Bạn đang xem bài viết Bị Rết Cắn Có Sao Không Và Uống Thuốc Gì được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rết là một con vật với vẻ bề ngoài khiến cho nhiều người cảm thấy ghê sợ, chính vì vậy chẳng may bị rết cắn thì cách xử lý như thế nào nhanh chóng, và phát huy hiệu quả được nhiều người quan tâm.Bị rết cắn có sao không ?
Rết là loài côn trùng độc hại, và chúng có chứa chất độc, chính vì vậy khi bị rết cắn nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến cho nạn nhân trúng độc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những con rết càng lớn thì lượng chất độc vào trong cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều, và gây nguy hiểm đến tính mạng, do vậy cần được điều trị đúng cách và kịp thời.
Những trường hợp bị rết cắn sẽ có biểu hiện như sau:
– Đối với những trường hợp nhẹ, rết cắn chỉ gây dị ứng da, và sau một thời gian sẽ tự hết.
– Còn với những người bị nặng, thì sau khi bị rết cắn sẽ thấy chóng mặt, ù tai, nôn mửa, co giật, chứng tỏ chất độc đã ngấm sâu vào trong cơ thể.
Triệu chứng tại chỗ sẽ thấy có 2 vết răng từ nhẹ đến nặng với các dấu hiệu như đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước, và chỗ bị cắn có thể sẽ bị hoại tử nông, gây yếu cơ tại chỗ, ngứa ngáy, phù, nổi hạch, có thể gây chảy máu nhưng chỉ thoáng qua.
Triệu chứng toàn thân,nạn nhân sẽ thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt, thở nhanh, ho, đau họng, viêm hệ bạch huyết, hạch to, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Ngay sau khi bị rết cắn, vết thương sẽ sưng đau sau đó sẽ giảm dần, nhưng thời gian có thể kéo dài từ 1- 2 ngày. Tuy nhiên các triệu chứng tại chỗ sẽ tự thuyên giảm trong vòng 1- 2 ngày, còn triệu chứng toàn thân sẽ kéo dài trong vòng 4- 5 giờ.
Bị rết cắn uống thuốc gì
Khi bị rết cắn, thì điều được nhiều người quan tâm chính là b ị rết cắn uống thuốc gì là hiệu quả? Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có cách điều trị khác nhau.
– Nếu là vết thương do rết cắn nhỏ, không chứa chất độc thì bạn chỉ cần lấy một ít dầu gió thoa vào vết thương, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ tự khỏi.
– Còn những nạn nhân bị nhiễm độc của rết, và chất độc gây ra hiện tượng cơ thể ngộ độc thì có nhiều cách chữa trị khác nhau như:
+ Người dân tộc Dao thường sử dụng nước dãi của gà hoặc của ốc để thoa vào vết thương bị rết cắn. Bởi vì theo quan niệm dân gian thì gà là tử thần của rết, chính vì vậy nước dãi của gà có thể vô hiệu hóa được nọc độc của rết, và trở thành bài thuốc chữa hiệu quả.
Tuy nhiên trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn, thì việc đầu tiên cần làm là sử dụng một dây vải hay bất cứ dây gì cũng được để buộc vào phía trên vết cắn, nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau đó, sẽ bắt một con gà, dùng ngón tay móc họng gà để cho nước dãi chảy ra và thoa vào vết thương. Chỉ sau khoảng 2- 3 lần thoa nước dãi gà cơn đau sẽ được xoa dịu.
+ Sử dụng tỏi giã nát để đắp trực tiếp vào vết thương bị rết cắn, và những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
+ Hạt cây hoa mào gà cho vào cối giã nhỏ, và cho nước lọc vào để hòa tan, sau đó bạn hãy chắt lấy nước cốt để uống, còn phần bã thì đắp trực tiếp vào vết thương.
+Sử dụng rau sam cũng là một trong cách chữa rết cắn hiệu quả, bạn hãy lấy một nắm rau sam rửa sạch và cho vào cối giã nát, để đắp vào chỗ vết thương bị cắn.
+ Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn và cho thêm một ít giấm ăn vào, sau đó bạn hãy uống một ít nước giấm và hạt mướp đắng, uống từ từ còn bã thì đắp vào vết thương.
+ Lá ở cũng được sử dụng như một bài thuốc chữa rết cắn, bạn hãy lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, mỗi ngày đắp từ 1- 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Rết cắn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi vì chất độc của rết gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Do vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bằng cách trong nhà nên khô thoáng, và không để các đồ vật như thảm, vải, chổi, đồ gỗ cũ ra ngoài, mà nên kê lên cao, để tránh rết làm tổ.
Cách Sơ Cứu Và Chữa Trị Khi Bị Rết Cắn
Rết thường chú ngụ ở những nơi ẩm ướt trong nhà như: phòng tắm hay nữa nơi ẩm thấp khác chúng ta đều có thể bắt gặp chúng, và điều đáng sợ là loài rết chứa chất độc gây hại, nếu bị rết cắn nó sẽ gây bỏng ra, sưng và đau buốt khủng khiếp.
– Các triệu chứng ban đầu khi bị rết cắn
Nếu bị rết cắn, chất độc trong rết sẽ gây viêm nhiễm nặng. Người bị rết cắn sẽ thấy đau rát, sưng, đỏ hoặc viêm, thậm chí chất độc của nó có thể làm hoại tử khu vực xung quanh vết cắn.
Những cách sơ cứu và chữa trị khi bị rết cắn
– Sơ cứu độc do rết cắn bằng thảo dược
Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây hay kiếm cái gì có thể buộc được để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim. Sau đó tìm bắt ngay một con gà (trống), dùng ngón tay móc họng gà lấy nước dãi rồi bôi vào vết rết cắn. Làm như thế hai đến ba lần thì cơn đau sẽ dịu bớt. Không có gà có thể tìm con ốc rồi lấy nhớt (nhãi) trong miệng ốc bôi vào chỗ cắn của rết.
2. Gừng
Dùng lát gừng giã nát và trộn với rượu whisky sau đó đắp lên vết rết cắn để giải độc và làm giảm đau.
Ngoài ra có thể dùng một số mẹo hay khi bị rết cắn
– Tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức; – Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn; – Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn; – Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp; – Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương; – Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp; – Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp; hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau; – Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi; – Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn; – Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.
Bị Rắn Nước Cắn Có Sao Không?
Bị rắn nước cắn có sao không? Rắn là một loài động vật đáng sợ mà ai cũng tránh xa. Rắn thường chứa độc và có thể gây nguy hiểm chết người. Tuy nhiên, rắn nước ở Việt Nam lại là động vật hiền và không gây nguy hiểm?
Rắn nước là gì?
Rắn nước là loài rắn có chiều dài trung bình và có nhiều loại với màu không rõ rệt. Rắn nước là giống rắn có nhiều loại khác nhau nhưng đa số chúng đều hiền và không chứa độc tố. Rắn nước sống chủ yếu ở những nơi nước ngọt như đất trũng, ao hồ, đầm lầy. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là cá, ếch nhái.
Bị rắn nước cắn có sao không? Rắn nước là loài động vật ành và thường không chứa độc
Mỗi con rắn nước có thể đẻ mỗi lứa từ 4- 18 con hoặc trứng. Rắn con được sinh ra dài 14cm giống rắn trưởng thành.
Rắn nước cắn có sao không?
Hầu hết các loại rắn nước đều hiền lạnh và không chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là các loại cá, ếch, nhái, ễnh ương, .. Chúng thường không tấn công con người, nhưng khi bị tấn công hoặc bị bắt ra khỏi nơi sinh sống chúng sẽ cắn người. Chính vì vật, khi gặp rắn nước bạn cần thật bình tĩnh, và không nên tấn công cũng như quấy rầy chúng.
Một số loài rắn nước dung dữ, có thể có chứa chất độc như Hydrophis ornatus, nhydrina schistosa, Astrotia stokesii ,..tuy nhiên những loại này thường sinh sống ở vùng nước mặn, ở ngoài đại dương. Đối với những loại rắn nước nhà thường sẽ không có độc tố.
Tuy rắn nước lành và không chứa độc tố, nhưng bạn cũng không được chủ quan bởi vết thương rắn căn. Do sống dưới nước lên nếu bạn bị rắn nước cắn dưới nước rất dễ gây nhiễm trùng vết thương. Nguy hiểm hơn là nhiễm các loại vi rút vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Do vậy, khi bị rắn nước cắn bạn cần biết cách sơ cứu đúng cách để không làm vết thương nhiễm trùng nặng gây nguy hiểm sức khỏe.
Cách sơ cứu khi bị rắn nước cắn
– Đầu tiên bạn cần xác định rõ loại rắn để có cách xử lý phù hợp. Nếu là loại rắn nước thường thì có thể sơ cứu nhẹ và băng bó vết thương. Tuy nhiên, nếu bị những loài không phải rắn nước cắn mà là rắn độc thì bạn cần lưu ý.
– Cố định vết thương để hạn chế chảy máu. Tuyệt đối không được có những tác động lên vết thương như ngăn sự lưu thông máu. Do vậy, cần nới lỏng quần áo, rang sức ở gần vùng bị cắn.
Bị rắn nước cắn có sao không? Do không chứa độc nên vết cắn của loài rắn nước thường không sao
– Rửa sạch vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước. Sau đó dùng nước muối sinh lý rửa lại vết thương rồi lấy băng gạc sạch băng lên vết thương.
– Nếu vùng bị cắn xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: đau nhức ở vùng bị rắn cắn, có vết răng rắn cắn sâu và bầm tín, hoặc có những hiện tượng tay chân run, co giật… cần đến ngay các trung tâm y tế để được khám và chữa trị.
Phòng ngừa rắn cắn
– Cần cảnh giác khi di chuyển ở các vùng đầm lầy, ao hồ, các cơn lũ, mùa thu hoạch vào ban đêm.
– Nên mang ủng, giày cao cổ và quần dài khi đi ở rừng, đầm lầy
– Khi gặp rắn nước, không nên tấn công, trêu chọc hay sờ vào miệng rắn.
Chó Bị Tiêu Chảy Thì Uống Thuốc Gì?
Một trong những căn bệnh thường gặp ở loài chó luôn làm phiền lòng các chủ nhân của chúng đó là bệnh tiêu chảy. Nếu muốn biết nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị bệnh này tại nhà cho cún, bạn hãy đọc bài “Cách chữa chó bị đi ngoài”. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đi sâu vào giải đáp câu hỏi “Chó bị tiêu chảy thì uống thuốc gì?” đang được rất nhiều người quan tâm.
Xưa, nhà nào cũng nuôi một vài con chó chỉ vì chúng có sứ mệnh canh nhà. Thời Tây y chưa du nhập vào Việt Nam, chó bị tiêu chảy thì uống thuốc gì ngoài các vị thuốc nam trong dân gian? Ông bà cha mẹ chúng ta đã nhiều đời chữa bệnh tiêu chảy cho chó bằng một loại cỏ mọc tự nhiên có tên là cây cỏ mực hay cây nhọ nồi. Lấy một nhúm lá này rửa sạch, giã nát, cho vào chút nước ấm rồi lọc lấy nước côt, hòa thêm tí muối đem cho chó uống.
Liều lượng cho uống tùy thuộc vào trọng lượng của chó: Chó con cho uống ¼ chén, chó lớn hơn cho uống ½ chén, chó trưởng thành cho uống 1 chén. Mỗi ngày cho chó uống từ 2 đến 5 lần cho đến khi chó hết tiêu chảy thì thôi.
2.Chó bị tiêu chảy thì uống thuốc gì?
Với sự phát triển của ngành y – dược hiện nay, các loại thuốc chữa bệnh cho vật nuôi đem lại sự tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng. Vậy, c hó bị tiêu chảy thì uống thuốc gì? Điều này còn tùy thuộc vào diễn tiến tình trạng bệnh của cún nhà bạn nữa đấy. Sau khi đã tuân thủ việc ngừng cho chó ăn uống trong vòng 12 giờ thì bước tiếp theo bạn hãy cho chó uống một số loại thuốc theo trình tự sau:
Tiêu chảy khiến chó bị mất nước rất nhanh nên sau khi cho chó ăn cháo lỏng, bạn hãy cho chó uống nước đường glucose ấm để bù nước cho chúng.
Pha thêm dung dịch C-Electrolytes hoặc Oresol để bổ sung chất điện giải, khoáng chất cho cún.
Nếu cún bị tiêu chảy kèm nôn mửa liên tục, hãy cho cún uống thêm Phospholugel mỗi ngày một gói. Thuốc này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày cho cún.
Nếu người nuôi biết chắc chắn nguyên nhân gây bệnh và muốn điều trị cho cún bằng những loại thuốc kháng sinh phổ rộng, tiêm vào cơ thể cún để có tác dụng nhanh hơn thì có thể tham khảo các loại thuốc sau: Atropin sulfate, Ampicillin, Gentamycin, Doxycillin, Enrofloxaxin, Tetracillin… Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo bạn không nên tự ý điều trị cho cún bằng các loại thuốc liều cao mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu thấy cún không có dấu hiệu tiến triển, đi ngoài ra nhiều máu, cơ thể yếu… thì bạn hãy mang cún đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Rết Cắn Có Sao Không Và Uống Thuốc Gì trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!