Xu Hướng 9/2023 # Các Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Một Chú Chó Golden Con Tại Việt Nam # Top 12 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Các Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Một Chú Chó Golden Con Tại Việt Nam # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Các Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Một Chú Chó Golden Con Tại Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó Golden bị tiêu chảy hay chó bị đi ngoài là hiện tượng thường gặp đặc biệt ở chó con. Lúc này sức đề kháng bé còn yếu và hệ tiêu hóa chưa ổn định. Mặc dù đây chỉ là chứng bệnh thông thường nhưng bạn cũng đừng nên chủ quan xem nhẹ nó.

Nguyên nhân gây bệnh Biểu hiện và triệu chứng

Thứ nhất, bé đi ngoài nhiều cụ thể là nhiều hơn 3-4 lần trên ngày. Thứ hai, xuất hiện triệu chứng sốt, nôn mửa, đau khi rặn. Phân bé có mùi thối, tanh trong phân chứa máu nhầy. Thứ ba, cún sẽ ít hoạt động, ở trong trạng thái ngủ mê man, ăn ít, chán ăn. Đặc biêt, một trong những vấn đề nguy hiểm khi bị tiêu chảy là mất nước. Khi đó da bé nhăn lại, mắt trũng, miệng khô không điều trị kịp thời có thể chết.

Cách chữa trị

Đầu tiên, để có cách điều trị hiệu quả và kịp thời thì bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì? Sau đó, tùy vào mức độ, nếu nhẹ thì có thể chữa trị tại nhà đến các cơ sở thú y mua thuốc cho bé dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cuối cùng, nếu không thấy tiến triển có thể bé cún đã mắc bệnh nguy hiểm như viêm đường ruột, parvo,… thì bạn cần đưa bé Golden đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Đối với chó Golden con bị tiêu chảy thông thường Đối với chó Golden bị tiêu chảy do mắc bệnh truyền nhiễm

Nếu thấy chó Golden con có biểu hiện đặc trưng của bệnh truyền nhiễm như: sốt cao, tiêu chảy kết hợp ói, bỏ ăn, phân chứa máu nhầy tanh, hôi thì bạn nên mang cún đến cơ sở thú y để được bác sĩ chuẩn đoán và theo dõi điều trị.

Mặc dù các bệnh truyền nhiễm do virus chưa có vắc-xin đặc trị. Tuy nhiên, có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tiêu chảy.

Cách phòng tránh bệnh Chó Golden con bị viêm phổi

Viêm phế quản hay các bệnh truyền nhiễm là mầm mống gây ra bệnh viêm phổi ở chó Golden con. Mặc dù là di chứng nhưng cũng cần được điều trị dứt điểm để không gây ra những nguy hiểm về sau.

Nguyên nhân gây bệnh Biểu hiện và triệu chứng Cách chữa trị

Không giống như tiêu chảy, bênh viêm phổi ở chó Golden khá nguy hiểm. Do đó, thường không tự ý điều trị ở nhà mà cần đưa đến các cơ sở thú y để thăm khám chữa trị.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của chó nhà bạn mà các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị khác nhau. Đa phần các bé cún sẽ được thở oxy nếu có dấu hiệu suy hô hấp. Nếu bé đang bị mất nước hoặc sốc thì sẽ được truyền nước trong trường hợp bé không thể uống nước bằng miệng. Và thuốc kháng sinh cũng được dùng để kìm hãm sự phát triển bệnh..

Lưu ý trong quá trình điều trị Cách phòng tránh bệnh Các bệnh viêm da dẫn đến chó Golden con bị bệnh rụng lông

Là loài vật lông dài nên bệnh viêm da là bệnh không thể tránh khỏi ở chó Golden. Khi bị bệnh bé cún sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến rụng lông cả mảng gây mất thẩm mỹ. Nếu không muốn thấy các bé khổ sở vì căn bệnh tai quái này thì cần nhanh chóng chữa trị để không phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Nguyên nhân gây bệnh Biểu hiện và triệu chứng

Biểu hiện chung hầu hết các bé cún cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, đỏ da, rụng lông. Nhưng viêm da từ để nói chung, cho các bệnh về da. Tùy vào trường hợp của từng bé mà ta có thể chia thành các triệu chứng bệnh cụ thể như sau:

Triệu chứng bệnh xà mâu (viêm da Demodex) Triệu chứng của bệnh ghẻ

Khi bé cún bị ghẻ tấn công chúng sẽ đẻ trứng và sinh sôi trên chính vùng da của cún. Đây là nguyên nhân gây ra cho cún cưng các khoảng viêm da có mủ.

Vì bệnh khiến các bé ngứa ngáy, khó chịu nên việc gãi ngứa bằng chân hay cọ xuống nền đất làm phần da bị viêm trầy xước, chảy máu là điều không thể tránh khỏi dẫn tới những vùng có nốt mẩn đỏ có hiện tượng đóng vảy, bong tróc, cơ thể bé có mùi.

Cách chữa trị Cách phòng bệnh

Bên cạnh những bệnh trên, xương khớp cũng là một trong những bệnh mà chó Golden gặp phải cụ thể:

Loạn sản xương hông

Loạn sản xương hông ở chó là một chứng bệnh do sự phát triển lệch lạc của khớp xương. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các đầu khớp khiến các xương chi của chó phải chuyển động nhiều hơn bình thường. Điều này dẫn đến thoái hóa, viêm nhiễm và gây đau đớn cho cún cưng.

Nguyên nhân gây bệnh Biểu hiện và triệu chứng

Ít hoạt động, các bé sẽ không muốn đi lại, nằm một chỗ.

Khó khăn đứng dậy, di chuyển nặng nề.

Lảo đảo khi chạy, khó đứng thăng bằng, chi sau khập khiễng.

Đau khớp hông, cơ bắp đùi bị teo do ít hoạt động.

Nhảy 4 chân, cơ thể lắc lư không vững.

Trọng lượng chủ yếu dồn vào chi trước dấn đến việc teo cơ đồng thời tăng cơ bắp vai.

Cách chữa trị Cách phòng bệnh

Vi nguyên nhân gây bệnh do các nguyên nhân thuộc về di truyền và môi trường khách quan. Nên để tránh bị bệnh từ di truyền các bạn khi phối giống chó cần sàng lọc chọn giống, chọn các cá thể bố mẹ xương chắc khỏe, không có dị tật.

Duy trì chế độ dinh dưỡng tránh làm bé tăng hay giảm đột ngột cân nặng. Tăng cường các bài tập luyện để bé có sức đề kháng tốt nhất. Đồng thời, cần đưa các bé đến cơ sở thú ý khám định kì. Tránh tình trạng mắc bệnh mà không biết hoặc để lâu gây nguy hiểm.

Bệnh hạ bàn

Bé cún mắc bệnh hạ bàn sẽ không đứng được bằng chân. Khi đó hai chi sau hoặc chi trước gập xuống, di chuyển rất khó khăn hầu như là kéo lê.

Nguyên nhân gây bệnh Biểu hiện và triệu chứng Cách chữa trị Cách phòng bệnh

Lời kết Tại sao nên chọn Tùng Lộc Pet để sở hữu những em cún con xinh xắn này?

Chó bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, gia phả đẹp.

100% chó con xuất chuồng đều được gắn Microchip.

Hồ sơ bán hàng đầy đủ: Hợp đồng mua bán, sổ tiêm, gia phả, hướng dẫn chăm sóc…

Chính sách bảo hành 75 ngày bằng văn bản, quy trình bảo hành rõ ràng minh bạch.

Chính sách vận chuyển toàn quốc cực kỳ tiện lợi, an toàn.

Hỗ trợ trả góp với lãi suất cực kỳ ưu đãi.

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé chó Golden Retriever thuần chủng có giấy VKA xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Golden xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 (Tại Hà Nội) và 0982880528 (tại TP HCM) hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet. Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng

Khi Nuôi Chó Bull Pháp Phải Chú Ý Một Số Bệnh Thường Gặp Sau

Chó Bull Pháp bị bệnh béo phì

Bull Pháp là giống chó dễ nuôi và không quá kén ăn, thậm chí bạn cho gì là chúng sẽ ăn nấy mà không hề kêu ca hay phàn nàn gì cả. Hàng ngày dung nạp một lượng thức ăn tương đối lớn vào cơ thể nhưng người bạn này lại khá lười vận động, ăn xong là nằm ì một chỗ. Do đó, béo phì là bệnh phổ biến ở dòng chó French Bulldog.

Nguyên nhân gây bệnh

Thứ nhất, do ăn quá nhiều đồ ăn chứa chất béo. Thức ăn chính của Bull Pháp là các loại thịt, bản thân chúng đã có sẵn hàm lượng chất béo trong đó. Việc chủ nuôi để chó Bull Pháp ăn mất kiểm soát, ăn bừa phứa không đúng bữa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất gây dư thừa chất béo.

Thứ hai, chó Bull Pháp ít vận động, không tập thể dục thường xuyên, năng lượng nạp vào cơ thể nhưng không được giải phóng thế nên béo phì là điều khó tránh khỏi.

Biểu hiện và triệu chứng

Có thể nhận biết bằng mắt thường rõ nhất là khi nhìn bé to béo hơn hẳn so với các bé khác ở cùng độ tuổi. Phần bụng to tràn ra cả hai bên, đi lại hay di chuyển lắc lư, núng nính. Kéo theo tăng cân một cách mất kiểm soát. Ngoài ra, hãy sờ vào phần xương sườn ở bụng chó Bull Pháp nếu không thấy lớp xương phân tầng rõ rệt khả năng cao bé nhà bạn đã bị béo phì.

Cách phòng tránh

Xây dựng cho chó Bull Pháp khẩu phần dinh dưỡng hợp lí. Ngoài việc bổ sung protein, chất béo từ thịt kết hợp thêm các loại vitamin cũng như chất xơ từ rau củ quả. Nên thay đổi linh hoạt đồ ăn mỗi bữa tránh trường hợp thừa chất này thiếu chất kia.

Tạo kỷ luật cho bé trong ăn uống, thời điểm thích hợp nhất là khi bé trên hai tháng tuổi. Mỗi bữa chỉ nên cho Bull Pháp ăn trong khoảng thời gian nhất định tầm 15-20 phút, ăn xong thì cất luôn đĩa vừa giúp chó ăn đúng khẩu phần lại vừa không bị ăn phải đồ thừa, ôi thiu.

Chó Bull Pháp bị các bệnh về mắt dẫn đến đau mắt, đỏ mắt

Bẩm sinh sở hữu đôi mắt to tròn, đây là đặc điểm nổi bật để phân biệt Bull Pháp và các giống chó khác. Tuy nhiên đây cũng chính là điểm yếu của chó Bull Pháp khi mà chúng rất hay gặp các vấn đề về mắt như: đục thủy tinh thể, khô giác mạc, đau mắt đỏ,…

Nguyên nhân gây bệnh

Do di truyền và bẩm sinh.

Do tai nạn, chấn thương: như các vật nhọn đâm vào mắt.

Kích ứng với bụi bẩn, hóa chất, bức xạ,..

Côn trùng bay vào mắt.

Lây nhiễm từ chó bị bệnh.

Biểu hiện và triệu chứng

Khi bị khô mắt, dấu hiệu đầu tiên là bạn sẽ thấy chó Bull Pháp hay nheo mắt, rất nhạy cảm với ánh sáng. Cả vùng mắt đỏ lên, sưng mí, khô giác mạc kéo theo là các các chất tiết màu vàng hoặc xanh lá cây tụ lại ở đầu mắt.

Với bệnh đục thể tinh thủy, mặc dù chó sẽ không có cảm giác đau đớn gì nhưng khi nhìn vào mắt Bull Pháp sẽ thấy một lớp màng đục bao phủ quanh mắt, thị lực kém hơn. Do đó, khi ăn những chú Bull Pháp bị bệnh dục thể tinh thủy thường có xu hướng ngửi thay vì nhìn thức ăn.

Chó Bull Pháp bị đau mắt đỏ biểu hiện thường thấy là đỏ mắt, mí mắt sưng dính lại vào nhau, tiết nhiều chất nhầy màu vàng tạo thành lớp dử mắt. Lúc này chó cực kì nhạy cảm với ánh sáng nên chúng sẽ hay nằm ở góc tối.

Cách phòng tránh

Luôn giữ cho mắt được sạch sẽ bằng cách hàng ngày sử dụng khăn mềm lau sạch mắt cho Bull Pháp.

Nhỏ mắt thường xuyên khoảng 3-4 lần/tuần bằng dung dịch thuốc nhỏ mắt đặc trị cho thú cưng.

Hạn chế cho chó Bull Pháp tiếp xúc với bụi bẩn, vật sắc nhọn hay những con chó bị bệnh.

Thăm khám, kiểm tra mắt định kì phòng trường hợp bị bệnh để kịp thời điều trị.

Bổ sung chất dinh dưỡng như vitamin từ các loại rau củ đặc biệt là cà rốt để mắt sáng.

Chó Bull Pháp bị khó thở

Do quá trình lai tạo với mục đích tạo ra một giống chó nhỏ, chân ngắn, cơ bắp và có một gương mặt hầm hố, những người lai tạo đã không ngần ngại áp dụng việc phối giống cận huyết cũng như đồng huyết, bởi vậy đã làm giảm đi sự đa dạng sinh học cũng như khiến cho sức đề kháng của chúng cũng yếu hơn.

Với đặc thù cấu tạo mặt phẳng, mũi det nên hô hấp là vấn đề sức khỏe thường thấy ở các giống chó mũi ngắn như Bull Pháp hay Pug. Do đó, một số hàng hàng không thường cấm vận chuyển các giống chó mũi ngắn trong đó bao gồm cả Bull Pháp.

Nguyên nhân gây bệnh

Do thời tiết nóng hoặc chạy nhảy quá nhiều.

Môi trường sống xung quanh bí bách, nhiều khói bụi.

Có thể mắc các bệnh về viêm đường hô hấp.

Biểu hiện và triệu chứng

Chó Bull Pháp thở khò khè, thở gấp.

Thở bằng miệng và phát ra tiếng.

Chó đứng ngồi không yên, không nằm lâu được một chỗ.

Bụng co thắt từng cơn theo nhịp thở.

Biếng ăn và mệt mỏi.

Nặng nhất là miệng và lưỡi chó nhợt nhạt dẫn đến co giật.

Cách phòng tránh

Đầu tiên, hãy đảm bảo nơi ở của chó Bull Pháp thoáng đãng, khô ráo và sạch sẽ. Nếu môi trường xung quanh gần với bụi bẩn hay ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đường hô hấp của chúng.

Hạn chế cho Bull Pháp chơi đùa, chạy nhảy trong một thời gian dài. Vào mùa hè, tốt nhất là chỉ chó Bull Pháp ra ngoài vào sáng sớm hay chiều khi đã tắt nắng. Nhưng đồng thời cũng không nên để chúng nằm trong nhà quá lâu.

Chó Bull Pháp bị viêm da

Viêm da là một trong những căn bệnh mà chó Bull Pháp thường gặp phải khiến các chủ nuôi khá đau đầu. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến chú chó của bạn luôn đau đớn, khó chịu mặt khác còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu không muốn thấy các bé khổ sở vì căn bệnh tai quái này thì cần nhanh chóng chữa trị để không phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Nguyên nhân gây bệnh

Bắt nguồn từ ký sinh trùng như: ve rận, mò, bọ chét,… chúng ký sinh trên lông, tai cún hoặc các kẽ móng.

Việc dị ứng từ các loại thuốc hay xà phòng tắm cho cún.

Chuồng trại không được sạch sẽ, các ổ đệm không được thay thường xuyên.

Do lây tiếp xúc trực tiếp với các bé cún bị viêm da.

Viêm da cũng bắt nguồn khi bị nhiễm trùng từ các vết thương hở.

Biểu hiện và triệu chứng

Biểu hiện chung là hầu hết các bé cún cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, đỏ da và rụng lông. Tuy nhiên viêm da ở chó Bull Pháp đa phần thường đến từ bệnh ghẻ mà ra. Khi chó bị ghẻ tấn công chúng sẽ đẻ trứng và sinh sôi trên chính vùng da của cún. Vì bệnh khiến chó Bull Pháp khó chịu nên việc gãi ngứa bằng chân hay cọ xuống nền đất làm phần da bị viêm trầy xước, chảy máu là điều không thể tránh khỏi dẫn tới những vùng có nốt mẩn đỏ có hiện tượng đóng vảy, bong tróc, cơ thể bé có mùi.

Cách phòng bệnh

Tắm rửa cho bé bằng các loại sữa tắm dành riêng cho cún. Lưu ý tắm xong cần lấy khăn lau khô người cho bé rồi sấy lại nhẹ nhàng. Tuyệt đối không để lông ẩm ướt là điều kiện thích hợp cho kí sinh trùng phát triển.

Vệ sinh thường xuyên các ổ, đệm cho cún, tránh để ẩm ướt, mất vệ sinh.

Không cho bé tiếp xúc với các bé cún đang bị bệnh.

Tiêm vắc xin phòng tránh bệnh cũng là cách hữu hiệu và dài lâu.

Lời kết

Tham khảo bài viết về giá chó Bull Pháp tại Việt Nam

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé

chó Bulldog

 xinh xắn, hoặc tư vấn

dịch vụ phối giống chó Bulldog

 xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Công ty TNHH Thú cưng Tùng Lộc

Hotline: 0826880528 (Viber/Zalo)

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội

Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet.

Xin chân thành cảm ơn!

Giám đốc

Trần Khánh Tùng

[Total:

0

Average:

0

]

Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Golden Retriever

Golden Retriever là giống cảnh khuyển thông minh, hiền lành, thân thiện và dễ dàng huấn luyện. Chúng là thú cưng hoàn hảo của mỗi gia đình và người bạn đồng hành tuyệt vời cho trẻ em. Nếu đang có ý định nuôi một bé Golden, bạn nên biết được những vấn đề sức khỏe hay gặp ở giống cảnh khuyển này. Từ đó, biết cách phòng tránh để nuôi dưỡng chúng khỏe mạnh nhất.

Hiểu được nhu cầu của bạn đọc, Siêu Pet xin cung cấp thông tin về một số căn bệnh hay gặp ở Golden: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh hiệu quả,… tại bài viết này.

Bệnh ghẻ ngoài da

Ghẻ ngoài da là căn bệnh hay gặp ở những giống cảnh khuyển lông dài như Golden Retriever. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe bé cún. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm gan, nhiễm trùng da, gầy gò, ốm yếu,…

Bệnh ghẻ ngoài da được chia thành hai loại là: Cái ghẻ và Ghẻ Demodex. Trong đó, ghẻ Demodex nguy hiểm và khó chữa hơn rất nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh ghẻ ngoài da thường do ký sinh trùng sống trên lông, da và tai gây nên. Mỗi loại ghẻ sẽ có những nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Cái ghẻ

Cái ghẻ có tên tiếng anh là Sarcoptes Scabiei. Virus ghẻ Sarcoptes ký sinh trên da của Golden, chúng đào hang và đẻ trứng bên trong da, gây ngứa ngáy khó chịu. Loại ghẻ này không quá nguy hiểm, nếu chữa trị đúng cách Golden có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng gì. Bệnh để lâu có thể gây chảy mủ trên da, nhiễm trùng da, hoại tử,…

Bệnh ghẻ Sarcoptes có thể lây từ cún sang người nếu tiếp xúc da thịt trực tiếp. Virus Sarcoptic lây truyền sang da người và gây nên những nốt sưng đỏ tấy, cực kỳ ngứa, sau một vài ngày bôi thuốc có thể tự khỏi. Nhiều người hay nhầm lẫn với vết muỗi đốt và bỏ qua.

Ghẻ Demodex (mò bao lông)

Ghẻ Demodex gây nên bởi virus ghẻ Demodex Canis ký sinh trên da. Loại virus này đào tổ và trú ẩn sâu trong da nên rất khó chữa tận gốc. Chúng hút chất dinh dưỡng khiến Golden ngày càng gầy gò, ốm yếu. Những bé Golden mắc bệnh ghẻ Demodex thường bốc mùi hôi rất khó chịu, các mảng lông rụng dần và trụi hoàn toàn nếu không được chữa trị kịp thời.

Bệnh ghẻ Demodex không lây từ cún sang người.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Những vị trí trên cơ thể của Golden hay bị ghẻ nhất thường là: Khuỷu chân, bụng, kẽ sau tai, gần hậu môn, xung quanh mắt, sống mũi… Đa phần là ở những vùng da mỏng. Siêu Pet xin gửi đến bạn đọc một số dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ ngoài da ở cảnh khuyển Golden:

Ngứa: Đây là biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất. Những chú cún Golden sẽ dùng chân gãi người liên tục hoặc cọ, chà xát cơ thể xuống mặt đất để giảm ngứa, cún ngứa trong nhiều ngày không có dấu hiệu khỏi.

Rụng lông: Lông của Golden rụng thành từng mảng lớn để lộ rõ lớp da bên trong. Đây là biểu hiện cho thấy bệnh ghẻ đã lây lan khá nghiêm trọng.

Vảy gàu: Sau thời điểm rụng lông, trên da cún bắt đầu xuất hiện nhiều vảy gàu, đóng thành mảng. Ban đầu ướt và chảy mủ, sau dần khô lại và bong tróc.

Mụn đỏ ghẻ: Mụn đỏ nhỏ li ti mọc xung quanh cơ thể, tập trung nhiều ở những vùng da lông rụng. Nếu không tinh ý có thể nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh sài sốt Care.

Da lở loét: Bệnh ghẻ tiến triển nặng có thể dẫn đến hiện tượng da bị lở loét, chảy mủ, viêm nhiễm nghiêm trọng, thậm chí bị thối rữa.

Cơ thể có mùi: Lông bốc mùi hôi là dấu hiệu cho thấy bé Golden nhà bạn có khả năng đang mắc bệnh ghẻ ngoài da. Cơ thể cún bốc mùi dù vẫn tắm rửa thường xuyên, mùi hôi thường nồng và rất khó chịu.

Cách điều trị bệnh

Nếu có điều kiện, bạn nên đưa Golden đến các phòng khám thú y để bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh cho hiệu quả. Hoặc nếu không, bạn có thể tham khảo một số cách tự chữa tại nhà của Siêu Pet như sau:

Cách 1: Dùng thuốc

Sử dụng thuốc xịt ghẻ Alkin Mitecyn vào những vùng da viêm nhiễm. Xịt mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng. Khi đi mua thuốc, bạn nên hỏi người bán về liều lượng sử dụng sao cho phù hợp với cân nặng của bé Golden. Sử dụng thuốc xịt Alkin Mitecyn thì cún sẽ khỏi 100% từ sau 5-7 ngày.

Thuốc dạng xịt thẩm thấu vào da, tiêu diệt các loại ve chó, bọ chét, ký sinh trùng gây ra bệnh ghẻ. Trước khi xịt, bạn nên tắm rửa sạch sẽ cho Golden và không tắm trong vòng 24h sau khi xịt thuốc. Thuốc xịt ghẻ Alkin chỉ dùng cho cún trên 12 tuần tuổi.

Tuy nhiên, do xịt trực tiếp vào da nên thuốc Alkin Mitecyn khá độc hại. Một số bé Golden sau khi xịt từ 30-60 phút có thể xuất hiện tình trạng bỏ ăn, cơ thể ốm yếu, thậm chí nôn mửa. Nhưng thường 1-2 ngày là chúng sẽ tự khỏi. Không dùng thuốc khi sức khỏe Golden đang trong tình trạng không ổn định và tuyệt đối không xịt vào phần mặt hay mõm của cún.

Cách 2: Dùng các biện pháp dân gian

Do các loại thuốc xịt hay thuốc dạng tiêm thường gây hại cho sức khỏe Golden nên một số chủ nuôi thường dùng các biện pháp dân gian để trị ghẻ. Các cách này chữa ghẻ rất mất thời gian nhưng tuyệt đối an toàn.

Tinh dầu lá bạc hà: Lá bạc hà có tính sát khuẩn cao, lành tính và mát cho da. Bạn sử dụng tinh dầu của lá bạc hà bôi lên những khu vực bị ghẻ. Bôi ít nhất 3 lần/ ngày, sau từ 3-4 tuần các mảng da bị tổn thương sẽ dần hồi phục.

Lá đào: Vị chát của lá đào có tính sát khuẩn cao: Bạn chỉ cần đun lá đào với một chút muối trắng, dùng nước đó tắm cho Golden bị ghẻ hoặc dã nhỏ lá đào đắp lên những vùng da bị ghẻ. Thực hiện liên tục mỗi ngày trong 3-4 tuần, bệnh ghẻ sẽ giảm dần.

Một số loại lá dân gian khác như: Lá chè tươi, lá đinh lăng, củ riềng, lá xà cừ cũng có tác dụng chữa ghẻ rất tốt dù rất mất thời gian.

Cách phòng tránh

Vệ sinh nơi ở của Golden thường xuyên bằng dung dịch Cloramin B 0.5%, nước vôi.

Tắm rửa thường xuyên cho các bé Golden bằng các loại sữa tắm dành riêng cho cún, tránh tắm cho cún bằng những loại sữa tắm ở người. Vệ sinh sạch sẽ các ngóc ngách cơ thể trong quá trình tắm.

Tránh để lông của Golden ẩm ướt lâu ngày có thể bốc mùi hôi khó chịu và là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sôi.

Tránh cho Golden tiếp xúc với những chú cún bị bệnh ghẻ.

Tránh cho chúng chơi ở những nơi ẩm ướt, bẩn, mất vệ sinh.

Bệnh viêm phổi ở chó Golden

Bệnh viêm phổi thường hay xuất hiện ở những bé Golden từ 6-12 tuần tuổi. Bệnh thường là kế phát của viêm phế quản hoặc di chứng từ các bệnh truyền nhiễm khác như: Care, Parvo, dại,… Bệnh nếu phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ không quá nguy hiểm. Nhưng nếu để nặng thì 80-90% Golden sẽ tử vong do ngạt thở. Viêm phổi ở Golden có thời gian ủ bệnh dài nên rất ít chủ nuôi phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Một số nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở Golden được đưa ra như sau:

Nguyên nhân phổ biến là do cún nhiễm phải một số loại virus đường hô hấp và các loại vi khuẩn kế nhiễm như: Pneumococcus, Streptococcus, Klebsiella, Bordesella,… Lúc đầu, các loại virus này xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm phế quản nhẹ. Sau lan dần đến các nhu mô phổi làm cho tổ chức phổi yếu đi. Trên cơ sở đó, các loại vi khuẩn, nấm có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn gây hoại tử hoặc sinh mủ trong hệ thống phổi.

Do các loại ấu trùng ký sinh trên phế quản như: Filaroides, Actu Strongylus, Paragonimus sinh sôi và nảy nở trong niêm mạc đường hô hấp.

Một số loại nấm như: Aspergillus, Histoplasma cũng có khả năng gây ra bệnh viêm phổi ở Golden.

Dấu hiệu nhận biết

Thời gian đầu nhiễm bệnh, các bé Golden thường xuất hiện tình trạng mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ do phế quản đang bị tổn thương.

Thời gian sau, cún xuất hiện những cơn ho khan, ngày càng nặng. Cơn ho thường xuất hiện nhiều vào ban đêm và sáng sớm.

Giai đoạn bệnh nặng, Golden xuất hiện dấu hiệu khó thở, nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, thiếu oxy trong máu dẫn đến tím tái, sốt cao trên 39 độ C, miệng đỏ sẫm, co giật,… Nếu không điều trị kịp thời, Golden sẽ chết sau vài ngày kể từ khi phát bệnh.

Cách điều trị bệnh

Khi phát hiện cún cưng bị bệnh, Siêu Pet khuyên bạn nên đưa chúng đến ngay đến bác sĩ thú y để chữa trị kịp thời. Bệnh viêm phổi ở Golden khá nguy hiểm, bạn không nên tự ý chữa trị ở nhà có thể gây biến chứng. Một số loại thuốc đặc trị bệnh viêm phổi hay được bác sĩ thú y dùng phổ biến như sau:

Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây:

Kanamycin: Tiêm bắp liều 40mg/kg thể trọng/ngày, chia 2-3 lần trong ngày.

Penicillin G: Dùng theo đường tiêm với liều 500.000 UI chia 2-3 lần tiêm trong ngày.

Streptomycin: Dùng theo đường uống 1g/ngày, chia 2-3 lần trong ngày. Kết hợp giữa Penicillin với streptomycin nếu tình trạng viêm phổi nặng.

Erythromycin: Tiêm bắp thịt, liều 20-25 mg/kg thể trọng/ngày. Erythromycin là kháng sinh liều nặng nên sau khi tiêm, Golden có thể xuất hiện triệu chứng như nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, nhưng sau ít ngày sẽ hết.

Các loại thuốc hỗ trợ khác như:

Ephedrin tiêm bắp 1-2 ống x 1ml/ngày. Ngày tiêm 1-2 lần có tác dụng giảm ho dễ thở.

Dimedron tiêm bắp 0,5-1 ống x 1ml/ngày có tác dụng giảm sốt, giảm đau

Các loại thuốc bổ hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh như: Ringerlactat liều 100-150 ml/kg thể trọng/ngày theo đường truyền. Vitamin B1 2,5%, Vitamin C 5%, Glucoza 30% dùng theo đường uống, ngày 2 lần, khoảng 3-5ml một lần uống.

Lưu ý: Bạn không nên tự ý dùng thuốc. Liều lượng thuốc phải theo đơn của bác sĩ sao cho phù hợp với cân nặng và độ tuổi của từng bé Golden.

Cách phòng tránh bệnh

Bệnh viêm phổi ở Golden khá phổ biến. Trung bình cứ 10 bé trong độ tuổi từ 6-12 tuần tuổi thì có 4-5 bé bị. Bệnh không có cách phòng tránh cụ thể mà chỉ có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh cho cún bằng một số biện pháp sau:

Giữ vệ sinh nơi ở và môi trường trường xung quanh Golden luôn sạch sẽ và khô ráo, nhất là vào mùa mưa. Vị trí đặt chuồng nên ở nơi thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nơi đi vệ sinh của Golden nên cách xa nơi ăn uống, ngủ nghỉ. Phân, nước tiểu của cún nên được dọn hàng ngày.

Khử trùng nơi ở của Golden và khu vực xung quanh bằng các loại dung dịch Cloramin B 0,5% trong 10 phút, Cresyl 1-2%, hoặc nước vôi 10% định kỳ mỗi tuần một lần. Bạn cũng có thể dùng ND.Iodine (thành phần gồm PVP Iodine, Kalium iodine) để sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.

Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc Golden cần khoa học để chúng luôn khỏe mạnh. Tăng cường sức đề kháng cho cún từ thực phẩm và chế độ vận động để phòng tránh một số loại virus nguy hiểm.

Đưa Golden đi tiêm phòng định kỳ các loại vaccine phòng một số bệnh nguy hiểm như: Care, Parvovirut, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto,…

Chó Golden bị tiêu chảy Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tiêu chảy có thể gặp ở bất kỳ giống cảnh khuyển nào với mọi độ tuổi. Đây là bệnh phổ biến ở Golden, đặc biệt là cún nhỏ dưới 6 tháng tuổi khi hệ tiêu hóa của chúng chưa ổn định.

Một số nguyên nhân gây bệnh được xác định như sau:

Do thức ăn: Các loại thức ăn ôi thiu, mốc hỏng, hết hạn sử dụng, nhiều dầu mỡ,… Các loại thực phẩm tươi sống, đồ ăn sẵn, thức ăn đóng hộp cũng rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của Golden.

Do ngộ độc cấp tính: Golden bị dị ứng hoặc ăn phải các loại động, thực vật có độc gây nên hiện tượng tiêu chảy kèm theo nôn mửa.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến Golden bị tiêu chảy như: Stress, thức ăn thay đổi đột ngột, uống nước bẩn, ăn rác thải, túi ni lông,…

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh tiêu chảy được xác định khi Golden đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Khi đi vệ sinh thì phân lỏng, màu đen, có mùi tanh và có máu nhầy. Bệnh nặng sẽ xuất hiện tình trạng nôn mửa, sốt cao, nằm ì một chỗ, bỏ ăn nhiều bữa. Nếu không chữa trị kịp thời, Golden có thể chết sau 1 tuần vì mất nước.

Cách điều trị bệnh

Theo Siêu Pet, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả cho cún cưng. Nếu chỉ là tiêu chảy bình thường, bạn có thể tự chữa trị tại nhà. Còn nếu do các loại bệnh nguy hiểm như: Viêm đường ruột, xoắn dạ dày, cave, parvo,… thì bạn nên đưa bé Golden đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Đối với Golden bị tiêu chảy thông thường

Bạn nên ngừng cho cún ăn ngay lập tức khi phát hiện bệnh. Để dạ dày và ruột của Golden rỗng trong vòng 12-24h.

Uống Primperan từ 1/2 đến 1 viên/lần, 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 6 tiếng.

Loperamid hydroclorid 2mg/15kg/lần, ngày uống 3 lần có tác dụng giảm tình trạng tiêu chảy.

Bù nước và điện giải bằng dung dịch truyền Ringer lactate 30-50ml/kgP/ngày, truyền chậm tĩnh mạch (35-40 giọt/phút) hoặc dùng oresol hòa nước cho uống kết hợp thêm Vitamin C.

Bổ sung thêm glucose 5% hoặc 10% hoặc 30% để cún nhanh hồi phục.

Đối với Golden bị tiêu chảy do mắc bệnh truyền nhiễm

Một số biểu hiện để chuẩn đoán Golden bị tiêu chảy do mắc bệnh truyền nhiễm như sau: Phân đen, có máu nhầy, mùi tanh hôi khó chịu, tiêu chảy kết hợp với nôn mửa, sốt cao, khó thở. Nếu muốn biết chính xác hơn, Siêu Pet khuyên bạn nên dẫn cún cưng đến các bệnh viện thú y để xét nghiệm.

Các bệnh truyền nhiễm (do virus care, parvo, lepo, viêm gan,…) thì không có thuốc đặc trị hiệu quả. Tuy nhiên, bạn có thể dùng một số loại kháng sinh để kiểm soát việc tiêu chảy, phòng nhiễm trùng kế phát trước khi tiến hành điều trị tận gốc bệnh.

Cách phòng tránh bệnh

Thức ăn cho Golden nên được nấu chín, đổ thức ăn thừa sau mỗi bữa. Các đồ tanh sống, nội tạng, xương ống,… không nên cho Golden dưới 4 tháng tuổi ăn. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột.

Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh của Golden. Khử trùng định kỳ mỗi tuần một lần bằng dung dịch nước vôi 10%.

Tiêm phòng đầy đủ là cách duy nhất để phòng tránh những bệnh truyền nhiễm ở cảnh khuyển Golden. Bạn nên thực hiện liệu trình tiêm ngay từ khi cún được 2 tuần tuổi.

Thức ăn là một trong số những nguyên nhân khiển Golden mắc những bệnh đường ruột. Để biết thêm thông tin về những loại thực phẩm tốt và không tốt cho Golden, bạn có thể tham khảo qua bài viết: “Chó Golden nên ăn gì? Cách chăm sóc chó Golden hợp lý và an toàn”

Lời kết

Đánh giá 5* nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích.

Nguồn: https://sieupet.com/benh-o-cho-golden-retriever.html

Các Giống Chó Thường Được Nuôi Ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có 4 giống chó đang được nuôi và cho lai với nhau tạo ra nhiều con lai khác nhau có tầm vóc và màu lông khác nhau. Giống chó vàng tuyền là một nòi chó săn rất tinh khôn, tích cực bám mồi, dũng cảm và trung thành với chủ và cũng là loài chó giữ nhà rất tốt. Giống chó của người H’Mông cũng có khả năng săn thú giữ nhà tốt, tầm vóc to tạo khả năng lai tạo với giống chó chăn cừu Châu Âu.

1.2 Giống chó H’Mông. Sống ở miền núi cao, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng. Cao 55-60 cm, nặng 18-20kg, được dùng để giữ nhà và săn thú. Chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con.

1.3 Giống chó Lào.

Sống ở trung du và miền núi, lông xồm màu hung có 2 vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn, cao 60-65 cm, nặng 18-25 kg. Chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con.

II. Giống chó nhập nội đã được nuôi thích nghi ở Việt Nam.

Chó nhập từ nước ngoài vào nước ta thường có chất lượng con giống rất tốt, được coi là thuần chủng hơn chó nuôi sinh sản trong nước cùng chủng loại. Tuy nhiên, chó nhập nội thường gặp một số khó khăn như trong quá trình mua, nuôi dưỡng, vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam làm chó bị mệt. Chó bị thay đổi lớn về chế độ ăn,chăm sóc, thời tiết, môi trường nên có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Để khắc phục những yếu tố này những người nuôi chó nhập nội cần tuân thủ những nguyên tắc sau khi mới mua chó về : Chế độ ăn uống và dinh dưỡng phải tuân theo sự chỉ dẫn của người môi giới mua bán chó vì họ đã hiểu rõ nguồn góc và tập tính của từng giống chó. Chú ý không cho chó ăn quá no, nhưng nên cho chó ăn nhiều bữa. Cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở mọi khâu nuôi dưỡng và chăm sóc, không để chó ăn đất cát, uống nước bẩn. Cần nhốt chó 7-10 ngày trong chuồng hoặc cũi chó sạch sẽ, tuyệt đối không cho chó ra ngoài sân vườn. Chỗ ở mới của chó phải đảm bảo mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, không bị gió lùa, nắng chói,mưa hắt. Cần thực hiện việc tẩy giun sán và tiêm phòng bệnh bằng vacxin cho chó theo định kỳ. Theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của chó( nhiệt độ. phân, nước mũi, mắt và ăn uống…) và thông báo kịp thời chó bác sỹ thú y. Luôn gần gũi với chó, không nên để chó một mình, tránh stress ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của chó trong quá trình nuôi sau này. Hiện nay, ở nước ta đã nhập vào rất nhiều giống chó nuôi làm cảnh, giữ gìn , làm vệ sỹ… nhưng ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số giống chó tiêu biểu như sau:

2.1) Giống chó becgie Đức ( Berger) .

Chó chăn cừu Becgie Đức đẹp và thông minh, đánh hơi giỏi, luôn vui tươi, tự tin, dũng cảm và trung thành. Chúng năng động và cần được bận rộn. Nếu bị bỏ một mình hoặc buồn chán nó có thể than vãn rên rỉ liên tục. Giống chó này nếu được nuôi dưỡng tốt,dạy tốt sẽ là con thú cưng tuyệt vời, chiếm được cảm tình lớn nhất của những người yêu thích chó ở nước ta và trên toàn thế giới, Ở Việt Nam hiện nay, khắp mọi nơi, mọi vùng đều thấy chó con lai Becgie Đức. Giống chó này vẫn được quan tâm nhất trong việc chơi, sử dụng và đặc biệt quan trọng nhất đối với những người kinh doanh hoặc là kinh tế từu chó ( chăn nuôi, mua bán cho).

2.2) Giống chó Dalmantian.

Giống chó này thường được gọi là bánh Pudding nhân nho khô vì bộ lông đốm của chúng. Loài chó này rất thông minh, năng động, thân hình rắn chắc, cường tráng, có sức chịu đựng rất bền bỉ, tôn trọng mệnh lệnh của chủ, thần kinh cân bằng, được sử dụng vào mục đích thể thao và đa số chúng được nuôi làm thú cưng tốt mã và tốt bụng trong gia đình.

Chó có tầm vóc trung bình cao: cao 56-61 cm, dài 112-113cm, nặng 32kg. Bộ lông màu trắng mịn với những đốm đen trang điểm; lúc còn chó con bộ lông trắng tuyền, khi lớn lên mới có các đốm đen; cổ dài; lưng thẳng có độ nghiêng về phía sau; chân cao thẳng, chân sau có khoeo giống khoeo mèo; đuôi dài.

Chó đực có thể phối giống lúc 25-28 tháng tuổi, chó cái sinh sản khi được 20-22 tháng tuổi, mỗi lứa đẻ 5-10 con.

2.3) Giống chó Borzoi.

Đây là giống chó săn lâu đời của nước nga, rất trang nghiêm, thích chạy phi, dịu dàng và trầm tĩnh nhưng lại đầy năng lực. Loài chó này được nhập về Việt Nam để nuôi làm cảnh và giữ nhà, thường được gọi là chó “ngao xù” vì có bộ lông xù dài. Chó có tầm vóc trung bình, cao 63-74 cm, dài 110-112 cm, nặng 33kg. Giống chó này dùng làm chó triễn lãm thì tuyệt nhưng ít thành công ở các cuộc thi đua hay ứng xử phục tùng dù có thể huấn luyện chúng làm chó kiểng khá dễ dàng. Bộ lông xù dài của chúng có nhiều màu khác nhau,có thể là màu trắng xem lẫn các mảng nâu sẫm và vàng, có khi toàn thân màu trắng nhưng mặt có màu vàng nâu. Đầu dài thô, mõm nhọn dài, tai cụp, cổ dài, ngực nở sâu, lưng thẳng có độ nghiêng về cuối thân ,chân trước cao thẳng đứng, chân sau choãi về phía sau, khoeo có hình khoeo mèo.

Giống chó này chắc khỏe, dễ điều khiển, thân thiện với gia đình, trẻ em nhưng ghét người lạ.

Chó đực có thể phối giống lúc 24-26 tháng tuổi, chó cái có thể sinh sản ở lứa tuổi 18-20 tháng,chó cái đẻ mỗi lứa từ 4-7 con.

2.4) Giống chó Cavalier-King Charles Spariel (Spaniel).

Giống chó này được nuôi để ắm bế, nổi tiếng từ năm 400 năm nay. Đặc biệt nó có khả năng săn thú nhỏ. Chúng rất thân thiện nếu được đối xử nhẹ nhàng, thích chơi đùa và thích đi bộ thật lâu dù không cần vận động nhiều. Chó có tầm vóc nhỏ, cao 36cm, năng 5-8kh, tính tình dịu dàng, lúc nào cũng vẫy đuôi và ít ồn ào. Bộ lông mượt mà của chúng không bao giờ cần xén tỉa mà chỉ cần được chải hàng ngày để giữu cho sạch sẽ. Giống chó này có bộ lông màu đen và nâu vang, đỏ tuyền, tam thể hay đỏ pha trắng, có con lông xù màu nâu sẫm xen các mảng nâu nhạt ở đầu và thân; trán quanh mõm, ngực và 4 chân màu trắng. Đầu dài thô mỗm rộng,tai dài rộng và cụp, mắt to tròn, mũi phân thùy màu đen hoặc nâu,cổ thẳng, ngực nở sâu , bụng thon, đuôi cộc, bàn chân chụm.

Chó có thân hình rắn chắc và ra sức, thần kinh cân bằng nhưng rất hung dữ và dũng cảm khi tấn công kẻ địch.

Chó đực có thể phối giống lúc 20 tháng tuôi, chó cái có thể sinh sản lúc 16tháng tuổi. Chó cái đẻ mỗi lứa từ 3-6 con.

2.5) Giống chó Papillon.

Papillon là giống chó thông minh, tình cảm, thích đùa giỡn. Chó có bộ lông dài xù màu đỏ, đen hay tam thể trên nền trắng, lượn song màu hạt dẻ, đôi khi có màu vàng sẫm hoặc màu trắng sữa. Cái đuôi lông xù của nó vắt trên lưng nên người ta gọi là ” Spaniel đuôi sóc”. Bộ lông dài cần được chải hàng ngày để không bị rối.

Giống chó này có hình dạng rất ngộ nghĩnh: đầu to. Mõm rộng và rất ngắn hầu như liền tịt với mũi, mũi rộng chia thùy,tai to có lông dài phủ xuống hai bên, hoặc mắt to đen hoặc nâu sẫm, 4 chân thấp lùn. Ngoài ra còn có một giống chó Papillon khác có tai cụp gọi là Phalene.

Chó có tầm vóc nhỏ, thấp lùn, cao 20cm, dài 38cm, nặng 5,0- 5,5 kg.

Bộ lông ngắn của giống chó này không cần chải nhiều, màu hung và mặt đen hoặc đen láng toàn thân hoặc nâu nhạt, vàng sẫm nhưng khoang mắt, mũi, mõm có màu đen. Loài chó Pug khỏe mạng , thần kinh cân bằng, đầu to thô, mõm ngắn và thô, mũi chia thùy, tai cụp, ngực sâu, thân chắc rắn, đuôi ngắn và cuộn. Chóa cao 30-33cm, dài 50-55cm, nặng 5-8kg. Giống chó này hay bị thương ở mắt nên khi nuôi cần lưu ý.

Ở nước ta , giống chó này còn được gọi là “cho fok hươu” vì hình dáng nó giống con hươu thu nhỏ hoặc còn gọi là “chó bỏ túi” vì chó tầm vóc rất nhỏ, chỉ nặng 2,1-2,7 kg, cao 16-20 cm, dài 30cm, người ta có thể cho vào túi ba lo mang đi du lịch.

Bộ lông của giống chó này có màu vàng sẫm, hoặc màu nâu nhạt nhưng tai, mõm thường có màu sẫm hơn. Chó đực có thể phối giống khi 14 tháng tuổi, chó cái có thể sinh sản khi được 9-10 tháng tuổi, mỗi lứa đẻ 3-6 con.

Loài chó này khỏe mạnh, mỗm dài, tai dài dựng đứng, bụng thon nhỉ, chân mảnh chắc, đuôi ngắn, không thích người lạ, thậm chí tỏ ra hung dữ nên nuôi vừa làm cảnh vừa giữ nhà rất tốt.

2.8) Giống chó Bichon fries.

Có nguồn gốc từ Pháp, ở nước ta được nuôi làm cảnh cũng từ lâu và người ta gọi nhầm là ” chó xù Nhật”, chó có tầm vóc nhỏ, cao 30cm, dài 40cm, nặng 5,0 kg. Bộ lông của nó xù dài thẳng hoặc lượn song, trắng tuyền, đặc biệt lông ở tai và cổ, đuôi thường dài hơn nên trông rất quý phái. Đây là loài chó thông minh, hiền lành, yêu mến trẻ em, thích hợp nuôi ở thành thị. Đầu ngắn, mõm dài, tai cụp, cổ ngắn, ngực nở, chân thấp, đuôi cong.

2.9) Giống Pekingese.

Có nguồn gốc từ bắc kinh được nhập vào nước ta năm 1986, Từ thế kỷ 19 chó đã được du nhập vào Châu Âu và được nuôi làm cảnh trong các gia đình quý tộc. Giống chó này có hình dạng rất ngộ nghĩnh, đầu to, mõm rộng và rất ngắn nhuw liền tịt với mũi, tai to có lông dài phủ xuống 2 bên, mắt to đen hoặc nâu sẫm, 4 chân thấp lùn. Loài chó này có bộ lông xù dài lượn song màu hạt dẻ, có màu vàng sẫm hoặc trắng sữa.

2.10) Giống Shi Tzu.

Giống chó này có vẻ mặt dịu dàng , bộ lông dài ống ả và bản tính vui tươi. Bộ lông của chúng cần được chăm sóc nhiều, nếu không sẽ bị rối và có mùi hôi. Shi Tzu là giống chó luôn thích chơi đùa và đầy tình cảm. Bộ lông của chúng có màu rất đa dạng, nhưng nếu có một vết trắng sáng bóng trên trán và chỏm đuôi màu trắng thì sẽ được đánh giá cao. Chó Shi Tzu cần được vận động vừa phải và có thể thích đuổi theo một quả bóng. Chúng thích chơi đùa và sẽ tham gia chơi hết mình vào bất cứ trò chơi nào. Chúng có mũi ngắn, mắt to nên dễ bị thương do va chạm trầy sước, nên khi nuôi giống này cần phải kiểm tra mắt hàng ngày.

2.11) Giống Miniature Schnauzer.

Giống chó này bé xíu và thích sống ngoài trời. Tuy nhiên, nó cũng bằng lòng với cuộc sống trong nhà ở thành thị. Đây là một giống chó khỏe mạnh, lông thô, cứng, lông mặt dài và lông mày rậm. Là giống chó thông minh và lanh lẹ, là bạn trung thành và là thú cưng cho gia đình. Dù nhỏ con, chúng đủ dẻo dai để chơi những trò tốn sức và đủ vững chãi để làm bạn tốt với người già. Giống chó này phải được cắt tỉa lông thường xuyên, lông mặt, lông mày phải được giữ sạch sẽ để khỏi hôi hám. Lông và cẳng phải được chải mỗi ngày. Lông của chúng đen tuyền hoặc muối tiêu, một pha trộn giữa các màu xám, đen và trắng.

2.12) Giống chó Alaskan Malamute

Miền Bắc Cực băng giá quanh năm tuyết phủ là một vùng lãnh thổ vô cùng rộng lớn. Dân Esquimo là người đầu tiên đặt chân lên vùng đất này; trong đó có bộ tộc Mahlemut, vốn nổi tiếng với giống bò xạ hương và giống chó sói được đặt tên theo bộ tộc là Malamute và tồn tại đến ngày nay.

Đã từ rất lâu, dân du mục ở đây đã khám phá ra khả năng di chuyển và sức kéo mãnh liệt của chúng trên những quãng đường dài đầy băng tuyết trơn trượt … Họ đã cho lai tạo với những giống khác như Newfoundland hoặc St Bernard để có được gống chó ngày càng to hơn, khoẻ hơn, bền bỉ hơn mà vẫn chịu được thời tiết khắc nghiệt của Bắc Cực. Dân Eskimo rất tự hào về giống chó của họ vì không một giống chó nào có thể thay thế được nhiệm vụ hoàn thành tốt quãng đường hằng ngàn dặm phải vượt qua. Bất kỳ du khách nào khi đến đây đều được nghe kể về giống chó Alaskan Malamute tuyệt vời này.

Những bài tập đối với chó trưởng thành là rất khắc khe để bảo đảm cho sức khoẻ và tinh thần của chúng luôn được hưng phấn. Nếu có điều kiện , thỉnh thoảng chúng ta nên đưa chúng đến những vùng ven rộng mát hoặc biển cát mênh mông để chúng thoả thích chạy nhảy .

Tính cách: Thông minh, hiền hoà, bao dung. Dù cái hay đực, Alaskan Malamute luôn biết vâng lời và chịu khó tập luyện. Đặc biệt rất thích trẻ con. Alaskan Malamute không có thói quen nhặt bóng hay tha đồ vật như một số giống chó săn khác do từ cổ xưa, mục đích của dân Esquimo không sử dụng chúng trong săn bắt mồi mà chỉ để kéo xe nên bản tính săn mồi trong chúng rất ít.

Sự thân thiện, hồn nhiên của Alaskan Malamute được nhiều người yêu thích làm thú cảnh trong gia đình. Chúng có thể tự đi rất xa mà vẫn tìm được đường về. Theo nghiên cứu thì do tập tục sống thành bầy đàn, nên khi nuôi trong gia đình, Alaskan Malamute rất biết nghe lời chủ bởi chúng coi chủ như con đầu đàn, luôn phục tùng và luôn có khuynh hướng sẵn sàng bảo vệ bầy đàn của mình khi bị tấn công hay bị xâm phạm.

Khả năng: Ngày nay Alaskan Malamute chủ yếu được nuôi ở miền Bắc Cực băng giá và những vùng có tuyết phủ quanh năm. Việc di chuyển trên tuyết trong không gian rộng lớn thì không con vật nào có thể sánh bằng Alaskan Malamute.

Hằng năm tại Canada, Mỹ và một số nước khác thường tổ chức những cuộc đua mang tính chất thể thao nhằm đáp ứng đà phát triển giống chó kéo tuyết này. Tại một số thành phố hay nông trại, người nuôi cũng có mục đích tương tự nhưng những “xe tuyết” được gắn bánh hơi để thồ nông sản và những vật dụng khác thay cho ngựa.

Alaskan Malamute là giống chó cực kỳ thông minh nên có khả năng học tập rất nhanh và rất biết vâng lời. Việc huấn luyện đương nhiên phải giao cho người có kinh nghiệm và lương tâm. Bản chất rất tò mò và vô cùng hiếu động nên Malamute rất thích được lao động.

Không gì chúng thích bằng khi được kéo một vật gì đó trên một đoạn đường dài ( chung với bầy đàn càng tốt ). Bạn hãy thử buộc chúng vào xe gắn máy bằng một sợi xích dài khoảng 1 mét. Ban đầu bạn cho xe khởi động ở tốc độ khoảng 15km/giờ. Sau khi con Malamute của bạn đã làm quen với tốc độ “nước kiệu”, bạn hãy mạnh dạn tắt máy xe và cho nó kéo tự do một đoạn đường khoảng vài cây số . . . Chắc chắn bạn sẽ vui sướng khi được điều khiển chú chó cưng như ý của mình và hơn thế nữa, con Malamute cũng sẽ vui sướng gấp nhiều lần vì được lao động.

Nguồn gốc: Alaskan Malamute đã được phát triển ở Alaska từ rất lâu đời, trước khi Alaska trở thành 1 bang của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và ngẫu nhiên thì chúng trở thành một giống chó Mỹ. Khi những người Nga khám phá ra vùng Bắc Cực băng giá này họ cũng có nói đến giống chó Malamute này để so sánh với giống Siberian Husky của họ .

Tiêu chuẩn: Không giới hạn về kích cở nhưng hiện nay theo tiêu chuẩn được AKC (American Kennel Club ) ghi nhận thì chiều cao từ 58 cm đến 71 cm (23 – 28 inc). Cân nặng từ 39 kg đến 56 kg (85 – 125 lb ).

Đặc điểm: Xương chân lớn rất cơ bắp. Cặp mắt màu nâu , nâu đen hình quả hạnh rất thân thiện, vui, thậm chí nghịch ngợm. Tai nhỏ đầy lông tơ. Bộ lông dày giúp giữ thân nhiệt chịu đựng cái lạnh khủng khiếp của miền Bắc Cực băng giá quanh năm. Con cái đặc biệt nhỏ hơn con đực. Màu lông Alaskan Malamute đa dạng : xám & trắng, xám lông chồn & trắng, đen & trắng hoặc toàn thân trắng. Sắc lông đỏ rất quý hiếm được AKC chấp nhận và không được phép mang ra khỏi nước Mỹ. Quy định mới nhất của AKC loại ra khỏi giống nòi những con nào có cặp mắt màu xanh, vì cho là dấu hiệu của lai tạo giống.

Nguồn gốc Vào thế kỷ 19 tại vùng Staffordshire của Anh quốc việc lai tạo giống chó Bull với nhiều loại chó terrier đã tạo nên giống chó lực lưỡng, tích cực và đầy tính chiến đấu Bull Terrier. Được du nhập vào Mỹ, giống chó này được các nhà chọn giống đánh giá cao và quyết định chọn lọc theo hướng tăng chiều cao, cân nặng và kích thước đầu. Hiện nay chúng được công nhận như một giống chó riêng biệt, có kích thước to và lớn hơn so với người bà con ở Anh. Sau khi các cuộc đấu chó bị cấm tại Mỹ vào năm 1900, giống chó này được chia làm 2 nhóm, nhóm chó triển lãm và nhóm chiến đấu. Nhóm triển lãm được gọi là American Staffordshire, nhóm chiến đấu gọi là American Pit Bull Terrier. AS chủ yếu được sử dụng trong việc canh giữ, bảo vệ, cảnh sát, và kéo vật nặng.

Mô tả: Là giống chó có cơ bắp rất phát triển, chắc lẳn, nhanh nhẹn và đặc biệt mạnh mẽ so với vóc dáng của chúng. Chúng có đầu to, khoẻ mạnh, mõm ngắn và hàm khoẻ cứng như thép. Tai thường bị kiền lại từ nhỏ. Mắt tròn, đen. Răng khoẻ và sắc xếp thành hình răng cưa. Lông ngắn, dày và bóng mượt. lông có nhiều màu khác nhau, nhưng phần lông màu trắng không được chiếm hơn 80%. Đuôi thon nhọn về chóp. Tai dựng đứng. Tiếng Anh gọi là chó Pit Bull Terrier Mỹ.

Tính cách là giống chó vui vẻ, hoà đồng, kiên định và đáng tin cậy. Thông minh và yêu quí loài người. Đây là giống chó đặc biệt trung thành và yêu quí gia chủ. Yêu trẻ. Chúng luôn tìm cách để làm vừa lòng chủ nhân. Đây là thành quả của hơn 50 năm lai tạo giống, đã tạo ra giống chó thân thiện, tin cậy và đặc biệt yêu quí trẻ này. Chúng cũng là người sẵn sàng can đảm chiến đấu để bảo vệ chủ và tài sản được giao phó cho đến cùng. Giống chó này có sức đề kháng rất cao với mọi vết thương. Nếu không được dạy dỗ chu đáo, chúng có thể trở nên rất hung dữ. Tương đối ương bướng, vì vậy cần có một chủ nhân mạnh mẽ và biết cách huấn luyện chúng một cách bài bản.

Chiều cao, cân nặng Cao: 17 – 19 inches (43 – 48 cm). Chó cái cao 16 – 18 inches (41-46cm). Cân nặng: 57 – 67 pounds (25 – 30 kg)

Hoạt động Cần có các hoạt động tích cực và đều đặn. Nên đeo rọ mõm và dắt chúng bằng xích khi đi dạo phố để tránh xung đột với các loài chó khác

Sống lâu khoảng 10 – 12 năm. Chăm sóc cho bộ lông Có mức độ rụng lông vừa phải. Bộ lông ngắn mượt rất dễ chăm sóc. Trải lông bằng bàn chải chuyên dụng và chỉ tắm khi cần thiết.

Mô tả: Toy Poodle có chiều dài cơ thể xấp xỉ bằng với chiều cao từ bàn chân đến vai, vì thế nên cơ thể chúng có dạng hình vuông, đầu chúng tròn và nhỏ. Mõm chúng dài, thẳng, hốc mắt hình bầu dục nằm cách xa nhau. Đôi tai dài, thường hay rũ xuống. Chân chúng thẳng, bàn chân có hình bầu dục khá nhỏ và các ngón chân cong, móng chân thường được cắt đi. Chúng có bộ lông xoăn màu rất đa dạng: đen, xanh, bạc, xám, kem, mơ, đỏ, trắng, nâu…

Tính cách: Toy Poodle khá là thông minh, chúng đáp ứng rất tốt các yêu cầu của con người, chúng được cho là một trong những giống chó dễ huấn luyện nhất, chúng vui vẻ và năng động, thích được chơi với mọi người. Tuy nhiên, nếu chúng không được tập thể dục đều đặn thì sẽ có khả năng trở nên nhút nhát, có những biểu hiện tiêu cực như cắn người, phá đồ đạc, gầm gừ, sủa nhiều ( Hội chứng chó nhỏ). Loài chó này không thích hợp lắm với trẻ em, chúng chỉ nên được nuôi dạy bởi người lớn, cụ thể là những người biết tương đối các kỹ năng nuôi dạy chó. Đừng vì kích thước nhỏ nhắn, dáng vẻ dễ thương của chúng mà không đặt ra những biện pháp mạnh cho chúng, chúng sẽ nghĩ rằng chúng là chủ của bạn. Và hãy chắc chắn rằng bạn cho chúng tập thể dục, đi dạo hàng ngày, để chúng có được một nền tảng thể chất vững chắc, khi đó tính cách chúng sẽ được cải thiện nhiều hơn, chúng sẽ hòa đồng và yêu thương con người hơn. Điều kiện sống: Toy Poodle có thể sống ở thành thị hoặc nông thôn, tuy nhiên chúng cũng khá thụ động. Chúng thích nằm bên cạnh bạn, chúng có thể thoải mái mà không cần ra ngoài sân, tuy nhiên thỉnh thoảng bạn cũng nên đưa chúng ra ngoài đi dạo hoặc bày trò chơi với chúng.

Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó

            Cho chó ăn gì mượt lông.

            Chó thiếu canxi nên ăn gì.

1.Bệnh viêm dạ dày – ruột cấp tính.

Bệnh này phổ biến quanh năm thường thấy nhiều vào mùa hè thì thời tiết nóng và mưa ẩm ướt. Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày – ruột cấp ở chó là :

Do virut : có thể do Parvovirut, virut gây bệnh care, virut gây viêm gan truyển nhiễm,…

Do vi trùng như Coli, leptospira, Salmonella.

Do ký sinh trùng.

Ngoài ra còn có thể do nấm hoặc do ngoài vật không tiêu hóa được, do ăn phải chất độc.

Triệu chứng thường gặp :

Vài ngày đầu chó thường ăn ít hoặc bỏ ăn , sốt 39,5- 40 độ, có kèm theo các cơn run rẩy. Sau đó, chó nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau có màu xám vàng, có lẫn niêm mạc dạ dày, ruột lầy nhầy, có mùi rất tanh. Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó mất nước thể hiện như mắt trũng, bọng thót, da nhăn nheo. Khi bị mất nước, chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.

Thời kì cuối của bệnh, chó thường chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như màu máu cá. Trước khi chết thân nhiệt thường hạ thấp. Chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.

Bị bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời chó sẽ chết 90-100% trong thời gian 2- 4 ngày. Một số chó qua khỏi thì sẽ chuyển qua bệnh viêm dạ dày mãn tính. Bệnh này làm cho chó bị gầy đi, thiếu máu do kém ăn, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy.

Phòng bệnh : Cho chó uống nước sạch, ăn thức ăn nấu chín, không cho chó ăn thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, trực khuẩn e.coli. Không cho chó ăn các loại thức ăn ôi thiu.

Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó bằng Vinmectin 3-4 tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới  dẫn đến viêm ruột cấp. Định kỳ tiêm phòng vaccine chống bệnh Care và Parvovirut

2.Bệnh ho cũi chó

Bệnh này phổ biến nhất ở chó dưới 6 tháng tuôi, chó từ nước ngoài, chó chuyển vùng vào đợt rét lạnh, ẩm ướt hoặc chó bị nhiều stress bất lợi khác,… đều có khă năng mang bệnh.

Bệnh lây lan nhanh làm chết nhiều chó với các triệu chứng ho khác kéo dài từ 7- 21 ngày do viêm đường hô hấp trên mặc dù lúc đầu cho vẫn ăn khỏe, nhanh nhẹn, không sốt, khó có thể biết được chó đã mang bênh.

Quan sát kỹ các triệu chứng : mắt không trong sáng, có rử ghèn, gương mũi luôn luôn khô, ráp và chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra…bệnh chuyển sang mạn tính, chó gầy sút nhanh do kế phát các bệnh vi khuẩn, virus khác: Parvovirus, Carre… tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hôi tanh , nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch.

Phòng bệnh tốt nhất là đi tiêm vắc-xin.

3.Bệnh mò bao lông trên chó.

Bệnh mò bao lông do một ký sinh trùng da sống trong nang lông gây ra ngứa ở các mức độ khác nhau. Ký sinh trùng có tên là Demodex canis sống trong nang bao lông của chó, thân dài 0,25mm. Có thể tìm thấy trên da con vật khỏe mạnh.

Triệu chứng : thường phát sinh ở phía trước mắt hoặc khủy chân. Bệnh này dễ gây lan nhanh từ một mảng nhỏ có thể dẫn đến toàn thân bị bệnh tích rướm máu, có mủ.

Trường hợp bị nhẹ có thể chỉ bị một khu vực tách biệt, bị rụng lông ở mặt, mắt, chân. Nếu nặng da bị mẩn đỏ lên, có mụn mủ, có máu và huyết thanh rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh.

– Amitra với nồng độ 0,025% trong nước, mỗi tuần bôi một lần cho đến khi hết bệnh sau tiếp tục bôi 2 tuần 1 lần cho đến khi xét nghiệm không còn ký sinh trùng nữa.

– Roteone (C23H22O6) 1% pha trong cồn bôi ba ngày liên tục.

– Benzyl benzoat.

– Tẩm bằng các xà bông sát trùng.

– Trị nhiễm trùng thứ phát với : chloramphenicol, limcomycin.

4.Bệnh dại

Triệu chứng.

Thế điên : sau thời gian ủ bệnh, chó lên cơn dữ dội, mắt đỏ ngầu, chảy dãi như bọt xà phòng quanh mép, lao cả vào chủ của nó lẫn con vật khác để cắn xé. Ở thời kỳ này chó có thể bỏ ăn hoặc có thể nhai bất kỳ vật gì mà chúng nhìn thấy  Chó sủa có tiếng khàn khàn hoặc rú lên từng hồi so với bình thường. Sau vài ngày chó có thể bỏ đi, hoặc chui rúc vào những nơi bẩn thỉu trên người có nhiều vết thương do tự cắn, khoảng từ 2-5 ngày chúng sẽ chết.

Thể bại liệt : đầu tiên chó thể hiện các trạng thái bất thường như ngơ ngác, đi lại nhiều, ăn ít hoặc bỏ ăn, lặng lẽ chui vào góc tối nằm im. Vài ngày sau, chó bị liệt chân, liệt hàm, không thể há mồm ra được nhưng nước dãi vẫn chảy quanh mép như bọt xà phòng. Sau khi phát bệnh từ 3 – 5 ngày, chó chết trong trạng thái bại liệt hoàn toàn.

chó bị mắc bệnh dại : buồn rầu, bị bại liệt một phần hoặc nửa người, hàm trễ, lưỡi thè, chỉ gầm gừ trong họng, không sủa được. Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại và mấy ngày đầu chó có thể cắn chủ nhà khi đến chăm sóc nó. Thể bại liệt chiếm 20 – 30% số chó bị bệnh dại.

Phòng bệnh : hiện nay trên toàn quốc chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu. Nên chó cún cưng của bạn đi tiêm phòng dại và lặp lại định kỳ hàng năm để có thể tránh được những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Các Bệnh Thường Gặp Của Chó Samoyed

Samoyed không chỉ dễ thương, mà còn rất đáng yêu, nghịch ngợm và rất thích làm trò mua vui cho tất cả mọi người. Giống chó này cũng giống như một số giống chó khác cũng thường mắc các bệnh thường gặp.

Để xác định cún yêu bị tăng nhãn áp người ta đo bằng áp suất tăng lên trong mắt. Bệnh có 3 dạng: tiểu học, di truyền và trung gian, là do chất lỏng giảm trong mắt do các bệnh về mắt khác. Triệu chứng bao gồm mất thị lực và đau. Việc khám, điều trị và tiên lượng thuốc khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh nặng hay nhẹ. Glaucoma được điều trị bằng phẫu thuật hoặc với thuốc nhỏ mắt.

Bệnh thường gặp ở chó Samoyed: Viêm võng mạc

Viêm võng mạc (Progressive Retinal Atrophy – PRA). Đây là một trong những bệnh về mắt bao gồm sự suy giảm dần dần của võng mạc. Nếu bệnh xuất hiện sớm, chó của chúng ta sẽ bị mù đêm. Khi bệnh chuyển nặng sẽ có triệu chứng không nhìn rõ vào ban ngày.  Chúng ta có thể sẽ không phát hiện chó bị mắc bệnh. Nhiều con chó sau khi bị ảnh hưởng thích ứng tốt với tầm nhìn bị hạn chế của chúng. Tóm lại bạn nên cho chó đi khám định kỳ để dễ dàng phát hiện bệnh.

Bệnh thường gặp ở chó Samoyed: Chứng loạn sản cơ hoành

Đây là một loại bệnh di truyền, biểu hiện là xương chậu không vừa vặn vào khớp hông. Một số con chó thể hiện sự đau đớn và mệt mỏi ở một hoặc cả hai chân sau. Một số khác lại không hiển thị dấu hiệu khó chịu bên ngoài. (X-quang chiếu là cách nhất định để chẩn đoán vấn đề). Không nên nuôi chó có chứng rối loạn cơ hoành. Vì vậy nếu bạn mua một con chó con, hãy yêu cầu kiểm tra thật kỹ đời cha mẹ và sức khỏe của chó con.  

Bệnh thường gặp ở chó Samoyed: Bệnh Ghilomerulopathic

Đây cũng là 1 loại bệnh di truyền di truyền Samoyed thuộc về 1 bộ phận rất quan trọng: THẬN. Tình trạng này nghiêm trọng hơn ở chó đực. Chó bị mắc chứng này vẫn khỏe mạnh trong 3 tháng đầu. Sau đó phát tác và tử vong vào khoảng 15 tháng tuổi. Chó cái thì xuất hiện triệu chứng sớm hơn, khoảng 2 tháng đầu. Đến nay, không có thử nghiệm sàng lọc di truyền nào có sẵn cho bệnh thận di truyền Samoyed, nhưng nghiên cứu đang được tiến hành để chữa dứt điểm bệnh. 

Bệnh thường gặp ở chó Samoyed: Bệnh tiểu đường (DM)

Bệnh tiểu đường (DM): DM là một rối loạn, trong đó cơ thể không thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Một con chó bệnh tiểu đường sẽ biểu hiện sự thèm ăn lành mạnh, nhưng sẽ giảm cân vì thức ăn không được sử dụng có hiệu quả. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường là đi tiểu nhiều và khát, tăng thèm ăn, và giảm cân. Bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn kiêng và dùng insulin.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Một Chú Chó Golden Con Tại Việt Nam trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!