Bạn đang xem bài viết Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Husky được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Husky bị mắc bệnh thường do ăn phải thức ăn hay nước uống bị ôi thiu hoặc nhiễm độc. Cũng có thể cún bị bỏ đói quá lâu hay ăn quá no dẫn đến quá tải trong vấn đề tiêu hoá.
Thời gian phát bệnh ở Husky thường từ 2 đến 5 ngày. Cún sẽ có biểu hiện nằm một chỗ, khó chịu vùng bụng, phân và nước tiểu bị lẫn tạp chất. Bạn cần cho cún ngừng ăn trong 24 giờ để theo dõi. Sau đó, bổ sung các món an toàn như canh rau, cháo để cún dễ tiêu hoá. Tham khảo ý kiến bác sĩ và cho cún uống thuốc phù hợp.
Bạn có thể phòng bệnh đường tiêu hoá cho cún bằng cách cho ăn đủ và đúng bữa. Thức ăn, nước uống đều phải sạch sẽ, nấu chín từ nguyên liệu tươi ngon. Cân bằng dinh dưỡng bởi những món ăn lành mạnh, phù hợp với từng giai đoạn và thể trạng của Husky.
Bệnh loạn sản xương hông
Bệnh có thể nhận thấy rõ ràng trong khoảng 2 năm đầu đời của Husky. Các khớp nối trong và khớp ngoài của cún mắc bệnh sẽ phát triển không bình thường. Tình trạng này gây ra đau đớn, viêm, lệch khớp, trật khớp… làm cún khó khăn trong việc di chuyển. Nếu kéo dài bệnh có thể gây thoái hoá, thoát vị đĩa đệm.
Đây là bệnh di truyền nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn mua Husky. Để chắc chắn thì bạn có thể tiến hành làm xét nghiệm xem loạn sản này có trong máu của cún không.
Ba vấn đề phổ biến nhất ở mắt Husky là: đục thủy tinh thể, loạn dưỡng giác mạc và teo võng mạc tiến triển.
Đục thủy tinh thể: Hiện tượng mờ đục xuất hiện ở mắt Husky bởi tuổi tác hoặc yếu tố di truyền. Bệnh này để nặng có thể sẽ dẫn đến mù. Trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng thuốc nhỏ bác sĩ thú y chỉ định. Nếu bệnh tiến triển phức tạp hơn thì cần đưa cún đi khám và làm phẫu thuật kịp thời.
Loạn dưỡng giác mạc: Chứng bệnh này thường xuất hiện ở Husky khoảng bốn tuổi. Dị khoáng chất trắng đục bị đọng trong giác mạc cún gây loạn dưỡng giác mạc. Bệnh ít gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và cũng không khiến cún bị mù. Nhưng bạn nên theo dõi tình trạng bệnh để có phương pháp chữa trị phù hợp.
Teo võng mạc tiến triển: Đây là vấn đề nghiêm trọng hơn về mắt của Husky. Bệnh này là do di truyền, gây ảnh hưởng đến các thụ thể ánh sáng trên võng mạc mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, cún có thể bị mù. Nếu phát hiện bệnh, bạn cần sớm đưa cún đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Golden Retriever
Golden Retriever là giống cảnh khuyển thông minh, hiền lành, thân thiện và dễ dàng huấn luyện. Chúng là thú cưng hoàn hảo của mỗi gia đình và người bạn đồng hành tuyệt vời cho trẻ em. Nếu đang có ý định nuôi một bé Golden, bạn nên biết được những vấn đề sức khỏe hay gặp ở giống cảnh khuyển này. Từ đó, biết cách phòng tránh để nuôi dưỡng chúng khỏe mạnh nhất.
Hiểu được nhu cầu của bạn đọc, Siêu Pet xin cung cấp thông tin về một số căn bệnh hay gặp ở Golden: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh hiệu quả,… tại bài viết này.
Bệnh ghẻ ngoài da
Ghẻ ngoài da là căn bệnh hay gặp ở những giống cảnh khuyển lông dài như Golden Retriever. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe bé cún. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm gan, nhiễm trùng da, gầy gò, ốm yếu,…
Bệnh ghẻ ngoài da được chia thành hai loại là: Cái ghẻ và Ghẻ Demodex. Trong đó, ghẻ Demodex nguy hiểm và khó chữa hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh ghẻ ngoài da thường do ký sinh trùng sống trên lông, da và tai gây nên. Mỗi loại ghẻ sẽ có những nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
Cái ghẻ
Cái ghẻ có tên tiếng anh là Sarcoptes Scabiei. Virus ghẻ Sarcoptes ký sinh trên da của Golden, chúng đào hang và đẻ trứng bên trong da, gây ngứa ngáy khó chịu. Loại ghẻ này không quá nguy hiểm, nếu chữa trị đúng cách Golden có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng gì. Bệnh để lâu có thể gây chảy mủ trên da, nhiễm trùng da, hoại tử,…
Bệnh ghẻ Sarcoptes có thể lây từ cún sang người nếu tiếp xúc da thịt trực tiếp. Virus Sarcoptic lây truyền sang da người và gây nên những nốt sưng đỏ tấy, cực kỳ ngứa, sau một vài ngày bôi thuốc có thể tự khỏi. Nhiều người hay nhầm lẫn với vết muỗi đốt và bỏ qua.
Ghẻ Demodex (mò bao lông)
Ghẻ Demodex gây nên bởi virus ghẻ Demodex Canis ký sinh trên da. Loại virus này đào tổ và trú ẩn sâu trong da nên rất khó chữa tận gốc. Chúng hút chất dinh dưỡng khiến Golden ngày càng gầy gò, ốm yếu. Những bé Golden mắc bệnh ghẻ Demodex thường bốc mùi hôi rất khó chịu, các mảng lông rụng dần và trụi hoàn toàn nếu không được chữa trị kịp thời.
Bệnh ghẻ Demodex không lây từ cún sang người.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Những vị trí trên cơ thể của Golden hay bị ghẻ nhất thường là: Khuỷu chân, bụng, kẽ sau tai, gần hậu môn, xung quanh mắt, sống mũi… Đa phần là ở những vùng da mỏng. Siêu Pet xin gửi đến bạn đọc một số dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ ngoài da ở cảnh khuyển Golden:
Ngứa: Đây là biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất. Những chú cún Golden sẽ dùng chân gãi người liên tục hoặc cọ, chà xát cơ thể xuống mặt đất để giảm ngứa, cún ngứa trong nhiều ngày không có dấu hiệu khỏi.
Rụng lông: Lông của Golden rụng thành từng mảng lớn để lộ rõ lớp da bên trong. Đây là biểu hiện cho thấy bệnh ghẻ đã lây lan khá nghiêm trọng.
Vảy gàu: Sau thời điểm rụng lông, trên da cún bắt đầu xuất hiện nhiều vảy gàu, đóng thành mảng. Ban đầu ướt và chảy mủ, sau dần khô lại và bong tróc.
Mụn đỏ ghẻ: Mụn đỏ nhỏ li ti mọc xung quanh cơ thể, tập trung nhiều ở những vùng da lông rụng. Nếu không tinh ý có thể nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh sài sốt Care.
Da lở loét: Bệnh ghẻ tiến triển nặng có thể dẫn đến hiện tượng da bị lở loét, chảy mủ, viêm nhiễm nghiêm trọng, thậm chí bị thối rữa.
Cơ thể có mùi: Lông bốc mùi hôi là dấu hiệu cho thấy bé Golden nhà bạn có khả năng đang mắc bệnh ghẻ ngoài da. Cơ thể cún bốc mùi dù vẫn tắm rửa thường xuyên, mùi hôi thường nồng và rất khó chịu.
Cách điều trị bệnh
Nếu có điều kiện, bạn nên đưa Golden đến các phòng khám thú y để bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh cho hiệu quả. Hoặc nếu không, bạn có thể tham khảo một số cách tự chữa tại nhà của Siêu Pet như sau:
Cách 1: Dùng thuốc
Sử dụng thuốc xịt ghẻ Alkin Mitecyn vào những vùng da viêm nhiễm. Xịt mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng. Khi đi mua thuốc, bạn nên hỏi người bán về liều lượng sử dụng sao cho phù hợp với cân nặng của bé Golden. Sử dụng thuốc xịt Alkin Mitecyn thì cún sẽ khỏi 100% từ sau 5-7 ngày.
Thuốc dạng xịt thẩm thấu vào da, tiêu diệt các loại ve chó, bọ chét, ký sinh trùng gây ra bệnh ghẻ. Trước khi xịt, bạn nên tắm rửa sạch sẽ cho Golden và không tắm trong vòng 24h sau khi xịt thuốc. Thuốc xịt ghẻ Alkin chỉ dùng cho cún trên 12 tuần tuổi.
Tuy nhiên, do xịt trực tiếp vào da nên thuốc Alkin Mitecyn khá độc hại. Một số bé Golden sau khi xịt từ 30-60 phút có thể xuất hiện tình trạng bỏ ăn, cơ thể ốm yếu, thậm chí nôn mửa. Nhưng thường 1-2 ngày là chúng sẽ tự khỏi. Không dùng thuốc khi sức khỏe Golden đang trong tình trạng không ổn định và tuyệt đối không xịt vào phần mặt hay mõm của cún.
Cách 2: Dùng các biện pháp dân gian
Do các loại thuốc xịt hay thuốc dạng tiêm thường gây hại cho sức khỏe Golden nên một số chủ nuôi thường dùng các biện pháp dân gian để trị ghẻ. Các cách này chữa ghẻ rất mất thời gian nhưng tuyệt đối an toàn.
Tinh dầu lá bạc hà: Lá bạc hà có tính sát khuẩn cao, lành tính và mát cho da. Bạn sử dụng tinh dầu của lá bạc hà bôi lên những khu vực bị ghẻ. Bôi ít nhất 3 lần/ ngày, sau từ 3-4 tuần các mảng da bị tổn thương sẽ dần hồi phục.
Lá đào: Vị chát của lá đào có tính sát khuẩn cao: Bạn chỉ cần đun lá đào với một chút muối trắng, dùng nước đó tắm cho Golden bị ghẻ hoặc dã nhỏ lá đào đắp lên những vùng da bị ghẻ. Thực hiện liên tục mỗi ngày trong 3-4 tuần, bệnh ghẻ sẽ giảm dần.
Một số loại lá dân gian khác như: Lá chè tươi, lá đinh lăng, củ riềng, lá xà cừ cũng có tác dụng chữa ghẻ rất tốt dù rất mất thời gian.
Cách phòng tránh
Vệ sinh nơi ở của Golden thường xuyên bằng dung dịch Cloramin B 0.5%, nước vôi.
Tắm rửa thường xuyên cho các bé Golden bằng các loại sữa tắm dành riêng cho cún, tránh tắm cho cún bằng những loại sữa tắm ở người. Vệ sinh sạch sẽ các ngóc ngách cơ thể trong quá trình tắm.
Tránh để lông của Golden ẩm ướt lâu ngày có thể bốc mùi hôi khó chịu và là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sôi.
Tránh cho Golden tiếp xúc với những chú cún bị bệnh ghẻ.
Tránh cho chúng chơi ở những nơi ẩm ướt, bẩn, mất vệ sinh.
Bệnh viêm phổi ở chó Golden
Bệnh viêm phổi thường hay xuất hiện ở những bé Golden từ 6-12 tuần tuổi. Bệnh thường là kế phát của viêm phế quản hoặc di chứng từ các bệnh truyền nhiễm khác như: Care, Parvo, dại,… Bệnh nếu phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ không quá nguy hiểm. Nhưng nếu để nặng thì 80-90% Golden sẽ tử vong do ngạt thở. Viêm phổi ở Golden có thời gian ủ bệnh dài nên rất ít chủ nuôi phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở Golden được đưa ra như sau:
Nguyên nhân phổ biến là do cún nhiễm phải một số loại virus đường hô hấp và các loại vi khuẩn kế nhiễm như: Pneumococcus, Streptococcus, Klebsiella, Bordesella,… Lúc đầu, các loại virus này xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm phế quản nhẹ. Sau lan dần đến các nhu mô phổi làm cho tổ chức phổi yếu đi. Trên cơ sở đó, các loại vi khuẩn, nấm có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn gây hoại tử hoặc sinh mủ trong hệ thống phổi.
Do các loại ấu trùng ký sinh trên phế quản như: Filaroides, Actu Strongylus, Paragonimus sinh sôi và nảy nở trong niêm mạc đường hô hấp.
Một số loại nấm như: Aspergillus, Histoplasma cũng có khả năng gây ra bệnh viêm phổi ở Golden.
Dấu hiệu nhận biết
Thời gian đầu nhiễm bệnh, các bé Golden thường xuất hiện tình trạng mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ do phế quản đang bị tổn thương.
Thời gian sau, cún xuất hiện những cơn ho khan, ngày càng nặng. Cơn ho thường xuất hiện nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
Giai đoạn bệnh nặng, Golden xuất hiện dấu hiệu khó thở, nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, thiếu oxy trong máu dẫn đến tím tái, sốt cao trên 39 độ C, miệng đỏ sẫm, co giật,… Nếu không điều trị kịp thời, Golden sẽ chết sau vài ngày kể từ khi phát bệnh.
Cách điều trị bệnh
Khi phát hiện cún cưng bị bệnh, Siêu Pet khuyên bạn nên đưa chúng đến ngay đến bác sĩ thú y để chữa trị kịp thời. Bệnh viêm phổi ở Golden khá nguy hiểm, bạn không nên tự ý chữa trị ở nhà có thể gây biến chứng. Một số loại thuốc đặc trị bệnh viêm phổi hay được bác sĩ thú y dùng phổ biến như sau:
Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây:
Kanamycin: Tiêm bắp liều 40mg/kg thể trọng/ngày, chia 2-3 lần trong ngày.
Penicillin G: Dùng theo đường tiêm với liều 500.000 UI chia 2-3 lần tiêm trong ngày.
Streptomycin: Dùng theo đường uống 1g/ngày, chia 2-3 lần trong ngày. Kết hợp giữa Penicillin với streptomycin nếu tình trạng viêm phổi nặng.
Erythromycin: Tiêm bắp thịt, liều 20-25 mg/kg thể trọng/ngày. Erythromycin là kháng sinh liều nặng nên sau khi tiêm, Golden có thể xuất hiện triệu chứng như nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, nhưng sau ít ngày sẽ hết.
Các loại thuốc hỗ trợ khác như:
Ephedrin tiêm bắp 1-2 ống x 1ml/ngày. Ngày tiêm 1-2 lần có tác dụng giảm ho dễ thở.
Dimedron tiêm bắp 0,5-1 ống x 1ml/ngày có tác dụng giảm sốt, giảm đau
Các loại thuốc bổ hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh như: Ringerlactat liều 100-150 ml/kg thể trọng/ngày theo đường truyền. Vitamin B1 2,5%, Vitamin C 5%, Glucoza 30% dùng theo đường uống, ngày 2 lần, khoảng 3-5ml một lần uống.
Lưu ý: Bạn không nên tự ý dùng thuốc. Liều lượng thuốc phải theo đơn của bác sĩ sao cho phù hợp với cân nặng và độ tuổi của từng bé Golden.
Cách phòng tránh bệnh
Bệnh viêm phổi ở Golden khá phổ biến. Trung bình cứ 10 bé trong độ tuổi từ 6-12 tuần tuổi thì có 4-5 bé bị. Bệnh không có cách phòng tránh cụ thể mà chỉ có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh cho cún bằng một số biện pháp sau:
Giữ vệ sinh nơi ở và môi trường trường xung quanh Golden luôn sạch sẽ và khô ráo, nhất là vào mùa mưa. Vị trí đặt chuồng nên ở nơi thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nơi đi vệ sinh của Golden nên cách xa nơi ăn uống, ngủ nghỉ. Phân, nước tiểu của cún nên được dọn hàng ngày.
Khử trùng nơi ở của Golden và khu vực xung quanh bằng các loại dung dịch Cloramin B 0,5% trong 10 phút, Cresyl 1-2%, hoặc nước vôi 10% định kỳ mỗi tuần một lần. Bạn cũng có thể dùng ND.Iodine (thành phần gồm PVP Iodine, Kalium iodine) để sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc Golden cần khoa học để chúng luôn khỏe mạnh. Tăng cường sức đề kháng cho cún từ thực phẩm và chế độ vận động để phòng tránh một số loại virus nguy hiểm.
Đưa Golden đi tiêm phòng định kỳ các loại vaccine phòng một số bệnh nguy hiểm như: Care, Parvovirut, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto,…
Chó Golden bị tiêu chảy
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tiêu chảy có thể gặp ở bất kỳ giống cảnh khuyển nào với mọi độ tuổi. Đây là bệnh phổ biến ở Golden, đặc biệt là cún nhỏ dưới 6 tháng tuổi khi hệ tiêu hóa của chúng chưa ổn định.
Một số nguyên nhân gây bệnh được xác định như sau:
Do thức ăn: Các loại thức ăn ôi thiu, mốc hỏng, hết hạn sử dụng, nhiều dầu mỡ,… Các loại thực phẩm tươi sống, đồ ăn sẵn, thức ăn đóng hộp cũng rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của Golden.
Do ngộ độc cấp tính: Golden bị dị ứng hoặc ăn phải các loại động, thực vật có độc gây nên hiện tượng tiêu chảy kèm theo nôn mửa.
Một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến Golden bị tiêu chảy như: Stress, thức ăn thay đổi đột ngột, uống nước bẩn, ăn rác thải, túi ni lông,…
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh tiêu chảy được xác định khi Golden đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Khi đi vệ sinh thì phân lỏng, màu đen, có mùi tanh và có máu nhầy. Bệnh nặng sẽ xuất hiện tình trạng nôn mửa, sốt cao, nằm ì một chỗ, bỏ ăn nhiều bữa. Nếu không chữa trị kịp thời, Golden có thể chết sau 1 tuần vì mất nước.
Cách điều trị bệnh
Theo Siêu Pet, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả cho cún cưng. Nếu chỉ là tiêu chảy bình thường, bạn có thể tự chữa trị tại nhà. Còn nếu do các loại bệnh nguy hiểm như: Viêm đường ruột, xoắn dạ dày, cave, parvo,… thì bạn nên đưa bé Golden đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Đối với Golden bị tiêu chảy thông thường
Bạn nên ngừng cho cún ăn ngay lập tức khi phát hiện bệnh. Để dạ dày và ruột của Golden rỗng trong vòng 12-24h.
Uống Primperan từ 1/2 đến 1 viên/lần, 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 6 tiếng.
Loperamid hydroclorid 2mg/15kg/lần, ngày uống 3 lần có tác dụng giảm tình trạng tiêu chảy.
Bù nước và điện giải bằng dung dịch truyền Ringer lactate 30-50ml/kgP/ngày, truyền chậm tĩnh mạch (35-40 giọt/phút) hoặc dùng oresol hòa nước cho uống kết hợp thêm Vitamin C.
Bổ sung thêm glucose 5% hoặc 10% hoặc 30% để cún nhanh hồi phục.
Đối với Golden bị tiêu chảy do mắc bệnh truyền nhiễm
Một số biểu hiện để chuẩn đoán Golden bị tiêu chảy do mắc bệnh truyền nhiễm như sau: Phân đen, có máu nhầy, mùi tanh hôi khó chịu, tiêu chảy kết hợp với nôn mửa, sốt cao, khó thở. Nếu muốn biết chính xác hơn, Siêu Pet khuyên bạn nên dẫn cún cưng đến các bệnh viện thú y để xét nghiệm.
Các bệnh truyền nhiễm (do virus care, parvo, lepo, viêm gan,…) thì không có thuốc đặc trị hiệu quả. Tuy nhiên, bạn có thể dùng một số loại kháng sinh để kiểm soát việc tiêu chảy, phòng nhiễm trùng kế phát trước khi tiến hành điều trị tận gốc bệnh.
Cách phòng tránh bệnh
Thức ăn cho Golden nên được nấu chín, đổ thức ăn thừa sau mỗi bữa. Các đồ tanh sống, nội tạng, xương ống,… không nên cho Golden dưới 4 tháng tuổi ăn. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột.
Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh của Golden. Khử trùng định kỳ mỗi tuần một lần bằng dung dịch nước vôi 10%.
Tiêm phòng đầy đủ là cách duy nhất để phòng tránh những bệnh truyền nhiễm ở cảnh khuyển Golden. Bạn nên thực hiện liệu trình tiêm ngay từ khi cún được 2 tuần tuổi.
Thức ăn là một trong số những nguyên nhân khiển Golden mắc những bệnh đường ruột. Để biết thêm thông tin về những loại thực phẩm tốt và không tốt cho Golden, bạn có thể tham khảo qua bài viết: “Chó Golden nên ăn gì? Cách chăm sóc chó Golden hợp lý và an toàn”
Lời kết
Đánh giá 5* nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích.
Nguồn: https://sieupet.com/benh-o-cho-golden-retriever.html
Bệnh Thường Gặp Ở Chó Becgie
Bệnh thường gặp ở chó Becgie – Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó
Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó Becgie là bệnh lây lan rất nhanh, do virus Canine Adenovirus-1 ( CAV-1 ), các loài chó hoang dã và chó chưa được tiêm vaccine CVA-1 đều có thể mắc bệnh, đặc biệt với chó becgie dưới một năm tuổi. Bệnh không lây sang người.
Biểu hiện của bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó Becgie
+ Chó kém ăn, bỏ ăn rồi chuyển sang hôn mê.
+ Chó đột ngột bỏ ăn, ốm xỉu, tiêu chảy ra máu, suy sụp nhanh và tử vong chỉ vài giờ.
+ Chó non thường chết mà chưa hề có triệu chứng gì đặc biệt.
+ Chó Becgie sốt (39.4 – 41.1oC), bỏ ăn, tiêu chảy và nôn ra máu.
+ Chó có biểu hiện co gập, quằn quại do những cơn đau dữ dội vùng bụng do sưng gan.
+ Ánh sáng có thể kích thích mắt gây đau, viêm chảy nước măt rồi có rử ghèn. Có các điểm nốt xuất huyết dưới da, dễ thấy ở vùng da bụng của chó Becgie.
+ Niêm mạc mắt có màu vàng rồi toàn bộ da vàng như nghệ do chứng hoàng đản sắc tố mật tràn vào máu. Chó Becgie khó có thể qua khỏi một khi có triệu chứng vàng da.
+ Khoảng 25% số chó Becgie khỏi bệnh có mang di chứng mắt ” cùi nhãn” do đục thủy tinh thể, có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc mang di chứng.
+ Bệnh thường ghép với Bệnh Viêm khí quản-phế quản truyền nhiễm Kennel Cough kèm theo các triệu chứng hô hấp, ho khạc chảy dịch viêm mũi, mắt…
Điều trị bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó Becgie.
+ Không có thuốc điều trị đặc hiệu.
+ Chủ yếu điều trị theo triệu chứng: bù nước, cân bằng điện giải, truyền dịch đường glucose, lactated Ringer và các loại kháng sinh chống viêm nhiễm kế phát, vitamine, tăng chức năng gan thận, và chăm sóc theo chỉ định của các bác sỹ thú y.
Phòng chánh bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó Becgie.
+ Chó Becgie phải được tiêm phòng vaccine phòng bệnh Viêm gan truyền nhiễm là loại vaccine nhược độc có chứa hốn hợp virus CAV-1 và CVA-2, phòng cả bệnh Viêm khí quản- phế quản truyền nhiễm Kennel Cough. Ký tự “H” trên các nhãn vaccine là chữ đầu của” Hepatitis để mọi người nhận biết dễ dàng.
+ Chó non phải được tiêm vaccine ngay từ 6-8 tuần tuổi rồi nhắc lại lúc 12 tuần tuổi. Hằng năm nhắc lại một lần.
+ Chó Becgie bị ốm hoặc nghi ốm bệnh, phải cách ly và kiểm soát vệ sịnh, tiêu độc chặt chẽ. Đặc biệt xử lý chất bài tiết, nước rửa chuồng, khu vực nuôi chó Becgie.
+ Cách ly theo dõi chó Becgie mới nhập về, chó mua phải có bảo đảm dã tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy trình. Không tập trung những con chó chưa tiêm phòng dịch trong các Dog show, Festival, Petshop, phải có khu điều trị bệnh truyền nhiễm riêng vơi đủ điều kiện sát trùng, vệ sinh.
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở CHÓBỆNH THIẾU VITAMIN C Ở CHÓ BECGIE10 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT
Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Poodle Và Dấu Hiệu Nhận Biết
là dòng chó cảnh vô cùng phổ biến bởi thân hình đáng yêu. Tuy nhiên, giống chó này lại khá yếu, dễ bị bệnh nếu không được chăm sóc cẩn thận. Bệnh ho cũi, bệnh viêm da và viêm đường ruột cấp là 3 bệnh thường gặp ở chó Poodle.
1. Bệnh ho cũi ở chó Poodle
Bệnh ho cũi chính là 1 loại bệnh thường gặp ở chó Poodle và rất phổ biến ở các loại chó. Đây là căn bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời thì tính mạng của chó Poodle sẽ không được đảm bảo.
Bệnh ho cũi thường xuất hiện ở chó Poodle dưới 6 tháng tuổi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Biểu hiện thường thấy của căn bệnh này là: mắt ửng đỏ, chảy nước mũi, tiếng ho to và kéo dài, ho khan kéo dài,… Những biểu hiện này có thể kéo dài khoảng thời gian dài và dần nặng hơn nếu không có phương pháp chữa. Ở những trường hợp nặng hơn thì những triệu chứng diễn biến rất phức tạp như: khó thở, ho nặng nề hơn, sốt và bỏ ăn,…
Để điều trị bệnh ho cũi thì bạn cần đưa chó Poodle đến gặp bác sĩ thú y để nhận được hướng dẫn chữa bệnh. Bên cạnh, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để giảm cơn ho.
2. Bệnh viêm da ở chó Poodle
Viêm da cũng là một bệnh thường gặp ở chó Poodle. Lý do là bởi Poodle có bộ lông mọc dày và rậm rạp; đây chính là nơi trú ẩn lý tưởng của những loại ký sinh trùng như rận, ve chó, bọ chét. Những loại ký sinh trùng này sẽ gây nên tình trạng lở loét, từ đó gây nên bệnh ghẻ và nấm trên da. Đôi khi, chó Poodle cũng có thể bị viêm da do cắt tỉa lông không đúng cách. Bệnh viêm da ở chó Poodle nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng trên da.
Khi Poodle bị viêm da, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu như chó liên tục gặm nhấm, cào cấu, bứt lông do ngứa ngáy, khó chịu. Vùng da ở khu vực này sẽ có dấu hiệu chảy mủ, vón thành cục bông nằm trên lông và đóng vảy.
Để điều trị căn bệnh thường gặp ở chó Poodle này bạn cần:
Bạn lấy tay gỡ bỏ các ký sinh trùng bám trên da để chúng không hút máu của Poodle. Bạn nên lưu ý bắt nhẹ tay, tránh giật lông mạnh làm ảnh hưởng đến làn da của chó.
Sau đó, bạn mang cún đến bác sỹ thú y để cắt bỏ phần lông tại nơi bị viêm để da được thông thoáng. Sau đó dùng oxy già hoặc nước muối pha loãng để lau chùi sạch sẽ lớp da cho chó.
Poodle sẽ được tiêm 1 mũi Bivermectin 0,1% với liều lượng tương xứng cùng trọng lượng cơ thể của mỗi cá thể Poodle
Bạn mang chó về nhà chăm sóc và theo dõi thêm, vệ sinh vùng da bị viêm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y
3. Bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle
Viêm đường ruột cấp cũng là một bệnh thường gặp ở chó Poodle, nguyên nhân phổ biến của bệnh này bao gồm:
Do vi khuẩn: những loại vi khuẩn như E Coli, Clostridium, Salmonella,… trong môi trường, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. dễ dàng xâm nhập và tấn công niêm mạc ruột khiến Poodle bị viêm ruột cấp tính.
Do virus: những virus gây ra bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle bao gồm Parvo và Care. Hai virus này xâm nhập vào trong đường ruột đồng thời tấn tông đến toàn bộ cơ quan tiêu hóa.
Do giun móc: khi đường ruột của chó có xuất hiện giun móc thì những loại giun này đường xuất hiện ở vách ruột và bám chặt xung quanh thành ruột.
Khi bị bệnh viêm đường ruột cấp, Poodle thường có những biểu hiện sau đây:
Bỏ ăn và chán ăn
Nôn ói, tiêu chảy và co giật và bị sốt cao từ 38 đến 39 độ C
Chất thải màu xám màu đen và có mùi tanh hôi khó chịu
Triệu chứng bị viêm đường ruột nặng bao gồm: kiệt sức, nằm mê man 2 chỗ, cơ thể lạnh ngắt và có thể đi tiểu ra máu,…
Để chữa trị bệnh viêm đường ruột cấp tính ở chó Poodle, bạn nên đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để được kê đơn thuốc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Husky trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!