua thuốc. Các bạn ở xa, tối thiểu phải mua đc dexoryl (thuốc chuyên dụng chữa rận tai trên mèo) về vệ sinh tai may ra mới khỏi.

Trong tai chảy ra nhiều dịch, vạch lỗ tai nhìn vào đa phần thấy có mủ ở trong. Điều trị viêm tai giữa rất khó khăn giống như trên người vậy. Ai ở xa không thể tới các phòng mạch thú y, cần điều trị bệnh này hãy liên hệ qua trung tâm để được hướng dẫn tự điều trị tại nhà.

Những ai nuôi thú cưng hoặc là bác sỹ thú y, đặc biệt là các bạn ở xa các trung tâm thú y. Chúng tôi hy vọng các cá nhân và tổ chức khác tôn trọng điều này, không bán hay in ấn, sao chép, không thương mại hóa cuốn sổ này dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi luôn muốn cuốn sổ tới được tay tất cả các bạn nuôi thú cưng trên khắp miền tổ quốc. Với lối viết văn đơn giản và gần gũi đời thường, hy vọng sẽ truyền tải được toàn bộ thông tin tới các bạn như ý muốn. Chúng tôi luôn ở bên, đồng hành và sẵn sàng giúp đỡ các bạn bằng tất cả tình cảm với thú cưng, sự tận tâm và trách nhiệm với nghề bác sỹ thú y của mình”.

Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Và Cách Điều Trị

Việc nuôi nấng và bảo vệ thú cưng trong nhà chưa hẳn đã bảo vệ chúng an toàn khỏi những mầm bệnh. Cún cưng của bạn vẫn có thể mắc các bệnh phổ biến thường gặp ở chó do vi khuẩn, virus, nấm… gây ra. Ví dụ như bệnh Care, bệnh ho cũi chó hay bệnh ghẻ Demodex.

Bệnh Care – Bệnh thường gặp ở chó cực kì nguy hiểm

Bệnh Care hay còn gọi là bệnh sài sốt. Bệnh này rất nguy hiểm thường gặp ở cún với tỉ lệ lây lan rất nhanh, tỉ lệ chết cao. Nó có thể gây nguy hiểm cho cả đàn cún của bạn chỉ trong một thời gian ngắn. Kể cả khi đã được điều trị khỏi bệnh nhưng vẫn còn rất nhiều di chứng ở chân, thần kinh…

Một số biểu hiện ở chó khi bị mắc bệnh Care:

Chó bị bệnh Care sẽ đi vệ sinh ra máu. Màu phân thay đổi theo từng giai đoạn. Cún thường đi nhiều và không kiểm soát gây mất nước trầm trọng. Thông thường, ở giai đoạn thứ 2 phân sẽ rất cứng và khô. Nhưng giai đoạn 3 và giai đoạn cuối phân sẽ lỏng gần như nước và máu. Lí do của việc này là virus Care làm hỏng hệ tiêu hóa. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới ruột già, nơi hấp thụ nước trong phân. Đây thường là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong.

Chó bị chảy nước mũi có màu xanh. Sau đó, chúng sẽ thở khó khăn hơn, tiếng thở khò khè.

Niêm mạc mắt đục, bạn cần chú ý phân biệt giữa bệnh Care và đục thủy tinh thể. Ngoài ra, cún cưng sẽ có dấu hiệu của viêm niêm mạc mắt. Thế nên, khi mắc bệnh Care khả năng chó bị mù rất cao.

Xuất hiện các nốt đỏ trên da. Đây là các nốt sài, nên bệnh Care còn được gọi là bệnh sài sốt.

Cún cưng có thể sẽ bị co giật do virus Care tác động vào hệ thần kinh đôi khi sẽ gây hậu quả nặng nề dù được chữa khỏi. Chó bị bệnh Care thể thần kinh khi chữa khỏi vẫn để lại di chứng như đi lại không vững,…

Bệnh thường gặp ở chó: Ho cũi chó

Bệnh ho cũi chó ít nguy hiểm hơn Care. Tuy nhiên nó rất dễ gặp. Chính vì vậy nó là một trong các loại bệnh thường gặp ở chó. Hầu như chú cún nào cũng mắc phải một lần trong đời.

Tên khác của bệnh này chính là bệnh viêm khí quản – phế quản ở cún. Các loại chó lông ngắn sống ở miền Bắc dễ mắc bệnh này. Nguyên nhân của bệnh cũng gần giống như viêm khí quản ở người. Vậy nên việc phòng bệnh cũng tương tự.

Bệnh thường xảy ra với các triệu chứng: Rõ ràng nhất là ho khan, thỉnh thoảng nôn, có dịch mũi. Gồm 2 thể nặng và nhẹ

Thể nhẹ: Cún vẫn ăn và lanh lợi

Thể nặng (cún cưng có các bệnh kế phát vì làm giảm hệ miễn dịch của con vật): Cún ngủ lịm đi, sốt cao, ít ăn hoặc bỏ ăn, viêm phổi

Căn bệnh này phổ biến ở toàn thế giới. Chính vì vậy, bệnh gần như không ảnh hưởng đến tính mạng và không để lại di chứng. Đối với những chú cún có tiền sử bệnh lý về phổi, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để kịp thời can thiệp, chữa trị.

Bệnh ghẻ Demodex – Bệnh thường gặp ở chó do vi khuẩn Demodex

Bệnh ghẻ Demodex còn được gọi là bệnh xà mâu – Là một loại bệnh phổ biến ở loài chó. Xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn Demodex Canis gây ra. Diễn ra vô cùng nguy hiểm với các triệu chứng điển hình:

Những triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở vùng đầu, cổ… dần dần lây lan sang các vùng lân cận

Bệnh xảy ra ở dạng mủ thì sẽ gây tổn thương sâu sắc ở vùng da đó. Tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập vào gây ra các bệnh kế phát. Vết mủ khi vỡ ra sẽ làm cún có mùi hôi khó chịu.

Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời, chó của bạn sẽ chết do bệnh tiến triển từ nhiễm trùng da sang nhiễm trùng máu. Cũng như phòng bệnh ghẻ ở người, việc vệ sinh sạch sẽ cho cún là rất quan trọng.

Điều trị bệnh thường gặp ở chó, có khó không? Điều trị bệnh Care ở chó

Đối với bệnh Care, bạn cần tập trung bổ sung nước cho cún. Tốt nhất là ở dạng tiêm, truyền vì khi cún bị bệnh sẽ rất yếu không thể tự mình uống nước. Glucose là một chất cần được bổ sung trong thời gian này.

Việc cung cấp dinh dưỡng qua kim tiêm cũng được hoan nghênh. Ví dụ bạn có thể nấu cháo trắng loãng và muối cho cún ăn bằng xilanh bơm trực tiếp vào miệng.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là biện pháp tạm thời. Bạn cần đưa chúng đến bác sĩ ngay. Vì việc tiêm thuốc đủ và đúng theo liều lượng của bác sĩ là cần thiết. Điều này cực kì quan trọng trong quá trình giúp cún mau khỏi bệnh.

Chăm sóc thú cưng mắc bệnh Ho cũi chó

Chăm sóc cún khi mắc bệnh ho cũi chó khá phức tạp. Đầu tiên, bạn cần cách ly chúng khỏi các động vật khác (nếu có). Bổ sung các máy làm ẩm ở vị trí nằm của cún để giúp cún cảm thấy dễ chịu hơn.

Hạn chế tối đa việc để cún tiếp xúc với khí độc hại như khói thuốc lá vì điều này có thể làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Cung cấp dinh dưỡng và làm cho cún cảm thấy an toàn sẽ giúp chúng mau khỏi. Điều quan trọng nhất là bạn nên đưa cún đến khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn.

Cần kiên nhẫn khi chữa trị Ghẻ Demodex

Ghẻ Demodex được phân ra thành vị trí khu trú hoặc toàn thân. Dĩ nhiên, bị ghẻ Demodex toàn thân nguy hiểm hơn. Chúng có nguy cơ gây nhiễm virus thứ cấp. Việc điều trị bệnh này đòi hỏi ở bạn cả về thời gian và sự kiên nhẫn.

Việc trị liệu bệnh ghẻ có thể kéo dài từ 5 tới 6 tháng. Chủ cần kiểm tra số ghẻ mỗi khi cạo da cho cún. Dùng thuốc chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ là cần thiết. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách dùng thuốc trên mạng.

Phòng bệnh hơn trị bệnh

Đầu tiên chính là việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho cún. Đây là công việc cực kì quan trọng. Những chú cún không sạch sẽ khả năng mắc bệnh Care và ghẻ Demodex cao hơn. Bạn nên tắm cho cún bằng loại sữa tắm chuyên dụng dành cho chúng. Vệ sinh chuồng, nơi đi vệ sinh, các khu vực chơi đùa thường xuyên của cún. Việc kiểm tra cún mẹ khi mang thai để tránh chó con bị bệnh cũng là điều rất cần thiết.

Chú ý tránh xa mầm bệnh

Khi gặp các chú cún bị bệnh, bạn nên đưa những chú cún khỏe tránh xa khu vực đó . Bệnh Care lây truyền qua các tuyến nước bọt, phân và nước tiểu. Ngoài ra, bệnh này cũng có thể có trong không khí. Người và các động vật khác có thể là vật trung gian truyền bệnh. Vậy nên, cần cách ly những chú cún mắc bệnh ra một khu vực riêng.

Để tâm đến nhiệt độ môi trường xung quanh cún. Những khu vực miền Bắc rất lạnh đối với các loại cún lông ngắn. Tuy vậy miền Nam lại quá nóng với cún lông dài. Ở miền Bắc, cần chú ý mặc áo đủ ấm cho chó. Kiểm tra kĩ ổ nằm của chúng, có thể cung cấp máy sưởi. Ở miền Nam, bạn cần chú ý cạo lông cún vào mỗi mùa hè để hạn chế tối đa khả năng bị sốc nhiệt đối với thú cưng của bạn.

5 Bệnh Thường Gặp Ở Chó Mèo Và Cách Phòng Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất

Bệnh dại là một trong những bệnh thường gặp có tính truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại .Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Nước dãi của động vật bị dại cũng có thể truyền bệnh dại với người nếu tiếp xúc với mắt, miệng hoặc mũi. Chó là động vật bị dại phổ biến nhất. Hơn 99% các trường hợp mắc bệnh dại thường là do chó cắn.

Triệu chứng:

– Hung dữ một cách bất thường.

– Miệng chảy nhiều nước dãi.

– Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.

– Mèo dại rất nguy hiểm.

Thuốc điều trị: Cách phòng ngừa:

Tiêm vắc xin phòng ngừa từ sớm.

2. Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ ở chó, mèo có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. Đây là căn bệnh thường gặp phổ biến ở bất kì loài nào. Nguyên nhân của bệnh ghẻ có hình dạng quái gở với bốn cặp chân kép sắc nhọn, xâm nhiễm, đẻ trứng và nhân gấp bội về số lượng bề mặt da, gây dị ứng, ngứa và rụng lông, có thể lây lan sang người.

Triệu chứng:

Xuất hiện ở da mỏng như bụng, nách, bẹn, gốc tai, xung quanh bầu vú.

Luôn ngứa ngáy, khó chịu phải dùng chân gãi hay dùng răng gậm, cắn vào chỗ ngứa.

Dịch rỉ viêm tiết ra trên bề mặt da, lâu dần khô dần thành vảy két lại có mủ đặc bên trong.

Thuốc điều trị:

Dùng một số thuốc bôi ngoài da hoặc dung dịch Sulfur, Benzylbenzoate,…

Cách phòng ngừa:

Thường xuyên tắm rửa vệ sinh cho chó, mèo bằng một số loại lá chát hoặc xà bông chuyên dùng cho vật nuôi để tránh bệnh thường gặp này.

3. Bệnh care (Sài sốt)

Bệnh carre là bệnh thường gặp do virus có khả năng lây qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa gây ra. Có tính lây nhiễm cao đặc biệt ở chó và có thể lây nhiễm mọi lứa tuổi. Nếu không được sớm điều trị tỉ lệ tử vong có thể rất cao ở chó mèo. Căn bệnh thường gặp ở những chó dưới 3 tháng tuổi.

Triệu chứng:

Khi bị mắc bệnh care, chó mèo dẽ bị ỉa chảy và nôn mửa kéo dài dẫn đến mất nước

Thở gấp và khó thở. Có hiện tượng bọt ở mồm

Xuất hiện những đốm mụn đỏ sau đó chuyển thành những đốm mụn viền đỏ có màu vàng.

Chó mèo đi loạng choạng, run rẩy, bỏ ăn.

Thuốc điều trị: Cách phòng ngừa:

Tiêm vắc xin phòng bệnh care và cách li những chú chó bị nghi mắc bệnh.

4. Bệnh Parvo

Đây là bệnh thường gặp và nguy hiểm cho chó thứ 2 sau bệnh care, là nỗi khiếp đảm của những người nuôi chó. Bệnh Parvo ở chó lây lan với tốc độ rất nhanh, gây chết nhiều và rất dễ bùng phát thành dịch. Virus có thể lây lan trong phân, qua môi trường hoặc con người.

Triệu chứng:

Tiêu chảy nặng, chó mèo ủ rũ, bỏ ăn

Chó, mèo đi ỉa chảy, phân có màu hồng hoặc có máu tươi, có lẫn cả niêm mạc ruột và chất keo nhầy.

Chó sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến khi có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh.

Thuốc điều trị: Cách phòng ngừa:

Chú ý đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát cho thú cưng.

Cho thú cưng ở nhiệt độ thích hợp, tránh sốc nhiệt.

Chó bị bệnh phải được cách ly và khử trùng bằng tia cực tím.

Viêm phổi là một căn bệnh thường gặp thuộc dạng viêm cấp tính. Bệnh có thể xuất phát với nhiều nguyên nhân khác nhau và làm tổn thương phổi của chó mèo, viêm bắt đầu từ những bộ phần gần, dị ứng và gây ra dịch lỏng tràn vào phổi thú cưng. Nếu các bạn điều trị không kịp thời và không đúng cách, quá trình viêm sẽ làm giảm diện tích hô hấp của phổi chó mèo. Các bé có thể tử vong do trúng độc hoặc bị biến chứng sang những căn bệnh thường gặp khác như lao phổi, hoại thư, viêm phổi.

Triệu chứng

chó mèo có biểu hiện chảy nước mũi và nước mắt nhiều

lười vận động, mệt mỏi, thở dốc, thở khò khè, không năng động và chạy nhảy như mọi ngày

Thuốc điều trị:

Dùng thuốc giảm ho: codein, hydrocodone, butorphanol, có tác dụng tốt trong những trường hợp viêm phế quản không do vi khuẩn.

Thuốc làm giãn phế quản: theophylline, aminophylline, terbutaline có tác dùng tốt trong các ca bệnh cho mèo có biểu hiện khó thở.

Sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát: Gentamycin, cefalexcin, doxycyclin, kanacolin tiêm bắp liều 1ml/5kg thể trọng.

Truyền dung dịch mặn ngọt đẳng trương 20ml/1kg thể trọng/ngày. Ngoài ra, cần thiết sử dụng các loại thuốc trợ sức, cho cơ thể chó mèo như vitamin B1 2.5%, vitamin C, B-complex, kết hợp tăng cường hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

Cách phòng ngừa:

Nơi ở của chó mèo phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp.

Tiêm vắc xin phòng ngừa định kì

10 Bệnh Thường Gặp Ở Chó Becgie Và Cách Phòng Tránh Điều Trị Hiệu Quả Nhất

10 bệnh thường gặp ở chó Becgie và cách phòng tránh điều trị hiệu quả nhất

1.Bệnh ho cũi chó (viêm phế quả truyền nhiễm) 

+ Ho khan là triệu chứng phổ biến nhất.

+ Tiếng ho nghe như tiếng ngỗng kêu.

+ Nôn ọe

+ Chảy nước mũi

Trong trường hợp bệnh nhẹ, chó Becgie vẫn có thể sinh hoạt và ăn uống bình thường.

Ở những trường hợp nặng hơn, các triệu chứng có thể diễn biến phức tạp, bao gồm viêm phổi, chán ăn, sốt, hôn mê. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Những chú chó Becgie con chưa được tiêm phòng, hay những chú cún bị suy giảm hệ miễn dịch có khả năng mắc phải các triệu chứng nghiêm trọng nhất.

2.Bệnh viêm phế quản ở chó Becgie

+ Chó Becgie ho, khó thở, cường độ mạnh hơn khi thời tiết lạnh ẩm, mới đầu ho khan, sau đó thì ướt và kéo dài.

+ Chó rên, thở khò khè, nước mắt, nước mũi chảy liên tục.

+ Có thể kèm theo sốt 39,5 – 40,5 oC …tiếp đó là mệt mỏi, bỏ ăn.

+ Viêm phế quản mãn tính thường không có biểu hiện sốt mà chỉ ho kéo dài thỉnh thoảng có đờm nhầy.

3.Bệnh viêm phổi ở chó Becgie

+ Trong khoảng thời gian đầu con vật uể oải, mệt mỏi, sốt cao, bỏ ăn niêm mạc đỏ.

+ Thú cưng sẽ ho ngày càng nặng theo tình trạng bệnh, nhất là lúc trời ẩm lạnh như về đêm hoặc sáng sớm.

+ Con vật mệt mỏi, nằm một chỗ thở thoi thóp.

+ Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì khó thở và suy kiệt.

4.Bệnh Lepto ở chó Becgie

+ Triệu chứng của bệnh Leptospirosis ở chó khác nhau.

+ Một số con chó Becgie bị nhiễm bệnh không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh

+ Một số con mắc bệnh nhẹ và sức khỏe con vật tốt nên đề kháng cao với bệnh nên tỉ lệ điều trị khỏi bệnh sẽ cao.

+ Trong khi nhiều trường hợp bệnh phát triển nặng chết rất nhanh.            

+ Vàng da, niêm mạc vàng chúng tôi vi khuẩn xâm nhập vào máu , số lượng vi khuẩn trong máu tăng lên nhiều làm phá vỡ hồng cầu dẫn đến Bilirubin trong máu tăng kể cả Bilirubin trực tiếp , gián tiếp  hay Bilirubin tổng số đều tăng)

+ Thay đổi tần số hoặc số lần đi tiểu, mất nước, nước tiểu vàng đậm. Bệnh có thể gây suy thận

+ Nôn, tiêu chảy, ủ rũ, mệt mỏi. Chó có thể phát triển bệnh phổi nặng và khó thở Sốt, rét run, đau cơ bắp

+ Leptospirosis có thể gây chảy máu rối loạn, mà có thể dẫn đến có máu lẫn trông dịch nôn, nước tiểu, phân và nước bọt, và điểm xuất huyết (có thể nhìn thấy được trên nướu răng và trên vùng da mỏng).

5.Bệnh viêm dạ dày, ruột ở chó Becgie

+ Thời gian đầu : chó ít ăn hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, uống nhiều nước, sốt 39,5 – 40oC, có kèm theo các cơn run rẩy.

+ Sau đó, chó nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau loãng có màu xám vàng hay xám xanh, có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột lầy nhầy, có mùi tanh khắm.

+ Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó mất nước thể hiện: mắt trũng, bụng thóp, da nhăn nheo. Khi bị mất nước chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.

+ Thời kỳ cuối của bệnh, chó thường chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như máu cá

+ Trước khi chết thân nhiệt chó thường hạ thấp, huyết áp giảm, nhịp tim tăng. Thời kỳ này chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.

6.Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó Becgie

+ Chó Becgie kém ăn, bỏ ăn rồi chuyển sang hôn mê.

+ Chó đột ngột bỏ ăn, ốm xỉu, tiêu chảy ra máu, suy sụp nhanh và tử vong chỉ vài giờ.

+ Chó non thường chết mà chưa hề có triệu chứng gì đặc biệt.

+ Chó sốt (39.4 – 41.1oC), bỏ ăn, tiêu chảy và nôn ra máu.

+ Chó Becgie có biểu hiện co gập, quằn quại do những cơn đau dữ dội vùng bụng do sưng gan.

+ Ánh sáng có thể kích thích mắt gây đau, viêm chảy nước măt rồi có rử ghèn. Có các điểm nốt xuất huyết dưới da, dễ thấy ở vùng da bụng.

Chó bị bệnh viêm gan truyền nhiễm

+ Niêm mạc mắt có màu vàng rồi toàn bộ da vàng như nghệ do chứng hoàng đản sắc tố mật tràn vào máu. Chó khó có thể qua khỏi một khi có triệu chứng vàng da.

+ Khoảng 25% số chó khỏi bệnh có mang di chứng mắt ” cùi nhãn” do đục thủy tinh thể, có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc mang di chứng.

+ Bệnh thường ghép với Bệnh Viêm khí quản-phế quản truyền nhiễm Kennel Cough kèm theo các triệu chứng hô hấp, ho khạc chảy dịch viêm mũi, mắt…

7.Bệnh PARVOVIRUS ở chó Becgie

+ Mắc tiêu chảy, Phân có máu hoặc bốc mùi khó chịu.

+ Có biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi.

+ Chó Becgie đang khoẻ mạnh, hoạt bát bỗng dưng chỉ nằm ủ rũ suốt ngày.

+ Chó nôn liên tục suốt ngày.

+ Chó có biểu hiện mất nước.

+ Chó biếng ăn hoặc bỏ ăn.

8.Bệnh Carre ở chó Becgie

Ta có thể nhận biết dễ dàng khi một con chó Becgie mắc bệnh Carre thông qua những biểu hiện bên ngoài của nó như là:

+ Chảy nước mũi, nước mắt, nôn mửa, tiêu chảy, ho, khó thở, bỏ ăn, sụt cân.

+ Có dấu hiệu thần kinh

+ Nổi những nốt mủ dưới vùng da mỏng của bụng

+ Sốt trên 40 độ C

+ Sừng hóa gương mũi và lòng bàn chân.

9.Bệnh dại ở chó Becgie

Ta có thể nhận biết một con chó dại với một con chó Becgie bình thường một cách dễ dàng thông qua các biểu hiện bên ngoài của chúng. Vậy biểu hiện của một con chó mắc bệnh dại đó là:

+ Dữ tợn hơn bình thường

+ Nước dãi chảy nhiều

+ Chó sủa khác tiếng so với mọi khi

+ Bị liệt dần toàn thân sau đó dẫn đến cái chết

10.Bệnh ghẻ ở chó Becgie

Toàn bộ da rụng lông, chảy ra dịch huyết tương lỏng, không đông, mùi rất hôi đặc trưng, không một loại nước thơm nào có thể át đựơc. Bệnh diễn biến lâu dài sẽ gây ngứa ngáy khó chịu,thậm chí chó tự cắn xé để đã cơn ngứa. Bộ da hỏng dần, viêm nhiễm mủ kế phát. Lông rụng nhiều, trơ trụi như con khỉ. Chó Becgie có thể chết do viêm cầu thận, viêm gan và rối loạn vận mạch. Bệnh rất dễ lây lan lây sang chó khác vì vậy cần cách ly chó ngay khi phát hiện bệnh.

Các Bệnh Thường Gặp Của Chó Nhật: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Chó Nhật tên quốc tế là Japanese chin. Hiện tại tại Việt Nam, giống chó Nhật hiện tương đối hiếm so với các giống chó khác. Thế nhưng với sự thông minh, nhanh nhẹn và rất đáng yêu nên nhiều người nuôi vẫn săn tìm các giống chó đến từ Nhật Bản. Khi nuôi các giống chó kiểng Nhật, có lẽ vấn đề mà nhiều lo lắng nhất là sức khỏe cún có phù hợp với khí hậu Việt Nam hay không. Vậy các bệnh thường gặp của chó Nhật là những bệnh gì? Có nguy hiểm không?

1. Bệnh ngộ độc chocolate ở chó Nhật

Bệnh ngộ độc chocolate nghe có vẻ khá là lạ. Tuy nhiên, đây lại là một trong những căn bệnh thường gặp nhất của chó Nhật. Muốn phòng được bệnh, người nuôi cần hiểu rõ căn nguyên gây bệnh trước.

1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Nhiều bạn khi nuôi chó hiện nay thường có thói quen hễ mình ăn được cái gì là lại cho cún ăn cái đó. Từ những món ăn vặt như bánh kẹo, trà sữa, nước uống có ga,.. Cho đến những đồ ăn nhiều mỡ, cay nóng, các bạn ý đều cho cún ăn. Một phần cũng là bởi tính phàm ăn của từng cún. Nhưng chính thói quen này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh tật cho cún.

Trong chocolate có chứa một hoạt chất gọi là theobromine. Với con người thì việc hấp thụ theobromine không có gì là khó khăn. Nhưng với loài chó nói chung và các giống chó Nhật ở Việt Nam nói riêng, việc tiêu hóa theobromine có trong chocolate lại diễn ra rất chậm. Khi cún càng ăn nhiều chocolate thì lại có nguy cơ bị ngộ độc cao hơn.

Trường hợp nhẹ, cún có thể bị căng tức bụng kèm theo các biểu hiện tiêu chảy. Nếu phát hiện sớm và đưa đến các cơ sở thú y để chữa trị, cún sẽ qua khỏi. Thế nhưng trường hợp nặng hơn, cún có thể xuất hiện các cơn co giật, xuất huyết trong, rối loạn nhịp tim,.. Nếu không xử lý, cún có nguy cơ tử vong rất cao.

1.2. Triệu chứng thường gặp

Khi cún ăn quá nhiều chocolate sẽ dẫn đến lượng theobromine trong cơ thể không thể tiêu thụ kịp. Từ đó, dẫn đến tình trạng ngộ độc. Các biểu hiện thường gặp ở các chú cún khi bị ngộ độc chocolate phải kể đến như:

Cún nôn ọe

Hơi thở gấp gáp

Cơ bụng bị căng cứng

Tiêu chảy (phân lỏng có mùi tanh)

Nhiệt độ cơ thể cún tăng đột biến

Lên cơ co giật

Nhịp tim bị rối loạn

Huyết áp xuống thấp

1.3. Cách điều trị

Nếu thấy cún có những biểu hiện ngộ độc như trên, điều đầu tiên bạn cần làm chính là đưa cún đến cơ sở thú y nhanh nhất. tùy vào tình trạng ngộ độc mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường các bác sĩ sẽ kích thích cho cún nôn hết lượng thức ăn trong bụng ra ngoài. Sau đó, dùng đến loại than hoạt tính đặc biệt để hấp thụ hết các độc tố theobromine đã xâm nhập vào đường ruột và các vùng khác trên cơ thể cún. Tiếp theo, cún có thể được truyền dịch để làm giảm các cơn co giật. Đồng thời, giúp cân bằng lại nhịp tim.

2. Bệnh viêm miệng do nấm ở chó Nhật

Viêm miệng do nấm là căn bệnh hay gặp ở những chú chó Nhật mini. Và ngay cả giống chó lớn như Akita cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh bệnh này.

2.1. Nguyên gây nhân bệnh

Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này ở các giống chó Nhật là do một loại nấm men có tên Candida albican. Loại nấm men này sau khi xâm nhập vào cơ thể cún sẽ dẫn đến tình trạng viêm miệng.

Đặc biệt với những chú chó đã lớn tuổi thì nguy cơ mắc phải bệnh viêm miệng do nấm lại càng cao hơn. Bởi cún khi đã có tuổi cơ thể đã bị suy giảm đáng kể đi khả năng miễn dịch do đã nhờn dần với các loại kháng sinh. Điều này cũng là một trong những tác nhân khiến cho các vi khuẩn có sự biến đổi và phát sinh ra nấm rồi gây bệnh cho cún.

2.2. Triệu chứng thường gặp

Nếu muốn chữa trị cho cún kịp thời khỏi căn bệnh này, bạn cần chú ý quan sát các thay đổi bên ngoài lẫn bên trong của cún. Trong đó các biểu hiện hay gặp nhất khi cún mắc viêm miệng do nấm thường là:

Niêm mạc ở vùng miệng xuất hiện các vẩy trắng. Sau đó, các vẩy trắng này bắt lan xuống miệng và môi.

Khi tình trạng bệnh trở nặng, các vẩy trắng sẽ lan dần xuống hầu rồi thực quản. Từ đó dẫn đến chảy máu vùng miệng, suy giảm các chức năng miễn dịch.

2.3. Cách điều trị

Bệnh viêm miệng do nấm rất dễ khiến bạn nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác. Vậy nên, khi thấy cún có những thay đổi bất thường ở vùng miệng thì tốt nhất là bạn nên đưa cún đi khám ngay. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thông thường cún chỉ cần uống Ketoconazole 10 mg/kg ngày 2 cho đến khi dứt bệnh. Bệnh cạnh đó là kết hợp với một số loại thuốc bôi như nystatin 4 lần/ngày, potassium permanganate 1/3000.

3. Bệnh dại ở chó Nhật

Bệnh dại không chỉ gặp ở các giống chó Nhật mà còn ở rất nhiều các giống chó khác. Một khi đã mắc phải căn bệnh này thì cơ hội chữa khỏi gần như bằng 0.

3.1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh dại ở các giống chó chính là do một loại virus có tên rabies. Loại virus này thường tồn tại trong các loài động vật hoang dã. Virus rabies có khả năng gây ức chế lên hệ thần kinh của các chú chó và gây các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

3.2. Triệu chứng thường gặp

Bệnh dại không chỉ gây nguy hiểm cho những chú chó mắc phải mà còn gây nguy hiểm cho người nuôi và những người xung quanh. Vậy nên, việc nhận biết các triệu chứng bạn là điều rất quan trọng. Các biểu hiện dễ gặp nhất với những chú chó đã bị nhiễm virus rabies sẽ là:

Cún hung dữ hơn bình thường (tấn công bất ngờ cả người lạ lẫn người quen)

Chảy nước dãi nhiều và liên tục

Cún sợ nước hơn bình thường

Khi bệnh trở nặng cún sẽ lên cơn co giật, mất dần ý thức

3.3. Cách phòng tránh 4. Bệnh viêm ruột ở chó Nhật

Viêm ruột là một trong các bệnh thường gặp ở chó con dưới 6 tháng tuổi.

4.1. Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho cún bị mắc viêm ruột. Đó có thể là do các loại virus như care, parvo tấn công,.. Hoặc do sự xâm nhập của vi khuẩn Salmonella, Ecoli hay Leptospira. Các tác nhân gây bệnh này chủ yếu xâm nhập vào cơ thể cún qua đường thức ăn, do sự thay đổi đột ngột của thời tiết,..

4.2. Triệu chứng thường gặp

Khi chú cún nhà mắc phải bệnh viêm ruột, cún sẽ biểu hiện ra bên ngoài với một số triệu chứng đặc trưng. Việc của bạn lúc này là quan sát thật kỹ các thay đổi của cún và đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất.

Biểu hiện tiêu chảy: Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi cún bị viêm ruột. Khi đó cả phân và nước tiểu của cún đều có mùi tanh, lỏng hơn bình thường.

Các biểu hiện ở vùng bụng: Đau bụng, nằm ở tư thế 2 chân chống lên cho biết cún đang rất khó chịu. Bởi lúc này, cún đã bị viêm ở đoạn ruột non và lan xuống vùng ruột già.

Nhiệt độ cơ thể cún: Khi tình trạng bệnh trở nặng, cún thường xuất hiện tình trạng sốt cao.

4.3. Cách điều trị

Việc điều trị cần dựa vào tình trạng bệnh của cún. Việc tốt nhất bạn cần làm vẫn là đưa cún đến bác sĩ thú y ngay. Bên cạnh đó, nếu tình trạng bệnh của cún còn nhẹ thì bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

Nếu cún bị nôn nhiều, bạn có thể cho cún uống các loại thuốc như: Metoclopramid, Clopromazin, Anticholinergic. Lưu ý, liều lượng cần phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Đưa cún đi truyền dịch để dứt cơn sốt.

5. Bệnh ký sinh trùng ở chó Nhật

Ở bất kỳ giống chó nào cũng có nguy cơ cao bị ký sinh trùng xâm nhập, không loại trừ cả chó Nhật.

5.1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân khiến chó Nhật bị ký sinh trùng có thể là do cún không được vệ sinh bộ lông thường xuyên. Từ đó, tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng như ve, ghẻ xâm nhập.

5.2. Triệu chứng thường gặp

Khi bị ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể cún sẽ có những biểu hiện như thường xuyên lắc đầu, dùng chân để gãi. Tai của cún còn xuất hiện cả chất nhầy có màu sẫm.

5.3. Cách điều trị 6. Các dấu hiệu cho thấy chó Nhật đang ủ bệnh

Bên cạnh tìm hiểu cách nuôi chó Nhật hay chó Nhật hay mắc phải bệnh gì, việc quan trọng hơn là bạn cần theo dõi các biểu hiện hàng ngày của cún. Cún sẽ được cho là đang ủ bệnh khi xuất hiện một số biểu hiện bất thường sau:

Cún lười uống nước

Cún trốn tránh, không tỏ ra thân thiết với chủ nhân

Cún đột nhiên trở nên hung dữ ngay cả với người nhà

Cún đi vệ sinh nhiều hơn bình thường và nước tiểu có mùi hôi tanh

Cún ngủ nhiều hơn bình thường (trên 16 tiếng/ngày)

..

Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/cho-canh/japanese-chin/cach-nuoi-cho-nhat/ khi chia sẻ nha.

Phạm Hoàng Long, Dogily Petshop

Địa chỉ thông tin Dogily Petshop bán chó Nhật uy tín – chuyên nghiệp

Trụ sở chính: Dogily Petshop quận 1: Dogily Petshop Phú Nhuận: Dogily Petshop Tây Hồ:

Trang trại nhân giống Dogily Cattery 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chỉ đường

Trang trại nhân giống Dogily Cattery 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội Chỉ đường

Email: dogily.vn@gmail.com

Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/DogilyPetshop/

Youtube: https://www.youtube.com/c/dogilypetshop

Website: https://dogily.vn

XEM THÊM CÁC ĐÀN CHÓ NHẬT ĐANG BÁN TẠI HỆ THỐNG CỬA HÀNG CỦA DOGILY PETSHOP, MUA NGAY!

Triệu Chứng : Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó &Amp; Cách Điều Trị – Pet Gold Spa

1. Bệnh viêm ruột ở chó

Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm ruột, chúng tôi xin giới thiệu về nguyên nhân triệu chứng và các phương pháp phòng trị để bạn đồng nghiệp và người chăn nuôi tham khảo.

Về nguyên nhân gây bệnh có thể có rất nhiều song có một số nguyên nhân đặc trưng như:

– Do Virút: Có thể do Parvovirut, virut gây bệnh carê, virut gây viêm gan truyền nhiễm v.v …

– Do Vi trùng như coli, Leptospira, Salmônella.

– Cũng có thể do ký sinh trùng

– Ngoài ra cũng có thể do nấm hoặc do ngoài vật không tiêu hoá được, do ăn phải chất dộc.

Triệu chứng bệnh: Điển hình nhất là hiện tượng tiêu chảy đi đôi với nôn mửa, ở trường hợp này thường do chó bị viêm đoạn trước ruột non. Khi con vật biểu lộ đau vùng bụng, lúc đó biểu hiện viêm có thể đã lan xuống ruột già.

Con vật đi phân lỏng có mùi tanh hôi khó chịu và có thể có màu xanh đậm hoặc đen do xuất huyết ở phần sau ruột già. Con vật có thể bị sốt nếu do nguyên nhân nhiễm trùng, lúc đó thường thấy thành bụng căng lên.

Một số chó có biểu hiện đau bụng con vật sẽ nằm ở tư thế hai chân trước chống lên, bụng sôi hoặc chướng nhẹ.

Điều trị bệnh: Điều đầu tiên là cần tìm nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị bệnh có hiệu quả.

– Nên ngừng cho chó ăn trong vòng 24 giờ đầu, chỉ cho chó uống đủ nước.

– Nếu chó bị nôn dùng Anticholinergic và thuốc an thần như Chlopromazin hoặc Metoclopramil

– Truyền dịch để bù lượng nước và chất điện giải đã mất (đây là biện pháp tốt nhất, nếu không truyền được thì dùng chất điện giải cho uống)

– Nếu thấy cho bị đau bụng nhiều thì có thể dùng thuốc giảm đau như Perimidine

– Trị tiêu chảy bằng một số loại thuốc như hỗn hợp Kaolin và Pectin, hoặc Bismuth Subcarbonate ….

– Nếu nghi là do vi trùng thì dùng các loại kháng sinh thông thường như Kanamixin, Têtramixin

Trong quá trình điều trị kết hợp dùng thuốc bổ trợ như vitamin B1, Bcomlex, ADE Bcomlex và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức để khắng cho con vật.

2. Ký Sinh Trùng

Bệnh viêm tai ngoài do ve Otodectes cynotis là rất phổ biến mà chó, mèo, cáo, thỏ đều có thể nhiễm ve này. Ve sống ở mặt ngoài ống tai, ăn lớp da ký chủ và hút chất bạch huyết ký chủ để sống. Từ đó kích là cho ký chủ ngứa ngáy khó chịu, viêm, tiết dịch và hình thành vãy trong tai. Ngoài ve trên còn có loài Otobius megnini ký sinh trên chó và một số loài gia súc khác như bò, ngựa, cừu.

Triệu Chứng:

Ve ký sinh ở tai kích thích con vật lắc đầu thường xuyên rồi quào hay chà, cọ chỗ tai bị nhiễm ve. Thường xuyên có chất tiết từ ống tai, có màu nâu sậm như sáp, đôi khi chất tiết bông ra. Khi khám tai có thể thấy những ve có màu trắng, nhỏ, lẫn trong rái tai màu sậm, ta có thể láy rái tai đặt dưới kính hiển vi để tìm ve.

Điều Trị: 

Dùng một loại dầu như dầu khoáng bôi nhẹ vào ống tai rồi lau để làm sạch tai, chất tiết từ tai sẽ giúp lấy được ve ra. Sau khi làm sạch tai dùng một loại thuốc diệt cái ghẻ như là rotenone, diethyl phtalate, hay pyrethrins để bôi mỗi ba ngày một lần, lập lại trong 4 lần. Khi tai có hiện tượng viêm mãn tính thì phải bôi thuốc khaáng sinh có corticoisteroide hay thuốc mỡ có kháng sinh. Hoặc dùng ivermectin với liều 200-300 mg/kg tiêm dưới da.

3. Bệnh mò bao lông trên chó

Bệnh mò bao lông do một ký sinh trùng da sống trong nang lông gây ra ngứa ở các mức độ khác nhau. Bệnh ở chó phổ biến hơn ở mèo.

Ký Sinh Trùng:

Ký sinh trùng có tên là Demodex canis sống trong nang bao lông của chó, thân dài 0,25 mm. Có thể tìm thấy trên da con vật khỏe.

Triệu Chứng:

Bệnh ghẻ mò bao lông thường phát sinh ở phía trước mắt, hoặc khủy chân. Bệnh có thể thay đổi từ rất nhẹ như chỉ một mảng nhỏ, cho đến nặng như toàn thân đều có bệnh tích rướm máu, có mủ. Với trường hợp bệnh nhẹ thì có thể chỉ bị một khu vực tách biệt, bị rụng lông ở mặt, quanh mắt hay chân trước hoặc cả chân sau. Những trường hợp này được xem là bệnh nhẹ, không gây viêm da thứ phát. Còn trường hợp nặng thì da bị mẫn đỏ lên, có mụn mủ, có máu và huyết thanh rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh, kế đó là nhiễm trùng thứ phát mà thường thấy là Staphylococcus aureus, thỉnh thoảng cũng thấy Pseudomonas spp.

Chẩn Đoán: 

Dùng dao tẩm dầu cạo chỗ có bệnh tích cho đến khi thấy đỏ lên, bắt đầu chảy máu rồi soi dưới kính hiển vi để tìm ký sinh trùng.

Điều Trị: 

– Ký sinh trùng: Khi bệnh khu trú có giới hạn thì thường tự khỏi, tuy nhiên để đề phòng bệnh lan ra toàn thân ta nên điều trị sớm ở những trường hợp này bằng:

– Amitra với nồng độ 0,025% trong nước, mỗi tuần bôi một lần, cho đến khi dứt các bệnh tích, rồi tiếp tục bôi mỗi hai tuần một lần, cho đến khi xét nghiệm không còn ký sinh trùng.

– Rotenone (C23H22O6) 1% pha trong cồn bôi trong ba ngày liên tục.

– Benzyl benzoat.

– Trypanbleu.

– Tẩm bằng các xà bông sát trùng.

· Trị nhiễm trùng thứ phát với : chloramphenicol, lincomycin.

4. Bệnh ve kí sinh

Ve là một loại ký sinh trên chó, nó không chỉ tranh chấp chất dinh dưỡng của ký chủ mà còn truyền một số bệnh nguy hiểm cho chó.

Ký Sinh Trùng:

Ve ký sinh trên chó có nhiều loại thường thấy nhất là Rhipicephalus sanguineus, có hình quả lê và màu nâu đen. Ve này phân bố khắp nơi trên thế giới. Ngoài chó, ve còn thấy trên trâu, bò, heo. Chu kỳ phát triển 7 tháng đến 1 năm. Ve có thể nhịn đói 19 tháng. Ve phát triển qua các giai đoạn trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành. Ve cái và đực giao phối trên cơ thể ký chủ. Sau khi giao phối ve cái hút no máu rồi rời ký chủ, đẻ trứng trên mặt đất. Mỗi giai đoạn phát triển là sau khi ve hút no máu lại rời ký chủ biến thái trên mặt đất, lại bám vào ký chủ mới. Khi bám vào da ve chích chất kháng đông vào máu ký chủ, mỗi ve cái có thể hút 0,5ml máu.

Triệu Chứng:

Ve thường bám ở trong và ngoài vành tai, vùng cổ và ở kẻ ngón chân. Nhiễm nặng thì thấy ve bám khắp cơ thể, có khi hàng ngàn ve trên một ký chủ, gây tổn thương sinh ra phản ứng viêm, làm chó ngứa ngày khó chịu, gãi thường xuyên có thể tạo nhiễm trùng thứ phá, áp xe hay loét. Nếu nhiều thì làm cho ký chủ bị thiếu máu, một số chỗ của da xù xì, dày lên, chó cứ gậm, liếm, cào cấu thường xuyên. Khi loại trừ được ve thì các triệu chứng trên giảm ngay. Nguy hiểm nhất là ve truyền các bệnh truyền nhiễm như: rickettsia, leptospirosis, babesiosis.

Điều Trị: 

Các loại thuốc có thể dùng điều trị như:

– Frontline với các hoạt chất fipronil xịt và xoa lên lông chó, mèo, mỗi lần trừ ve được một tháng.

– Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xịt cho chó.

– Vòng đeo cổ Preventef (diazenon) trừ được ve trong 4 tháng.

Phòng Bệnh: 

Để kiểm soát ve ta có thể định kỳ xịt thuốc sát trùng vào chỗ ở của chó như chuồng, góc nhà, vách tường, kẻ tường, sân. Nhưng phải tách người và thú vật ra khỏi khu vực này cho đến khi thuốc hết tác dụng. Dùng vòng đeo trừ ve.

5. Bệnh rận kí sinh

Rận ký sinh ở chó phổ biến có 2 loại: Rận ăn lông và Rân hút máu.

· Rận ăn lông: gồm các loại như: Trichodectes canis, Trichodectes latus Heterodoxus spiniger, các loại này không hút máu chỉ ăn lông. Vòng đời chỉ trãi qua trên ký chủ, con cái đẻ trứng, màu trắng đầu có nắp dính trên lông ký chủ, 5-12 ngày nở thành ấu trùng rồi lột xác 3 lần trong 12-16 ngày để trở thành con trưởng thành.

· Rận hút máu: Phổ biến là Linognathus selosus, rận đẻ trứng trên lông, trứng nở ra thiếu trùng và qua 3 lần lột xác thành con trưởng thành, toàn bộ vòng đời mất 2-3 tuần.

Triệu Chứng:

Trước hết rận bò trên da làm con vật ngứa ngáy không nghỉ ngơi được. Nhiễm rận nhiều gây kém ăn, chậm lớn, vết đốt gây viêm biểu bì, bao lông, gây ngứa ngáy, rụng lông lỗ chỗ. Rận ăn lông Trichodectes còn là ký chủ trung gian cho sán dây Dipylidium caninum.

Điều Trị: 

Các loại thuốc có thể dùng điều trị như:

– Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xịt cho chó.

– Để tiêu diệt mầm bệnh ta có thể lập lại sau 14 ngày.

6. Bệnh bọ chét kí sinh

Đây là một loại ký sinh truùng ngoài rất phổ biến ở chó, bọ chét không gây hại nặng trực tiếp nhưng lây lan rất nhanh và khó tiêu diệt mầm bệnh.

Ký Sinh Trùng:

Bọ chét có nhiều loài: Ctenophalides canis, C. felis felis, C. felis orientis. Bọ chét có thân hình dẹp, chân dài nên di chuyển rất nhanh như bò trên da ký chủ hoặc bằng những bước nhảy rất xa. Bọ chét trưởng thành hút máu ký chủ, nhưng ấu trùng thì ăn phân của cha mẹ chúng, bọ chét trưởng thành có thể sống đến 2 tháng mà không cần phải hút máu. Con cái đẻ trứng, trứng rớt xuống đất hoặc sàn nhà, trứng nở thành ấu trùng dạng vòi, rồi thành nhộng. Ở môi trường thuận lợi bọ chét hoàn thành vòng đời khoảng 3 tuần.

Triệu Chứng:

Thấy dễ dàng ở vùng không lông hay ít lông như bụng, háng. Gây cho ký chủ ngứa ngáy, viêm da, mụn loét, rụng lông. Nguy hiểm nhất là truyền những bệnh khác như: sán dây Dipyllidium caninum, vi trùng bệnh dịch hạch.

Điều Trị: 

Các loại thuốc có thể dùng điều trị như:

– Dipterex 0.3-0.5 %.

– Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xịt cho chó.

– Vòng đeo cổ Preventef (diazenon) trừ được bọ chét trong 4 tháng.

– Frontline với hoạt chất fipronil xịt và xoa lên lông chó, mèo trừ được bọ chét 2 tháng.

– Program (lufenuron) mỗi tháng một viên.

Về sức khỏe cộng đồng: :

Trẻ em có thể nhiễm sán dây Dipylidium caninum mà nguyên nhân là do nuốt phải bọ chét mang ấu trùng sán dây.

7. Bệnh giun ở mắt

Bệnh giun ở mắt chó, mèo thường gây ra do hai loài Thelazia californiensis và T. callipaeda, chúng thường ký sinh trong túi giác mạc hay trong giác mạc của chó và mèo, giun có thể tìm thấy ký sinh ở trên mắt người. Ngoài ra bệnh có thể xảy ra ở những loài khác. Giun có lớp biểu bì hình răng cưa, dài khoảng 10-15 mm. Ruồi nhà Musca domestica, Fannia sp và ruồi Musca autumnalis là những ký chủ trung gian. Từ chó, mèo bệnh được ruồi ăn chất tiết của mắt có ấu trùng L1, vào cơ thể ruồi ấu trùng phát triển thành L3 và di hành đến miệng ruồi để sẵn sàng truyền cho chó khác khi ruồi đậu vào mắt. Từ đây ký sinh trùng trực tiếp phát triển thành con trưởng thành, giun có thể sống trong mắt vài ba năm, giun non có biểu bì hình răng cưa và di chuyển nhanh trong mắt ký chủ gây ra viêm kết mạc.

Triệu Chứng:

Viêm kết mạc và tiết rất nhiều nước mắt, sợ ánh sáng. Trong trường hợp nhiễm nặng có thể gây loét và đục giác mạc. Giun trưởng thành có thể tìm thấy trong túi kết mạc và ấu trùng thường có trong nước mắt.

Chẩn Đoán: 

Có thể chuẩn đoán bằng cách quan sát trực tiếp ký sinh trùng trong túi giác mạc hoặc là ở trên giác mạc sau khi gây tê cho chó. Tìm trứng chứa ấu trùng hoặc ấu trùng trong nước mắt chó hay mèo bệnh.

Điều Trị: :

Có thể trị bằng các phương pháp sau.

– Trực tiếp lấy giun ra khỏi mắt.

– Nhỏ dung dịch levamisole 2% vào giác mạc.

– Dùng thuốc mỡ tra mắt levamisole 1%.

8. Bệnh viêm miệng do nấm

Là một bệnh nhiễm trùng của xoang miệng, bệnh này không phổ biến lắm.

Nguyên Nhân::

Nguyên nhân gây bệnh là do nấm men Candida albican. Bệnh thường xảy ra ở chó, mèo non hoặc ở những con lớn tuổi. Những điều kiện khác thường là do dùng kháng sinh kéo dài, cơ thể suy giảm miễn dịch, suy nhược, làm biến đổi hệ vi khuẩn trong xoang miệng là nhnữg điều kiện cho nấm phát sinh bệnh.

Triệu Chứng:

Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi những vãy trắng, hay màng giả trên niêm mạc miệng hay lưỡi, đôi khi lan cả đến môi, bệnh tích thường nổi lên với sự sung huyết ở xung quanh và bên ngoài còn ở dưới thì lóet, những bệnh tích này có thể lan tràn đến hầu hoặc thực quản. Bệnh làm cho con vật đau. Có thể phân lập định danh nấm C. albican từ những bệnh tích.

Điều Trị: 

Nên phân biệt với những bệnh gây viêm lóet khác. Các thuốc có thể dùng là:

– Ketoconazole 10 mg/kg, cho uống ngày 2 lần cho đến khi bệnh khỏi.

– Bôi potassium permanganate 1/3000 trong nước ngày một lần.

– Bôi dung dịch nystatin ngày bốn lần.

– Cố gắng cho chó ăn thức ăn lỏng dễ tiêu để chó dễ nuốt, và bổ sung các vitamine A, B, C trong khẩu phần.

9. Bệnh ca rê

Bệnh ca rê gây tác hại trên nhiều hệ nhưng trên hệ tiêu hóa là nặng nhất và rõ nhất. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất của chó. Bệnh xảy ra trên hầu khắp thế giới, giết hại rất nhiều chó không được tiêm phòng. Bệnh có thể xảy ra trên tất cả các lứa tuổi chó nhưng tác hại nặng trên chó con. Các cơ quan bị virus tấn công nhiều nhất là hệ tiêu hóa, hô hấp, da, thần kinh.

Nguyên Nhân:

Bệnh do virus thuộc nhóm paramyxovirus. Virus xâm nhập vào chó qua đường hô hấp, tiêu hóa, da. Đầu tiên khi xâm nhập vào virus nhân lên ở mô bạch huyết đường hô hấp trên, sau đó nhiễm vào máu và virus tiếp tục nhân lên ở mô bạch huyết của các cơ quan khác. Mầm bệnh được thải ra qua dịch tiếït mắt mũi, nước bọt, phân, nước tiểu.

Triệu Chứng:

Xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng thường ở chó con vài tuần tới 12 tháng tuổi. Chó bắt đầu bệnh sốt 40o – 40,5o, chó ủ rũ bỏ ăn, sau 24 – 48 giờ thì hạ sốt, ăn lại. Vài ngày sau lại bỏ ăn, sốt, bệnh tiến triển trầm trọng. Chó bệnh thường hay trải qua hai đợt sốt nên người ta còn gọi là dạng sốt hai thì. Vì virus thường tác hại chính trên đường tiêu hóa và hô hấp nên chó bị tiêu chảy có máu, cũng như viêm đường hô hấp, ho vớiï dịch tiết mũi có mũ.

Một số trường hợp khá phổ biến chó bệnh có mụn mũ ở vùng da mỏng như bụng, háng, với diển tiến lúc đầu viêm đỏ sau thành mũ rồi vở ra khô lại. Ở những trường hợp bệnh nặng người ta thấy chó thể hiện triệu chứng thần kinh như co giật, run từng cơn, hoặc hai chân trước giật từng hồi như bơi trong không khí. Mỗi trường hợp có một dạng co giật khác nhau, giai đoạn cuối chó bị liệt. Hầu hết chó xuất hiện dạng thần kinh thường chết. Một số ít có thể vượt qua được thì mang di chứng thần kinh.

Một số trường hợp khác thì thể hiện triệu chứng gan bàn chân dầy và cứng, khi ta sờ tay vào cảm giác rất nhám. Đôi khi cũng xảy ra hiện tượng dày và cứng mũi.

Chẩn Đoán: 

Nên nghĩ đến bệnh Ca rê khi chó con sốt, nhất là dạng sốt hai thì. Các triệu chứng điển hình như viêm hô hấp, viêm ruột, mụn mủ ở da, cứng bàn chân, các cơn co giật. Nhưng đôi khi những dấu hiệu đặc trưng thường không phát hiện ở giai đoạn sớm mà chỉ thấy được ở giai đoạn quá trể.

Điều Trị:

Nguyên tắc điều trị là giới hạn sự nhiễm trùng thứ phát, truyền dịch tạo lại cân bằng điện giải, giới hạn những cơn co giật và chăm sóc cẩn thận.

· Giữ chó bệnh ở nơi khô ấm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, atropine dể giới hạn co thắt ruột.

· Dùng kháng sinh hoạt phổ rộng để chống nhiễm trùng thứ phát

– Trimethoprim + sulphamethoxazole

– Streptomycine 5-10 mg/kg, ngày hai lần tiêm thịt hay dưới da.

– Gentamicin 2mg/kg ngày 2 lần dùng tối đa 5 ngày.

– Kanamycin 10-20 mg/kg ngày bốn lần cho uống, hoặc 5-7,5 mg/kg ngày hai lần tiêm thịt hoặc dưới da.

· Truyền dịch: dung dịch điện giải, dung dịch protein, và thuốc chống co giật.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Mèo Và Cách Điều Trị Hiệu Quả trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!